Kutipan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalender Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Nilai Terbaru
- Sblm.
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
Tidak Ada Data Yang Cocok
Opini Terbaru
Opini Terbaru
Topik Populer
Untuk mempelajari dinamika pasar dengan cepat dan mengikuti fokus pasar dalam 15 menit.
Di dunia umat manusia, tidak akan ada pernyataan tanpa pendirian apa pun, dan tidak akan ada ucapan tanpa tujuan apa pun.
Inflasi, nilai tukar, dan perekonomian membentuk keputusan kebijakan bank sentral; Sikap dan perkataan pejabat bank sentral juga mempengaruhi tindakan para pedagang pasar.
Uang membuat dunia berputar dan mata uang adalah komoditas permanen. Pasar forex penuh dengan kejutan dan ekspektasi.
Kolumnis Teratas
Nikmati kegiatan menarik, di sini di FastBull.
Berita terbaru dan peristiwa keuangan global.
Saya memiliki pengalaman 5 tahun dalam analisis keuangan, terutama dalam aspek perkembangan makro dan penilaian tren jangka menengah dan panjang. Fokus saya terutama pada perkembangan Timur Tengah, pasar negara berkembang, batu bara, gandum, dan produk pertanian lainnya.
Saya bekerja sebagai analis di perusahaan broker forex ternama dan telah berkecimpung di industri keuangan selama 10 tahun, melibatkan forex, futures dan saham. Saya sangat ahli dalam menganalisis dan menginterpretasikan pasar menggunakan data fundamental.
Terbaru
Peringatan Risiko dalam Perdagangan Saham HK
Terlepas dari kerangka hukum dan peraturan Hong Kong yang kuat, pasar sahamnya masih menghadapi risiko dan tantangan yang unik, seperti fluktuasi mata uang karena patokan dolar Hong Kong terhadap dolar AS dan dampak perubahan kebijakan dan kondisi ekonomi Tiongkok daratan terhadap saham Hong Kong.
Biaya dan Pajak Perdagangan Saham HK
Biaya perdagangan di pasar saham Hong Kong meliputi biaya transaksi, bea materai, biaya penyelesaian, dan biaya konversi mata uang untuk investor asing. Selain itu, pajak mungkin berlaku berdasarkan peraturan setempat.
Industri Barang Konsumsi Non-Pokok HK
Pasar saham Hong Kong mencakup sektor konsumsi non-esensial seperti otomotif, pendidikan, pariwisata, katering, dan pakaian jadi. Dari 643 perusahaan yang terdaftar, 35% berasal dari Cina daratan, yang merupakan 65% dari total kapitalisasi pasar. Dengan demikian, pasar ini sangat dipengaruhi oleh ekonomi Tiongkok.
Industri Real Estat HK
Dalam beberapa tahun terakhir, pangsa sektor real estat dan konstruksi di indeks saham Hong Kong telah menurun. Namun demikian, pada tahun 2022, sektor ini masih memiliki sekitar 10% pangsa pasar, yang mencakup pengembangan real estat, teknik konstruksi, investasi, dan manajemen properti.
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Lihat Semua
Tidak ada data
Tidak Masuk
Masuk untuk mengakses lebih banyak fitur
Anggota FastBull
Belum
Pembelian
Masuk
Daftar
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
7 DN sắp trả cổ tức bằng tiền, cao nhất 35%
Thêm 7 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông
1. CTCP Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ (Mã PSP):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 27/11/2024
- Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 2% (200 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 27/12/2024
2. CTCP Thủy điện Hủa Na (Mã HNA):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2024
- Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 10% (1.000 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 18/12/2024
3. CTCP Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí biển PTSC (POS):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 2/12/2024
- Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 10% (1.000 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 13/12/2024
4. CTCP Điện Gia Lai (Mã GEG):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 2/12/2024
- Tỷ lệ cổ tức năm 2024 bằng tiền cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức chuyển đổi: 6,2424% (624,24 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 16/12/2024
5. CTCP May Sông Hồng (MSH):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 2/12/2024
- Tỷ lệ cổ tức tạm ứng năm 2024: 35% (3.500 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 20/12/2024
6. CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã HTL):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 2/12/2024
- Tỷ lệ cổ tức đợt 1 năm 2024: 35% (3.500 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 18/12/2024
7. CTCP Cấp nước Cà Mau (Mã CMW):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 4/12/2024
- Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 5,14% (514 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 25/12/2024
CTCP Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí Biển PTSC P có kế hoạch trả cổ tức năm 2023 bằng tiền theo tỷ lệ 10% (1 cp được nhận 1,000 đồng), trong đó Công ty mẹ là PVS hưởng lợi lớn nhất.
Với 40 triệu cp đang lưu hành, ước tính POS cần chi 400 tỷ đồng cho đợt cổ tức này.
Cơ cấu sở hữu của POS khá cô đặc, với Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS) là công ty mẹ sở hữu trực tiếp 84.95% vốn, dự kiến thu về 339.8 tỷ đồng. Một cổ đông lớn khác là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) nắm 8.76% vốn cũng sẽ nhận về hơn 35 tỷ đồng.
POS là có lịch sử trả cổ tức bằng tiền đều đặn mỗi năm. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, các cổ đông của POS cũng đã thông qua kế hoạch cổ tức theo tỷ lệ 8% (800 đồng/cp) cho năm 2024.
POS có lịch sử trả cổ tức đều đặnĐvt: Đồng/cpNguồn: VietstockFinance
Ngày 28/09/2007, POS được thành lập trên cơ sở quyết định của HĐQT PVS và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 05/10/2007.
Đây là Công ty thành viên trực thuộc PVS, thành lập trên cơ sở tách từ Công ty PTSC Production Services, với chức năng chính cung cấp các dịch vụ đấu nối, chạy thử, vận hành và bảo dưỡng cho các công trình dầu khí và công nghiệp khác. Tên giao dịch quốc tế của Công ty là PTSC Offshore Services JSC (POS), trụ sở chính đặt tại cảng Hạ Lưu PTSC, 65A đường 30/4, phường Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu.
Về bức tranh kinh doanh, POS trải qua quý 3/2024 với nhiều cung bậc thăng trầm.
Cụ thể, doanh thu thuần tăng 14% so với cùng kỳ, đạt gần 437 tỷ đồng, thậm chí biên lãi gộp cải thiện mạnh từ 3.1% lên 6.1%, giúp Công ty lãi gộp gần 27 tỷ đồng, tăng 125%.
Tuy nhiên, do tác động của tỷ giá theo chiều hướng tiêu cực khiến hiệu quả hoạt động tài chính giảm sút, kéo theo lãi ròng Công ty chỉ nhỉnh hơn 15 tỷ đồng, giảm 25%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, POS mang về 1,427 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 68 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 28% và 65% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng năm 2024 của POS Đvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
Huy Khải
FILI
Thời gian qua, triển khai thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 08/4/2024 về chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn TP. Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và Chuyển đổi số thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử không dùng tiền mặt với việc thanh toán tiền điện, tiền nước, thanh toán học phí, viện phí,… Theo đó, việc thanh toán trực tuyến các dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại, du lịch từng bước phát triển.
Một trong những mô hình thanh toán không dùng tiền mặt điển hình tại TP. Cần Thơ là mô hình chợ 4.0. Theo đó, đến tháng 6/2024, thành phố đã thực hiện thí điểm mô hình chợ 4.0 tại trên địa bàn tất cả 9/9 quận, huyện. Bên cạnh đó, hiện có 03 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tham gia với tổng số lượng chợ trên địa bàn thành phố đã công bố chợ 4.0 là 20/78 chợ có phân hạng. Số lượng tiểu thương tại các chợ 4.0 tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt từ 10% đến 15% tùy theo vị trí từng chợ (chợ trung tâm hay chợ ở ngoại ô, nông thôn). Tỷ lệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ 4.0 có bước tăng trưởng trong 06 tháng đầu năm 2024, hiện nay chiếm khoảng 25% - 30% trong tổng số các giao dịch mua bán.
Đồng thời, trên địa bàn thành phố cũng đã triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đến 13 siêu thị, 05 trung tâm thương mại và 169 cửa hàng tiện lợi kinh doanh theo chuỗi. Đến tháng 06/2024, 100% các đơn vị này đều đã triển khai áp dụng chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại các siêu thị chỉ đạt khoảng 35% - 40%, tại các cửa hàng tiện lợi chỉ đạt khoảng 16% đến 20%.
Ngoài ra, thành phố còn đang đẩy mạnh triển khai dịch vụ thanh toán điện tử không dùng tiền mặt đối với một số dịch vụ như: thanh toán tiền điện, tiền nước, thanh toán học phí, viện phí, các dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại, du lịch cũng từng bước phát triển, cụ thể:
Đối với lĩnh vực y tế, thành phố đang triển khai thí điểm Hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn thành phố tại 106 cơ sở y tế, kết quả đến tháng 06/2024 có 101 cơ sở đã liên thông được dữ liệu khám chữa bệnh vào phần mềm hồ sơ sức khỏe với tổng số nhân khẩu được tạo lập hồ sơ sức khỏe đạt 99%. Hiện tại, có 20/20 cơ sơ khám chữa bệnh do Sở Y tế quản lý đã triển khai dịch vụ đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt để người dân có thể lựa chọn hình thức đăng ký khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khi khám chữa bệnh.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT TP. Cần Thơ đang triển khai thí điểm Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh phục vụ công tác quản lý, điều ngành trong ngành GD&ĐT. Đến nay, có 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt.
Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Cần Thơ được giao tại Kế hoạch số 76/KH-UBND, UBND TP. Cần Thơ đề nghị Sở Công thương tiếp tục triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đến tất cả các siêu thị trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố. Đồng thời, duy trì và nâng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại các địa điểm trên.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển thương mại điện tử theo Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 15/6/2021 của UBND TP. Cần Thơ về ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng và quản lý gian hàng trực tuyến, thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử và thanh toán điện tử.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tổ chức triển khai đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng; tiếp tục chủ động tham mưu với Hội sở trong việc tổ chức, sắp xếp, phát triển hợp lý mạng lưới ATM, POS trên địa bàn thành phố đáp ứng nhu cầu thanh toán ở khu vực nông thôn.
Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, thẻ ngân hàng, đồng thời tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật cho các hệ thống thanh toán, nhất là đối với hoạt động thanh toán trực tuyến. Tăng cường triển khai các biện pháp giám sát hoạt động, các biện pháp quản lý rủi ro đối với mở, sử dụng tài khoản thanh toán, áp dụng các giải pháp công nghệ đã được Hội sở triển khai để xác thực khách hàng như xem xét sử dụng thiết bị chuyên dụng đọc thông tin căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID để đối chiếu, xác minh chính xác khách hàng mở tài khoản thanh toán/thẻ ngân hàng, đồng thời bảo mật dữ liệu thông tin khách hàng theo quy định.
Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán phí dịch vụ trong lĩnh vực hành chính công; thanh toán các loại cước, phí định kỳ, thanh toán trong thương mại điện tử, hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí, chi trả lương hưu và các chương trình trợ cấp an sinh xã hội.
Đinh Tấn Phong
FILI
Sacombank ưu đãi 5 - 50% cho chủ thẻ tín dụng/thẻ thanh toán quốc tế tại hơn 100 thương hiệu, đối tác khác nhau, từ du lịch - nghỉ dưỡng, ẩm thực, di chuyển - giải trí, sức khoẻ - làm đẹp... Ngoài được hoàn tiền/giảm giá, sử dụng thẻ còn mang lại nhiều lợi ích khác đồng thời phù hợp với xu hướng không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến hiện nay.
Với nhu cầu du lịch - nghỉ dưỡng, chủ thẻ Sacombank được giảm sâu lên đến 700.,00 đồng khi đặt vé, phòng khách sạn tại các trang như Agoda, Booking.com, Mytour, Klook,… Ngoài ra, chủ thẻ sẽ được giảm 500.000 đồng với hóa đơn từ 10 triệu đồng khi đặt tour du lịch tại Vietravel và giảm 5% tối đa 1 triệu đồng cho mỗi vé tour tại Lửa Việt Tours.
Bên cạnh đó, khi đặt phòng lưu trú hoặc sử dụng các dịch vụ ăn uống, chủ thẻ Sacombank được giảm đến 30% tại Azerai Cần Thơ, Azerai La Residence Huế, Ana Mandara Villas Đà Lạt, Best Western Premier Sonasea Phú Quốc, Furama Resort Đà Nẵng, Fusion Hotel Group, Maia Resort Quy Nhơn, Premier Residences Phú Quốc Emerald Bay, Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh, TTC Hospitality,...
Người dùng thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua máy POS với thẻ Sacombank
Với nhu cầu ẩm thực, chủ thẻ nhận ưu đãi lên đến 20% tại những thương hiệu quán cà phê, bánh ngọt nổi tiếng như Blanc de Blancs, Vocuppa Café, Viva Bakery và 30% tại các nhà hàng món Nhật như IBUKI Teppanyaki Restaurant, KOBE Teppanyaki, Sushi Hokkaido Sachi, Gyu Shige Ngưu Phồn.
Sacombank còn mang đến những trải nghiệm sang trọng và hiện đại cho khách hàng chi tiêu thẻ, cung cấp hàng loạt ưu đãi giảm 15% - 25% khi đến nhà hàng, quán bar bên trong Sofitel Saigon Plaza (Mezz, Le17 Bistro, ST25 by KOTO, S Pool Bar, Solicitous và Boudoir Lounge); New World Saigon Hotel (Whisper, Park View và Black Vinegar) và Renaissance Riverside Saigon Hotel (Viet Kitchen, Kabin, Liquid Sky Bar và Rbar).
Đặc biệt, nếu có dự định làm lễ cưới trong khoảng thời gian từ nay đến hết 30/9/2024, chủ thẻ sẽ được giảm ngay 10% tại Metropole Wedding, Gala Center Wedding và giảm trực tiếp 2 - 10% khi mua trang sức cưới, vàng bạc, đá quý tại Hera Jewelry & Diamonds, Sacombank - SBJ.
Việc mua sắm cũng trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn khi chủ thẻ Sacombank được giảm 30.000 đồng tại GrabFood; giảm 50,000 đồng tại hệ thống Saigon Co.op, LOTTE Mart, AEON Việt Nam; giảm 500,000 đồng cho hóa đơn từ 10 triệu đồng tại Điện máy Chợ Lớn, Nguyễn Kim; giảm 500,000 đồng cho hoá đơn từ 9 triệu đồng và 1 triệu đồng cho hoá đơn từ 15 triệu đồng khi mua sắm Dyson; giảm 15% hoặc được hoàn 100,000 đồng khi mua sắm tại Skechers, Zara Việt Nam.
Ngoài ra, chủ thẻ Sacombank khi đặt hoa tặng người thân, bạn bè tại Hoayeuthuong.com, Flower Corner hay Potico.vn sẽ được giảm từ 10 - 20%. Trải nghiệm phim ảnh với ưu đãi mua cặp vé xem phim 2D CGV chỉ 120,000 đồng và giải trí thả ga tại Toyzone, Karaoke Nnice với ưu đãi 10%.
Trường hợp có nhu cầu xét nghiệm, khám chữa bệnh hay nha khoa, chủ thẻ Sacombank có thể nhận các ưu đãi đến 30% tại DHA Health Care, Gene Solution, K-Labtech, Nha khoa SINGAE,… Với các dịch vụ làm đẹp, spa khách hàng được giảm từ 10 - 30% tại DHA Beauty, Menard, Amadora Wellness & Spa.
Ngoài các ưu đãi với đối tác kể trên, với chủ thẻ tín dụng Sacombank còn nhận được các ưu đãi mặc định của từng dòng thẻ như tích điểm, dặm bay; hoàn tiền; ưu đãi phòng chờ sân bay/dịch vụ Fast track, lượt golf/spa.
Thêm vào đó, khách hàng cũng có thể áp dụng đồng thời với chương trình trả góp lãi suất 0% qua thẻ tín dụng Sacombank. Ngoài mức phí cạnh tranh, kỳ hạn trả góp qua thẻ tín dụng Sacombank cũng linh hoạt với nhiều kỳ hạn: 3, 6, 9, 12, 18, 24 tháng. Điều này giúp chủ thẻ dễ dàng chia nhỏ các khoản chi tiêu lớn như bảo hiểm, viện phí, học phí, lễ cưới, du lịch dài ngày... để cân đối tài chính.
Thêm ưu đãi hoàn tiền cho chủ thẻ Sacombank
Nếu chưa sở hữu thẻ Sacombank, khách hàng có thể đăng ký mở thẻ trực tuyến tại đây. Hiện tại, khi mở mới thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa hoặc Sacombank JCB, khách hàng sẽ được hoàn 600,000 đồng khi có tổng doanh số thanh toán (bao gồm trực tiếp và trực tuyến) đạt từ 2 triệu đồng trong vòng 30 ngày kể từ ngày kích hoạt thẻ thành công.
Với các chủ thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Mastercard khi chi tiêu, mua sắm trực tuyến có cơ hội nhận hoàn tiền đến 200,000 đồng. Ngoài ra, nếu thêm thẻ Sacombank Mastercard hoặc Sacombank Visa vào Apple Pay và có phát sinh tối thiểu 3 giao dịch với tổng doanh số từ 200,000 đồng sẽ được hoàn 100,000 đồng
FILI
Nhằm mang đến những lựa chọn ẩm thực phong phú, hấp dẫn nhất cho khách hàng, đi cùng nhiều lợi ích vượt trội khi chi tiêu không tiền mặt qua thẻ tín dụng, VIB đã thiết kế loạt ưu đãi giảm đến 30% dành cho cộng đồng VIB Dine.
Mới đây, VIB Dine tiếp tục mở ra cơ hội trải nghiệm ẩm thực cao cấp dành cho chủ thẻ tại 50 địa điểm từ 12 thương hiệu nhà hàng thuộc hệ thống IN Dining.
Trải nghiệm ẩm thực cao cấp với 12 thương hiệu thuộc IN DINING
Thế giới ẩm thực có nhiều món ngon khó cưỡng, song không cần đặt vé máy bay xa xôi, chủ thẻ tín dụng vẫn có thể thỏa mãn vị giác và đánh thức mọi giác quan với VIB Dine và các món ăn, không gian sang trọng, tinh tế cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp tại 12 thương hiệu nhà hàng thuộc hệ thống IN Dining.
Chỉ riêng ẩm thực Trung Hoa, các tín đồ sành ăn đã có vô vàn lựa chọn từ nhà hàng Dynasty House nức tiếng với dimsum và lẩu Á Đông đến Crystal Jade Palace hội tụ tinh hoa Quảng Đông.
Nếu yêu thích hải sản tươi mới, bạn nên nếm thử "Huyền thoại ẩm thực hải sản Singapore" tại Jumbo Seafood, tinh hoa ẩm thực đại dương cuốn hút tại Marina Seafood Restaurant, thực đơn đa dạng hơn 300 món Nhật Bản thay đổi theo mùa cùng Sushi Tei, hoặc tiệc buffet trăm món Á – Âu trong không gian sang trọng tại The LOG Restaurant.
Tất cả đặc quyền này tại 50 chi nhánh thuộc chuỗi nhà hàng của IN Dining đều đang chờ đợi các chủ thẻ tín dụng VIB từ hạng Platinum trở lên (VIB Online Plus 2in1, VIB Cash Back, VIB Travel Élite, VIB Premier Boundless, VIB Super Card, VIB Family Link, VIB LazCard và VIB BillPay). Chủ thẻ chỉ cần đặt bàn qua Tổng đài IN Dining 1900 292 977 là đã có thể được hưởng ưu đãi giảm giá 10% và sở hữu những trải nghiệm đáng nhớ cùng sự tiếp đón chu đáo.
Tín đồ món Âu chắc chắn không thể bỏ qua nhà hàng Âu Lạc Do Brazil mang phong vị nướng Nam Mỹ đầy phóng khoáng hay nhà hàng Carpaccio đậm hơi thở tinh tế của nước Ý… Hai thương hiệu lâu đời này chinh phục trọn trái tim thực khách suốt hơn 2 thập kỷ qua bằng thực đơn tôn trọng nét đẹp nguyên bản của ẩm thực mỗi quốc gia.
Ngoài ra, chủ thẻ tín dụng VIB còn có thể ngắm trọn cảnh quan thành phố lúc hoàng hôn và hòa mình vào âm nhạc cùng ẩm thực Âu đặc sắc tại Shri Lifestyle Dining, hoặc ghé Mojo Café, GEM Café… để uống cà phê, trà chiều cùng bạn bè.
Nếu nhớ vị cơm quê nhà mẹ nấu, bạn hãy ghé đến Tib – Hue Restaurant để thưởng thức món ngon thuần Huế - nhà hàng “since 1993” đầu tiên đưa phong vị ẩm thực Cố đô và không gian cung đình xưa đến Sài Gòn.
Đặc biệt, sau bữa tiệc đa giác quan cùng dịch vụ cao cấp, chủ thẻ VIB hạng Platinum trở lên còn được hưởng đặc quyền ưu đãi giảm 10% trên tổng hóa đơn. Chương trình được kéo dài đến hết năm 2024.
Tận hưởng phong cách sống đặc quyền cùng VIB
Từ đầu năm 2024, chủ thẻ tín dụng VIB (hạng Platinum trở lên) đồng thời là hội viên Mở khóa đặc quyền 4.0 sẽ được tận hưởng các quyền lợi mở rộng gồm: 1) giảm đến 30% khi thanh toán bằng thẻ VIB tại các nhà hàng cao cấp, trong đó có các địa điểm được bình chọn Michelin Guide Selected; 2) trở thành Hội viên Bông Sen Vàng hạng Bạch Kim của Vietnam Airlines khi có tổng chi tiêu qua máy POS tại nước ngoài cao nhất; 3) tận hưởng đặc quyền về tỷ giá ngoại tệ thấp nhất thị trường khi chi tiêu tại nước ngoài; 4) được tặng quà sinh nhật; và 5) được miễn hoàn toàn phí quản lý tài khoản thanh toán, sử dụng dịch vụ SMS banking, sao kê tài khoản, nộp tiền mặt, rút tiền mặt VND, kiểm đếm và chuyển tiền tại quầy.
Với đặc quyền mới tại các điểm đến thuộc hệ thống IN Dining, VIB tiếp tục đồng hành cùng chủ thẻ tận hưởng cuộc sống chất lượng với các dịch vụ cao cấp hàng đầu. Đối tác mà VIB kết hợp lần này là chuỗi ẩm thực IN Dining thuộc tập đoàn IN Holdings với hơn 22 năm kinh nghiệm vận hành các trung tâm hội nghị, yến tiệc và nhà hàng có tiếng tại TP. HCM như Trung tâm sự kiện GEM Center, Trung tâm sự kiện White Palace, Nhà hàng The LOG, GEM Café và W Gourmet.
“Tại VIB, chúng tôi không ngừng nâng tầm trải nghiệm cao cấp bằng việc liên tiếp bổ sung các điểm đến mới lạ, độc đáo vào bản đồ ẩm thực dành cho của chủ thẻ. 50 điểm đến từ 12 thương hiệu thuộc IN Dining trải rộng TP. HCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng là minh chứng cho cam kết của VIB, mang đến những trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, phục vụ chuyên nghiệp trong không gian đẳng cấp”, đại diện VIB cho biết.
Quy trình phục vụ khách hàng cũng được cá nhân hóa ngay từ bước đầu tiên chủ thẻ liên hệ Tổng đài IN Dining 1900 292 977 để đặt bàn. Ngoài ra, chủ thẻ có thể mở app MyVIB hoặc scan QRCode ở mặt sau thẻ để hiển thị các điểm ăn uống ưu đãi gần nhất và lựa chọn nhà hàng, hoặc chia sẻ phong cách ẩm thực muốn trải nghiệm để tổng đài viên gợi ý nhà hàng phù hợp và tư vấn tránh giờ cao điểm.
Bên cạnh các nhà hàng IN Dining trên, chủ thẻ tín dụng VIB còn được ưu đãi tại rất nhiều thương hiệu ẩm thực, khách sạn cao cấp tại Việt Nam theo chương trình VIB Dine, với mức giảm lên đến 30%.
Đăng ký mở thẻ VIB chỉ trong vòng 15 - 30 phút để tận hưởng ngay đặc quyền ẩm thực xứng tầm. Từ nay đến 30/06/2024, chủ thẻ mở mới còn được hưởng đồng thời các ưu đãi: Hoàn phí thường niên năm đầu cho thẻ chính và 2 thẻ phụ, hoàn tiền 10% tối đa 1.5 triệu đồng trên chi tiêu trong 90 ngày phát hành thẻ. Chi tiết xem tại đây.
FILI
Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.
Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng được tổ chức ngày 25/04/2024.
Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 nhằm lan tỏa những kết quả tích cực của ngành Ngân hàng trong chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, cũng như đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chủ đề năm nay là “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” - có sự tiếp nối với chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số” của Ngày Chuyển đổi số ngân hàng năm 2023. Chủ đề này khẳng định sự quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Có thể nói, chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu giúp các ngân hàng vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững. Sau 3 năm triển khai Quyết định 810, hoạt động chuyển số ngành ngân hàng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Về khuôn khổ pháp lý, NHNN đã nghiên cứu, ban hành và triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng. Từ năm 2020-2022, NHNN xếp thứ hạng cao trong các Bộ, ngành về chỉ số kiến tạo thể chế chuyển đổi số. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số ngành ngân hàng luôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát triển.
Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thân thiện giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay...). Nhiều TCTD tại Việt Nam có tỷ lệ trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số.
Đến nay, có khoảng 77.41% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, hơn 35 triệu tài khoản thanh toán và khoảng 14.9 triệu thẻ được mở bằng phương thức điện tử eKYC đang hoạt động. Trong năm 2023, thanh toán trên thiết bị di động tăng 59.86% về số lượng và 12.73% về giá trị; thanh toán qua QR code tăng tương ứng 242.46% về số lượng và 157.2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động TTKDTM và hoạt động ngân hàng số trong 2 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng khá: Giao dịch TTKDTM tăng 59.6% về số lượng và 32.73% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 51.6% và 23.88%; qua kênh điện thoại di động tăng tăng 63.24% và 33.43%; qua phương thức QR code tăng 846.41% và 1,146.14%; qua POS tăng 2.53% và 3.56%.
Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã rất tích cực và nỗ lực để triển khai Đề án 06 và các nhiệm vụ đặt ra tại Kế hoạch 01 (đây là kế hoạch phối hợp giữa NHNN và Bộ Công an được ký kết vào ngày 24/4/2023 để triển khai Đề án 06), góp phần tăng cường an ninh, an toàn trong quá trình phổ cập các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, qua đó đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số của Ngành, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tính đến nay, có 48 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp qua ứng dụng điện thoại; 58 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp qua thiết bị tại quầy; 14 TCTD đang triển khai thử nghiệm ứng dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử (VNeID) vào các nghiệp vụ: mở tài khoản thanh toán; xác thực giao dịch thanh toán; đối chiếu, xác thực thông tin khách hàng; 7 TCTD đã và đang triển khai giải pháp chấm điểm khả tin. Về làm sạch dữ liệu: 23 TCTD đã ký kết với C06 (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an) triển khai làm sạch dữ liệu khách hàng theo phương thức offline.
NHNN đã triển khai hệ thống kết nối, khai thác CSDLQGvDC cho hệ thống dịch vụ công trực tuyến (cấp chứng thư số) từ tháng 12/2022. Hiện nay, hệ thống đã kết nối, khai thác dữ liệu dân cư phục vụ xử lý hơn 560 lượt hồ sơ. Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đã kết nối với CSDLQGvDC để làm sạch 48.5 triệu thông tin tín dụng.
Hàn Đông
FILI
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
Đây là mốc đánh dấu sự phát triển ở mảng kinh doanh thẻ của ngân hàng này, đồng thời phản ảnh rõ nét giá trị và tinh thần thấu hiểu hướng đến lợi ích và trải nghiệm của khách hàng trong kỷ nguyên thanh toán không tiền mặt đã và đang bùng nổ tại thị trường Việt Nam.
Theo nhiều báo cáo thống kê, tỉ lệ và giá trị thanh toán thẻ tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm
Ngày càng nhiều người Việt có thẻ tín dụng
Bức tranh thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã có những bước phát triển rõ rệt về khuôn khổ pháp lý, hạ tầng công nghệ, bảo mật, đa dạng hóa sản phẩm,… hướng đến trải nghiệm tiện lợi nhất cho người dân.
Trong đó, thẻ được xem là phương thức thanh toán mở đầu cho kỷ nguyên không tiền mặt. Thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ các tổ chức phát hành, tổ chức thẻ liên tục sáng tạo, đổi mới, đáp ứng và dẫn dắt xu hướng tiêu dùng của người dân.
Với 140 triệu thẻ, trung bình mỗi người trưởng thành có 2 chiếc thẻ, bao gồm cả thẻ vật lý hoặc phi vật lý. Đồng thời, thói quen không dùng tiền mặt đã hình thành rộng rãi, khiến tỷ trọng giao dịch rút tiền qua thẻ thanh toán (thẻ ATM) liên tục giảm. Người dân dần chuyển mục đích sử dụng thẻ thanh toán cho các chi tiêu trên kênh số, giúp xã hội tiết kiệm thêm nhiều chi phí. Đây cũng là động lực cho thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam tiếp tục phát triển - cùng xu hướng “mua trước, trả sau”, tiếp cận nguồn vốn tín dụng miễn lãi 45-55 ngày của các ngân hàng, được người dân dần quan tâm trong những năm gần đây.
Theo thống kê mới nhất của HHNH Việt Nam, đến hết quý 2/2023, tổng số lượng thẻ tín dụng đang lưu hành trên thị trường đạt trên 10 triệu thẻ. Còn theo tổ chức nghiên cứu thống kê Statista, chỉ mới có 5% người trưởng thành Việt Nam sở hữu thẻ tín dụng, trong khi các quốc gia lân cận như Thái Lan, con số này là 10%, Malaysia 21%, Trung Quốc 21%, Singapore 49%, Đài Loan 54%, Nhật Bản 68%...
Với quy mô dân số trẻ, sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ tín dụng Việt Nam còn rất nhiều dư địa phát triển. Và các ngân hàng cũng đang tìm cách thu hút người dùng.
Hệ sinh thái thẻ tín dụng tại Sacombank với 20 dòng thẻ khác nhau, đa dạng sự lựa chọn dành cho khách hàng
Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng
Không năm ngoài xu hướng đó, Sacombank là một trong những ngân hàng năng động và có hoạt động sôi nổi ở mảng thẻ, trọng tâm là thẻ tín dụng. Tính đến nay, Sacombank đã vượt cột mốc một triệu khách hàng thẻ tín dụng, giữ vững vị trí là ngân hàng thuộc tốp đầu trong lĩnh vực thanh toán.
Thành quả ấn tượng trên đến từ chiến lược phát triển, hợp tác sâu rộng với các tổ chức thẻ trong và ngoài nước; đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ; mở rộng hệ sinh thái ưu đãi, khuyến mại vượt trội; tiên phong ứng dụng công nghệ thanh toán mới, nhằm cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng. Tất cả tổng hòa vì mục tiêu chung là thu hút và giữ chân khách hàng.
Ở khía cạnh phương tiện thanh toán, Sacombank là ngân hàng hợp tác với nhiều tổ chức nhất để phát hành thẻ, gồm: NAPAS, VISA, Mastercard, UnionPay, JCB, American Express. Ngân hàng liên tục cho ra mắt các dòng thẻ với ưu đãi hấp dẫn, mở ra những xu hướng mới trong thanh toán tiêu dùng. Trong đó, nổi bật là chiếc "thẻ đen quyền lực" Infinite Visa đầu tiên tại Việt Nam; thẻ Mastercard tích hợp thẻ tín dụng và thẻ thanh toán trên cùng một chip đầu tiên trên thị trường; hay mới đây nhất là thẻ tín dụng Sacombank Platinum American Express;…
Hệ sinh thái 20 dòng thẻ tín dụng Sacombank mang lại lợi ích vượt trội cho từng nhóm chi tiêu từ du lịch, mua sắm, ăn uống đến tiêu dùng, trả góp,… phù hợp với từng phân khúc khách hàng riêng biệt, từ nhóm khách hàng phổ thông đến nhóm khách hàng cao cấp.
Cùng với đó, Sacombank đã tiên phong áp dụng công nghệ phát hành thẻ tín dụng phi vật lý nhằm mang đến nhiều lợi thế về thanh toán không tiền mặt với đa tiện ích, đa trải nghiệm; giúp người dùng cân đối, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Sacombank cũng là ngân hàng tiên phong kết nối với tất cả các phương thức thanh toán di động hiện diện tại thị trường Việt Nam như Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay, Garmin Pay, đáp ứng nhu cầu của nhóm người dùng công nghệ. Đây cũng là một phần trong chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm người dùng của ngân hàng này.
Đồng thời, chính sách miễn phí phát hành, miễn giảm phí thường niên, hay các chương trình khuyến mại với mức ưu đãi lớn liên tục được Sacombank triển khai với mong muốn hướng tới trải nghiệm thanh toán tuyệt vời, đi kèm tiết kiệm chi phí tối đa cho mọi khách hàng.
Thẻ Sacombank Visa liên kết trên đồng hồ Garmin
Ngoài ra, Sacombank còn quan tâm đầu tư vào mạng lưới chấp nhận thanh toán, ngay từ năm 2004, đã phát triển hệ thống thanh toán qua máy POS, đến nay, Ngân hàng này đang sử hữu mạng lưới hơn 200.000 máy POS trên cả nước. Năm 2008, Sacombank phát triển cổng thanh toán phục vụ giao dịch trực tuyến và hiện đang là ngân hàng thuộc tốp đầu về doanh số thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Như vậy, với mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ trực tuyến và trực tiếp rộng lớn, Sacombank có thể phục vụ khách hàng thẻ trên đa nền tảng, mọi lúc, mọi nơi.
Gia tăng thấu hiểu và giá trị đến khách hàng thẻ
“Những kết quả trên đến từ chiến lược phát triển mảng thẻ ngay từ sớm, được đầu tư bài bản và hiệu quả, kết hợp cùng tinh thần tiên phong sáng tạo và đổi mới của Sacombank. Mỗi chiếc thẻ đến tay khách hàng không chỉ là trải nghiệm chi tiêu mà còn là giá trị, điểm chạm cảm xúc mà Sacombank nỗ lực thấu hiểu và đồng hành cùng khách hàng”, bà Nguyễn Phương Huyền - Phó giám đốc phụ trách Khối Cá nhân - đại diện Sacombank chia sẻ.
Sacombank đã có bước tiến vượt bậc trên hành trình chinh phục khách hàng khi thay đổi tư duy và chiến lược kinh doanh, từ cung cấp các sản phẩm tài chính ngân hàng truyền thống - bán những gì Ngân hàng có sang cung cấp dịch vụ khách hàng cần. Đây là bước nhảy vọt trong chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng của Sacombank nói riêng và thị trường thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam nói chung.
Trong tương lai, Ngân hàng sẽ tiếp tục xây dựng hệ sinh thái thẻ với các đối tác hàng đầu thị trường, nhằm không ngừng mở rộng ưu đãi, đa dạng hóa tính năng thẻ, ứng dụng công nghệ mới toàn diện và đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
Sacombank vừa được VISA vinh danh tại các hạng mục quan trọng nhất, điển hình như: Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thẻ; Ngân hàng dẫn đầu về doanh số giao dịch trên thẻ tín dụng; Ngân hàng dẫn đầu về mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ… Cùng nhiều giải thưởng danh giá khác từ các Tổ chức thẻ Mastercard, JCB, NAPAS - đây là thành quả từ nỗ lực không ngừng của Sacombank trong việc tiên phong đem đến trải nghiệm ngày càng chất lượng cho khách hàng sử dụng thẻ.
FILI
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Pembuat Poster
Program Afiliasi
Berdagang Instrumen Keuangan Seperti Saham, Mata Uang, Komoditas, Kontrak Berjangka, Obligasi, Dana, Atau Mata Uang Kripto Adalah Perilaku Berisiko Tinggi, Termasuk Kehilangan Sebagian Atau Seluruh Jumlah Investasi Anda, Sehingga Perdagangan Tidak Cocok Untuk Semua Investor.
Anda Harus Melakukan Uji Tuntas Anda Sendiri, Menggunakan Penilaian Anda Sendiri, Dan Berkonsultasi Dengan Penasihat Yang Memenuhi Syarat Saat Membuat Keputusan Keuangan Apa Pun. Konten Situs Web Ini Tidak Ditujukan Kepada Anda, Situasi Keuangan Atau Kebutuhan Anda Juga Tidak Diperhitungkan. Informasi Yang Terdapat Di Situs Web Ini Belum Tentu Tersedia Secara Waktu Nyata, Juga Belum Tentu Akurat. Setiap Pesanan Atau Keputusan Keuangan Lainnya Yang Anda Buat Sepenuhnya Menjadi Tanggung Jawab Anda Dan Anda Tidak Boleh Bergantung Pada Informasi Apa Pun Yang Disediakan Melalui Situs Web. Kami Tidak Memberikan Jaminan Apa Pun Untuk Informasi Apa Pun Di Situs Web Dan Tidak Bertanggung Jawab Atas Kerugian Transaksi Apa Pun Yang Mungkin Timbul Dari Penggunaan Informasi Apa Pun Di Situs Web.
Dilarang Menggunakan, Menyimpan, Menggandakan, Menampilkan, Memodifikasi, Menyebarluaskan Atau Mendistribusikan Data Yang Terdapat Dalam Situs Web Ini Tanpa Izin Tertulis Dari Situs Web Ini. Semua Hak Kekayaan Intelektual Dilindungi Oleh Pemasok Dan Bursa Yang Menyediakan Data Yang Terdapat Di Situs Web Ini.