Kutipan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalender Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Nilai Terbaru
- Sblm.
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
Tidak Ada Data Yang Cocok
Opini Terbaru
Opini Terbaru
Topik Populer
Untuk mempelajari dinamika pasar dengan cepat dan mengikuti fokus pasar dalam 15 menit.
Di dunia umat manusia, tidak akan ada pernyataan tanpa pendirian apa pun, dan tidak akan ada ucapan tanpa tujuan apa pun.
Inflasi, nilai tukar, dan perekonomian membentuk keputusan kebijakan bank sentral; Sikap dan perkataan pejabat bank sentral juga mempengaruhi tindakan para pedagang pasar.
Uang membuat dunia berputar dan mata uang adalah komoditas permanen. Pasar forex penuh dengan kejutan dan ekspektasi.
Kolumnis Teratas
Nikmati kegiatan menarik, di sini di FastBull.
Berita terbaru dan peristiwa keuangan global.
Saya memiliki pengalaman 5 tahun dalam analisis keuangan, terutama dalam aspek perkembangan makro dan penilaian tren jangka menengah dan panjang. Fokus saya terutama pada perkembangan Timur Tengah, pasar negara berkembang, batu bara, gandum, dan produk pertanian lainnya.
Saya bekerja sebagai analis di perusahaan broker forex ternama dan telah berkecimpung di industri keuangan selama 10 tahun, melibatkan forex, futures dan saham. Saya sangat ahli dalam menganalisis dan menginterpretasikan pasar menggunakan data fundamental.
Terbaru
Peringatan Risiko dalam Perdagangan Saham HK
Terlepas dari kerangka hukum dan peraturan Hong Kong yang kuat, pasar sahamnya masih menghadapi risiko dan tantangan yang unik, seperti fluktuasi mata uang karena patokan dolar Hong Kong terhadap dolar AS dan dampak perubahan kebijakan dan kondisi ekonomi Tiongkok daratan terhadap saham Hong Kong.
Biaya dan Pajak Perdagangan Saham HK
Biaya perdagangan di pasar saham Hong Kong meliputi biaya transaksi, bea materai, biaya penyelesaian, dan biaya konversi mata uang untuk investor asing. Selain itu, pajak mungkin berlaku berdasarkan peraturan setempat.
Industri Barang Konsumsi Non-Pokok HK
Pasar saham Hong Kong mencakup sektor konsumsi non-esensial seperti otomotif, pendidikan, pariwisata, katering, dan pakaian jadi. Dari 643 perusahaan yang terdaftar, 35% berasal dari Cina daratan, yang merupakan 65% dari total kapitalisasi pasar. Dengan demikian, pasar ini sangat dipengaruhi oleh ekonomi Tiongkok.
Industri Real Estat HK
Dalam beberapa tahun terakhir, pangsa sektor real estat dan konstruksi di indeks saham Hong Kong telah menurun. Namun demikian, pada tahun 2022, sektor ini masih memiliki sekitar 10% pangsa pasar, yang mencakup pengembangan real estat, teknik konstruksi, investasi, dan manajemen properti.
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Lihat Semua
Tidak ada data
Tidak Masuk
Masuk untuk mengakses lebih banyak fitur
Anggota FastBull
Belum
Pembelian
Masuk
Daftar
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên HNX ngày càng giảm, doanh nghiệp hủy niêm yết lại tăng lên
Số lượng doanh nghiệp niêm yết tại HNX có xu hướng giảm từ năm 2020 đến nay. Theo đó, từ 355 doanh nghiệm niêm yết trong năm 2020 giảm xuống chỉ còn 312 doanh nghiệp...
Ngày 8/11, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp thường niên 2024 để tổng kết hoạt động niêm yết, đăng ký giao dịch và thúc đẩy việc áp dụng các thông lệ tốt về quản trị công ty. Theo báo cáo tại hội nghị, ông Đỗ Văn Tâm, Phó Tổng Giám đốc HNX, cho biết đến ngày 31/10/2024, thị trường niêm yết tại HNX có 312 mã cổ phiếu, với tổng giá trị niêm yết tinh theo mệnh giá đạt 157 nghìn tỷ đồng, tương đương với giá trị vốn hóa đạt 319 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm 2023. Số lượng doanh nghiệp niêm yết tại HNX có xu hướng giảm từ năm 2020 đến nay. Theo lãnh đạo của HNX, ngoài lý do số lượng doanh nghiệp niêm yết mới ít, cứ khoảng 3-4 doanh nghiệp/năm, thì từ năm 2021, điều kiện niêm yết trên HNX được nâng lên.
Năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều biến động với tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoại nước. Chỉ số HNX-Index giảm 1,6% so với cuối năm 2023. Giá trị giao dịch trung bình trên thị trường HNX cũng giảm 6,9% so với bình quân năm 2023 và các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang có xu hướng bán ròng trong thời gian gần đây.
Các giải pháp và chính sách của Chính phủ và Bộ Tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường chứng khoán cũng đã được triển khai để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng công bố thông tin, nhằm tạo sức hút cho thị trường. HNX cũng phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp nhằm nâng cao minh bạch quản trị thông tin. Đây là một bước quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công bố thông tin, nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam và phù hợp với định hướng phát triển thị trường chứng khoán, để đáp ứng mong muốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), cho biết theo kết quả đánh giá từ hiệp hội quản trị doanh nghiệp châu Á, mặc dù minh bạch ở thị trường chứng khoán Việt Nam có cải thiện nhưng chưa đáng kể, xếp hạng còn khiêm tốn so với các quốc gia ASEAN, mục tiêu cải thiện chất lượng công bố thông tin đang tạo sức hút cho thị trường.
Về phía cơ quan quản lý, tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp đề xuất trong việc cải thiện công bố thông tin. HNX cũng phối hợp với SSC tổ chức các khoa đào tạo cho doanh nghiệp nhằm nâng cao minh bạch quản trị thông tin.
Cũng theo ông Hải, trong tiến trình thực hiện các giải pháp nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC ngày 18/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (Thông tư 68). Theo đó, đưa ra lộ trình các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch để thực hiện công bố thông tin bằng tiếng Anh.
Đây là một bước quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công bố thông tin, nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam và phù hợp với định hướng phát triển thị trường chứng khoán, cũng như mong muốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Liên quan đến trái phiếu, SSC phạt một loạt công ty
UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính với Công ty cổ phần Đầu tư Nông nghiệp sạch Phú Son (Quảng Nam); Công ty cổ phần Phát triển nhà Phúc Đồng (Hà Nội); Công ty cổ phần Vinam Land (Hà Nội); Công ty cổ phần ABG Hà Nội (Hà Nội); Công ty cổ phần Lisemco (Hải Phòng) và Công ty cổ phần chứng khoán KAFI (Tp.HCM)...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư Nông nghiệp sạch Phú Son (Quảng Nam); Công ty cổ phần Phát triển nhà Phúc Đồng (Hà Nội); Công ty cổ phần Vinam Land (Hà Nội); Công ty cổ phần ABG Hà Nội (Hà Nội); Công ty cổ phần Lisemco (Hải Phòng) và Công ty cổ phần chứng khoán KAFI (Tp.HCM) do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo đó, Đầu tư Nông nghiệp sạch Phú Son bị phạt 92,5 triệu đồng) theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Nguyên nhân là công ty này không công bố thông tin cho HNX các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Báo cáo tài chính năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được kiểm toán năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Báo cáo tài chính năm 2022; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên 2023; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023; Báo cáo tài chính năm 2023; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được kiểm toán năm 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2023; Báo cáo tài chính bán niên 2024; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2024; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2024; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2024; công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2023; Báo cáo tài chính bán niên 2022.
Tương tự, Công ty cổ phần Phát triển nhà Phúc Đồng bị phạt 92,5 triệu đồng do không báo cáo HNX các tài liệu như: Báo cáo tài chính bán niên 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2022; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên 2021; Báo cáo tài chính bán niên 2022; Báo cáo tài chính năm 2021; Báo cáo tài chính năm 2022; Tình hình thanh toán lãi gốc trái phiếu bán niên 2021; Tình hình thanh toán lãi gốc trái phiếu bán niên 2022; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; CBTT không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: CBTT về kết quả chào bán trái phiếu PDHCH2124001; CBTT về việc hoàn tất mua lại trái phiếu trước hạn PDHCH2124001 (02 đợt)).
- Công ty cổ phần Vinam Land cũng bị phạt do không Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán năm 2023; Báo cáo tài chính bán niên 2024; Công ty thực hiện nghĩa vụ CBTT không đúng thời hạn đối với tài liệu: Báo cáo tài chính bán niên 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023; Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023; Việc thay đổi điều kiện, điều khoản trái phiếu (ngày phải CBTT theo quy định: 24/6/2023)) theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Công ty cổ phần ABG Hà Nội (Hà Nội) bị phạt 92,5 triệu đồng do không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu như: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 06 tháng đầu năm 2022, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 06 tháng đầu năm 2022, Báo cáo tài chính năm 2021, Báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm 2022, Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022, Báo cáo tài chính năm 2022, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2022, Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện 06 tháng năm 2023, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu 06 tháng năm 2023, Báo cáo tài chính 06 tháng năm 2023, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 06 tháng năm 2023; gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội không đúng thời hạn đối với công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu mã ABGCH2124001 và ABGCH2126002).
Cuối cùng, Công ty cổ phần Lisemco (Hải Phòng) bị phạt 85 triệu đồng do công ty không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Công ty các tài liệu sau: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2022, Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2023, Báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2023).
Trước đó, Công ty cổ phần chứng khoán KAFI (Tp.HCM) bị phạt 137,5 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 26 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
Được biết, điều 26 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP nêu xử phạt đối với vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, điểm c khoản 4 quy định phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì, hạn chế giao dịch ký quỹ, cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ, rút tiền vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng.
7 DN sắp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền đầu tháng 10
Thêm 7 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông.
1. CTCP Xây lắp Thành An 96 (Mã TA9):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 27/9/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 12,06% (1.206 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 16/10/2024
2. CTCP Giống cây trồng Miền Nam (Mã SSC):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 30/9/2024
- Tỷ lệ cổ tức đợt 2/2023: 10% (1.000 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 31/10/2024
3. CTCP Môi trường Sonadezi (Mã SZE):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 1/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 8% (800 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 15/10/2024
4. CTCP Đầu tư Xây dựng lắp máy IDICO (Mã LMI):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 2/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 08% (800 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 18/10/2024.
5. Tổng CTCP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Mã PRT):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 3/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 3% (300 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 28/10/2024
6. CTCP Bao bì Tân Khánh An (Mã TKA):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 10/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 8% (800 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 24/10/2024
7. CTCP Nam Việt (Mã ANV):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 14/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 5% (500 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 27/12/2024
CTCP Tập đoàn Casper Việt Nam nửa đầu năm nay lãi sau thuế hợp nhất hơn 47 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo tình hình tài chính lên HNX, Tập đoàn Casper Việt Nam cho biết nửa đầu năm nay lãi sau thuế hợp nhất 47.3 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ, tương ứng mỗi ngày lãi thu về gần 260 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 7.7%, cải thiện so với con số 6.2% của cùng kỳ năm trước.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tính tới cuối tháng 06/2024 là 4.28 lần, tương ứng nợ phải trả vào khoảng 2,631 tỷ đồng, tăng 14% so với cách đó một năm. Báo cáo cũng cho thấy Công ty không còn dư nợ trái phiếu.
Được biết, Công ty từng huy động một lô trái phiếu duy nhất có mã CPGCH2225001 vào ngày 16/06/2022, trị giá 300 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm. Trái phiếu có tài sản bảo đảm là tối đa 3,451,000 cp của Công ty thuộc sở hữu của bên bảo đảm, và được quản lý tại CTCP Chứng khoán SSI – chi nhánh Hà Nội, lãi suất cố định 11%/năm.
Ngày 28/06/2024, Tập đoàn Casper Việt Nam đã mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu này, qua đó công ty không còn dư nợ trái phiếu.
Casper là một thương hiệu đa quốc gia với chi nhánh và mạng lưới phân phối tại nhiều thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Lào. Casper Việt Nam là đại diện độc quyền phân phối và dịch vụ các sản phẩm mang thương hiệu Casper tại thị trường Việt Nam như điều hòa, tủ lạnh, tivi, máy giặt, máy lọc không khí.
CTCP Tập đoàn Casper Việt Nam thành lập tháng 04/2021 với vốn điều lệ ban đầu là 119.76 tỷ đồng gồm các cổ đông CTCP CHG Holding Việt Nam nắm 16.032%, ông Nguyễn Viết Chung (hiện giữ chức Tổng Giám đốc) 32.732%, ông Nguyễn Viết Chiến 19.973%, ông Nguyễn Minh Phương 20.341%, ông Nguyễn Trọng Đước 0.301%, ông Nguyễn Trương Thành 10.621%. Sau đó công ty nhiều lần thay đổi vốn và cơ cấu cổ đông có sự gia nhập của nước ngoài.
Tính tới giữa tháng 2 năm nay, công ty có vốn điều lệ hơn 162 tỷ đồng, trong đó nước ngoài nắm giữ 29.452%, gồm Hanoi Investments Holdings Limited (trụ sở tại Cayman Islands, ủy quyền cho bà Dương Đỗ Quyên) nắm 15.543%%, Menang Investments Pte. Ltd. (trụ sở tại Singapore, ủy quyền cho ông Chiam Fong Sin) nắm 5.181%, Vietnam Growth Investment Fund L.P. (trụ sở tại Cayman Island, ủy quyền cho bà Lê Thị Lệ Hằng) nắm 7.324%.
Được biết, ông Nguyễn Viết Chung hiện còn là Tổng Giám đốc CTCP CHG Holding Việt Nam, CTCP Casper Việt Nam. Bà Hằng là Chủ tịch HĐQT CTCP Giống Cây trồng Miền Nam S giai đoạn 2015-2020, Giám đốc chiến lược CTCP Chứng khoán Sài Gòn hiện nay.
Ông Nguyễn Viết Chung
Thu Minh
FILI
Lạc quan về cuối năm, quỹ ngoại giữ tỷ trọng tiền mặt cao để canh mua khi thị trường điều chỉnh
Quỹ Lumen Vietnam đang giữ một lượng tiền mặt hợp lý, điều này mang lại sự linh hoạt trong trường hợp thị trường giảm. "Sự điều chỉnh sẽ mang lại cơ hội tốt để đầu tư vào những cổ phiếu chất lượng với giá hấp dẫn hơn cho lợi nhuận dài hạn", quỹ nhấn mạnh.
Quỹ Lumen Vietnam (LVF) kết thúc tháng ghi nhận mức tăng trưởng 1,55%, nâng mức tăng trưởng từ đầu năm lên 8,66%, mức tăng này vượt trội so với Chỉ số Toàn thị trường Việt Nam (VNAS) tăng 1,32% trong tháng và tăng 5,3% từ đầu năm.
VN-INDEX THỂ HIỆN SỨC BỀN BỈ SO VỚI CÁC THỊ TRƯỜNG TRONG KHU VỰC
Quỹ cho biết, hiệu suất vượt trội trên có được là nhờ việc phân bổ chiến lược vào các cổ phiếu vừa và nhỏ cũng như lựa chọn cổ phiếu thành công trong các ngành như Năng lượng, Tài chính, Tiêu dùng và Công nghiệp.
Trong đó, ngành Năng lượng ghi nhận sự hồi phục ấn tượng, trở thành ngành có kết quả hoạt động tốt nhất trong tháng với mức tăng 11,4%. Một số công ty trong ngành này đã báo cáo lợi nhuận cao nhất kể từ quý 2 năm 2022, với đà tăng trưởng được kỳ vọng sẽ tiếp tục khi nhu cầu năng lượng cải thiện.
Ngành Tài chính cũng ghi nhận một kết quả tích cực với mức tăng 4,05%, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số ngân hàng tư nhân và sự tăng tốc trong hoạt động cho vay trên toàn ngành. Dữ liệu quý 2/2024 cho thấy hầu hết các ngân hàng niêm yết ghi nhận mức tăng tín dụng trung bình đến tăng mạnh. Mặc dù biên lãi thuần (NIM) và chi phí hoạt động (OPEX) có phần giảm, việc giảm trích lập dự phòng đã góp phần cải thiện lợi nhuận.
Các ngành Hàng tiêu dùng không thiết yếu và Hàng tiêu dùng thiết yếu cũng ghi nhận những kết quả tốt trong tháng 7, lần lượt là 2,9% và 3,3%, nhờ vào việc nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Cuối cùng, ngành Công nghiệp đạt mức tăng 2,1%, nhờ vào sự phục hồi của các hãng hàng không từ mức cơ sở thấp.
Nhận định về thị trường tháng 7 vừa qua, theo đại diện LVF, tháng 7/2024 là một giai đoạn đầy biến động vừa tràn đầy lạc quan lẫn thận trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù trải qua một số phiên giao dịch khó khăn, VN-Index đã kết thúc tháng với mức tăng nhẹ 0,5%, đóng cửa ở 1.251,5 điểm, đánh dấu mức tăng 10,8% kể từ đầu năm. Vào giữa tháng, Vn-Index đã tăng 3,1% do có những dữ liệu kinh tế tích cực từ tháng 6 và nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, đà tăng này bị gián đoạn vào giữa tháng 7 do các hoạt động chốt lời và sự suy giảm của thị trường toàn cầu, bao gồm cả Nasdaq và Nikkei 225.
Thanh khoản thị trường giảm 26,7% so với tháng trước, phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh còn nhiều bất ổn về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, khối lượng bán ròng của khối ngoại thấp hơn đáng kể so với tháng 5 và tháng 6, cho thấy nhóm này vẫn quan tâm những cổ phiếu có triển vọng và ổn định.
So với các thị trường khu vực khác, VN-Index đã thể hiện sự bền bỉ và hiệu suất mạnh mẽ. Mức tăng trưởng của chỉ số này vượt trội so với PCOMP của Philippines (+2,6%), JCI của Indonesia (-0,2%) và SET của Thái Lan (-6,7%).
Các báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2024 của các công ty niêm yết cũng mang lại tin tốt, với lợi nhuận sau thuế tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 50% mục tiêu cả năm 2024.
Top 10 danh mục đầu tư của quỹ LVF.
QUỸ NÂNG TỶ TRỌNG TIỀN MẶT ĐỂ CHỜ CƠ HỘI KHI THỊ TRƯỜNG CHỈNH
Nhìn về nửa cuối năm 2024, quỹ nhận thấy có một số động lực chính ảnh hưởng đến hiệu suất của thị trường bao gồm triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 và những năm tiếp theo vẫn lạc quan, được củng cố bởi tăng trưởng GDP mạnh mẽ 6,42% trong nửa đầu năm, vượt mục tiêu ban đầu của Chính phủ.
Một số tổ chức tài chính quốc tế đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên cao hơn. Ví dụ, HSBC đã tăng dự báo từ 6% lên 6,5%, trong khi Citibank và Shinhan Bank đều nâng ước tính lên 6,4% và trên 6%. Xu hướng kinh tế vĩ mô tích cực này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong 1-2 quý tới.
Áp lực trên thị trường tỷ giá giảm. Trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định tỷ giá. Lãi suất tiền gửi được tăng 50-100 điểm cơ bản từ mức thấp vào tháng 3 và tháng 4, trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn vẫn được duy trì ở mức thấp để kích thích hoạt động kinh tế. Lãi suất cho vay mua nhà 3 năm cũng được điều chỉnh nhẹ lên 7,5% từ mức 6-7%.
Chính phủ Việt Nam đang thực hiện các biện pháp để tái cơ cấu và nâng cấp thị trường tài chính. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã công bố dự thảo Thông tư điều chỉnh các thông tư quy định giao dịch chứng khoán, đặc biệt tập trung vào các yêu cầu về ứng trước và công bố thông tin. Đề xuất này nhận được phản hồi tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với kỳ vọng sẽ được phê duyệt vào tháng 8 và sẽ sớm được triển khai.
SSC cũng đang xem xét việc sáp nhập quy trình IPO và niêm yết, điều này sẽ rút ngắn thời gian để các công ty tham gia vào thị trường, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia hơn. Những nỗ lực này nhấn mạnh cam kết của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả của thị trường, có thể khiến việc nâng hạng thị trường bởi FTSE vào tháng 9 năm sau trở nên khả thi hơn.
Áp lực bán từ các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm, vì hiện tại phần sở hữu của họ trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu tập trung vào các quỹ đầu tư tổ chức và các cổ đông chiến lược với kỳ vọng đầu tư dài hạn. Do đó, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra tín hiệu giảm lãi suất, dòng vốn đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ trở lại các thị trường mới nổi bao gồm thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường niềm tin của nhà đầu tư và hỗ trợ sự tăng trưởng bền vững của thị trường.
Mặc dù triển vọng thị trường nhìn chung là tích cực, nhưng theo quỹ, vẫn có một số rủi ro cần lưu ý. Lạm phát có thể tăng lên khi nền kinh tế phục hồi, điều này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định về giá cả. Ngoài ra, sự biến động của thị trường quốc tế và tình trạng bất ổn địa chính trị cũng có thể tác động đến thị trường. Căng thẳng thương mại toàn cầu, đặc biệt là chính sách thương mại của Mỹ, có thể dẫn đến mức thuế cao hơn và các biện pháp bảo hộ, khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều thách thức hơn. Thị trường bất động sản và chất lượng tài sản ngân hàng cũng cần được theo dõi chặt chẽ.
Hiện tại, Quỹ Lumen Vietnam đang giữ một lượng tiền mặt hợp lý 15,38%, điều này mang lại sự linh hoạt trong trường hợp thị trường giảm. "Sự điều chỉnh sẽ mang lại cơ hội tốt để đầu tư vào những cổ phiếu chất lượng với giá hấp dẫn hơn cho lợi nhuận dài hạn", quỹ nhấn mạnh.
Chỉ 2 năm lên sàn UPCoM, dù quy mô vốn chưa quá lớn nhưng CTCP Big Invest Group (BIG) lại là một cổ phiếu được nhiều tổ chức đầu tư, trong đó có cả các công ty đại chúng thực hiện giao dịch. Việc có các cổ đông lớn liên tục công bố thông tin mua bán giao dịch với mức thanh khoản cao chứng tỏ sức hút không hề nhỏ của tân binh này. Vì sao BIG lại hấp dẫn các nhà đầu tư như vậy?
BIG có nhiều cổ đông lớn là các cá nhân và tổ chức
Từ năm 2022 đến nay, BIG đón hàng loạt nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia, không chỉ giao dịch cổ phiếu, họ còn là các cổ đông lớn.
Chẳng hạn như cổ đông Lương Hoàng Hưng từng mua 320,000 cp BIG vào 16/01/2023 và bán ra 175,000 cp, giảm tỷ lệ xuống còn 4.9% vào 07/04/2023. Được biết ông Hưng là một nhà đầu tư chiến lược gắn bó nhiều năm với công ty ở vai trò cố vấn truyền thông. Ông Hưng còn được biết đến là Tổng Biên tập Tạp chí Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch của nhiều hiệp hội lớn trong nước. Ngoài ông Hưng, về nhóm nhà đầu tư cá nhân còn có bà Kim Thị Vân, ông Trương Huy Tâm… đã trở thành cổ đông lớn trong thời gian qua.
Không chỉ có các nhà đầu tư cá nhân, BIG cũng được sự quan tâm và tham gia giao dịch của nhiều cổ đông tổ chức, trong đó có 2 tổ chức là công ty đại chúng là công ty CTCP Đầu tư HVA (UPCoM: HVA) vào ngày 25/11/2022 đã mua 600,000 cp và bán ra vào ngày 30/12/2022.
Gần đây nhất là CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar) L đã mua 100,300 cp ngày 26/06/2024 rồi lại bán ra 263,300 cp ngày 28/06/2024; sau đó, tiếp tục mua thêm 301,000 cp ngày 01/07/2024… Ngoài ra, còn rất nhiều cổ đông tổ chức khác cũng xuất hiện trong danh sách những cổ đông lớn của BIG thời gian qua như MYA Capital, Huy Hoang Holding, CTCP Đầu tư BLC….
Việc các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức liên tục tham gia giao dịch cổ phiếu BIG đã cho thấy sức hút hấp dẫn của doanh nghiệp này đối với các nhà đầu tư trên thị trường. Trên sàn chứng khoán UPCoM, không nhiều cổ phiếu được sự quan tâm đặc biệt của các nhóm nhà đầu tư như vậy. Theo thống kê trung bình trong 52 tuần qua, mức giá cao nhất của BIG đạt 11,500 đồng/cp với thanh khoản trung bình 222,000 cp/phiên. Đây có thể xem là một thông số tốt đối với các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ ở sàn này.
Ban lãnh đạo BIG khai trương tòa nhà khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng tại Hà Nội
Ban lãnh đạo trân trọng sự quan tâm của nhà đầu tư và mong mọi giao dịch đúng pháp luật
Trước làn sóng quan tâm của giới đầu tư nói chung và cổ đông BIG nói riêng, ông Kiều Văn Khoa – Phó Chủ tịch HĐQT chia sẻ: “Ban lãnh đạo công ty rất cám ơn sự ủng hộ của các cổ đông trong việc quan tâm tham gia giao dịch và mua bán cổ phiếu BIG trong suốt thời gian qua. Chúng tôi rất trân trọng sự ủng hộ của các cổ đông với công ty. Bên cạnh đó, với tinh thần thượng tôn pháp luật, chúng tôi mong các nhà đầu tư hãy lưu ý các nghĩa vụ công bố thông tin đúng quy định về việc giao dịch khi trở thành cổ đông lớn. Điều đó giúp đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ khác và tránh việc bị xử phạt theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vì những vi phạm không đáng có”.
Ông Kiều Văn Khoa – Nguyên Đại tá công an – Phó Chủ tịch HĐQT Big Invest Group
Lý giải sức hút của cổ phiếu BIG đối với các nhà đầu tư trên thị trường
BIG xuất thân là một công ty có thế mạnh kinh doanh thương mại sắt thép. Kể từ khi ông Võ Phi Nhật Huy và ông Kiều Văn Khoa cùng nhóm cổ đông bước vào tái cấu trúc và đổi tên thành Big Invest Group đến nay, BIG đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Đó cũng có thể là lý do khiến nhiều nhà đầu tư mới quan tâm.
Sau khi tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên mức 50 tỷ đồng giúp gia tăng tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp, BIG được các cổ đông chủ chốt hoàn tất thủ tục giao dịch trên sàn UPCoM từ đầu năm 2022. Kể từ đó đến nay, Ban lãnh đạo BIG luôn nỗ lực chèo lái con thuyền BIG vững vàng và chưa năm nào ghi nhận thua lỗ. Đây là nỗ lực rất đáng ghi nhận của Ban lãnh đạo và HĐQT BIG trong bối cảnh kinh tế chung còn nhiều thách thức. Trong năm 2024, BIG đặt mục tiêu đạt 256 tỷ đồng doanh thu (tăng 22%) và lợi nhuận sau thuế hơn 8 tỷ đồng (cao gấp 3.5 lần kết quả năm 2023).
Bên cạnh đó, để giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng dòng tiền cho doanh nghiệp, HĐQT BIG đã mạnh dạn mở rộng sang mảng bất động sản dịch vụ. Theo đó, BIG đặt mục tiêu “tỉnh thành nào cũng có khách sạn BIG HOTEL” thông qua chiến lược phát triển chuỗi khách sạn BIG HOTEL. Nói là làm, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, BIG đã hoàn thành xong chuỗi khách sạn tại 5 thành phố: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Huế và Lào Cai. Kết quả này không chỉ thể hiện cam kết với cổ đông mà còn là chỉ báo cho khả năng thực thi hiệu quả của HĐQT và Ban lãnh đạo BIG.
Theo Chủ tịch Võ Phi Nhật Huy, trong quá trình phát triển chuỗi khách sạn BIG HOTEL, tài sản của BIG đã tăng đáng kể. Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của BIG đạt hơn 190 tỷ đồng, cao gấp 4.5 lần giá trị vốn hóa thị trường. “Có lẽ đây cũng là điểm hấp dẫn khiến nhiều nhà đầu tư dài hạn quan tâm đến cổ phiếu BIG mà mua vào số lượng lớn”, ban lãnh đạo nhận định.
Hiện tại, khi kinh tế chung có những dấu hiệu hồi phục trở lại, BIG cũng tiến hành kế hoạch tăng vốn nhằm kịp thời nắm bắt những vận hội mới. Khi được SSC đồng ý, vốn điều lệ của BIG sẽ tăng từ 50 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng. Đáng nói, kế hoạch này hoàn toàn được thực hiện bằng “nguồn lực nội tại” của BIG, không trông chờ vào các nguồn lực rủi ro như đi vay. Có 8 nhà đầu tư là các cổ đông lâu năm của BIG đăng ký mua hết cổ phiếu mới trong đợt phát hành tăng vốn lần này.
Hệ thống các khách sạn của BIG tại 5 tỉnh thành lớn trên cả nước
Có lẽ nhìn thấy được những tiềm năng bên trên mà nhiều nhà đầu tư đã tích cực mua vào cổ phiếu BIG với số lượng lớn. Xa hơn, nếu kế hoạch chuyển niêm yết lên sàn HNX hoặc HOSE được thực hiện trong năm 2025, cổ phiếu BIG chắc hẳn sẽ còn được quan tâm nhiều hơn. Bởi lẽ khi đó, thanh khoản cổ phiếu BIG sẽ được gia tăng đáng kể, cơ hội tiếp cận nhà đầu tư mới của BIG cũng rộng mở vô cùng. Điều này cũng khẳng định về dư địa tăng trưởng lớn của cổ phiếu BIG cũng như tiềm năng khiến cổ phiếu này trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư trên thị trường.
Dịch vụ
FILI
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Big Invest Group B tổ chức thành công vừa qua đã mang đến nhiều tin vui cho các cổ đông và giới đầu tư. Đáng chú ý, kế hoạch tái cấu trúc tài chính từ “nội lực”, thông qua kế hoạch tăng vốn lên gần 150 tỷ đồng. Cùng các kế hoạch phát hành cổ phiếu trả cổ tức, chuyển sàn HNX và bầu xong HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029.
Tái cấu trúc nợ và tăng vốn từ “nội lực”
Cổ đông BIG đã nhất trí thông qua kế hoạch tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên gần 150 tỷ đồng khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận, kế hoạch này sẽ được triển khai vào cuối năm 2024 hoặc trong năm 2025.
Cụ thể, BIG muốn phát hành 9.35 triệu cp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp với giá 10,000 đồng/cp. Số tiền thu được từ phát hành được dùng để xử lý nợ vay tại các tổ chức tín dụng và thanh toán khoản nợ phát sinh do mua thêm tài sản tăng quy mô công ty. Bên cạnh đó, BIG dự kiến phát hành thêm 750,000 cp trả cổ tức cho cổ đông, vốn điều lệ của BIG sẽ tăng từ 50 tỷ đồng lên mức gần 150 tỷ đồng.
Điểm đặc biệt của đợt phát hành này là toàn bộ cổ phiếu được các nhà đầu tư chiến lược cam kết mua hết (gồm 8 cá nhân), trong đó có Chủ tịch BIG Võ Phi Nhật Huy và Phó Chủ tịch BIG Kiều Văn Khoa đều mua số lượng lớn. Toàn bộ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm sau thời điểm phát hành.
Có thể thấy, đây là điều hiếm thấy ở các đợt phát hành cổ phiếu mới đối với các doanh nghiệp cổ phần. Trong bối cảnh kinh tế chung còn không ít thách thức, doanh nghiệp rất khó huy động vốn qua phát hành thêm, còn đi vay ngân hàng thì là một gánh nặng phải cân nhắc kĩ. Dù vậy, BIG vẫn tranh thủ được nguồn sức mạnh “nội tại” để tái cấu trúc tài chính, tạo sức bật cho các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
Chuỗi khách sạn BIG Hotel tại 5 tỉnh thành lớn trên cả nước của Big Invest Group
Theo Phó Chủ tịch HĐQT Kiều Văn Khoa, các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu lần này đều là các cổ đông chiến lược của BIG, gắn bó với công ty từ lúc cổ phần hóa đến nay. “BIG may mắn được các cổ đông chiến lược cam kết đồng hành lâu dài, ngay cả trong thời điểm tìm vốn khó khăn như hiện nay. Đây chính là nguồn nội lực quý báu giúp gia tăng thế mạnh canh tranh, làm nền tảng cho những bước nhảy vọt sắp tới của doanh nghiệp”, ông Khoa chia sẻ.
Mục tiêu lợi nhuận kỉ lục, sẽ chuyển niêm yết lên HNX hoặc HOSE
ĐHĐCĐ thường niên ngày 30/06 vừa qua của BIG cũng mang đến nhiều tin vui cho cổ đông và nhà đầu tư. Theo đó, cổ đông BIG đã thông qua mức lợi nhuận kỷ lục trong năm 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông và dự kiến chuyển niêm yết lên sàn HNX hoặc HOSE.
Trong năm 2024, BIG đặt mục tiêu đạt 256 tỷ đồng doanh thu (tăng 22%) và lợi nhuận sau thuế hơn 8 tỷ đồng (cao gấp 3.5 lần kết quả năm 2023). Đây là mức lợi nhuận kỷ lục từ khi BIG giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM đến nay. Đánh giá về kế hoạch đột phá này, Chủ tịch Võ Phi Nhật Huy cho biết BIG hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu nhờ nhiều yếu tố.
Mảng hoạt động chính của BIG là thương mại sắt thép đang hồi phục rõ rệt và dần bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới. Bên cạnh đó, mảng cho thuê (văn phòng, căn hộ dịch vụ và chuỗi khách sạn BIG HOTEL) đang đóng góp mức doanh thu tích cực, dự kiến tăng gấp đôi so với năm 2023.
Ngoài ra, BIG cũng lên kế hoạch bán bớt một số bất động sản để mua các tài sản có giá trị lớn hơn. Tất cả các hoạt động này đều đang được triển khai thuận lợi. Cụ thể, chỉ trong 6 tháng đầu năm BIG đã hoàn thành xong chuỗi khách sạn tại 5 thành phố: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Huế, Lào Cai hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn về mảng dịch vụ, du lịch, bất động sản cho thuê cho BIG trong năm 2024.
Theo Chủ tịch Huy, những nỗ lực không ngừng nghỉ này nhằm cải thiện kết quả kinh doanh và trả cổ tức cho cổ đông. Đây là sự tri ân các cổ đông đã tin tưởng và gắn bó với BIG trong những năm qua. Ngoài ra, mục tiêu kinh doanh khả quan trên cũng tạo điều kiện giúp BIG tiếp cận nhiều cơ hội hơn khi chuyển sàn vào năm 2025.
Bầu xong HĐQT nhiệm kỳ mới với sự tin tưởng và ủng hộ cao từ cổ đông
Theo thông tin công bố, hiện tại các thành viên HĐQT BIG đang nắm tổng cộng khoảng 20% cổ phần, thấp hơn nhiều so với mức khi vừa lên sàn tuy nhiên các nhà lãnh đạo BIG đã dành vé đắc cử thành viên HĐQT với sự ủng hộ của gần 100% phiếu bầu của các cổ đông trong số hơn 65% cổ đông tham dự Đại hội.
Nói về điều này, ông Khoa đại diện HĐQT cho biết, dù sở hữu khoảng 20% nhưng HĐQT lại được sự đồng hành của các cổ đông chiến lược lâu năm luôn ủng hộ và ủy quyền cho HDQT với tỷ lệ hơn 65% cổ phần công ty.
“Chính vì vậy mà các ĐHĐCĐ thường niên của BIG luôn được tổ chức thành công với tỷ lệ hơn 65% cổ đông tham gia và luôn có sự nhất trí cao trong các tờ trình của công ty với gần 100% phiếu bầu của các cổ đông dự họp, đây là một điều may mắn vì BIG đã có một lực lượng cổ đông thân thiết và gắn bó đồng hành những ngày đầu tiên trước khi lên sàn cho đến bay giờ“, ông Khoa cho biết.
HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029 của BIG đã được cổ đông bầu chọn và thông qua với 3 thành viên, đều là những người cam kết gắn bó lâu dài và xem BIG là mục tiêu theo đuổi suốt đời và cũng là những nhà sáng lập lâu năm của BIG gồm Chủ tịch Võ Phi Nhật Huy, Phó Chủ tịch Kiều Văn Khoa cùng Tổng Giám Đốc - Trần Thị Mưa Thao.
Ông Võ Phi Nhật Huy – Chủ tịch HDQT của Big Invest Group
Ông Võ Phi Nhật Huy được biết đến nhà hoạch định chiến lược kinh doanh quan trọng của BIG với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản. Khởi đầu là một Kiến trúc sư nhưng ông Huy (SN 1987) đã lựa chọn đam mê phát triển bản thân không ngừng trong lĩnh vực bất động sản thương mại suốt hơn 15 năm qua. Ông cũng là vị thuyền trưởng tạo ra những dấu ấn đáng nhớ cho BIG: cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCoM từ đầu năm 2022, có lợi nhuận liên tục ngay trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và quy mô doanh thu cùng tài sản không ngừng gia tăng.
Tốt nghiệp thủ khoa ngành kiến trúc (Đại học Kiến trúc TPHCM), ông Huy đã khởi nghiệp với mô hình quản lý hệ thống nhà cho thuê từ năm 2008 khi còn là sinh viên. Đến năm 2015, sau khi tạo ra hệ thống bất động sản cho thuê với quy mô vài ngàn sản phẩm thuộc Top đầu tại TPHCM thì ông đã sáng lập ra Tập đoàn Big Group với mô hình đầu tư mua đất và xây dựng các tòa nhà Căn hộ dịch vụ, văn phòng, khách sạn. Từ năm 2015 đến 2022, Big Group đã sở hữu hệ thống bất động sản cho thuê ở nhiều thành phố với quy mô tài sản lên tới vài trăm tỷ đồng.
Sau thời gian kiên trì học hỏi và phát triển, doanh nhân trẻ này tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực xây dụng và thương mại vật liệu xây dựng. Năm 2019, ông cùng nhóm cổ đông tham gia tái cấu trúc một doanh nghiệp về thương mại sắt thép. Sau khi cấu trúc lại, ông Huy đổi tên công ty thành Big Invest Group như hiện nay và góp các tài sản bất động sản vào để tăng vốn lên mức 50 tỷ đồng. Vào ngày 10/01/2022, Big Invest Group được chấp thuận giao dịch cổ phiếu trên UPCoM với mã BIG. So với quy mô cũ, những gì BIG đạt được hôm nay là cả quá trình nỗ lực đáng kể.
Năm 2023, BIG ghi nhận doanh thu gần 210 tỷ đồng, gấp hàng chục lần kết quả kinh doanh trước khi được tái cấu trúc. Tài sản của BIG cũng vượt mức hơn 200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần giá trị vốn hóa. Cùng với thành quả được giao dịch trên sàn UPCoM, hành trình tăng trưởng của BIG đi đậm sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ ban lãnh đạo.
Không chỉ giúp BIG phát triển về mặt quy mô kinh doanh, vị thuyền trưởng này còn khéo léo dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn kinh tế. Kể từ sau khi tái cấu trúc năm 2019 đến nay, chưa năm nào BIG phải ghi nhận kết quả thua lỗ. Dù lợi nhuận khá khiêm tốn nhưng đây là nỗ lực rất đáng ghi nhận trong bối cảnh tồn tại nhiều “tiếng thở dài” của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản.
Ông Kiều Văn Khoa – Phó Chủ tịch HDQT của Big Invest Group
Song hành và giúp sức đắc lực cho Chủ tịch Huy, Phó Chủ tịch Kiều Văn Khoa cũng là người rất tâm huyết với sự phát triển của BIG. Ông Kiều Văn Khoa (1962) gia nhập BIG từ năm 2018 với vai trò cố vấn pháp lý, khi còn là Đại tá, Trưởng phòng Bộ Công An. Ông Khoa có hơn 25 năm công tác tại Đại học Cảnh sát nhân dân với nhiều vai trò như giáo viên, quản lý học viên, trưởng ban quản lý dự án, trưởng phòng hậu cần…. Hiện nay, sau khi về hưu, ông trực tiếp tham gia vào doanh nghiệp ở vai là Phó chủ tịch BIG với nhiều đóng góp đáng kể.
Với chuyên ngành Thạc sĩ Luật, ông Khoa giữ vai trò cố vấn pháp lý cho BIG, nhất là khi cần kiểm tra tính hiệu quả và đúng đắn về mặt pháp lý của các dự án mà BIG đầu tư. Đóng góp đáng kể nhất của ông là giúp BIG tìm được “mảnh đất vàng” tại trung tâm TP. Lào Cai để BIG xây ra tòa nhà phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ dịch vụ Big Lào Cai như hiện nay. Sau đó, ông cũng giữ vai trò quản lý dự án này, giúp đôn đốc và hoàn thành việc thi công tòa khách sạn đúng tiến độ và hiệu quả.
Hiện tại, với vai trò Phó chủ tịch BIG, ông Khoa phụ trách trực tiếp điều hành các hoạt động của BIG tại khu vực phía Bắc. Ông tập trung vào các công tác hoạt động đối ngoại, pháp lý và quản lý các dự án xây dựng… và đồng hành cùng các thành viên HĐQT trong việc mở rộng hệ thống bất động sản tại nhiều tỉnh thành khác nhau. Ngoài ra, thành viên HĐQT còn có sự tham gia của Tổng Giám Đốc Trần Thị Mưa Thao, một trong những người đồng sáng lập công ty từ những ngày đầu tiên với gần 10 năm gắn bó, trưởng thành từ vị trí nhân viên đến Tổng Giám đốc trẻ tuổi hiện nay.
Bên cạnh 3 thành viên HĐQT thì BIG cũng đang quy tụ được đội ngũ cố vấn là các chuyên gia nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực truyền thông, tài chính, công nghệ, kinh doanh quốc tế… hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều kết quả kinh doanh đột phá cho các cổ đông trong giai đoạn 5 năm sắp tới.
Dịch vụ
FILI
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Pembuat Poster
Program Afiliasi
Berdagang Instrumen Keuangan Seperti Saham, Mata Uang, Komoditas, Kontrak Berjangka, Obligasi, Dana, Atau Mata Uang Kripto Adalah Perilaku Berisiko Tinggi, Termasuk Kehilangan Sebagian Atau Seluruh Jumlah Investasi Anda, Sehingga Perdagangan Tidak Cocok Untuk Semua Investor.
Anda Harus Melakukan Uji Tuntas Anda Sendiri, Menggunakan Penilaian Anda Sendiri, Dan Berkonsultasi Dengan Penasihat Yang Memenuhi Syarat Saat Membuat Keputusan Keuangan Apa Pun. Konten Situs Web Ini Tidak Ditujukan Kepada Anda, Situasi Keuangan Atau Kebutuhan Anda Juga Tidak Diperhitungkan. Informasi Yang Terdapat Di Situs Web Ini Belum Tentu Tersedia Secara Waktu Nyata, Juga Belum Tentu Akurat. Setiap Pesanan Atau Keputusan Keuangan Lainnya Yang Anda Buat Sepenuhnya Menjadi Tanggung Jawab Anda Dan Anda Tidak Boleh Bergantung Pada Informasi Apa Pun Yang Disediakan Melalui Situs Web. Kami Tidak Memberikan Jaminan Apa Pun Untuk Informasi Apa Pun Di Situs Web Dan Tidak Bertanggung Jawab Atas Kerugian Transaksi Apa Pun Yang Mungkin Timbul Dari Penggunaan Informasi Apa Pun Di Situs Web.
Dilarang Menggunakan, Menyimpan, Menggandakan, Menampilkan, Memodifikasi, Menyebarluaskan Atau Mendistribusikan Data Yang Terdapat Dalam Situs Web Ini Tanpa Izin Tertulis Dari Situs Web Ini. Semua Hak Kekayaan Intelektual Dilindungi Oleh Pemasok Dan Bursa Yang Menyediakan Data Yang Terdapat Di Situs Web Ini.