Petikan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalendar Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Terkini
- Sblm
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
Tiada data yang sepadan
Aliran Pasaran
Indikator Teratas
Pandangan Terkini
Pandangan Terkini
Topik Trending
Untuk mempelajari dinamik pasaran dengan cepat dan mengikuti fokus pasaran dalam 15 minit.
Dalam dunia manusia, tidak akan ada kenyataan tanpa sebarang kedudukan, tidak akan ada kenyataan tanpa sebarang tujuan.
Inflasi, kadar pertukaran, dan ekonomi membentuk keputusan dasar bank pusat; sikap dan kata-kata pegawai bank pusat turut mempengaruhi tindakan peniaga pasaran.
Wang membuat dunia berputar dan mata wang adalah komoditi kekal. Pasaran forex penuh dengan kejutan dan jangkaan.
Kolumnis Top
Nikmati aktiviti menarik, di sini di FastBull.
Saya mempunyai 5 tahun pengalaman dalam analisis kewangan, terutamanya dalam aspek perkembangan makro dan pertimbangan arah aliran jangka sederhana dan panjang. Fokus saya adalah terutamanya pada perkembangan Timur Tengah, pasaran baru muncul, arang batu, gandum dan produk pertanian lain.
Berita terkini dan peristiwa kewangan global.
7 tahun pasaran saham, pertukaran asing, logam berharga dan pengalaman dagangan dan analisis lain, berdasarkan asas, sokongan teknikal, berat sebelah ke arah logik transaksi atas ke bawah, memfokuskan pada kitaran makro dan kawalan risiko, ramalan teoretikal bekalan dan permintaan pelbagai guna perubahan harga, mengimbangi kesan urus niaga, pengedaran cip dan sentimen pasaran, dan stabil.
Maklumat terkini
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Kaherah, Mesir
White Label
Data API
Web Plug-in
Program Afiliate
Lihat Semua
Tiada data
Tidak log masuk
Log masuk untuk mengakses lebih banyak ciri
Keahlian FastBull
Belum lagi
Belian
Log masuk
Daftar
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Kaherah, Mesir
White Label
Data API
Web Plug-in
Program Afiliate
Luật Điện lực sửa đổi sắp có hiệu lực, 3 doanh nghiệp sẽ hưởng lợi lớn
Luật Điện lực sửa đổi 2024 mở ra cơ hội lớn cho ngành điện. Các doanh nghiệp như PC1, BCG Energy, PVS hưởng lợi nhờ thế mạnh xây lắp điện, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Luật Điện lực sửa đổi tập trung vào các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành điện. Các chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, xây dựng hạ tầng năng lượng tái tạo, phát triển điện gió ngoài khơi và nâng cao hiệu quả truyền tải điện quốc gia. Theo nhận định từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), một số doanh nghiệp niêm yết sẽ hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách mới này, đặc biệt là các doanh nghiệp có thế mạnh trong xây lắp điện và năng lượng tái tạo.
PC1: Tiên phong trong xây lắp điện
Tập đoàn PC1 nổi bật với vai trò là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp điện tại Việt Nam. Với hơn 60 năm kinh nghiệm, PC1 đã thực hiện nhiều dự án truyền tải điện quốc gia, đặc biệt là các dự án tổng thầu EPC.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp điện, PC1 hiện là đơn vị lớn nhất Việt Nam về thiết kế và chế tạo cột thép đơn thân từ 110KV đến 750KV, với công suất vượt 50.000 tấn sản phẩm/năm. Dây chuyền sản xuất hiện đại giúp PC1 duy trì vị thế dẫn đầu trong cung ứng thiết bị truyền tải điện.
Ban lãnh đạo PC1 cho biết, tính đến hết quý 3/2024, giá trị hợp đồng ký mới của mảng tổng thầu điện và khu công nghiệp đạt 3.075 tỷ đồng, trong khi giá trị công việc chưa thực hiện (backlog) lên tới 3.552 tỷ đồng. Điều này đảm bảo nguồn việc ổn định và triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
BCG Energy: Động lực từ năng lượng tái tạo
Trong mảng năng lượng tái tạo, BCG Energy, công ty con của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), được đánh giá là doanh nghiệp dẫn đầu với quy mô lớn. Hiện tại, BCG Energy đang vận hành các nhà máy điện mặt trời có tổng công suất hơn 560MW và sở hữu danh mục 8 dự án điện gió với tổng công suất gần 1GW, được phê duyệt ưu tiên triển khai theo Quy hoạch điện VIII.
Một số dự án tiêu biểu đang được triển khai gồm Điện gió Đông Thành 1 (80MW), Đông Thành 2 (120MW) tại Trà Vinh, và Khai Long 1 (100MW) tại Cà Mau, dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2025.
Ở mảng điện mặt trời áp mái, ngoài 74MW công suất đang hoạt động, BCG Energy đặt mục tiêu nâng tổng công suất lên 100MW vào cuối năm 2024 thông qua 23 dự án mới. Đặc biệt, công ty đang đàm phán với một khách hàng lớn để triển khai cơ chế DPPA, giúp ổn định doanh thu và mở rộng quy mô dự án trong tương lai.
PVS: Dẫn đầu điện gió ngoài khơi
Trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) là cái tên nổi bật nhờ năng lực và kinh nghiệm vượt trội. PVS đã tham gia xây dựng trạm biến áp ngoài khơi, trụ gió và chân đế cho nhiều dự án lớn tại Đài Loan (Trung Quốc) và Ba Lan.
Hiện tại, PVS đang hợp tác với Sembcorp Utilities Pte. Ltd. (Singapore) triển khai dự án xuất khẩu 2,3GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore, theo thỏa thuận giữa hai chính phủ. Trong tháng 8/2024, PVS đã trúng gói thầu khảo sát gió, thủy văn và địa chất cho dự án này.
PVS cũng cho biết họ đã đủ khả năng tự chủ trong khảo sát ngoài khơi và cung cấp hầu hết các dịch vụ liên quan đến năng lượng tái tạo ngoài khơi, trừ các linh kiện như cánh và turbine. Đây là cơ sở quan trọng để PVS tận dụng cơ hội từ các dự án điện gió lớn theo Quy hoạch điện VIII.
Triển vọng ngành điện dưới góc nhìn mới
Luật Điện lực sửa đổi không chỉ tháo gỡ khó khăn trong đầu tư hạ tầng điện mà còn mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh. Việc thúc đẩy năng lượng tái tạo, phát triển điện gió ngoài khơi và hiện đại hóa truyền tải điện sẽ giúp ngành điện Việt Nam bắt kịp xu hướng toàn cầu, đồng thời thu hút thêm nhiều nguồn lực đầu tư.
Những doanh nghiệp như PC1, BCG Energy và PVS được kỳ vọng trở thành những nhân tố dẫn dắt, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành năng lượng quốc gia.
2 cổ phiếu mạnh càng giảm càng mua
Sau cú giảm không lường trước trong buổi chiều, cả 3 chỉ số trên thị trường đồng loạt kết phiên 12/12 trong sắc đỏ, lần lượt VN-Index giảm 1.51 điểm về 1,267.35, HNX-Index giảm 0.19 điểm về 227.99 và UPCoM giảm 0.06 điểm về 92.68. Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp.
VN-Index có phiên chiều đầy khó khăn
Tổng thể thị trường có đến 372 mã giảm, nhỉnh hơn số lượng 353 mã tăng giá. Dù vậy, số lượng mã tăng trần lại lên đến 28 mã, gấp đúng 4 lần số mã giảm sàn.
Nhóm ngành giảm điểm chiếm đa số với 14/23 ngành, sâu nhất thị trường là phần cứng giảm 2.93%, chủ yếu do POT giảm gần 7%. Tiếp đến là nhóm viễn thông giảm 2.8% trước sức ép của VGI giảm 3.13%, FOX giảm 1.72% hay CTR giảm 0.81%.
Trong các nhóm ngành giảm còn lại, ghi nhận các nhóm vốn hóa lớn như dịch vụ tài chính giảm 0.35%, bất động sản giảm 0.34% hay nguyên vật liệu giảm 0.03%, qua đó góp phần không nhỏ vào mức giảm điểm hôm nay.
Ở chiều ngược lại, ngành tăng mạnh nhất thị trường là năng lượng nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức 1.25%, hỗ trợ bởi BSR tăng 1.9%, PVD tăng 0.84%, TMB tăng 2.94%, CLM tăng 0.97% hay HLC tăng trần gần 10%. Trong nhóm cũng ghi nhận một số mã đi lùi đáng chú ý như POS giảm 3.05%, AAH giảm 2.7%, NBC giảm 1.05%, PVS giảm 0.58%.
Số ngành giảm chiếm phần đông
Thanh khoản toàn thị trường đạt 15,162 tỷ đồng, gần tương tự phiên hôm qua và thấp hơn khá rõ trung bình 5 phiên gần nhất. Thanh khoản đi xuống, khối ngoại cũng thu hẹp đáng kể quy mô giao dịch, lần lượt mua gần 1,025 tỷ đồng và bán gần 1,405 tỷ đồng, kết quả bán ròng hơn 380 tỷ đồng, đánh dấu phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp.
Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất hôm nay là FPT với quy mô gần 125 tỷ đồng, theo sau là MSN gần 48 tỷ đồng, FRT hơn 45 tỷ đồng và MWG gần 43 tỷ đồng. Ở chiều mua ròng, hai cổ phiếu được tập trung là TCB gần 94 tỷ đồng và HDB gần 71 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng 4 phiên liên tiếp
Nhìn sang các thị trường châu Á khác, không nhiều thị trường chịu sức ép trong phiên chiều giống như Việt Nam và đa số các chỉ số chính đều giữ vững sắc xanh đã thiết lập từ phiên sáng.
Các thị trường châu Á chủ yếu duy trì sắc xanh
Vn-Index 13/12/2024: Săn mồi thứ 6 ngày 13 - Chờ con mồi cắn câu
Sự kiên nhẫn của nhà đầu tư tiếp tục được thử thách với thêm một phiên ảm đạm, thanh khoản thấp, không rõ xu hướng cũng như tín hiệu mới về động lực dẫn dắt chưa xuất hiện.
Sau phiên giao dịch sáng tăng điểm nhẹ, nhưng khá buồn tẻ do thanh khoản thấp, thị trường bước vào phiên chiều có phần kém sắc hơn.
Bảng điện tử nhanh chóng đảo chiều với số mã giảm chiếm ưu thế, dù mức giảm đa số đều không lớn nhưng cũng đủ khiến VN-Index dần hạ nhiệt và lùi về gần tham chiếu, giằng co nhẹ cho đến khi đóng cửa. Thanh khoản lại trở lại mức thấp và tiếp tục thiếu vắng đi những nhóm ngành dẫn dắt.
Chốt phiên, sàn HOSE có 151 mã tăng và 230 mã giảm, VN-Index giảm 1,51 điểm (-0,12%), xuống 1.267,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 554,1 triệu đơn vị, giá trị 13.492,3 tỷ đồng, giảm gần 12% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 66,1 triệu đơn vị, giá trị 1.850 tỷ đồng.
Các bluechip có thêm một phiên giao dịch phân hóa cao và biên độ giá ít thay đổi, với một số cổ phiếu ngân hàng hút lệnh nhất với HDB, SHB, TPB, TCB, VPB, cùng SSI và HPG thuộc top khớp lệnh cao nhất sàn khi có từ 12 triệu đến hơn 23 triệu đơn vị.
Nhóm các cổ phiếu vừa và nhỏ, không nhiều cổ phiếu còn giữ được mức tăng cao, ngoại trừ JVC, AGM, FDC và VCA tăng kịch trần. Trong đó, VCA ghi nhận phiên tăng trần thứ 11 liên tiếp, khớp lệnh cũng ở mức cao nhất trong 11 phiên khi có hơn 0,26 triệu đơn vị.
Tân binh RYG kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trên sàn với mức tăng 12% lên 16.800 đồng, khớp gần 0,27 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu đáng kể khác chỉ còn TCO +5,6% lên 12.850 đồng, khớp 0,41 triệu đơn vị; ABS +5,1% lên 4.900 đồng, khớp 1,13 triệu đơn vị; MSH +4,8% lên 52.700 đồng, khớp 1,07 triệu đơn vị; IMP +3,1% lên 49.450 đồng, khớp 0,55 triệu đơn vị; GIL +3% lên 22.150 đồng, khớp 1,23 triệu đơn vị.
Phản ánh sức cầu hạn chế trên thị trường khi các cổ phiếu tăng hơn 2% chỉ còn THG, BCG, CTI, HTN, EIB, SGR và KDC. Trong đó, BCG có phiên khớp lệnh tốt nhất kể từ đầu tháng 11 với 18,7 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, chỉ một số ít giảm đáng kể như GEE -6,7% xuống 29.300 đồng, hai mã VTP và DC4 giảm hơn 4%, khớp trên dưới 1,3 triệu đơn vị mỗi cổ phiếu; CSV -3,5% xuống 41.000 đồng, khớp 2,95 triệu đơn vị; TNT -3,2% xuống 4.240 đồng, khớp 0,1 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng đã đảo chiều về dưới tham chiếu trong phiên chiều, nhưng mức giảm cũng chỉ ở mức thấp.
Đóng cửa, sàn HNX có 70 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,09%), xuống 227,98 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 46,2 triệu đơn vị, giá trị 874,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,63 triệu đơn vị, giá trị 66,6 tỷ đồng.
Các cổ phiếu lớn như SHS, CEO, MBS, PVS đều chìm trong sắc đỏ, dù may mắn chỉ giảm nhẹ, khớp từ 1,85 triệu đến 5,1 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu nhỏ hoạt động mạnh hơn, với DST tăng kịch trần +8,6% lên 3.800 đồng, PVG cũng tăng trần +8,96% lên 7.100 đồng, khớp lần lượt 0,91 triệu và 0,28 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index nới thêm đôi chút đà giảm so với cuối phiên sáng và dần hồi phục lên gần tham chiếu trong những phút cuối.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,07%), xuống 92,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,5 triệu đơn vị, giá trị 456,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,24 triệu đơn vị, giá trị 54,5 tỷ đồng.
Cổ phiếu HNG phiên này giảm 5,4% xuống 5.300 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với hơn 4,33 triệu đơn vị, theo sau là DDV khi có hơn 3,56 triệu đơn vị và tăng 3,8% lên 18.900 đồng.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F2412 nhích nhẹ 0,9 điểm, tương đương +0,07% lên 1.339,5 điểm, khớp lệnh hơn 216.200 đơn vị, khối lượng mở hơn 51.800 đơn vị.
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản xanh mướt, thanh khoản tăng trở lại
Lực cầu đã chủ động dâng cao trong phiên sáng nay, kéo thị trường phục hồi trên diện rộng và VN-Index giành lại mốc 1270 điểm để mất hôm qua. Nhóm cổ phiếu tài chính, bao gồm cả bất động sản, đang dẫn dắt đà tăng với thanh khoản lên cao nhất kể từ đầu tuần...
Thị trường ban đầu khởi động chậm. Sau phiên bán đột ngột mạnh lên chiều qua, sự thận trọng thể hiện rất rõ. Thậm chí trong suốt nhịp tăng gần 3/4 thời gian sáng nay, độ rộng vẫn co lại dần. Đà tăng bứt tốc về cuối khi các blue-chips mạnh lên đáng kể. Chỉ số VN30-Index kết phiên tăng tốt nhất khi trên tham chiếu 0,46% trong khi VN-Index tăng 0,39% (+4,95 điểm), Midcap tăng 0,16% và Smallcap tăng 0,15%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang chiếm 7/10 vị trí kéo điểm nhiều nhất cho VN-Index, trong đó 3 vị trí hàng đầu thuộc về VCB tăng 0,86%, BID tăng 0,86%, VPB tăng 1,3% và TCB tăng 1,04%. Nhiều cổ phiếu ngân hàng nhỏ tăng tốt hơn nhiều nhóm trụ như EIB tăng 1,56%, HDB tăng 1,27%, PGB tăng 1,27%. Trong toàn bộ 27 mã ngân hàng ở các sàn chỉ còn 2 mã đỏ là LPB giảm 0,3% và OCB giảm 0,88%.
Nhóm chứng khoán cũng rực rỡ dù các mã lớn nhất như SSI, VCI, MBS, VND tăng khá nhẹ. Bù lại 10 mã khác tăng trên 1% và 6 mã đỏ. Cổ bất động sản có mặt VHM tăng 0,61% nằm trong top 10 mã kéo điểm hàng đầu. Các cổ nhỏ như VGC, SGR, SZL, IDJ, DXG, HPX… cũng tăng khá mạnh.
Về thanh khoản, các nhóm này cũng đều có đại diện hút tiền khỏe nhất. VPB, TCB TPB đang dẫn đầu cùng với SSI, HCM, DXG đều lọt vào Top 10 thanh khoản cao nhất thị trường.
Rổ VN30 đang cho thấy khả năng giữ nhịp rất tốt. Chỉ số này không chỉ khỏe nhất thị trường sáng nay mà độ rộng cũng ấn tượng với 24 mã tăng/4 mã giảm. FPT để mất 0,47% là mã yếu nhất nhưng tác động cũng hạn chế. BVH, PLX, MSN là những mã còn lại đỏ, biên độ giảm đều không đáng kể.
Giao dịch sàn HoSE sáng nay sôi động hơn đáng kể với mức tăng thanh khoản khoảng 20% so với sáng hôm qua, đạt 5.759 tỷ đồng, tốt nhất từ đầu tuần. Tính chung cả HNX, giao dịch khớp lệnh hai sàn tăng hơn 20% với 6.226 tỷ đồng. Thanh khoản tốt hơn với độ rộng mạnh hơn cho thấy nhà đầu tư đang nâng giá mua tích cực. VN-Index kết phiên với 215 mã tăng/129 mã giảm.
Toàn sàn HoSE đang có 60 cổ phiếu tăng từ 1% trở lên, nhiều gấp đôi số giảm quá 1%. Nhóm tăng mạnh nhất này đang chiếm xấp xỉ 35% tổng giá trị khớp của sàn, dù về số lượng chỉ chiếm chưa tới 18% các mã có phát sinh giao dịch. Sức mạnh vượt trội vẫn đang tập trung vào một số cổ phiếu tầm trung, dù thanh khoản không quá lớn. Có thể kể tới MSH tăng 5,96% khớp 32,5 tỷ đồng; BCG tăng 3,1% với 90,9 tỷ; CTI tăng 2,92% với 16,8 tỷ; GIL tăng 2,78% với 19 tỷ; SGR tăng 2,57% với 10,5 tỷ; KSB tăng 2,21% với 20,8 tỷ.
Nhóm giảm giá không có giao dịch đặc biệt nào, phần lớn khớp lẻ tẻ dưới 1 tỷ đồng. 4 cổ phiếu nổi bật nhất là CMG giảm 1,05% thanh khoản 53,5 tỷ; VTP giảm 2,11% khớp 49,4 tỷ; CSV giảm 1,65% với 43,7 tỷ và HAH giảm 1,18% với 34,9 tỷ.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng sáng phiên thứ 5 liên tiếp với 149 tỷ đồng trên HoSE và khoảng 25 tỷ đồng trên HNX, UpCOM. Dù vậy mức bán ròng này là thấp nhất 5 phiên, với gia dịch vẫn tập trung vào FPT xấp xỉ 100 tỷ đồng. FRT và MWG là hai mã còn lại đáng kể với tương ứng 34,7 tỷ và 32,6 tỷ. Bên mua có TCB +93,8 tỷ, HDB +52 tỷ.
Điểm nhấn sáng nay là thanh khoản tăng khá tốt cùng chiều với giá phục hồi. Thị trường trải qua 4 phiên dao động đi ngang liên tục để hấp thụ khối lượng ngắn hạn sau phiên đột biến ngày 5/12. Tuy nhiên thanh khoản ở các phiên này khá thấp, đặc biệt là 3 phiên đầu tuần này chỉ khớp lệnh trung bình hơn 12.000 tỷ đồng/ngày ở HoSE và khoảng 12.900 tỷ/ngày tính cả HNX. Do đó phiên phục hồi sáng nay là một tín hiệu tốt, cho thấy áp lực bán đang bị bên mua lấn át. Mặt khác, VN-Index hôm qua thủng 1270 điểm và sáng nay đã phục hồi lên 1273,81 điểm. Dao động này xác nhận biên độ tăng cực tốt hôm 5/12 vẫn được bảo toàn.
Cổ phiếu năng lượng "bứt phá" nhờ Luật Điện lực sửa đổi?
Ngoài nhóm xây lắp, các cổ phiếu của doanh nghiệp năng lượng tái tạo cũng được kỳ vọng hưởng lợi từ Luật Điện lực sửa đổi.
Động lực cho năng lượng tái tạo
Ngày 30/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 và thay thế cho Luật Điện lực năm 2024. Việc thông qua Luật Điện lực sửa đổi được đánh giá là một bước tiến tích cực cho ngành điện Việt Nam.
Bằng cách luật hóa và thiết lập khung pháp lý, luật này sẽ giúp tự do hóa và tăng tính minh bạch trong ngành điện, qua đó đẩy nhanh tốc độ đầu tư cho hạ tầng năng lượng.
Theo SSI Research, việc sửa đổi Luật Điện lực là một dấu mốc quan trọng, giúp củng cố an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy các cơ chế phù hợp cho từng loại nguồn điện và hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
Cụ thể, luật đã đề xuất các quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện cấp bách, chẳng hạn đơn giản hóa thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc thay đổi mục đích sử dụng rừng. Điều này giúp cải thiện khả năng ứng phó với những nhu cầu đột xuất về năng lượng, đặc biệt khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hoặc các dự án khác bị đình trệ. Các dự án này bao gồm cả việc xây dựng mới và sửa chữa, nhằm đảm bảo nguồn cung điện không bị gián đoạn.
Ngoài ra, luật cũng tháo gỡ khó khăn liên quan đến phê duyệt đầu tư lưới điện có cấp điện áp dưới 220 kV qua nhiều tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đặt điểm đầu đường dây sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt và phối hợp với các tỉnh khác trong thời hạn quy định.
Phát triển năng lượng tái tạo, như hydrogen và amoniac, trở thành ưu tiên hàng đầu, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. SSI Research kỳ vọng các cơ chế giá bổ sung sẽ sớm được thông qua để hỗ trợ lĩnh vực này. Đồng thời, luật khuyến khích đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện và áp dụng các biện pháp giảm phát thải tại các nhà máy dùng nhiên liệu hóa thạch.
Luật cũng đề cao cam kết sản lượng điện hợp đồng dài hạn, đặc biệt cho các dự án điện khí/LNG, điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng mới, nhằm cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư và Nhà nước. Với điện gió ngoài khơi, Chính phủ được giao nhiệm vụ thiết lập các ưu đãi cụ thể để khuyến khích đầu tư.
Nhà nước giữ quyền độc quyền trong xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Quốc hội đã đồng ý tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (4.000 MW), nhằm đa dạng hóa nguồn cung điện, trong bối cảnh điện khí LNG gặp thách thức triển khai, còn nhiệt điện than và thủy điện bị giới hạn bởi trữ lượng và tác động môi trường.
Luật cũng nhấn mạnh ba cấp độ thị trường điện lực gồm phát điện cạnh tranh (VCGM), bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) và bán lẻ điện cạnh tranh (VCRM), với Việt Nam hiện đang ở cấp độ VWEM. Các định nghĩa như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được bổ sung, tạo hành lang pháp lý cho cấp độ thị trường bán lẻ điện trong tương lai.
Cuối cùng, cải cách cơ chế giá điện được kỳ vọng loại bỏ dần việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng và khu vực, hướng tới áp dụng giá điện nhiều thành phần thay vì chỉ dựa vào sản lượng tiêu thụ như hiện tại.
Gọi tên các cổ phiếu năng lượng tái tạo
Với những nội dung sửa đổi, bổ sung theo Luật Điện lực 2024, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng các doanh nghiệp hưởng lợi đầu tiên sẽ là nhóm doanh nghiệp có hoạt động xây lắp điện khi mà nhu cầu đầu tư các đường dây truyền tải 220kV trở xuống dự kiến ở mức cao; Có kế hoạch phát triển/có sẵn danh mục dự án năng lượng tái tạo và điện gió ngoài khơi.
Theo đó, Tập đoàn PC1 (PC1), REE Corporation (REE), và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) sẽ là những doanh nghiệp được hưởng lợi từ những thay đổi này.
Đồng quan điểm, SSI Research cũng cho rằng, việc Luật Điện lực sửa đổi có hiệu lực từ đầu năm 2025, với trọng tâm phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới cùng các ưu đãi cụ thể cho điện gió, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như REE Corporation (REE), Hà Đô Group (HDG), và Bamboo Capital (BCG) tái khởi động dự án.
Đồng thời, các công ty như Tập đoàn PC1 (PC1) và Lizen (LCG) sẽ hưởng lợi từ việc mở rộng mảng xây lắp.
Mảng điện hiện là nguồn doanh thu và lợi nhuận chính của REE Corporation. Doanh nghiệp định hướng phát triển năng lượng tái tạo, thủy điện và thoái vốn khỏi nhiệt điện. Trong 9 tháng đầu năm 2023, REE đã mua lại nhà máy điện gió Duyên Hải tại Trà Vinh với công suất thiết kế 48 MW, tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, và dự kiến khởi công vào quý II/2025.
Hà Đô Group cũng ghi nhận 61% doanh thu đến từ mảng điện, sở hữu danh mục 7 nhà máy điện gió với tổng công suất 748 MW, đã được đưa vào Quy hoạch Điện VIII và đang chờ khung giá điện để triển khai. Tháng 4/2024, Hà Đô nhận chứng nhận đầu tư cho nhà máy điện gió Phước Hữu, tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng, dự kiến phát điện từ quý IV/2025.
BCG Energy (BCE), công ty con của Bamboo Capital (BCG), sở hữu 8 dự án điện gió với tổng công suất 925 MW trong Quy hoạch Điện VIII, được ưu tiên thực hiện đến năm 2030. Ngoài ra, BCE cũng đã mua lại nhà máy điện rác Tâm Sinh Nghĩa tại TP.HCM trong năm 2023 và đặt mục tiêu đạt tổng công suất 2 GW vào năm 2026.
Tập đoàn PC1, với nhiều nguồn thu từ thủy điện, sản xuất công nghiệp, khai khoáng và bất động sản, đang hưởng lợi từ quy định mới trong Luật Điện lực sửa đổi. Điều này mở ra cơ hội tăng trưởng cho mảng xây dựng điện và cung cấp cốt thép, vốn chiếm 1/3 doanh thu hàng năm.
Lizen, chuyên về hạ tầng giao thông và năng lượng tái tạo, đang tập trung đẩy mạnh mảng xây lắp điện, với hai dự án điện mặt trời Chư Ngọc và Solar Farm Nhơn Hải, cũng như các dự án điện gió Thăng Hưng và Đình Lập, chờ chính sách hỗ trợ.
PV Power (POW) hiện đang đầu tư vào dự án Nhơn Trạch 3&4 sử dụng LNG, kỳ vọng vận hành thương mại từ tháng 6 và tháng 9/2025. Dự án có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến lợi nhuận nhưng cam kết sản lượng điện khí LNG dài hạn sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động trong dài hạn.
Cuối cùng, việc cải cách giá điện được kỳ vọng sẽ giúp EVN hạn chế thua lỗ, đồng thời mang lại lợi ích gián tiếp cho các nhà máy điện. Mô hình giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng, phản ánh chi phí đầu tư đầy đủ hơn và khuyến khích sử dụng điện hiệu quả.
Điểm sáng cổ phiếu điện sau khi Luật Điện lực sửa đổi được thông qua
Luật Điện lực sửa đổi (30/11/2024):Mở ra nhiều cơ hội cho ngành điện với khung pháp lý tự do hóa và minh bạch.
Quy định giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hướng tới cải thiện tài chính của EVN và xoá bỏ bù chéo giá điện.
Ưu tiên phát triển điện khí LNG, hỗ trợ các doanh nghiệp như PVPower (POW), PV Gas (GAS), CNG.
Khuyến khích cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa doanh nghiệp điện và khách hàng lớn, ảnh hưởng đến các công ty như PECC2 (TV2), Bamboo Capital (BCG), TTA.
Thẩm quyền phê duyệt đầu tư các dự án điện được chuyển cho UBND tỉnh, tạo cơ hội cho các công ty thi công như PECC2 và PC1.
Đẩy mạnh năng lượng tái tạo và giúp các doanh nghiệp như REE, HDG, PECC2 hưởng lợi.
Phản ứng của thị trường:
Sau khi Luật Điện lực sửa đổi được thông qua, nhóm cổ phiếu điện không có biến động mạnh. Một số cổ phiếu như POW, PC1 giữ được mốc tham chiếu, nhưng các mã khác giảm nhẹ.
Cổ phiếu điện đã có đợt tăng giá trước đó, phản ánh kỳ vọng vào luật mới.
Kỳ vọng phải đợi văn bản hướng dẫn luật để đánh giá tính khả thi và lợi ích của từng doanh nghiệp.
Đánh giá và khuyến nghị đầu tư:
Một số doanh nghiệp đã triển khai các kế hoạch đầu tư, chẳng hạn như PECC2 ký kết hợp tác DPPA với H&M Việt Nam.
Cổ phiếu điện hiện có định giá hợp lý, tuy nhiên, hấp dẫn hơn khi đầu tư theo phương pháp tích sản (mua dần khi cổ phiếu đạt mức giá hợp lý).
Các doanh nghiệp như REE và HDG có thể là lựa chọn tiềm năng nhờ 4 yếu tố:
Chuyển giao lãnh đạo: Tạo động lực cho doanh nghiệp.
Thủy điện: Lợi thế khi thời tiết chuyển sang pha La Nina.
Năng lượng tái tạo: Lợi thế với các dự án điện gió.
Bất động sản: Các dự án bất động sản dự kiến sẽ có doanh thu trong năm 2025.
Kết luận: Trong khi cổ phiếu điện hiện tại không có biến động mạnh, các doanh nghiệp sở hữu nhiều yếu tố thúc đẩy và hoạt động đa ngành như REE và HDG có thể là cơ hội đầu tư tốt.
Doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi từ Luật Điện lực 2024?
Với việc Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, một số doanh nghiệp niêm yết có thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp điện, phát triển năng lượng tái tạo, và thi công điện gió ngoài khơi sẽ hưởng lợi trực tiếp.
Ngành điện bứt phá với loạt chính sách mới
Ngày 30/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 81 điều (hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025), có nhiều thay đổi so với Luật Điện lực 2004, kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhiều thay đổi tích cực đối với ngành điện. Một số điểm nổi bật của Luật Điện lực năm 2024 gồm:
Thứ nhất, ban hành cơ chế giá điện hai thành phần, tiến tới giảm thiểu và xóa bỏ bù chéo giữa các khối khách hàng và vùng miền (Điều 52).
Thứ hai, bổ sung các dự án điện khẩn cấp để đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt giai đoạn 2026 trở đi. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định phê duyệt các dự án điện khẩn cấp trên cơ sở đề xuất, đánh giá của Bộ Công Thương và UBND tỉnh (Điều 16).
Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư các đường dây truyền tải từ cấp cao áp (220kV) trở xuống.
Thứ tư, khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) theo nghị định 80/2024/NĐ-CP. Bên cạnh đó, các dự án năng lượng tái tạo có thể vận hành theo cơ chế đấu thầu và đàm phán giá điện, theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP.
Thứ năm, tạo cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi. Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi, bên cạnh đó việc chuyển nhượng vốn dự án điện gió ngoài khơi sẽ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, các dự án điện gió ngoài khơi sẽ được hưởng ưu đãi miễn/giảm thuế tài nguyên môi trường và tiền sử dụng đất.
Thứ sáu, ban hành cơ chế sản lượng hợp đồng dài hạn với điện khí LNG & điện gió ngoài khơi phát điện lên hệ thống điện quốc gia.
Thứ bảy, bổ sung cơ chế xuất khẩu điện quốc gia. Luật quy định giá xuất khẩu điện sẽ được đàm phán thỏa thuận giữa bên bán và bên mua dựa trên các quy tắc chi tiết được nêu tại luật.
Cuối cùng, năng lượng nguyên tử được tái khởi động đầu tư.
Doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi trực tiếp từ Luật Điện lực 2024?
Theo nhận định mới đây của Chứng khoán Rồng Việt, một số doanh nghiệp niêm yết sẽ hưởng lợi trực tiếp từ các nội dung chính sách trên, gồm các đơn vị có thế mạnh về hoạt động xây lắp điện; có kế hoạch phát triển/có sẵn danh mục dự án năng lượng tái tạo; và có thế mạnh về phát triển điện gió ngoài khơi.
Điển hình, Tập đoàn PC1 (mã cổ phiếu PC1) sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi tiềm năng hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp điện. Năng lực của Tập đoàn PC1 đã được chứng minh trong hơn 60 năm qua với nhiều dự án truyền tải điện quốc gia, đặc biệt là các dự án tổng thầu EPC.
Trong sản xuất công nghiệp lĩnh vực điện, Tập đoàn PC1 là đơn vị duy nhất và có quy mô lớn nhất Việt Nam về thiết kế, chế tạo cột thép đơn thân 110 KV, 220 KV - 1, 2, 4 mạch và cột thép liên kết thanh đến 750kV, với dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu cả nước, có tổng công suất trên 50.000 tấn sản phẩm/năm.
Ban lãnh đạo Tập đoàn PC1 cho biết giá trị hợp đồng ký mới của mảng tổng thầu công trình điện, công trình khu công nghiệp trong 3 quý đầu năm nay đạt 3.075 tỷ đồng, giá trị công việc chưa thực hiện (backlog) đạt 3.552 tỷ đồng.
Trong mảng năng lượng tái tạo, kết quả kinh doanh của BCG Energy (mã cổ phiếu BGE) - công ty con của Tập đoàn Bamboo Capital (mã cổ phiếu BCG) dự kiến sẽ tăng tốc đáng kể thời gian tới. BCG Energy hiện là doanh nghiệp năng lượng tái tạo có quy mô hàng đầu Việt Nam, đang vận hành các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn với tổng công suất lên tới hơn 560 MW.
Đáng chú ý, theo Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII, BCG Energy đang sở hữu danh mục 08 dự án điện gió với tổng công suất lên đến gần 1 GW được phê duyệt ưu tiên thực hiện tới năm 2030. Hiện công ty này đang đẩy mạnh triển khai nhiều dự án như Điện gió Đông Thành 1 (80 MW), Đông Thành 2 (120 MW) tại tỉnh Trà Vinh; Khai Long 1 (100 MW) tại Cà Mau nhằm đưa vào khai thác thương mại ngay trong năm 2025.
Đối với các dự án điện mặt trời mái nhà, ngoài 74 MW công suất đang vận hành, BCG Energy hiện đang triển khai thêm 23 dự án điện mặt trời áp mái khác, đặt mục tiêu đến hết năm 2024 nâng tổng công suất mảng này lên mức 100 MW.
Ban lãnh đạo Bamboo Capital cũng tiết lộ tập đoàn đang có thoả thuận với 01 khách hàng lớn theo cơ chế DPPA, mở ra triển vọng ổn định doanh thu và có nguồn lực cho mở rộng các dự án năng lượng tái tạo.
Đối với lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã cổ phiếu PVS) sẽ là đơn vị hưởng lợi hàng đầu nhờ năng lực, kinh nghiệm đã được kiểm chứng thông qua việc thi công trạm biến áp ngoài khơi, trụ gió, chân đế… cho loạt dự án điện gió lớn tại Đài Loan (Trung Quốc), Ba Lan…
Ban lãnh đạo Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí cho biết, tổng công ty hiện đã có đủ kinh nghiệm, phương tiện, trang thiết bị và hoàn toàn chủ động được việc khảo sát ngoài khơi; cung cấp hầu hết các dịch vụ cho ngành năng lượng tái tạo ngoài khơi, trừ cánh và turbine.
Bên cạnh đó, Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí đang hợp tác với Sembcorp Utilities Pte. Ltd. (SCU, Singapore) để triển khai dự án xuất khẩu 2,3GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore như thoả thuận giữa chính phủ hai nước. Trong tháng 8/2024, Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí đã trúng gói thầu khảo sát gió, thủy văn và địa chất cho dự án trên.
White Label
Data API
Web Plug-in
Pembuat Poster
Program Afiliate
Risiko kerugian dalam perdagangan instrumen kewangan seperti saham, FX, komoditi, niaga hadapan, bon, ETF dan kripto boleh menjadi besar. Anda mungkin mengalami kerugian keseluruhan dana yang anda depositkan dengan broker anda. Oleh itu, anda harus mempertimbangkan dengan teliti sama ada perdagangan sedemikian sesuai untuk anda berdasarkan keadaan dan sumber kewangan anda.
Tiada keputusan untuk melabur harus dibuat tanpa menjalankan usaha wajar secara menyeluruh sendiri atau berunding dengan penasihat kewangan anda. Kandungan web kami mungkin tidak sesuai dengan anda kerana kami tidak mengetahui keadaan kewangan dan keperluan pelaburan anda. Maklumat kewangan kami mungkin mempunyai kependaman atau mengandungi ketidaktepatan, jadi anda harus bertanggungjawab sepenuhnya untuk sebarang keputusan perdagangan dan pelaburan anda. Syarikat tidak akan bertanggungjawab ke atas kehilangan modal anda.
Tanpa mendapat kebenaran daripada tapak web, anda tidak dibenarkan menyalin grafik, teks atau tanda dagangan tapak web. Hak harta intelek dalam kandungan atau data yang dimasukkan ke dalam laman web ini adalah milik pembekal dan pedagang pertukarannya.