Kutipan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalender Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Nilai Terbaru
- Sblm.
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
Tidak Ada Data Yang Cocok
Opini Terbaru
Opini Terbaru
Topik Populer
Untuk mempelajari dinamika pasar dengan cepat dan mengikuti fokus pasar dalam 15 menit.
Di dunia umat manusia, tidak akan ada pernyataan tanpa pendirian apa pun, dan tidak akan ada ucapan tanpa tujuan apa pun.
Inflasi, nilai tukar, dan perekonomian membentuk keputusan kebijakan bank sentral; Sikap dan perkataan pejabat bank sentral juga mempengaruhi tindakan para pedagang pasar.
Uang membuat dunia berputar dan mata uang adalah komoditas permanen. Pasar forex penuh dengan kejutan dan ekspektasi.
Kolumnis Teratas
Nikmati kegiatan menarik, di sini di FastBull.
Berita terbaru dan peristiwa keuangan global.
Saya memiliki pengalaman 5 tahun dalam analisis keuangan, terutama dalam aspek perkembangan makro dan penilaian tren jangka menengah dan panjang. Fokus saya terutama pada perkembangan Timur Tengah, pasar negara berkembang, batu bara, gandum, dan produk pertanian lainnya.
Saya bekerja sebagai analis di perusahaan broker forex ternama dan telah berkecimpung di industri keuangan selama 10 tahun, melibatkan forex, futures dan saham. Saya sangat ahli dalam menganalisis dan menginterpretasikan pasar menggunakan data fundamental.
Terbaru
Peringatan Risiko dalam Perdagangan Saham HK
Terlepas dari kerangka hukum dan peraturan Hong Kong yang kuat, pasar sahamnya masih menghadapi risiko dan tantangan yang unik, seperti fluktuasi mata uang karena patokan dolar Hong Kong terhadap dolar AS dan dampak perubahan kebijakan dan kondisi ekonomi Tiongkok daratan terhadap saham Hong Kong.
Biaya dan Pajak Perdagangan Saham HK
Biaya perdagangan di pasar saham Hong Kong meliputi biaya transaksi, bea materai, biaya penyelesaian, dan biaya konversi mata uang untuk investor asing. Selain itu, pajak mungkin berlaku berdasarkan peraturan setempat.
Industri Barang Konsumsi Non-Pokok HK
Pasar saham Hong Kong mencakup sektor konsumsi non-esensial seperti otomotif, pendidikan, pariwisata, katering, dan pakaian jadi. Dari 643 perusahaan yang terdaftar, 35% berasal dari Cina daratan, yang merupakan 65% dari total kapitalisasi pasar. Dengan demikian, pasar ini sangat dipengaruhi oleh ekonomi Tiongkok.
Industri Real Estat HK
Dalam beberapa tahun terakhir, pangsa sektor real estat dan konstruksi di indeks saham Hong Kong telah menurun. Namun demikian, pada tahun 2022, sektor ini masih memiliki sekitar 10% pangsa pasar, yang mencakup pengembangan real estat, teknik konstruksi, investasi, dan manajemen properti.
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Lihat Semua
Tidak ada data
Tidak Masuk
Masuk untuk mengakses lebih banyak fitur
Anggota FastBull
Belum
Pembelian
Masuk
Daftar
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
'Sóng' tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trở lại
Nhiều ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất huy động để thu hút vốn mới.
Từ đầu tháng 11 đến nay, thị trường đã ghi nhận 13 ngân hàng thương mại thông báo tăng lãi suất gửi tiết kiệm, mức tăng cao nhất lên tới 0,7 điểm %.
Sau tháng 9 và tháng 10 có phần chững lại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đang rục rịch tăng trở lại kể từ đầu tháng 11. Trong khoảng 3 tuần đầu tháng này, một loạt ngân hàng thương mại đã trở lại "cuộc đua" tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn. Mức tăng cao nhất ghi nhận được lên tới 0,7 điểm %.
Cụ thể, NamABank vừa thông báo tăng 0,7 điểm % lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên kênh online. Sau điều chỉnh, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng của nhà băng này đã tăng lên mức 4,5-4,75%/năm; lãi suất gửi 6 tháng tăng lên 5%/năm; 12 tháng tăng lên 5,6%/năm và lãi suất gửi trên 12 tháng dao động 5,7-5,9%/năm.
Với trường hợp khách hàng chọn gửi tiết kiệm tại quầy, nhà băng này hiện chấp nhận chi trả mức lãi suất thấp hơn 0,1 điểm % so với kênh online.
Cũng trong dịp này, ABBank đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên kênh online, áp dụng với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 3-5 tháng. Trong đó, kỳ hạn gửi 3 tháng tăng 0,2 điểm % lên 4,1%/năm; kỳ hạn gửi 5 tháng tăng 0,7 điểm % lên 4,3%/năm. Các kỳ hạn gửi tiết kiệm 6 tháng trở lên được ngân hàng giữ nguyên ở vùng 5,5-5,7%/năm.
Với kênh quầy, ABBank đang trả lãi suất tiết kiệm thấp hơn gửi online 0,3-0,9 điểm %, tùy kỳ hạn.
VietABank cũng đã công bố biểu lãi suất huy động tiền gửi mới áp dụng trong tháng 11 với xu hướng tăng mạnh lãi suất trên kênh online.
Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9-11 tháng được nhà băng này tăng mạnh nhất lên tới 0,6 điểm %, hiện đạt 5,4%/năm. Các kỳ hạn còn lại phổ biến tăng 0,3-0,4 điểm %, lần lượt niêm yết ở mức 3,7-4%/năm với kỳ hạn 1-3 tháng; 5,2%/năm với kỳ hạn 6-8 tháng; 5,7%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng và gửi 36 tháng nhận lãi suất 6%/năm.
Không chỉ nhóm ngân hàng thương mại tư nhân quy mô nhỏ ghi nhận tăng lãi suất tiền gửi đợt này, một loạt ngân hàng lớn như HDBank, VIB, Techcombank, MB... cũng đã tăng lãi suất huy động khách hàng cá nhân trong tháng 11, phổ biến tăng khoảng 0,1-0,3 điểm %.
Hiện ở kỳ hạn 6 tháng, DongABank, NCB, ABBank, CBBank, BacABank, OceanBank là những ngân hàng chấp nhận chi trả mức lãi suất tốt nhất thị trường, dao động khoảng 5,4-5,55%/năm, áp dụng với kênh online.
Còn ở kỳ hạn 12 tháng trên kênh online, những ngân hàng niêm yết lãi suất tốt nhất hiện này là GPBank, Baoviet Bank, BVBank, VietABank, SaigonBank... dao động trong khoảng 5,7-5,95%/năm. Đây cũng là mức lãi suất tiền gửi tốt nhất thị trường hiện nay.
Trường hợp gửi kỳ hạn dài trên 12 tháng, khách hàng cá nhân có thể lựa chọn một số ngân hàng thương mại tư nhân để hướng lãi suất trên 6%/năm như HDBank, SaigonBank, BVBank, GPBank, BacABank, OceanBank, DongABank.
Trong khi đó, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank hiện vẫn niêm yết biểu lãi suất huy động thấp nhất thị trường. Với các khoản tiền gửi 1-5 tháng, lãi suất khách hàng cá nhân nhận được từ nhóm nhà băng này hiện chỉ đạt 1,6-1,9%/năm (Vietcombank); 1,7-2%/năm (VietinBank, BIDV) và 2,2-2,5%/năm (Agribank).
Với khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên, hiện Vietcombank chỉ chấp nhận chi trả mức 4,6-4,7%/năm; VietinBank và Agribank cùng trả mức 4,7-4,8%/năm và riêng BIDV niêm yết cùng ở mức 4,7%/năm.
Dự báo về lãi suất trong tháng cuối năm, CTCP Chứng khoán MB (MBS) cho rằng xu hướng tăng lãi suất sẽ được các nhà băng duy trì, chủ yếu do bối cảnh tăng trưởng tín dụng tăng nhanh dịp cuối năm.
Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 31/10 đã đạt hơn 10% so với cuối năm ngoái. Điều này là yếu tố thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn mới, qua đó giúp đảm bảo thanh khoản.
VN-Index khép lại tuần giao dịch với phiên giảm điểm nhẹ. Tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự phục hồi tích cực của chỉ số trong tuần qua. Trong thời gian tới, khối lượng giao dịch cần vượt trên mức trung bình 20 ngày kèm theo việc khối ngoại mua ròng trở lại sẽ là yếu tố gia tăng kỳ vọng tăng trưởng cho VN-Index.
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 18-22/11/2024
Giao dịch: Các chỉ số chính giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Kết phiên ngày 22/11, VN-Index giảm 0.02%, về còn 1,228.1 điểm; HNX-Index giảm 0.21%, dừng ở mức 221.29 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 9.53 điểm (+0.78%), trong khi đó HNX-Index giảm 0.24 điểm (-0.11%).
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch đầy biến động. Bắt đầu với diễn biến lao dốc mạnh vào đầu tuần, VN-Index một lần nữa phải quay trở lại cột mốc lịch sử 1,200 điểm. Nhưng cũng từ đây, lực cầu bắt đáy nhập cuộc tốt giúp chỉ số phục hồi khá nhanh chóng, bất chấp đà bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại vẫn chưa dừng lại. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn chưa thể lạc quan trước những diễn biến khó lường hiện tại, tâm lý thận trọng bao trùm khiến thanh khoản thị trường tiếp tục dưới mức trung bình 20 tuần. Kết phiên 22/11, VN-Index đóng cửa tuần ở mức 1,228 điểm.
Xét về mức độ ảnh hưởng, 10 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất giúp VN-Index tăng hơn 3 điểm trong phiên cuối tuần, trong đó GAS, TCB, HVN và BID góp gần 2 điểm. Ở phía ngược lại, VHM là tác nhân lớn nhất kéo lùi chỉ số, riêng cổ phiếu này đã khiến VN-Index giảm 1.7 điểm, các cổ phiếu còn lại tác động không đáng kể.
Hầu hết các nhóm ngành đều tăng điểm nhưng cổ phiếu trong mỗi nhóm phân hóa khá mạnh. Nhóm viễn thông dẫn đầu thị trường với mức tăng hơn 2%, chủ yếu nhờ vào cổ phiếu vốn hóa lớn nhất ngành là VGI (+2.85%). Các cổ phiếu còn lại chỉ tăng giảm đan xen quanh mốc tham chiếu.
Ở nhóm tài chính, sắc xanh được duy trì ở các cổ phiếu VCB (+0.11%), BID (+0.77%), TCB (+1.29%), ACB (+0.4%), NAB (+1.29%), ABB (+1.37%),… Trong khi đó, phe bán vẫn chi phối ở các mã STB (-1.21%), VPB (-0.78%), TPB (-0.92%), SSI (-1.02%), HCM (-1.25%), VND (-1.44%),…
Về phía giảm điểm, bất động sản là ngành duy nhất sót lại phải đóng cửa trong sắc đỏ. Chịu áp lực lớn từ các cổ phiếu VHM (-3.93%), NVL (-2.22%), DXG (-2.61%), SNZ (-3.46%), DIG (-1.2%), PDR (-1.43%), CEO (-2.07%),…
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh với giá trị gần 5.4 ngàn tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần này. Trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 5.2 ngàn tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 162 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là VRC
VRC tăng 36.17%: VRC ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 36.17%. Cổ phiếu liên tục tăng mạnh và bám sát Upper Band của Bollinger Bands cho thấy tâm lý của nhà đầu tư rất lạc quan. Đồng thời, khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày chứng tỏ dòng tiền tham gia ngày càng sôi động.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã tiến sâu vào vùng quá mua (overbought). Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong thời gian tới nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại.
Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là RDP
RDP giảm 22.78%: RDP trải qua tuần giao dịch khá tiêu cực khi đà giảm xuất hiện trở lại. Cổ phiếu liên tục lao dốc cùng với khối lượng giao dịch bật tăng mạnh trên mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn còn hiện hữu.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng
Ngân hàng SOB và ngân hàng lớn ít rủi ro tài sản vì dư nợ cho vay khu vực ảnh hưởng bão; song các ngân hàng nhỏ chịu tác động vốn và chi phí tín dụng.
Rủi ro thanh khoản đang gia tăng khi các ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường ngắn hạn và lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh.
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của toàn ngành duy trì ổn định ở mức 19% tổng dư nợ cho vay khách hàng trong 9 tháng 2024. OCB ghi nhận mức tăng lớn nhất, 3% QoQ, nhờ các nỗ lực chuyển đổi số. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) toàn ngành vẫn ở mức cao, đạt 106%, ông Phan Duy Hưng, CFA, MBA, Giám đốc Phân tích cao cấp của VIS Rating cùng các cộng sự cập nhật trong báo cáo về ngân hàng 9 tháng 2024.
Theo các chuyên gia của VIS, các ngân hàng nhỏ và vừa (ví dụ: BVB, ABB, LPB, NAB, MSB) tăng chi phí huy động vốn cao hơn để duy trì tiền gửi và tăng cường vay liên ngân hàng ngắn hạn.
Cập nhật diễn biến thị trường cũng phản ánh từ giữa tháng 10 năm 2024, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng 3.5%, lên mức trung bình 6% sau những áp lực tỷ giá và thanh khoản thị trường thắt chặt hơn. "Lãi suất liên ngân hàng nếu tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng nhỏ và vừa", các chuyên gia VIS Rating nhận định.
Lãi suất liên ngân hàng thực tế sau nhiều động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến 20/11, vẫn đang neo ở mức cao. Tại 20/11, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm ghi nhận áp dụng 19/11 là 5,31%; 1 tuần là 5,34%, 2 tuần là 5,60% và 3 tháng là 5,40%. Trước đó, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã vọt lên mức 5,5% vào đầu tháng 11/2024, cao nhất kể từ tháng 4/2023 và có thời điểm dâng cao 6%, khiến NHNN đã phải phát hành gần 100 nghìn tỷ đồng tín phiếu, bơm hơn 200 nghìn tỷ đồng qua thị trường mở (OMO). Qua đó, để đưa lãi suất liên ngân hàng tạm thời về mức như hiện tại.
Rủi ro lãi suất liên ngân hàng có thể dâng trở lại, theo giới chuyên môn, vẫn có thể lặp lại nếu tỷ giá vẫn tiếp tục gặp các biến động và rủi ro, theo sát những biến động của DXY và các thay đổi trên thị trường quốc tế sau hơn 2 tuần nước Mỹ có kết quả bầu cử Tổng thống.
Tuy nhiên, trong trường hợp áp lực tỷ giá hạ nhiệt, lãi suất liên ngân hàng cũng sẽ giảm rủi ro tăng lên. Điều kiện "đồng hành" là nguồn vốn của các TCTD có thể cải thiện tốt hơn ngoài phụ thuộc vốn ngắn hạn như hiện tại, một chuyên gia lưu ý.
Bên cạnh vấn đề về rủi ro thanh khoản của các ngân hàng và lưu ý nguồn vốn, chi phí vốn của các ngân hàng quy mô nhỏ, một tín hiệu tích cực của hệ thống, theo đánh giá của ông Phan Duy Hưng và các cộng sự, là rủi ro tài sản của các ngân hàng duy trì ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024. Trong đó, rủi ro tài sản của các ngân hàng được kiểm soát nhờ quy mô cho vay hạn chế với khu vực bị ảnh hưởng bởi bão. Điều này khác với dự báo của nhiều tổ chức trước đó khi cho rằng dù dư nợ khu vực bị ảnh hưởng bởi bão Yagi không quá lớn, song các ngân hàng quốc doanh (SOB) và các ngân hàng lớn cũng sẽ vẫn sẽ bị ảnh hưởng ngắn hạn.
Theo VIS Rating, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của toàn ngành giảm nhẹ xuống 1,5% trong 9 tháng 2024 so với 1,6% trong 6 tháng 2024, với các ngân hàng nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biên lãi ròng (NIM) thu hẹp và chi phí tín dụng cao hơn.
"Đến cuối năm 2024, chúng tôi kỳ vọng việc cải thiện tăng trưởng cho vay mua nhà lợi tức cao và nợ quá hạn phát sinh mới chậm lại sẽ góp phần ổn định lợi nhuận và chất lượng tài sản cho các ngân hàng.
Phần lớn các ngân hàng ít chịu tổn thất liên quan đến bão nhờ quy mô cho vay hạn chế ở các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng. Tổng dư nợ tín dụng cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão chiếm khoảng 1% tổng dư nợ toàn ngành, chủ yếu thuộc về các SOB có hoạt động tại các tỉnh bị ảnh hưởng. Các biện pháp hỗ trợ của NHNN như tái cơ cấu nợ và cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các khách hàng vay bị ảnh hưởng sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng trả nợ cho khách hàng", chuyên gia đánh giá.
Nhìn chung, theo dữ liệu BCTC, tỷ lệ nợ có vấn đề toàn ngành duy trì ổn định so với quý trước ở mức 2,4%. Các ngân hàng lớn, bao gồm SOB, ghi nhận tốc độ các khoản nợ quá hạn phát sinh mới chậm lại, nhờ sự cải thiện của một khoản nợ xấu lớn (ví dụ: CTG) cũng như siết chặt tiêu chuẩn cấp tín dụng, đặc biệt đối với các khoản vay tiêu dùng mới (ví dụ: VPB). Mặt khác, các khoản nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng tại các ngân hàng tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) (ví dụ: PGB, SGB, VIB, OCB, LPB).
"Chúng tôi đánh giá khoảng 30% ngân hàng có hồ sơ rủi ro tài sản ở mức yếu, tăng từ mức 22% năm 2023. Trong cả năm 2024, chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu toàn ngành sẽ ổn định ở mức 2,3-2,4% khi các ngân hàng hoàn tất việc xóa nợ trong quý 4".
Tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành chậm lại do NIM thu hẹp, và các ngân hàng nhỏ chịu thêm ảnh hưởng bởi chi phí tín dụng cao. Phần lớn các ngân hàng ghi nhận ROAA và NIM giảm theo quý (QoQ); các ngân hàng nhỏ chịu mức giảm lợi nhuận đáng kể nhất do chi phí huy động tiền gửi tăng cao trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng này và một số ngân hàng quy mô vừa (ví dụ: VIB, OCB) ghi nhận sự suy giảm chất lượng tài sản và chi phí tín dụng cao. Xu hướng lợi nhuận của các ngân hàng lớn có sự phân hóa; một số ngân hàng (ví dụ: TCB, MBB, ACB) bị ảnh hưởng bởi thu nhập từ dịch vụ bảo hiểm, ngoại hối (FX) và đầu tư chứng khoán giảm, trong khi một số ngân hàng khác hưởng lợi từ nỗ lực giảm rủi ro trước đó đã giảm mạnh chi phí tín dụng (ví dụ: VPB) và tăng lợi nhuận thu hồi nợ (ví dụ: CTG, VCB).
"Chúng tôi kỳ vọng phần lớn trong số 25 ngân hàng trong phân tích của chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận cả năm, đặc biệt là các SOB và các ngân hàng lớn có sự tăng trưởng cho vay doanh nghiệp mạnh mẽ. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục được cải thiện, chúng tôi kỳ vọng ROAA toàn ngành sẽ cải thiện lên 1,6% cho cả năm 2024 từ mức 1.5% trong năm trước", VIS Rating phân tích.
Đáng chú ý, các chuyên gia cũng lưu ý bộ đệm rủi ro vẫn ở mức yếu. Tính đến 9 tháng 2024, tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình trên tổng tài sản hữu hình (TCE/TA) toàn ngành không thay đổi QoQ, ở mức 8,8% do tăng trưởng lợi nhuận chậm lại.
Được biết, có gần 20% ngân hàng trong đánh giá của VIS Rating có hồ sơ an toàn vốn yếu, bao gồm các ngân hàng nhỏ với lợi nhuận mỏng và một số SOB bị hạn chế trong việc tăng vốn mới. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) toàn ngành tăng nhẹ 1% QoQ, đạt 83% vào cuối 9 tháng 2024, dẫn dắt bởi CTG do tăng mức trích lập dự phòng và giảm nợ có vấn đề. LLCR của MBB giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, còn 69%, do khoản vay của doanh nghiệp bất động sản lớn trở thành nợ xấu.
Phần lớn các ngân hàng nhỏ và vừa tiếp tục có LLCR dưới mức trung bình của ngành. Một số ngân hàng (ví dụ: CTG, VCB) đang chờ phê duyệt từ cơ quan quản lý để hoàn thành việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, điều này sẽ giúp các ngân hàng giữ lại vốn.
Việc chất lượng tài sản các ngân hàng suy giảm nhẹ, tuy nhiên, vẫn được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi vào kỳ "chốt số" cuối năm, khi đây được xem là thời điểm tăng trưởng tín dụng đột biến, giúp các ngân hàng có cơ sở bù đắp LLCR và gia tăng lợi nhuận.
ABBank được vinh danh ngân hàng có “chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024”
Ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng.
Giải thưởng ghi nhận sự xuất sắc trong việc xử lý tự động các điện thanh toán quốc tế - với tỉ lệ điện thanh toán quốc tế đạt chuẩn xuyên suốt năm 2024 lên tới 98% của ABBANK; đồng thời ghi nhận sự xuất sắc trong nghiệp vụ của tập thể cán bộ nhân viên mảng thanh toán quốc tế của Ngân hàng.
ABBANK nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” từ JP Morgan với thành tích tỉ lệ điện thanh toán quốc tế đạt chuẩn năm 2024 lên tới 98%.
Tại buổi trao giải, ông Lại Tất Hà – Phó Tổng Giám đốc ABBANK chia sẻ: “Sự ghi nhận và vinh danh từ một tổ chức quốc tế lớn và uy tín như JP Morgan là một minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giải pháp cho khách hàng của ABBANK. Đây là nguồn động lực lớn để chúng tôi tiếp tục đầu tư vào công nghệ, đội ngũ để có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tối ưu nhất.”
“ABBANK là một trong những đối tác quan trọng của JP Morgan. ABBANK có hạ tầng công nghệ cùng chất lượng dịch vụ ổn định, đặc biệt nhất là sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ cán bộ nhân viên trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại hối. JP Morgan sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh doanh toàn diện cùng ABBANK trong thời gian tới để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng hai bên”, bà Phan Bích Vân - Tổng Giám đốc JP Morgan Việt Nam chia sẻ về kế hoạch hợp tác song phương.
Ông Lại Tất Hà – Phó Tổng Giám đốc ABBANK cho biết giải thưởng từ JP Morgan là nguồn động lực lớn để ABBANK tiếp tục đầu tư vào công nghệ, đội ngũ để có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tối ưu nhất.
Với bề dày hơn 31 năm trong hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và tài trợ thương mại, ABBANK có quan hệ hợp tác với hơn 300 ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay ngoài tài trợ vốn lưu động, ABBANK còn cung cấp cho khách hàng xuất nhập khẩu nhiều sản phẩm dịch vụ khác như UPAS L/C, chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh, tái phát hành L/C, xác nhận L/C… Lựa chọn phương châm hoạt động “lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động kinh doanh”, ABBANK luôn chủ động đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp thông qua các gói tín dụng ưu đãi, lãi suất hấp dẫn, tài trợ thương mại… giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu kịp thời bổ sung nguồn vốn phục vụ công tác mở rộng, phát triển kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Đại diện JP Morgan, bà Phan Bích Vân - Tổng Giám đốc JP Morgan Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh doanh toàn diện cùng ABBANK trong thời gian tới để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng hai bên.
Cùng với các giải pháp tài chính phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, ABBANK cũng đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi về phí đối với dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho doanh nghiệp như: Miễn phí chuyển tiền quốc tế chiều đi cho các giao dịch được thực hiện trên nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp ABBANK Business, Miễn/giảm tới 100% phí thanh toán quốc tế cho một số dịch vụ như chuyển tiền quốc tế, tài trợ thương mại khi giao dịch tại quầy; cùng các ưu đãi hấp dẫn về tỷ giá mua bán ngoại tệ.
Bên cạnh giải thưởng do JP Morgan trao tặng, trước đó mảng hoạt động thanh toán quốc tế của ABBANK cũng đã được các đối tác quốc tế lớn và uy tín vinh danh, trao tặng chứng nhận. Năm 2022, ABBANK cũng vinh dự được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trao giải thưởng “Trade Deal of the Year 2022” nằm trong khuôn khổ chương trình Tài trợ thương mại và Chuỗi cung ứng toàn cầu (TSCFP Awards 2022). Giải thưởng “Trade Deal of the Year” được bình chọn nhằm vinh danh ngân hàng có thành tích về giao dịch nổi bật nhất trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, được ADB xem xét và đánh giá trên tổng số số hơn 240 ngân hàng thành viên tham gia Chương trình tài trợ thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu (Trade and Supply Chain Finance Program – TSCFP).
JP Morgan là đối tác hợp tác toàn diện và lâu bền từ nhiều năm nay với ABBANK trong mảng thanh toán quốc tế, chuyển tiền và kinh doanh ngoại hối.
Giải thưởng “Chất lượng điện Thanh Toán Quốc Tế Xuất Sắc của JP Morgan 2024” (2024 U.S. Dollar Clearing Quality Recognition Award for Outstanding Achievement of Best-in- Class by JP Morgan) được JP Morgan – ngân hàng có quy mô Tổng Tài sản lớn nhất nước Mỹ trao tặng cho ABBANK vào ngày 14/11/2024. JP Morgan đã, đang và sẽ luôn là đối tác hợp tác toàn diện và lâu bền từ nhiều năm nay với ABBANK trong mảng thanh toán quốc tế, chuyển tiền và kinh doanh ngoại hối.
Nhiều ngân hàng vừa 'chuyển nhà'
Việc chuyển trụ sở chính của Eximbank đã đạt được sự đồng thuận cao của Hội đồng quản trị và thông qua quy trình phê duyệt bộ tài liệu đại hội cổ đông.
Dời lần 3
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - mã chứng khoán: LPB) vừa tổ chức đại hội cổ đông bất thường năm 2024 tại Ninh Bình để thông qua các nội dung, gồm kế hoạch chia cổ tức, bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị, mua tối đa 5% vốn FPT.
Đáng chú ý, tại đại hội, ngân hàng này đã trình cổ đông phê duyệt việc chuyển trụ sở chính đến một địa điểm khác phù hợp.
LPBank lại đổi trụ sở chính lần thứ 4.
Theo đó, LPBank sẽ chuyển địa chỉ hiện tại ở LPB Tower (số 210 đường Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sang một địa điểm khác trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Địa điểm cụ thể sẽ được Hội đồng quản trị toàn quyền quyết định.
Theo LPBank, việc chuyển trụ sở chính đến địa điểm khác tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng thị trường, đặc biệt gia tăng sự hiện diện tại các khu vực nông thôn, đô thị loại 2, thể hiện tầm nhìn trở thành đối tác tài chính tin cậy, là lựa chọn số một của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực nông thôn và đô thị loại 2.
Năm 2015, LPB khi đó có tên là LienVietPostBank đã chuyển trụ sở chính từ tỉnh Hậu Giang đến TPHCM với lý do thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thu hút nhân sự chất lượng cao. Đến tháng 11/2016, LienVietPostBank dời trụ sở chính từ TPHCM ra Hà Nội, đến tòa nhà Capital Tower (số 109 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm).
Đến đại hội cổ đông 2019, LienvietPostBank tiếp tục thông qua kế hoạch chuyển trụ sở chính từ tòa nhà Capital Tower sang địa điểm mới là tòa nhà Thai Holdings Tower (số 210 Trần Quang Khải, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thời điểm đó, LienVietPostBank cho rằng, tòa nhà văn phòng vừa mới hoàn thành, hiện đại, nằm ngay trung tâm Thủ đô, rất thuận tiện cho giao dịch cũng như tăng cường nhận diện thương hiệu của LienVietPostBank.
Đây cũng chính là trụ sở hiện tại của LPB. Tòa nhà Thai Holdings Tower hiện thuộc về Thai Group của Chủ tịch Hội đồng quản trị LPBank Nguyễn Đức Thụy. Ông Thụy cũng là cổ đông cá nhân duy nhất sở hữu trên 1% vốn của LPBank.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán: EIB) vừa phát đi thông cáo về việc trình đại hội cổ đông thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của Eximbank vào cuối tháng này.
Cụ thể, vào ngày 5/11, Eximbank đã công bố nghị quyết số 363/2024/EIB/NQ-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt tài liệu đại hội cổ đông bất thường, trong đó có tờ trình thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.
Theo Eximbank, hiện nay trụ sở chính của ngân hàng đặt tại tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16 Tòa nhà Vincom Center (số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM). Eximbank có mạng lưới hoạt động gồm 215 chi nhánh, phòng giao dịch trải dài từ Bắc vào Nam.
Eximbank đang vướng vào ồn ào dời trụ sở từ TPHCM ra Hà Nội.
Bên cạnh việc tiếp tục củng cố vị thế tại thị trường miền Nam, ban lãnh đạo Eximbank xác định, miền Bắc là thị trường năng động, còn nhiều dư địa để khai thác. Do đó, EIB đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới phân phối và tiếp cận với các khách hàng tiềm năng tại khu vực này để nắm bắt các cơ hội thị trường, giúp gia tăng doanh thu, lợi nhuận và sức ảnh hưởng của thương hiệu.
Eximbank khẳng định, đề xuất chuyển trụ sở chính đã đạt được sự đồng thuận cao của Hội đồng quản trị và thông qua quy trình phê duyệt bộ tài liệu đại hội cổ đông theo đúng quy định của Điều lệ và quy định pháp luật.
Việc chuyển trụ sở sẽ được thảo luận công khai, minh bạch tại đại hội cổ đông và chỉ được thông qua nếu đạt tỷ lệ tán thành trên 51% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. Hồ sơ chuyển trụ sở chính cũng phải được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận theo quy định.
Nhà băng nào từng "chuyển nhà"?
Trước LPBank hay ồn ào hiện tại của Eximbank, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank - mã chứng khoán: ABB) cũng đã từng chuyển trụ sở chính. Tại đại hội cổ đông 2019, ABBank từng nêu rõ lý do cho cổ đông vì sao chuyển trụ sở từ TPHCM ra Hà Nội.
Hầu hết thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc và đội ngũ lãnh đạo đều làm việc tại Hà Nội. Trong khi đó, trụ sở tại 170 Hai Bà Trưng (quận 1, TPHCM) không đáp ứng được nhu cầu công việc trong bối cảnh nhân sự liên tục gia tăng, chưa kể kế hoạch phát triển nhân sự cho các năm tiếp theo.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chuyển trụ sở chính từ Hà Nội vào TPHCM.
Sau đó, ABBank chuyển trụ sở chính về tòa nhà Geleximco. Tòa nhà này cũng là trụ sở chính của Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Geleximco, cổ đông lớn thứ hai của ABBank với tỷ lệ sở hữu 12,78% vốn, chỉ sau Malayan Banking Berhad (16,4% vốn).
Ông Vũ Văn Tiền - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ABBank - cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Geleximco. Theo bản công bố tỷ lệ sở hữu tại thời điểm ngày 31/7, ông Vũ Văn Tiền không trực tiếp sở hữu cổ phiếu ABB nhưng các bên có liên quan nắm hơn 39% vốn điều lệ ABBank, tương ứng 407 triệu cổ phiếu ABB.
Tương tự, ngày 17/12/2018, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán: VIB) khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Sailing Tower (số 111A Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM).
Đây cũng là cột mốc đánh dấu việc chuyển trụ sở chính của VIB từ Hà Nội vào TPHCM sau khi đại hội cổ đông 2018 thông qua việc chuyển trụ sở chính từ tòa nhà CornerStone (16 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào hoạt động tại TPHCM.
ABBank ra mắt ABBank Business – Nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp
Ngày 01/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức ra mắt nền tảng ngân hàng số ABBANK Business, giúp doanh nghiệp quản lý tài khoản và các giao dịch tài chính mọi lúc, mọi nơi, một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi. ABBANK Business có thể được sử dụng trên đa nền tảng: từ các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng iOS và Android cho đến máy tính, laptop thông thường. Giao diện của ABBANK Business hiện đại, thân thiện và dễ sử dụng.
Trong bối cảnh số hoá đang diễn ra mạnh mẽ và nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp đang ngày càng trở nên cấp thiết, ABBANK đầu tư phát triển ABBANK Business, nền tảng Ngân hàng số mới với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp trong các tác vụ tài chính thường nhật, cùng nhiều giải pháp phù hợp với nhu cầu kinh doanh nhằm tạo dựng giá trị bền vững của doanh nghiệp.
Tính năng vượt trội, giao diện thông minh, tính bảo mật cao
ABBANK chính thức ra mắt ABBANK Business – nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp
ABBANK Business giúp công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp trở nên dễ dàng, tối ưu hơn thông qua các tính năng: Phê duyệt giao dịch online ngay trên ứng dụng di động, Chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, Hợp đồng tiền gửi online, Quản lý giao dịch trực quan, Trợ lý số thông báo nhắc nợ và các khoản hóa đơn đến hạn, Tài khoản số đẹp…
Đặc biệt, tính năng Quản lý tài khoản trên ABBANK Business là giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu đơn giản hoá và minh bạch công tác quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Các lợi ích chính mà doanh nghiệp có thể tối ưu khi sử dụng các tính năng Quản lý tài khoản trên ABBANK Business như: Quản lý thu chi rõ ràng và minh bạch; Thanh toán đúng hạn thông qua tính năng trợ lý công việc; Công cụ sao kê tài khoản hỗ trợ cho việc tổng hợp số liệu, hoàn thiện các báo cáo kế toán nhanh chóng…giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí.
Khách hàng doanh ngiệp sử dụng ABBANK Business dễ dàng trên điện thoại, máy tính bảng của iOS Android, máy tính và laptop thông thường
Để tăng cường hiệu quả hỗ trợ quản trị tài chính doanh nghiệp, nền tảng Ngân hàng số ABBANK Business được trang bị cơ sở hạ tầng và bảo mật toàn diện theo chuẩn FIDO - bảo mật 2 lớp và sinh trắc học. Công nghệ bảo mật thông qua mã hóa FIDO đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất hiện nay về bảo mật, giúp mọi thông tin và giao dịch của doanh nghiệp diễn ra an toàn, mang lại yên tâm tuyệt đối cho doanh nghiệp.
Với nhiều tính năng tiện ích, ABBANK Business giúp công tác quản trị tài chính doanh nghiệp trở nên dễ dàng và tối ưu hơn
Không chỉ tập trung phát triển các tính năng vượt trội, giao diện của ABBANK Business được xây dựng dựa trên am hiểu khách hàng nhằm mang đến trải nghiệm liền mạch và thuận tiện nhất cho người lập (nhân viên) và phê duyệt lệnh (chủ doanh nghiệp). Theo đó, giao diện thân thiện, tối giản và được thiết kế một cách khoa học của ABBANK Business mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tối ưu về thị giác cũng như sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian trong thao tác.
ABBANK Business được trang bị công nghệ mã hóa theo chuẩn FIDO, giúp thông tin giao dịch của doanh nghiệp diễn ra an toàn
ABBANK Business, Nhiều lợi ích và ưu đãi dành cho khách hàng
Song song với sự chủ động trong quản lý tài chính doanh nghiệp, tiết giảm chi phí hoạt động, ABBANK Business mang đến cho khách hàng doanh nghiệp những ưu đãi giải pháp vượt trội từ ABBANK như: Miễn phí 01 tài khoản số đẹp “Tài lộc như ý” đầu tiên; Miễn phí Chuyển tiền quốc tế trong vòng 06 tháng; Miễn phí chuyển tiền, thanh toán tiền điện online. Đặc biệt, doanh nghiệp còn được cộng thêm đến 0,5% lãi suất so với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy.
ABBANK nhận giải thưởng “Xuất sắc về tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng” tại hội nghị Backbase ENGAGE Asia 2024
Chia sẻ về sự kiện chính thức ra mắt nền tảng ngân hàng số ABBANK Business, ông Phạm Duy Hiếu – Q.Tổng Giám đốc ABBANK cho biết: “ABBANK Business là minh chứng cho những am hiểu sâu sắc về nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp giúp ABBANK vừa phục vụ khách hàng tốt hơn vừa hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Với việc ra mắt ABBANK Business, chúng tôi thể hiện sự cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp tạo dựng giá trị bền vững và phát triển thịnh vượng”.
Cùng với đó, việc gia tăng dịch chuyển khách hàng doanh nghiệp lên kênh số cũng sẽ giúp ABBANK hoạt động hiệu quả thông qua: đẩy mạnh giao dịch không tiền mặt; củng cố và mở rộng tệp khách hàng; giảm khối lượng công việc tại quầy và bổ sung nhân lực cho công tác tư vấn/chăm sóc chuyên sâu khách hàng; tối ưu hóa chi phí hoạt động. Đặc biệt, việc phát triển ABBANK Business nói riêng hay các nền tảng số nói chung sẽ giúp ABBANK nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thao tác vận hành hồ sơ doanh nghiệp.
“Với việc ra mắt ABBANK Business, chúng tôi thể hiện sự cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp tạo dựng giá trị bền vững, phát triển thịnh vượng” - Ông Phạm Duy Hiếu – Q.TGĐ
Ngân hàng tiên phong đẩy mạnh đầu tư nền tảng số – Omni channel
Bên cạnh việc mang đến cho khách hàng doanh nghiệp giải pháp quản trị tài chính số hiện đại, ABBANK Business còn đánh dấu bước tiến mới của ABBANK trong công tác chuyển đổi số với việc ABBANK là ngân hàng tiên phong đẩy mạnh đầu tư, làm chủ nền tảng số – Omni channel cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân của mình.
Việc tự triển khai dự án Omni channel giúp ABBANK hoàn toàn làm chủ về công nghệ, từ đó có thể chủ động phát triển/nâng cấp/điều chỉnh các tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhu cầu kinh doanh. Công tác kiểm soát chất lượng, khắc phục và cải tiến dịch vụ cũng theo đó được chủ động và xoay vòng liên tục, giúp rút ngắn thời gian đưa các tính năng mới đến người dùng, không ngừng mang lại trải nghiệm giao dịch tài chính mới vượt trội cho khách hàng.
Là một phần của dự án Omni channel, ABBANK Business được xây dựng trên nền tảng “công nghệ mở (Open API)”, cho phép nền tảng sẵn sàng tích hợp cũng như phát triển hợp tác với các công ty fintech, từ đó tạo nên một hệ sinh thái công nghệ đa dạng và phát triển, mang đến cho khách hàng những tiện ích tài chính hiệu quả nhất.
Trong suốt 31 năm phát triển, ABBANK luôn được đánh giá là một Ngân hàng uy tín, là người đồng hành tận tâm, đáng tin cậy của Khách hàng, Đối tác và Nhà đầu tư
Tháng 9/2024 vừa qua, ABBANK nhận giải thưởng Xuất sắc về tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng (Excellence in Customer Experience Optimization Awards), tại hội nghị Backbase ENGAGE Asia 2024 – Hội nghị thường niên dành cho các đối tác của Backbase. Đây là một giải thưởng nhằm tôn vinh những ngân hàng xuất sắc trong chuyển đổi số với tôn chỉ đặt khách hàng làm trung tâm trong hành trình cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện.
BCTC hợp nhất quý 3/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) lỗ trước thuế hơn 343 tỷ đồng, do kết quả kinh doanh không mấy khả quan đi kèm tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Trong quý 3/2024, thu nhập lãi thuần của ABB vẫn tăng trưởng tốt 14% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 738 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các nguồn thu ngoài lãi lại sụt giảm. Lãi từ dịch vụ giảm 57% còn hơn 82 tỷ đồng, trong khi các hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư báo lỗ.
Dù chi phí hoạt động đi ngang ở mức 560 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 31%, chỉ còn 182 tỷ đồng.
Thêm vào đó, Ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro gấp 2.2 lần cùng kỳ, lên gần 526 tỷ đồng, do đó ABBank lỗ trước thuế hơn 343 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kết quả tích cực 2 quý đầu năm giúp ABBank lãi trước thuế 9 tháng gần 239 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ.
So với kế hoạch 1,000 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm, ABB còn cách khá xa khi mới thực hiện được 24% sau 3 quý. Hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 11.02%.
ABBank cho biết lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng do Ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng theo diễn biến thực tế cũng như bối cảnh chung về tổng cầu thị trường bị tác động tiêu cực do ảnh hưởng của thiên tai.
Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024 của ABB. Đvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
Tổng tài sản Ngân hàng tính đến cuối quý 3 tăng nhẹ 1% so với đầu năm lên 164,193 tỷ đồng. Trong khi cho vay khách hàng tăng 1% (98,767 tỷ đồng) thì tiền gửi khách hàng giảm 9% (còn 91,089 tỷ đồng).
Tổng nợ xấu tính đến 30/09/2024 ghi nhận 3,158 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tăng từ mức 2.91% đầu năm lên 3.2%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 53%.
Chất lượng nợ vay của ABB tính đến 30/09/2024. Đvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
Hàn Đông
FILI
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Pembuat Poster
Program Afiliasi
Berdagang Instrumen Keuangan Seperti Saham, Mata Uang, Komoditas, Kontrak Berjangka, Obligasi, Dana, Atau Mata Uang Kripto Adalah Perilaku Berisiko Tinggi, Termasuk Kehilangan Sebagian Atau Seluruh Jumlah Investasi Anda, Sehingga Perdagangan Tidak Cocok Untuk Semua Investor.
Anda Harus Melakukan Uji Tuntas Anda Sendiri, Menggunakan Penilaian Anda Sendiri, Dan Berkonsultasi Dengan Penasihat Yang Memenuhi Syarat Saat Membuat Keputusan Keuangan Apa Pun. Konten Situs Web Ini Tidak Ditujukan Kepada Anda, Situasi Keuangan Atau Kebutuhan Anda Juga Tidak Diperhitungkan. Informasi Yang Terdapat Di Situs Web Ini Belum Tentu Tersedia Secara Waktu Nyata, Juga Belum Tentu Akurat. Setiap Pesanan Atau Keputusan Keuangan Lainnya Yang Anda Buat Sepenuhnya Menjadi Tanggung Jawab Anda Dan Anda Tidak Boleh Bergantung Pada Informasi Apa Pun Yang Disediakan Melalui Situs Web. Kami Tidak Memberikan Jaminan Apa Pun Untuk Informasi Apa Pun Di Situs Web Dan Tidak Bertanggung Jawab Atas Kerugian Transaksi Apa Pun Yang Mungkin Timbul Dari Penggunaan Informasi Apa Pun Di Situs Web.
Dilarang Menggunakan, Menyimpan, Menggandakan, Menampilkan, Memodifikasi, Menyebarluaskan Atau Mendistribusikan Data Yang Terdapat Dalam Situs Web Ini Tanpa Izin Tertulis Dari Situs Web Ini. Semua Hak Kekayaan Intelektual Dilindungi Oleh Pemasok Dan Bursa Yang Menyediakan Data Yang Terdapat Di Situs Web Ini.