Petikan
Berita
Analisis
Pengguna
24/7
Kalendar Ekonomi
Pendidikan
Data
- Nama
- Terkini
- Sblm
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
S:--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
--
R: --
S: --
Tiada data yang sepadan
Aliran Pasaran
Indikator Teratas
Pandangan Terkini
Pandangan Terkini
Topik Trending
Untuk mempelajari dinamik pasaran dengan cepat dan mengikuti fokus pasaran dalam 15 minit.
Dalam dunia manusia, tidak akan ada kenyataan tanpa sebarang kedudukan, tidak akan ada kenyataan tanpa sebarang tujuan.
Inflasi, kadar pertukaran, dan ekonomi membentuk keputusan dasar bank pusat; sikap dan kata-kata pegawai bank pusat turut mempengaruhi tindakan peniaga pasaran.
Wang membuat dunia berputar dan mata wang adalah komoditi kekal. Pasaran forex penuh dengan kejutan dan jangkaan.
Kolumnis Top
Nikmati aktiviti menarik, di sini di FastBull.
Saya mempunyai 5 tahun pengalaman dalam analisis kewangan, terutamanya dalam aspek perkembangan makro dan pertimbangan arah aliran jangka sederhana dan panjang. Fokus saya adalah terutamanya pada perkembangan Timur Tengah, pasaran baru muncul, arang batu, gandum dan produk pertanian lain.
Berita terkini dan peristiwa kewangan global.
7 tahun pasaran saham, pertukaran asing, logam berharga dan pengalaman dagangan dan analisis lain, berdasarkan asas, sokongan teknikal, berat sebelah ke arah logik transaksi atas ke bawah, memfokuskan pada kitaran makro dan kawalan risiko, ramalan teoretikal bekalan dan permintaan pelbagai guna perubahan harga, mengimbangi kesan urus niaga, pengedaran cip dan sentimen pasaran, dan stabil.
Maklumat terkini
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Kaherah, Mesir
White Label
Data API
Web Plug-in
Program Afiliate
Lihat Semua
Tiada data
Tidak log masuk
Log masuk untuk mengakses lebih banyak ciri
Keahlian FastBull
Belum lagi
Belian
Log masuk
Daftar
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Kaherah, Mesir
White Label
Data API
Web Plug-in
Program Afiliate
“Trắng” doanh thu bất động sản, BCE tiếp tục thua lỗ
Dòng vốn ngoại không chỉ đổ bộ vào lĩnh vực công nghiệp, thị trường bất động sản Bình Dương cũng đón ngày càng nhiều các thương hiệu bất động sản quốc tế đổ bộ đến đây trong năm 2024.
Doanh nghiệp trong ngành xây dựng và bất động sản có tiếng ở Bình Dương vừa tiếp tục trải qua một quý kinh doanh bết bát, bất chấp thị trường đang hồi phục tích cực.
Cụ thể, kết thúc quý II/2024, Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương (HOSE: BCE) ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt hơn 16,5 tỷ đồng, giảm hơn 41% so với cùng kỳ năm trước. Do kinh doanh dưới giá vốn nên doanh nghiệp lỗ gộp hơn 1,6 tỷ đồng.
Kinh doanh dưới giá vốn BCE tiếp tục thua lỗ trong quý II/2024
Xét về cơ cấu doanh thu, trong kỳ này, doanh thu của BCE chủ yếu đến từ mảng xây dựng với hơn 11,5 tỷ đồng, giảm gần 22% so với cùng kỳ; doanh thu bán hàng hóa sản phẩm mang về hơn 5 tỷ đồng, giảm gần 19% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, kỳ này doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu từ bất động sản, trong khi cùng kỳ ghi nhận hơn 7,2 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm chỉ còn hơn 8 triệu đồng, cùng kỳ ghi nhận gần 283 triệu đồng; chi phí tài chính giảm 49,8%, xuống còn hơn 1 tỷ đồng. Trong khí đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 30,5% so với cùng kỳ, lên gần 9 tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp lỗ sau thuế hơn 11,6 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ lỗ hơn 1,6 tỷ đồng. Nguyên nhân là do giá vốn cao cùng với áp lực về chi phí tăng.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, BCE ghi nhận doanh thu đạt hơn 27 tỷ đồng, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 16,3 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 9,98 tỷ đồng. Với kết quả thua lỗ trên, doanh nghiệp còn cách rất xa mục tiêu có lãi gần 26 tỷ đồng của năm 2024.
Với việc tiếp tục thua lỗ trong nửa đầu năm 2024, tính tới 30/6/2024, tổng lỗ luỹ kế của doanh nghiệp là gần 55 tỷ đồng, bằng 15,7% vốn điều lệ (vốn điều lệ 350 tỷ đồng).
Bên cạnh việc kinh doanh thua lỗ, tính tới cuối quý II/2024, tổng tài sản của BCE giảm 15,5% so với đầu năm, xuống còn gần 581 tỷ đồng, chủ yếu là do giảm các khoản phải thu ngắn hạn. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận gần 372 tỷ đồng, chiếm 64% tổng tài sản.
Cũng do thua lỗ liên tục và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là con số âm, nên cổ phiếu BCE bị HoSE đưa vào diện cổ phiếu bị cảnh báo. Liên quan đến vấn đề này, vào ngày 26/7 vừa qua, lãnh đạo doanh nghiệp đã có báo cáo biện pháp và lộ trình khắc phục chứng khoán bị cảnh báo.
Trên thị trường, cổ phiếu BCE đang giao dịch quanh mức giá 5.800 đồng/cổ phiếu và vẫn đang trong diện cổ phiếu bị cảnh báo do lợi nhuận chưa phân phối là con số âm.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế tính đến 30/06/2024 là lỗ gần 55 tỷ đồng. Công ty xác định: việc bù đắp khoản lỗ gần 41 tỷ đồng trong năm 2022 sẽ dựa trên các dự án Công ty triển khai trong quý 3, 4 năm 2024 và các năm tiếp theo, đặc biệt là dự án Nhà ở Thương mại Bàu Bàng.
Bên cạnh đó, trong tháng 07, Công ty đã triển khai thi công gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị và thi công cọc đại trà cho dự án Khu Văn hóa - Thương mại Dịch vụ - Nhà ga Trung tâm Al. Giá trị là gần 73 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT).
Việc kinh doanh thua lỗ liên tục của BCE cho thấy những khó khăn của doanh nghiệp này vẫn chưa được cải thiện, bất chấp thị trường bất động sản cũng như xây dựng tại Bình Dương đang có những hồi phục tích cực nhờ đón làn sóng đầu từ các tập đoàn bất động sản lớn trong và ngoài nước, cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang đổ vào địa phương này.
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến nay vốn FDI đăng ký mới và bổ sung tại địa phương đạt hơn 341 triệu USD. Tỉnh đã thu hút gần 4.300 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 40,6 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 3 cả nước sau TP.HCM và Hà Nội. Các khu công nghiệp tại Bình Dương luôn đạt tỷ lệ lấp đầy trên 90%.
Dòng vốn ngoại không chỉ đổ bộ vào lĩnh vực công nghiệp, thị trường bất động sản Bình Dương cũng đón ngày càng nhiều các thương hiệu bất động sản quốc tế đổ bộ đến đây trong năm 2024.
TS. Phạm Anh Khôi - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services cho rằng, lý do đầu tiên để thị trường bất động sản Bình Dương thu hút các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước chính là quỹ đất lớn, đặc biệt ở hai thành phố giáp ranh TP.HCM là Thuận An và Dĩ An. Trong khi quỹ đất ở TP.HCM và các vùng ven ngày càng ít, quỹ đất Bình Dương còn đủ để các chủ đầu tư triển khai dự án các dự án đô thị, khu phức hợp với quy mô lớn.
Thủ tục pháp lý để triển khai dự án ở Bình Dương có thể nói là "dễ chịu", nhanh chóng, giảm được rất nhiều chi phí để chủ đầu tư triển khai dự án so với những địa phương khác. Đặc biệt, giá chi phí xây dựng tại Bình Dương khá phải chăng, làm cho chi phí đầu vào khi phát triển dự án tại Bình Dương "nhẹ" hơn TP.HCM nên giá bán chung cư, nhà phố ở Bình Dương cũng dễ chịu hơn, phù hợp với thu nhập chung của đại bộ phận dân cư và dư địa tăng trưởng về sau cũng dồi dào hơn so với những nơi khác.
Trong bối cảnh như vậy, BCE khó khăn là "lát cắt" thể hiện một khía cạnh khác - vẫn có sự phục hồi còn rất chậm của nhiều doanh nghiệp.
Sau nhiều giằng co rung lắc, VN-Index cuối cùng đã thu hẹp được đà giảm. Chốt phiên, chỉ số giảm hơn 5 điểm còn 1,238.47. Chỉ số vẫn đang ở quanh hỗ trợ cứng 1,240 điểm. HNX-Index thì ghi nhận mức giảm gần 1 điểm còn 235.2 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
Tới cuối phiên, độ rộng thị trường đã dần cân bằng hơn dù bên bán vẫn là bên chiếm ưu thế. Hôm nay, toàn thị trường ghi nhận 350 mã tăng và 400 mã giảm. Sắc xanh đã trở lại ở nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, các nhóm ngành sản xuất và vận tải.
Ở nhóm bất động sản, VIC dẫn đầu đà tăng dù mức tăng đã suy yếu so với trong phiên. BCM cũng ghi nhận mức tăng hơn 3%. Nhiều mã có mức tăng tốt như AGG, BCE, CEO, HPX, LHG…
Tuy vậy, số mã giảm vẫn chiếm ưu thế ở nhóm này với 38/82 mã giảm (21 mã đứng giá). LDG, QCG tiếp tục giảm sàn.
Ở nhóm vận tải kho bãi, HAH, ACV, VTO, SCS… tăng tốt. Tuy vậy, HVN lại giảm sàn.
Các nhóm sản xuất gồm sản xuất nhựa – hóa chất, sản xuất thiết bị máy móc đã lấy lại sắc xanh trong phiên chiều.
Thanh khoản xuống thấp với giá trị chỉ 13 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại hôm nay bán ròng hơn 522 tỷ đồng. Các mã tập trung bán ròng là SSI, TLG, VHM, HPG, MWG. Ngược lại, SBT được mua ròng mạnh.
Top cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng mạnh phiên 25/07/2024
Phiên sáng: Dòng tiền yếu, VN-Index tiếp tục chìm sâu
Kết phiên sáng, VN-Index đang tạm dừng ở mức giảm 10.6 điểm, về còn 1,227.86 điểm. HNX-Index giảm gần 2 điểm về còn 234.28 điểm.
Thanh khoản yếu trong phiên sáng làm thị trường khó có cửa hồi phục. Giá trị giao dịch toàn thị trường sáng hôm nay chỉ đạt hơn 5.6 ngàn tỷ đồng. Phe bán vẫn đang áp đảo khi thị trường có 440 mã giảm và 230 mã tăng.
Thanh khoản sàn HOSE phiên sáng 25/07/2024. Nguồn: VietstockFinance
Nhóm sản phẩm cao su gồm BRC, CSM, DRC, SRC giảm sâu, trong đó SRC giảm sàn.
Cổ phiếu chứng khoán đang trải qua một phiên không mấy sáng sủa, 23/27 mã của nhóm này giảm điểm với mức giảm bình quân 2 - 3%. Duy chỉ có PSI là đi ngược thị trường.
Áp lực từ nhóm vốn hóa lớn tăng mạnh hơn so với đầu phiên. CTG, BID, TCB, MWG, MBB, HPG, FPT, SSI, LPB, ACB đang đè VN-Index giảm 5 điểm. Ở chiều ngược lại, VIC với mức tăng 2.5% đang là trụ đỡ chính, nhưng có vẻ cũng lực bất tòng tâm.
LDG giảm sàn trong sáng nay, dư bán sàn hơn 18 triệu cp. Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP Đầu tư LDG do CTCP Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát (quận 12, TP.HCM) đã có đơn yêu cầu.
10h40: Nhóm bất động sản ấm lên nhưng không kéo được VN-Index
Sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong phiên sáng, độ rộng thị trường đang thể hiện sự áp đảo của phe bán với số mã giảm là 360 mã và số mã tăng là 230 mã.
Tính tới 10h30, VN-Index đang hướng về mức điểm thấp nhất từ đầu phiên, ứng với mức giảm 7 còn hơn 1,230 điểm. HNX-Index giảm trên 1 điểm còn 235 điểm.
Cổ phiếu tài chính - ngân hàng vẫn đang chìm trong sắc đỏ. SSI giảm trên 2%, MBB, TCB, STB, ACB đồng loạt giảm trên 1%.
Trong bối cảnh lực bán chiếm ưu thế, nhóm bất động sản lại đang ấm hơn. Bộ 3 Vingroup đều đang mang sắc xanh, trong đó, VIC tăng tới 3%. VRE, VHM thì nhích nhẹ trên tham chiếu. Đà tăng của VIC góp phần đỡ VN-Index nhưng không thể chống lại sức ép diện rộng của toàn thị trường.
Sắc xanh cũng hiện hữu ở nhóm cổ phiếu nhựa, hóa chất. BFC, CSV, DPR, HVT, NET, NTP… tăng tốt. Tuy nhiên nhóm này cũng có không ít mã giảm điểm như RDP, TNC, PBP, PSW, AAA.
Thanh khoản thị trường đang ở mức thấp, giá trị giao dịch toàn thị trường nửa đầu phiên sáng đạt hơn 4 ngàn tỷ đồng.
Mở cửa: Sắc đỏ chiếm ưu thế đầu phiên
Sắc đỏ tiếp tục lấn át trên thị trường đầu phiên 25/07, VN-Index giảm gần 7 điểm đầu phiên sáng.
Áp lực giảm trải rộng ở nhiều nhóm ngành đang đè lên thị trường. Cổ phiếu vốn hóa lớn của các ngành như CTG, GVR, FPT, MWG, TCB, HPG đang kéo giảm VN-Index không ít. 10 mã có tác động tiêu cực nhất đang làm chỉ số giảm tới 3.5 điểm.
Ở chiều ngược lại, VCB, VIC, BID là những mã kéo tăng chỉnh nhưng lực kéo không đáng kể, chỉ được khoảng 0.2 điểm.
Cao su, bán lẻ, chứng khoán, công nghệ thông tin đang là các nhóm giảm mạnh nhất đầu phiên. Ở nhóm cao su, SRC giảm sàn, DRC, CSM cũng có mức giảm mạnh.
Nhóm bán lẻ cũng chịu áp lực từ các mã lớn trong ngành như MWG, PNJ, FRT giảm từ 1 – 2%.
Yến Chi
FILI
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 13.94 điểm (1.09%), về mức 1,267.86 điểm; HNX-Index giảm 0.87 điểm (0.36%), về mức 240.81 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 468 mã giảm và 274 mã tăng. Sắc đỏ chiếm phần lớn trong rổ VN30-Index với 4 mã tăng và 26 mã giảm.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt gần 1.2 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 27 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 129 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 2.9 ngàn tỷ đồng.
Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hút ròng gần 150,000 tỷ đồng chỉ trong vòng 2 tuần thông qua hoạt động phát hành tín phiếu trên thị trường mở (OMO) thể hiện ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Lần gần nhất mà NHNN hút ròng với tốc độ nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy là giai đoạn từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023.
VN-Index mở phiên chiều khá tiêu cực khi lực bán xuất hiện ngay từ đầu phiên kéo chỉ số liên tục lao dốc và đóng cửa gần mức thấp nhất ngày.
Về mức độ ảnh hưởng, BID, CTG, GVR và MSN là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 5 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, NVL, VIC, VPB và TPB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với gần 0.9 điểm tăng.
Top cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 25/03
HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã IDC (-2.52%), NDN (-2.52%), MBS (-2.36%) và L18 (-1.87%),…
Nguồn: VietstockFinance
Ngành sản xuất nhựa - hóa chất có mức giảm mạnh nhất thị trường với -2.87% chủ yếu đến từ mã GVR (-4.06%), DGC (-2.91%), DCM (-1.57%) và DPM (-0.85%). Theo sau là ngành chế biến thủy sản và ngành sản xuất hàng gia dụng với mức giảm lần lượt là 1.97% và 1.89%. Ở chiều ngược lại, ngành bảo hiểm là ngành có sự phục hồi mạnh nhất với 0.4% chủ yếu đến từ các mã BVH (+0.71%) và PVI (+0.21%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 511 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VNM (152.87 tỷ), MSN (129.03 tỷ), VHM (94.99 tỷ) và VND (86.97 tỷ). Trong đó, cổ phiếu VND có khối lượng giao dịch cao nhất kể từ 07/07/2023 đến nay.
Giá và thanh khoản cổ phiếu VND từ tháng 7/2023 tới nay
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 34 tỷ đồng, tập trung vào mã PVS (33.4 tỷ), IDC (7.01 tỷ) và CEO (2.9 tỷ).
Diễn biến mua - bán ròng của khối ngoại
Phiên sáng: Tâm lý dè chừng vẫn đang hiện diện
VN-Index hầu hết giằng co trên mức tham chiếu trong suốt phiên sáng. Đồng thời khối ngoại duy trì việc bán ròng cho thấy tình hình vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Kết phiên sáng, VN-Index tăng 1.76 điểm, tương đương 0.14%. HNX tăng 0.99 điểm, tương đương 0.41%.
Cập nhật đến 11h30 ngày 25/03, nhà đầu tư vẫn chưa thể đăng nhập vào ứng dụng của VNDIRECT trên điện thoại, cũng như hệ thống giao dịch trực tiếp trên website.
Trong các hội nhóm về chứng khoán, cái tên VNDIRECT cũng đang trở thành tâm điểm. Điều này đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho nhà đầu tư khi ảnh hưởng đến việc giao dịch của họ trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của VNDIRECT không có nhiều biến động.
Diễn biến giá cổ phiếu VND trong phiên sáng 25/03/2024
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt gần 537 triệu đơn vị, với giá trị gần 12 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 61 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 1.38 ngàn tỷ đồng.
Nhóm ngành khai khoáng tiếp tục dẫn đầu trong việc đóng góp tăng trưởng cho chỉ số vào cuối phiên sáng nay. Trong đó, các mã cổ phiếu vẫn ghi nhận mức tăng khá tốt, điển hình như PVS tăng 2.34%, PVS tăng 2.05% và KSB tăng 1.31%. Riêng cổ phiếu DHM đạt mức trần ngay từ đầu phiên với mức tăng 6.78%.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng nằm trong nhóm tăng trưởng tích cực. Các mã cổ phiếu trong nhóm này đều vững sắc xanh so với đầu phiên sáng nay. Cụ thể HUT (+1.56%), VCG (+1.17%), CTD (+1.12%), HHV (+1.61%), BCG (+1.81%), LCG (+3.64%), FCN (+2.77%), HBC (+1.83%),…
Về nhóm bất động sản có sự biến động trái chiều trong phiên sáng nay khi các mã cổ phiếu như NVL, PDR, DIG, DXG, NLG, KDH đồng loạt nhuộm sắc xanh. Ngược lại, các mã cổ phiếu khác trong nhóm như BCM, VRE, KBC, BCE, CDC, D2D đều ghi nhận không mấy tích cực.
10h40: Dòng tiền chọn cổ phiếu bất động sản, VN-Index duy trì sắc xanh
Tâm lý nhà đầu tư đang khá lạc quan, VN-Index giằng có quanh mốc tham chiếu. Cổ phiếu bất động sản và chứng khoán dẫn dắt đà tăng thị trường.
Phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều bật tăng mạnh. Trong đó nổi bật có TCB tăng 1.92 điểm, MWG tăng 0.92 điểm, VIC tăng 0.73 điểm và VHM tăng 0.54 điểm. Trái lại, chỉ còn một số mã như ACB, MSN, STB và CTG vẫn chịu áp lực bán và lấy đi hơn 1 điểm từ chỉ số chung.
Nguồn: VietstockFinance
Nhóm cổ phiếu ngành bất động sản đang được mua mạnh, đáng chú ý có NVL tăng 5.26%, KDH tăng 1.48%, PDR tăng 2.22% và DIG tăng 2.5%... Tính đến 10h40, hơn 3,318 tỷ đồng đã đổ vào nhóm ngành này và khối lượng khớp lệnh đạt hơn 178 triệu đơn vị.
Theo sau là nhóm ngành chứng khoán cũng có mức tăng rất ấn tượng với những cổ phiếu trụ đóng vai trò dẫn dắt thị trường như SSI tăng 1.06%, VCI tăng 0.19%, SHS tăng 3% và VIX tăng 2.23%... Trong đó, đáng chú ý với việc VND lấy lại sắc xanh sau khi tin tức sự cố hệ thống bị tấn công đang được khẩn trương khắc phục được đưa ra với mức tăng 2.06%.
So với đầu phiên, bên mua vẫn có phần chiếm ưu thế hơn. Số mã tăng là 386 mã (trong đó 18 mã tăng trần) và số mã giảm là 206 mã (trong đó 5 mã giảm sàn). Tính đến 10h40, VN-Index lúc này tăng hơn 4 điểm, lên 1,286 điểm; HNX-Index tăng 0.73%, quanh mốc 243 điểm và UPCoM-Index tăng 0.52%.
Tổng khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn đạt trên 492 triệu đơn vị, tương ứng trên 10.7 ngàn tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: Cổ phiếu khai khoáng tăng mạnh
Đầu phiên 25/03, tính tới 9h30, VN-Index dao động quanh mức tham chiếu, gần 1,282 điểm. HNX-Index cũng tăng nhẹ, chạm mức 243 điểm.
Vật liệu xây dựng nằm trong top ngành có sự tăng trưởng tốt vào đầu phiên với các cổ phiếu ngành thép như HPG tăng 0.49%, HSG tăng 1.51% và NKG tăng 2.16%.
Khai khoáng có sức tăng mạnh mẽ nhất với sự đóng góp lớn của các cổ phiếu dầu khí. Trong đó, mức tăng ấn thượng nhất thuộc về PVS (+4.16%), PVD (+2.35%), PVC (+2.05%), PVB (+3.4%).
Bên cạnh hai nhóm kể trên, nhiều Large Cap cũng đang có diễn biến tích cực. VNM, GAS, BCM, REE, BVH cũng góp phần nâng đỡ chỉ số.
Sự cố bị tấn công khiến Chứng khoán VNDIRECT bị "tê liệt", nhà đầu tư vẫn chưa thể giao dịch qua VNDIRECT. Tuy nhiên, thông tin này có vẻ chưa đủ nặng đô với cổ phiếu VND, mã này chỉ giảm điểm nhẹ.
Diễn biến cổ phiếu VND lúc 10h sáng, 25/03/2024
Lý Hỏa
FILI
Trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản giảm nhẹ sau 9 tháng đầu năm thì của để dành của các doanh nghiệp bất động sản không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Theo thống kê của VietstockFinance từ 103 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trên sàn HOSE, HNX và UPCoM, tổng giá trị hàng tồn kho tính đến thời điểm 30/09/2023 đạt gần 449 ngàn tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm.
Hàng tồn kho giảm, cứ ngỡ doanh nghiệp bán được hàng; tuy nhiên, tổng giá trị của để dành (người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện) của 103 doanh nghiệp trên lại giảm đến 24%, còn chỉ hơn 164 ngàn tỷ đồng.
Doanh nghiệp có mức giảm của để dành bất ngờ nhất có lẽ là CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt khi giá trị vào cuối tháng 9 chỉ xấp xỉ 7 tỷ đồng, trong khi đầu năm có gần 1,243 tỷ đồng. PDR cho biết, nguyên nhân là do không còn ghi nhận khoản trả trước từ Công ty TNHH Bất động sản Vega 938 tỷ đồng và từ dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội 298 tỷ đồng. Trước đó, vào giữa năm, PDR vẫn còn khoản trả trước tại dự án Nhơn Hội gần 193 tỷ đồng.
Với CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng N, Công ty có khoản khách hàng trả trước hơn 454 tỷ đồng hồi đầu năm cho dự án khu phức hợp Monarchy - Block B. Tuy nhiên, do gần như không còn hoạt động kinh doanh BĐS trong những quý vừa qua nên NDN không ghi nhận số tiền trả trước cho dự án mới. Hệ quả là của để dành chỉ còn 113 tỷ đồng (giảm 75%) vào cuối tháng 9, chủ yếu vẫn từ dự án Monarchy - Block B.
10 doanh nghiệp có của để dành giảm nhiều nhất sau 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Ngược lại với các doanh nghiệp trên, vẫn có nhiều doanh nghiệp tăng của để dành sau 9 tháng, thậm chí tăng bằng lần. Tiêu biểu là 3 doanh nghiệp: CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương B, CTCP Tập đoàn EverLand E và CTCP Thế Kỷ 21 (UPCoM: C21) khi đầu năm có chưa đến 1 tỷ đồng thì vào cuối tháng 9, giá trị của để dành của BCE và C21 đã lên hàng chục tỷ đồng, EVG vượt hơn 100 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp đáng chú ý khác cũng có của để dành tăng mạnh là CTCP Tập đoàn Real Tech K khi ghi nhận hơn 2.2 ngàn tỷ đồng, gấp 2.4 lần đầu năm. Khoản chênh lệch này chủ yếu từ hơn 1 ngàn tỷ đồng tiền khách hàng trả trước mua căn hộ thuộc dự án Sunshine Golden River. Ngoài ra, tiền trả trước cho dự án Sunshine City Sài Gòn cũng tăng từ 403 tỷ đồng lên 898 tỷ đồng.
10 doanh nghiệp có của để dành tăng nhiều nhất sau 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Xét về độ lớn, 2 doanh nghiệp “họ Vin” là Tập đoàn VINGROUP - CTCP và CTCP Vinhomes vẫn dẫn đầu thị trường với lần lượt hơn 55.4 ngàn tỷ đồng và xấp xỉ 40 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này giảm 32% và 37% so với đầu năm. Theo sau là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va với gần 17.9 ngàn tỷ đồng, tăng 12%.
10 doanh nghiệp có của để dành lớn nhất tại thời điểm 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
“Ông lớn” khu công nghiệp Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp ghi nhận của để dành giảm 10%, về 4 ngàn tỷ đồng, phần chênh lệch chủ yếu từ việc các khoản ứng trước của khách hàng mua BĐS giảm, trong khi lãi nội bộ đất chuyển nhượng chờ hoàn lại giữ nguyên ở mức 594 tỷ đồng.
Ngược lại, 1 thành viên trong hệ thống của BCM là CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên N có của để dành tăng 4%, lên gần 3.2 ngàn tỷ đồng. Phần tăng thêm chủ yếu từ khoản trả tiền trước của 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH Gỗ Sâm Thành và CTCP Trần Đức. Trong khi đó, doanh thu chưa thực hiện từ việc cho thuê đất khu công nghiệp của NTC lại giảm gần 2%, còn gần 3,023 tỷ đồng.
Cũng không quá ngạc nhiên khi hầu hết doanh nghiệp có giá trị của để dành lớn ở thời điểm hiện tại đều là “ông lớn” trong ngành.
Của để dành của 10 doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTổng lượng tiền mặt đang nắm giữ giảm gần 25%
Không chỉ hàng tồn kho, tổng lượng tiền đang nắm giữ (tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn) của 103 doanh nghiệp BĐS giảm 25%, còn gần 72 ngàn tỷ đồng. Các doanh nghiệp có tiền nhiều nhất là những cái tên quen thuộc như bộ 3 “họ Vin” gồm VIC, VHM và CTCP Vincom Retail ; tiếp đó là 2 doanh nghiệp nhà ở CTCP Đầu tư Nam Long và NVL; còn lại phần lớn là doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp như Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp S, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP và NTC.
Top 10 doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt nhiều nhất tại 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Hà Lễ
FILI
Thanh khoản thị trường được cải thiện trước kỳ nghĩ lễ, đáng chú ý, cổ phiếu chứng khoán hút tiền trong tuần này.
Tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ (28 - 31/08), thị trường chứng khoán ghi nhận sự cải thiện về điểm số và thanh khoản. VN-Index tăng hơn 3.4% lên mức 1,224 điểm, HNX-Index tăng gần 3% lên 250 điểm.
Giao dịch ở cả 2 sàn niêm yết đều cải thiện hơn so với tuần trước đó. Ở HOSE, khối lượng giao dịch bình quân tăng 1% lên mức 933 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch bình quân tăng 5% lên 21 ngàn tỷ đồng/phiên. Trong khi đó, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch ở HNX lần lượt tăng 2% và 10% lên 109.2 triệu đơn vị/phiên và hơn 2 ngàn tỷ đồng/phiên.
Tổng quan thanh khoản thị trường tuần 28 - 31/08
Dòng tiền hồi phục đã giúp nhiều cổ phiếu tăng tốt với mức tăng 2 chữ số trong tuần vừa qua. Điển hình là PET, GMD, ORS, QCG, GEX, VFS, EVS…
Xét về nhóm ngành chứng khoán là nhóm ngành hút tiền mạnh nhất trong tuần qua. ORS, VFS, PSI, VIG, IVS, EVS, MBS lọt top tăng thanh khoản trên 2 sàn niêm yết. Dòng tiền tập trung nhiều vào các mã chứng khoán ở sàn HNX. Trong đó, VFS, PSI là hai mã có khối lượng giao dịch tăng mạnh với mức tăng lần lượt 130% và 73%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu phân bón cũng khá hút tiền với đà tăng thanh khoản của DCM, LAS, PSW.
Ngược lại nhóm bất động sản và xây dựng bị rút tiền mạnh trong tuần. Ở nhóm bất động sản, BCE, TDH, PTL, LDG, L14, NDN ghi nhận khối lượng giao dịch giảm từ 20% - 40%. Với nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng, TV2, C69, LIG, MST, VC7, FCM, HDA, PLC, BCC lọt top giảm mạnh thanh khoản.
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX
* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.
Chí Kiên
FILI
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, "của để dành" của hơn trăm doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán nửa đầu năm nay giảm 10% còn gần 196 ngàn tỷ đồng tính đến cuối tháng 06/2023.
Thống kê từ 102 doanh nghiệp bất động sản (trên ba sàn HOSE, HNX và UPCoM) công bố BCTC quý 2/2023, giá trị “của để dành” trong nửa đầu năm giảm gần 10% còn gần 196 ngàn tỷ đồng, đầu năm là hơn 217 ngàn tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Theo dữ liệu của VietstockFinance, trong 102 doanh nghiệp trên, có 19 doanh nghiệp bất động sản có tỷ trọng “của để dành” trên tổng tài sản từ 20% trở lên tại thời điểm 30/06/2023.
Nguồn: VietstockFinance
Đứng đầu danh sách là CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên N đạt hơn 3,037 tỷ đồng “của để dành”, chiếm 74% tổng tài sản, với phần lớn là doanh thu chưa thực hiện. Trong đó, doanh thu nhận trước tiền cho thuê đất, hạ tầng khu công nghiệp dài hạn gần 2,948 tỷ đồng.
Khoản “người mua trả tiền trước” và “doanh thu chưa thực hiện” là hai chỉ số được các nhà đầu tư ví von như “của để dành” của doanh nghiệp, bởi nó sẽ được ghi nhận vào kết quả kinh doanh khi đến kỳ hạch toán.
“Của để dành” của Tổng Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp S đạt gần 5,528 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản. Tương tự Nam Tân Uyên, doanh thu nhận trước cho thuê đất, hạ tầng khu công nghiệp của SNZ chiếm phần lớn với hơn 4,649 tỷ đồng.
Một số ông lớn khác cũng có “của để dành” chiếm trên 20% tổng tài sản như Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) với 30%, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HOSE: AGG) là 28% và CTCP Tập đoàn C.E.O hơn 20%...
Doanh nghiệp tăng đột biến ở khoản “người mua trả tiền trước”
Tại thời điểm 30/06/2023, tổng giá trị người mua trả tiền trước của 102 doanh nghiệp bất động sản đạt hơn 166 ngàn tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm. Tuy phần lớn doanh nghiệp đều giảm trong khoản này, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp tăng đột biến bằng lần.
Điển hình như CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương B có khoản người mua trả tiền trước hơn 83 tỷ đồng, gấp 535 lần so với đầu năm. Tập trung là khoản trả trước ngắn hạn của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP với hơn 82 tỷ đồng.
Tập đoàn Real Tech K có gần 1,754 tỷ đồng khoản người mua trả tiền trước, gấp 3 lần đầu năm.
Nguồn: VietstockFinance
Thế nhưng, nếu xét theo giá trị tuyệt đối thì hai doanh nghiệp kể trên vẫn còn khá khiêm tốn.
Hai doanh nghiệp “họ Vin” là Vingroup và Vinhomes dẫn đầu ngành về giá trị khoản người mua trả tiền trước, lần lượt ở mức hơn 63 ngàn tỷ đồng và hơn 49 ngàn tỷ đồng, giảm 15% và 20% so với đầu năm. Số tiền này gồm các khoản người mua trả trước theo hợp đồng chuyển nhượng bất động sản; ứng trước cho mục đích thực hiện hợp đồng xây dựng; và người mua trả tiền trước cho một số hoạt động kinh doanh khác.
Nguồn: VietstockFinance
Nhiều doanh nghiệp giảm mạnh ở doanh thu chưa thực hiện
Trái ngược với sự sụt giảm ở người mua trả tiền trước, tổng doanh thu chưa thực hiện của 102 doanh nghiệp bất động sản tại ngày 30/06/2023 tăng nhẹ 4% so với đầu năm, lên gần 30 ngàn tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp giảm mạnh trong khoản doanh thu chưa thực hiện trong 6 tháng đầu năm.
Nguồn: VietstockFinance
CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật giảm tới 95% so với đầu năm ở khoản doanh thu chưa thực hiện, còn hơn 7 tỷ đồng. Tương tự, khoản doanh thu chưa thực hiện của CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa T còn gần 27 tỷ đồng, giảm tới 84% so đầu năm.
Còn một số doanh nghiệp đáng chú ý khác giảm mạnh trong khoản này như KSF giảm 89%, AGG giảm 81%, CTCP Tập đoàn Hà Đô giảm 62%, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền giảm 48%.
Ngoài ra, xét theo doanh nghiệp có tổng tài sản lớn, dường như các ông lớn đa phần đều giảm trong khoản “doanh thu chưa thực hiện” so với đầu năm.
Nguồn: VietstockFinance
Trái ngược với VIC và VHM doanh thu chưa thực hiện lần lượt tăng 20% và 6% so đầu năm, thì Vincom Retail lại giảm 19% còn hơn 167 tỷ đồng.
Công ty tham gia thầu sân bay Long Thành, Vinaconex cũng ghi nhận doanh thu chưa thực hiện giảm 3% còn gần 515 tỷ đồng.
Một số ông lớn khác cũng giảm khoản này như Tập đoàn Đất Xanh giảm 18%, Đầu tư Nam Long giảm 10%, Phát triển Bất động sản Phát Đạt giảm 4%…
Nợ vay còn gần 404 ngàn tỷ đồng
Đối với 102 doanh nghiệp bất động sản tại thời điểm 30/06/2023, tổng nợ vay là gần 404 ngàn tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với đầu năm, chiếm 22% tổng nguồn vốn.
Trong đó, nợ vay của nhóm “Vin” chiếm hơn phân nửa ngành, điển hình như VIC hơn 176 ngàn tỷ đồng và VHM hơn 43 ngàn tỷ đồng nợ vay.
Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va đứng thứ hai với hơn 61 ngàn tỷ đồng nợ vay, giảm 5% so đầu năm.
Ông trùm bất động sản khu công nghiệp Bình Dương, BCM cũng còn gần 16 ngàn tỷ đồng nợ vay, tăng 1% so đầu năm.
Ngoài ra, còn nhiều ông lớn khác cũng có nợ vay lớn như VCG hơn 13 ngàn tỷ đồng, DXG hơn 6 ngàn tỷ đồng…
Nguồn: VietstockFinance
Thanh Tú
FILI
Theo thống kê từ VietstockFinance, trong phiên VN-Index giảm hơn 55 điểm, có đến 48 cổ phiếu bất động sản đã giảm sàn, trong đó VIC và VHM là hai cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số trong phiên 18/08.
Cụ thể, trong phiên 18/08, nhóm ngành bất động sản ghi nhận 48 cổ phiếu giảm sàn, 21 cổ phiếu giảm giá, 2 cổ phiếu đứng giá, 5 cổ phiếu tăng giá. Ngành bất động sản ghi hơn 482 triệu cp được sang tay, chiếm hơn 28% tổng thanh khoản toàn thị trường phiên 18/08.
Nguồn: VietstockFinance
Trong 48 cổ phiếu giảm sàn có mặt của nhiều “ông lớn” trong ngành như VIC, VHM, NVL, KDH, KBC, DIG, PDR, NLG, DXG,… Đáng chú ý là việc 2 cổ phiếu “họ Vin” là VIC và VHM giảm sàn đã khiến VN-Index mất lần lượt 4.6 và 4.4 điểm, dẫn đầu nhóm kéo giảm trong phiên 18/08.
Nguồn: VietstockFinance
Trong 21 cổ phiếu giảm giá ghi nhận sự xuất hiện của cổ phiếu “họ Vin” còn là VRE với mức giảm 4.58%. Ngoài ra, cổ phiếu của “đại gia” bất động sản khu công nghiệp BCM cũng có mặt trong nhóm này với mức giảm 5.56%.
Ngược lại với xu hướng giảm chung của thị trường, 5 cổ phiếu tăng giá bao gồm BCE, KOS, PV2, SDU và SZB. Cùng với đó, 2 cổ phiếu đứng giá lần lượt là TIX và HU1, tuy nhiên cổ phiếu HU1 đứng giá là do cổ phiếu này không ghi nhận bất kỳ giao dịch nào trong phiên.
Bên cạnh đó, nhóm chứng khoán cũng cho thấy sự nhạy cảm lớn với thị trường. Chỉ số ngành chứng khoán (VS-Securities) dừng ở mức 128.87 điểm, giảm 6.97% với 25 mã đều lao đốc, trong đó 21 mã giảm sàn.
Cổ phiếu SSI may mắn thoát sàn phút chót “chỉ” giảm 5.51%, còn các cổ phiếu VND, HCM, VCI hay SHS…vẫn nhuộm màu xanh lơ.
Nguồn: VietstockFinance
Hà Lễ
FILI
White Label
Data API
Web Plug-in
Pembuat Poster
Program Afiliate
Risiko kerugian dalam perdagangan instrumen kewangan seperti saham, FX, komoditi, niaga hadapan, bon, ETF dan kripto boleh menjadi besar. Anda mungkin mengalami kerugian keseluruhan dana yang anda depositkan dengan broker anda. Oleh itu, anda harus mempertimbangkan dengan teliti sama ada perdagangan sedemikian sesuai untuk anda berdasarkan keadaan dan sumber kewangan anda.
Tiada keputusan untuk melabur harus dibuat tanpa menjalankan usaha wajar secara menyeluruh sendiri atau berunding dengan penasihat kewangan anda. Kandungan web kami mungkin tidak sesuai dengan anda kerana kami tidak mengetahui keadaan kewangan dan keperluan pelaburan anda. Maklumat kewangan kami mungkin mempunyai kependaman atau mengandungi ketidaktepatan, jadi anda harus bertanggungjawab sepenuhnya untuk sebarang keputusan perdagangan dan pelaburan anda. Syarikat tidak akan bertanggungjawab ke atas kehilangan modal anda.
Tanpa mendapat kebenaran daripada tapak web, anda tidak dibenarkan menyalin grafik, teks atau tanda dagangan tapak web. Hak harta intelek dalam kandungan atau data yang dimasukkan ke dalam laman web ini adalah milik pembekal dan pedagang pertukarannya.