Petikan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalendar Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Terkini
- Sblm
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
Tiada data yang sepadan
Aliran Pasaran
Indikator Teratas
Pandangan Terkini
Pandangan Terkini
Topik Trending
Untuk mempelajari dinamik pasaran dengan cepat dan mengikuti fokus pasaran dalam 15 minit.
Dalam dunia manusia, tidak akan ada kenyataan tanpa sebarang kedudukan, tidak akan ada kenyataan tanpa sebarang tujuan.
Inflasi, kadar pertukaran, dan ekonomi membentuk keputusan dasar bank pusat; sikap dan kata-kata pegawai bank pusat turut mempengaruhi tindakan peniaga pasaran.
Wang membuat dunia berputar dan mata wang adalah komoditi kekal. Pasaran forex penuh dengan kejutan dan jangkaan.
Kolumnis Top
Nikmati aktiviti menarik, di sini di FastBull.
Saya mempunyai 5 tahun pengalaman dalam analisis kewangan, terutamanya dalam aspek perkembangan makro dan pertimbangan arah aliran jangka sederhana dan panjang. Fokus saya adalah terutamanya pada perkembangan Timur Tengah, pasaran baru muncul, arang batu, gandum dan produk pertanian lain.
Berita terkini dan peristiwa kewangan global.
7 tahun pasaran saham, pertukaran asing, logam berharga dan pengalaman dagangan dan analisis lain, berdasarkan asas, sokongan teknikal, berat sebelah ke arah logik transaksi atas ke bawah, memfokuskan pada kitaran makro dan kawalan risiko, ramalan teoretikal bekalan dan permintaan pelbagai guna perubahan harga, mengimbangi kesan urus niaga, pengedaran cip dan sentimen pasaran, dan stabil.
Maklumat terkini
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Kaherah, Mesir
White Label
Data API
Web Plug-in
Program Afiliate
Lihat Semua
Tiada data
Tidak log masuk
Log masuk untuk mengakses lebih banyak ciri
Keahlian FastBull
Belum lagi
Belian
Log masuk
Daftar
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Kaherah, Mesir
White Label
Data API
Web Plug-in
Program Afiliate
PHP: Siêu cổ phiếu ngành cảng biển
Cổ phiếu này Tuấn cũng đã chia sẻ ý tưởng đầu tư tại video ngày 01/08/2024 vừa qua
ACE có thể xem lại để hiểu chi tiết hơn về doanh nghiệp này
Việc sớm đưa vào VẬN HÀNH bến cảng 3-4 tại cảng Lạch Huyện đang rất CẦN THIẾT vì bến 1-2 FULL CÔNG SUẤT nhiều tháng nay rồi
Điều này giống như bạn đang có 1 quán cafe hot nhất Miền Bắc, nhưng sức chứa và công suất quán đó FULL rồi, không thể phục vụ được hơn nữa nhưng lượng khách vẫn ngày càng đông
Thì bạn đang mở quán thứ 2 ngay cạnh đó và chuẩn bị vận hành cho kịp phục vụ khách. Lúc này khả năng cao là bạn muốn đưa vào vận hành nó sớm nhất có thể
Ngoài ra, bạn lại còn đang xây dựng thêm quán thứ 3( bến cảng số 5-6 đang được Hateco xây dựng) rồi đã có kế hoạch đầu tư quán thứ 4( bến cảng thứ 7-8)
1 góc nhìn khác từ thông tin TRUMP trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ
1 góc nhìn đơn giản hơn để ACE hiểu PHP khi vận hành bến cảng 3-4 tại LẠCH HUYỆN tiềm năng thế nào thì có thể liên tưởng như sau
…
→ Tất cả đều có trong video này
Nhà đầu tư cần chú ý: Cơ hội và thách thức của nhóm ngành vận tải biển (HAH, VOS, VCG...)
Diễn biến ngành:
Tăng trưởng sản lượng nhờ nghẽn cảng quốc tế: Trong 1H.2024, nghẽn cảng tại Singapore và các cảng khác trên thế giới đã giúp các cảng biển nước sâu của Việt Nam hưởng lợi. Cụ thể, các cảng như Lạch Huyện, Cái Mép-Thị Vải (CM-TV) đã ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng ấn tượng. Ví dụ, khu vực Lạch Huyện tăng 52% so với cùng kỳ năm trước, và CM-TV tăng 35% nhờ vào sự chuyển dịch hàng hóa từ các cảng tắc nghẽn.
Công suất đội tàu container toàn cầu: Đến tháng 06/2024, công suất đội tàu container toàn cầu tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này đặc biệt mạnh mẽ ở các tuyến Á-Âu (+24%) và Mỹ - La-tinh (+22%). Nhiều đơn hàng đóng tàu mới đã được ký kết, với số lượng tàu lớn hơn được đặt hàng bất chấp lo ngại về tình trạng thừa công suất vào giai đoạn 2027-2029.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tác động mạnh đến thị trường vận tải biển. Thuế quan mới được áp dụng từ tháng 08/2024, đặc biệt là mức thuế 100% lên xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, đã làm thay đổi dòng chảy hàng hóa, với nhiều doanh nghiệp chuyển hướng nhập khẩu sang các nước như Mexico và Việt Nam.
======================================
Triển vọng ngành:
Tàu container lớn và chuyển hướng sang sở hữu tàu: Xu hướng các hãng tàu chuyển sang sở hữu tàu container thay vì thuê tàu nhằm đảm bảo tính chủ động trong vận hành. Các tàu megamax (sức chở từ 23.000 đến 24.000 TEU) đang chiếm lĩnh các tuyến Á-Âu, chiếm tới 54% tổng công suất vận tải.
Lợi ích từ chiến tranh thương mại và xu hướng near-shoring: Việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc không làm giảm lượng nhập khẩu của Mỹ mà còn giúp các quốc gia như Việt Nam hưởng lợi. Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu sang Mỹ. Trong 8T.2024, xuất khẩu của Việt Nam tăng 15,8%, đạt 265 tỷ USD.
Dự báo sự thay đổi liên minh hãng tàu vào 02/2025: Sau khi liên minh 2M tan rã, MSC sẽ trở thành hãng tàu độc lập lớn nhất thế giới và tăng cường hợp tác với các cảng lớn ở Việt Nam như Lạch Huyện 3-4 và Cần Giờ. Điều này hứa hẹn tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các cảng nước sâu của Việt Nam.
======================================
Doanh nghiệp nổi bật:
Gemadept (GMD): GMD ghi nhận tăng trưởng tích cực nhờ vào việc khai thác cảng biển. Doanh thu thuần ước đạt 2.187 tỷ đồng trong 1H.2024 (+21% yoy). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm do không còn lợi nhuận đột biến từ việc thoái vốn cảng Nam Đình Vũ (NĐV). GMD đã hoàn thành nạo vét kênh Hà Nam, giúp cảng NĐV có khả năng tiếp nhận tàu lớn hơn.
Cảng Hải Phòng (PHP): PHP kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhờ dự án bến Lạch Huyện 3-4, liên doanh với MSC. Dự án dự kiến hoàn thành vào Q1.2025 và sẽ chịu sự cạnh tranh lớn từ bến Lạch Huyện 5-6 của Hateco và Nam Đình Vũ giai đoạn 3.
Cảng Sài Gòn (SGP): SGP đang hưởng lợi từ việc tăng sản lượng tại các cảng liên kết như CMIT (+69,6% yoy) và SSIT (+20,2% yoy). Thủ tướng Việt Nam đã phê duyệt xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, dự kiến khởi công vào 2025 và đi vào hoạt động từ 2027.
======================================
Thách thức và rủi ro:
Tắc nghẽn cảng và khủng hoảng biển Đỏ: Khủng hoảng tại khu vực biển Đỏ tiếp tục gây ra các vấn đề về tắc nghẽn cảng, tác động đến dòng chảy hàng hóa toàn cầu. Việc này cũng có thể tạo ra tình trạng thừa cung tàu và giảm mạnh giá cước vận tải nếu tình hình được giải quyết.
Cạnh tranh gia tăng tại Việt Nam: Ngành cảng biển Việt Nam đối mặt với áp lực cạnh tranh cao, đặc biệt là từ sự thay đổi liên minh hãng tàu vào năm 2025. Các cảng nước sâu mới như Lạch Huyện, Phước An và Gemalink giai đoạn 2A sẽ làm gia tăng cạnh tranh trong khu vực
Cổ phiếu cảng, vận tải biển ‘nóng’ trở lại
Nhóm cổ phiếu cảng, vận tải biển đang có dấu hiệu tăng “nóng” trở lại sau khoảng thời gian ảm đạm.
Cùng với sự điều chỉnh chung của thị trường, cổ phiếu nhóm cảng biển đã giảm mạnh sau giai đoạn tăng “nóng” nhờ được hỗ trợ từ giá cước vận tải biển tăng cao, bất chấp kết quả kinh doanh và triển vọng ngành đang tích cực. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này đang có dấu hiệu tăng “nóng” trở lại sau khoảng thời gian ảm đạm.
Chỉ số VN-Index nối dài chuỗi giảm điểm lên phiên thứ 4 liên tiếp, về mức 1.244 điểm trong phiên 12/11. Ngược dòng, nhiều mã cổ phiếu cảng, vận tải biển vẫn duy trì đà tăng. Có thể kể đến như: MVN (VIMC), VOS (Vận tải biển Việt Nam), GMD (Gemadept)...
Ngược dòng thị trường chung
Đáng chú ý, trước đó, phiên 11/11, trong khi các nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, bán lẻ, năng lượng chìm trong sắc đỏ, nhóm cổ phiếu cảng, vận tải biển giao dịch tích cực với thanh khoản “bùng nổ”.
Điểm sáng thuộc về cổ phiếu MVN với phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp, đưa thị giá cổ phiếu vươn lên mức cao nhất trong vòng gần 4 tháng.
Chỉ sau 4 phiên giao dịch, cổ phiếu MVN đã tăng tốc gần 40% giá trị, vốn hóa thị trường tương ứng có thêm gần 15.000 tỷ đồng, đạt mức 51.865 tỷ đồng (~hơn 2 tỷ USD).
Không kém cạnh, cổ phiếu VOS , VIP (Vận tải Xăng dầu VIPCO), VLG (Vinalines Logistics - Việt Nam), VTO (Vận tải Xăng dầu VITACO) cũng đồng loạt nhuộm “sắc tím”.
Một số cổ phiếu khác trong nhóm ngành cũng ghi nhận sắc xanh tích cực như HAH (Vận tải và Xếp dỡ Hải An), VSC (Container Việt Nam), GMD , DXP (Cảng Đoạn Xá), SGP (Cảng Sài Gòn), PHP (Cảng Hải Phòng)…
Không chỉ vậy, thanh khoản nhóm này cũng “dậy sóng”. Giao dịch sôi động nhất ghi nhận tại VSC, VOS, HAH, DXP hay GMD. Chẳng hạn, chỉ trong phiên sáng, VSC ghi nhận khớp lệnh gần 7 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần phiên trước. Khối lượng khớp lệnh tại VOS và DXP đạt lần lượt 4,3 triệu cổ phiếu và 1,8 triệu cổ phiếu, gấp lần lượt gấp 2 lần và 7 lần phiên trước.
Đà bùng nổ của nhóm cổ phiếu cảng, vận tải biển được cho là do ảnh hưởng tích cực bởi “cú nhấn ga” của cổ phiếu "ông lớn" ngành hàng hải Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), sau khi doanh nghiệp ký kết các thỏa thuận hợp tác với loạt đối tác quan trọng.
Mới đây, tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc diễn ra tại thành phố Trùng Khánh vào ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến thỏa thuận khung hợp tác chiến lược của 7 doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, trong đó có MOU giữa VIMC và Công ty Sinotrans.
Trước đó, cuối tháng 10, tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – UAE, thỏa thuận hợp tác giữa VIMC và DP World cũng đã được ký kết, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hợp tác quốc tế của ngành hàng hải Việt Nam.
Cũng trong tháng 10, Tập đoàn MSC, hãng vận tải biển lớn nhất thế giới cho biết đang tích cực hợp tác với VIMC để phát triển dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Hiện, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác để thực hiện dự án này.
Đồng thời, Tập đoàn MSC và VIMC cũng đã có ký kết thành lập liên doanh để khai thác 2 bến container quốc tế số 3, 4 thuộc dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Dự án này có tổng mức đầu tư gần 300 triệu USD, đáp ứng sản lượng hàng hoá thông qua 1,1 triệu TEU/năm, và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025.
Nhiều tiềm năng lớn
Trong báo cáo phân tích tháng 10, Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) đánh giá các hãng tàu lớn đang xem Việt Nam là điểm đến quan trọng mang đến tiềm năng lớn cho nhóm ngành này.
Cụ thể, APM Terminals (Maersk) và TiL (MSC) đang bày tỏ mong mong muốn tìm hiểu các cơ hội đầu tư để xây dựng các cảng biển container nước sâu lớn, hiện đại cũng như các dự án logistics chiến lược tại Việt Nam. Cả APMT lẫn TiL đều là các công ty vận hành cảng biển hàng đầu thế giới.
Ngành cảng, vận tải biển đang có tiềm năng lớn tại Lạch Huyện. Theo phân tích, Lạch Huyện hiện tại chỉ có hai bến cảng (số 1 và 2) được khai thác bởi HICT (thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) với công suất 1,1 triệu TEUs/năm. Cảng đi vào hoạt động từ năm 2018 và mất 5 năm để đạt công suất thiết kế. Cảng HICT ghi nhận đạt kỷ lục gần 150.000 TEU (gấp 1,5 lần công suất thiết kế) vào tháng 5/2024, cho thấy tiềm năng lớn tại cảng biển Lạch Huyện.
Bến container số 3, 4 đang được đầu tư xây dựng bởi Cảng Hải Phòng. Cảng có công suất thiết kế 1,1 triệu TEUs/năm và dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2025. Cảng Hải Phòng và TiL đã ký kết thoả thuận hợp tác thành lập liên doanh khai thác cảng.
Bến số 5, 6 đang được đầu tư xây dựng bới HATECO, cảng có công suất thiết kế 1,8 triệu TEUs/năm và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2025. HATECO và APM Terminals dự kiến sẽ thành lập liên doanh khai thác cảng.
Bến số 7, 8 có công suất hàng qua cảng dự kiến khoảng 1,9 triệu TEUs/năm, dự kiến khởi công vào quý I/2025 và hoàn thành đưa vào khai thác từ quý IV/2027. Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là chủ đầu tư của dự án.
Theo dự thảo chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng… thời kỳ 2021 - 2030, khu bến Lạch Huyện sẽ có quy mô phát triển từ 15 cầu cảng đến 17 cầu cảng với tổng chiều dài từ 5.965 m đến 6.865 m, năng lực thông qua từ 79,9 triệu tấn đến 112,4 triệu tấn và từ 10.500 lượt khách đến 11.000 lượt khách.
Mặt khác, Yuanta cho biết tiềm năng của ngành cảng biển còn đến từ các yếu tố như sự thay đổi lớn của các liên minh hàng hải hay kỳ vọng vào cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Với những phân tích tương tự, Chứng khoán VCBS đã lựa chọn 3 cổ phiếu tiêu biểu cần chú ý là: GMD, PHP và SGP.
Với Gemadept, năm 2024, doanh thu thuần dự kiến đạt 4.177 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm trước. Mảng cảng biển, đặc biệt là cảng Gemalink, là động lực chính cho sự tăng trưởng này. Công ty cũng đang chuẩn bị mở rộng cảng Gemalink giai đoạn 2A và cảng Nam Đình Vũ. Tuy nhiên, những rủi ro của doanh nghiệp đến từ tình trạng thừa công suất và biến động giá cước vận tải có thể ảnh hưởng đến doanh thu.
Với Cảng Hải Phòng, công ty dự kiến đạt doanh thu thuần 2.354 tỷ đồng vào năm 2024, tăng 9,2% so với năm trước nhờ vào hợp tác với MSC trong khai thác cảng Lạch Huyện 3-4. Việc mở rộng công suất và hợp tác với MSC là những yếu tố quan trọng giúp công ty tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào MSC cũng là rủi ro lớn nhất. Nếu MSC thay đổi chiến lược hoặc dịch chuyển sang cảng khác, sản lượng của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Với Cảng Sài Gòn, đơn vị này dự kiến đạt 1.050 tỷ đồng doanh thu vào năm 2024, tăng trưởng qua từng năm 11,4%. Doanh nghiệp cũng đang tập trung vào dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, một dự án chiến lược quan trọng. Khi cảng Cần Giờ đi vào hoạt động vào năm 2027, doanh nghiệp sẽ trở thành một trong những cảng lớn nhất khu vực miền Nam, sẽ giúp tăng trưởng mạnh về sản lượng và doanh thu. Rủi ro của là Dự án cảng Cần Giờ có thể bị trì hoãn, điều này có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai…
Đồng quan điểm, Mirae Asset khuyến nghị cổ phiếu SGP với giá mục tiêu là 31.100 đồng/cp, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 26%. Cổ phiếu PHP cũng được khuyến nghị với tiềm năng tăng giá 26%.
Nhận Định Chứng Khoán Tuần 11/11 - 15/11 Và Cổ Phiếu Chú Ý
VN-Index giảm 0.76%, về còn 1,254.89 điểm; HNX-Index giảm 0.42%, dừng ở mức 225.41 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng nhẹ 2.17 điểm (+0.17%) và HNX-Index tăng 0.78 điểm (+0.35%).
Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị hơn 8 ngàn tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần này. Trong đó, khối ngoại bán ròng gần 7.9 ngàn tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 116 tỷ đồng trên sàn HNX.
Khối tự doanh mua ròng hơn 230 tỷ đồng.
Thông tin tác động:
- Vàng thế giới có tuần giảm mạnh nhất trong 5 tháng.
- Giá dầu WTI lao dốc gần 3%.
- Trung Quốc công bố gói cứu trợ 1,400 tỷ USD.
Quan điểm:
VN-Index tiếp tục trở lại vùng 1250 điểm trong tuần thứ 3 liên tiếp, nhưng đã có diễn biến phân hóa trong 2 phiên gần đây. Dòng tiền bắt đầu chú ý đến câu chuyện tăng trưởng và kỳ vọng tăng trưởng của các nhóm ngành khu công nghiệp, xuất khẩu ( thủy sản, dệt may, gỗ).
Về mặt kỹ thuật, vùng 1250 điểm tương ứng với MA200 tiếp tục là mốc hỗ trợ. Đồ thị VN-Index tiếp tục có nến giảm điểm với biến động lớn hơn kèm khối lượng gia tăng, cho thấy áp lực bán gia tăng. Thiếu đi lực cầu nâng đỡ vùng giá dưới cho thấy phe mua chưa đủ tự tin để gia tăng vị thế trở lại. Vì vậy, khả năng sang tuần sẽ có những phiên về kiểm định lại quanh 1240 điểm là khá cao.
Sang tuần mới, VN-Index được kỳ vọng sẽ tiếp tục hướng lên vùng 1280-1300 điểm. Hỗ trợ gần nhất của chỉ số ở quanh 1240 điểm và sâu hơn là vùng 1200-1220 điểm.
Nhà Đầu Tư nên lựa chọn các nhóm ngành sẽ được hưởng lợi từ các chính sách trong tương lai và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng bền vững trong năm sau. Trong bối cảnh thị trường thiếu hụt thanh khoản, các phiên tăng, giảm luân phiên rất hay xảy ra. Vì vậy, nên ưu tiên các phiên điều chỉnh để thực hiện chiến lược giải ngân từng phần và kiên định với các doanh nghiệp đã lựa chọn
Cổ phiếu chú ý:
*Nhà Đầu Tư cần tư vấn điểm mua bán vui lòng bình luận trực tiếp bên dưới*
**Nhận khuyến nghị và thông tin về thị trường tại Facebook Điểm Bứt Phá**
Best of luck !
Cảng Hải Phòng lãi lớn quý 3 nhờ tiền đền bù di dời để xây cầu Nguyễn Trãi
Trong quý 3/2024, CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) và công ty con là TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu đã nhận được tiền đền bù hỗ trợ của Thành phố Hải Phòng về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị tại phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.
Số tiền ghi nhận vào thu nhập khác liên quan đến việc di dời Cảng Hoàng Diệu lên đến 218 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân quan trọng giúp Cảng Hải Phòng báo lãi ròng quý 3 năm nay lên đến 336 tỷ đồng, tăng đột biến 162% so với cùng kỳ năm trước.
Về hoạt động cốt lõi, Công ty ghi nhận doanh thu tăng 18.4%, đạt 654 tỷ đồng trong quý 3/2024. Các chi phí đều được kiểm soát tốt, nhờ đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 25%, đạt 248 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm nay, Cảng Hải Phòng đạt doanh thu 1.89 ngàn tỷ đồng và lãi trước thuế gần 958 tỷ đồng, đều tăng so với cùng kỳ năm trước, thực hiện lần lượt 82% và 114% kế hoạch thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2024.
Phối cảnh dự án cầu Nguyễn Trãi, TP Hải Phòng.
Đoạn cầu Nguyễn Trãi nối dài từ đường Nguyễn Trãi, phường Máy Tơ, đi qua khu vực Cảng Hoàng Diệu.
Tại Hải Phòng, dự án xây dựng cầu Nguyễn Trãi bắc qua sông Cấm có tổng mức đầu tư dự kiến trên 6.3 ngàn tỷ đồng. Dự án được chia làm 2 thành phần, bao gồm hơn 4.4 ngàn tỷ đồng dành cho xây dựng công trình và 1.92 ngàn tỷ đồng dành cho thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Cảng Hoàng Diệu, nằm bên bờ sông Cấm, được xây dựng từ năm 1874, là 1 trong 3 bến cảng của công ty Cảng Hải Phòng. Từ tháng 8/2024, cảng này sẽ chấm dứt hoạt động, di dời để tạo điều kiện cho việc triển khai xây dựng cầu Nguyễn Trãi.
Cây cầu dài khoảng 1.45km khi hoàn thành sẽ nối quận Ngô Quyền với huyện Thủy Nguyên, khu vực đặt trung tâm hành chính mới của Thành phố.
Cổ phiếu ngành cảng biển “sáng cửa” nửa cuối năm
Mới đây, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đã công bố báo cáo “Ngành cảng biển – Kích cầu tăng trưởng cuối năm,” nhấn mạnh tiềm năng to lớn của ngành này.
Theo đánh giá của các chuyên gia Yuanta, ngành cảng biển Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn khi trở thành điểm đến chiến lược của nhiều tổ chức hàng đầu thế giới. Các hãng tàu lớn như APM Terminals (Maersk) và TiL (MSC) đều bày tỏ mong muốn đầu tư vào các cảng container nước sâu hiện đại và phát triển các dự án logistics tại Việt Nam.
APM Terminals đã ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với Tập đoàn HATECO để triển khai dự án xây dựng hai bến cảng nước sâu (bến số 5 và 6) tại khu cảng Lạch Huyện, Hải Phòng. Không dừng lại ở đó, liên danh APM Terminals - HATECO còn nộp hồ sơ cho Dự án bến cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng, với tổng mức đầu tư 48.304 tỷ đồng.
Nguồn: Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Tháng 4/2023, TiL và SGP đã đệ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP. HCM), một dự án có tổng mức đầu tư ước tính 5,5 tỷ USD, chia làm 7 giai đoạn. Giai đoạn 1 của dự án dự kiến cần vốn khoảng 780 triệu USD, với tổng công suất sau khi hoàn thành lên đến 16,9 triệu TEUs.
Dự án cũng bao gồm hạ tầng kết nối phía sau cảng với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD. Dự kiến, dự án sẽ được phê duyệt trong năm 2024, khởi công vào năm 2026, với sự tham gia của VIMC/SGP và MSC/TiL trong liên doanh phát triển cảng, chia sẻ tỷ lệ vốn góp 51%/49%.
Ngoài ra, cảng Lạch Huyện cũng được đánh giá là một trong những điểm sáng của ngành cảng biển Việt Nam. Hiện tại, hai bến số 1 và 2 do HICT (thuộc SNP) khai thác đã hoạt động từ năm 2018, đạt công suất 1,1 triệu TEUs/năm, và đến tháng 5/2024, cảng đã xử lý 150.000 TEUs, vượt công suất thiết kế 1,5 lần. Cảng container số 3 và 4 đang được Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (PHP) xây dựng, dự kiến hoạt động đầu năm 2025, với công suất 1,1 triệu TEUs/năm.
HATECO và APM Terminals cũng đang đầu tư bến số 5 và 6 với công suất 1,8 triệu TEUs/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Bên cạnh đó, SNP sẽ đầu tư bến số 7 và 8, dự kiến khởi công quý 1/2025 và hoàn thành vào quý 4/2027, với công suất 1,9 triệu TEUs/năm.
Theo dự thảo Quốc hội về quy hoạch cảng biển giai đoạn 2021 – 2030, khu vực Lạch Huyện sẽ mở rộng từ 15 đến 17 cầu cảng, với chiều dài từ 5.965 m đến 6.865 m, có khả năng thông qua từ 79,9 triệu đến 112,4 triệu tấn hàng và phục vụ 10.500 - 11.000 lượt khách.
Theo các chuyên gia từ Yuanta Việt Nam, hai mã cổ phiếu nổi bật trong ngành cảng biển là SGP và PHP sẽ hưởng lợi từ những diễn biến tích cực của ngành.
Cụ thể, Yuanta dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của SGP trong năm 2024 sẽ đạt lần lượt 1.102 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ và 319 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, với EPS dự phóng 1.245 VND.
Triển vọng kết quả kinh doanh SGP
Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sản lượng qua các cảng khu vực TP.HCM tăng 5% so với cùng kỳ. Đồng thời, sản lượng qua các cảng SSIT và CMIT tăng mạnh, lần lượt đạt 25% và 50%, nâng hiệu suất hoạt động của hai cảng lên mức 55% và 85%. Cảng SP-PSA vẫn duy trì sản lượng ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng qua các cảng SSIT và CMIT tiếp tục tăng trưởng tích cực, lần lượt tăng 26% và 41% so với cùng kỳ. SSIT đã đón thêm một tuyến dịch vụ trực tiếp đến Mỹ và một tuyến nội Á, nâng tổng số tuyến dịch vụ hàng tuần lên 6 tuyến. Việc kết nối hai cảng CMIT và TCTT cũng đã hoàn tất, giúp nâng chiều dài cầu cảng lên 1.200m, cho phép đón đồng thời 3 tàu thay vì 2 tàu như trước đây.
Yuanta dự báo hiệu suất các cảng SSIT và CMIT sẽ tiếp tục cải thiện nhờ sự phục hồi của thị trường xuất nhập khẩu sang Mỹ và việc đón thêm các tuyến dịch vụ mới. Hiệu suất của hai cảng này trong năm 2024 kỳ vọng đạt 55% và 80%, so với mức 41% và 59% của năm 2023. Sản lượng khai thác tại các cảng TP.HCM của SGP, bao gồm Tân Thuận, Tân Thuận 2, và SG-HP, dự kiến sẽ tăng 5% so với cùng kỳ.
Đối với PHP, Yuanta dự báo doanh thu năm 2024 sẽ đạt 2.430 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 798 tỷ đồng, tăng 7%, với EPS dự phóng 1.870 VND.
Triển vọng kết quả kinh doanh SGP
Dự án xây dựng bến cảng số 3 và 4 tại Lạch Huyện, Hải Phòng, đã hoàn thành 75% tiến độ, với hai cầu tàu chính vượt tiến độ 3 tháng và dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào quý 1/2025. Bến số 3 và 4 sẽ có thể tiếp nhận tàu mẹ trọng tải từ 8.000 - 12.000 TEU và tăng công suất của PHP thêm 50% khi đi vào hoạt động.
Việc PHP hợp tác với TiL (MSC) – hãng tàu lớn nhất thế giới – sẽ giúp hoạt động khai thác cảng hiệu quả hơn, với khả năng MSC chuyển dịch các tuyến dịch vụ sang bến số 3 và 4 Lạch Huyện. Bên cạnh đó, MSC đã ký kết các thỏa thuận với Premier Alliance và ZIM, hứa hẹn sẽ tăng sản lượng hàng hóa qua bến này.
Tuy nhiên, cạnh tranh tại khu vực cảng Hải Phòng sẽ gia tăng khi bến số 5 và 6 (công suất 1,8 triệu TEU/năm) dự kiến hoạt động vào năm 2025, và cảng Nam Đình Vũ (công suất 600.000 TEU/năm) sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026.
Cổ phiếu cảng biển: Cơ hội và thách thức đan xen
Được định vị là một trong những lĩnh vực tăng trưởng quan trọng khi thương mại quốc tế chuyển dịch và các quốc gia châu Á tiếp tục nổi lên như trung tâm sản xuất toàn cầu, triển vọng ngành cảng biển Việt Nam khá tích cực nhờ sự gia tăng về công suất, hưởng lợi từ xu hướng thay đổi chuỗi cung ứng, và sự hiện diện của các hãng tàu lớn. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh và sự biến động từ chính sách thương mại toàn cầu sẽ là thách thức lớn mà ngành cần vượt qua.
Ông Trần Minh Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích VCBS cho rằng, triển vọng ngành cảng biển dựa trên 4 yếu tố chính. Thứ nhất, những biến động địa -chính trị thế giới là là động lực thúc đẩy sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các chuỗi cung ứng mới.
Thứ hai về công suất tàu và xu hướng sở hữu tàu. Trong năm 2024, công suất đội tàu toàn cầu tăng 11%, với phần lớn sự gia tăng đến từ các tuyến vận tải giữa châu Á và châu Âu, cũng như tuyến Mỹ-La tinh. Các hãng tàu đang chuyển hướng từ việc thuê tàu sang sở hữu tàu để kiểm soát tốt hơn lịch trình vận tải và chi phí nhiên liệu. Sự xuất hiện của các tàu siêu lớn như tàu "megamax" (sức chứa 23.000-24.000 TEU) đã tạo ra nhu cầu lớn hơn về các cảng có khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn. Cảng Gemalink tại Cái Mép-Thị Vải là một trong số ít các cảng ở Việt Nam có thể xử lý những tàu này.
Thứ ba, trong bối cảnh nhu cầu thông qua cảng biển ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang mở rộng công suất tại nhiều cảng lớn trên cả nước. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cảng.
Thứ tư, chính sách thuế quan và thay đổi trong các hiệp định thương mại cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ngành cảng biển. Các quốc gia như Việt Nam và Mexico đang nổi lên như những trung tâm xuất khẩu mới, được hưởng lợi từ sự thay đổi này. Ngoài ra, sự tan rã của liên minh 2M (giữa MSC và Maersk) sau năm 2025 sẽ tái cấu trúc mạng lưới vận tải biển toàn cầu, trong đó Việt Nam có vai trò quan trọng. Các thông tin mới nhất cho biết: MSC, hãng tàu lớn nhất thế giới đã ký hợp tác khai thác cảng Lạch Huyện 3-4 với PHP và có kế hoạch đầu tư vào cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Điều này cho thấy MSC đánh giá cao vị trí chiến lược của Việt Nam trong bản đồ vận tải biển toàn cầu.
Trên cơ sở đó, các phân tích của VCBS cũng lựa chọn 3 cổ phiếu tiêu biểu trong ngành cảng biển Việt Nam cần chú ý bao gồm: Gemadept (GMD), Cảng Hải Phòng (PHP) và Cảng Sài Gòn (SGP). Với CTCP Gemadept (GMD), năm 2024, doanh thu thuần của GMD dự kiến đạt 4.177 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm trước. Mảng cảng biển, đặc biệt là cảng Gemalink, là động lực chính cho sự tăng trưởng này. Công ty cũng đang chuẩn bị mở rộng cảng Gemalink giai đoạn 2A và cảng Nam Đình Vũ. Tuy nhiên, những rủi ro của GDM đến từ tình trạng thừa công suất và biến động giá cước vận tải có thể ảnh hưởng đến doanh thu của GMD.
Với CTCP Cảng Hải Phòng (PHP), công ty dự kiến đạt doanh thu thuần đạt 2.354 tỷ đồng vào năm 2024, tăng 9,2% so với năm trước nhờ vào hợp tác với MSC trong khai thác cảng Lạch Huyện 3-4. Việc mở rộng công suất và hợp tác với MSC là những yếu tố quan trọng giúp HPH tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào MSC là rủi ro lớn nhất của PHP. Nếu MSC thay đổi chiến lược hoặc dịch chuyển sang cảng khác, sản lượng của PHP sẽ bị ảnh hưởng.
Với CTCP Cảng Sài Gòn (SGP), đơn vị này dự kiến đạt 1.050 tỷ đồng doanh thu vào năm 2024, tăng 11,4% yoy. SGP cũng đang tập trung vào dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, một dự án chiến lược quan trọng. Khi cảng Cần Giờ đi vào hoạt động vào năm 2027, SGP sẽ trở thành một trong những cảng lớn nhất khu vực miền Nam, sẽ giúp tăng trưởng mạnh về sản lượng và doanh thu. Rủi ro của cổ phiếu này là Dự án cảng Cần Giờ có thể bị trì hoãn, điều này có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của SGP trong tương lai…
White Label
Data API
Web Plug-in
Pembuat Poster
Program Afiliate
Risiko kerugian dalam perdagangan instrumen kewangan seperti saham, FX, komoditi, niaga hadapan, bon, ETF dan kripto boleh menjadi besar. Anda mungkin mengalami kerugian keseluruhan dana yang anda depositkan dengan broker anda. Oleh itu, anda harus mempertimbangkan dengan teliti sama ada perdagangan sedemikian sesuai untuk anda berdasarkan keadaan dan sumber kewangan anda.
Tiada keputusan untuk melabur harus dibuat tanpa menjalankan usaha wajar secara menyeluruh sendiri atau berunding dengan penasihat kewangan anda. Kandungan web kami mungkin tidak sesuai dengan anda kerana kami tidak mengetahui keadaan kewangan dan keperluan pelaburan anda. Maklumat kewangan kami mungkin mempunyai kependaman atau mengandungi ketidaktepatan, jadi anda harus bertanggungjawab sepenuhnya untuk sebarang keputusan perdagangan dan pelaburan anda. Syarikat tidak akan bertanggungjawab ke atas kehilangan modal anda.
Tanpa mendapat kebenaran daripada tapak web, anda tidak dibenarkan menyalin grafik, teks atau tanda dagangan tapak web. Hak harta intelek dalam kandungan atau data yang dimasukkan ke dalam laman web ini adalah milik pembekal dan pedagang pertukarannya.