أسعار السوق
أخبار
تحليل التداول
مستخدم
24/7
التقويم الاقتصادي
تعليم
البيانات
- الاسم
- أحدث قيمة
- السابق
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
لا توجد البينات المعلقة
أحدث المشاهدات
أحدث المشاهدات
الموضوعات الشائعة
لتعلم ديناميكيات السوق بسرعة ومتابعة تركيزات السوق في 15 دقيقة.
في عالم البشر، لن يكون هناك قول بلا موقف، ولا قول بلا غرض.
ويشكل التضخم وأسعار الصرف والاقتصاد القرارات السياسية التي تتخذها البنوك المركزية؛ تؤثر مواقف وكلمات مسؤولي البنك المركزي أيضًا على تصرفات المتداولين في السوق.
المال يجعل العالم يدور، والعملة هي سلعة دائمة. سوق الفوركس مليء بالمفاجآت والتوقعات.
المؤلفون الشائعون
استمتع بالأنشطة المثيرة، هنا في FastBull.
لديّ 5 سنوات من الخبرة في التحليل المالي ، لا سيما في جوانب التطورات الكلية وحكم الاتجاهات على المدى المتوسط والطويل. ينصب تركيزي بشكل يومي على التطورات في الشرق الأوسط والأسواق الناشئة والفحم والقمح والمنتجات الزراعية الأخرى.
آخر الأخبار العاجلة والأحداث المالية العالمية.
10 سنوات من الخبرة في سوق الأوراق المالية والعملات الأجنبية والمعادن الثمينة وغيرها من الخبرة في التداول والتحليل ، بناءً على الدعم الفني الأساسي ، المنحاز نحو منطق المعاملات من أعلى إلى أسفل ، مع التركيز على الدورة الكلية والتحكم في المخاطر ، والتنبؤ النظري للعرض والطلب متعدد الأغراض تغيرات الأسعار ، وتوازن تأثير المعاملات ، وتوزيع الرقائق ومعنويات السوق ، وثابت.
أحدث
استراتيجية التداول لعقود خيارات الفوركس
عند الاستثمار في عقود خيارات الفوركس، هناك مجموعة متنوعة من استراتيجيات التداول التي يمكن استعمالها، ما هو خيار الشراء + خيار البقعة وعقود خيارات البيع + عقود السوق الفوري،وكيفهما يساعدين للمستثمرين في تقليل المخاطر ورفع الفوائد؟
تداول الخيارات
خيارات الفوركس، وتسمى أيضا خيارات العملات،وهي تمثل المستثمرين الذين لديهم خيار إجراء تداول الفوركس في وقت معين في المستقبل بعد شراء الخيارات، ويمكن تقسيمها إلى نوعين: خيارات الشراء وخيارات البيع.وكيف نتجنب عن المخاطر باستخدام تداول الخيارات
العقود المستقبلية للفوركس (الجزء الثاني)
لأن تقلبات السعر المتكررة، كيف نقلل المخاطر بسبب تقلبات السوق باستخدام العقود المستقبلية للفوركس؟<br>بينما كيف نفهم الخصائص للعقود المستقبلية للفوركس ، أي فوائد عالية و مخاطر عالية؟
العقود المستقبلية للفوركس (الجزء الاول)
العقود المستقبلية للفوركس، وهي عقود قياسية لشراء أو بيع العملات بحجم وسعر متفق عليه في وقت محدد في المستقبل. كيف نستخدم العقود المستقبلية في الفوركس للتحوط والمضاربة؟
هونغ كونغ، الصين
فيتنام هوشي منه
دبي
نيجيريا لاغوس
القاهرة، مصر
عرض جميع نتائج البحث
لا توجد بيانات
لم تسجّل الدخول
سجل الدخول لعرض المزيد من الميزات
عضوية FastBull
ليس بعد
شراء
تسجيل الدخول
الاشتراك
هونغ كونغ، الصين
فيتنام هوشي منه
دبي
نيجيريا لاغوس
القاهرة، مصر
Vốn FDI vào sản xuất tăng mạnh, triển vọng nào cho cổ phiếu khu công nghiệp?
VnDirect kỳ vọng thị trường miền Bắc sẽ tiếp tục đón nguồn cung mới dồi dào khoảng 1.661ha trong giai đoạn 2024-2026
Trong 7 tháng năm 2024, vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng mạnh 15,7% so với cùng kỳ lên 12,65 tỷ USD. VnDirect kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút FDI mạnh mẽ nhờ chi phí cạnh tranh, vị trí gần Trung Quốc để hưởng lợi từ chiến lược Trung Quốc cộng 1 và cơ sở hạ tầng đã và đang được cải thiện rõ rệt.
VnDirect vừa có báo cáo cập nhật triển vọng cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp với điểm nhấn FDI sản xuất mạnh mẽ giúp tỷ lệ hấp thụ đất Khu công nghiệp cao và ngày càng tăng ở miền Bắc.
Trong giai đoạn 2019-2023, vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất tăng trưởng tích cực, giúp diện tích đất Khu công nghiệp hấp thụ gia tăng nhanh chóng và sau đó duy trì ở mức cao. Ước tính với vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất bình quân 19,3 tỷ USD (2019-2023), nhu cầu về đất công nghiệp để xây dựng nhà máy vào khoảng 580 - 965 triệu USD.
Trong 7 tháng năm 2024, vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng mạnh 15,7% so với cùng kỳ lên 12,65 tỷ USD. VnDirect kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút FDI mạnh mẽ nhờ chi phí cạnh tranh, vị trí gần Trung Quốc để hưởng lợi từ chiến lược Trung Quốc cộng 1 và cơ sở hạ tầng đã và đang được cải thiện rõ rệt.
Bức tranh tương phản về nguồn cung mới giữa hai thị trường sẽ tiếp tục hiện hữu trong năm 2024 và sẽ dần cải thiện từ năm 2025.
Số liệu từ JLL tổng diện tích đất Khu công nghiệp còn lại có thể cho thuê tại thị trường phía Bắc và phía Nam tính đến cuối quý 2/2024 là 6.393ha. Với diện tích hấp thụ trung bình là 1.392ha trong giai đoạn 2019-23, quỹ đất hiện tại có thể đáp ứng nhu cầu cho thuê trong 4-5 năm.
VnDirect kỳ vọng thị trường miền Bắc sẽ tiếp tục đón nguồn cung mới dồi dào khoảng 1.661ha trong giai đoạn 2024-2026, tập trung chủ yếu ở Hải Phòng với Khu công nghiệp Tiến Thanh và Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (KBC).
Trong khi đó, thị trường miền Nam tiếp tục có nguồn cung mới hạn chế trong năm nay và sẽ bắt đầu cải thiện từ năm 2025 khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực, giúp đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng. Kỳ vọng nguồn cung mới tại thị trường miền Nam trong giai đoạn 2024-2026 sẽ đạt hơn 2.000ha, chủ yếu đến từ Bình Dương với các dự án như: KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 3 (NTC), KCN VSIP 3 giai đoạn 2 và KCN Tân Lập 1 (PHR), KCN Cây Trường (BCM).
Trên cơ sở đó, công ty chứng khoán khuyến nghị cổ phiếu BCM với tiềm năng tăng giá lên tới 20,7% và PHR tiềm năng tăng giá trên 5%.
Với BCM, điểm nhấn là Khu công nghiệp Cây Trường được triển khai trong khi nguồn cung hạn chế tại Bình Dương. Bình Dương vẫn là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước với tổng vốn FDI đăng ký đứng thứ ba cả nước. Vốn FDI đăng ký vào Bình Dương giảm trong năm 2023 do thiếu quỹ đất Khu công nghiệp có thể cho thuê.
Do đó, kỳ vọng khu công nghiệp Cây Trường đi vào hoạt động từ Q3/25 sẽ có tỷ lệ lấp đầy tốt và trở thành động lực tăng trưởng doanh thu khu công nghiệp trong giai đoạn 2025-2026, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 45,2% trong 2024-2026.
VSIP liên tục mở rộng quỹ đất Khu công nghiệp khắp cả nước. Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, VSIP (liên doanh của BCM) đã khởi công xây dựng 6 Khu công nghiệp với tổng diện tích có thể cho thuê là 1.404 ha. Ước tính VSIP hiện chiếm 8,2% tổng quỹ đất khu công nghiệp cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng quỹ đất với diện tích có thể cho thuê mới khoảng 1.189 ha trong giai đoạn từ nửa cuối năm 2024-25. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp mới của VSIP sẽ được phát triển theo mô hình khu công nghiệp xanh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu từ FDI hiện nay.
VnDirect dự báo lợi nhuận ròng của VSIP giảm 6,6% so với cùng kỳ trong năm 2024, đạt 1.425 tỷ đồng do biên lợi nhuận gộp thấp hơn từ các Khu công nghiệp mới, sau đó tăng trưởng 24,9%/7,2% so với cùng kỳ trong năm 2025-2026 khi nhiều Khu công nghiệp bắt đầu bàn giao đất. VSIP và các công ty liên doanh, liên kết khác sẽ đóng góp tổng cộng 1.220 tỷ đồng/1.696 tỷ đồng trong năm 2024-2025, tương đương 51,4%/56,1% lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của BCM.
Kế hoạch phát hành cổ phiếu sẽ làm giảm áp lực đáo hạn nợ. BCM dự kiến phát hành 300 triệu cổ phiếu, huy động tối thiểu 15.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Trong đó, công ty dự kiến sử dụng hơn 5.000 tỷ đồng để trả nợ. Tại thời điểm cuối Quý 2/2024, tổng nợ vay của BCM là 21 nghìn tỷ đồng và áp lực đáo hạn trái phiếu sẽ cao trong năm 2026-2028.
Kỳ vọng BCM sẽ hoàn thành kế hoạch tăng vốn trong năm 2025, giúp công ty có tiền mặt để đáp ứng các khoản nợ đến hạn và triển khai các dự án. Việc phát hành này cũng giúp tăng tỷ lệ free float cho cổ phiếu khi tỷ lệ sở hữu của nhà nước dự kiến sẽ giảm từ 95% xuống 74%.
Với PHR, nguồn cung hạn chế sẽ hỗ trợ giá cao su cao. Mưa lớn ở Thái Lan - nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới - trong mùa cao điểm có thể khiến nước này không tích lũy đủ sản lượng cho năm 2024. Cùng với đó, nhu cầu cao su mạnh từ ngành công nghiệp ô tô kết hợp với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước do mưa lớn khiến Ấn Độ phải tăng nhập khẩu cao su.
Nguồn cung hạn hẹp sẽ hỗ trợ giá cao su cao. PHR kỳ vọng giá bán trung bình cả năm đạt 36,4 triệu đồng/tấn tăng 6,2% so với cùng kỳ. Tỉnh Bình Dương nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho Khu công nghiệp NTU3 và Tân Lập 1. Tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt giá đất cho Khu công nghiệp NTC 3, kỳ vọng dự án sẽ sớm khởi công trong nửa cuối năm 2024.
Đối với dự án Khu công nghiệp Tân Lập I, PHR kỳ vọng sẽ hoàn thành quy hoạch 1/2000 trong năm nay. Bên cạnh đó, quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt vào đầu tháng 8 msẽ tạo tiền đề để dự án này sớm được phê duyệt trong thời gian tới. Do đó, NTC 3 và Tân Lập I sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2024-2025. Dự báo lợi nhuận liên kết sẽ tăng 115,5%/40,9% so với cùng kỳ trong khi doanh thu Khu công nghiệp thay đổi -2,6%/+199,7% so với cùng kỳ trong năm 2024-2025.
Lợi nhuận doanh nghiệp địa ốc quý 2/2024: Người lãi nghìn tỷ, kẻ đi giật lùi
Thị trường bất động sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Giá cả bất động sản có xu hướng tăng nhẹ, chủ yếu do nhu cầu thực và nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn tồn tại một số thách thức như lãi suất cho vay tăng cao và pháp lý chưa tháo gỡ hoàn toàn.
Về tình hình kinh doanh của các công ty địa ốc trong quý 2 năm 2024 có sự phân hóa lợi nhuận rõ rệt. Có những “ông lớn” đạt mức lãi cao, trong khi đó nhiều doanh nghiệp khác lại ghi nhận kết quả khá khiêm tốn.
ĐUA NHAU BÁO LÃI HÀNG NGHÌN TỶ ĐỒNG
Nhìn vào bức tranh lợi nhuận ngành bất động sản, Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) đang là doanh nghiệp dẫn đầu khi thu về hơn vạn tỷ đồng. Cụ thể, trong kỳ, VHM báo lãi sau thuế đạt 10.608 tỷ đồng, tăng 8,8% so với quý 2/2023. Tuy nhiên do kết quả kinh doanh kém tích cực trong quý 1, luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, công ty thu về 36.429 tỷ đồng doanh thu thuần và 11.512 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Giải trình về kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý 2, VHM cho biết, doanh thu từ cung cấp dịch vụ tổng thầu xây dựng, tư vấn thiết kế và giám sát thi công tăng gấp 6,4 lần, đạt 7.554 tỷ đồng. Doanh thu cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản cũng tăng lên mức 780,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,4%.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 3,3 lần, đạt 8.124 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu đến từ hợp đồng hợp tác đầu tư và kinh doanh với 6.314 tỷ đồng, gấp 45,2 lần cùng kỳ quý 2/2023.
Cũng có một kỳ kinh doanh khởi sắc, Công ty Cổ phần Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE) ghi nhận doanh thu thuần quý 2/2024 đạt 2.478 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về cơ cấu, doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 466,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần. Ở chiều ngược lại, doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp các dịch vụ liên quan giảm nhẹ 0,2%, về mức 1.939 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ chi phí, Vincom Retail báo lãi sau thuế đạt 1.021 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng quý 2/2023. Đáng chú ý, đây là quý đầu tiên Vincom Retail hoạt động với vai trò không còn công ty con của Vingroup, sau khi tập đoàn này thoái phần lớn vốn khỏi công ty hồi tháng 4.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, Vincom Retail bỏ túi 4.733 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 4%, lên mức 2.024 tỷ đồng.
Giải trình về biến động kết quả kinh doanh so với quý trước, VRE cho biết, doanh thu quý 2/2024 tăng do doanh thu từ việc bàn giao nhà phố thương mại của dự án Đông Hà Quảng Trị tăng 270 tỷ đồng.
Không đạt mức lãi nghìn tỷ, nhưng Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã chứng khoán: NHA) mang về 60,7 tỷ đồng doanh thu trong quý 2/2024, tăng 241% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 29,3 tỷ đồng, tăng 22.409% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo NHA, công ty ghi nhận doanh thu quý 2/2024 với trên 90% là từ hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, quý 2/2023, doanh thu của NHA chỉ đến từ hoạt động xây dựng và cung cấp dịch vụ. Do doanh thu quý này tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đồng thời biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh bất động sản cao hơn nhiều so với các hoạt động khác nên lợi nhuận gộp giữa hai kỳ báo cáo có sự chênh lệch lớn.
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả lợi nhuận sau thuế quý 2/2024 tăng hơn 29 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế từ đầu năm đến nay, doanh thu thuần NHA ghi nhận ở mức 95 tỷ đồng tăng mạnh so với con số 37,7 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 là 41 tỷ đồng, tăng tăng gần 51 lần so với cùng kỳ năm trước.
Còn Công ty Cổ phần Long Hậu (mã chứng khoán: LHG) - ông lớn bất động sản khu công nghiệp báo lãi tăng 132% so với cùng kỳ, đạt gần 68 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu thuần của công ty đạt 162 tỷ đồng, tăng 141% so với quý 2/2023.
Luỹ kế 2 quý đầu năm 2024, doanh thu thuần LHG đạt 238 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 182 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 99,3 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
VẪN PHẢNG PHẤT GAM MÀU TRẦM
Bên cạnh các công ty địa ốc “bội thu” với những con số lợi nhuận ấn tượng, một số doanh nghiệp khác lại đang “chật vật” trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn cử, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) báo lãi sau thuế đạt 159,8 tỷ đồng trong quý 2/2024, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ hơn 65 tỷ đồng của quý 1, song vẫn thấp hơn 30,9% so với cùng kỳ quý 2/2023. Còn doanh thu thuần sụt giảm 73,5% so với cùng kỳ, về mức 252,2 tỷ đồng.
Giải trình kết quả kinh doanh, NLG cho biết, doanh thu thuần quý 2/2024 đạt 252 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu chủ yếu trong quý đến từ doanh thu bán nhà ở và căn hộ. Lợi nhuận sau thuế của NLG trong quý 2 giảm chủ yếu do giảm doanh thu so với cùng kỳ.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của Nam Long chỉ đạt 56,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là94,8 tỷ đồng, giảm lần lượt 61,5% và 61,7% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù doanh thu hoạt động cốt lõi suy giảm, song Nam Long ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quý 2/2024 tăng đột biến gấp 6,1 lần, lên mức 249,9 tỷ đồng. Theo báo cáo thuyết minh, khoản doanh thu này đến từ việc bán bớt cổ phần của dự án Paragon Đại Phước trị giá 230,6 tỷ đồng, đóng góp vào lợi nhuận quý 2/2024 của doanh nghiệp.
Tương tự Nam Long, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2/2024 giảm 5,5 lần so với cùng kỳ, chỉ đạt đạt gần 50 tỷ đồng.
Về doanh thu thuần đạt 8,3 tỷ đồng tăng 232% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế từ đầu năm đến hết quý 2/2024, doanh thu thuần của Phát Đạt ghi nhận ở mức 170 tỷ đồng, giảm nhẹ 24 tỷ đồng so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 102 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chung xu hướng đi lùi, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã chứng khoán: NTC) đạt 65,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 75,5 tỷ đồng. Luỹ kế từ đầu năm đến quý 2/2024, lợi nhuận sau thuế của NTC đạt 131 tỷ đồng, giảm nhẹ 24 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, NTC ghi nhận doanh thu thuần ở mức 67 tỷ đồng, tăng nhẹ 7 tỷ đồng so với quý 2/2023. Trong đó, doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư là 60,2 tỷ đồng; doanh thu cung cấp dịch vụ gần 6 tỷ đồng… Luỹ kế nửa năm 2024, doanh thu thuần của NTC đạt 123,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Cái tên tiếp theo là Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC). Quý 2/2024, KBC có doanh thu thuần đạt gần 892 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 237 tỷ đồng, lần lượt giảm 62% và 76% so với cùng kỳ năm trước.
Giải trình về lợi nhuận giảm, “ông lớn” khu công nghiệp miền Bắc cho biết nguyên nhân là do trong kỳ công ty giảm ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh khu công nghiệp so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm 20%, còn hơn 109 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Kinh Bắc đạt 1.044 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 1.921 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng giảm 77% và 92% so với nửa đầu năm 2023.
KỲ VỌNG TỪ 3 BỘ LUẬT
Nhìn chung dù vẫn còn nhiều khó khăn, song các doanh nghiệp bất động sản đã có lãi trở lại sau khoảng thời gian đầy khó khăn. Nhiều chuyên gia kỳ vọng, khi 3 bộ luật lớn là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, thị trường và doanh nghiệp bất động sản sẽ phục hồi hơn nữa.
Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nếu các bộ luật liên quan tới thị trường bất động sản có hiệu lực sớm về mặt thời gian sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi của ngành bất động sản, thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung.
Tuy nhiên, ông Thành cũng nhấn mạnh, để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi, cần đẩy nhanh việc hoàn thành các Nghị định trên cơ sở đảm bảo nội dung chất lượng, bám sát thị trường.
Về vấn đề này, TS. Nguyễn Minh Phong, Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Ban tuyên truyền lý luận Báo Nhân Dân; Nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản là ba bộ luật có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng với sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.
Trong đó Luật Đất đai được xem là nền tảng, cơ sở của hai Bộ luật còn lại. Khi ba Bộ luật chính thức có hiệu lực sẽ tạo điều kiện tháo gỡ pháp lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của thị trường, góp phần đẩy nhanh các thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người dân về giải phóng mặt bằng, đồng thời các quy định mới trong luật cùng góp phần tạo sân chơi rộng hơn, minh bạch hơn.
Song vị Tiến sĩ cũng nhận định, có hai vấn đề cần hết sức lưu ý. Thứ nhất, có thể giá bán bất động sản sẽ tăng lên vì các quy định tính giá đất theo giá thị trường. Điều này sẽ khiến cho việc tiếp cận bất động sản của người dân gặp khó khăn hơn. Thứ hai, chắc chắn sẽ phát sinh những điểm trống, bất cập cần lưu ý để giải quyết.
Phân tích PHR - Một cổ phiếu ngành cao su có điểm mua tốt
Nếu nhà đầu tư thường đánh giá và tham gia cổ phiếu dựa trên yếu tố là có câu chuyện cơ bản tốt và giá của cổ phiếu cũng đang có một xu hướng tăng tốt trong trung dài hạn thì không thể bỏ qua mã cổ phiếu PHR. Cùng tìm hiểu câu chuyện và tiềm năng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024 của doanh nghiệp này nhé!
Nội dung chính:
Phần 1: Tình hình kinh doanh
Phần 2: Triển vọng đầu tư PHR
Phần 3: Chiến lược đầu tư PHR
***
► Phần 1: Tình hình kinh doanh:
PHR làm gì? PHR là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam GVR với tỷ lệ sở hữu là 66.6%. Vậy doanh thu chính của PHR có phải đến từ ngành cao su? Đây là cơ cấu doanh thu của PHR 6 tháng đầu năm 2024:
PHR hiện đang đầu tư, quản lý và khai thác vườn cây cao su với tổng diện tích hơn 12.900ha. Và tương tự như xu hướng những doanh nghiệp cao su khác, doanh nghiệp này cũng có kế hoạch chuyển đổi đất trồng cao su của mình thành đất khu công nghiệp, vì một số lợi ích (Mảng BĐS KCN có biên lợi nhuận cao hơn mảng Cao su; Tiết kiệm thời gian và chi phí giải phóng mặt bặt hơn so với những khu đất khác; Nhận được những khoản tiền đột biến khi bàn giao đất).
Tình hình hoạt động kinh doanh của PHR đang như thế nào?
Doanh thu & lợi nhuận của PHR có xu hướng tăng trưởng mạnh vào nửa cuối năm – thời điểm khai thác cao su tốt nhất:
Biên lợi nhuận có sự cải thiện. Biên lợi nhuận ròng có những giai đoạn tăng mạnh từ việc ghi nhận lợi nhuận đột biến khi nhận tiền đền bù đất:
Vì tính chất mùa vụ - PHR thường tăng trưởng doanh thu vào nửa cuối năm nên nhà đầu tư phải so sánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với kết quả của cùng kỳ năm trước. Nửa cuối năm 2023 PHR đạt kết quả kinh doanh cao như vậy, liệu cuối năm nay có thể bứt phá hơn không?
Mời Anh Chị xem tiếp nội dung Triển vọng đầu tư PHR & chiến lược đầu tư cổ phiếu này trong video dưới đây:
Cổ tức từ các công ty đầu tư bên ngoài nhận được ít hơn là nguyên nhân chính khiến lãi ròng quý 2/2024 của CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên N giảm 13% so với cùng kỳ.
Quý 2/2024, NTC ghi nhận doanh thu thuần 67 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao nên sau khấu trừ, lãi gộp còn hơn 42 tỷ đồng, giảm 2%. Qua đó, biên lãi gộp giảm từ 71% xuống còn 63%.
Doanh thu tài chính giảm 18% còn hơn 47 tỷ đồng, do cổ tức từ các công ty đầu tư bên ngoài ít hơn khoảng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Nguồn: NTC
Mặt khác, tổng chi phí trong kỳ tăng 8% lên 12 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay 1.4 tỷ đồng, giảm 12%. Sau cùng, Nam Tân Uyên đạt lãi ròng gần 66 tỷ đồng, giảm 13%.
Với kết quả này, lũy kế 6 tháng, NTC mang về doanh thu thuần gần 124 tỷ đồng, tăng 5%; trong khi lãi ròng gần 131 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ.
Nguồn: VietstockFinance
Năm 2024, NTC đặt chỉ tiêu doanh thu hoạt động kinh doanh cao kỷ lục từ khi giao dịch trên UPCoM cuối năm 2016, đạt hơn 563 tỷ đồng, gấp 2.4 lần năm 2023; trong khi lãi sau thuế hơn 278 tỷ đồng, kém 7%. So với kế hoạch, Doanh nghiệp thực hiện được lần lượt 22% và 47% sau 6 tháng.
Công ty cũng lên kế hoạch cho thuê 90ha đất KCN và 20,000m2 nhà xưởng xây sẵn trong năm 2024.
Điểm nhấn trong kết quả kinh doanh đến từ khoản vay tài chính ngắn hạn khi NTC đã trả nợ cho ngân hàng Vietcombank (VCB) gần 186 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, còn lại hơn 90 tỷ đồng (tính đến ngày 30/06/2024).
Theo đó, tính tới cuối tháng 6/2024, nợ phải trả của khu công nghiệp này còn gần 3,400 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm; với phần lớn là doanh thu chưa thực hiện hơn 2,968 tỷ đồng, chiếm 87% tổng nợ.
Tổng tài sản cũng giảm 2%, còn 4,493 tỷ đồng. Trong đó, Nam Tân Uyên có khoảng 1,525 tỷ đồng đang cất tại ngân hàng, chiếm 34% tổng tài sản. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang gần 172 tỷ đồng, không đổi so với đầu năm, tập trung lớn tại dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng - giai đoạn 2.
Nguồn: NTC
Thanh Tú
FILI
NTC: Ngọn lửa bao trùm trong KCN Nam Tân Uyên
Công an tỉnh Bình Dương đã điều động 100 cán bộ chiến sĩ cùng 17 xe chữa cháy được huy động tại chỗ và điều động từ các KCN, các huyện thị liền kề tới hỗ trợ chữa cháy nhà xưởng trong KCN Nam Tân Uyên.
Sáng 4-7, Phòng Cảnh sát phòng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Bình Dương cho biết vẫn đang phối hợp cùng lực lượng chức năng làm rõ nguyên nhân và thống kê thiệt hại vụ cháy xảy ra tại TP Tân Uyên.
Cháy nhà xưởng trong KCN Nam Tân Uyên
Vụ cháy xảy ra tại nhà xưởng cho thuê M2 thuộc Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên, có địa chỉ tại đường D2, N2, KCN Nam Tân Uyên (phường Khánh Bình, TP Tân Uyên).
Tổng diện tích nhà xưởng khoảng 6.000m2, trong đó diện tích bị cháy khoảng 2.000m2.
Thời điểm cháy là vào khoảng 22 giờ 30 phút ngày 3-7, ngọn lửa bùng cháy sáng rực, kèm theo nhiều tiếng nổ lớn, có nhiều công nhân đi làm ca đêm về hiếu kỳ đứng xem.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, đây là nhà xưởng dạng kết cấu khung thép, kèo thép, mái tôn, vách tôn. Chất cháy chủ yếu là gỗ, bao bì, vải...
Xe chữa cháy tiếp cận hiện trường
Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã điều động 100 cán bộ chiến sĩ cùng 17 xe chữa cháy được huy động tại chỗ và điều động từ các KCN, các huyện thị liền kề tới hỗ trợ chữa cháy.
Đại tá Nguyễn Thanh Điệp, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, trực tiếp chỉ huy chữa cháy tại hiện trường. Đám cháy đã được khống chế và sau đó được dập tắt hoàn toàn.
Lực lượng chức năng đã khống chế được đám cháy, không để lan rộng
Tuy nhiên, nhiều diện tích nhà xưởng đã bị cháy hư hỏng nặng. Vụ cháy không gây thiệt hại về người.
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG S thông báo chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/07/2024.
SIP dự kiến phát hành gần 27.3 triệu cp để trả cổ tức năm 2023 - tương ứng tỷ lệ thực hiện 100:15, tức cổ đông sở hữu 100 cp được nhận thêm 15 cp mới. Nếu thành công, vốn điều lệ của Doanh nghiệp sẽ tăng từ hơn 1,818 tỷ đồng lên gần 2,091 tỷ đồng, tương đương hơn 209 triệu cp.
Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (gần 1,382 tỷ đồng) tại thời điểm 31/12/2023 theo BCTC năm 2023 đã được kiểm toán của SIP.
Tính tới ngày 31/03/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Đô Thị An Lộc là cổ đông lớn nhất của SIP khi sở hữu 19.93% vốn, tiếp đến là ông Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT nắm 10.27%, CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên N nắm 9.06% và ông Lư Thanh Nhã - Tổng Giám đốc SIP sở hữu 7.52%.
Trong đợt trả cổ tức 2023 tới, các cổ đông trên sẽ nhận được lần lượt hơn 5.4 triệu cp, gần 2.8 triệu cp, gần 2.5 triệu cp và hơn 2 triệu cp SIP.
Nguồn: VietstockFinance
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua, SIP đã thông qua việc chia cổ tức năm 2023 với tổng tỷ lệ 31%, trong đó trả bằng tiền tỷ lệ 16% (đã thanh toán với số tiền gần 291 tỷ đồng) và cổ phiếu tỷ lệ 15% như thông tin trên. Năm 2024, SIP dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ tối thiểu 10%.
Từ năm 2019 đến nay, SIP duy trì trả cổ tức đều đặn cho cổ đông với tỷ lệ dao động từ 19-90% bằng tiền hoặc cổ phiếu; trong đó năm 2022 có tổng tỷ lệ cao nhất 90%.
Phát hành 1.4 triệu cp ESOP giá 0 đồng
Ngày 01/07, HĐQT SIP thông qua ban hành quy chế phát hành hơn 1.4 triệu cp (tỷ lệ 0.8% trên số cổ phiếu lưu hành) theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 0 đồng, dự kiến thực hiện trong quý 2-3/2024.
SIP cho biết mục đích phát hành để thưởng cổ phiếu cho cán bộ nhân viên nhằm gắn kết lợi ích nhân viên với Công ty.
Về hoạt động kinh doanh, SIP đặt kế hoạch 2024 với doanh thu hợp nhất gần 5,388 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 793 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và 21% so với thực hiện 2023. Kế hoạch cho thuê 47ha đất KCN và 4.3ha diện tích nhà xưởng trong năm 2024, với phần lớn nằm tại KCN Phước Đông.
Tính đến cuối năm 2023, tổng 4 khu công nghiệp (KCN) của SIP còn hơn 1,000ha diện tích đất thương phẩm chưa cho thuê và đã cho thuê gần 1,400ha đất KCN, đạt tỷ lệ lấp đầy 57.4%. Trong đó, KCN Phước Đông còn quỹ đất lớn nhất với hơn 770ha.
Các KCN và quỹ đất của SIP thời điểm 31/12/2023Nguồn: SIP
KQKD SIP từ năm 2019-2023
Khép lại quý đầu năm 2024, SIP ghi nhận doanh thu thuần hơn 1,826 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ và lãi sau thuế gần 258 tỷ đồng, tăng 44%. So với kế hoạch năm, SIP đi được lần lượt 34% và 33%.
Kết phiên 03/07, giá cổ phiếu ở mức 92,500 đồng/cp, tăng 46% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân đạt gần 356 ngàn cp/phiên.
Diễn biến giá cổ phiếu SIP từ đầu năm 2023
Thanh Tú
FILI
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của GVR đã thông qua việc bầu thay thế một số Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát, trong đó có sự xuất hiện của Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TPHCM Nguyễn Đông Phong. Lãnh đạo GVR cũng đưa ra nhận định về giá bán cao su hiện đang thuận lợi hơn cùng kỳ năm trước.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của GVR diễn ra sáng ngày 17/06/2024. Nguồn: Ảnh chụp màn hình
“Giá bán cao su năm nay đang thuận lợi hơn cùng kỳ”
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 sáng ngày 17/06, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP Trần Công Kha cho hay do Tập đoàn đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 cuối tháng 3 và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 cũng như giải đáp các thắc mắc của cổ đông nên mục đích đại hội lần này chỉ nhằm thông qua một số vấn đề còn lại, bao gồm miễn nhiệm và bầu mới Thành viên HĐQT, Thành viên BKS.
Chia sẻ về kế hoạch triển khai các khu công nghiệp, vị Chủ tịch cho biết GVR đang báo cáo và trình các cấp có thẩm quyền để xin ưu tiên cho Tập đoàn và các công ty thành viên làm chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên đất cao su mà Tập đoàn đang quản lý nhưng diện tích bao nhiêu vẫn cần sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
Về khu công nghiệp Nam Tân Uyên, GVR đang triển khai theo kế hoạch đã được phê duyệt và trình UBND tỉnh Bình Dương về các thủ tục liên quan. Đối với khu công nghiệp Minh Hưng 3 và khu công nghiệp Rạch Bắp giai đoạn 2 đang được trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về liên doanh Visorutex, theo lãnh đạo, hiện đã hết thời gian hoạt động theo nghị định thư của hai Chính phủ (trước đây giữa Việt Nam và Liên Xô) và đang báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Thông tin cụ thể sẽ được thông báo lại sau cho các cổ đông.
Đến nay, GVR tiêu thụ 150 ngàn tấn, đạt khoảng 29% so với kế hoạch. Giá bán bình quân khoảng 38.4 triệu đồng/tấn. Giá bán năm nay đang thuận lợi hơn, cao hơn khoảng 6 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ. “Đây là tín hiệu đáng mừng”, ông Kha nói.
Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TPHCM làm Thành viên độc lập HĐQT
Đại hội lần này bầu ông Đỗ Hữu Phước làm Thành viên HĐQT và ông Nguyễn Đông Phong làm Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời chấp thuận ông Phạm Văn Hỏi Em làm Trưởng BKS thay vị trí của ông Đỗ Khắc Thăng.
Ông Đỗ Hữu Phước (sinh năm 1968) tham gia vào Tập đoàn cao su từ năm 2003 và được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc từ năm 2022. Hiện ông đại diện 12.9% phần vốn của Nhà nước và là người đại diện vốn của GVR tại các công ty gồm CTCP Gỗ MDF VRG Dongwha, CTCP Gỗ MDF VRG Kiên Giang, CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên và Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
Ông Nguyễn Đông Phong (1960) hiện đang là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TPHCM; còn ông Phạm Văn Hỏi Em (1975) làm Kế toán trưởng GVR từ năm 2020.
Ông Đỗ Khắc Thăng (cầm hoa) thôi làm Trưởng BKS nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Ông Đỗ Hữu Phước (cầm hoa) trúng cử làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Ông Nguyễn Đông Phong (cầm hoa) được bầu làm Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Tại đại hội bất thường cuối tháng 3, Tập đoàn đặt mục tiêu 25 ngàn tỷ đồng doanh thu và thu nhập khác; kỳ vọng mang về 3.4 ngàn tỷ đồng lãi sau thuế. Kế hoạch này chỉ đi ngang so với thực hiện năm ngoái. Doanh nghiệp cao su dự tính đầu tư và phát triển hơn 1.1 ngàn tỷ đồng và chia cổ tức 3% vốn điều lệ.
Quý 1/2024, GVR ghi nhận gần 4.9 ngàn tỷ đồng tổng doanh thu và 475 tỷ đồng lãi ròng; trong khi doanh thu tăng 3.8% so với cùng kỳ thì lãi giảm 13.5% do thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa phương kỳ này giảm so với kỳ trước, qua đó đi được lần lượt 20% và 14% chặng đường doanh thu và lãi sau thuế kế hoạch.
Đại hội khi đó cũng đã miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với ông Phạm Văn Thành và Huỳnh Văn Bảo do nghỉ hưu theo chế độ; miễn nhiệm Thành viên độc lập HĐQT đối với ông Phan Mạnh Hùng theo đơn từ nhiệm.
Ngoài ra, Tập đoàn cao su đã thông qua chỉ tiêu chiến lược, kế hoạch chủ yếu cho giai đoạn 2026-2030. Cụ thể, GVR sẽ nâng tỷ trọng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chính (gồm trồng, chế biến, kinh doanh cao su, chế biến gỗ nhân tạo, sản phẩm công nghiệp cao su, kinh doanh khu công nghiệp/cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao) đạt 95% đến năm 2030; lợi nhuận chiếm 70-80%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này dự kiến 5-6%/năm.
Tử Kính
FILI
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
صانع ملصقات مجاني قابل للتخصيص
برنامج التابعة لها
يمكن أن تكون مخاطر الخسارة كبيرة عند تداول الأصول المالية مثل الأسهم أو العملات الأجنبية أو السلع أو العقود الآجلة أو السندات أو صناديق الاستثمار المتداولة أو العملات المشفرة. قد تتعرض لخسارة كامل الأموال التي تودعها لدى شركة الوساطة. لذلك، يجب أن تفكر مليًا فيما إذا كانت هذه التجارة مناسبة لك في ضوء ظروفك ومواردك المالية.
لا ينبغي الاقدام على الاستثمار دون إجراء التدقيق و الأبحاث اللاّزمة أو التشاور مع مستشاريك الماليين. قد لا يناسبك محتوى موقعنا ، لأننا لا نعرف حالتك المالية واحتياجاتك الاستثمارية. من المحتمل أن معلوماتنا المالية قد يكون لها زمن انتقال أو تحتوي على معلومات غير دقيقة، لذلك يجب أن تكون مسؤولاً بالكامل عن أي من معاملاتك وقراراتك الاستثمارية. لن تكون الشركة مسؤولة عن خسارة أي من أموالك.
بدون الحصول على إذن من موقع الويب، لا يُسمح لك بنسخ رسومات الموقع أو النصوص أو العلامات التجارية. حقوق الملكية الفكرية في المحتوى أو البيانات المدرجة في هذا الموقع مملوكة لمزوديها و بورصات التداول.