Котировки
Новости
Анализ
Пользователь
24/7
Экономический Календарь
Обучение
Данные
- Имена
- Последний
- Пред.
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
Нет соответствующих данных
Последние мнения
Последние мнения
Актуальные темы
Конфликт, который длится уже больше года, по-прежнему зашел в тупик. Путь к переговорам труден, а перспективы непредсказуемы. Затянувшийся характер этого конфликта становится все более очевидным.
Финансовые рынки держатся стабильно, но демонстрируют чувство нервного ожидания начала новой недели. Конфликты между Израилем и Хамасом продолжают занимать центральное место, при этом растет обеспокоенность по поводу возможности того, что насилие охватит весь регион.
Деньги заставляют мир вращаться, а валюта является постоянным товаром. Рынок Форекс полон сюрпризов и ожиданий.
Политика исходит из экономики и является концентрированным выражением экономики. Все изменения в политике влияют на развитие экономики и финансов. Если мы не разбираемся в политике, как мы сможем торговать на финансовых рынках?
Лучшие обозреватели
Всем привет! Готовы ли вы окунуться в финансовый мир?
Последние новости и мировые финансовые события.
У меня 5-летний опыт финансового анализа, особенно в аспектах макроэкономических событий и оценки среднесрочных и долгосрочных тенденций. Основное внимание я уделяю развитию Ближнего Востока, развивающимся рынкам, углю, пшенице и другим сельскохозяйственным продуктам.
Будучи главным торговым тренером и спикером Trader, более 8 лет опыта работы на рынке Форекс, торгуя в основном XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY и сырой нефтью. Уверенный в себе трейдер и аналитик, стремящийся исследовать различные возможности и направлять инвесторов на рынок. Как аналитик, я стремлюсь улучшить опыт трейдеров, предоставляя им достаточно данных и сигналов.
Последнее Обновление
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Вьетнам Хо Ши Мин
Dubai, UAE
Нигерия Лагос
Каир, Египет
Белая этикетка
API данных
Веб-плагины
План агентства
Посмотреть все
Нет данных
Не вошли в систему
Войдите в систему, чтобы получить доступ к дополнительным функциям
Участник FastBull
Пока нет
Покупка
Войти
Зарегистрироваться
Hongkong, China
Вьетнам Хо Ши Мин
Dubai, UAE
Нигерия Лагос
Каир, Египет
Белая этикетка
API данных
Веб-плагины
План агентства
Phân tích chi tiết cổ phiếu ACB: Tiềm năng T+ ngay tuần sau
Ngân hàng Á Châu (ACB) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1993. ACB cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm cho vay, huy động vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, và bảo hiểm. Ngân hàng này nổi bật với việc tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong các lĩnh vực vay tiêu dùng và tín dụng cá nhân.
ACB có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp cả nước, và được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và khả năng ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Với một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và chiến lược phát triển bền vững, ACB tiếp tục duy trì vị thế mạnh trong ngành tài chính tại Việt Nam.
Hãy cùng phân tích trong video ngày hôm nay:
‘Room’ ngoại và bài toán nâng hạng thị trường
Việc một số doanh nghiệp lớn tự giảm tỷ lệ sở hữu tối đa với nhà đầu tư nước ngoài là một vấn đề quan trọng cần giải quyết trong nỗ lực tăng tỷ lệ sở hữu ngoại, nâng hạng thị trường chứng khoán.
Từ chuyện ứng xử với cổ đông ngoại tại một số doanh nghiệp
Năm 2010, Commonwealth Bank of Australia (CBA) mua 15% cổ phần của VIB, giúp vốn điều lệ của ngân hàng này tăng 600 thêm tỉ đồng và đem lại một khoản thặng dư tốt. Một năm sau, CBA tiếp tục mua cổ phần để nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên mức 20%, là tỷ lệ sở hữu (room) tối đa mà một cổ đông nước ngoài được nắm giữ.
Sau khi nắm giữ cổ phần, CBA đã cử các chuyên gia sang hỗ trợ VIB trong các mảng như: ngân hàng bán lẻ, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, quản trị nguồn nhân lực, tài chính và nguồn vốn.
Còn nhiều rào cản ngăn nhà đầu tư tiếp cận với thị trường chứng khoán. Ảnh minh hoạ: Dũng Minh.
Bất ngờ, tháng 6-2024, VIB tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường, với nội dung thông qua đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) từ 20,5% xuống 4,99%, từ ngày 1-7-2024.
Phản ứng, một số cổ đông đã đưa ra ý kiến như: “Việc hạ room ngoại có ảnh hưởng đến việc thoái vốn của nhà đầu tư chiến lược CBA hay không?”, “CBA có thảo luận về lộ trình thoái vốn hay không?”, “VIB có đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược hay không?”.
Những câu hỏi này đều được ghi trong biên bản họp, nhưng phần nội dung phản hồi chỉ ngắn gọn là "đã trả lời đầy đủ và thỏa đáng", nhưng trả lời thế nào lại không được đề cập tới trong biên bản hội nghị.
Thậm chí, các cổ đông nắm giữ 25,7% cổ phiếu có quyền biểu quyết tại tại cuộc họp, đã bỏ phiếu phủ quyết các nội dung mà HĐQT VIB đưa ra nhưng bất thành.
Tới 24-9, CBA xác nhận đã bán gần 5% vốn điều lệ tại VIB. Đáng lưu ý, đơn vị này chỉ có thể bán lại cổ phần cho nhà đầu tư nội do “room” ngoại đã tụt mạnh, không còn dư địa cho nhà đầu tư ngoại khác tham gia.
Trước VIB, PAN Group cũng từng tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường vào năm 2018, để trình cổ đông bổ sung quy định về việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại doanh nghiệp mức 49% vào điều lệ công ty. Dù trước đó hai năm, chính lãnh đạo doanh nghiệp từng bày tỏ mong muốn mở room tối đa (100%) trên cơ sở Nghị định 60/2015 của Chính phủ.
Theo giải trình của doanh nghiệp, việc này xuất phát từ lo ngại doanh nghiệp sẽ bị xem như là nhà đầu tư nước ngoài và phải đáp ứng điều kiện, thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định với đối tượng này, khi nhà đầu tư nước ngoài nắm tỷ lệ sở hữu từ 51% trở lên.
Không chỉ VIB và PAN, số liệu từ Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy, 500/1900 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên sàn hiện áp dụng mức “room” ngoại là 0%.
Trong số này, nhiều doanh nghiệp phải giới hạn “room” ngoại do cần tuân theo điều ước quốc tế, hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Nhưng một số doanh nghiệp giảm “room” ngoại do đề xuất của hội đồng quản trị và được thông qua bởi đa số cổ đông.
Còn xét riêng nhóm VN30, chỉ có Vinamilk, Sabeco và SSI không hạn chế sở hữu của khối ngoại.
Với hệ thống công nghệ thông tin phát triển, nhà đầu tư giao dịch thông thoáng, doanh số, thị phần của công ty chứng khoán sẽ tăng trưởng. Ảnh minh hoạ: Dũng Minh.
Làm việc với nhiều nhà đầu tư, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, một trong những rào khiến các quỹ e ngại là “room” ngoại. Cụ thể, với yêu cầu về tính thanh khoản tốt, quỹ đầu tư chủ động và quỹ đầu tư mô phỏng theo biến động của chỉ số (ETF) không có nhiều lựa chọn khi tỷ lệ sở hữu tối đa và chất lượng hàng hoá vẫn là trở lực lớn.
“Vướng mắc liên quan đến ‘room’ ngoại tại Việt Nam cũng giống các thị trường khác, do số lượng doanh nghiệp ở ngành nghề kinh doanh có điều kiện bị hạn chế sở hữu nước ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn. Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại không ít doanh nghiệp lớn vẫn ở mức cao cũng là điều mà khối ngoại nhìn vào khi quyết định đầu tư”, ông Minh lưu ý.
Còn ông Tô Trần Hòa, Phó vụ trưởng, Vụ Phát triển thị trường thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho biết, một vấn đề hiện nay là chưa làm rõ danh mục ngành nghề tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng đây là câu chuyện cần nhiều bộ, ngành vào cuộc.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề kinh doanh chọn các ngành rộng, bao trùm lên ngành nhỏ hơn chịu quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Điều này khiến doanh nghiệp, dù không kinh doanh trong lĩnh vực hạn chế, vẫn không thể mở “room" cho nhà đầu tư nước ngoài.
“Danh mục ngành nghề tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề các bộ, ngành cần quyết tâm phối hợp và cùng nhau làm rõ. Nếu thực hiện được, trải nghiệm của nhà đầu tư chứng khoán sẽ được cải thiện đáng kể,” ông Hoà nói tại một hội thảo về thị trường vốn năm 2024.
Trông người, ngẫm ta
Để có thể nâng hạng thị trường chứng khoán, FTSE và MSCI từng nhiều lần khuyến nghị Việt Nam cần nới “room” ngoại.
Về phía cơ quan quản lý, Bộ Tài chính hiện đang thực hiện lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Nghị định 155/2020, với việc bỏ quy định “cho phép ĐHĐCĐ, Điều lệ công ty đại chúng được quyết định tỉ lệ sở hữu nước ngoài thấp hơn quy định pháp luật, trừ trường hợp có quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” tại Điều 139 của dự thảo.
Việc sửa đổi Nghị định 155 sẽ theo hướng yêu cầu các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán bắt buộc phải công bố rõ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại mỗi công ty trên trang thông tin của công ty và sở giao dịch chứng khoán. Đồng thời, công bố một số loại thông tin nhất định song ngữ Việt - Anh để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong tiếp cận thông tin.
Tại một diễn đàn, bà Tạ Thanh Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) cho rằng, nhiều doanh nghiệp đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, trong đó có ngành nghề hạn chế tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng thực tế không triển khai hoạt động. Vì vậy, cần khuyến nghị doanh nghiệp rà soát đăng ký kinh doanh, công bố rõ tỷ lệ sở hữu với nhà đầu tư ngoại, thay vì sử dụng mức chung là 49%.
Về giải pháp ngắn hạn, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán VPBank (VPBankS) đánh giá, sản phẩm cổ phiếu không có quyền biểu quyết (NVDR) là giải pháp hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại. Bởi, nếu rà soát văn bản pháp quy về thay đổi tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt tại ngân hàng, sẽ phải sửa đổi rất nhiều liên quan đến văn bản pháp luật.
“Thái Lan đã giải quyết nhu cầu giao dịch ngay lập tức của nhà đầu tư nước ngoài, là yếu tố quan trọng đã giúp thị trường này nâng hạng lên thị trường mới nổi, nhờ NVDR. Sản phẩm này giúp tổng giao dịch toàn thị trường Thái Lan tăng lên 20%”, ông Sơn cho biết.
Không chỉ ông Sơn, tại các kỳ Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VBF) nhiều năm qua, đại diện nhà đầu tư nước ngoài cũng nêu vấn đề Việt Nam cần đưa sản phẩm NVDR vào vận hành giống Thái Lan, nhất là khi nhiều cổ phiếu tốt hiện hết “room” ngoại như ACB, FPT, MBB...
Theo đó, ưu điểm lớn nhất của NVDR là cho phép thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút thêm được dòng vốn đầu tư nước ngoài, ngay cả với các cổ phiếu hết “room” ngoại.
Thị trường bùng nổ hay là sự tuyệt vọng của nhà đầu tư?
Thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn đầy biến động do cơ cấu quỹ cuối năm, chốt NAV tháng, NAV quý, NAV năm. Liệu đây có phải giai đoạn gom hàng của tổ chức để chuẩn bị cho một đợt bùng nổ mạnh mẽ cho năm 2025, hay chỉ là những bước đi trong tăm tối, dẫn đến sự tuyệt vọng cho nhà đầu tư?
Trong video này, Quang sẽ phân tích chi tiết về những tín hiệu từ thị trường, tín hiệu từ các ngành lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản,...
Xem ngay để có sự chuẩn bị tốt nhất cho tuần sau - có thể nói là tuần cuối của năm 2024.
Tiền chảy vào nhóm vốn hóa nhỏ, cá nhân ồ ạt mua ròng gần 3.900 tỷ
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 3871.2 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 2782.4 tỷ đồng trong tuần giao dịch vừa qua...
Một tuần giao dịch đầy ắp những sự kiện như đáo hạn phái sinh, ETF cơ cấu danh mục, Fed phát tín hiệu tốc độ giảm lãi suất chậm hơn vào năm sau... Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch vừa qua tại 1.257,5 điểm, giảm 7,07 điểm tương đương -0,4% so với tuần trước đó, với giá trị giao dịch bình quân phiên chỉ tính khớp lệnh giảm 7,9% về mức 10.532 tỷ đồng.
Tính trên 3 sàn, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trong tuần qua đạt 15.794 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên ở mức 11.958 tỷ đồng, giảm 7,1% so với tuần trước và -13,3% so với trung bình 5 tuần gần nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1329.4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1413.8 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng, Y tế. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SIP, VIX, HDB, KDH, VNM, DBC, FRT, DGC, HSG, VTP.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, BID, VCB, VRE, VPB, MWG, PDR, MSN, VJC.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 3871.2 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 2782.4 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 15/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: HPG, VPB, VCB, VRE, MWG, ACB, MSN, BID, FPT, VJC.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 3/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Y tế. Top bán ròng có: VIX, SIP, VNM, KDH, VTP, DBC, HSG, VDS, VCI.
Tự doanh bán ròng 2289.5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 1010.6 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần này gồm GEE, EIB, NLG, CTR, HAH, E1VFVN30, DPM, FUEMAVND, DXG, HCM.
Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FPT, VPB, HDB, HPG, ACB, TCB, STB, VCB, MWG, VIC.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 252.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 358.1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp Top bán ròng có GEE, HPG, HAH, SIP, ACB, HDB, MBB, TCB, VSC, VPB.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Công nghệ Thông tin. Top mua ròng có FPT, VTP, SSI, VIB, KBC, VCB, FRT, BID, CTD, VCI.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở các ngành có quy mô vốn hóa vừa và nhỏ, bao gồm CNTT, Dầu khí, Hàng không, Điện, Vận tải thủy, Dệt may, Chăn nuôi & Thủy sản, Viễn thông) trong khi giảm ở nhiều ngành lớn như Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán, Thép.
Xét theo khung thời gian tuần, các ngành tăng điểm ghi nhận tỷ trọng dòng tiền cải thiện, đáng chú ý là Viễn thông, Hàng không, Vận tải thủy, Điện, Dệt may, Chăn nuôi, Thủy sản, Công nghệ thông tin.
Ngược lại, Ngân hàng, Bất động sản, Thép cùng giảm điểm với tỷ trọng dòng tiền về đáy 10 tuần. Riêng với Bán lẻ, tỷ trọng dòng tiền hồi phục nhẹ từ đáy 10 tuần, nhưng chỉ số giá giảm khi lực cầu chủ động từ Cá nhân yếu đi trong bối cảnh nước ngoài tiếp tục bán ròng.
Sức mạnh dòng tiền: Nhìn theo khung tuần, thanh khoản giảm ở cả 3 nhóm vốn hóa, nhưng nhóm vốn hóa nhỏ VNSML hút dòng tiền với tỷ trọng phân bổ dòng tiền ở mức cao nhất trong gần 1,5 năm.
Trong tuần qua, giá trị giao dịch bình quân giảm ở cả 3 nhóm vốn hóa, trong đó giảm mạnh nhất ở nhóm vốn hóa lớn VN30 (-574 tỷ đồng/-11,5%), tiếp đến là nhóm vốn hóa vừa VNMID (-340 tỷ đồng/-7,5%) và nhóm vốn hóa nhỏ VNSML (-39 tỷ đồng/-2,5%).
Xét theo tỷ trọng phân bổ, dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm vốn hóa lớn VN30 nhưng tỷ trọng giảm mạnh về 43,6% từ mức 45% của tuần trước. Tương tự với nhóm vốn hóa vừa VNMID, tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm từ 39,7% về 38,3%.
Riêng với nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, tỷ trọng phân bổ dòng tiền đạt 13,6% trong tuần qua, mức cao nhất kể từ tháng 6/2023. Đây cũng là nhóm có hiệu suất dương (+1,3%) trong tuần vừa qua, đi ngược với thị trường chung (VNINDEX giảm -0,4%).
Chỉ số VN30 và VNMID cùng có hiệu suất âm trong tuần 51, lần lượt giảm -1% và -0,2%.
1 doanh nghiệp tăng vốn khủng - Lợi nhuận cao nhất thời đại
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm đầy triển vọng nhưng cũng không kém phần thử thách đối với một ngành đang giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, lĩnh vực này đang đứng trước cơ hội khẳng định vị thế và tận dụng các động lực tăng trưởng mạnh mẽ.
1. Tăng trưởng kinh tế phục hồi và nhu cầu dịch vụ tăng cao
Sau giai đoạn chịu tác động từ các yếu tố như lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025. Đây là cơ hội vàng khi nhu cầu các dịch vụ tài chính từ doanh nghiệp và cá nhân sẽ gia tăng, đặc biệt ở các lĩnh vực như bất động sản, sản xuất, và công nghệ.
2. Chuyển đổi số thúc đẩy hiệu quả hoạt động
Các tổ chức trong ngành đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào chuyển đổi số, từ phát triển các ứng dụng kỹ thuật số, ví điện tử, cho đến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Năm 2025, những tổ chức tiên phong trong chuyển đổi số sẽ không chỉ gia tăng lợi nhuận mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
3. Cuộc đua tăng vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đang trở thành áp lực nhưng cũng là động lực cho các tổ chức này. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư quan tâm đến những cái tên có chiến lược tăng vốn bài bản. Một số đơn vị dự kiến sẽ triển khai các chương trình phát hành cổ phiếu, gọi vốn quốc tế để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
4. Rủi ro từ nợ xấu và lãi suất
Dù triển vọng tích cực, lĩnh vực này cũng không thể tránh khỏi các rủi ro từ việc gia tăng nợ xấu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa hoàn toàn phục hồi. Ngoài ra, việc điều chỉnh lãi suất từ các cơ quan quản lý có thể gây áp lực lên biên lợi nhuận của các tổ chức.
Gợi ý video sắp chia sẻ: "1 Doanh Nghiệp Tăng Vốn Khủng - Lợi Nhuận Cao Nhất Thời Đại"
Phân tích lợi nhuận: Tại sao tổ chức này lại đạt được lợi nhuận cao nhất mọi thời đại?
Game tăng vốn: Chiến lược tăng vốn của họ có gì đặc biệt và tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
Cơ hội đầu tư: Đâu là thời điểm vàng để nắm giữ cổ phiếu này?
Hãy cùng tôi tìm hiểu và khám phá những cơ hội đầu tư đắt giá! Đừng quên nhấn theo dõi để không bỏ lỡ những nội dung tài chính hấp dẫn khác.
Thị trường chứng khoán hôm nay: Nhiều mã tăng trần, thanh khoản thấp - Nhà đầu tư nên làm gì?
Tình hình giao dịch ngày hôm nay
Hôm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận nhiều mã cổ phiếu tăng trần. Tuy nhiên, đáng chú ý là những mã này phần lớn thuộc nhóm có khối lượng giao dịch thấp. Trong khi đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản cao không ghi nhận sự biến động đáng kể. Kết quả, VN-Index chỉ tăng nhẹ 1-2 điểm, cho thấy áp lực từ sự phân hóa trong danh mục đầu tư.
Các cổ phiếu tăng trần trong phiên hôm nay
Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, những mã cổ phiếu đáng chú ý có mức tăng trần bao gồm:
VOS (Vinalines): Nhờ hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng logistics.
SGP (Sài Gòn Port): Tăng nhờ kỳ vọng vào sự phục hồi xuất nhập khẩu.
HVN (Vietnam Airlines): Tăng trần khi nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng kinh doanh của hãng trong 2024.
ACE (Công ty Đầu tư Xây dựng): Nhận được dòng tiền mạnh mẻ từ nhóm đầu tư hạ tầng.
Thanh khoản thấp - Tâm lý thận trọng
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp, chứng tỏ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh thiếu vắng tin vào xu hướng tăng trưởng bền vững.
Nguyên nhân:
Thiếu xung lực từ nhóm cổ phiếu trụ cột: Các mã như VCB, VIC, VHM không ghi nhận dẫn dắt dùng trong phiên, ảnh hưởng đến đà tăng của VN-Index.
Tâm lý nghi ngờ: Nhà đầu tư cần thêm các tín hiệu kinh tế và doanh nghiệp tích cực để gia tăng niềm tin.
Giai đoạn nghi ngờ: Việc giao dịch ở khối lượng thấp là dấu hiệu của giai đoạn chờ xác nhận xu hướng.
Bài học từ lịch sử giao dịch
Trong lịch sử, những trường hợp tương tự đã xảy ra nhiều lần:
Ví dụ 1: Giai đoạn 2021
Tháng 3/2021, thị trường ghi nhận nhiều mã tăng trần ở nhóm vốn hóa nhỏ, trong khi nhóm bluechip nhập nhằng đi ngang. Thanh khoản khi đó chỉ đạt trung bình 18.000 tỷ/đầu phiên.
Kết quả, VN-Index tăng nhẹ nhưng không thể dẫn dắt đà tăng lâu dài cho các nhóm khác.
Ví dụ 2: Giai đoạn 2019
Cuối 2019, nhóm penny và midcap tăng trần liên tiếp trong khi nhóm VN30 biến động ngang. Thanh khoản thấp kéo dài đến đầu 2020 mới có những chỉ số tích cực hơn nhờ dòng tiền quốc tế.
Xu hướng và chiến lược giao dịch
Xu hướng:
Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình tiếp tục hút dòng tiền ngắn hạn.
Các nhóm công nghiệp cơ sở và logistics đang nhận được nhiều quan tâm, nhất là sau khi chính sách về xây dựng hạ tầng được thông qua.
Chiến lược giao dịch:
Quan sát dấu hiệu thanh khoản: Tập trung vào các mã thanh khoản tăng dần và khối lượng giao dịch ổn định.
Phân tích kỹ thuật: Đặt mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn, tránh giao dịch theo tâm lý đám đông.
Bám sát tin tức và chính sách: Theo dõi các quyết định quan trọng từ chính phủ để nhận diện xu hướng mới.
Nhà đầu tư nên duy trì tâm lý cẩn trọng, tính toán khi quyết định giao dịch trong giai đoạn này, đồng thời tận dụng cơ hội ngắn hạn từ các mã cổ phiếu có dòng tiền tích cực. Bên cạnh đó, việc ưu tiên phân tích kỹ lưỡng và quản trị rủi ro sẽ là chìa khóa để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất.
10 thương vụ M&A ấn tượng năm 2024
Điểm lại những vụ M&A ấn tượng năm 2024.
Home Credit Việt Nam về tay NĐT Thái Lan
Cuối tháng 2/2024, Tập đoàn Home Credit đã chính thức công bố việc ký thỏa thuận khung có điều kiện để chuyển nhượng 100% phần vốn góp trong Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam cho bên mua là The Siam Commercial Bank Public Company Limited (SCB), thành viên của SCBX Public Company Limited (SCBX).
Thỏa thuận chuyển nhượng trị giá khoảng 800 triệu Euro và quá trình chuyển giao dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2025, sau khi có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Thái Lan.
SCBX là công ty mẹ của SCB và là một trong những tập đoàn công nghệ tài chính hàng đầu tại Thái Lan. SCB là ngân hàng lớn có tổng tài sản đứng thứ tư trong nước. Giá trị chuyển nhượng thực tế sẽ được xác định vào thời điểm hoàn tất giao dịch.
Home Credit Việt Nam bắt đầu hoạt động năm 2009 và là công ty đầu tiên của Tập Đoàn Home Credit tại Đông Nam Á.
Home Credit Việt Nam đang là một trong những công ty trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, giữ thị phần lớn thứ hai chiếm khoảng 14% tổng giá trị thị trường. Công ty cung cấp các sản phẩm tài chính tiêu dùng nổi bật với ba ngành hàng chính: cho vay trả góp hàng tiêu dùng (xe máy, đồ gia dụng, điện tử, nội thất...), cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng.
Theo ông Radek Pluhar, CEO của Home Credit Group, Home Credit Việt Nam đã phát triển nhanh chóng để chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trên thị trường kể từ khi bắt đầu hoạt động cách đây mười lăm năm.
Vingroup thoái vốn Vincom Retail, bán VINBrain
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup đã thực hiện thoái toàn bộ vốn tại 100% vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI. SDI là đơn vị sở hữu trên 99% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Kinh doanh thương mại Sado và Sado đang là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail với tỷ lệ sở hữu 41,5%.
Giao dịch này giúp Vingroup thu về 39.100 tỷ đồng (tương đương 1,54 tỷ USD). Sau chuyển nhượng, Vingroup vẫn còn sở hữu hơn 18% Vincom Retail.
Các doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn góp tại SDI từ Vingroup là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh NP, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh vàpPhát triển Emerald, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Falcon, Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và phát triển Thiên Phúc.
Giao dịch được hoàn tất trong tháng 11/2024. Bước sang tháng 12, tại chuyến thăm thứ hai của ông Jensen Huang, nhà sáng lập/CEO của Tập đoàn NVIDIA tại Việt Nam, vị lãnh đạo này đã cho biết về việc đã mua lại VINBrain, công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup để phát triển một trung tâm thiết kế tương lai lớn ở Việt Nam.
Trước đó, website của VINBrain cũng thông báo doanh nghiệp này hiện nay là một phần của NVIDIA. Theo đó, VINBrain đã được NVIDIA mua lại vào tháng 11/2024 và không còn là một thực thể doanh nghiệp độc lập.
VINBrain là công ty liên kết của Vingroup. Tính đến ngày 30/9, Vingroup đã đầu tư 126,5 triệu USD vào doanh nghiệp này. Tỷ lệ biểu quyết và tỷ lệ lợi ích đều ở mức 49,74%.
Theo giới thiệu, VINBrain là công ty công nghệ tiên phong phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế. Sứ mệnh của VINBrain là ứng dụng AI và IoT trong chăm sóc sức khỏe, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống. Công ty hướng tới mục tiêu mang lại sự bình đẳng trong việc tiếp cận các giải pháp, kiến thức và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mọi người.
Trước đó, VINBrain đã thiết lập mối quan hệ với “gã khổng lồ” công nghệ khi gia nhập Nvidia Inception - chương trình toàn cầu hỗ trợ các startup AI xuất sắc. VINBrain là một trong số 1% đối tác được trở thành thành viên cao cấp trong tổng số hơn 1.300 startup trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tham gia chương trình.
Ngoài VINBrain, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới cũng được cho rằng đã từng cân nhắc mua lại VinAI - một thành viên khác của Vingroup.
Hiện thời gian chi tiết và kế hoạch cụ thể về thương vụ M&A giữa Nvidia và đối tác Việt Nam vẫn chưa được công bố. Song CEO Jensen Huang cho rằng, đây là thời điểm lý tưởng để Việt Nam xây dựng tương lai của trí tuệ nhân tạo.
Vinhomes chi gần 10.500 tỷ đồng mua lại cổ phiếu VHM
Trong những tháng cuối năm 2024, Công ty cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) đã thực hiện thương vụ chưa từng có, mua vào tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu VHM.
Số lượng này bằng 66,75% tổng số đăng ký ban đầu (370 triệu cổ phiếu), số lượng còn lại chưa thể mua vào là 123 triệu đơn vị. Trung bình mỗi phiên, Vinhomes đã mua vào 11,2 triệu cổ phiếu VHM, mua được nhiều nhất trong phiên 15/11 (hơn 22,8 triệu đơn vị), và ít nhất trong phiên 8/11 (hơn 3 triệu đơn vị).
Giá giao dịch bình quân là 42.444,36 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng số tiền mà Vinhomes đã chi là gần 10.500 tỷ đồng.
Sau khi hoàn tất giao dịch, vốn điều lệ của Vinhomes đã giảm từ 43.544 tỷ đồng xuống còn 41.074 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết giảm tương đương từ hơn 4,3 tỷ cổ phiếu còn hơn 4,1 tỷ đổng phiếu.
Thương vụ mua lại cổ phiếu của Vinhomes được đánh giá là thương vụ lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng thị giá của VHM ở mức thấp hơn so với giá trị thực của doanh nghiệp, do đó việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông.
Whistler Investments thoái vốn ACB
Quý II/2024, quỹ ngoại Whistle Investment Limited đã thông báo về việc hoàn tất bán toàn bộ gần 194 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) trong phiên 22/3 và phiên 28/3. Số tiền thu về ước tính đạt hơn 5.471 tỷ đồng.
Giao dịch này đã kết thúc 6 năm ngồi ghế cổ đông lớn ACB của Whistle Investment Limited kể từ năm 2018. Ở thời điểm đó, Whistle Investment Limited cùng Sather Gate Investments Limited đã thế chân Standard Chartered Bank, nắm 9,95% vốn điều lệ ACB.
Được biết, cả hai quỹ ngoại này đều thuộc sở hữu của công ty mẹ là Alp Asia Finance Vietnam Limited. Hiện tại, Sather Gate Investments Limited vẫn đang nắm giữ gần 194 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 4,99%.
Nói cách khác, Alp Asia Finance Vietnam Limited mới chỉ chốt lời một nửa phần vốn đã đầu tư vào ACB. Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại ACB luôn ở mức tối đa 30%, là một trong những cổ phiếu ngân hàng có sức hút đối với khối ngoại.
Sau khi Whistle Investment Limited thoái vốn tại ACB, nhiều nguồn tin cho rằng hai tổ chức tài chính có trụ sở tại Mỹ là bên mua trong thương vụ này. Tuy nhiên, các thông tin vẫn chưa được phía ACB xác nhận.
Mặt khác, ACB đã công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng này, bao gồm bà Đặng Thu Thủy, thành viên HĐQT (nắm giữ hơn 53,35 triệu cổ phiếu, chiếm 1,194%, số cổ phần của người liên quan của bà Thủy là hơn 467 triệu cổ phiếu, chiếm 10,457%), ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT (nắm giữ 153 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 3,427%, số cổ phần của người liên quan của ông Huy nắm giữ hơn 367 triệu cổ phiếu, chiếm 8,218%); Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Prudential Việt Nam (nắm giữ hơn 69,46 triệu cổ phiếu, chiếm 1,555%, số cổ phần của người liên quan nắm giữ 350.635 cổ phiếu, chiếm 0,008%).
Ngoài ra, tháng 9 vừa qua, ACB đã bổ sung vào danh sách này thêm 5 cổ đông nắm giữ 6,774% vốn, bao gồm Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Giang Sen (sở hữu gần 80,3 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 1,798%, người có liên quan cổ đông này sở hữu 228,1 triệu cổ phần ACB, chiếm 5,107%); Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bách Thanh (sở hữu 55,9 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 1,252% vốn, số cổ phần sở hữu của người có liên quan đến cổ đông này là trên 250,2 triệu cổ phiếu, chiếm 5,609%); Công ty Cổ phần Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương (sở hữu 58,57 triệu cổ phiếu, chiếm 1,311%, số cổ phần sở hữu của người có liên quan đến cổ đông này là 107,75 triệu cổ phiếu, chiếm 2,412%).
MHT bán 100% cổ phần Công ty H.C. Starck Holding
Ngày 18/12, Masan High-Tech Materials (MHT, UPCoM: MSR) công bố đã hoàn tất thành công việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (Đức) cho Mitsubishi Materials Corporation (MMC) Group. Thương vụ đã được thông báo lần đầu vào tháng 5/2024, chính thức hoàn tất sau hơn nửa năm.
HCS là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Masan High Tech Materials, là nhà sản xuất bột vonfram chất lượng cao. MHT đầu tư vào HCS năm 2020 với mục tiêu đưa công nghệ tinh chế và tái chế vonfram về Việt Nam để chuyển dịch sang mô hình kinh doanh tuần hoàn bền vững.
Masansẽ giữ phần sở hữu và lợi nhuận tiềm năng tại Nyobolt, một công ty có trụ sở tại Anh chuyên cung cấp giải pháp pin sạc nhanh sử dụng vonfram và niobium ở cực anode. Nyobolt đang tiến gần đến giai đoạn thương mại hóa sản phẩm với quy mô lớn. Đối với công nghệ tái chế “black mass” do HCS phát triển, Masan giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận khi công nghệ này được thương mại hóa trong tương lai.
Sau khi hoàn tất giao dịch, Masan Group sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế một lần. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được sử dụng để giảm nợ của MHT từ khoảng 670 triệu USD xuống còn khoảng 490 triệu USD. Tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA của Masan Group dự kiến vào khoảng 3,17 trong cuối năm 2024, phù hợp với mục tiêu duy trì tỷ lệ này dưới 3,5.
DB Insurance nhận chuyển nhượng AIC và BHI
Trong 1 ngày 27/2, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài gòn – Hà Nội (BSH, UPCoM: BHI) và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI, UPCoM: AIC) đã tổ chức lễ công bố cổ đông chiến lược nước ngoài là DB Insurance (Hàn Quốc).
Hai thương vụ đều được công bố trước đó trong năm 2023, tuy nhiên phải đến đầu năm 2024 mới chính thức hoàn tất. Theo đó, DB Insurance sẽ nắm giữ 75% vốn của BSH và VNI, tỷ lệ sở hữu ở mức chi phối.
Với VNI, cổ phiếu AIC ghi nhận giao dịch khớp lệnh tăng đột biến với hơn 75 triệu cổ phiếu sang tay (tương đương tỷ lệ hơn 75%), giá trị chuyển nhượng 1.263 tỷ đồng trong phiên 31/1. Với BSH, cổ phiếu BHI được khối ngoại thực hiện 21 lệnh thoả thuận để mua 75 triệu cổ phiếu BHI, giá trị giao dịch đạt 1.628 tỷ đồng.
Cả hai giao dịch này đều được cho là do DB Insurance thực hiện. Như vậy số tiền mà “cá mập” Hàn Quốc này đã chi ra để thâu tóm hai doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam ước tính đạt khoảng 2.800 tỷ đồng.
Ngoài BSH và VNI, DB Insurance hiện còn là cổ đông lớn của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI). Từ năm 2015, DB Insurance đã mua vào 30 triệu cổ phiếu PTI, chiếm 37,3% vốn điều lệ của Bảo hiểm Bưu điện.
MWG bán 5% Bách Hoá Xanh
Tháng 4/2024, Công ty Cổ phần Thế giới Di động (HoSE: MWG), Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ Bách Hoá Xanh (Công ty Đầu tư BHX) đã hoàn tất giao dịch chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư. Tỷ lệ cổ phần chào bán là 5% trên tổng số cổ phần đã phát hành của Công ty Đầu tư BHX.
Theo kế hoạch ban đầu, Đầu tư Bách hóa Xanh sẽ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư với tỷ lệ chào bán cổ phần tối đa là 20%. Sau đó, MWG hạ tỷ lệ chào bán xuống còn từ 5-10%.
MWG cho biết, Bách Hoá Xanh đã liên tục ghi nhận kết quả kinh doanh cải thiện, cùng tình hình dòng tiền tích cực, đặc biệt là mục tiêu có lợi nhuận sau thuế ở cấp độ công ty từ năm 2024, Công ty Đầu tư BHX không có nhu cầu chào bán cổ phần tối đa lên tới 20%.
Theo tiết lộ của Công ty Chứng khoán SSI, số tiền mà MWG thu được từ đợt chào bán là 1.770 tỷ đồng, tương đương với P/S 2023 là 1,1 lần. Số tiền sẽ được dùng để tài trợ nhu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh nói chung của Công ty Đầu tư BHX và Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh (công ty con của Công ty Đầu tư BHX).
Chuỗi bán lẻ Bách Hoá Xanh từng được giới phân tích định giá ở mức 1,5 - 1,7 tỷ USD, dù MWG đã phủ nhận thông tin này.
Nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 5% vốn của Bách Hoá Xanh là Quỹ đầu tư CDH Investments đến từ Trung Quốc. Trong thông báo ngày 9/4/2024, quỹ này cũng chính thức công bố hợp tác với chuỗi bán lẻ thực phẩm hàng đầu Việt Nam Bách Hóa Xanh.
Đại gia Lê Văn Tám bán 49% cổ phần kho cảng LNG Cái Mép
Tháng 3/2024, AG&P đã thông báo về việc mua 49% cổ phần của Cảng LNG Cái Mép - cảng nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ được phát triển và xây dựng bởi Công ty TNHH Hải Linh của "đại gia xăng dầu" Lê Văn Tám.
Kho cảng này có vị trí chiến lược gần Đồng bằng sông Cửu Long và có 3 bể chứa trên bờ với tổng sức chứa 220.000m3 chứa LNG và khả năng phân chia LNG cho phép nạp LNG vào các tàu nhỏ hơn.
Với tổng số 14 khu vực để tải CNG và LNG cho xe tải, Kho cảng LNG Cái Mép được kết nối thuận tiện thông qua nhiều đường cao tốc đến một số trung tâm nhu cầu gần đó để cung cấp khả năng tiếp cận LNG đáng tin cậy. Đây sẽ là kho cảng LNG thứ hai của Việt Nam bắt đầu hoạt động, sau kho cảng LNG Thị Vải của Petrovietnam Gas, cũng thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Giá trị thương vụ không được bên mua và bên bán công bố. Được biết, cảng nhập LNG Cái Mép có trị giá 500 triệu USD (hơn 12.700 tỷ đồng), với công suất 3 triệu tấn/năm và có thể nâng cấp lên 6 triệu tấn/năm.
Kho cảng LNG Cái Mép do Công ty TNHH Hải Linh làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp vận hành là Công ty Cổ phần Kho cảng LNG Cái Mép, có mức vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng.
NĐT Thái mua trước hạn 50% SHBFinance
Thương vụ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) bán/chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) đã được ấn định vào năm 2021, lộ trình diễn ra theo hai giai đoạn.
Tháng 5/2023, SHB đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn tại SHBFinance cho đối tác Krungsri, đồng thời SHBFinance được chuyển đổi từ Công ty Tài chính TNHH MTV thành Công ty Tài chính TNHH theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Nửa còn lại của vốn điều lệ tiếp tục được chuyển nhượng sau ba năm.
Tuy nhiên, vào tháng 11 vừa qua, Krungsri đã có đề nghị với SHB về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Ngày 5/11 vừa qua, SHB cũng đã công bố nghị quyết thông qua việc bán/chuyển nhượng vốn tại SHBFinance cho đối tác.
Như vậy, thay vì chờ đến năm 2026, phần còn lại của thương vụ đã được thực hiện trong giai đoạn 2024-2025. Thương vụ này mang lại nguồn vốn thặng dư đáng kể cho cổ đông của SHB, đồng gia nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng này.
Giá trị thương vụ được công bố trước đó là 5,1 tỷ baht Thái, tương đương 156 triệu USD. Theo ông Đỗ Quang Hiển, giá bán SHBFinance được đánh giá cao nhất trong số các thương vụ tài chính mà Việt Nam thoái vốn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bitexco hoàn tất bán siêu dự án tứ giác Bến Thành
Tháng 10/2024, Tập đoàn Bitexco chính thức chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Saigon Glory (chủ đầu tư dự án One Central HCM) cho Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội.
One Central HCM là một dự án phức hợp rộng 8.600 m2 nằm tại khu tứ giác Bến Thành, đối diện chợ Bến Thành (quận 1, TP. HCM) với 4 mặt tiền: Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính.
Trước đây, Bitexco đã thế chấp toàn bộ vốn góp tại Saigon Glory cho Techcombank để làm tài sản đảm bảo cho 10 lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng do Saigon Glory phát hành. Các lô trái phiếu này sẽ đáo hạn từ tháng 6/2025 đến tháng 11/2026.
Sau thoái vốn, Bitexco cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi của 10 lô trái phiếu Saigon Glory từ 1/9/2024 đến hết kỳ ngày 12/6/2025 và số tiền lãi của kỳ 18/6/2025. Còn Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội sẽ tiếp tục thanh toán số tiền gốc của kỳ thanh toán ngày 18/6/2025, cũng như nghĩa vụ trả gốc và lãi của 10 lô trái phiếu sau mốc thời gian trên.
Белая этикетка
API данных
Веб-плагины
Создатель Плакатов
План агентства
Риск потерь при торговле такими финансовыми инструментами, как акции, валюта, сырьевые товары, фьючерсы, облигации, ETF и криптовалюты, может быть значительным. Вы можете полностью потерять средства, размещенные у брокера. Поэтому вам следует тщательно взвесить, подходит ли вам такая торговля с учетом ваших обстоятельств и финансовых ресурсов.
Ни одно решение об инвестировании не должно приниматься без проведения тщательной проверки самостоятельно или без консультации с вашими финансовыми консультантами. Наш веб-контент может не подойти вам, поскольку мы не знаем ваших финансовых условий и инвестиционных потребностей. Наша финансовая информация может иметь задержку или содержать неточности, поэтому вы должны нести полную ответственность за любые ваши торговые и инвестиционные решения. Компания не несет ответственности за потерю вашего капитала.
Без разрешения сайта запрещается копировать графику, тексты или торговые марки сайта. Права интеллектуальной собственности на содержание или данные, включенные в этот сайт, принадлежат его поставщикам и торговцам.