Котировки
Новости
Анализ
Пользователь
24/7
Экономический Календарь
Обучение
Данные
- Имена
- Последний
- Пред.
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
А:--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
--
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
--
П: --
П: --
Нет соответствующих данных
Последние мнения
Последние мнения
Актуальные темы
Конфликт, который длится уже больше года, по-прежнему зашел в тупик. Путь к переговорам труден, а перспективы непредсказуемы. Затянувшийся характер этого конфликта становится все более очевидным.
Финансовые рынки держатся стабильно, но демонстрируют чувство нервного ожидания начала новой недели. Конфликты между Израилем и Хамасом продолжают занимать центральное место, при этом растет обеспокоенность по поводу возможности того, что насилие охватит весь регион.
Деньги заставляют мир вращаться, а валюта является постоянным товаром. Рынок Форекс полон сюрпризов и ожиданий.
Политика исходит из экономики и является концентрированным выражением экономики. Все изменения в политике влияют на развитие экономики и финансов. Если мы не разбираемся в политике, как мы сможем торговать на финансовых рынках?
Лучшие обозреватели
Всем привет! Готовы ли вы окунуться в финансовый мир?
Последние новости и мировые финансовые события.
У меня 5-летний опыт финансового анализа, особенно в аспектах макроэкономических событий и оценки среднесрочных и долгосрочных тенденций. Основное внимание я уделяю развитию Ближнего Востока, развивающимся рынкам, углю, пшенице и другим сельскохозяйственным продуктам.
Будучи главным торговым тренером и спикером Trader, более 8 лет опыта работы на рынке Форекс, торгуя в основном XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY и сырой нефтью. Уверенный в себе трейдер и аналитик, стремящийся исследовать различные возможности и направлять инвесторов на рынок. Как аналитик, я стремлюсь улучшить опыт трейдеров, предоставляя им достаточно данных и сигналов.
Последнее Обновление
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Вьетнам Хо Ши Мин
Dubai, UAE
Нигерия Лагос
Каир, Египет
Белая этикетка
API данных
Веб-плагины
План агентства
Посмотреть все
Нет данных
Не вошли в систему
Войдите в систему, чтобы получить доступ к дополнительным функциям
Участник FastBull
Пока нет
Покупка
Войти
Зарегистрироваться
Hongkong, China
Вьетнам Хо Ши Мин
Dubai, UAE
Нигерия Лагос
Каир, Египет
Белая этикетка
API данных
Веб-плагины
План агентства
Trái với giai đoạn gần đây, cổ tức tuần từ 28/10 – 02/11/2024 tỏ ra khá khiêm tốn khi chỉ có 6 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức bằng tiền. Tỷ lệ cao nhất cũng chỉ là 15%, tương đương mỗi cổ phiếu nhận được 1,500 đồng.
Các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền trong tuần từ 28/10 – 02/11/2024
Dẫn đầu về tỉ lệ chốt quyền chia cổ tức trong tuần tới là PCC, với tỷ lệ 15%. Trên thị trường, PCC đang lưu hành 11.5 triệu cp, tương ứng sẽ chi ra hơn 17 tỷ đồng cho cổ đông. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 31/10, dự kiến chi trả vào 14/11/2024.
BDW đứng thứ 2, sẽ chốt quyền với tỷ lệ 12%. Với 12.4 triệu cp đang lưu hành, Doanh nghiệp cần chi ra khoảng 15 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/10, dự kiến thanh toán vào 20/11/2024.
Các doanh nghiệp còn lại đều chốt quyền chia với tỷ lệ dưới 10%, gồm XDH (8%), BHA (6%), DHT (5%) và CLW (4%). Ngày giao dịch không hưởng quyền dao động từ 29-31/10.
Trong tuần tới, không có doanh nghiệp nào chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Châu An
FILI
Quý 2/2024, ngành điện tiếp tục có một kỳ kinh doanh sa sút. Trong khi nhóm thủy điện vất vả vì điều kiện thủy văn, nhiệt điện lại gặp khó vì giá nhiên liệu và lỗ tỷ giá. Sau 6 tháng, bức tranh kinh doanh ngành điện đa phần nhuộm sắc đỏ.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 54 doanh nghiệp ngành điện đã công bố BCTC quý 2, chỉ 23 đơn vị tăng lãi. Số còn lại kinh doanh sụt giảm, với 6 cái tên thua lỗ.
Nhiệt điện gặp khó vì tỷ giá và nhiên liệu
Kết quả kinh doanh của nhóm nhiệt điện trong quý 2/2024
Nhìn chung, bức tranh quý 2 của nhóm nhiệt điện chịu ảnh hưởng khá lớn từ giá nhiên liệu và biến động tỷ giá, khiến đa số chịu kết quả tiêu cực. Ngay cả với doanh nghiệp tăng trưởng như PV Power , câu chuyện tỷ giá cũng gây tác động ít nhiều.
Trong quý 2, với doanh thu tăng mạnh hơn giá vốn, POW lãi ròng 401 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ và cao nhất trong nhóm nhiệt điện. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân là do POW hưởng lợi từ lãi gia tăng ở một thành viên thủy điện là Nhà máy Thủy điện Đăkđrinh. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng tới 69%, lên 229 tỷ đồng, chủ yếu vì lỗ chênh lệch tỷ giá.
Tình hình kinh doanh của POW
NT2 (Nhơn Trạch 2) thì chịu ảnh hưởng từ giá nhiên liệu. Doanh thu có tăng trong kỳ, nhưng thấp hơn mức tăng giá vốn, dẫn đến lãi gộp chỉ đạt 130 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng mạnh 77%, lên hơn 9 tỷ đồng. Sau cùng, Doanh nghiệp lãi sau thuế 122 tỷ đồng, đi lùi 15%.
Nhiệt điện Phả Lại được hưởng lợi nhờ gia tăng sản lượng huy động, giúp doanh thu bật lên 2.5 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 77% và lãi gộp đạt 128 tỷ đồng, tăng 33%. Tuy nhiên, khoản cổ tức nhận được từ các đơn vị góp vốn rơi mạnh đã khiến doanh thu tài chính giảm sâu và bào mòn lợi nhuận của PPC. Doanh nghiệp kết thúc quý 2 với 94 tỷ đồng lãi ròng, giảm 44%.
Rơi mất khoản cổ tức từ các đơn vị góp vốn, lợi nhuận PPC giảm sâu so với cùng kỳ
Nhiệt điện Bà Rịa B cũng báo lãi giảm 88%, đạt 3.3 tỷ đồng, nhưng vì nguyên nhân khác. Doanh nghiệp giải thích, do nhu cầu phụ tải hệ thống, các tổ máy ít được huy động và chạy phát điện với mức tải thấp nên suất hao cao khiến sản lượng điện sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Cái tên chịu ảnh hưởng nặng nhất vì lỗ tỷ giá là PGV. Thực tế, PGV kinh doanh không tốt trong quý 2 vì sản lượng điện bán thấp hơn cùng kỳ, nhưng khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tới 591 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến Doanh nghiệp lỗ ròng 293 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 1.1 ngàn tỷ đồng).
Xét bức tranh lũy kế, HND và PPC tăng lãi nhờ quý 1 kinh doanh tốt, với lãi ròng bán niên 2024 lần lượt là 431 tỷ đồng (+26%) và 251 tỷ đồng (+25%). POW tăng lãi nhẹ 3%, lên 678 tỷ đồng. NT2 lỗ ròng 36 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 378 tỷ đồng) do khoản lỗ nặng tại quý 1. PGV lỗ hơn 948 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 1.7 ngàn tỷ đồng).
Kết quả bán niên 2024 của các doanh nghiệp nhiệt điện
Thủy điện vất vả vì… trời
Với việc hiện tượng El Nino kéo dài ảnh hưởng trong quý 2, đa số các doanh nghiệp thủy điện đón kết quả đi lùi. Nguyên nhân giải trình có sự tương đồng lớn: điều kiện thủy văn kém thuận lợi.
Kết quả quý 2/2024 của các doanh nghiệp thủy điện
Thủy điện A Vương A dẫn đầu về mức giảm khi lãi ròng chỉ đạt 14 tỷ đồng, rơi 82% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính là vì mưa ít, lưu lượng nước về hồ thấp, dẫn đến sản lượng điện thấp hơn và khiến giá vốn tăng mạnh hơn doanh thu.
El Nino cũng là nguyên nhân được ông lớn Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đưa ra cho mức rơi lợi nhuận 74%, chỉ đạt 67 tỷ đồng trong quý 2. Doanh nghiệp cho biết, tình hình thủy văn 6 tháng đầu năm tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên không thuận lợi, lưu lượng nước về hồ các nhà máy giảm mạnh so với cùng kỳ, khiến sản lượng điện thương phẩm giảm tới 22.52%.
VSH có chuỗi kinh doanh khá tệ vì tình hình thủy văn không thuận lợi
Thủy điện Thác Mơ cũng ghi nhận lợi nhuận giảm 43%, còn 74 tỷ đồng. Nguyên nhân đưa ra là do sản lượng điện tham gia thị trường trong quý 2 thấp hơn cùng kỳ.
Với REE, câu chuyện quý 2 diễn ra tương tự như quý trước. Việc nhóm thành viên mảng thủy điện như VHS, TMP, hay CHP… giảm sâu so với cùng kỳ đã kéo lãi ròng của REE đi lùi 27%, đạt 355 tỷ đồng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp Doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.
Dẫu vậy, vẫn có một vài cái tên ngược dòng xu hướng, không chịu quá nhiều ảnh hưởng từ El Nino. Như Thủy điện Bắc Hà B lãi sau thuế gấp gần 9 lần cùng kỳ, đạt 19 tỷ đồng, với nguyên nhân đưa ra là lưu lượng nước về hồ tăng cao hơn. Hay Thủy điện Sử Pán 2 (UPCoM: SP2) với khoản lợi nhuận 15 tỷ đồng, gấp 2.2 lần cùng kỳ, nhờ thủy văn thuận lợi hơn năm trước.
Câu chuyện về thủy văn đã kéo dài từ đầu năm tới nay nên nhìn chung, bức tranh lũy kế của nhóm thủy điện cũng nhuộm sắc đỏ. Trừ một số đơn vị cá biệt như SBM (+81%), XMP (+41%) hay BHA và XMP (từ lỗ thành lãi), đa phần các doanh nghiệp đều đi lùi. Một số cái tên như VSH, SD3 thậm chí giảm rất sâu, lần lượt rơi 91% và 97% lợi nhuận so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh bán niên 2024 của nhóm thủy điện
Điện tái tạo cải thiện
Nhóm điện tái tạo trong quý 2 có sự cải thiện đáng kể. GEG tăng trưởng mạnh với 21 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gấp 2.5 lần cùng kỳ, do ghi nhận doanh thu từ Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 (TPĐ1) và giảm được chi phí tài chính nhờ hạ dư nợ và lãi vay. Cùng với kết quả tốt tại quý 1, Doanh nghiệp lãi ròng hơn 111 tỷ đồng sau 6 tháng, tăng 52% so với cùng kỳ.
Nhờ Tân Phú Đông 1, GEG lãi ròng quý 2 tăng so với cùng kỳ
Tương tự, mảng điện của PC1 đạt lãi gộp (doanh thu bán điện trừ giá vốn) 223 tỷ đồng, tăng trưởng 88%; lũy kế đạt lợi nhuận 399 tỷ đồng, tăng 24%.
Riêng mảng điện của Hà Đô đi lùi với 198 tỷ đồng lãi gộp quý 2, giảm 17%; lũy kế 464 tỷ đồng, giảm 27%. Mảng năng lượng của HDG cũng vận hành cả thủy điện, điện gió và điện mặt trời nên nhiều khả năng mức giảm chủ yếu do thủy điện.
Chờ ánh sáng nửa cuối năm
Bỏ qua 2 quý đầu ảm đạm, các doanh nghiệp thủy điện có lý do để ngóng chờ nửa cuối năm. Bởi lẽ những gì tệ nhất của El Nino đã trôi qua và pha La Lina đã tới sớm hơn dự định từ đầu quý 3 (trước đó được dự báo từ tháng 8/2024).
Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh
Với La Lina, sản lượng điện thương phẩm của nhóm thủy điện sẽ cao hơn vì lưu lượng nước về hồ gia tăng. Các công ty chứng khoán như Rồng Việt (VDSC) hay MBS đều có chung nhận định rằng, nhóm thủy điện sẽ đạt doanh thu tích cực hơn trong quý 3 và quý 4 năm nay.
Tuy nhiên, thủy điện tích cực cũng đồng nghĩa với việc điện than kém vui. Chi phí sản xuất và giá bán điện của thủy điện được xem là rẻ nhất trong các nguồn, nên sẽ luôn được ưu tiên huy động. Tương tự, điện khí được nhận định cũng kém tích cực vì sự ưu tiên của thủy điện. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là vì các nguồn khí trong nước đang dần suy giảm - theo CTCK ACBS.
Đối với điện tái tạo, việc Chính phủ ban hành nghị định thông qua cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) cũng mang đến nhiều kỳ vọng. Theo VDSC, DPPA là bước thí điểm cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) và là bước tiến tiếp theo trong lộ trình tự do hóa ngành điện của Việt Nam.
Theo đó, ở phía người mua trung gian, cơ chế DPPA sẽ mở ra cơ hội thông thoáng để các chủ đầu tư KCN được tham gia với tư cách đơn vị mua sỉ - bán lẻ điện khi các KCN có các khách hàng sử dụng điện với tổng lượng tiêu thụ điện trên 200,000 kWh/tháng. Ở phía người bán, các chủ đầu tư có dự án chuyển tiếp đang chờ cơ chế giá (như GEG…) hay có danh mục dự án chờ triển khai (như REE…) sẽ là công ty hưởng lợi từ cơ chế trên.
Châu An
FILI
VN-Index tăng nhẹ, đồng thời khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền bắt đầu quay trở lại. Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đang cho tín hiệu bán. Nếu trong các phiên tới, chỉ báo MACD cũng xuất hiện tín hiệu tương tự thì triển vọng ngắn hạn sẽ vẫn còn tiêu cực.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 16/07/2024
- Các chỉ số chính tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch ngày 16/07/2024. Cụ thể, VN-Index tăng 0.11%, lên mức 1,281.18 điểm. HNX-Index tăng 0.03%, lên mức 244.91 điểm.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 637 triệu đơn vị, tăng 34.33% so với phiên hôm trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 16.77% so với phiên trước, đạt hơn 59 triệu đơn vị.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 314 tỷ đồng và bán ròng trên sàn HNX với giá trị gần 14 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Thị trường giao dịch sôi động ngay từ đầu phiên 16/07 với tâm điểm thuộc về nhóm ngành chăm sóc sức khỏe và ngân hàng, sắc xanh lan tỏa nhanh chóng giúp VN-Index tăng 10 điểm khi kết thúc phiên sáng. Qua phiên chiều, áp lực bán bất ngờ gia tăng vào cuối phiên khiến mọi nỗ lực của phiên sáng gần như bị xóa bỏ. Chỉ số VN-Index kết phiên ở mức 1,281.18, tăng 1.36 điểm so với hôm trước.
- Về mức độ ảnh hưởng, BID, MBB và VCB là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp hơn 2 điểm tăng. Chiều ngược lại, HVN là mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số với hơn 1.1 điểm giảm, theo sau là GVR, VIC, PLX cũng khiến chỉ số giảm thêm gần 1 điểm.
- VN30-Index kết phiên với mức tăng 5.48 điểm, lên 1,303.3 điểm. Bên mua chiếm ưu thế hơn với 15 mã tăng, 10 mã giảm và 5 mã đứng giá. Trong đó, MBB, BCM, HDB là những cổ phiếu giao dịch tích cực nhất với mức tăng lần lượt là 2.2%, 1.9% và 1.4%. Ở chiều ngược lại, POW, PLX, GVR là những mã “đội sổ” với mức giảm lần lượt 2%, 1.9% và 0.8%.
Phiên giao dịch ngày 16/07/2024, chỉ số tăng nhẹ trong bối cảnh thanh khoản hồi phục mạnh so với mức thấp của hôm trước, các nhóm ngành có diễn biến trái chiều. Trong đó, nhóm chăm sóc sức khỏe tiếp tục chuỗi phiên bùng nổ khi tăng cao nhất thị trường với mức tăng 5.98%, hàng loạt mã cổ phiếu của nhóm này tăng trần ngay từ đầu phiên như DHG, IMP, DHT, DBD…
Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng và bảo hiểm cũng có ngày giao dịch tích cực với mức tăng lần lượt là 0.78% và 0.57%. Ở chiều ngược lại, nhóm vận tải - kho bãi, bán buôn và thiết bị điện là những ngành ghi nhận tiêu cực nhất với mức giảm lần lượt là 1.86%, 1.32% và 1.10%.
VN-Index tăng nhẹ đồng thời khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền bắt đầu quay trở lại. Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đang cho tín hiệu bán. Nếu trong các phiên tới, chỉ báo MACD cũng xuất hiện tín hiệu tương tự thì triển vọng ngắn hạn sắp tới vẫn còn tiêu cực.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Chỉ báo MACD có khả năng cho tín hiệu bán
VN-Index tăng nhẹ, đồng thời khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền bắt đầu quay trở lại.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đang cho tín hiệu bán. Nếu trong các phiên tới, chỉ báo MACD cũng xuất hiện tín hiệu tương tự thì triển vọng ngắn hạn vẫn còn tiêu cực.
HNX-Index - Xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle
HNX-Index giằng co với sự xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle liên tiếp 3 phiên gần đây. Điều này thể hiện tâm lý của nhà đầu tư đang cực kỳ phân vân.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn cho tín hiệu mua cho thấy triển vọng sắp tới vẫn còn tích cực.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt xuống dưới đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ càng tăng cao.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 16/07/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ bớt lạc quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 16/07/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
CTCP Cảng Quy Nhơn Q công bố lãi trước thuế quý 2/2024 hơn 55 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ, giúp Công ty thực hiện 83% kế hoạch năm sau 6 tháng đầu năm. Đúng 1 ngày sau khi Công ty công bố kết quả tích cực, cổ phiếu QNP lập tức bật tăng trần trong phiên sáng 16/07.
Thực hiện 83% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng
Ngày 15/07, QNP công bố BCTC quý 2/2024 với doanh thu thuần hơn 332 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp cải thiện nhẹ 1 điểm phần trăm lên 24.2%, giúp lãi gộp QNP tăng 58%, ghi nhận hơn 80 tỷ đồng.
Công ty cho biết sản lượng hàng hóa quý 2 thông qua cảng Quy Nhơn hơn 3.16 triệu tấn, tăng 43% so với cùng kỳ; trong đó hàng container trên 42 ngàn teus, tăng 20%.
Nhiều khoản chi phí tăng mạnh trong quý 2, điển hình là chi phí tài chính hơn 4 tỷ đồng, gấp nhiều lần mức 12 triệu đồng cùng kỳ; chi phí bán hàng tăng 89% lên hơn 6 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng 26% lên hơn 23 tỷ đồng.
Sau cùng, QNP báo lãi trước thuế hơn 55 tỷ đồng, tăng 39%; lãi ròng gần 44 tỷ đồng, tăng 36%. Áp lực chi phí đã kéo mức tăng trưởng lãi ròng của QNP thấp hơn tăng trưởng doanh thu.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, QNP lãi trước thuế gần 96 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ, thực hiện 83% kế hoạch năm là 115 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, QNP lãi ròng hơn 75 tỷ đồng, tăng 46%.
Sau 6 tháng đầu năm, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Quy Nhơn đạt hơn 6 triệu tấn, tăng 46%; trong đó hàng container trên 96 ngàn teus, tăng 25%.
Lưu ý, kế hoạch kinh doanh 2024 của QNP giảm 20% so với thực hiện năm 2023 - thời điểm Công ty lãi đột biến nhờ biên lãi gộp cải thiện cùng việc không còn ghi nhận chi phí dự phòng phải trả ngắn hạn như năm 2022, liên quan đến vụ kiện tụng về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ từ năm 2019 với Công ty TNHH Vận tải Biển Cửu Long.
Kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng năm 2024 của QNP Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinanceCuối quý 2, tổng tài sản của QNP hơn 1,392 tỷ đồng, tăng gần 10% so với đầu năm, chủ yếu đến từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu tăng mạnh.
QNP đầu tư tài chính ngắn hạn 309 tỷ đồng, chiếm 22% tổng tài sản và tăng đến 123% so với đầu năm. Toàn bộ đều là tiền gửi kỳ hạn từ 6-12 tháng tại các ngân hàng Vietinbank, BIDV, Techcombank và Vietcombank với lãi suất từ 3-4.7%/năm.
Phải thu ngắn hạn gần 230 tỷ đồng, chiếm 17% tổng tài sản và tăng 34% so với đầu năm. Một số đối tác của QNP có thể kể đến như Công ty TNHH Maersk Việt Nam, Chi nhánh CTCP Đầu tư Quốc tế và Xuất nhập khẩu DHT tại Bình Định, Công ty TNHH MSC Việt Nam, Công ty TNHH Đức Hải...
Tiền và tương đương tiền giảm 27% về gần 174 tỷ đồng, chiếm 12% tổng tài sản, do giảm các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 1-3 tháng. Các khoản tiền này được QNP gửi tại ngân hàng BIDV và Vietinbank, lãi suất từ 1.9-3.5%/năm.
Về cơ cấu nguồn vốn, QNP không vay nợ quá nhiều với tổng dư nợ hơn 240 tỷ đồng, chiếm 17%, toàn bộ là vay dài hạn mới phát sinh từ tháng 3/2023 với Ngân hàng BIDV. Đây là khoản vay có hạn mức tín dụng gần 328 tỷ đồng, thời hạn 120 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên, mục đích nhằm thanh toán các chi phí hợp lý, hợp lệ (bao gồm lãi vay trong thời gian thi công) thực hiện dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 - cảng Quy Nhơn.
Cổ phiếu bật tăng trần
Kết phiên sáng 16/07, tức chỉ đúng 1 ngày sau khi Công ty chính thức công bố thông tin về kết quả kinh doanh tích cực trong quý 2, giá cổ phiếu QNP lập tức tăng trần lên mức 38,000 đồng/cp, dư mua hơn 13.4 ngàn cp.
Nguồn: VietstockFinance
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu QNP có diễn biến tăng mạnh kèm thanh khoản đột biến trong tháng 6/2024, tương tự như nhiều cổ phiếu trong ngành khác, phần nào được thúc đẩy bởi giá cước vận tải tăng mạnh.
Diễn biến cổ phiếu QNP từ đầu năm 2024
Huy Khải
FILI
VN-Index hình thành chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp gần đây đồng thời khối lượng giao dịch ngày càng suy yếu kể từ khi rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đang tăng lên. Hiện tại, chỉ báo MACD có khả năng cho tín hiệu bán trở lại sau khi thu hẹp dần khoảng cách với Signal Line. Nếu điều này xảy ra thì tình hình của chỉ số sẽ càng chuyển biến tiêu cực hơn.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 15/07/2024
- Các chỉ số chính tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 15/07/2024. Cụ thể, VN-Index giảm 0.07%, về mức 1,279.82 điểm. Tương tự, HNX-Index cũng giảm 0.07%, xuống mức 244.84 điểm.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 474 triệu đơn vị, giảm 13.25% so với phiên hôm trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 1.45% so với phiên trước, đạt hơn 50 triệu đơn vị.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên sàn HOSE với giá trị hơn 1.66 ngàn tỷ đồng và bán ròng trên sàn HNX với giá trị hơn 43 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Thị trường chứng khoán khởi động tuần một cách ảm đạm trong bối cảnh thanh khoản suy yếu. Mặc dù sắc xanh vẫn được duy trì đến hết phiên sáng nhưng tín hiệu dòng tiền không tích cực khiến đà tăng dần thu hẹp, thị trường giằng co quanh mốc tham chiếu suốt phiên chiều và không thể giữ màu xanh cho chỉ số đến cuối phiên. VN-Index đóng cửa ở mức 1,279.82 điểm, giảm 0.07% so với cuối tuần trước.
- Về mức độ ảnh hưởng, GVR, BCM và PLX là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp hơn 1.7 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, VHM, HVN và FPT là những mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số với hơn 1.3 điểm giảm.
- VN30-Index kết thúc phiên với mức giảm 3.99 điểm, về mốc 1,297.82. Bên bán chiếm ưu thế với 16 mã giảm, 10 mã tăng và 4 mã đứng giá. Trong đó, VRE, TPB và VHM là những cổ phiếu tiêu cực nhất khi xếp cuối bảng với mức giảm lần lượt là 1.9%, 1.7% và 1.3%. Ở chiều ngược lại, PLX, BCM và VJC có phiên giao dịch khởi sắc với mức tăng lần lượt là 3.7%, 3.4% và 2.2%.
Phiên giao dịch ngày 15/07/2024, chỉ số và thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, các nhóm ngành tiếp tục phân hóa. Trong đó, điểm sáng hôm nay thuộc về nhóm chăm sóc sức khỏe khi tăng điểm tích cực nhất với mức tăng 2.72%, đóng góp chủ yếu từ cổ phiếu IMP và DHT tăng kịch trần, DHG (+1.08%), TNH (+1.43%).
Bên cạnh đó, nhóm bán buôn và dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí cũng giao dịch tích cực với mức tăng lần lượt là 2.49% và 2.16%. Ở chiều ngược lại, nhóm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, công nghệ và thông tin, nông - lâm - ngư là những ngành ghi nhận tiêu cực nhất với mức giảm lần lượt là 1.64%, 0.96% và 0.8%.
VN-Index hình thành chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp gần đây đồng thời khối lượng giao dịch ngày càng suy yếu kể từ khi rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đang tăng lên. Hiện tại, chỉ báo MACD có khả năng cho tín hiệu bán trở lại sau khi thu hẹp dần khoảng cách với Signal Line. Nếu điều này xảy ra thì tình hình của chỉ số sẽ càng chuyển biến tiêu cực hơn.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Chỉ báo MACD có khả năng cho tín hiệu bán
VN-Index hình thành chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp gần đây đồng thời khối lượng giao dịch ngày càng suy yếu kể từ khi rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đang tăng lên.
Hiện tại, chỉ báo MACD có khả năng cho tín hiệu bán trở lại sau khi thu hẹp dần khoảng cách với Signal Line. Nếu điều này xảy ra thì tình hình của chỉ số sẽ càng chuyển biến tiêu cực hơn.
HNX-Index - Xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle
HNX-Index tiếp tục giảm điểm với sự xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle thể hiện tâm lý giằng co của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền vẫn chưa quay trở lại.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn cho tín hiệu mua cho thấy triển vọng sắp tới vẫn còn tích cực.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt xuống dưới đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ càng tăng cao.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 15/07/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ bi quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 15/07/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Hai chỉ số thị trường đều diễn biến tích cực trong tuần giao dịch 03-07/06/2024. VN-Index lấy lại đà tăng sau 2 tuần điều chỉnh trước đó, kết tuần tại 1,287.58 điểm (tăng 2.05% so với tuần trước). HNX-Index duy trì đà tăng lên mức 244.99 điểm (tăng 0.78%).
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán trong tuần vẫn được duy trì ở mức khá tốt. Trên sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh trung bình tương tự tuần trước đó, đạt gần 900 triệu cp/phiên. Đối với HNX, thanh khoản trung bình giảm 11%, xuống 86 triệu cp/phiên.
Thị trường chứng khoán tuần qua đón nhận một số thông tin tích cực và phần nào tác động tới tâm lý của nhà đầu tư. Trong nước, thị trường tiền tệ có sự hạ nhiệt về tỷ giá và giá vàng.
Cùng với đà giảm của giá vàng thế giới và giải pháp bán vàng cho 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC của NHNN, giá vàng SJC trong nước tuần qua đã giảm mạnh về 76.98 triệu đồng/lượng so với 87 triệu đồng cuối tuần trước đó, chênh lệch với giá thế giới cũng giảm chỉ còn hơn 4 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, thông tin về lãi suất được cắt giảm tại một số quốc gia, khu vực đã tạo kỳ vọng cho hành động giảm lãi suất của Fed.
Xét theo mức độ ảnh hưởng, góp công lớn nhất cho đà tăng của VN-Index trong tuần là SAB, với mức tăng 16.5%, tương ứng mang về 3.16 điểm cho chỉ số. Tiếp đó là FPT với 2.33 điểm kéo tăng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm tới 5/10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index trong tuần với các đại diện TCB, VCB, STB, CTG và MBB. Số cổ phiếu này đóng góp hơn 7.2 điểm cho chỉ số.
Ở chiều ngược lại, MWG tác động lớn nhất nhưng chỉ ảnh hưởng 0.52 điểm đến chỉ số, tiếp đó là DGC với 0.39 điểm.
Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index từ ngày 03-07/06/2024 (tính theo điểm)
Rổ VN30 sắc xanh chiếm ưu thế với 26 mã tăng, hỗ trợ đắc lực cho chỉ số là FPT góp gần 8 điểm, theo sau là bộ đôi cổ phiếu ngân hàng STB và TCB với lần lượt 5.65 điểm và 4.8 điểm kéo tăng. Trong số 4 mã kéo giảm, đứng đầu là MWG với giá trị 1.68 điểm, áp đảo các mã xếp sau là ACB, VIC và GVR.
Nhóm cổ phiếu kéo tăng chỉ số VN30-Index từ ngày 03-07/06/2024 (tính theo điểm)
Nhóm cổ phiếu kéo giảm chỉ số VN30-Index từ ngày 03-07/06/2024 (tính theo điểm)
Đà tăng của HNX-Index được hỗ trợ chính từ VCS đóng góp gần 1.2 điểm, tiếp đó là DHT (+0.48 điểm); DTK (+0.41 điểm). Chiều ngược lại, mã tác động tiêu cực nhất là HUT nhưng chỉ ảnh hưởng 0.25 điểm đến chỉ số.
Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số HN-Index từ ngày 03-07/06/2024 (tính theo điểm)
Thế Mạnh
FILI
Quý 1/2024, ngành điện có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi tiết trời không ủng hộ thủy điện, nhóm nhiệt điện cũng phân chia giữa các doanh nghiệp điện than và điện khí. Điện tái tạo cũng kẻ mỉm cười, người buồn bã.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 40 doanh nghiệp ngành điện đã công bố BCTC quý 1, chỉ 12 đơn vị có lãi. Số còn lại giảm mạnh về lợi nhận, thậm chí một vài cái tên báo lỗ.
Thủy điện “sầu vì trời”
Sự đi xuống của nhóm thủy điện trong quý đầu năm nay đều xuất phát từ lý do chung “thủy văn kém thuận lợi”. Trong đó, có những ông lớn trong ngành đánh rơi gần hết lợi nhuận, thậm chí rơi vào tình trạng thua lỗ.
Đa phần các doanh nghiệp thủy điện đón nhận kết quả giảm sâu trong quý 1
Cái tên đáng chú ý nhất là Vĩnh Sơn - Sông Hinh với bức tranh kinh doanh đầy u ám khi doanh thu giảm 61%, ghi nhận 350 tỷ đồng; lợi nhuận gần như “bốc hơi” toàn bộ, chỉ còn 2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 477 tỷ đồng).
Trong giải trình, VSH cho biết, tình hình thủy văn tại khu vực miền Trung đang nối dài chuỗi ngày kém thuận lợi từ cuối năm 2023. Lưu lượng nước về hồ thấp hơn kế hoạch và trung bình nhiều năm, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất điện. Sản lượng điện thương phẩm trong quý 1 giảm gần 210 triệu kWh (giảm 32.12% so với cùng kỳ). Ngoài ra, giá bán điện bình quân cũng thấp hơn cùng kỳ, dẫn đến doanh thu giảm sâu.
VSH chứng kiến lợi nhuận giảm sâu vì thiếu nước
DNH (Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi) lãi ròng chỉ 67 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ. Doanh thu trong kỳ chia hơn 3 lần, chỉ đạt 231 tỷ đồng, nguyên nhân cũng là do lưu lượng nước về hồ giảm làm hụt sản lượng điện. Ngoài ra, DNH cho biết, tỷ trọng sản lượng tham gia thị trường điện trong quý 1 cũng thấp hơn cùng kỳ.
Cùng lý do thời tiết, AVC (Thủy điện A Vương) báo lãi chỉ 33 tỷ đồng, chia hơn 3 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, TMP (Thủy điện Thác Mơ) lãi ròng giảm 63%, còn 38 tỷ đồng, do sản lượng điện huy động trong kỳ thấp.
AVC cũng báo lãi giảm so với cùng kỳ
Nhiều cái tên khác cũng chứng kiến lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước, như BSA (giảm 96%), CHP (giảm 71%), TBC (giảm 45%) hay thậm chí thua lỗ như BHA, HNA hoặc SP2. Với REE (CTCP Cơ Điện Lạnh), việc các đơn vị thành viên như VSH, TBC, TMP… lao dốc cũng kéo kết quả mảng điện của Doanh nghiệp đi xuống. Kết thúc quý 1, mảng hạ tầng điện của REE lãi 238 tỷ đồng, chưa bằng 1/2 cùng kỳ.
Vài doanh nghiệp may mắn ngược chiều xu hướng, báo lãi trong kỳ, nhưng không phải nhờ kinh doanh điện. Chẳng hạn như XMP (Thủy điện Xuân Minh) tăng lãi 30% nhờ giảm chi phí tài chính (do lãi vay giảm) hay SVH (Thủy điện Sông Vàng) tăng lãi 16% nhờ giảm mạnh chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nhiệt điện: Người tăng khủng, kẻ lỗ nặng
Kết quả kinh doanh nhóm nhiệt điện trong quý 1/2024
Khi thủy điện gặp khó, nhóm nhiệt điện sẽ có xu hướng hưởng lợi nhờ tăng sản lượng huy động. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp nhiệt điện báo lãi tăng “khủng”.
HND (Nhiệt điện Hải Phòng) là cái tên gây chú ý nhất với khoản lợi nhuận 155 tỷ đồng (gấp 15 lần cùng kỳ). Do huy động tăng, sản lượng điện trong quý 1 cao hơn cùng kỳ 519 triệu kWh so với cùng kỳ, giúp doanh thu tăng trưởng 8% (lên gần 2.8 ngàn tỷ đồng).
HND có quý tăng lãi "khủng"
Chung lý do, PPC (Nhiệt điện Phả Lại) lãi 157 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ. Tương tự, QTP (Nhiệt điện Quảng Ninh) ghi nhận sản lượng tăng 8.4%, giúp Doanh nghiệp lãi ròng 227 tỷ đồng, hơn cùng kỳ 57%.
Tuy nhiên, quý 1 cũng chứng kiến sự đi xuống bất ngờ của 2 cái tên lớn là PGV (EVNGenco3) và NT2 (Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2). Trong đó, PGV lỗ tới 655 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 620 tỷ đồng), cũng là đơn vị lỗ nặng nhất toàn ngành. Thứ “gieo sầu” cho họ là khoản lỗ tỷ giá tới hơn 617 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 172 tỷ đồng).
Khoản lỗ tỷ giá gieo sầu cho PGV trong quý 1/2024
NT2 gây ngỡ ngàng khi lỗ ròng 158 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 234 tỷ đồng). Doanh nghiệp không ghi rõ nguyên nhân, chỉ thông báo sản lượng điện rơi sâu so với cùng kỳ (151 triệu kWh so với hơn 1 tỷ kWh tại quý 1/2023). Khoản lỗ của NT2 cũng là một phần nguyên nhân khiến công ty mẹ là POW (PV Power) rơi gần 50% lợi nhuận quý 1, chỉ đạt 278 tỷ đồng.
Điện tái tạo: Biến động
Với đặc trưng là một nguồn nhiều biến động, nhóm điện tái tạo có sự phân hóa trong kết quả quý 1.
GEG (Điện Gia Lai), sau những quý đi lùi, đã có thể mỉm cười với khoản lợi nhuận 90 tỷ đồng trong quý 1, tăng trưởng 40%. Doanh thu cũng ghi nhận tăng 35%, lên 739 tỷ đồng; trong đó 61% là doanh thu từ điện gió.
Sau nhiều quý sụt giảm, GEG đã có thể mỉm cười
Phía GEG giải thích, doanh thu tăng mạnh nhờ nhà máy Điện gió Tân Phú Đông 1 đi vào vận hành từ tháng 6/2023 và được chấp thuận giá tạm 50%. Hơn nữa, đặc điểm điện gió trong khu vực sẽ thuận lợi vào các tháng đầu năm, nên đóng góp đáng kể vào doanh thu.
PC1 cũng là cái tên tăng lãi mạnh với khoản lợi nhuận 81 tỷ đồng (gấp 5.5 lần cùng kỳ). Tuy nhiên, doanh thu bán điện thực chất đi lùi 9%, đạt 355 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích vì mảng điện của Tập đoàn vận hành cả thủy điện và điện gió, mà tình hình thủy điện lại gặp khó khăn trong quý đầu năm.
HDG (Hà Đô) thì giảm lãi 27%, còn 221 tỷ đồng, với nguyên nhân chính do doanh thu mảng năng lượng giảm gần 24%. Tuy nhiên, cũng giống như PC1, mảng năng lượng của HDG cũng vận hành cả thủy điện, điện gió và điện mặt trời.
Châu An
FILI
Белая этикетка
API данных
Веб-плагины
Создатель Плакатов
План агентства
Риск потерь при торговле такими финансовыми инструментами, как акции, валюта, сырьевые товары, фьючерсы, облигации, ETF и криптовалюты, может быть значительным. Вы можете полностью потерять средства, размещенные у брокера. Поэтому вам следует тщательно взвесить, подходит ли вам такая торговля с учетом ваших обстоятельств и финансовых ресурсов.
Ни одно решение об инвестировании не должно приниматься без проведения тщательной проверки самостоятельно или без консультации с вашими финансовыми консультантами. Наш веб-контент может не подойти вам, поскольку мы не знаем ваших финансовых условий и инвестиционных потребностей. Наша финансовая информация может иметь задержку или содержать неточности, поэтому вы должны нести полную ответственность за любые ваши торговые и инвестиционные решения. Компания не несет ответственности за потерю вашего капитала.
Без разрешения сайта запрещается копировать графику, тексты или торговые марки сайта. Права интеллектуальной собственности на содержание или данные, включенные в этот сайт, принадлежат его поставщикам и торговцам.