Kutipan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalender Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Nilai Terbaru
- Sblm.
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
Tidak Ada Data Yang Cocok
Opini Terbaru
Opini Terbaru
Topik Populer
Untuk mempelajari dinamika pasar dengan cepat dan mengikuti fokus pasar dalam 15 menit.
Di dunia umat manusia, tidak akan ada pernyataan tanpa pendirian apa pun, dan tidak akan ada ucapan tanpa tujuan apa pun.
Inflasi, nilai tukar, dan perekonomian membentuk keputusan kebijakan bank sentral; Sikap dan perkataan pejabat bank sentral juga mempengaruhi tindakan para pedagang pasar.
Uang membuat dunia berputar dan mata uang adalah komoditas permanen. Pasar forex penuh dengan kejutan dan ekspektasi.
Kolumnis Teratas
Nikmati kegiatan menarik, di sini di FastBull.
Berita terbaru dan peristiwa keuangan global.
Saya memiliki pengalaman 5 tahun dalam analisis keuangan, terutama dalam aspek perkembangan makro dan penilaian tren jangka menengah dan panjang. Fokus saya terutama pada perkembangan Timur Tengah, pasar negara berkembang, batu bara, gandum, dan produk pertanian lainnya.
Saya bekerja sebagai analis di perusahaan broker forex ternama dan telah berkecimpung di industri keuangan selama 10 tahun, melibatkan forex, futures dan saham. Saya sangat ahli dalam menganalisis dan menginterpretasikan pasar menggunakan data fundamental.
Terbaru
Peringatan Risiko dalam Perdagangan Saham HK
Terlepas dari kerangka hukum dan peraturan Hong Kong yang kuat, pasar sahamnya masih menghadapi risiko dan tantangan yang unik, seperti fluktuasi mata uang karena patokan dolar Hong Kong terhadap dolar AS dan dampak perubahan kebijakan dan kondisi ekonomi Tiongkok daratan terhadap saham Hong Kong.
Biaya dan Pajak Perdagangan Saham HK
Biaya perdagangan di pasar saham Hong Kong meliputi biaya transaksi, bea materai, biaya penyelesaian, dan biaya konversi mata uang untuk investor asing. Selain itu, pajak mungkin berlaku berdasarkan peraturan setempat.
Industri Barang Konsumsi Non-Pokok HK
Pasar saham Hong Kong mencakup sektor konsumsi non-esensial seperti otomotif, pendidikan, pariwisata, katering, dan pakaian jadi. Dari 643 perusahaan yang terdaftar, 35% berasal dari Cina daratan, yang merupakan 65% dari total kapitalisasi pasar. Dengan demikian, pasar ini sangat dipengaruhi oleh ekonomi Tiongkok.
Industri Real Estat HK
Dalam beberapa tahun terakhir, pangsa sektor real estat dan konstruksi di indeks saham Hong Kong telah menurun. Namun demikian, pada tahun 2022, sektor ini masih memiliki sekitar 10% pangsa pasar, yang mencakup pengembangan real estat, teknik konstruksi, investasi, dan manajemen properti.
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Lihat Semua
Tidak ada data
Tidak Masuk
Masuk untuk mengakses lebih banyak fitur
Anggota FastBull
Belum
Pembelian
Masuk
Daftar
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Sẽ có 25 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức bằng tiền trong tuần từ 16-20/09/2024. Trong đó, một đơn vị cho tỷ lệ tới 50%, tương đương cổ đông nắm 1 cp nhận được 5,000 đồng, cũng là mức cổ tức kỷ lục của doanh nghiệp này.
Các doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tưc bằng tiền trong tuần từ 16-20/09
Cái tên nổi bật nhất trong tuần tới là Cơ khí An Giang C, khi chốt quyền chi cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 50%, cũng là mức cao nhất kể từ khi giao dịch trên UPCoM. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/09, dự kiến thanh toán vào 03/10/2024.
Với gần 3.3 triệu cp đang lưu hành, CKA cần chi hơn 16 tỷ đồng. Phần lớn số tiền này sẽ thuộc về Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM, UPCoM: VEA) – cổ đông lớn hiện nắm 47.41% vốn điều lệ CKA.
Xếp thứ 2 là HAT, với tỷ lệ 30%, tức mỗi cổ phiếu nhận được 3,000 đồng. Với hơn 3.1 triệu cp đang lưu hành, ước tính HAT sẽ chi hơn 9 tỷ đồng chia cổ tức cho cổ đông. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/09, dự kiến đến tay cổ đông vào 23/10/2024.
Habeco (Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội) là công ty mẹ và cũng là cổ đông lớn nhất của HAT, nắm giữ 60% vốn, ước nhận về gần 6 tỷ đồng cổ tức từ công ty con.
Nhìn lại lịch sử chia cổ tức của HAT (2011-2023), chỉ trừ năm 2016 không chia cổ tức, HAT đều trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông trong những năm còn lại, tối thiểu ở mức 5% (năm 2021) và tối đa 40% (năm 2022).
Bên cạnh đó, 3 doanh nghiệp sẽ chốt quyền trả cổ tức với tỷ lệ 20% trong tuần tới là SMB, VGR, và SZL. Ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là 17, 18 và 20/09/2024, dự kiến chi trả vào đầu tháng 10.
Trong tuần tới, có 2 doanh nghiệp sẽ chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu là HDC và EIB. Trong đó, HDC chốt quyền chi trả với tỷ lệ 15% (100:15, tương đương mỗi 100 cp nhận được 15 cp mới), dự kiến phát hành hơn 23 triệu cp mới. Còn EIB chốt quyền với tỷ lệ 7% (100:7, tức 100 cp nhận được 7 cp mới), dự kiến phát hành gần 122 triệu cp. Ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là 16 và 19/09/2024.
Châu An
FILI
CTCP Thương mại Bia Hà Nội H thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/09.
Với tỷ lệ thực hiện 30% (1 cp được nhận 3,000 đồng) và hơn 3.1 triệu cp đang lưu hành, ước tính HAT sẽ chi hơn 9 tỷ đồng chia cổ tức cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến 23/10/2024.
Nguồn: VietstockFinance
Nhìn lại lịch sử chia cổ tức của HAT (2011-2023), chỉ trừ năm 2016 không chia cổ tức, HAT đều trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông trong những năm còn lại, tối thiểu ở mức 5% (năm 2021) và tối đa 40% (năm 2022).
Quay lại năm 2016, ĐHĐCĐ HAT quyết định tạm dừng chia cổ tức do Công ty mẹ của HAT - Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) - bị kiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu thêm 920 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2017 của HAT cho biết Công ty mẹ vẫn đang trong quá trình gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan quản lý Nhà nước và chờ hướng dẫn nên khoản thuế TTĐB nộp bổ sung của Tổng Công ty để thực hiện theo đề nghị của kiểm toán Nhà nước chỉ mới là tạm nộp.
“Chi phí thuế TTĐB tăng đối với bia hơi từ năm 2012-2015 chưa đủ điều kiện được coi là chi phí hợp lý và có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế các năm từ 2012-2015 và lợi nhuận sau thuế lũy kế đến cuối năm 2016 có thể âm. Vì vậy, năm 2016 không chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Khi có hướng dẫn cụ thể việc quyết toán thuế TTĐB nộp bổ sung các năm từ 2012-2015 vào chi phí hợp lý và được giảm trừ số thuế TNDN nói trên thì lợi nhuận sau thuế lũy kế năm 2016 sẽ không bị lỗ, cổ tức cho các cổ đông cũng sẽ đảm bảo bù đắp trong thời gian sau đó”, HAT nêu trong nghị quyết.
Nguồn: VietstockFinance
Cập nhật đến ngày 30/06/2024, Habeco là công ty mẹ và cũng là cổ đông lớn nhất của HAT, nắm giữ 60% vốn, ước nhận về gần 6 tỷ đồng cổ tức từ công ty con.
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 của HAT
Kết thúc nửa đầu năm 2024, HAT đạt gần 646 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng mạnh (tăng 22%) so với cùng kỳ nên lãi ròng của HAT tăng nhẹ 7%, đạt gần 13 tỷ đồng.
Năm 2024, HAT dự kiến lãi ròng giảm 25% so với kết quả 2023, xuống còn gần 19 tỷ đồng. So với kế hoạch, Công ty thực hiện được 68% mục tiêu năm sau 6 tháng.
Khang Di
FILI
Habeco sắp nhận cổ tức từ công ty con
CTCP Thương mại Bia Hà Nội (HNX: HAT) thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/09.
Với tỷ lệ thực hiện 30% (1 cp được nhận 3,000 đồng) và hơn 3.1 triệu cp đang lưu hành, ước tính HAT sẽ chi hơn 9 tỷ đồng chia cổ tức cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến 23/10/2024.
Nguồn: VietstockFinance
Nhìn lại lịch sử chia cổ tức của HAT (2011-2023), chỉ trừ năm 2016 không chia cổ tức, HAT đều trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông trong những năm còn lại, tối thiểu ở mức 5% (năm 2021) và tối đa 40% (năm 2022).
Quay lại năm 2016, ĐHĐCĐ HAT quyết định tạm dừng chia cổ tức do Công ty mẹ của HAT - Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) - bị kiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu thêm 920 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2017 của HAT cho biết Công ty mẹ vẫn đang trong quá trình gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan quản lý Nhà nước và chờ hướng dẫn nên khoản thuế TTĐB nộp bổ sung của Tổng Công ty để thực hiện theo đề nghị của kiểm toán Nhà nước chỉ mới là tạm nộp.
“Chi phí thuế TTĐB tăng đối với bia hơi từ năm 2012-2015 chưa đủ điều kiện được coi là chi phí hợp lý và có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế các năm từ 2012-2015 và lợi nhuận sau thuế lũy kế đến cuối năm 2016 có thể âm. Vì vậy, năm 2016 không chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Khi có hướng dẫn cụ thể việc quyết toán thuế TTĐB nộp bổ sung các năm từ 2012-2015 vào chi phí hợp lý và được giảm trừ số thuế TNDN nói trên thì lợi nhuận sau thuế lũy kế năm 2016 sẽ không bị lỗ, cổ tức cho các cổ đông cũng sẽ đảm bảo bù đắp trong thời gian sau đó”, HAT nêu trong nghị quyết.
Nguồn: VietstockFinance
Cập nhật đến ngày 30/06/2024, Habeco là công ty mẹ và cũng là cổ đông lớn nhất của HAT, nắm giữ 60% vốn, ước nhận về gần 6 tỷ đồng cổ tức từ công ty con.
Kết thúc nửa đầu năm 2024, HAT đạt gần 646 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng mạnh (tăng 22%) so với cùng kỳ nên lãi ròng của HAT tăng nhẹ 7%, đạt gần 13 tỷ đồng.
Năm 2024, HAT dự kiến lãi ròng giảm 25% so với kết quả 2023, xuống còn gần 19 tỷ đồng. So với kế hoạch, Công ty thực hiện được 68% mục tiêu năm sau 6 tháng.
Quý 2/2024 rơi vào thời điểm mùa hè nắng nóng tại miền Bắc, đặc biệt có thêm sự kiện Giải vô địch Bóng đá châu Âu (UEFA Euro) 2024 được kỳ vọng là cú hích giúp ngành bia hồi phục trở lại. Thực tế, bức tranh lợi nhuận nhóm doanh nghiệp bia chưa được như kỳ vọng.
Hai doanh nghiệp nổi bật ngành bia là Sabeco và Habeco đón nhận kết quả trái chiều. BCTC hợp nhất quý 2/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn cho thấy lãi ròng đạt hơn 1,248 tỷ đồng, mức cao nhất trong 7 quý và tăng 8% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, lãi ròng gần 2,246 tỷ đồng, tăng 6% và thực hiện được 52% kế hoạch năm.
Sabeco có lãi quý 2 cao nhất gần 2 năm
Công ty cho biết tiết giảm được nhiều khoản chi phí quan trọng góp phần làm gia tăng hiệu quả kinh doanh, mặc dù ảnh hưởng từ Nghị định 100 và sự cạnh tranh gay gắt vẫn tác động đến tiêu dùng khiến doanh thu giảm.
Các công ty con của Sabeco là CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung S, CTCP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi B, CTCP Bia Sài Gòn - Sông Lam B đồng thời ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận quý 2.
Trong đó, lãi ròng tăng mạnh nhất ở BSL, tăng 60% lên 12 tỷ đồng; tiếp theo là BSQ tăng 19% lên hơn 35 tỷ đồng, SMB tăng 7% lên hơn 60 tỷ đồng.
Ngược lại, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây giảm 19% lãi ròng còn hơn 22 tỷ đồng. Kém hơn là CTCP Bia Sài Gòn - Phú Thọ B, đơn vị liên kết của Sabeco, lãi chưa đầy 4 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ, do sản lượng giảm khiến doanh thu giảm.
Ở phía Bắc, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) có gần 154 tỷ đồng lãi ròng trong quý 2, thấp hơn 13% so với cùng kỳ, song cải thiện hơn mức lỗ hơn 5 tỷ đồng trong quý 1. Tính chung 6 tháng đầu năm, lãi ròng gần 149 tỷ đồng, giảm 21% và thực hiện được 75% kế hoạch năm.
Các công ty con của Habeco có sự hồi phục trong quý 2, tăng trưởng lợi nhuận “đột biến” nhất là CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa T mức 214% khi lãi gần 4 tỷ đồng, chủ yếu do cơ cấu lại tổ chức, cải tiến quy trình, tiết kiệm chi phí.
Cùng chiều tăng, CTCP Thương mại Bia Hà Nội H và CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương H lần lượt lãi gần 5 tỷ đồng và hơn 12 tỷ đồng, cao hơn 33% và 8% so với cùng kỳ.
Ngành bia có duy nhất CTCP Bia Hà Nội - Quảng Bình B chuyển từ lỗ sang lãi trong quý 2, ghi nhận 1.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 900 triệu đồng, do doanh thu tăng mạnh và các chi phí đều giảm.
Đổ tiền cho quảng cáo, khuyến mãi
Nhìn chung, các doanh nghiệp bia đều đánh giá Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ tiếp tục là rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành bia năm nay.
Để giữ vững thị trường, một số doanh nghiệp phải gia tăng chi phí để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã… Sáu tháng đầu năm, chi phí quảng cáo và khuyến mãi của Sabeco ở mức 1,031 tỷ đồng, trung bình gần 5.7 tỷ đồng/ngày.
Còn Habeco chi hơn 270 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ, bình quân mỗi ngày tiêu tốn 1.5 tỷ đồng cho hoạt động này.
Bên cạnh đó, các yếu tố như chi phí sản xuất kinh doanh (bao bì, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển) vẫn ở mức cao, biến động bất thường và dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
Thế Mạnh
FILI
CTCP MHC M công bố BCTC quý 2/2024 với mức lỗ ròng 218 triệu đồng, kém hơn đáng kể so với mức lãi ròng gần 47 tỷ đồng cùng kỳ năm trước - giai đoạn Công ty có lãi nhờ các điểm nhấn từ hoạt động tài chính.
Quý 2/2024, MHC lỗ gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 281 triệu đồng, chủ yếu do mảng dịch vụ vận tải không hiệu quả. So với cùng kỳ, MHC lỗ gộp ít hơn.
Ngược lại, hoạt động tài chính lãi hơn 3.5 tỷ đồng. Công ty chủ yếu kiếm lãi thông qua hoạt động đầu tư tài chính, chứng khoán.
Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cao, cụ thể hơn 3.7 tỷ đồng, gây áp lực lớn lên lợi nhuận.
Sau khi khấu trừ toàn bộ, MHC lỗ ròng 218 triệu đồng, kém hơn nhiều so với mức lãi gần 47 tỷ đồng của quý 2/2023 - giai đoạn Công ty có lãi nhờ hoạt động tài chính tạo điểm nhấn với doanh thu cao hơn đáng kể, trong khi ghi âm chi phí tài chính hơn 28 tỷ đồng, do được hoàn nhập dự phòng giảm giá, mua bán chứng khoán kinh doanh, đầu tư, khác gần 39 tỷ đồng.
Kết quả quý 2 kéo lùi đôi chút lãi trước thuế lũy kế 6 tháng đầu năm của MHC, còn khoảng 7 tỷ đồng. So với mục tiêu lãi trước thuế 35 tỷ đồng đề ra cho năm 2024, MHC thực hiện chưa đến 20%.
Kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng năm 2024 của MHC Đvt: Triệu đồngNguồn: VietstockFinance
Tại thời điểm 30/06/2024, tổng tài sản của MHC ghi nhận hơn 782 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Phần lớn tài sản của Công ty là các khoản đầu tư tài chính và phải thu ngắn hạn.
Cụ thể, giá trị các khoản đầu tư tài chính gần 427 tỷ đồng, chiếm đến 55% tổng tài sản của MHC, thậm chí còn tăng thêm 15% so với đầu năm.
Các khoản đầu tư chủ yếu của MHC ở kỳ hạn ngắn và hướng vào kênh cổ phiếu, giá trị hơn 366 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Chiếm tỷ trong cao nhất trong danh mục là khoản đầu tư hơn 238 tỷ đồng vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam , tiếp đến là gần 105 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực E. Với phần đầu tư vào các cổ phiếu khác hơn 30 tỷ đồng, MHC đang phải trích lập dự phòng hơn 7 tỷ đồng.
Cuối quý 1 vừa qua, danh mục đầu tư cổ phiếu của MHC bao gồm 105 tỷ đồng vào cổ phiếu EVF, hơn 55 tỷ đồng vào cổ phiếu của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn P, gần 50 tỷ đồng vào cổ phiếu EIB, còn lại gần 40 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác.
So với danh mục hồi đầu năm, Công ty có sự chuyển dịch tỷ trọng đáng kể khi tăng đầu tư vào EIB và các cổ phiếu khác, ngược lại giảm phần đầu tư vào EVF, bên cạnh "lướt sóng" cổ phiếu PXL.
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Ở danh mục đầu tư dài hạn gần 61 tỷ đồng, phần lớn là giá trị khoản đầu tư 50 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư hạ tầng Red One (R1F) và 10 tỷ đồng vào Công ty TNHH Vận tải Container Hải An.
So với đầu năm, MHC không còn ghi nhận khoản đầu tư 20 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng (R2F). Cả R1F và R2F đều là các quỹ thành viên của CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Đỏ (Red Capital).
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn gần 275 tỷ đồng, cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, tương ứng khoảng 35%. Phần lớn trong đó là hơn 183 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn.
Bên kia bảng cân đối, MHC có hơn 234 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 31% so với đầu năm và chiếm 30% tổng nguồn vốn. Nợ tăng mạnh chủ yếu do Công ty phát sinh mới hơn 63 tỷ đồng vay ngắn hạn, trong đó gần 54 tỷ đồng vay từ CTCK Mirae Asset (Việt Nam) và gần 10 tỷ đồng vay từ CTCK VIX.
Đồng thời, MHC có dư nợ 150 tỷ đồng từ trái phiếu phát hành ngày 01/07/2021, chiếm phần lớn trong tổng dư nợ vay dài hạn hơn 153 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Trái phiếu trên dự kiến đáo hạn ngày 01/07/2026, trình bày rõ trên BCTC kiểm toán 2023 rằng được đảm bảo bằng một phần khoản đầu tư cổ phiếu EIB và hơn 525 ngàn cp của CTCP Viglacera Hạ Long .
Khoản vay trái phiếu thực tế có tổng mệnh giá phát hành 300 tỷ đồng, được niêm yết và giao dịch trên HNX từ ngày 27/10/2023 vỡi mã MIV12101. Trái phiếu có lãi suất 9.4%/năm cố định cho tất cả các kỳ, đã được MHC mua lại trước hạn 150 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, đại diện MHC chia sẻ Công ty vẫn đang sử dụng hiệu quả khoản nợ trái phiếu này, đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về việc phát hành, sử dụng và thanh toán trái phiếu.
Cũng tại đại hội, việc MHC dành sự tập trung vào hoạt động đầu tư tài chính được các cổ đông đem ra thảo luận. Cụ thể, nhiều cổ đông thắc mắc gần đây, MHC chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có mối liên hệ với CTCK VIX, Quỹ Đầu tư Đỏ và các đối tác khác.
Trước nghi vấn của các cổ đông, đại diện MHC khẳng định không có liên quan về mặt sở hữu giữa MHC với các công ty mà cổ đông đề cập, các hoạt động hợp tác với toàn bộ đối tác đều được thực hiện minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. Đồng thời, đại diện MHC nhấn mạnh các khoản đầu tư tài chính đều có mức lợi nhuận tốt hơn so với gửi ngân hàng.
Huy Khải
FILI
Ngành bia rượu lo ngại ‘tụt dốc không phanh’ khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt 100%
Các doanh nghiệp rượu, bia, nước giải khát kiến nghị có lộ trình phù hợp trong việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mức tối đa là 80% thay vì 100% như đề xuất của Bộ Tài chính.
Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị lùi thời hạn và giảm mức thuế, tối đa chỉ 80% vào năm 2031, thay vì 100% như dự kiến của Bộ Tài chính.
Theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), là ngành kinh tế có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước khoảng gần 60.000 tỷ đồng/năm, tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, song từ năm 2020 tới nay, ngành đồ uống đã liên tục phải chịu rất nhiều tác động lớn từ dịch bệnh, xung đột chính trị thế giới, các chính sách hạn chế đồ uống có cồn…Cùng với đó, giá nguyên liệu đầu vào đối với ngành sản xuất đồ uống tăng cao từ 15%-30%, nguyên liệu đầu vào chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản xuất tăng khoảng 30- 40% so với mức giá bình quân năm 2022.
Điều này dẫn tới sự sụt giảm báo động và ghi nhận sự tụt dốc về nhiều chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận…
Dẫn chứng là chỉ số tồn kho toàn ngành đồ uống năm 2023 ước tính tăng 120% so với năm 2022. Quý 2/2024 cũng ghi nhận chỉ số tồn kho ngành đồ uống tăng gần 128,9%. Trong khi đó, tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với đồ uống có cồn (bia, rượu) và nước ngọt đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, cơ quan này đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình với rượu trên 20 độ lên 100% vào năm 2030. Tương tự, với rượu dưới 20 độ sẽ chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt 50% từ năm 2020 sau đó tăng lên cao nhất 70%. Bia các loại cũng tăng dần từ 80% lên 100%.
Theo VBA, các đề xuất này chưa được căn cứ và đánh giá đúng thực trạng Việt Nam. Bởi trong những năm gần đây, ngành bia cả nước sụt giảm mạnh về sản lượng, doanh thu và đã có nhà máy phải đóng cửa.
VBA dẫn chứng, trong những năm gần đây ngành bia cả nước sụt giảm mạnh về sản lượng, doanh thu, và đặc biệt là lợi nhuận và đã có nhà máy phải đóng. Theo số liệu của Hiệp hội có được, Công ty HEINEKEN Việt Nam, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thị trường của hãng tại Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm hai con số trong năm 2023. Còn Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) có 26 nhà máy ở 20 tỉnh thành từ năm 2021 tới nay tăng trưởng của doanh nghiệp tăng trưởng âm so với năm 2019 cả về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận từ một tới hai con số. Các nhà máy sản xuất gia công trong hệ thống kiệt quệ bởi giá đầu vào tăng 20 - 40%, trong khi giá bán không thể tăng. Kéo theo hàng loạt hệ thống dịch vụ nhà khách sạn với hàng triệu lao động đi kèm.
Cùng với đó, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) phản ánh năm 2023 sản lượng tiêu thụ giảm ~30% so với năm 2019, ngân sách giảm 10% và phải cắt giảm 25% lao động. Công ty Cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội (HALICO) liên tục thua lỗ từ nhiều năm nay, nên đến cuối năm 2023, Halico đã ghi nhận lỗ quý thứ 27 liên tiếp, lũy kế lên đến 457,7 tỷ đồng.
Đồng thời khi tăng thuế làm giá sản phẩm tăng cao, VBA cho rằng người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang các mặt hàng khác rẻ tiền hơn, tiêu dùng các sản phẩm trôi nổi, chất lượng kém, hàng lậu, hàng giả…
“Việc tăng thuế sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm trong nước. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng thuế cao sẽ tạo ra khoảng cách lớn về lợi ích giữa sản phẩm chính thống và bất hợp hợp pháp cho hàng lậu sẽ tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng, phát sinh chi phí cho các cơ quan quản lý thị trường, hải quan chống hàng lậu…. Theo khảo sát thực tế tại một số địa phương hiện nay tình hình các doanh nghiệp tư nhân sản xuất các sản phẩm bia nhái các thương hiệu lớn và bán trên thị trường với giá rất rẻ gần như bằng với giá thành sản xuất không có thuế. Ước sản lượng những sản phẩm bia nhái thương hiệu đó khoảng 200-300 triệu lít”, văn bản VBA nêu rõ.
Do đó, Hiệp hội mong muốn Ban soạn thảo tham khảo thêm các kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là bài học từ các quốc gia láng giềng có điều kiện hoàn cảnh gần với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan.
Bên cạnh giải pháp tăng thuế, cần nghiên cứu và thực hiện các giải pháp, thực thi nghiêm chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, chống thất thu ngân sách và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Hiệp hội kiến nghị thời điểm hiệu lực của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) từ năm 2027. Đối với sản phẩm rượu, bia xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý để tránh gây “sốc”, ổn định thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp thích nghi với việc tăng thuế trong trong thời gian tới.
Đối với rượu từ 20 độ trở lên, mức tăng thuế áp dụng từ năm 2027 đến hết năm 2028 là 70%, từ năm 2029 đến hết năm 2030 là 75% và từ năm 2031 áp dụng 80%, thay vì lộ trình đề xuất là 100%.
Ngoài ý kiến đề xuất chung như trên, có doanh nghiệp HEINEKEN Việt Nam đề xuất xem xét mức thuế khác nhau đối với bia dưới 5,5 độ; từ 5,5 độ tới 15 độ và trên 15 độ theo tinh thần Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia.
Hiệp hội này cũng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét bỏ điểm l khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật, theo đó không bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Những đại gia Việt từng nếm vị đắng của bia
Kể cả khị trường bia tăng trưởng mạnh mẽ, không phải ông lớn nào cũng thành công.
Dù thị trường bia Việt Nam được đánh giá là màu mỡ nhưng nhiều "ông lớn" vẫn phải ngậm ngùi bỏ cuộc.
Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam vừa báo cáo cơ quan chức năng về việc tạm dừng nhà máy sản xuất tại Quảng Nam.
Lý do là lượng tiêu thụ sản phẩm sụt giảm sau Covid-19 và việc triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông dẫn đến thay đổi trong hành vi và thói quen của người tiêu dùng. Cũng theo Heineken, việc tạm dừng hoạt động của nhà máy tại Quảng Nam là để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản.
Thực tế trước đây, kể cả khi thị trường đang tăng trưởng tích cực, nhiều doanh nghiệp lớn cả trong và ngoài nước cũng đã phải ngậm ngùi "tháo chạy" vì nhiều lý do.
Loạt "ông lớn" Việt Nam nếm mùi bại trận
Lãnh đạo của "ông trùm" hàng tiêu dùng Masan từng tuyên bố kinh doanh sản phẩm nào sẽ phải đứng đầu thị trường đó. Nhưng với Sư Tử Trắng, Masan Brewery đã phải nếm mùi thất bại.
Nhãn hiệu Sư Tử Trắng của doanh nghiệp ra đời năm 2013 với tham vọng trở thành "vua bia" ở Việt Nam, bất chấp thị trường lúc đó đã tồn tại những tên tuổi lớn như Sabeco, Habeco, Heineken...
Nhắm tới phân khúc bia trung cấp, Sư Tử Trắng được phân phối tập trung tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh phía Nam.
Những năm đầu, lượng tiêu thụ dòng bia này mạnh, doanh thu tăng trưởng ở mức hai con số nhờ chiến lược giá rẻ và các chương trình quảng cáo hấp dẫn. Thậm chí, Thái Lan Singha còn rót 600 triệu USD để đầu tư vào hãng bia này.
Sang nửa đầu năm 2017, do mạnh tay tăng chiết khấu cho nhà phân phối để giải phóng hàng tồn kho, doanh thu của Masan Brewery sụt giảm nghiêm trọng. Đến 2019, hãng bia này cho biết đã lỗ khoảng 15 triệu USD. Những năm sau, Masan đã không còn nhắc đến cái tên Sư Tử Trắng.
Một trường hợp thất bại khác là của doanh nghiệp hàng đầu ngành sữa Việt Nam - Vinamilk.
Dòng bia Zorok được Vinamilk liên doanh với Tập đoàn SABmiller sản xuất.
Năm 2006, Vinamilk liên doanh với Tập đoàn SABmiller thành lập Công ty SABmiller Việt Nam và cho ra mắt thương hiệu bia Zorok. Nhà máy bia SABmiller đặt tại Bình Dương với công suất 100 triệu lít/năm được khánh thành chỉ ngay 1 năm sau đó.
Tiếc rằng sự mới mẻ của bia Zorok trên thị trường bia Việt Nam cũng như việc tiêu thụ chủ yếu dựa vào kênh phân phối sữa đã thất bại.
Chỉ sau 2 năm hoạt động, Vinamilk đã nhanh chóng rút lui và nhượng lại toàn bộ cổ phần của mình cho SABmiller. Hiện nay, thị phần của dòng bia này tại Việt Nam ở mức thấp dù SABmiller vẫn là một trong những tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới với 200 nhãn hiệu bia phân phối tại 60 quốc gia.
Một cái tên khác cũng phải nếm trái đắng là Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Năm 2023, hãng này đã đầu tư 200 triệu USD để sản xuất bia Laser. Sản phẩm được quảng cáo là "bia tươi đóng chai lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam", với mức giá cao hơn Tiger và ngang ngửa Heineken.
Tân Hiệp Phát thậm chí phải bỏ ra số tiền lên đến 3 triệu USD để thực hiện chiến lược quảng bá cho sản phẩm này nhằm tiếp cận đối tượng khách hàng cao cấp.
Tuy nhiên sự sai lầm trong thông điệp sản phẩm, quảng bá đã khiến dòng bia này bị đánh đồng là bia lề đường. Hãng cũng thất bại trong việc chen chân vào kênh phân phối bia cao cấp của các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
Cùng với năng lực tài chính không đủ nên chỉ sau 1 năm, Tân Hiệp Phát đã dừng sản xuất bia tươi Laser và thương hiệu này cũng dần mất hút trên thị trường.
Trường hợp đóng băng hoạt động cũng xảy đến với bia Trúc Bạch - thương hiệu thường được nhắc đến với danh xưng là dòng bia đầu tiên do người Việt sản xuất, cũng là hình ảnh cho thời kỳ vàng son của thị trường bia những năm 1990.
Thương hiệu bia này từng tạo nên cơn sốt về một dòng thức uống "thời thượng", với lượng tiêu thụ lớn và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh khiến "gã khổng lồ" bia Trúc Bạch không thể giữ vị trí đỉnh cao khi đối mặt với khủng hoảng từ quản lý đến sản xuất và kinh doanh.
Cộng với trở ngại từ việc nhập khẩu nguyên liệu làm hạn chế năng lực sản xuất, sự "xâm nhập" của bia Vạn Lực từ Trung Quốc với chiến lược giá rẻ và sức ép từ tình hình kinh tế khó khăn của đất nước khiến dòng bia này dần biến mất khỏi thị trường.
Sau khoảng 20 năm ngừng sản xuất, tới 2008, CTCP Bia rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) mới khôi phục lại thương hiệu này.
Hãng bia ngoại cũng phải lùi bước
Ngay cả với các hãng bia ngoại dày dạn kinh nghiệm thì việc hiểu thị trường cũng không phải đơn giản. Thất bại của bia Foster là ví dụ điển hình.
Thương hiệu bia Foster nhảy vào thị trường Việt Nam với câu slogan "bia phong cách Úc", khiến khách hàng Việt Nam khó lòng đồng cảm.
Bên cạnh đó, Foster's nhắm đến đối tượng khách hàng cao cấp nhưng lại liên danh với đối tác là những đơn vị được biết đến với dòng bia phổ thông như Nhà máy Bia Tiền Giang và Nhà máy Bia Đà Nẵng.
Việc chọn phân khúc thị trường cao cấp khi nền kinh tế Việt Nam lúc đó chưa có điều kiện, người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đón nhận cũng khiến thương hiệu bia Foster's bị quay lưng.
Vì thế sau gần 10 năm (1998-2007), Foster's chấp nhận thất bại và phải chuyển nhượng lại toàn bộ hệ thống cho APB với giá hơn 105 triệu USD và cái tên "bia Foster's" cũng biến mất khỏi thị trường.
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Pembuat Poster
Program Afiliasi
Berdagang Instrumen Keuangan Seperti Saham, Mata Uang, Komoditas, Kontrak Berjangka, Obligasi, Dana, Atau Mata Uang Kripto Adalah Perilaku Berisiko Tinggi, Termasuk Kehilangan Sebagian Atau Seluruh Jumlah Investasi Anda, Sehingga Perdagangan Tidak Cocok Untuk Semua Investor.
Anda Harus Melakukan Uji Tuntas Anda Sendiri, Menggunakan Penilaian Anda Sendiri, Dan Berkonsultasi Dengan Penasihat Yang Memenuhi Syarat Saat Membuat Keputusan Keuangan Apa Pun. Konten Situs Web Ini Tidak Ditujukan Kepada Anda, Situasi Keuangan Atau Kebutuhan Anda Juga Tidak Diperhitungkan. Informasi Yang Terdapat Di Situs Web Ini Belum Tentu Tersedia Secara Waktu Nyata, Juga Belum Tentu Akurat. Setiap Pesanan Atau Keputusan Keuangan Lainnya Yang Anda Buat Sepenuhnya Menjadi Tanggung Jawab Anda Dan Anda Tidak Boleh Bergantung Pada Informasi Apa Pun Yang Disediakan Melalui Situs Web. Kami Tidak Memberikan Jaminan Apa Pun Untuk Informasi Apa Pun Di Situs Web Dan Tidak Bertanggung Jawab Atas Kerugian Transaksi Apa Pun Yang Mungkin Timbul Dari Penggunaan Informasi Apa Pun Di Situs Web.
Dilarang Menggunakan, Menyimpan, Menggandakan, Menampilkan, Memodifikasi, Menyebarluaskan Atau Mendistribusikan Data Yang Terdapat Dalam Situs Web Ini Tanpa Izin Tertulis Dari Situs Web Ini. Semua Hak Kekayaan Intelektual Dilindungi Oleh Pemasok Dan Bursa Yang Menyediakan Data Yang Terdapat Di Situs Web Ini.