Kutipan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalender Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Nilai Terbaru
- Sblm.
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
S:--
P: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
Tidak Ada Data Yang Cocok
Opini Terbaru
Opini Terbaru
Topik Populer
Untuk mempelajari dinamika pasar dengan cepat dan mengikuti fokus pasar dalam 15 menit.
Di dunia umat manusia, tidak akan ada pernyataan tanpa pendirian apa pun, dan tidak akan ada ucapan tanpa tujuan apa pun.
Inflasi, nilai tukar, dan perekonomian membentuk keputusan kebijakan bank sentral; Sikap dan perkataan pejabat bank sentral juga mempengaruhi tindakan para pedagang pasar.
Uang membuat dunia berputar dan mata uang adalah komoditas permanen. Pasar forex penuh dengan kejutan dan ekspektasi.
Kolumnis Teratas
Nikmati kegiatan menarik, di sini di FastBull.
Berita terbaru dan peristiwa keuangan global.
Saya memiliki pengalaman 5 tahun dalam analisis keuangan, terutama dalam aspek perkembangan makro dan penilaian tren jangka menengah dan panjang. Fokus saya terutama pada perkembangan Timur Tengah, pasar negara berkembang, batu bara, gandum, dan produk pertanian lainnya.
Saya bekerja sebagai analis di perusahaan broker forex ternama dan telah berkecimpung di industri keuangan selama 10 tahun, melibatkan forex, futures dan saham. Saya sangat ahli dalam menganalisis dan menginterpretasikan pasar menggunakan data fundamental.
Terbaru
Peringatan Risiko dalam Perdagangan Saham HK
Terlepas dari kerangka hukum dan peraturan Hong Kong yang kuat, pasar sahamnya masih menghadapi risiko dan tantangan yang unik, seperti fluktuasi mata uang karena patokan dolar Hong Kong terhadap dolar AS dan dampak perubahan kebijakan dan kondisi ekonomi Tiongkok daratan terhadap saham Hong Kong.
Biaya dan Pajak Perdagangan Saham HK
Biaya perdagangan di pasar saham Hong Kong meliputi biaya transaksi, bea materai, biaya penyelesaian, dan biaya konversi mata uang untuk investor asing. Selain itu, pajak mungkin berlaku berdasarkan peraturan setempat.
Industri Barang Konsumsi Non-Pokok HK
Pasar saham Hong Kong mencakup sektor konsumsi non-esensial seperti otomotif, pendidikan, pariwisata, katering, dan pakaian jadi. Dari 643 perusahaan yang terdaftar, 35% berasal dari Cina daratan, yang merupakan 65% dari total kapitalisasi pasar. Dengan demikian, pasar ini sangat dipengaruhi oleh ekonomi Tiongkok.
Industri Real Estat HK
Dalam beberapa tahun terakhir, pangsa sektor real estat dan konstruksi di indeks saham Hong Kong telah menurun. Namun demikian, pada tahun 2022, sektor ini masih memiliki sekitar 10% pangsa pasar, yang mencakup pengembangan real estat, teknik konstruksi, investasi, dan manajemen properti.
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Lihat Semua
Tidak ada data
Tidak Masuk
Masuk untuk mengakses lebih banyak fitur
Anggota FastBull
Belum
Pembelian
Masuk
Daftar
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Bức tranh lợi nhuận quý 2 của nhóm doanh nghiệp dệt may dù thể hiện sự phục hồi, tăng trưởng nhưng chưa đồng đều. Phần lớn sự khởi sắc tập trung ở doanh nghiệp đầu ngành, trong khi doanh nghiệp quy mô nhỏ vẫn rất khó khăn.
Ảnh minh họa
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 7/2024 đạt gần 4.3 tỷ USD, tăng hơn 12% so với cùng kỳ. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022. Tính chung 7 tháng, xuất khẩu toàn ngành dệt may tăng gần 6% so với cùng kỳ, với trị giá 23.9 tỷ USD.
Bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may cũng có những điểm sáng, song sự hồi phục chưa đồng đều. Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 32 doanh nghiệp dệt may trên hai sàn công bố kết quả quý 2/2024, có 13 doanh nghiệp tăng lãi, 8 doanh nghiệp giảm lãi, 5 doanh nghiệp có lãi trở lại, 4 doanh nghiệp tiếp tục lỗ và 2 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ.
Tổng doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp đạt hơn 20,352 tỷ đồng và hơn 652 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 89% so với cùng kỳ, chủ yếu dựa trên nền thấp năm 2023. Biên lãi gộp cải thiện từ mức 10% cùng kỳ lên hơn 13%.
Bức tranh đa sắc, không chỉ có màu hồng
Có 11/32 doanh nghiệp dệt may đạt lợi nhuận ròng tăng trưởng trong quý 2 với các mức tăng đều trên 50% so cùng kỳ. Dệt may Thành Công (TCM) tăng trưởng lợi nhuận gần 38 lần cùng kỳ, đạt hơn 71 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu loại trừ quý 3/2021 (do lỗ) thì quý 2/2023 là kỳ lợi nhuận thấp nhất trong hơn 1 năm qua, nên TCM mới có sự tăng trưởng cao trong kỳ này. Công ty cho biết đã nâng năng suất, hiệu suất, giảm lãng phí, tối ưu doanh thu và lợi nhuận.
TCM có quý lãi cao nhất gần 2 năm
Tương tự, so với nền thấp, tăng trưởng lợi nhuận ba con số còn có CTCP Mirae (KMR) gấp 12.5 lần đạt 3.4 tỷ đồng; Tổng Công ty Việt Thắng (TVT) gấp 3.6 lần đạt 2 tỷ đồng hay như Tập Đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (AAT); CTCP X20; Dệt may Hòa Thọ (HTG) và May Nhà Bè (MNB) đều gấp đôi cùng kỳ.
Quán quân lợi nhuận trong quý 2/2024 thuộc về May Việt Tiến (VGG), đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 73%. Công ty cho biết do doanh thu tăng gần 37% lên gần 3.1 ngàn tỷ đồng và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng gần 11 tỷ đồng làm lợi nhuận tăng.
Quán quân doanh thu quý 2 gọi tên "ông lớn" Vinatex (VGT) thu về hơn 4.1 ngàn tỷ đồng, tăng 6%. Tính chung 6 tháng, doanh thu đạt gần 8.1 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 21% tổng doanh thu cả nhóm.
Thành quả của Dệt may TNG là doanh thu kỷ lục tính theo quý, đạt gần 2.2 ngàn tỷ đồng, tăng 9% cùng kỳ. Công ty cho biết do khai thác các dòng hàng khó, phức tạp. Kết quả, lãi ròng đạt hơn 86 tỷ đồng, mức cao nhất gần 2 năm và tăng 57% so với cùng kỳ.
May Sông Hồng (MSH) có doanh thu hơn 1.3 ngàn tỷ đồng, thấp hơn 14% so với quý 2/2023, chủ yếu do một số đơn hàng đã sản xuất nhưng kế hoạch xuất hàng vào đầu tháng 7. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động tài chính tăng cao giúp lãi ròng cải thiện 7% lên gần 92 tỷ đồng.
Ở nhóm doanh nghiệp xơ sợi, công ty con Vinatex - Dệt Phong Phú (PPH) là điểm sáng về tăng trưởng doanh thu, đạt hơn 551 tỷ đồng, tăng 46%, mức tăng trưởng cao nhất toàn ngành. Tuy nhiên, tăng trưởng tổng chi phí nhanh hơn khiến lãi ròng giảm nhẹ 2% về dưới 84 tỷ đồng.
Damsan (ADS) có kỳ kinh doanh không thuận lợi, ghi nhận 391.5 tỷ đồng doanh thu, giảm 42% so với cùng kỳ. Lãi ròng vỏn vẹn 6.4 tỷ đồng, lao dốc 74%. Nguyên nhân do giá bông sợi giảm 30% nên Công ty chỉ thực hiện sản xuất 80% công suất.
Sợi Thế Kỷ (STK) gây bất ngờ khi báo lỗ kỷ lục 55.5 tỷ đồng trong quý 2, kém xa khoản lãi hơn 37 tỷ đồng cùng kỳ 2023. Nguyên nhân do doanh số bán hàng thấp và phát sinh chi phí ngưng máy vào giá vốn hàng bán vì trong kỳ, Công ty ngưng nhiều máy nhằm hạn chế gia tăng thêm thành phẩm tồn kho khi nhu cầu thị trường yếu.
Những doanh nghiệp kinh doanh không có lãi trong quý 2 còn có Dệt may Hà Nội (HSM) lỗ thêm gần 47 tỷ đồng; Dệt may Nam Định (NDT) lỗ hơn 19 tỷ đồng; FORTEX (FTM) và Everpia (EVE) đồng thời lỗ 9 tỷ đồng. Riêng Garmex (GMC) giảm lỗ từ 12.5 tỷ đồng về dưới 500 triệu đồng, hỗ trợ từ khoản thu nhập thanh lý tài sản không sử dụng.
Chỉ 1 doanh nghiệp “về đích” sớm kế hoạch lợi nhuận
Năm 2024, các doanh nghiệp dệt may đặt kỳ vọng tươi sáng với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đa phần đều tăng dựa trên bối cảnh xuất khẩu trở lại đà tăng trưởng trong những tháng đầu năm, trái ngược với tình cảnh ảm đạm năm 2023.
Sau 6 tháng, chỉ có Dệt - May Nha Trang (NTT) công bố vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm tới 135%. Trong khi có 12 doanh nghiệp dệt may đã thực hiện hơn nửa mục tiêu lợi nhuận 2024, có 4 đơn vị đã đi được 4/5 chặng về đích gồm VGG, TCM, May Hữu Nghị (HNI) và Sợi Phú Bài (SPB).
Chưa có doanh nghiệp dệt may nào đạt kế hoạch doanh thu 2024. Dẫn đầu “đường đua” về đích hiện có MNB, NTT và HNI đã thực hiện được từ 62-68% kế hoạch doanh thu năm.
Cơ hội dịch chuyển đơn hàng
Đánh giá về bức tranh của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT TCM cho rằng, tăng trưởng của xuất khẩu dệt may một phần bởi mức nền 2023 thấp. "Năm ngoái là đáy và đang hồi phục dần, nhưng chưa bằng năm 2022 nên chưa thể vội mừng với ngành dệt may", ông Tùng cho biết.
Trong một chia sẻ gần đây, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, mặc dù ngành dệt may Việt Nam có nhiều khởi sắc nhưng mức tăng trưởng do chuyển dịch đơn hàng từ các nước khác sang thị trường Việt Nam, chứ bản chất thật là tiêu dùng toàn cầu chưa tăng.
Cũng theo ông Giang, các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 11/2024, các doanh nghiệp sản xuất trong nước kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn về cuối năm với mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024.
Mặt khác, giới phân tích đánh giá nhóm doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc Bangladesh, thủ phủ may mặc thế giới, gặp khó do tình trạng bất ổn ở nước này vẫn tiếp diễn.
Theo trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), nhiều nhà máy tại Bangladesh đóng cửa nên khách hàng sẽ cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Cùng quan điểm, bộ phận phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) nhận định doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam có thể đón nhận những đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh. Hiện tại cũng là cao điểm mùa xuất khẩu đối với các mặt hàng may mặc nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm.
Về dài hạn, các doanh nghiệp FDI chắc chắn sẽ suy nghĩ đến việc tìm một quốc gia thay thế Bangladesh trong chuỗi cung ứng ngành dệt may bởi tình trạng bất ổn và những rủi ro gián đoạn tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế như nguồn nhân công giá rẻ, có tay nghề cao, các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp FDI, cơ sở hạ tầng cũng đang ngày càng hoàn thiện.
Trước những thông tin khá tích cực, nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may "tranh thủ" bứt tốc, thậm chí vượt đỉnh lịch sử như giá cổ phiếu CTCP May mặc Bình Dương (BDG) vào phiên 12/08 tại mức 37,500 đồng/cp, tăng hơn 20% từ đầu tháng 7.
Tương tự, giá cổ phiếu TNG đang trong đà đi lên và tiến gần về vùng đỉnh lịch sử 29,500 đồng/cp lập cuối tháng 4/2022. Một số cổ phiếu dệt may cũng ghi nhận đà tăng tốt như HTG; M10; VGT; TCM...
Diễn biến một số cổ phiếu dệt may từ đầu năm 2024 đến nayNguồn: VietstockFinance
Thế Mạnh
FILI
Cổ đông các doanh nghiệp dệt may đón tin vui tới tấp
Cuối tháng 8/2024, một loạt doanh nghiệp may mặc sẽ chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu, cao nhất là 25% với BDG.
Công ty Cổ phần Máy Móc Bình Dương (mã: BDG) vừa công bố thông báo chốt ngày chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 25% (tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 2.500 đồng) vào ngày 16/8/2024. Ngày thanh toán là 9/9/2024. Với gần 24,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Máy Móc Bình Dương sẽ chi khoảng 62 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Công ty này thực hiện chia cổ tức hàng năm và có hai cổ đông lớn là PRT và Thương mại Việt Vương. Trên thị trường chứng khoán, sau thông báo về cổ tức, cổ phiếu BDG đã tăng gần 42% so với đầu năm.
Công ty Cổ phần Dệt May TNG (mã: TNG) cũng thông báo ngày chốt quyền nhận cổ tức vào 19/8. TNG dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận được 400 đồng cổ tức. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, TNG đã trình kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 16%.
Công ty Vinatex Đà Nẵng (mã: VDN) cũng chốt lịch chi trả cổ tức vào ngày 28/8 với tỷ lệ 20%. Tổng số lượng cổ phiếu VDN đang lưu hành là 3,13 triệu đơn vị. Trong cấu trúc cổ đông của VDN, Vinatex sở hữu 28,64% vốn điều lệ. Đây là doanh nghiệp truyền thống chia cổ tức từ năm 2015 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, ngoại trừ hai năm 2020-2021 giảm về 10%. Vinatex Đà Nẵng đã nắm giữ ty le 20% cổ tức bằng tiền mặt từ năm 2015.
Chốt quyền trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, cổ phiếu BDG của May mặc Bình Dương tăng vọt
Về tình hình kinh doanh của BDG, trong nửa đầu năm 2024, BDG ghi nhận doanh thu hơn 805 tỷ đồng và lãi ròng vượt 59 tỷ đồng, tăng lần lượt 9% và 44% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty CP May mặc Bình Dương đã chính thức thông qua việc chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 25% bằng tiền mặt. Ngày đăng ký cuối cùng là 19/8/2024. Thời gian thực hiện thanh toán là ngày 9/9/2024.
Mới đây, Công ty CP May mặc Bình Dương (mã ck: BDG) đã phát đi thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, BDG sẽ thực hiện chi trả cổ tức với tỷ lệ 25% bằng tiền, đồng nghĩa với việc cổ đông sở hữu mỗi cổ phiếu sẽ được nhận 2.500 đồng.
Với gần 24,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến BDG sẽ chi khoảng 62 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này cho cổ đông.
Diễn biến giá cổ phiếu từ giữa tháng 5/2024 đến nay.
Sau khi thông tin được công bố, cổ phiếu BDG trên thị trường chứng khoán kết phiên ngày 9/8 ở mức 38.700 đồng/cổ phiếu, tăng 4,03% so với ngày 8/8. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử của cổ phiếu BDG, ghi nhận mức tăng 15% trong vòng một tháng trở lại gần đây và gần 42% kể từ đầu năm. Tại phiên giao dịch ngày 9/8, tổng khối lượng giao dịch là 4.731 cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch 183 triệu đồng.
Về tình hình kinh doanh của BDG, trong nửa đầu năm 2024, BDG ghi nhận doanh thu hơn 805 tỷ đồng và lãi ròng vượt 59 tỷ đồng, tăng lần lượt 9% và 44% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, BDG đã hoàn thành 51% kế hoạch doanh thu và 68% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2024. Đáng chú ý, lãi ròng riêng quý II/2024 của BDG tăng mạnh, đạt hơn 36 tỷ đồng, gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo BDG, nhu cầu thị trường gia tăng đã dẫn đến sự gia tăng đơn đặt hàng và sản lượng sản xuất, làm tăng cả doanh thu và giá vốn. Tuy nhiên, doanh thu tăng nhanh hơn nhờ vào sản xuất quy mô lớn, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao lãi gộp từ bán hàng.
Giá cổ phiếu của CTCP May mặc Bình Dương B lập đỉnh mới tại mức 38,600 đồng vào phiên chiều 09/08, ngay khi BDG thông báo chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền.
Cụ thể, BDG sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 25% bằng tiền (2,500 đồng/cp), tương ứng cần chi gần 62 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/08 và ngày thanh toán vào 09/09/2024.
Tại cuối quý 1/2024, cổ đông lớn của BDG gồm Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP sở hữu 47.71% vốn và Công ty TNHH Thương mại Việt Vương nắm 39.02% vốn, sẽ nhận lần lượt gần 30 tỷ đồng và hơn 24 tỷ đồng cổ tức.
Về mối liên hệ, ông Nguyễn An Định đồng thời là Chủ tịch HĐQT BDG và Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương. Bà Phạm Thị Vượng - Phó Chủ tịch HĐQT BDG đang là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Thương mại Việt Vương.
Từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2016, BDG đều đặn trả cổ tức cho cổ đông từ 1-3 đợt/năm, mức cao nhất 60% năm 2019, sau đó giảm xuống 50% năm 2020 và 25% năm 2021. Gần nhất, tỷ lệ cổ tức năm 2022 là 30% bằng tiền (thanh toán cuối tháng 8/2023).
Năm 2024, Công ty dự kiến chia cổ tức không thấp hơn 10% vốn điều lệ.
Về tình hình kinh doanh, BDG thu đều đặn hơn 1,000 tỷ đồng/năm, mức cao nhất gần 1,900 tỷ đồng năm 2022. Trong 5 năm gần nhất (2019-2023), lãi ròng hàng năm đều duy trì trên trăm tỷ đồng, ngoại trừ hai năm 2020-2021 không đạt do ảnh hưởng COVID-19.
Kết quả kinh doanh BDG từ năm 2015-2023
Sáu tháng đầu năm 2024, doanh thu BDG đạt hơn 805 tỷ đồng và lãi ròng hơn 59 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và 44% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện được 51% chỉ tiêu doanh thu và 68% mục tiêu lợi nhuận năm. Riêng lãi ròng quý 2 tăng gấp rưỡi lên hơn 36 tỷ đồng.
Công ty cho biết do nhu cầu thị trường tăng dẫn đến việc tăng số lượng đơn đặt hàng và số lượng sản xuất, làm tăng cả doanh thu lẫn giá vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu vượt trội hơn do sản xuất với số lượng lớn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó lãi gộp từ bán hàng tăng.
Bất chấp đợt điều chỉnh gần đây của thị trường, giá cổ phiếu BDG vẫn miệt mài đi lên và phá đỉnh 38,600 đồng/cp vào phiên chiều 09/08, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 15% trong 1 tháng và tăng gần 42% so với đầu năm. Thanh khoản không cao, bình quân từ đầu năm đạt gần 5,800 cp/ngày.
Diễn biến giá cổ phiếu BDG từ đầu năm 2024 đến nay
Thế Mạnh
FILI
Cổ phiếu một doanh nghiệp may phá đỉnh sau tin trả cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền
Giá cổ phiếu của CTCP May mặc Bình Dương (UPCoM: BDG) lập đỉnh mới tại mức 38,600 đồng vào phiên chiều 09/08, ngay khi BDG thông báo chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền.
Cụ thể, BDG sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 25% bằng tiền (2,500 đồng/cp), tương ứng cần chi gần 62 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/08 và ngày thanh toán vào 09/09/2024.
Tại cuối quý 1/2024, cổ đông lớn của BDG gồm Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP sở hữu 47.71% vốn và Công ty TNHH Thương mại Việt Vương nắm 39.02% vốn, sẽ nhận lần lượt gần 30 tỷ đồng và hơn 24 tỷ đồng cổ tức.
Về mối liên hệ, ông Nguyễn An Định đồng thời là Chủ tịch HĐQT BDG và Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương. Bà Phạm Thị Vượng - Phó Chủ tịch HĐQT BDG đang là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Thương mại Việt Vương.
Từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2016, BDG đều đặn trả cổ tức cho cổ đông từ 1-3 đợt/năm, mức cao nhất 60% năm 2019, sau đó giảm xuống 50% năm 2020 và 25% năm 2021. Gần nhất, tỷ lệ cổ tức năm 2022 là 30% bằng tiền (thanh toán cuối tháng 8/2023).
Năm 2024, Công ty dự kiến chia cổ tức không thấp hơn 10% vốn điều lệ.
Về tình hình kinh doanh, BDG thu đều đặn hơn 1,000 tỷ đồng/năm, mức cao nhất gần 1,900 tỷ đồng năm 2022. Trong 5 năm gần nhất (2019-2023), lãi ròng hàng năm đều duy trì trên trăm tỷ đồng, ngoại trừ hai năm 2020-2021 không đạt do ảnh hưởng COVID-19.
Sáu tháng đầu năm 2024, doanh thu BDG đạt hơn 805 tỷ đồng và lãi ròng hơn 59 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và 44% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện được 51% chỉ tiêu doanh thu và 68% mục tiêu lợi nhuận năm. Riêng lãi ròng quý 2 tăng gấp rưỡi lên hơn 36 tỷ đồng.
Công ty cho biết do nhu cầu thị trường tăng dẫn đến việc tăng số lượng đơn đặt hàng và số lượng sản xuất, làm tăng cả doanh thu lẫn giá vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu vượt trội hơn do sản xuất với số lượng lớn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó lãi gộp từ bán hàng tăng.
Bất chấp đợt điều chỉnh gần đây của thị trường, giá cổ phiếu BDG vẫn miệt mài đi lên và phá đỉnh 38,600 đồng/cp vào phiên chiều 09/08, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 15% trong 1 tháng và tăng gần 42% so với đầu năm. Thanh khoản không cao, bình quân từ đầu năm đạt gần 5,800 cp/ngày.
Không có bất ngờ nào trong phiên chiều, VN-Index duy trì mức giảm gần 8 điểm cho tới cuối phiên, khép lại ở mức 1,208.3 điểm. HNX-Index giảm 1.2 điểm còn 226.73 điểm.
Tuy giảm điểm nhưng nhìn chung tương quan lực mua, bán lại khá cân bằng trong phiên hôm nay. Độ rộng thị trường bao gồm 370 mã tăng và 380 mã giảm.
Áp lực chính vẫn đến từ cổ phiếu tài chính (TCB, BID, VCB, MBB, VPB), nguyên vật liệu (HPG, DGC, HSG, DCM…) và bất động sản (VRE, PDR, HDG, VIC, DXG…). Một số cổ phiếu trụ duy trì sắc xanh cho tới cuối phiên. VHM, MSN, GAS, BSR, VCG đã giữ cho thị trường không giảm sâu hơn.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên 08/08/2024
Trong hôm nay, một số cổ phiếu bất ngờ giảm sàn có thể kể tới TCH, HHS, HAG, HVN…
Nhóm tiện tích có thành tích tốt nhất trong phiên với mức tăng chung 1.42%. GAS, POW, REE, SII, NQN, VLW… diễn biến tích cực về giá.
Giao dịch có phần tích cực hơn so với thanh khoản đạt 18.8 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên 1.1 ngàn tỷ đồng. Trong đó tập trung bán mạnh VJC và VHM. Ngược lại, mua ròng mạnh HDB.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng phiên 08/08/2024
14h05: Lực bán mạnh ở nhóm tài chính, bất động sản
Áp lực bán gia tăng trở lại khiến VN-Index nhanh chóng tụt điểm trong nửa đầu phiên chiều. Tới 14h05, chỉ số giảm gần 8 điểm còn 1,208 điểm.
Các nhóm ngành có thể hiện tốt trong phiên sáng như dệt may, xây dựng hạ tầng tiếp tục duy trì phong độ.
Tuy nhiên, lực bán mạnh lấn át ở nhóm ngân hàng, bất động sản và nguyên vật liệu là tác nhận chính khiến thị trường quay lại với sắc đỏ. TCB giảm tới 4%, kết hợp với một số mã vốn hóa khác như VNM, VIC, GVR, HPG, HVN… tạo áp lực lên thị trường.
Ở nhóm bất động sản, sắc đỏ chiếm ưu thế. Đáng chú ý, TCH giảm sàn ngay đầu phiên chiều. Thanh khoản cổ phiếu đột biến lên gần 20 triệu cp. Tới 14h15, dư bán sàn của cổ phiếu ở mức 14 triệu cp.
Phiên sáng: Cổ phiếu hạ tầng xây dựng bật tăng trần
Mở cửa khá tiêu cực song thị trường đã dần lấy lại sự tự tin và hồi phục về mặt điểm số. Kết phiên sáng, VN-Index tăng 2.6 điểm lên mức 1,218.45 điểm, HNX-Index tăng gần 1 điểm lên 228.91 điểm.
Phe mua đã chiếm lại ưu thế khi số mã tăng đã vươn lên gần 400 mã, áp đảo so với gần 260 mã giảm. Sắc xanh ở nhóm tài chính, công nghiệp, tiêu dùng không thiết yếu, tiện ích đang là chủ đạo của thị trường phiên sáng nay.
Sau cú bứt phá của nhóm dệt may, tới lượt cổ phiếu xây dựng hạ tầng tăng tốc. HHV, LCG, VCG đồng loạt tăng trần.
Nhóm tiện ích đang thể hiện vai trò của nhóm cổ phiếu phòng thủ khi thị trường khó đoán. GAS, POW, REE, TTA, GEG, CNG… đều tăng tốt.
Nguồn: VietstockFinance
Sự tự tin của nhà đầu tư phiên sáng nay đang giúp dòng tiền tích cực hơn. Thanh khoản sáng này đạt giá trị 8.7 ngàn tỷ đồng, bắt đầu nhỉnh hơn so với cùng thời điểm phiên hôm qua.
10h40: Cổ phiếu dệt may bứt tăng
Thị trường đã dần ấp hơn so với đầu phiên, chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm về còn giảm 2.6 điểm (tính đến 10h40).
Sắc xanh đã dần trở lại ở nhóm cổ phiếu tài chính. EIB tăng nhẹ với thanh khoản dẫn đầu toàn nhóm đạt hơn 10 triệu cp. VND, SHS, BID, VIB cũng đang giữ sắc xanh. Cổ phiếu MSN cùng GAS và VHM đang các mã trụ cho thị trường với mức tăng tốt trên 2%.
Nhóm dệt may đang thể hiện diễn biến tích cực. TNG tăng 6%, TCM tăng hơn 4%, STK tăng 5%, VGT đạt mức tăng gần 7%. Một số mã khác bật tăng trần, bao gồm: SHN, ADS, MSH…
Nhịp đập Thị trường 08/08: Thiếu trụ kéo đầu phiên, VN-Index rớt xuống dưới tham chiếu
Nhóm tài chính nhuốm sắc đỏ từ sớm, VN-Index theo đó rớt xuống dưới tham chiếu. Đầu phiên, chỉ số liên tục giảm với mức giảm gần 6%, chạm mốc 1,210 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng TCB, VCB, VPB, HDB cùng một số vốn hóa lớn như FPT, GVR, VIC, BCM, VNM… đang là những mã đè thị trường mạnh nhất. Góp hơn 3 điểm giảm cho VN-Index.
Ở chiều ngược lại, một mình VHM gánh chỉ số và kéo tăng chỉ số 1 điểm.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên sáng 08/08/2024 (tính đến 9h27)
Phe bán đang chiếm ưu thế đầu phiên. Độ rộng thị trường 9h20 ghi nhận chỉ 150 mã tăng so với 275 mã giảm.
Nhóm dược phẩm đang tạm tăng tốt nhất thị trường nhờ đà tăng của DHG, DVN, IMP. Cổ phiếu viễn thông đang không khỏe, VGI, FOX, CTR, SGT, ELC… đều giảm đầu phiên hôm nay.
Yến Chi
FILI
BCTC kiểm toán năm 2023 của Seadanang cho thấy, tổng giá trị các khoản phải thu quá hạn trên 3 năm chiếm gần 96 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2015 và tăng dần thời gian qua. Chuyện gì đang xảy ra với doanh nghiệp thủy sản?
Diễn biến dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của SPD giai đoạn 2015 - 2023
Nợ xấu dai dẳng từ chục năm trước
Tính đến cuối năm 2023, CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (Seadanang, UPCoM: SPD) hạch toán khoản nợ xấu lớn nhất 31.8 tỷ đồng của CTCP Inox Hòa Bình. Theo sau lần lượt là khoản nợ 22.8 tỷ đồng của CTCP Đầu tư 3GR; 19.1 tỷ đồng của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân ; CTCP Xuất nhập khẩu Thép Phú Lâm nợ 10 tỷ đồng và một số doanh nghiệp khác số tiền từ 2 đến 4 tỷ đồng.
Các khoản nợ quá hạn của SPD tính đến 31/12/2023
Nguồn: SPDTrong đó, nhiều cái tên đã xuất hiện gần chục năm về trước. Đơn cử, Inox Hòa Bình xuất hiện trên BCTC của SPD từ năm 2016 với số nợ 32.8 tỷ đồng. Khi đó, SPD đánh giá có thể thu hồi 9.8 tỷ đồng nhưng đến năm 2020 chỉ giảm đi 1 tỷ đồng và đành “bất lực” từ đó đến nay. Inox Đại Phát cũng có vấn đề tương tự với tiền nợ 2.2 tỷ đồng, đến nay vẫn còn 2.1 tỷ đồng chưa thu được, dù có thời điểm SPD kỳ vọng có thể đòi 1.6 tỷ đồng.
Khoản nợ xấu 10 tỷ đồng của Xuất nhập khẩu Thép Phú Lâm được SPD chỉ rõ từ năm 2016, nhưng dưới cái tên Sản xuất Phú Lâm (đổi tên từ năm 2021). Tương tự, 3.8 tỷ đồng của Cơ khí Đóng tàu Hà Đức (trước đây mang tên Hà Đức) đã giảm khoảng 1 tỷ đồng so với 8 năm trước. Thời điểm đó, các khoản nợ này đều đã quá hạn trên 3 năm.
Tại ĐHĐCĐ năm 2017, Chủ tịch HĐQT SPD lúc này là ông Thái Bá Nam cho biết, cuối năm 2015, các khoản nợ trên vẫn có khả năng thu hồi, nhưng đến giữa năm 2016, đánh giá lại là khó thu được nữa nên mới phải dự phòng.
Phần nợ xấu của Đầu tư 3GR và FTM xuất hiện từ năm 2018. Khi đó, SPD đánh giá còn có thể thu hồi khoảng một nửa số tiền, nhưng đến nay chỉ đòi được một phần rất nhỏ.
Đối với khoản nợ của FTM, thời điểm 2017, ông Nam cho biết không phải là nợ xấu mà là nợ chậm thu. FTM khi đó đang là thành viên của Tập đoàn Truman - cổ đông lớn của SPD. Do tháng 8/2016 đơn vị này bị bão nên lưu chuyển hàng hóa chậm, vì vậy việc trả nợ chậm, ông Nam cho hay.
Đầu năm 2020, SPD quyết định nộp hồ sơ, đơn khởi kiện đối với FTM tại Tòa án Nhân dân TP. Thái Bình và Đầu tư 3GR tại Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Đến giữa tháng 6/2021, Tòa án buộc Đầu tư 3GR có nghĩa vụ thanh toán số tiền 24 tỷ đồng nợ gốc và 10.8 tỷ đồng nợ lãi tính từ năm 2017, tổng cộng 34.8 tỷ đồng.
Trường hợp Đầu tư 3GR không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ số tiền nợ trên, công ty thủy sản có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản đảm bảo là 2 triệu cp FTM để thu hồi nợ. Số cổ phần là tài sản của bà Phạm Thị Hà, theo hợp đồng cầm cố từ năm 2017.
Đến tháng 8/2023, Cục thi hành án tỉnh Thái Bình đã tiến hành xử lý tài sản với giá trị thu hồi là 1.1 tỷ đồng, sau khi trừ đi chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi nợ, SPD còn nhận lại 949 triệu đồng. Còn FTM đến nay chỉ mới thanh toán được 300 triệu đồng.
Có lẽ chính SPD cũng không thể ngờ 2 triệu cp trên từng có giá tới 50 tỷ đồng (25,000 đồng/cp) giai đoạn đỉnh cao năm 2019, cho đến khi xử lý tài sản chỉ còn hơn 1 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu FTM từ năm 2018 đến nay
Các nhà đầu tư trên thị trường, nhất là một số công ty chứng khoán khi đó không thể không biết đến “vụ FTM” thao túng giá cổ phiếu. Hàng chục phiên giảm sàn từ giữa tháng 8/2019 khiến tài sản đảm bảo “bốc hơi” gần như sạch sẽ. Đến nay chỉ đáng 1.6 tỷ đồng (800 đồng/cp, tính theo giá đóng cửa phiên 2/4/2024).
Nói về khả năng bán các khoản nợ, Chủ tịch HĐQT SPD Lê Vĩnh Hòa cho hay: do trong cơ cấu cổ đông vẫn còn cổ đông Nhà nước nên nếu bán các khoản nợ thì vô hình chung lại giảm vốn Nhà nước, bởi chỉ có khả năng thu hồi từ khoảng 50 - 70% giá trị các khoản nợ. Vì vậy, việc lựa chọn phương án bán nợ là hầu như không thể thực hiện được và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Công ty, ông Hòa kết luận.
“Con nợ” FTM kinh doanh ra sao?
FTM tiền thân là Công ty TNHH Dệt Đại Cường Thái Bình, vốn điều lệ 50 tỷ đồng, thành lập vào năm 2006 bởi các cá nhân: Đỗ Tất Thành, Bùi Thị Hằng, Lê Mạnh Thường, Phạm Ngọc Toàn và Đỗ Đức Dũng. Mỗi thành viên góp 20% vốn điều lệ.
Đến năm 2013, Công ty đổi tên như hiện tại, ông Lê Mạnh Thường khi đó nắm đến 80% vốn. Năm 2015, FTM tăng vốn lên 430 tỷ đồng thông qua việc góp vốn bằng tài sản của CTCP Tập đoàn Đại Cường.
Hoạt động kinh doanh của FTM bắt đầu sa sút kể từ thời điểm đại dịch COVID-19 ập đến. Năm 2020, từ một doanh nghiệp doanh thu ngàn tỷ đồng, FTM chỉ còn ghi nhận chưa đầy trăm tỷ đồng chỉ sau 1 năm, đồng thời lỗ ròng 200 tỷ đồng. Kiểm toán Quốc tế (iCPA) khi đó cũng đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ và cảnh báo về yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của FTM.
Diễn biến doanh thu và lãi ròng của FTM giai đoạn năm 2013 - 2023
Các năm sau đó, FTM tiếp tục lỗ nặng; cụ thể lỗ 224 tỷ đồng năm 2021, nặng nhất 473 tỷ đồng năm 2022. Đến cuối năm ngoái, vốn chủ sở hữu âm 384 tỷ đồng, riêng lãi sau thuế chưa phân phối âm 893 tỷ đồng.
Khoản nợ ngân hàng quá hạn của doanh nghiệp kinh doanh sợi ngày một “phình to”. Tính đến giữa năm 2023, FTM nợ lãi vay quá hạn thanh toán nhưng chưa được gia hạn tổng cộng 535 tỷ đồng, trong đó nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Bình 380 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 154 tỷ đồng.
Năm 2020, FTM lỗ 200 tỷ đồng. Khoản phải thu 140 tỷ đồng đối với Đầu tư và Phát triển Phú Việt hiện diện từ cuối năm 2019 cho đến giữa năm 2023 trở thành nợ xấu. Ông Thường cũng từng làm Chủ tịch HĐQT tại công ty này giai đoạn 2006 - 2016.
Nhóm công ty liên quan của ông Lê Mạnh Thường
Ông Lê Mạnh Thường
Ngoài các khoản nợ xấu, nhiều khả năng sắp tới SPD sẽ phải trích lập dự phòng toàn bộ khoản đầu tư 18 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư New City Seadanang, chiếm 23.44% vốn điều lệ.
Điểm chung của những cái tên FTM, Đầu tư 3GR hay Đầu tư New City Seadanang đều do ông Thường đã hoặc đang làm Chủ tịch HĐQT. Một số khoản đầu tư và giao dịch của SPD nhiều năm qua cũng liên quan đến các doanh nghiệp của ông Thường.
Theo tìm hiểu, ông Thường từng là Thành viên HĐQT SPD giai đoạn 2016 - 2022, đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT năm 2018. Một số vai trò khác của ông như Trưởng tiểu ban tái cơ cấu công ty và Trưởng tiểu ban xử lý công nợ chậm thu khó đòi.
Chẳng hạn, Công ty TNHH Trường Mạnh Holdings Việt Nam (Truman Holdings) do ông Thường làm cổ đông sáng lập và Chủ tịch HĐTV, từng là cổ đông lớn của SPD từ năm 2016 – 2022, sau khi nhận chuyển nhượng 17.92% vốn từ ông này.
Danh sách các bên liên quan của FTM năm 2020Nguồn: FTM
Năm 2015, Tập đoàn Đại Cường thành lập Công ty TNHH Bất động sản New City, vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp ra đời tại TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình, do ông Thường làm Chủ tịch, hoạt động chính là tư vấn quản lý. Đến năm 2017 thì trở thành công ty cổ phần với 4 cổ đông gồm FTM (nắm 19.33% vốn), Truman Holdings (50.667%), ông Phạm Trường Giang (10%) và Bùi Đức Tiến (20%).
Đến năm 2016, SPD cùng Bất động sản New City và ông Nguyễn Thanh Hà thành lập CTCP Đầu tư New City Seadanang, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
SPD cho biết, thời điểm đó đã góp 30 tỷ đồng (33.33% vốn điều lệ) bằng bất động sản tại địa chỉ 31 Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng và cũng là trụ sở của công ty liên kết. Đến năm 2020, Chủ tịch HĐQT Đầu tư New City Seadanang vẫn là ông Thường.
Tuy nhiên, đầu năm 2023, UBND TP. Đà Nẵng ra quyết định thu hồi khu đất trên. Doanh nghiệp thủy sản cũng đã nhiều lần gửi công văn, đề nghị Đầu tư New City Seadanang cung cấp các tài liệu liên quan nhằm xác định hiện trạng tài chính cũng như đề nghị công ty liên kết này hoàn trả toàn bộ giấy tờ của hợp đồng thuê đất do SPD đứng tên, đã bàn giao từ năm 2016, cùng một số giấy tờ khác, nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi. SPD thậm chí đã nộp đơn phản tố lên Tòa án nhưng cũng chưa được giải quyết.
SPD nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ cho khoản đầu tư trên từ năm 2019. Đến đầu tháng 3/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu công ty thủy sản do BCTC bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp.
Ngoài các doanh nghiệp trên, ông Thường có thời điểm làm Phó Chủ tịch tại Long Hậu và Chiếu sáng Công cộng TP Hồ Chí Minh , Chủ tịch HĐQT Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Phú, Chủ tịch HĐQT Bất động sản Đại Cường.
Cách đây 3 năm, ông Thường và bà Phạm Thị Phương bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt mỗi người 600 triệu đồng đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM qua việc sử dụng 50 tài khoản để giao dịch, nhằm mục đích tạo cung cầu giả.
Mối quan hệ của ông Lê Mạnh Thường và các doanh nghiệp liên quan
Nguồn: Tổng hợpNăm 2024, SPD dự báo môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục vô cùng khó khăn và áp lực đối với HĐQT và Ban điều hành để có thể hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, do có những biến động khó lường của nền kinh tế và địa - chính trị thế giới.
Dù là vậy, Công ty vẫn thể hiện sự lạc quan nhất định về kế hoạch lợi nhuận khi kỳ vọng lãi 8.8 tỷ đồng trước thuế, gấp hơn 10 lần con số năm 2023 và tương đương mức lãi năm 2022. Doanh thu mục tiêu 819 tỷ đồng, tăng 7.4%; trong đó xuất khẩu tăng 5.3%, khoảng 800 tỷ đồng.
Tử Kính
FILI
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Pembuat Poster
Program Afiliasi
Berdagang Instrumen Keuangan Seperti Saham, Mata Uang, Komoditas, Kontrak Berjangka, Obligasi, Dana, Atau Mata Uang Kripto Adalah Perilaku Berisiko Tinggi, Termasuk Kehilangan Sebagian Atau Seluruh Jumlah Investasi Anda, Sehingga Perdagangan Tidak Cocok Untuk Semua Investor.
Anda Harus Melakukan Uji Tuntas Anda Sendiri, Menggunakan Penilaian Anda Sendiri, Dan Berkonsultasi Dengan Penasihat Yang Memenuhi Syarat Saat Membuat Keputusan Keuangan Apa Pun. Konten Situs Web Ini Tidak Ditujukan Kepada Anda, Situasi Keuangan Atau Kebutuhan Anda Juga Tidak Diperhitungkan. Informasi Yang Terdapat Di Situs Web Ini Belum Tentu Tersedia Secara Waktu Nyata, Juga Belum Tentu Akurat. Setiap Pesanan Atau Keputusan Keuangan Lainnya Yang Anda Buat Sepenuhnya Menjadi Tanggung Jawab Anda Dan Anda Tidak Boleh Bergantung Pada Informasi Apa Pun Yang Disediakan Melalui Situs Web. Kami Tidak Memberikan Jaminan Apa Pun Untuk Informasi Apa Pun Di Situs Web Dan Tidak Bertanggung Jawab Atas Kerugian Transaksi Apa Pun Yang Mungkin Timbul Dari Penggunaan Informasi Apa Pun Di Situs Web.
Dilarang Menggunakan, Menyimpan, Menggandakan, Menampilkan, Memodifikasi, Menyebarluaskan Atau Mendistribusikan Data Yang Terdapat Dalam Situs Web Ini Tanpa Izin Tertulis Dari Situs Web Ini. Semua Hak Kekayaan Intelektual Dilindungi Oleh Pemasok Dan Bursa Yang Menyediakan Data Yang Terdapat Di Situs Web Ini.