Petikan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalendar Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Terkini
- Sblm
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
Tiada data yang sepadan
Aliran Pasaran
Indikator Teratas
Pandangan Terkini
Pandangan Terkini
Topik Trending
Untuk mempelajari dinamik pasaran dengan cepat dan mengikuti fokus pasaran dalam 15 minit.
Dalam dunia manusia, tidak akan ada kenyataan tanpa sebarang kedudukan, tidak akan ada kenyataan tanpa sebarang tujuan.
Inflasi, kadar pertukaran, dan ekonomi membentuk keputusan dasar bank pusat; sikap dan kata-kata pegawai bank pusat turut mempengaruhi tindakan peniaga pasaran.
Wang membuat dunia berputar dan mata wang adalah komoditi kekal. Pasaran forex penuh dengan kejutan dan jangkaan.
Kolumnis Top
Nikmati aktiviti menarik, di sini di FastBull.
Saya mempunyai 5 tahun pengalaman dalam analisis kewangan, terutamanya dalam aspek perkembangan makro dan pertimbangan arah aliran jangka sederhana dan panjang. Fokus saya adalah terutamanya pada perkembangan Timur Tengah, pasaran baru muncul, arang batu, gandum dan produk pertanian lain.
Berita terkini dan peristiwa kewangan global.
7 tahun pasaran saham, pertukaran asing, logam berharga dan pengalaman dagangan dan analisis lain, berdasarkan asas, sokongan teknikal, berat sebelah ke arah logik transaksi atas ke bawah, memfokuskan pada kitaran makro dan kawalan risiko, ramalan teoretikal bekalan dan permintaan pelbagai guna perubahan harga, mengimbangi kesan urus niaga, pengedaran cip dan sentimen pasaran, dan stabil.
Maklumat terkini
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Kaherah, Mesir
White Label
Data API
Web Plug-in
Program Afiliate
Lihat Semua
Tiada data
Tidak log masuk
Log masuk untuk mengakses lebih banyak ciri
Keahlian FastBull
Belum lagi
Belian
Log masuk
Daftar
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Kaherah, Mesir
White Label
Data API
Web Plug-in
Program Afiliate
Không chỉ hưởng lợi từ giá cước vận tải neo cao, doanh thu và lợi nhuận quý 3 các doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ còn nhờ sản lượng vận chuyển tăng sau khi bổ sung thêm tàu.
Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, các công ty vận tải biển hầu hết tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2 chữ số. Tổng doanh thu hơn 14.5 ngàn tỷ đồng, tăng 32%; tổng lãi ròng 1.5 ngàn tỷ đồng, gần gấp đôi quý 3 năm ngoái. Ngay cả khi loại ra MVN, PVT và PDV do thu nhập bất thường, tổng lợi nhuận vẫn tăng 77%.
Tổng lãi ròng doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng mạnh so với quý cùng kỳ (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVT, PDV và GSP tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng chục phần trăm. Riêng lãi ròng Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt (UPCoM: PDV) lên kỷ lục, gần 167 tỷ đồng, nhờ thanh lý tàu PVT Synergy. Nếu loại khoản thu nhập bất thường, doanh thu từ tàu mới PVT Topaz và tàu thuê PVT Pearl vẫn giúp lợi nhuận tăng đáng kể.
Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí - công ty mẹ của PDV và GSP - theo đó cũng khả quan, đồng thời cho biết hiệu quả khai thác đội tàu vẫn tiếp tục tăng.
Liên tiếp đưa thêm tàu vào khai thác, đà tăng trưởng của Vận tải và Xếp dỡ Hải An chưa dừng lại. Riêng quý 3 vừa qua, doanh thu và lãi ròng ông lớn này đã tăng lần lượt 66% và 89% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.1 ngàn tỷ đồng và 200 tỷ đồng. HAH có kỳ thuận lợi gần như mọi mặt khi cả sản lượng, giá cước của mảng vận tải và cho thuê tàu đều tăng, hoạt động khai thác cảng theo đó cũng tích cực.
Tương tự, việc có thêm tàu dầu/hóa chất gần 20,000DWT trong quý 3 đưa doanh thu Vận tải biển Global Pacific P đạt 160 tỷ đồng, tăng 75%; lãi ròng kỷ lục 24 tỷ đồng, gấp 2.7 lần.
Kết quả của những doanh nghiệp vận tải xăng dầu như PJT, PTS và VTO cũng sáng. Doanh thu của Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng P tăng nhờ đưa thêm 2 tàu vào khai thác từ tháng 4 năm nay. Còn Vận tải Xăng dầu đường Thủy Petrolimex P hưởng lợi từ đơn giá cước tàu ở mức cao.
Thuộc số ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải ngoài khơi, kết quả của Dịch vụ biển Tân Cảng T - đơn vị trực thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) - tích cực không kém khi doanh thu và lãi ròng tăng lần lượt 71% và 26%, đạt 840 tỷ đồng và 97 tỷ đồng. Thuận lợi này là nhờ tăng đơn giá thuê so với cùng kỳ.
Doanh thu và lãi ròng các doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng mạnh (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Phân hóa trong nhóm VIMC
Ở hệ thống của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC, UPCoM: MVN), doanh thu hợp nhất cho thấy sự tăng trưởng mảng vận tải, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, nhưng lãi đột biến lại từ chuyển nhượng cổ phần các công ty con. Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam là đơn vị hiếm hoi tận dụng được tốt khi cước vận tải tăng, xoay chuyển từ lỗ thành lãi.
Trong khi đó, thành viên đóng góp lớn như Vận tải Biển Việt Nam vẫn lỗ hơn 14 tỷ đồng, dù ít hơn cùng kỳ. Việc thuê được 2 tàu hóa chất đã đẩy doanh thu của VOS tăng mạnh nhưng chi phí cao nên quý 3 chưa thể có lãi.
Các thành viên còn lại như VSA, VNA, NOS, TJC hay DDM cũng không khả quan. Lý do lỗ ròng được Vận tải Biển Vinaship (UPCoM: VNA) đưa ra là bão Yagi làm tê liệt nhiều hoạt động, khiến các tàu xếp hàng xi măng bị thiệt hại hàng chục ngày do không đưa được hàng hóa từ nhà máy ra cảng xếp.
MVN lãi lớn nhờ hoạt động chuyển nhượng cổ phần (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Kế hoạch chi hàng ngàn tỷ đồng sắm thêm tàu
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp vận tải biển liên tiếp tổ chức đại hội bất thường. Một trong số nội dung được thông qua là các kế hoạch đóng tàu, mua tàu mới hoặc tàu đã qua sử dụng, hứa hẹn giúp lợi nhuận tăng trưởng ngay trong quý 4 này và có thể sang năm 2025.
Nhìn thấy bối cảnh tiềm năng của thị trường vận chuyển bằng đường biển, lãnh đạo PCT đã trình cổ đông và được chấp thuận đầu tư đóng mới 4 tàu chở dầu/hóa chất trọng tải gần 26,000DWT. Ước tính tổng số tiền có thể chi ra khoảng 4.8 ngàn tỷ đồng (hơn 48 triệu USD/tàu theo tỷ giá 25,000VND/USD).
Dù quý 3 không quá tích cực, VOS vẫn xác định việc đầu tư phát triển đội tàu đang là vấn đề cấp bách. Tại đại hội bất thường diễn ra hôm 19/11, lãnh đạo Công ty nói chưa thể chia cổ tức mà thay vào đó là kế hoạch bổ sung 10 tàu với số tiền chi ra có thể lên tới gần 10 ngàn tỷ đồng, bao gồm cả đóng mới lẫn mua tàu đã qua sử dụng.
Còn phía HAH vừa mua xong con tàu thứ 16, là tàu container cũ với trọng tải hơn 44,000DWT tên TORO, được đóng từ năm 2007 và đã đổi tên thành Haian Gama. Những người đứng đầu Doanh nghiệp đang muốn đầu tư tàu container đã qua sử dụng với ý định mở rộng quy mô hơn nữa trong thời gian tới. “Ông lớn” vận tải biển này đã bổ sung thêm 5 tàu trong vòng 1 năm qua.
HAH vừa đón tàu container Haian Gama ngày 13/11 - Nguồn: HAH
Sau khi bổ sung thêm các tàu PVT Topaz và PVT Pearl, hôm 4/11 vừa qua, PDV thông báo đã nhận về thêm tàu hàng rời hơn 57,000DWT và đặt tên PVT Coral. Doanh nghiệp trước đó đã công bố kế hoạch dùng tiền từ đợt phát hành cổ phiếu để sắm thêm 2 tàu - hoặc tàu chở dầu/hóa chất hoặc tàu hàng rời.
VNA vào tháng 9 cũng được cổ đông duyệt chi hơn 305 tỷ đồng để mua tàu chở hàng khô trọng tải 28,000-32,000DWT đã qua sử dụng. Hay như Âu Lạc của doanh nhân Ngô Thu Thúy có kế hoạch đóng mới 8-10 tàu dầu/hóa chất trọng tải từ 13,000-20,000DWT để bổ sung hoặc hoán đổi các tàu hiện hữu từ nay đến năm 2030.
Thị trường vận tải đường biển đang tiềm năng?
Về lý do “bạo chi” số tiền gấp 7 lần vốn chủ sở hữu hiện nay để đầu tư tàu, PCT cho rằng, xung đột chính trị tiếp tục leo thang ở các khu vực có sản lượng dầu lớn như Trung Đông, Đông Âu; cùng các lệnh cấm vận của Mỹ, EU đối với Iran, Venezuela hoặc Nga sẽ dẫn đến nhu cầu vận tải tăng cao ở khu vực khác nhằm bù đắp thiếu hụt.
Người đứng đầu VOS cũng thừa nhận thị trường đang tốt và cố gắng đẩy nhanh việc nhận về tàu mới nhằm tận dụng giai đoạn hiện nay, đồng thời cho biết sẽ duy trì đội tàu container do giá cước loại hình vận tải này đang khá cao.
Lãnh đạo một số công ty đồng quan điểm về việc “tranh thủ” sắm thêm tàu, vì cho rằng giá mua tàu trong tương lai sẽ khó giảm do nhu cầu tăng. Hơn nữa, việc đóng mới được chỉ ra là khả thi hơn trong bối cảnh giá tàu cũ cao, chưa kể phải chi thêm phí bảo hiểm “tàu già”, chiếm từ 1/3 - 2/3 lợi nhuận mỗi chuyến. Các loại tàu cũ cũng sẽ khó cho thuê hơn trong thời gian tới, do không còn đảm bảo các quy định về khí thải, có thể làm phát sinh chi phí.
Một điểm nữa, xu hướng tập trung phát triển tàu dầu thay vì tàu hàng rời đang nổi lên gần đây, chẳng hạn Âu Lạc. Công ty của bà Ngô Thu Thúy cho hay, do đặc thù tàu hàng rời phải gom hàng từ nhiều quốc gia và phải sắp xếp hành trình phù hợp mới đạt hiệu quả. Việc khai thác tàu hàng rời phụ thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu, thời tiết, năng lực bốc dỡ của mỗi cảng nên thời gian xếp dỡ, dỡ hàng rất lâu, không hiệu quả bằng tàu dầu.
Tử Kính
FILI
Lợi nhuận doanh nghiệp vận tải biển tăng vọt cùng hàng loạt kế hoạch bổ sung tàu
Không chỉ hưởng lợi từ giá cước vận tải neo cao, doanh thu và lợi nhuận quý 3 các doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ còn nhờ sản lượng vận chuyển tăng sau khi bổ sung thêm tàu.
Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, các công ty vận tải biển hầu hết tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2 chữ số. Tổng doanh thu hơn 14.5 ngàn tỷ đồng, tăng 32%; tổng lãi ròng 1.5 ngàn tỷ đồng, gần gấp đôi quý 3 năm ngoái. Ngay cả khi loại ra MVN, PVT và PDV do thu nhập bất thường, tổng lợi nhuận vẫn tăng 77%.
Tổng lãi ròng doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng mạnh so với quý cùng kỳ (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Người viết tổng hợp
Thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVT, PDV và GSP tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng chục phần trăm. Riêng lãi ròng Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt (UPCoM: PDV) lên kỷ lục, gần 167 tỷ đồng, nhờ thanh lý tàu PVT Synergy. Nếu loại khoản thu nhập bất thường, doanh thu từ tàu mới PVT Topaz và tàu thuê PVT Pearl vẫn giúp lợi nhuận tăng đáng kể.
Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) - công ty mẹ của PDV và GSP - theo đó cũng khả quan, đồng thời cho biết hiệu quả khai thác đội tàu vẫn tiếp tục tăng.
Liên tiếp đưa thêm tàu vào khai thác, đà tăng trưởng của Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) chưa dừng lại. Riêng quý 3 vừa qua, doanh thu và lãi ròng ông lớn này đã tăng lần lượt 66% và 89% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.1 ngàn tỷ đồng và 200 tỷ đồng. HAH có kỳ thuận lợi gần như mọi mặt khi cả sản lượng, giá cước của mảng vận tải và cho thuê tàu đều tăng, hoạt động khai thác cảng theo đó cũng tích cực.
Tương tự, việc có thêm tàu dầu/hóa chất gần 20,000DWT trong quý 3 đưa doanh thu Vận tải biển Global Pacific (HNX: PCT) đạt 160 tỷ đồng, tăng 75%; lãi ròng kỷ lục 24 tỷ đồng, gấp 2.7 lần.
Kết quả của những doanh nghiệp vận tải xăng dầu như PJT, PTS và VTO cũng sáng. Doanh thu của Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (HNX: PTS) tăng nhờ đưa thêm 2 tàu vào khai thác từ tháng 4 năm nay. Còn Vận tải Xăng dầu đường Thủy Petrolimex (HOSE: PJT) hưởng lợi từ đơn giá cước tàu ở mức cao.
Thuộc số ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải ngoài khơi, kết quả của Dịch vụ biển Tân Cảng (UPCoM: TOS) - đơn vị trực thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) - tích cực không kém khi doanh thu và lãi ròng tăng lần lượt 71% và 26%, đạt 840 tỷ đồng và 97 tỷ đồng. Thuận lợi này là nhờ tăng đơn giá thuê so với cùng kỳ.
Doanh thu và lãi ròng các doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng mạnh (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Phân hóa trong nhóm VIMC
Ở hệ thống của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC, UPCoM: MVN), doanh thu hợp nhất cho thấy sự tăng trưởng mảng vận tải, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, nhưng lãi đột biến lại từ chuyển nhượng cổ phần các công ty con. Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) là đơn vị hiếm hoi tận dụng được tốt khi cước vận tải tăng, xoay chuyển từ lỗ thành lãi.
Trong khi đó, thành viên đóng góp lớn như Vận tải Biển Việt Nam (HOSE: VOS) vẫn lỗ hơn 14 tỷ đồng, dù ít hơn cùng kỳ. Việc thuê được 2 tàu hóa chất đã đẩy doanh thu của VOS tăng mạnh nhưng chi phí cao nên quý 3 chưa thể có lãi.
Các thành viên còn lại như VSA, VNA, NOS, TJC hay DDM cũng không khả quan. Lý do lỗ ròng được Vận tải Biển Vinaship (UPCoM: VNA) đưa ra là bão Yagi làm tê liệt nhiều hoạt động, khiến các tàu xếp hàng xi măng bị thiệt hại hàng chục ngày do không đưa được hàng hóa từ nhà máy ra cảng xếp.
MVN lãi lớn nhờ hoạt động chuyển nhượng cổ phần (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Kế hoạch chi hàng ngàn tỷ đồng sắm thêm tàu
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp vận tải biển liên tiếp tổ chức đại hội bất thường. Một trong số nội dung được thông qua là các kế hoạch đóng tàu, mua tàu mới hoặc tàu đã qua sử dụng, hứa hẹn giúp lợi nhuận tăng trưởng ngay trong quý 4 này và có thể sang năm 2025.
Nhìn thấy bối cảnh tiềm năng của thị trường vận chuyển bằng đường biển, lãnh đạo PCT đã trình cổ đông và được chấp thuận đầu tư đóng mới 4 tàu chở dầu/hóa chất trọng tải gần 26,000DWT. Ước tính tổng số tiền có thể chi ra khoảng 4.8 ngàn tỷ đồng (hơn 48 triệu USD/tàu theo tỷ giá 25,000VND/USD).
Dù quý 3 không quá tích cực, VOS vẫn xác định việc đầu tư phát triển đội tàu đang là vấn đề cấp bách. Tại đại hội bất thường diễn ra hôm 19/11, lãnh đạo Công ty nói chưa thể chia cổ tức mà thay vào đó là kế hoạch bổ sung 10 tàu với số tiền chi ra có thể lên tới gần 10 ngàn tỷ đồng, bao gồm cả đóng mới lẫn mua tàu đã qua sử dụng.
Còn phía HAH vừa mua xong con tàu thứ 16, là tàu container cũ với trọng tải hơn 44,000DWT tên TORO, được đóng từ năm 2007 và đã đổi tên thành Haian Gama. Những người đứng đầu Doanh nghiệp đang muốn đầu tư tàu container đã qua sử dụng với ý định mở rộng quy mô hơn nữa trong thời gian tới. “Ông lớn” vận tải biển này đã bổ sung thêm 5 tàu trong vòng 1 năm qua.
HAH vừa đón tàu container Haian Gama ngày 13/11 - Nguồn: HAH
Sau khi bổ sung thêm các tàu PVT Topaz và PVT Pearl, hôm 4/11 vừa qua, PDV thông báo đã nhận về thêm tàu hàng rời hơn 57,000DWT và đặt tên PVT Coral. Doanh nghiệp trước đó đã công bố kế hoạch dùng tiền từ đợt phát hành cổ phiếu để sắm thêm 2 tàu - hoặc tàu chở dầu/hóa chất hoặc tàu hàng rời.
VNA vào tháng 9 cũng được cổ đông duyệt chi hơn 305 tỷ đồng để mua tàu chở hàng khô trọng tải 28,000-32,000DWT đã qua sử dụng. Hay như Âu Lạc của doanh nhân Ngô Thu Thúy có kế hoạch đóng mới 8-10 tàu dầu/hóa chất trọng tải từ 13,000-20,000DWT để bổ sung hoặc hoán đổi các tàu hiện hữu từ nay đến năm 2030.
Thị trường vận tải đường biển đang tiềm năng?
Về lý do “bạo chi” số tiền gấp 7 lần vốn chủ sở hữu hiện nay để đầu tư tàu, PCT cho rằng, xung đột chính trị tiếp tục leo thang ở các khu vực có sản lượng dầu lớn như Trung Đông, Đông Âu; cùng các lệnh cấm vận của Mỹ, EU đối với Iran, Venezuela hoặc Nga sẽ dẫn đến nhu cầu vận tải tăng cao ở khu vực khác nhằm bù đắp thiếu hụt.
Người dứng đầu VOS cũng thừa nhận thị trường đang tốt và cố gắng đẩy nhanh việc nhận về tàu mới nhằm tận dụng giai đoạn hiện nay, đồng thời cho biết sẽ duy trì đội tàu container do giá cước loại hình vận tải này đang khá cao.
Lãnh đạo một số công ty đồng quan điểm về việc “tranh thủ” sắm thêm tàu, vì cho rằng giá mua tàu trong tương lai sẽ khó giảm do nhu cầu tăng. Hơn nữa, việc đóng mới được chỉ ra là khả thi hơn trong bối cảnh giá tàu cũ cao, chưa kể phải chi thêm phí bảo hiểm “tàu già”, chiếm từ 1/3 - 2/3 lợi nhuận mỗi chuyến. Các loại tàu cũ cũng sẽ khó cho thuê hơn trong thời gian tới, do không còn đảm bảo các quy định về khí thải, có thể làm phát sinh chi phí.
Một điểm nữa, xu hướng tập trung phát triển tàu dầu thay vì tàu hàng rời đang nổi lên gần đây, chẳng hạn Âu Lạc. Công ty của bà Ngô Thu Thúy cho hay, do đặc thù tàu hàng rời phải gom hàng từ nhiều quốc gia và phải sắp xếp hành trình phù hợp mới đạt hiệu quả. Việc khai thác tàu hàng rời phụ thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu, thời tiết, năng lực bốc dỡ của mỗi cảng nên thời gian xếp dỡ, dỡ hàng rất lâu, không hiệu quả bằng tàu dầu.
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2024, HĐQT CTCP Vận tải biển Global Pacific P dự trình cổ đông thông qua phương án đầu tư 4 tàu chở dầu hoặc hóa chất mới, với tổng giá trị lên tới hơn 4.9 ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, HĐQT PCT dự trình đại hội phê duyệt phương án đóng mới 4 tàu chở dầu/hóa chất có trọng tải 25,900 DWT. Địa điểm đóng tàu là Trung Quốc, với mức đầu tư không vượt quá 48.15 triệu USD/tàu. Tổng mức đầu tư gần 193 triệu USD, tương đương hơn 4.9 ngàn tỷ đồng. Suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) dự kiến khoảng 10.72% trên mỗi tàu.
Nguồn: PCT
Nguồn vốn đầu tư sẽ đến từ vốn chủ sở hữu và vốn vay từ các tổ chức tín dụng (không vượt quá 80% giá trị mua tàu). Trong đó, Doanh nghiệp dự kiến chi hơn 49 triệu USD cho 4 tàu (hơn 1.2 ngàn tỷ đồng, mỗi tàu hơn 312 tỷ) từ vốn chủ sở hữu, vốn khác, hoặc thực hiện phát hành cổ phiếu theo tiến độ thanh toán.
Theo BCTC quý 3/2024, tổng tài sản của PCT là 1.73 ngàn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 635 tỷ đồng. Như vậy, số tiền chi từ vốn chủ cho mỗi tàu chiếm 18% cơ cấu tài sản, và gần 50% vốn chủ sở hữu hiện tại.
Đối với nguồn vốn vay, Công ty đang làm việc với một số ngân hàng có tính khả thi và cam kết cao, gồm OCB, TPBank, MSB và MB Bank. Thời hạn cho vay là 8 năm, được đảm bảo bằng chính con tàu, lãi suất cho vay dao động từ 6.5-9% (khoản vay bằng VNĐ), trung bình 8%/năm. Doanh nghiệp ưu tiên vay bằng USD, dự phòng là vay VNĐ trong nước.
Ngoài ra, HĐQT dự trình thông qua đơn từ nhiệm của ông Phạm Xuân Quang - Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 vì lý do cá nhân.
ĐHĐCĐ bất thường 2024 của PCT sẽ diễn ra vào 9h sáng ngày 03/12/2024, tại Tòa nhà Nexus, Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM.
Mỗi tàu có thể mang về gần 600 triệu đồng/ngày
Theo PCT đánh giá, thị trường vận tải biển nói chung và vận tải hàng lỏng nói riêng đã cải thiện và phục hồi tích cực sau giai đoạn cực thịnh năm 2006-2007. Các xung đột địa chính trị căng thẳng những năm qua tại Trung Đông, Đông Âu… (những nơi có sản lượng dầu lớn) đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu dầu. Cùng với đó, các lệnh cấm vận của Mỹ, EU đối với Iran, Venezuela hoặc Nga… cũng dẫn đến sự thay đổi trong nguồn cung toàn cầu và nhu cầu vận tải tăng cao ở các khu vực khác để bù đắp thiếu hụt.
Bối cảnh phức tạp hiện nay cho thấy nhu cầu vận tải bằng đường biển nói chung sẽ tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Trong đó, dòng tàu dầu/hóa chất trọng tải từ 19,000-26,000 DWT rất được ưa chuộng để chạy các tuyến hàng xung quanh khu vực Trung Đông, Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ, châu Âu... vì tính đa đạng mặt hàng chuyên chở.
Lợi thế của kiểu tàu này là chuyên chở kết hợp nhiều mặt hàng và giảm thiểu chạy rỗng cho chiều ngược lại, do đó giá cước luôn ở mức ổn định và cao hơn vận chuyển xăng dầu. Lợi nhuận trung bình cho toàn bộ phân khúc tàu chở dầu sản phẩm (CPP) năm 2024 cao hơn 87% so với mức trung bình 10 năm gần đây, theo đánh giá từ Clarksons Research.
PCT cho biết diễn biến trên làm các đơn đóng mới tàu biển có xu hướng tăng. Tàu mới đóng thường có hợp đồng thuê dài hạn với giá cước cao hơn tàu đã qua sử dụng, do khả năng đáp ứng tốt hơn về hiệu suất vận hành và yêu cầu về khí thải môi trường với những công nghệ đóng tàu có nhiều cải tiến.
Ngành hóa chất Việt Nam đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế vì là ngành cung cấp đầu vào cho một số ngành công nghiệp thiết yếu. Hiện nay, Việt Nam đã phát triển đầy đủ các phân ngành của ngành công nghiệp hóa chất bao gồm: Phân bón và các hợp chất ni-tơ, xà phòng và chất tẩy rửa, nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp, hóa chất cơ bản, sơn và mực, thuốc trừ sâu, sợi nhân tạo và các loại sản phẩm hóa học khác. Để phục vụ nhu cầu trong nước, 70-80% lượng hóa chất được nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại từ các nước khác.
Do vậy, thị trường hóa chất nhập khẩu cũng mang lại cơ hội cho chủ tàu Việt Nam sở hữu chủng loại tàu chở dầu sản phẩm/hóa chất trọng tải khoảng 25,000-26,000 DWT. Đối với PCT, việc đầu tư đóng mới tàu sẽ giúp Công ty phát huy tối đa năng lực, duy trì chi phí quản lý và vận hành ở mức hợp lý, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp cũng đánh giá đây là thời điểm phù hợp để đầu tư mở rộng đội tàu, khi có đủ kinh nghiệm và năng lực khai thác hiệu quả tàu mới, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Hiện tại, PCT đang sở hữu và khai thác 4 tàu dầu sản phẩm/hóa chất dòng J19 với điều kiện kỹ thuật tốt và hiệu suất cao. Nhưng với nhu cầu tăng mạnh, đầu tư đóng mới tàu chở dầu/hóa chất thuộc phân khúc IMO II/III với trọng tải khoảng 25,000-26,000 DWT sẽ giúp Công ty mở rộng quy mô, tăng năng lực khai thác và tận dụng tối đa cơ hội trên thị trường.
Nguồn: PCT
Về kế hoạch doanh thu, Công ty dự tính doanh thu khai thác cho thuê TC/Pool (thuê tàu hạn định) trong 5 năm đầu là 22,800 USD/ngày (bằng 95% trung bình giá cước 3 năm), rồi giảm dần về 18,000 USD/ngày từ năm 21-25 (80% giá cước TC 3 năm). Thời gian khấu hao tàu tối đa 15 năm, chi phí cố định (chi phí hoạt động Opex và chi phí vốn Capex) mỗi năm 8.2 triệu USD/tàu. Giá thanh lý tàu gần 2.4 triệu USD.
Châu An
FILI
PCT có thể chi tới 4.9 ngàn tỷ đồng đầu tư 4 tàu mới
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2024, HĐQT CTCP Vận tải biển Global Pacific (HNX: PCT) dự trình cổ đông thông qua phương án đầu tư 4 tàu chở dầu hoặc hóa chất mới, với tổng giá trị lên tới hơn 4.9 ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, HĐQT PCT dự trình đại hội phê duyệt phương án đóng mới 4 tàu chở dầu/hóa chất có trọng tải 25,900 DWT. Địa điểm đóng tàu là Trung Quốc, với mức đầu tư không vượt quá 48.15 triệu USD/tàu. Tổng mức đầu tư gần 193 triệu USD, tương đương hơn 4.9 ngàn tỷ đồng. Suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) dự kiến khoảng 10.72% trên mỗi tàu.
Nguồn: PCT
Nguồn vốn đầu tư sẽ đến từ vốn chủ sở hữu và vốn vay từ các tổ chức tín dụng (không vượt quá 80% giá trị mua tàu). Trong đó, Doanh nghiệp dự kiến chi hơn 49 triệu USD từ vốn chủ sở hữu, vốn khác, hoặc thực hiện phát hành cổ phiếu theo tiến độ thanh toán.
Đối với nguồn vốn vay, Công ty đang làm việc với một số ngân hàng có tính khả thi và cam kết cao, gồm OCB, TPBank, MSB và MB Bank. Thời hạn cho vay là 8 năm, được đảm bảo bằng chính con tàu, lãi suất cho vay dao động từ 6.5-9% (khoản vay bằng VNĐ), trung bình 8%/năm. Doanh nghiệp ưu tiên vay bằng USD, dự phòng là vay VNĐ trong nước.
Ngoài ra, HĐQT dự trình thông qua đơn từ nhiệm của ông Phạm Xuân Quang - Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 vì lý do cá nhân.
ĐHĐCĐ bất thường 2024 của PCT sẽ diễn ra vào 9h sáng ngày 03/12/2024, tại Tòa nhà Nexus, Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM.
Mỗi tàu có thể mang về gần 600 triệu đồng/ngày
Theo PCT đánh giá, thị trường vận tải biển nói chung và vận tải hàng lỏng nói riêng đã cải thiện và phục hồi tích cực sau giai đoạn cực thịnh năm 2006-2007. Các xung đột địa chính trị căng thẳng những năm qua tại Trung Đông, Đông Âu… (những nơi có sản lượng dầu lớn) đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu dầu. Cùng với đó, các lệnh cấm vận của Mỹ, EU đối với Iran, Venezuela hoặc Nga… cũng dẫn đến sự thay đổi trong nguồn cung toàn cầu và nhu cầu vận tải tăng cao ở các khu vực khác để bù đắp thiếu hụt.
Bối cảnh phức tạp hiện nay cho thấy nhu cầu vận tải bằng đường biển nói chung sẽ tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Tỏng đó, dòng tàu dầu/hóa chất trọng tải từ 19,000-26,000 DWT rất được ưa chuộng để chạy các tuyến hàng xung quanh khu vực Trung Đông, Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ, châu Âu... vì tính đa đạng mặt hàng chuyên chở.
Lợi thế của kiểu tàu này là chuyên chở kết hợp nhiều mặt hàng và giảm thiểu chạy rỗng cho chiều ngược lại, do đó giá cước luôn ở mức ổn định và cao hơn vận chuyển xăng dầu. Lợi nhuận trung bình cho toàn bộ phân khúc tàu chở dầu sản phẩm (CPP) năm 2024 cao hơn 87% so với mức trung bình 10 năm gần đây, theo đánh giá từ Clarksons Research.
PCT cho biết diễn biến trên làm các đơn đóng mới tàu biển có xu hướng tăng. Tàu mới đóng thường có hợp đồng thuê dài hạn với giá cước cao hơn tàu đã qua sử dụng, do khả năng đáp ứng tốt hơn về hiệu suất vận hành và yêu cầu về khí thải môi trường với những công nghệ đóng tàu có nhiều cải tiến.
Ngành hóa chất Việt Nam đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế vì là ngành cung cấp đầu vào cho một số ngành công nghiệp thiết yếu. Hiện nay, Việt Nam đã phát triển đầy đủ các phân ngành của ngành công nghiệp hóa chất bao gồm: Phân bón và các hợp chất ni-tơ, xà phòng và chất tẩy rửa, nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp, hóa chất cơ bản, sơn và mực, thuốc trừ sâu, sợi nhân tạo và các loại sản phẩm hóa học khác. Để phục vụ nhu cầu trong nước, 70-80% lượng hóa chất được nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại từ các nước khác.
Do vậy, thị trường hóa chất nhập khẩu cũng mang lại cơ hội cho chủ tàu Việt Nam sở hữu chủng loại tàu chở dầu sản phẩm/hóa chất trọng tải khoảng 25,000-26,000 DWT. Đối với PCT, việc đầu tư đóng mới tàu sẽ giúp Công ty phát huy tối đa năng lực, duy trì chi phí quản lý và vận hành ở mức hợp lý, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp cũng đánh giá đây là thời điểm phù hợp để đầu tư mở rộng đội tàu, khi có đủ kinh nghiệm và năng lực khai thác hiệu quả tàu mới, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Hiện tại, PCT đang sở hữu và khai thác 4 tàu dầu sản phẩm/hóa chất dòng J19 với điều kiện kỹ thuật tốt và hiệu suất cao. Nhưng với nhu cầu tăng mạnh, đầu tư đóng mới tàu chở dầu/hóa chất thuộc phân khúc IMO II/III với trọng tải khoảng 25,000-26,000 DWT sẽ giúp Công ty mở rộng quy mô, tăng năng lực khai thác và tận dụng tối đa cơ hội trên thị trường.
Nguồn: PCT
Về kế hoạch doanh thu, Công ty dự tính doanh thu khai thác cho thuê TC/Pool (thuê tàu hạn định) trong 5 năm đầu là 22,800 USD/ngày (bằng 95% trung bình giá cước 3 năm), rồi giảm dần về 18,000 USD/ngày từ năm 21-25 (80% giá cước TC 3 năm). Thời gian khấu hao tàu tối đa 15 năm, chi phí cố định (chi phí hoạt động Opex và chi phí vốn Capex) mỗi năm 8.2 triệu USD/tàu. Giá thanh lý tàu gần 2.4 triệu USD.
Châu An
FILI
Sau soát xét, phần lớn lãi ròng của doanh nghiệp giảm so với kết quả tự lập. Nguyên nhân chủ yếu do khác biệt về quan điểm tính thuế và điều chỉnh cách ghi nhận doanh thu, chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với kiểm toán viên.
Như thường lệ, mùa công bố báo cáo bán niên 2024 lại “vang lên” điệp khúc lệch pha lợi nhuận trên báo cáo tài chính (BCTC) tự lập và sau soát xét.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, tính đến ngày 13/9/2024, trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM, có tổng cộng 271 doanh nghiệp công bố BCTC kiểm toán có sự chênh lệch so với báo cáo tự lập.
Trong số đó, có đến 125 doanh nghiệp giảm lãi, 37 doanh nghiệp tăng lỗ, 9 doanh nghiệp có lãi chuyển thành lỗ. Ở chiều ngược lại, có 86 doanh nghiệp tăng lãi, 12 doanh nghiệp giảm lỗ, và chỉ có 2 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.
Lãi thêm trăm tỷ sau soát xét
Trong số những doanh nghiệp nhận thêm lãi sau soát xét, phải kể đến trường hợp của CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm N với lãi ròng bán niên tăng mạnh hàng trăm tỷ đồng. Đây cũng là mức chênh lệch lợi nhuận theo giá trị tuyệt đối cao nhất trong số doanh nghiệp trên sàn lệch pha lợi nhuận sau soát xét.
Cụ thể, so với báo cáo tự lập, lãi ròng nửa đầu năm 2024 của NTL tăng thêm 251 tỷ đồng, lên 652 tỷ đồng sau soát xét; tỷ lệ tăng tương đương 63%. Kết quả này có được là do doanh thu và giá vốn lần lượt tăng hơn 538 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 61%) và gần 196 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 55%) so với số liệu tự lập.
Theo NTL, đơn vị kiểm toán đã bổ sung thêm doanh thu và giá vốn đối với phần diện tích đất đã bán cho khách hàng của dự án Khu đô thị Bãi Muối (thuộc phường Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm - TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) - dù còn nợ tiền đến 30/6/2024 nhưng xác định đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu vào 6 tháng đầu năm 2024.
Vốn lãi ròng của NTL trong nửa đầu năm nay cũng đã cao vượt trội so với cùng kỳ năm trước (gấp 145.2 lần) ở báo cáo tự lập. Đến khi có kết quả soát xét, lãi ròng NTL còn gấp hơn 236 lần cùng kỳ. Hơn nữa, NTL cũng tăng vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2024, lên gần 164% thay vì chỉ 57% tại báo cáo tự lập trước đó.
Xét về tốc độ tăng trưởng, Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP P dẫn đầu mức tăng lãi bán niên sau soát xét, với 300%, giá trị tăng tương đương 6 tỷ đồng, đạt gần 8 tỷ đồng. Nguyên nhân do được hoàn nhập chi phí dự phòng đầu tư tài chính của các công ty con, liên doanh, liên kết khi xác định lại theo báo cáo đã được kiểm toán tại các đơn vị.
Một trường hợp tăng mạnh lãi ròng sau soát xét bán niên 2024 là CTCP An Tiến Industries H khi ghi nhận thêm gần 28 tỷ đồng, gấp 3.2 lần báo cáo tự lập. Theo lý giải của HII, thay đổi này chủ yếu do điều chỉnh giảm chi phí hoạt động tài chính và tăng lợi nhuận từ công ty liên kết.
“Thu nhỏ” lãi ròng qua lăng kính kiểm toán
Xét giá trị tuyệt đối, Tập đoàn Dệt May Việt Nam bị “thu nhỏ” lãi ròng mạnh nhất khi giảm 64%, tương đương 76 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Ở văn bản giải trình, VGT cho biết, Tập đoàn hiện có 34 công ty con, 31 công ty liên kết và rất nhiều các khoản đầu tư tài chính khác. BCTC soát xét bán niên hợp nhất năm 2024 của Tập đoàn được lập trên cơ sở BCTC của các công ty con, công ty liên kết. Khi soát xét, đơn vị kiểm toán đã điều chỉnh số liệu theo BCTC sau soát xét của các công ty con, công ty liên kết, đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hợp nhất sau kiểm toán của Tập đoàn.
Về tốc độ “bốc hơi” lãi ròng, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín đứng đầu với mức giảm 83%, lệch khoảng 5 tỷ đồng, do khác biệt về quan điểm tính thuế của Công ty và đơn vị kiểm toán
Một trường hợp khác là CTCP CNC Capital Việt Nam K - giảm 75% lãi ròng vì Công ty điều chỉnh giảm doanh thu tài chính hơn 3 tỷ đồng. Nguyên nhân là năm 2024 và thời gian tới, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định mở rộng, chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh nên Công ty tiến hành đánh giá và thu hồi những khoản đầu tư không còn khả thi để tập trung nguồn lực tài chính cho các hoạt động kinh doanh bền vững hơn và quyết định chấm dứt trước hạn các hợp đồng hợp tác kinh doanh cũ. Do vậy, Công ty không ghi nhận số tiền lãi của hoạt động góp vốn kinh doanh kể từ thời điểm ký biên bản thanh lý hợp đồng, tính đến 30/6/2024.
Thua lỗ chất chồng
Nói đến tình cảnh “thê thảm” hơn sau soát xét, không thể không nhắc đến trường hợp lỗ ròng thêm 100 tỷ đồng của CTCP Đầu tư LDG , nâng con số lỗ ròng lên gần 400 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị kiểm toán điều chỉnh trích lập bổ sung thêm dự phòng phải thu khó đòi.
Đồng cảnh ngộ, lỗ ròng CTCP Tập đoàn Đua Fat D tăng thêm 74 tỷ đồng so với báo cáo tự lập - từ 61 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng sau soát xét, do Công ty trích lập khoản chi phí phải trả lãi vay dự trả phát sinh trong kỳ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB)… với số tiền 76 tỷ đồng.
Hay CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn cũng ôm thêm 20 tỷ đồng lỗ ròng so với báo cáo tự lập, do tăng dự phòng giảm giá các khoản tổn thất đầu tư.
Lỗ sau kiểm toán giảm nhỏ giọt
Có những doanh nghiệp tăng lỗ đậm sau soát xét, một số khác giảm lỗ chút ít, từ 1-9 tỷ đồng.
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội H từ mức lỗ 85 tỷ đồng thu hẹp còn 76 tỷ đồng sau soát xét, tương đương giảm lỗ 9 tỷ đồng.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính hợp nhất soát xét ghi nhận toàn bộ khoản thoái vốn công ty con là CTCP May Halotexco.
Lãi hóa lỗ
Bi đát hơn cả việc ôm thêm lỗ là lãi ròng của nhiều đơn vị trong báo cáo tự lập đã “tan thành mây khói”, biến thành lỗ như SGR, TNI, SBR…
Cụ thể, do điều chỉnh giảm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản (khoản doanh thu này sẽ được chuyển sang ghi nhận vào kỳ sau, khi đủ điều kiện ghi nhận); đồng thời điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp sau soát xét do thực hiện trích lập dự phòng phải thu theo đề nghị của kiểm toán, Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn S lỗ ròng 24 tỷ đồng thay vì có lãi 2 tỷ đồng như trong báo cáo tự lập.
Còn CTCP Tập đoàn Thành Nam T chuyển từ lãi 1 tỷ đồng sang lỗ ròng 9 tỷ đồng sau soát xét, do Công ty chưa trích lập dự phòng hàng tồn kho và phần nợ đã thu của nợ khó đòi ghi nhận vào thu nhập khác.
Lỗ giả, lãi thật
2 trường hợp “dở khóc dở cười” không kém đó là “lỗ giả, lãi thật” của CTCP Cao su Đắk Lắk D và Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam V.
Theo đó, DRG chuyển từ lỗ 3 tỷ đồng sang có lãi 5 tỷ đồng sau soát xét. Chênh lệch này xuất phát từ việc khi Công ty TNHH Phát triển cao su Daklak-Mondulkri (công ty con của DRG tại Campuchia) lập BCTC đã ghi nhận chi phí trong kỳ chưa đúng nên đã được điều chỉnh theo kiểm toán (kết quả kinh doanh tại công ty con tự lập là lỗ 0.89 tỷ đồng, sau kiểm toán lãi gần 7 tỷ đồng) từ đó kéo theo BCTC hợp nhất của công ty mẹ bị chênh lệch.
Kiểm toán “từ chối hiểu”
Hầu hết nhóm doanh nghiệp bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đều ghi nhận lỗ lũy kế tại thời điểm 30/6/2024. Trong đó, PVX là cái tên quá đỗi quen thuộc.
Sau khi phải rời sàn niêm yết, xuống UPCoM từ giữa năm 2020 vì thua lỗ triền miên cùng loạt ý kiến từ chối của đơn vị kiểm toán, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVX) lại tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC soát xét bán niên 2024. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp PVX bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến với số lỗ lũy kế đã lên hơn 4 ngàn tỷ đồng.
Về phần CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông N, dù lỗ lũy kế lên đến gần 5,300 tỷ đồng tính đến 30/6/2024, nhưng đây là lần đầu NOS bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Theo đơn vị kiểm toán, tại thời điểm phát hành báo cáo soát xét cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2024, kiểm toán chưa nhận được thư xác nhận số dư của các khoản công nợ và khoản đầu tư.
“Do tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên, chúng tôi không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra kết luận kiểm toán về BCTC cho kỳ kế toán từ 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024”, kiểm toán nêu ý kiến.
Khang Di
FILI
Trong quý 2/2024, nhóm các doanh nghiệp xăng - dầu - khí tiếp tục có sự phân hóa. Trong nhóm 4 ông lớn, PLX và GAS đạt lợi nhuận tăng trưởng. Nhóm còn lại phân hóa mạnh giữa các phân khúc, trong đó các doanh nghiệp hạ nguồn trải qua một quý rực sáng.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 20 doanh nghiệp ngành xăng - dầu - khí công bố BCTC quý 2, có 9 cái tên báo lãi tăng trưởng, 6 doanh nghiệp đi lùi, và 5 trường hợp thua lỗ.
Ông lớn: Mỗi người mỗi cảnh
Trong quý 2, nhóm các ông lớn đầu ngành có sự phân hóa đều với 2 cái tên tăng lãi và 2 đơn vị giảm lãi.
Kết quả kinh doanh của nhóm ông lớn xăng - dầu - khí trong quý 2/2024
Petrolimex dẫn đầu về mức tăng trưởng với khoản lãi ròng gần 1.2 ngàn tỷ đồng, hơn cùng kỳ 55%. Doanh nghiệp cho biết, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý 2 tốt hơn cùng kỳ, sản lượng bán gia tăng nhờ nguồn cung và giá xăng dầu thế giới ít biến động, trong khi nguồn cung trong nước ổn định.
Petrolimex có kỳ kinh doanh tăng trưởng tốt tại quý 2/2024
PV GAS cũng đạt lợi nhuận tăng trưởng với 3.3 ngàn tỷ đồng lãi ròng, hơn cùng kỳ 5%; nhiều khả năng nhờ sản lượng tiêu thụ khí khô cũng như giá bán phục hồi.
Chiều ngược lại, PV Oil O và BSR chung cảnh ảm đạm với lợi nhuận đi lùi 56% dành cho OIL (đạt 79 tỷ đồng) và 43% của BSR (đạt 768 tỷ đồng).
BSR lùi sâu lợi nhuận vì đợt bảo dưỡng tổng thể NMLD Dung Quất
Về nguyên nhân, BSR chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt tạm dừng bảo dưỡng tổng thể lần 5 (TA5) tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cùng việc giá dầu thô và cracking spread giảm so với cùng kỳ. Trong khi đó, OIL lấy lý do là kỳ điều hành giá cơ sở xăng dầu được điều chỉnh từ 10 ngày xuống còn 7 ngày/lần. Do kỳ điều chỉnh ngắn hơn cùng kỳ nên dù giá xăng dầu biến động giảm, tốc độ giảm giá bán lại diễn ra nhanh hơn, dẫn đến lãi gộp thu hẹp. Bên cạnh đó, khoản lỗ tỷ giá cũng đóng góp một phần cho câu chuyện giảm lãi của OIL.
Phân hóa đều trong quý 2, nhưng khi xét lũy kế bán niên, chỉ mình Petrolimex tăng trưởng lợi nhuận. 3 ông lớn còn lại đều đi lùi, trong đó sâu nhất là BSR với mức giảm 35%, còn hơn 1.9 ngàn tỷ đồng lợi nhuận ròng. Dù vậy, với “truyền thống” đặt mục tiêu thấp, 3 ông lớn PLX, GAS và BSR đều đã vượt kế hoạch năm chỉ sau 6 tháng. Riêng OIL thực hiện được 57% mục tiêu lãi sau thuế của cả năm.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 của nhóm ông lớn xăng - dầu - khí
Phân hóa theo phân khúc
Nhóm các doanh nghiệp còn lại, kết quả quý 2 có sự phân hóa khá rõ theo phân khúc, gồm thượng nguồn (Upstream - nhóm dịch vụ khai thác và thăm dò E&P), trung nguồn (Midstream - nhóm tập hợp, vận chuyển tài nguyên) và hạ nguồn (Downstream - nhóm doanh nghiệp lọc dầu).
Kết quả các doanh nghiệp xăng - dầu - khí trong quý 2/2024
Nhóm thượng nguồn đi lùi nhẹ so với cùng kỳ. Như PVS lãi ròng 195 tỷ đồng, giảm 13%, chủ yếu vì doanh thu tài chính giảm do lãi tiền gửi lùi sâu.
PVD cũng đi lùi 16%, lãi ròng đạt 136 tỷ đồng, dù doanh thu tăng mạnh tới 60%, lên gần 2.3 ngàn tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, doanh thu quý 2 tăng trưởng nhờ phát sinh thêm 1 giàn khoan thuê và tăng khối lượng công việc tại các công ty con. Tuy nhiên, quý 2/2023 có phát sinh 1 khoản thu nhập từ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với khách hàng (quý này không ghi nhận). Bên cạnh đó, công việc tại liên doanh trong quý 2/2024 giảm đi, cùng các khoản chi phí tài chính gia tăng vì lãi vay và tỷ giá đã kéo lùi lợi nhuận của PVD trong quý 2.
Khoản lỗ khác khiến lợi nhuận của PDV đảo chiều, từ tăng thành giảm trong quý 2/2024
Cá biệt có PVB - đơn vị bọc ống dầu khí - báo lãi tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 5.2 tỷ đồng trong quý 2, nhờ triển khai được các hợp đồng dịch vụ có doanh thu và lợi nhuận cao hơn.
Nhóm trung nguồn như PV Trans cũng báo lãi giảm nhẹ. Thực tế, tình hình kinh doanh quý 2 của PVT khá tốt vì lãi thuần hơn 522 tỷ đồng, hơn cùng kỳ 20%. Tuy nhiên, Doanh nghiệp chịu khoản lỗ khác tới 63 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 57 tỷ đồng), gây đảo chiều thành quả cả quý, chỉ còn lãi ròng 287 tỷ đồng, đi lùi 9%. Dẫu vậy, đây là kết quả không tệ của PVT khi cao hơn đa phần các quý gần đây.
Trong khi đó, quý 2 tỏ ra khá ưu ái cho các doanh nghiệp hạ nguồn. Như PGD - đơn vị phân phối khí của PVN báo lãi 117 tỷ đồng, tăng trưởng 86%. Doanh nghiệp cho biết, sản lượng khí giảm nhẹ nhưng doanh thu vẫn tăng mạnh 53% nhờ giá khí tăng lên và điều chỉnh giá bán kịp thời. Hay Comeco C thậm chí lãi gấp 8.4 lần cùng kỳ, đạt 4.8 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp hạ nguồn như Comeco rực sáng trong quý 2/2024
Tuy vậy, vẫn có một số cái tên thua lỗ, thậm chí lỗ nặng như Nam Sông Hậu P. Trong quý 2, “đại gia xăng dầu miền Tây” rơi 92% doanh thu và lỗ ròng 368 tỷ đồng, cũng là mức lỗ kỷ lục kể từ năm 2018 tới nay.
Một trong những nguyên nhân gây thua lỗ cho PSH nằm ở rắc rối về thuế. Cuối năm 2023, PSH nhận văn bản cưỡng chế từ Cục Thuế tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ, với tổng số tiền hơn 1.2 ngàn tỷ đồng. Cập nhật vào tháng 7/2024, Doanh nghiệp vẫn đang nợ gần 1.14 ngàn tỷ đồng tiền thuế tại Hậu Giang và gần 93 tỷ đồng tại Cần Thơ. Dù đã được Bộ Tài chính mở đường, gia hạn thời gian thanh toán, sự việc vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của Công ty, đồng thời góp phần đẩy cổ phiếu PSH vào diện bị cảnh báo (do BCTC kiểm toán 2023 nêu ý kiến ngoại trừ).
Xét lũy kế 6 tháng đầu năm, kết quả có phần đảo chiều khi nhóm thượng nguồn (PVS, PVD) và trung nguồn (như PVT) đạt lợi nhuận tăng trưởng, trong khi một vài cái tên nhóm hạ nguồn như PGD đi lùi. Dù vậy, xu hướng chung không có nhiều thay đổi khi đa số nhóm hạ nguồn đều có lợi nhuận tăng cao.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 của các doanh nghiệp xăng - dầu - khí
Triển vọng cho nhóm thượng nguồn từ dự án Lô B - Ô Môn
Theo CTCK KBSV, với giá định giá dầu Brent bình quân 2024 đạt 83 USD/thùng (đi ngang so với cùng kỳ), cán cân cung dầu từ nay đến cuối năm vẫn có sự thuận lợi. Tiêu thụ dầu thô được kỳ vọng sẽ tích cực trong quý 3/2024 nhờ nhu cầu di chuyển bằng đường bộ và hàng không tăng mạnh trong kỳ nghỉ lễ. Đồng thời, tiêu thụ dầu thô toàn cầu được dự báo vẫn tăng trưởng nhờ một số yếu tố hỗ trợ như khu vực sản xuất của Trung Quốc hồi phục, nhu cầu đầu tư mở rộng sản lượng tại Mỹ thấp, OPEC+ duy trì cắt giảm sản lượng và nguồn cung bị gián đoạn ở Biển Đỏ và Biển Đen vì chiến sự.
Đáng chú ý, KBSV đánh giá triển vọng cho nhóm thượng nguồn dầu khí sẽ được thúc đẩy nhờ dự án khí điện Lô B - Ô Môn. Vào tháng 4/2024, Bộ Công Thương đã đưa ra Dự thảo đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện cho các dự án trọng điểm gồm LNG Thị Vải, Lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh. Cơ chế này chưa được thông qua, nhưng nếu thông qua, sẽ giải quyết được vướng mắc mấu chốt cho dự án, giúp mở đường cho việc ký kết FID (quyết định đầu tư cuối cùng) chính thức trong nửa cuối năm.
Dự án Lô B - Ô Môn có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD, trong đó lượng công việc cho nhóm thượng nguồn chiếm khoảng 7 tỷ USD, trung nguồn chiếm 1.3 tỷ USD và nhóm hạ nguồn (các nhà máy nhiệt điện) chiếm khoảng 3.7 tỷ USD.
Châu An
FILI
Cổ đông CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA, HNX: VSA) nhận tin vui kép: Cổ phiếu VSA vượt đỉnh lịch sử, sắp nhận cổ tức kỷ lục 32% bằng tiền cho năm 2023.
VOSA thông báo chốt ngày thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2023 tỷ lệ 32% (sở hữu 1 cp được nhận 3,200 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 04/07. Với gần 14.1 triệu cp đang lưu hành, Doanh nghiệp cần chi hơn 45 tỷ đồng để trả cổ tức. Ngày thanh toán dự kiến 15/07/2024, tức gần 2 tuần sau ngày chốt danh sách.
Từ năm 2014, VOSA luôn duy trì việc trả cổ tức cho cổ đông, trong đó giữ nguyên tỷ lệ 15% bằng tiền giai đoạn 2019-2020, tăng lên 25% cho hai năm 2021-2022 và tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 32% năm 2023, hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐ giao.
Hiện, cổ đông lớn nhất sở hữu 51.05% vốn VOSA là Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN), dự kiến “bỏ túi” hơn 23 tỷ đồng cổ tức. Ngoài ra, ông Trần Hồng Quang - Thành viên HĐQT VSA - nắm giữ 6.95% vốn, tương ứng nhận về hơn 3 tỷ đồng.
Sau thông tin chia cổ tức khủng, giá cổ phiếu VSA trên thị trường chứng khoán bật tăng hết biên độ lên mức 30,600 đồng/cp trong phiên 20/06, với dư mua giá trần hơn 82 ngàn cp. Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ khi VOSA niêm yết trên HNX vào cuối năm 2015, và tăng gần 55% từ vùng đáy 20,000 đồng/cp cuối năm 2023.
Diễn biến giá cổ phiếu VSA từ đầu tháng 9/2023
Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA) tiền thân là Công ty Đại lý tàu biển Việt Nam - một trong những đơn vị đầu tiên của ngành hàng hải Việt Nam, được thành lập ngày 13/03/1957, và được cổ phần hóa từ cuối năm 2005.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực đại lý tàu biển, dịch vụ logistics, đại lý vận tải... Vốn điều lệ hiện đạt gần 141 tỷ đồng. VOSA có 2 công ty con sở hữu 100% vốn là Công ty TNHH Đại lý Vận tải Quốc tế phía Bắc và Công ty TNHH VITAMAS, hoạt động dịch vụ chủ yếu liên quan đến vận tải.
Ảnh: VIMC
Về tình hình kinh doanh, trong 4 năm gần nhất (2020-2023), doanh thu của VOSA luôn duy trì trên mốc ngàn tỷ đồng, riêng năm 2022 lập kỷ lục doanh thu 1,640 tỷ đồng; lãi sau thuế dao động từ 37-43 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh 4 năm gần nhất của VSA
Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 900 tỷ đồng và lãi sau thuế 17.6 tỷ đồng. Kết thúc quý 1, VOSA lãi sau thuế 5.6 tỷ đồng, thực hiện gần 32% mục tiêu lợi nhuận năm.
Thế Mạnh
FILI
White Label
Data API
Web Plug-in
Pembuat Poster
Program Afiliate
Risiko kerugian dalam perdagangan instrumen kewangan seperti saham, FX, komoditi, niaga hadapan, bon, ETF dan kripto boleh menjadi besar. Anda mungkin mengalami kerugian keseluruhan dana yang anda depositkan dengan broker anda. Oleh itu, anda harus mempertimbangkan dengan teliti sama ada perdagangan sedemikian sesuai untuk anda berdasarkan keadaan dan sumber kewangan anda.
Tiada keputusan untuk melabur harus dibuat tanpa menjalankan usaha wajar secara menyeluruh sendiri atau berunding dengan penasihat kewangan anda. Kandungan web kami mungkin tidak sesuai dengan anda kerana kami tidak mengetahui keadaan kewangan dan keperluan pelaburan anda. Maklumat kewangan kami mungkin mempunyai kependaman atau mengandungi ketidaktepatan, jadi anda harus bertanggungjawab sepenuhnya untuk sebarang keputusan perdagangan dan pelaburan anda. Syarikat tidak akan bertanggungjawab ke atas kehilangan modal anda.
Tanpa mendapat kebenaran daripada tapak web, anda tidak dibenarkan menyalin grafik, teks atau tanda dagangan tapak web. Hak harta intelek dalam kandungan atau data yang dimasukkan ke dalam laman web ini adalah milik pembekal dan pedagang pertukarannya.