Kutipan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalender Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Nilai Terbaru
- Sblm.
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
S:--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
S: --
--
P: --
--
P: --
Tidak Ada Data Yang Cocok
Opini Terbaru
Opini Terbaru
Topik Populer
Untuk mempelajari dinamika pasar dengan cepat dan mengikuti fokus pasar dalam 15 menit.
Di dunia umat manusia, tidak akan ada pernyataan tanpa pendirian apa pun, dan tidak akan ada ucapan tanpa tujuan apa pun.
Inflasi, nilai tukar, dan perekonomian membentuk keputusan kebijakan bank sentral; Sikap dan perkataan pejabat bank sentral juga mempengaruhi tindakan para pedagang pasar.
Uang membuat dunia berputar dan mata uang adalah komoditas permanen. Pasar forex penuh dengan kejutan dan ekspektasi.
Kolumnis Teratas
Nikmati kegiatan menarik, di sini di FastBull.
Berita terbaru dan peristiwa keuangan global.
Saya memiliki pengalaman 5 tahun dalam analisis keuangan, terutama dalam aspek perkembangan makro dan penilaian tren jangka menengah dan panjang. Fokus saya terutama pada perkembangan Timur Tengah, pasar negara berkembang, batu bara, gandum, dan produk pertanian lainnya.
Saya bekerja sebagai analis di perusahaan broker forex ternama dan telah berkecimpung di industri keuangan selama 10 tahun, melibatkan forex, futures dan saham. Saya sangat ahli dalam menganalisis dan menginterpretasikan pasar menggunakan data fundamental.
Terbaru
Peringatan Risiko dalam Perdagangan Saham HK
Terlepas dari kerangka hukum dan peraturan Hong Kong yang kuat, pasar sahamnya masih menghadapi risiko dan tantangan yang unik, seperti fluktuasi mata uang karena patokan dolar Hong Kong terhadap dolar AS dan dampak perubahan kebijakan dan kondisi ekonomi Tiongkok daratan terhadap saham Hong Kong.
Biaya dan Pajak Perdagangan Saham HK
Biaya perdagangan di pasar saham Hong Kong meliputi biaya transaksi, bea materai, biaya penyelesaian, dan biaya konversi mata uang untuk investor asing. Selain itu, pajak mungkin berlaku berdasarkan peraturan setempat.
Industri Barang Konsumsi Non-Pokok HK
Pasar saham Hong Kong mencakup sektor konsumsi non-esensial seperti otomotif, pendidikan, pariwisata, katering, dan pakaian jadi. Dari 643 perusahaan yang terdaftar, 35% berasal dari Cina daratan, yang merupakan 65% dari total kapitalisasi pasar. Dengan demikian, pasar ini sangat dipengaruhi oleh ekonomi Tiongkok.
Industri Real Estat HK
Dalam beberapa tahun terakhir, pangsa sektor real estat dan konstruksi di indeks saham Hong Kong telah menurun. Namun demikian, pada tahun 2022, sektor ini masih memiliki sekitar 10% pangsa pasar, yang mencakup pengembangan real estat, teknik konstruksi, investasi, dan manajemen properti.
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
Lihat Semua
Tidak ada data
Tidak Masuk
Masuk untuk mengakses lebih banyak fitur
Anggota FastBull
Belum
Pembelian
Masuk
Daftar
Hongkong, China
Vietnam Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Nigeria Lagos
Kairo Mesir
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Program Afiliasi
HĐQT CTCP Garmex Sài Gòn G đã thông nhất bầu ông Lê Văn Hùng - Thành viên HĐQT độc lập - giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2024-2029 kể từ ngày 05/07/2024.
Ông Lê Văn Hùng
Ông Lê Văn Hùng sinh năm 1975, trình độ cử nhân Kế toán. Từ tháng 5/2021 đến nay, ông Hùng giữ chức Thành viên HĐQT độc lập của Garmex, do Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải - cổ đông lớn sở hữu 15.86% vốn GMC - đề cử.
Ông Hùng còn được giới thiệu là Giám đốc Tài chính CTCP Transimex từ năm 2018 đến nay. Ngoài ra, ông cũng đang làm Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Bến Thành B; Thành viên HĐQT tại CTCP Thủy Đặc Sản S, CTCP Vinafreight , CTCP Giao nhận Vận tải miền Trung V và CTCP Thương mại Phú Nhuận P; Thành viên Ban Kiểm soát CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (CHOLIMEX, UPCoM: CLX).
HĐQT Garmex nhiệm kỳ 2024-2029 hiện có 4 thành viên từ nhiệm kỳ cũ là ông Lê Văn Hùng (Chủ tịch HĐQT kiêm Thành viên HĐQT độc lập), ông Nguyễn Việt Cường, ông Bùi Minh Tuấn; ông Nguyễn Trần Anh Minh và 1 thành viên mới là bà Nguyễn Thị Diễm My, do CTCP Dệt may Gia định (Giditex) đề cử.
Ban Kiểm soát (BKS) Garmex nhiệm kỳ 2024-2029 gồm ông Mai Thanh Tol, ông Từ Vĩ Trí và bà Trần Thị Thu Yến. Ông Từ Vĩ Trí được bầu làm Trưởng BKS Công ty từ ngày 02/07/2024.
Về kế hoạch trả thù lao năm 2024, Chủ tịch HĐQT Garmex dự kiến nhận 6 triệu đồng/tháng, Thành viên HĐQT nhận 5 triệu đồng/người/tháng. Ban Kiểm soát gồm Trưởng ban sẽ nhận 4 triệu đồng/tháng, trong khi Thành viên nhận 2.4 triệu đồng/người/tháng.
Garmex Sài Gòn từng là công ty dệt may xuất khẩu hàng đầu tại TPHCM, quy mô hàng ngàn lao động nhưng đã cắt giảm hơn 1,800 người và chỉ giữ lại 35 người vào cuối năm 2023 khi tiếp tục thua lỗ.
"Kế hoạch kinh doanh của Công ty đang phụ thuộc nhiều vào hoạt động bán tài sản, ngành may mặc truyền thống đến nay vẫn chưa có đơn hàng", đại diện Garmex chia sẻ và cho biết nếu việc thanh lý tài sản và thu hồi công nợ thuận lợi, Công ty có thể thu về khoảng 300 tỷ đồng, khi đó kế hoạch lãi 50 tỷ đồng hoàn toàn thực hiện được. Hy vọng quý 3, 4/2024 có thể thu được công nợ.
*Garmex Sài Gòn sa thải hàng ngàn nhân viên, ròng rã mở bán loạt tài sản vẫn ế
Thế Mạnh
FILI
Để thanh lý tài sản không sử dụng, CTCP Garmex Sài Gòn G đã tìm tất cả nguồn lực thân quen, thân hữu, sẵn sàng chi trả "hoa hồng" cho môi giới... nhưng nhiều lần đem bán tỷ lệ thành công thấp.
Nỗi niềm trên được ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Garmex Sài Gòn giãi bày tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 diễn ra ngày 27/06.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Garmex tổ chức sáng 27/06 tại Vũng Tàu - Ảnh: Thế Mạnh
Không tái cấu trúc có thể lỗ gấp đôi
Phân trần khoản lỗ ròng 52 tỷ đồng năm 2023, ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Garmex nhấn mạnh nếu không tái cấu trúc Công ty có thể lỗ gấp đôi. Đến gần cuối quý 1/2023 Công ty mới tiến hành tái cấu trúc, lỗ chủ yếu do chi phí liên quan tái cấu trúc như hỗ trợ người lao động, chi phí khấu hao thiết bị máy móc... nhưng năm 2024 phần chi phí này sẽ đỡ hơn nhiều.
Theo ông Cường, Garmex sẽ quyết liệt thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm thanh lý tài sản không sử dụng và thu hồi công nợ với đối tác. Nếu thị trường thuận lợi Công ty thanh lý tài sản thành công, chuyển thành tiền và tạo ra nguồn lực rất lớn. Bên cạnh đó, dự án bất động sản cũng bắt đầu bán hàng kỳ vọng năm 2024 "hái trái", mang lại dòng tiền hiệu quả.
Trước đó, khoản đầu tư duy nhất của Garmex năm 2023 là thực hiện tăng vốn góp tại CTCP Phú Mỹ từ hơn 4 tỷ đồng lên gần 24 tỷ đồng, tương ứng 32.47% vốn. Hiện, Phú Mỹ đang thực hiện 2 dự án gồm khu nhà ở thương mại Phú Mỹ và khu nhà ở thương mại Tân Mỹ.
Lãnh đạo Garmex cho biết, dự án nhà ở thương mại Phú Mỹ đã hoàn thành xong cơ sở hạ tầng, sổ đỏ đã được cấp, có thể thực hiện bán hàng thu tiền. Điều này cũng thể hiện việc đầu tư ngoài lĩnh vực may mặc bắt đầu có hiệu quả.
Riêng với dự án Tân Mỹ, Garmex đề xuất thanh lý biên bản thỏa thuận với giá trị cả tiền mua đất và công trình trên đất là 35 tỷ đồng. Tuy nhiên, Phú Mỹ xác nhận giá trị thanh lý chỉ còn 11 tỷ đồng. Do chênh lệch lớn, cổ đông GMC đã không thông qua tờ trình thanh lý biên bản thỏa thuận trên.
Nói về tình hình thu hồi công nợ với đối tác, ông Cường cho biết: "Chúng tôi đòi nợ ròng rã một năm rưỡi, qua cuộc họp gần nhất vào tháng 6 đã thấy hướng đi, hy vọng ba tháng tới sẽ thu được một nửa số nợ, thậm chí có thể đòi hơn”, ông Cường nói và cho biết tiếp tục theo tiến độ sẽ giải quyết trong quý 3-4/2024.
Năm 2024, Garmex đề ra mục tiêu doanh thu 50.5 tỷ đồng và lãi ròng 40 tỷ đồng. Quý đầu năm, Công ty lãi trên 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 21 tỷ đồng, qua đó giảm lỗ lũy kế tại ngày 31/03/2024 còn hơn 72 tỷ đồng.
Lãnh đạo Garmex khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch được ĐHĐCĐ 2022-2023 giao để đưa Công ty sang một trang mới, khi có đầy đủ vốn để đầu tư mới, thực hiện ngành nghề mới đã đề ra như logistics, kinh doanh bán lẻ, bất động sản...
"Đang làm tất cả mọi cách" để bán được tài sản
Liên quan đến hoạt động thanh lý tài sản chưa đạt hiệu quả, Chủ tịch Nguyễn Việt Cường giãi bày đã tìm tất cả nguồn lực thân quen, thân hữu, bạn bè, mở đấu giá công khai, sẵn sàng chi trả "hoa hồng" cho môi giới... nhưng để thanh lý tài sản lớn như đất đai, nhà xưởng vô cùng khó khăn, nhiều lần đem bán tỷ lệ thành công thấp.
Theo ông Cường thị trường giai đoạn này không ủng hộ dù Garmex có năng lực định giá, tìm kiếm khách hàng... tất cả đều đã làm hết, thậm chí chào cả bên ngoài ngành như logistics, kho bãi nhưng không ai muốn làm, ngay cả các doanh nghiệp dệt may cũng từ chối. Dù vậy, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện quá trình thanh lý tài sản và không có gì thay đổi kế hoạch so với năm trước.
Hồi đầu năm, Garmex lên kế hoạch chuyển nhượng thửa đất hơn 5ha tại xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thửa đất 2.6ha tại cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Công ty TNHH May Tân Mỹ (Vũng Tàu), công ty con do Garmex sở hữu 100% vốn - Ảnh: Thế Mạnh
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng không được thuận lợi như kế hoạch. Đối với khu đất 2.6ha, Công ty dự kiến bán với giá khởi điểm 156 tỷ đồng nhưng bất thành. Tài sản này được đem ra đấu giá lần 2 giá khởi điểm giữ nguyên so với lần đầu. Thời gian tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá chậm nhất đến 17h ngày 18/06/2024 nhưng cũng chưa có kết quả.
Cố chấp giữ công nhân có thể tiêu tốn 100 tỷ/năm
Theo chia sẻ của Chủ tịch Nguyễn Việt Cường, nếu tiếp tục khôi phục ngành nghề may mặc truyền thống, hầu như cơ hội hiện nay chưa rõ ràng, các doanh nghiệp dệt may đang gặp nhiều khó khăn kể cả những doanh nghiệp lớn.
Trước đó tại ĐHĐCĐ 2022-2023, cổ đông Garmex đã từ chối phương án giữ công nhân vì việc này có thể tiêu tốn một năm khoảng 100 tỷ đồng. “Nếu bất chấp giữ công nhân để chờ cơ hội thì chúng tôi không có nguồn lực bởi trước đó Công ty liên tục chia cổ tức, thậm chí đợt chia gần nhất 50% bằng tiền cho năm 2021”, ông Cường thông tin và cho biết nguồn tiền để lại của Garmex không đủ để nuôi công nhân một năm trong khi đơn hàng không đáp ứng.
Việc cắt giảm lao động đã được Garmex tính toán từ trước khi trích lập dự phòng trợ cấp mất việc hơn 20 tỷ đồng trong năm 2022. Nhờ trích lập từ trước, khoản lỗ của Công ty trong năm 2023 cải thiện 39%. Tại thời điểm cuối năm 2023, Garmex chỉ còn 35 nhân sự, giảm hơn 1,800 người so với cuối năm 2022 và hơn 3,700 người so với cuối 2021.
Làn sóng dịch chuyển ngành may mặc ra Bắc
Bày tỏ hoài nghi việc Garmex đang dần buông ngành may mặc, đại diện CTCP Dệt may Gia Định (Giditex) - cổ đông lớn sở hữu trên 10% vốn GMC - chất vấn đoàn chủ tọa làm sao để khôi phục lại khi đã thanh lý hết máy móc, cho công nhân nghỉ hết.
Đại diện Giditex phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Thế Mạnh
Chủ tịch Nguyễn Việt Cường nhắc lại cuộc họp ĐHĐCĐ 2020-2021 khi tình hình gia công may gặp khó khăn khách hàng rời đi, thời điểm đó Garmex đã báo cáo cổ đông đang gặp trục trặc, khách hàng đi ra ngoài Bắc hết.
“Hầu như chúng tôi thấy làn sóng dịch chuyển của ngành may mặc ra Bắc rõ ràng, đặc biệt trong và sau COVID-19. Để vượt tình trạng phải đa dạng hóa ngành nghề thêm, cổ đông lớn, chiến lược cùng chung tay đưa Công ty vượt khó”, ông Cường chia sẻ.
Vị Chủ tịch cũng nhấn mạnh việc Công ty thanh lý tài sản, nhà máy không có nhu cầu sử dụng, còn những nhà máy có nhu cầu sử dụng vẫn được giữ lại. Bất kỳ tình huống dệt may phía Nam thuận lợi, chúng ta vẫn có hai nhà máy chủ lực ở TPHCM là An Nhơn và An Phú sẽ hoạt động lại bình thường.
“Trước đến nay chỉ có hai nhà máy An Nhơn và An Phú mới tạo ra lợi nhuận, năng lực sản xuất mạnh nhất vẫn ở TPHCM”, ông Cường thông tin và cho biết hai nhà máy ở Quảng Nam và Tân Mỹ (Vũng Tàu) Garmex chỉ tận dụng tăng thêm công suất, từ đó giờ không mang lại lợi nhuận cho Công ty dù hoạt động bình thường, thậm chí cả thời đỉnh cao..
Lãnh đạo Garmex lần nữa khẳng định ngành may mặc truyền thống vẫn làm nhưng sẽ làm với đối tác mạnh, để đảm bảo thời gian cam kết với nhau đi được lâu, khi đó có thể xây dựng lại lực lượng lao động, có lợi nhuận, tiến hành cải cách... Khó khăn còn nhiều nhưng cơ hội vẫn lớn, Công ty sẽ chừa nguồn lực tốt nhất để chờ thị trường quay lại.
Đầu tư xanh tốn tiền nhưng chưa chắc có khách?
Ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Garmex
Trao đổi bên lề ĐHĐCĐ với người viết, Chủ tịch Nguyễn Việt Cường cho biết cơ hội quay lại ngành may mặc vẫn có với điều kiện kết nối hạ tầng, chính sách lương các miền gần như nhau, không tạo sự chênh lệch... Vị Chủ tịch cũng nhận thấy ngành may mặc đang đi dần vào vòng xoáy đào thảo, cùng với yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ.
Liên quan đến các điều kiện xanh hóa ngành may vẫn chưa chuyển đổi kịp, lãnh đạo Garmex cho rằng để đạt xanh mất 12 tháng, sau đó chờ 6 tháng để đánh giá. Đầu tư nhà máy xanh mất thời gian như vậy trong khi cần tốn 1.5 triệu USD, làm xong cũng chưa chắc khách đã vào.
“Chúng ta đi quá chậm, để bắt đầu làm quá muộn và cần trả lời câu hỏi đầu tư xanh tốn nhiều tiền nếu không có khách thì sao?”, ông Cường cho hay.
Những gương mặt mới trong ban lãnh đạo Garmex
ĐHĐCĐ Garmex đã bầu ra 5 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2029. Cơ cấu HĐQT có 4 thành viên kế thừa từ nhiệm kỳ cũ gồm ông Nguyễn Việt Cường, ông Bùi Minh Tuấn, ông Lê Văn Hùng và ông Nguyễn Trần Anh Minh, 1 thành viên mới trúng cử là bà Nguyễn Thị Diễm My (do Giditex giới thiệu và đề cử). Ngược lại, ông Trần Vũ không tái đắc cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới.
Bà Nguyễn Thị Diễm My sinh năm 1989, nguyên quán Cà Mau, trình độ chuyên môn Tài chính Kế toán. Bà gia nhập Giditex từ năm 2022 và hiện đang giữ chức Kế toán trưởng. Bà My từng giữ chức Thành viên HĐQT CTCP Giày da và May mặc Xuất Khẩu (Legamex, UPCoM: LGM), trước khi từ nhiệm tháng 1/2024 ngay thời điểm Giditex rút toàn bộ vốn khỏi Legamex.
Trước đó, tháng 6/2023, Giditex cũng đã giới thiệu bà Nguyễn Thị Diễm My tham gia vào HĐQT CTCP Bông Bạch Tuyết B nhưng kết quả không trúng cử. Đến tháng 7, Giditex báo cáo đã bán toàn bộ 35% vốn BBT, sau lần 1 bất thành vào giữa tháng 5/2023 do giá không đạt kỳ vọng.
Thông tin giới thiệu bà Nguyễn Thị Diễm My theo Bông Bạch Tuyết.
Về các thành viên trong Ban Kiểm soát, ĐHĐCĐ Garmex đã bầu ba thành viên gồm ông Mai Thanh Tol, ông Từ Vũ Trí và bà Trần Thị Thu Yến. Riêng ông Trí là thành viên kế thừa duy nhất từ nhiệm kỳ cũ, còn lại hai nhân sự do nhóm cổ đông lớn giới thiệu.
Về kế hoạch trả thù lao năm 2024, Chủ tịch HĐQT Garmex dự kiến nhận 6 triệu đồng/tháng, thành viên HĐQT nhận 5 triệu đồng/người/tháng. Ban Kiểm soát gồm Trưởng ban sẽ nhận 4 triệu đồng/tháng trong khi thành viên nhận 2.4 triệu đồng/người/tháng.
Thế Mạnh
FILI
Những năm vừa qua, cùng với sự sôi động và các cơ hội phát triển thị trường, cổ phiếu của công ty chứng khoán luôn nằm trong top các cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm. Nhà đầu tư quan tâm tới nhóm cổ phiếu này vì tiềm năng tăng giá mỗi khi thị trường vào “uptrend”.
Ở góc độ đầu tư theo chu kỳ, theo sóng, cổ phiếu chứng khoán có thể mang lại hiệu suất đầu tư rất tốt cho nhà đầu tư bắt đúng sóng. Tuy vậy, nếu tiếp cận theo phương pháp đầu tư cổ tức, cổ phiếu chứng khoán nào sẽ phù hợp để mua vào?
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng mà mỗi công ty trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản khác có giá trị tương đương. Bằng cách đầu tư vào cổ phiếu trả cổ tức, các nhà đầu tư có thể nhận được một dòng thu nhập thường xuyên dưới dạng cổ tức, bên cạnh lợi ích của việc tăng giá của cổ phiếu đó trong tương lai.
Bên cạnh đó, lịch sử chi trả cổ tức cũng là lăng kính để kiểm tra mô hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
AAS (Smart Invest)
Chứng khoán Smart Invest bắt đầu chi trả cổ tức từ năm 2021. Các năm trở lại đây, Công ty đều trả bằng cổ phiếu.
AGR
Chứng khoán Agribank không có lịch sử trả cổ tức đều đặn. Điểm sáng là trong 2 năm gần đây, Công ty đều trả cổ tức bằng tiền mặt.
APG
Chứng khoán APG cũng không trả cổ tức đều đặn. Từ năm 2007 tới nay, Công ty có 2 năm trả cổ tức bằng tiền, 2 năm trả bằng cổ phiếu.
BMS
Chứng khoán Bảo Minh có 2 lần trả cổ tức bằng tiền mặt vào năm 2018 và 2021. Đây đều là 2 thời điểm thị trường chứng khoán sôi động.
BSC
Từ năm 2016 tới nay, Chứng khoán BIDV bắt đầu chăm chỉ trả cổ tức. Hình thức trả cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu biến động theo từng năm.
BVS
Chứng khoán Bảo Việt bắt đầu trả cổ tức đều đặn bằng tiền từ năm 2017, tỷ lệ từ 8 - 10%/năm.
CTS
Chứng khoán VietinBank trả cổ tức khá đều trong quá khứ với hình thức tiền mặt hoặc cổ phiếu theo từng năm. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, Công ty không thực hiện chi cổ tức.
DSC
Năm duy nhất Chứng khoán DSC trả cổ tức là năm 2018, với tỷ lệ rất cao 30%. Thời điểm này, công ty vẫn đang có tên là Chứng khoán Đà Nẵng.
FTS
Chứng khoán FTP trả cổ tức tiền mặt 5% đều đặn từ năm 2016 tới nay.
HAC
Chứng khoán Hải Phòng ghi nhận 4 lần trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ tối đa 10%.
HBS
Lần duy nhất Chứng khoán Hòa Bình trả cổ tức trong lịch sử là năm 2009, tỷ lệ 10%.
HSC
Từ những năm 2009, Chứng khoán TP.HCM đã mạnh tay trả cổ tức tiền mặt 20%. Nhiều năm sau đó, tới năm 2018, tỷ lệ cổ tức tiền mặt liên tục ở mức cao. Từ năm 2019 trở lại đây, tỷ lệ này bắt đầu đi xuống.
IVS
Chứng khoán IVS ghi nhận 2 lần trả cổ tức với tỷ lệ lần lượt 3% và 7%.
MBS
Chứng khoán MBS cũng cùng xu hướng trả cổ tức từ năm 2016. Trong lịch sử trả cổ tức, Công ty chuộng trả cổ tức cổ phiếu (4 lần) hơn so với tiền mặt (3 lần).
PHS
Chứng khoán Phú Hưng duy trì cổ tức tiền mặt 3 - 5% trong 5 năm gần đây.
PSI
Chứng khoán PSI có đợt trả cổ tức tiền mặt 8% năm 2010.
SBS
Chứng khoán SBS từng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 6% vào năm 2010.
SHS
Chứng khoán SHS có xu hướng trả cổ tức tiền mặt nhiều hơn so với cổ phiếu, 5 lần trả tiền mặt và 3 lần trả cổ phiếu.
SSI
Chứng khoán SSI duy trì chế độ cổ tức 10% kể từ năm 2010 tới nay. Năm 2014 dù không trả cổ tức tiền mặt, Công ty vẫn trả cổ tức cổ phiếu 10% bằng cổ phiếu.
TCI
Chứng khoán Thành Công bắt đầu trả cổ tức từ năm 2020. Công ty có xu hướng trả bằng cổ phiếu khi chưa ghi nhận lần trả cổ tức tiền mặt nào trong lịch sử.
TVB
Chứng khoán Trí Việt có 3 lần trả cổ tức bằng tiền mặt, trong đó có 1 lần trả tới 19.6% năm 2021.
TVS
Chứng khoán Thiên Việt duy trì chế độ trả cổ tức bằng cả tiền mặt và cổ phiếu trong nhiều năm, từ 2020. Gần đây, Công ty thiên về trả bằng cổ phiếu.
VCI
Chứng khoán Vietcap thuộc nhóm ưa chuộng trả cổ tức bằng tiền mặt. Năm 2020, Công ty trả tới với tỷ lệ tới 30%.
VDS
Chứng khoán Rồng Việt ghi nhận 5 lần trả cổ tức bằng cổ phiếu và 4 lần trả cổ tức bằng tiền mặt.
VIG
Chứng khoán VIG có 1 lần trả cổ tức vào năm 2009, tỷ lệ 9.5% bằng tiền mặt.
VND
Chứng khoán VNDIRECT cũng duy trì chế độ cổ tức đều đặn 5% bằng tiền mặt.
VUA
Chứng khoán Stanley Brother có một lần trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% năm 2021.
WSS
Chứng khoán Phố Wall có một trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, năm 2010.
Chí Kiên
FILI
Tổ chức xếp hạng thị trường MSCI thay đổi đánh giá tiêu chí "khả năng chuyển nhượng" (Transferability) của Việt Nam từ cần cải thiện "-" sang không có vấn đề lớn "+".
Trong báo cáo khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu mới công bố, Việt Nam đã có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng nhờ sự gia tăng giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật có thể được thực hiện mà không cần có sự phê duyệt trước của cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục nỗ lực phát triển thị trường có kế hoạch giải quyết một số vấn đề về khả năng tiếp cận, chẳng hạn như giới hạn sở hữu nước ngoài, yêu cầu về ký quỹ trước giao dịch (pre-funding) và việc thiếu công bố thông tin thị trường bằng tiếng Anh. MSCI sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ của những cải cách này.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn 8 tiêu chí cần cải thiện để hoàn thành bộ 18 tiêu chí của MSCI bao gồm:
Giới hạn sở hữu nước ngoài: Các công ty ở một số ngành và lĩnh vực nhạy cảm vẫn bị giới hạn về sở hữu nước ngoài từ 0% cho tới 51%. Những giới hạn này vẫn tác động tới hơn 10% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Room ngoại còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài: Thị trường cổ phiếu chịu ảnh hướng lớn từ vấn đề room nước ngoài. Hơn 1% của chỉ số MSCI Vietnam IMI bị tác động bởi room nước ngoài thấp.
Quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài: Một số thông tin doanh nghiệp vẫn không có tiếng Anh. Bên cạnh đó, quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do quy định giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt áp dụng đối với tổng tỷ trọng sở hữu nước ngoài nói chung và sở hữu của từng nhà đầu tư nói riêng.
Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối: Hiện chưa có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài và thị trường giao dịch trong nước còn hạn chế (giao dịch ngoại tệ phải liên quan tới giao dịch chứng khoán).
Đăng ký đầu tư và mở tài khoản: Đăng ký giao dịch là bắt buộc và việc mở tài khoản cần được VSD thông qua.
Các quy định về thị trường: Các quy định về thị trường chưa có đầy đủ bằng tiếng Anh.
Luồng thông tin: Các thông tin về thị trường chứng khoán thường không có bản tiếng Anh hoặc không đủ chi tiết.
Thanh toán và bù trừ: Không có công cụ vay thấu chi và giao dịch cần ứng tiền trước.
Việt Nam cải thiện 1 tiêu chí trong số 9 tiêu chí chưa đáp ứng được yêu cầu nâng hạng thị trường của MSCINguồn: MSCI
Thời gian qua, các cơ quản quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam có những động thái tích cực hợp tác quốc tế, làm việc với các ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức xếp hạng thế giới. Đồng thời, nỗ lực đưa hệ thống KRX vào vận hành và tìm phương án giải quyết về prefunding.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng nỗ lực tìm kiếm sự phối hợp của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch đầu tư về các vấn đề cần thiết để nâng hạng như prefunding, tiêu chí tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Cụ thể, theo lãnh đạo VSDC việc áp dụng mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) với sự chấp thuận của NHNN, trong đó ngân hàng lưu ký phải là thành viên bù trừ sẽ là Phương án tối ưu để xử lý vương mắc prefunding.
Về phần tỷ lệ sở hữu nước ngoài, để giải quyết cần thay đổi các quy định đối với từng ngành nghề, danh mục hạn chế với nhà đầu tư nước ngoài tại Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán. Ngoài ra, việc nghiên cứu và thí điểm áp dụng chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyét (NVDR) cũng cần có cơ chế phù hợp tại Luật Doanh nghiệp.
Trong báo cáo về vấn đề nâng hạng thị trường phát hành hồi tháng 3/2024, Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo Việt Nam sẽ có khả năng vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI vào tháng 6/2025. Còn với lộ trình nâng hạng của FTSE, BSC dự báo khả năng xem xét nâng hạng chính thức vào tháng 9/2024 hoặc tháng 3/2025 và chính thức nâng hạng vào tháng 9/2025.
* Tính tới tháng 3/2024. Nguồn: BSC
So với thị trường lân cận như Thái Lan, Việt Nam còn 3 tiêu chí đang cần cần thiện để đáp ứng tiêu chí thị trường mới nổi gồm: quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài, luồng thông tin, thanh toán bù trừ.
Chí Kiên
FILI
Bài cập nhật
CTCK BIDV (BSC) cho rằng thị trường tiếp tục trong xu hướng giằng co với thanh khoản ở mức trung bình, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiến đến kiểm định ngưỡng 1,300 điểm trong tuần này.
Tiếp tục giữ xu hướng tăng
CTCK Đông Á (DAS): Phiên 10/06, VN-Index tiếp tục giằng co vùng đỉnh, tâm điểm khối ngoại quay lại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng trên HOSE, mức cao nhất trong 5 phiên gần đây, rủi ro của VN-Index lúc này là khối ngoại bán ròng gây áp lực chỉ số.
DAS dự đoán VN-Index tiếp tục giữ xu hướng tăng và vẫn nghiêng về kịch bản vượt đỉnh lên 1,300 điểm, tín hiệu cần xác nhận là chỉ số tăng cả về điểm, độ rộng của thị trường và thanh khoản.
Trong kịch bản kém khả quan, nếu chỉ số giảm mạnh kèm khối lượng cao, mốc 1,255 đóng vai trò là hỗ trợ của chỉ số. Tiếp tục giữ tỷ trọng cổ phiếu vừa phải để tận dụng nhịp tăng của chỉ số, và đợi thị trường xác nhận tín hiệu chắc chắn.
Tiến đến kiểm định ngưỡng 1,300 điểm
CTCK BIDV (BSC): VN-Index tiến sát đến ngưỡng 1,300 điểm với sự hưng phấn tích cực trong phiên sáng 10/06, tuy nhiên áp lực bán lại tiếp tục xuất hiện trong phiên chiều đã khiến chỉ số giảm dần đà tăng và đóng cửa tại mốc 1,290.67 điểm - tăng 3.09 điểm so với phiên trước.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 12/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Hàng và dịch vụ công nghiệp dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành hóa chất, truyền thông. Ở chiều ngược lại, ngành bảo hiểm, thực phẩm và đồ uống, xây dựng và vật liệu giảm điểm. Về giao dịch của khối ngoại, ngày 10/06 tiếp tục là phiên bán ròng mạnh trên cả 2 sàn HOSE, HNX.
Thị trường tiếp tục trong xu hướng giằng co với thanh khoản ở mức trung bình, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiến đến kiểm định ngưỡng 1,300 điểm trong tuần này.
Tiếp tục nắm giữ
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Xu hướng kỹ thuật, VN-Index tiếp tục được lặp lại trong phiên ngày 10/06 khi hình thành nên mẫu nến “Spinning” với biên độ rộng, và trạng thái giao dịch có phần sôi nổi hơn. Tuy nhiên, sức ép chốt lời quanh vùng kháng cự vẫn là rào cản đáng kể cho đà bật mạnh của VN-Index. Nhiều khả năng diễn biến trên vẫn được duy trì trong các phiên tới.
Mặc dù vậy, khi xu hướng tăng điểm vẫn đang được bảo lưu và lực cầu chủ động bắt đáy nâng đỡ cho chỉ số, VN-Index sẽ có cơ hội vượt ngưỡng kháng cự 1,300 để tiến tới vùng cản trung hạn quanh 1,330 (+/-10) sau các nhịp vận động tích lũy.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các vị thế đã mở, có thể kết hợp trải lệnh mua, mở thêm 1 phần tỷ trọng trading quay vòng trong các nhịp điều chỉnh.
Cân nhắc gia tăng tỷ trọng trong các nhịp điều chỉnh sắp tới
CTCK Asean (Aseansc): Diễn biến rung lắc quanh vùng đỉnh tiếp tục diễn ra trong phiên 10/06. Dấu hiệu phân hóa tiếp tục rõ nét cho dù dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân vẫn ở mức cao, hấp thụ tốt lượng bán ròng mạnh của khối ngoại. Tuy nhiên, thị trường đang thiếu đi nhóm dẫn dắt để giúp VN-Index có thể bứt phá dứt khoát khỏi khu vực đỉnh trung hạn 1,290 điểm hiện tại.
Mức độ phân hóa cao của thị trường đã mở ra những cơ hội trading trong ngắn hạn vào các cổ phiếu Mid Cap. Do đó, Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên hoạt động trading trong ngắn hạn, cân nhắc gia tăng tỷ trọng trong các nhịp điều chỉnh sắp tới.
Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn
CTCK Phú Hưng (PHS): Về mặt kỹ thuật, VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm. Tín hiệu xuất hiện nến rút đầu khi cố gắng vượt đỉnh tháng 3 và vùng tích lũy vài phiên gần đây. Mặc dù vẫn chưa đóng cửa vượt được nhưng tín hiệu rút đầu chưa có dấu hiệu tiêu cực, mà vẫn có diễn biến hồi phục về cuối phiên. Kỳ vọng đà tăng sẽ tiếp diễn trong phiên ngày mai. Trường hợp nếu giảm trở lại nhưng áp lực bán không mạnh thì tín hiệu cũng vẫn chưa tiêu cực.
Đối với HNX-Index, chỉ số cũng tiếp tục có phiên tăng, tín hiệu xuất hiện nến tăng dài hơn kèm khối lượng tiếp tục tăng nhẹ, cho thấy lực cầu có dấu hiệu cải thiện hơn. Tín hiệu vẫn đang ủng hộ cho khả năng break tam giác tích lũy.
Chiến lược chung có thể duy trì tỷ trọng cao, kỳ vọng sự phân hóa diễn ra; ưu tiên các nhóm mạnh như công nghệ, hàng không, vận tải biển, phân bón, dệt may, chăn nuôi heo… hoặc các nhóm đang cải thiện dần sức mạnh tương đối, như khu công nghiệp, thép, chứng khoán, xây lắp điện, bảo hiểm, nhựa, VN30.
Thanh Tú
FILI
Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan POW do nhu cầu điện tăng mạnh hỗ trợ triển vọng dài hạn, mua KBC nhờ dự án Tràng Cát là động lực tăng trưởng mới trong năm 2025, giữ VHC với kỳ vọng hoạt động xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng tích cực.
POW: Khả quan với giá mục tiêu 14,800 đồng/cp
CTCK VNDIRECT (VND) duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) với giá mục tiêu 14,800 đồng/cp.
Về nhiệt điện than, tiêu thụ điện cả nước đang tăng vượt kỳ vọng, với mức tăng 12% trong quý 1/2024, lên 69.3 tỷ kWh, báo hiệu nhu cầu tăng trưởng mạnh trong cả năm. EVN phải vận hành gần tối đa công suất các nhà máy điện than, trong đó có Vũng Áng 1.
VNDIRECT kỳ vọng Vũng Áng 1 sẽ là động lực chính thúc đẩy POW trong năm 2024, với sản lượng dự kiến tăng 35.6% so với cùng kỳ, đóng góp 37.3% tổng doanh thu và 45% lãi gộp.
Về điện khí, Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 (NT2) hiện đối mặt với khó khăn do nguồn cung khí giá rẻ sụt giảm. Nhóm phân trích dự phóng sản lượng của NT2 trong năm 2024 giảm 9.3% so với mức nền thấp năm ngoái và lãi gộp chỉ đạt 11 tỷ đồng, giảm 98%.
Nhơn Trạch 3&4 sẽ là động lực tăng trưởng trung và dài hạn sau khi thống nhất được hợp đồng mua bán điện (PPA). Nhà máy điện khí NT3&4 là hai dự án quan trọng của POW với tổng vốn đầu tư 34,000 tỷ đồng. Việc vận hành thương mại của dự án hiện có thể bị chậm trễ do vướng mắc trong việc đàm phán PPA với EVN và tranh chấp thuê đất với Tín Nghĩa.
VNDIRECT kỳ vọng NT3&4 sẽ đi vào hoạt động từ quý 3/2024 và quý 1/2025 thay vì quý 1 và 3/2024 như trước đây. NT3&4 sẽ là động lực tăng trưởng trung và dài hạn của POW do tiềm năng nâng tổng công suất của POW lên 36% và đóng góp 16.4% và 44.2% vào tổng doanh thu kể từ 2025-2026.
Đóng góp của Nhơn Trạch 3&4 vào tổng doanh thu giai đoạn 2025-2030
Tổng hợp lại, VNDIRECT dự phóng lãi ròng năm 2024 của PV Power tăng nhẹ 2.8% so với cùng kỳ, sau đó tăng tốc 24.4% và 54.5% trong 2025-2026 khi NT3&4 đi vào hoạt động.
Mua KBC với giá hợp lý năm 2025 là 38,800 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC) duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc với giá trị hợp lý năm 2025 là 38,800 đồng/cp.
BSC kỳ vọng KBC sẽ bàn giao được 55 ha khu công nghiệp (KCN) Nam Sơn Hạp Lĩnh nhờ nút thắt về chỉ tiêu sử dụng đất của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã được tháo gỡ, đem về cho Công ty doanh thu 1,069 tỷ đồng, biên lãi gộp 67%. và điểm rơi bàn giao vào nửa sau năm 2024.
KBC cũng dự kiến bàn giao được 30 ha KCN Tân Phú Trung với doanh thu 1,509 tỷ đồng, biên lãi gộp 76% và 16 ha từ KCN Quang Châu với doanh thu 809 tỷ đồng, biên lãi gộp 50% trong năm 2024.
Nhóm phân tích lùi kỳ vọng KCB sẽ bàn giao được 50 ha Tràng Duệ 3 sang nửa đầu năm 2025 do tiến độ triển khai hoàn thành pháp lý chậm, tương ứng doanh thu 1,761 tỷ đồng, biên lãi gộp 47%.
Theo BSC, dự án Tràng Cát sẽ sớm được mở khóa, và là động lực tăng trưởng mới cho KBC trong năm 2025. Nhóm phân tích kỳ vọng KBC sẽ bán sỉ 20 ha từ dự án Tràng Cát trong năm 2025, tương ứng doanh thu 3,001 tỷ đồng, biên lãi gộp 50%.
Nhìn chung, năm 2024, BSC dự báo doanh thu thuần của KBC đạt 5,813 tỷ đồng, tăng 3% so với năm trước. Lãi ròng dự kiến giảm 7% xuống 1,896 tỷ đồng, EPS tương đương 2,470 đồng/cp.
Năm 2025, KBC ước tính doanh thu thuần đạt 10,193 tỷ đồng và lãi ròng 3,295 tỷ đồng, lần lượt tăng 75% và 74% so với cùng kỳ, EPS tương ứng 4,287 đồng/cp.
Dự phóng kết quả kinh doanh của KBC giai đoạn 2024-2025Nguồn: BSC
Xem thêm tại đây
Giữ cổ phiếu VHC với giá hợp lý 79,300 đồng/cp
CTCK Phú Hưng (PHS) duy trì khuyến nghị giữ cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn với giá hợp lý 79,300 đồng/cp.
Cập nhật kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2024, VHC ghi nhận mức phục hồi tích cực với doanh thu thuần tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 3,901 tỷ đồng, thực hiện được 36.5% kế hoạch năm. Cá tra fillet xuất khẩu tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của VHC với doanh thu tăng 15% lên 1,819 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54%.
Theo PHS, cá tra Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi xuất khẩu sang Mỹ trong 2024 và 2025 trong bối cảnh Mỹ siết chặt lệnh cấm nhập khẩu thủy sản chế biến có nguồn gốc từ Nga kể từ tháng 12/2023.
Tính đến cuối tháng 4/2024, giá cá tra fillet xuất khẩu sang Mỹ cũng đang dần hồi phục, đạt 3 USD/kg, tăng 20% so với cuối năm 2023 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu tiêu thụ dần cải thiện.
VHC dự kiến sẽ hưởng lợi lớn khi Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính với tỷ trọng 29% trên cơ cấu doanh thu trong 4 tháng 2024.
Ngoài cá tra fillet, VHC đang có kế hoạch thúc đẩy năng lực phát triển ở mảng Collagen and Gelatin (C&G) và dòng tạp phẩm (miscellaneous), chiếm tỷ trọng trên cơ cấu doanh thu lần lượt 8% và 17%.
Đối với mảng Collagen and Gelatin, VHC đã nâng cấp thêm 1 dây chuyền sản xuất Gelatin đã đi vào hoạt động từ tháng 4/2024 và dự kiến tiếp tục mở rộng thêm công suất C&G thêm 50% trong năm nay.
VHC cũng đầu tư thêm 1 dây chuyền sản xuất trái cây đông lạnh và 1 dây chuyền rau củ đông lạnh cho Thành Ngọc. Việc iệc tận dụng tốt cơ hội từ các dòng sản phẩm khác như C&G, Sa Giang, sản phẩm rau củ quá, thức ăn chăn nuôi sẽ giúp VHC tạo được dòng tiền tốt trong bối cảnh xuất khẩu cá tra chịu nhiều biến động và phụ thuộc vào nhu cầu tại thị trường xuất khẩu.
Tổng hợp lại, PHS cho rằng hoạt động xuất khẩu cá tra toàn ngành nói chung và VHC nói riêng sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong nửa cuối năm 2024. Sản lượng tiêu thụ cá tra fillet của VHC dự kiến tăng 11% so với cùng kỳ và giá bán cá tra bình quân đạt 3 USD/kg, tăng 1%.
Theo đó, doanh thu thuần và lãi sau thuế năm 2024 của VHC dự phóng đạt 11,426 tỷ đồng và 1,117 tỷ đồng, lần lượt tăng 13.8% và 11.6% so với năm 2023. Biên lãi gộp khoảng 15%.
Dự phóng kết quả kinh doanh của VHC giai đoạn 2024-2025
Năm 2025, VHC ước đạt doanh thu thuần và lãi sau thuế lần lượt 12,731 tỷ đồng và 1,329 tỷ đồng, tăng 11.4% và 19% so với cùng kỳ, khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chính phục hồi mạnh mẽ.
---
Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.
Tùng Phong
FILI
Vì sao ví điện tử Moca ngừng hoạt động?
Moca sẽ ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng Moca và trên ứng dụng Grab từ ngày 1/7
Từng là phương thức thanh toán trung gian duy nhất trên Grab, nền tảng gọi xe và giao hàng lớn nhất Đông Nam Á, thế nhưng Moca đã phải ngậm ngùi ngừng hoạt động.
Mới đây, công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca (Moca) thông báo sẽ dừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca để tập trung nguồn lực vào các dịch vụ trung gian thanh toán khác có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn tại thị trường Việt Nam.
Theo đó, kể từ ngày 1/7/2024, Moca sẽ ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng Moca và trên ứng dụng Grab. Sau ngày này, Moca vẫn tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab cho các hoạt động thanh toán trực tuyến, cung cấp một số dịch vụ trung gian thanh toán cho toàn bộ hệ sinh thái Grab tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Xuân Việt Bình, Giám đốc Moca, quyết định này được đưa ra sau khi Moca đã có những cân nhắc và đánh giá rất cẩn thận. Với việc tái cấu trúc danh mục dịch vụ, Moca tập trung vào các lĩnh vực có thể mang lại giá trị tốt hơn nữa cho người dùng, đồng thời thúc đẩy công ty tăng trưởng một cách hiệu quả và bền vững.
Bị chia sẻ thị phần?
Từng là phương thức thanh toán trung gian duy nhất trên Grab, nền tảng gọi xe và giao hàng lớn nhất Đông Nam Á, thế nhưng Moca đã phải ngậm ngùi ngừng hoạt động, điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân nội tại hay là do những tác động bên ngoài của thị trường?
Moca buộc phải chia sẻ với các ứng dụng thanh toán khác trên nền tảng Grab.
Trở lại năm 2018, thời điểm mà Grab đang rất mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ứng dụng thanh toán của họ là GrabPay Credits, dù hình hài y hệt như một ví điện tử, nhưng lại không có giấy phép trung gian thanh toán để được hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, cũng trong năm đó, Grab và Moca đã có màn hợp tác đem lại cho nhau những kết quả thuận lợi.
Màn hợp tác này nhằm mục tiêu đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt trên nền tảng Grab tại Việt Nam, bao gồm nạp tiền điện thoại di động, thanh toán hóa đơn, hay thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ. Trong khi Moca trở thành ví điện tử “độc quyền” trên Grab và có thể tận dụng được một hệ sinh thái mạnh mẽ của Grab.
Sau đó trong suốt một thời gian dài, Moca là lựa chọn thanh toán trung gian duy nhất hoạt động trên nền tảng gọi xe này, đặc biệt là khi Grab đã mua lại 3,523% cổ phần Moca từ Access Ventures SPV.
Tuy nhiên, gần đây Grab đã trở nên cởi mở hơn trong mảng fintech sau nhiều năm gắn bó với Moca. Nền tảng này bắt đầu có màn hợp tác với MoMo và sau đó là ZaloPay trong mục đích trung gian thanh toán. Với Grab thì các cuộc bắt tay đó đem lại cho họ thêm một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, an toàn và thuận lợi cho người dùng. Nhưng với Moca, điều này rõ ràng đã đem lại cho họ “nỗi đau” bị chia sẻ sự quan tâm và thị phần.
Bị cạnh tranh khốc liệt?
Trên thực tế, Moca là một trong các ví điện tử đời đầu nhưng họ hiện chỉ chiếm thị phần rất nhỏ dù được hậu thuẫn bởi nền tảng có lượng người dùng đông đảo nhất tại Việt Nam, Grab.
Cuộc chiến ví điện tử đang ngày càng khốc liệt tại Việt Nam.
Theo báo cáo “Người tiêu dùng số - The Connected Consumer” quý 3/2023 của Decision Lab - đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam - phối hợp Hiệp hội tiếp thị di động Việt Nam (Mobile Marketing Association Vietnam - MMA), trong quý 3/2023, MoMo chiếm 68% thị phần, tiếp theo là Zalopay chiếm 51%, ShopeePay chiếm 31%, Viettel Money có 27%, VNPay ở vị trí tiếp theo với 17% và ví điện tử Moca đứng ở vị trí thứ 6 với 6%.
Trong khi đó, một phân tích của FiinGroup - nhà cung cấp dữ liệu tài chính, thông tin kinh doanh và nghiên cứu ngành của Việt Nam công bố đầu năm nay cho thấy, số lượng nhà cung cấp trung gian thanh toán (IPS) tại Việt Nam đã tăng lên 50 và số lượng người dùng ví điện tử đang hoạt động tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 50 triệu vào cuối năm nay, tăng 39% so với 36 triệu người dùng hoạt động được ghi nhận vào năm 2023.
Tuy nhiên, trong phân tích của mình, FiinGroup cũng chỉ ra rằng, các ví điện tử tại Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi mức chi phí cao để thu hút và giữ chân khách hàng. Các nỗ lực quảng cáo và khuyến mại liên tục của các ví điện tử đã đặt ra gánh nặng chi phí rất lớn. Do đó, ngay cả những “ông lớn” thanh toán với cơ sở người dùng nhiều triệu người như MoMo và Shopee Pay, vẫn tiếp tục phải chịu tổn thất lớn mặc dù doanh thu thuần tăng trưởng liên tục.
Theo các chuyên gia phân tích, để có thể tồn tại trong cuộc chiến “đốt tiền” này, các ví điện tử cần cân bằng giữa tăng trưởng cơ sở người dùng và triển khai mô hình kinh doanh bền vững. Họ cần phát triển nhiều hệ sinh thái giá trị gia tăng hơn để có thể thu hút và khiến người dùng sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ mà họ cung cấp. Do đó, thay vì tập trung vào việc thu phí để sinh lời, các ví điện tử có thể biến thành các công ty fintech và cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính, như cho vay, quản lý tài sản và bảo hiểm, tương tự như những gì Alipay và Ant Group đã và đang làm ở Trung Quốc.
Với Moca, họ không chỉ xây dựng hệ sinh thái thanh toán di động cho tất cả hệ sinh thái của Grab mà còn hợp tác với một số nền tảng thương mại điện tử khác tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán điện tử, mua sắm ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều đó vẫn là chưa đủ trong cuộc chiến “đốt tiền” với các đại gia trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam khi mà doanh thu liên tục giảm và lợi nhuận sau thuế liên tục âm trong những năm qua.
Và có lẽ việc “ngừng cuộc chơi” ở thời điểm này của Moca cũng là điều dễ hiểu.
Label putih
Data API
Web Plug-ins
Pembuat Poster
Program Afiliasi
Berdagang Instrumen Keuangan Seperti Saham, Mata Uang, Komoditas, Kontrak Berjangka, Obligasi, Dana, Atau Mata Uang Kripto Adalah Perilaku Berisiko Tinggi, Termasuk Kehilangan Sebagian Atau Seluruh Jumlah Investasi Anda, Sehingga Perdagangan Tidak Cocok Untuk Semua Investor.
Anda Harus Melakukan Uji Tuntas Anda Sendiri, Menggunakan Penilaian Anda Sendiri, Dan Berkonsultasi Dengan Penasihat Yang Memenuhi Syarat Saat Membuat Keputusan Keuangan Apa Pun. Konten Situs Web Ini Tidak Ditujukan Kepada Anda, Situasi Keuangan Atau Kebutuhan Anda Juga Tidak Diperhitungkan. Informasi Yang Terdapat Di Situs Web Ini Belum Tentu Tersedia Secara Waktu Nyata, Juga Belum Tentu Akurat. Setiap Pesanan Atau Keputusan Keuangan Lainnya Yang Anda Buat Sepenuhnya Menjadi Tanggung Jawab Anda Dan Anda Tidak Boleh Bergantung Pada Informasi Apa Pun Yang Disediakan Melalui Situs Web. Kami Tidak Memberikan Jaminan Apa Pun Untuk Informasi Apa Pun Di Situs Web Dan Tidak Bertanggung Jawab Atas Kerugian Transaksi Apa Pun Yang Mungkin Timbul Dari Penggunaan Informasi Apa Pun Di Situs Web.
Dilarang Menggunakan, Menyimpan, Menggandakan, Menampilkan, Memodifikasi, Menyebarluaskan Atau Mendistribusikan Data Yang Terdapat Dalam Situs Web Ini Tanpa Izin Tertulis Dari Situs Web Ini. Semua Hak Kekayaan Intelektual Dilindungi Oleh Pemasok Dan Bursa Yang Menyediakan Data Yang Terdapat Di Situs Web Ini.