ตลาด
ข่าวสาร
การวิเคราะห์
ผู้ใช้
24x7
ปฏิทินเศรษฐกิจ
แหล่งเรียนรู้
ข้อมูล
- ชื่อ
- ค่าล่าสุด
- ครั้งก่อน
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค:--
ค: --
ค:--
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
ค:--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
--
ค: --
ค: --
ไม่มีข้อมูลที่ตรงกัน
ทัศนคติล่าสุด
ทัศนคติล่าสุด
หัวข้อยอดนิยม
เพื่อเรียนรู้การเปลี่ยนแปลงของตลาดอย่างรวดเร็วและติดตามตลาดโฟกัสใน 15 นาที
ในโลกของมนุษยชาติ จะไม่มีคำกล่าวใด ๆ ที่ไม่มีจุดยืนใด ๆ หรือคำพูดใด ๆ ที่ไม่มีจุดประสงค์ใด ๆ
อัตราเงินเฟ้อ อัตราแลกเปลี่ยน และเศรษฐกิจเป็นตัวกำหนดการตัดสินใจเชิงนโยบายของธนาคารกลาง ทัศนคติและคำพูดของเจ้าหน้าที่ธนาคารกลางยังมีอิทธิพลต่อการกระทำของเทรดเดอร์ในตลาดอีกด้วย
เงินทำให้โลกหมุนไป และสกุลเงินเป็นสินค้าถาวร ตลาดฟอเร็กซ์เต็มไปด้วยความประหลาดใจและความคาดหวัง
คอลัมนิสต์ยอดนิยม
เพลิดเพลินกับกิจกรรมที่น่าตื่นเต้น ที่นี่ที่ FastBull
ข่าวด่วนล่าสุดและเหตุการณ์ทางการเงินทั่วโลก
ฉันมีประสบการณ์ 5 ปีในการวิเคราะห์ทางการเงิน โดยเฉพาะอย่างยิ่งในด้านการพัฒนามหภาคและการตัดสินแนวโน้มระยะกลางและระยะยาว ความสนใจของฉันอยู่ที่การพัฒนาของตะวันออกกลาง ตลาดเกิดใหม่ ถ่านหิน ข้าวสาลี และสินค้าเกษตรอื่นๆ
7 ปีของตลาดหุ้น การแลกเปลี่ยนเงินตราต่างประเทศ โลหะมีค่า และประสบการณ์การซื้อขายและการวิเคราะห์อื่น ๆ โดยอาศัยปัจจัยพื้นฐาน การสนับสนุนทางเทคนิค มีอคติต่อตรรกะธุรกรรมจากบนลงล่าง โดยเน้นที่วัฏจักรมหภาคและการควบคุมความเสี่ยง การคาดการณ์เชิงทฤษฎีอุปสงค์และอุปทานอเนกประสงค์ การเปลี่ยนแปลงของราคา สร้างสมดุลระหว่างผลกระทบของธุรกรรม การกระจายชิปและอารมณ์ตลาด และคงที่
อัปเดตล่าสุด
สร้างทัศนคติการลงทุนที่ดี
วอร์เรน บัฟเฟตต์ได้รับเกียรติให้เป็นหนึ่งในนักลงทุนที่ยิ่งใหญ่ที่สุดในประวัติศาสตร์ ปรัชญาการลงทุนของเขาประกอบด้วยการสร้างกรอบความคิดระยะยาว ขจัดญาณรบกวนของตลาด ไม่เก็งกำไร และเน้นย้ำว่าการลงทุนต้องมีมีจิตใจที่มั่นคงและเป้าหมายที่ชัดเจน
คำเตือนเกี่ยวกับความเสี่ยงในการลงทุนในตลาดหุ้นฮ่องกง
แม้ว่าระบบกฎหมายและกรอบการกำกับดูแลในฮ่องกงจะค่อนข้างสมบูรณ์ แต่ตลาดหุ้นยังคงเผชิญกับความเสี่ยงและความท้าทายพิเศษหลายประการ เช่น ความสัมพันธ์ระหว่าง HKD และ USD นักลงทุนต่างชาติอาจเผชิญกับความผันผวนของอัตราแลกเปลี่ยน ความผันผวนของนโยบายและสถานการณ์ทางเศรษฐกิจของจีนแผ่นดินใหญ่อาจส่งผลกระทบต่อตลาดหุ้นฮ่องกงด้วย
โครงสร้างต้นทุนและภาษีเมื่อลงทุนในหุ้นฮ่องกง
ต้นทุนการซื้อขายในตลาดหุ้นฮ่องกง ได้แก่ ค่าธรรมเนียมการทำธุรกรรมหุ้น ค่าอากรแสตมป์ ค่าธรรมเนียมการชำระบัญชี ฯลฯ สำหรับนักลงทุนต่างชาติอาจมีค่าธรรมเนียมการแปลงสกุลเงินเพิ่มเติมเป็นดอลลาร์ฮ่องกงและภาษีอื่น ๆ ตามข้อบังคับท้องถิ่น
การวิเคราะห์อุตสาหกรรมฮ่องกง:อุตสาหกรรมสินค้าอุปโภคบริโภคที่ไม่จำเป็น
อุตสาหกรรมสินค้าอุปโภคบริโภคที่ไม่จำเป็นของฮ่องกง ได้แก่ รถยนต์ การศึกษา การท่องเที่ยว การจัดเลี้ยง เครื่องแต่งกาย และภาคส่วนอื่นๆ อีกมากมาย จากบริษัทจดทะเบียน 643 แห่งนั้น 35% เป็นบริษัทในจีนแผ่นดินใหญ่และคิดเป็น 65% ของมูลค่าตลาดทั้งหมด ดังนั้นอุตสาหกรรมนี้จึงได้รับอิทธิพลอย่างลึกซึ้งจากเศรษฐกิจจีน
ฮ่องกง,ประเทศจีน
นครโฮจิมินห์, เวียดนาม
ดูไบ, UAE
ลากอส, ไนจีเรีย
ไคโร, อียิปต์
ไวท์เลเบล
Data API
ปลั๊กอินเว็บไซต์
โครงการพันธมิตร
ดูผลการค้นหาทั้งหมด
ไม่มีข้อมูล
ไม่ได้ล็อกอิน
เข้าสู่ระบบเพื่อเข้าถึงฟังก์ชั่นเพิ่มเติม
สมาชิก FastBull
ยังไม่ได้เปิด
สมัคร
เข้าสู่ระบบ
ลงทะเบียน
ฮ่องกง,ประเทศจีน
นครโฮจิมินห์, เวียดนาม
ดูไบ, UAE
ลากอส, ไนจีเรีย
ไคโร, อียิปต์
ไวท์เลเบล
Data API
ปลั๊กอินเว็บไซต์
โครงการพันธมิตร
Một DN thủy sản trên sàn không thể trả nợ 137 tỷ cho BIDV, phải bàn giao cả chục triệu cổ phiếu cho Chi Cục Thi hành án
Công ty vừa bị Chi Cục Thi hành án Dân sự thành phố Cà Mau thu hồi tài sản đã báo lỗ trong 12 năm liên tiếp.
Ngày 19/3, Chi Cục Thi hành án Dân sự thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã thu hồi tài sản thế chấp của CTCP Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Minh Hải (mã chứng khoán: JOS). Nguyên nhân được phía Thủy sản Minh Hải đưa ra là doanh nghiệp này không có khả năng thanh toán một khoản nợ cho BIDV.
Theo thông tin từ Chi Cục Thi hành án Dân sự thành phố Cà Mau, tính đến hết ngày 31/10/2023 Thủy sản Minh Hải phải thanh toán cho BIDV khoản nợ còn thiếu là gần 5,6 triệu USD (tương đương 137 tỷ đồng).
Số nợ của công ty này là BIDV là gần 161 tỷ đồng. Trong đó nợ gốc là 87,9 tỷ đồng, nợ lãi hơn 73 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã đưa ra thông báo không thể trả khoản nợ trên nên sẽ bàn giao số tài sản cầm cố là 14,89 triệu cổ phiếu của CTCP Thủy sản Kiên Giang.
Theo tìm hiểu, hiện Thủy sản Minh Hải đang ghi nhận Thủy sản Kiên Giang là công ty liên kết khi sở hữu 49,49% vốn (tương đương 14,89 triệu cổ phiếu). Theo tìm hiểu, CTCP Thủy sản Kiên Giang cũng hoạt động chính trong ngành thủy sản, với sản lượng chế biến trên 10.000 tấn và xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật, Hàn Quốc, EU, Nga, Trung Đông, và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Về Thủy sản Minh Hải được thành lập vào ngày 12/8/1998. Đây là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa đầu tiên trong ngành thủy sản Việt Nam. Vốn điều lệ sau khi cổ phần hóa là 10 tỷ đồng với 51% do Nhà nước nắm giữ. Hoạt động sản xuất chế biến chỉ bao gồm các phân xưởng máy móc nhỏ lẻ, tổng sản lượng chỉ đạt khoảng 150 tấn thành phẩm/tháng.
Tháng 8/2003, công ty tiếp tục bán 51% phần vốn nhà nước ra bên ngoài và chính thức trở thành công ty cổ phần 100% vốn sở hữu của tư nhân. Kể từ đây, công suất nhà máy tăng gấp 4 lần và sản lượng tăng lên hơn 600 tấn thành phẩm/tháng. Hơn 15 triệu cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên UPCoM kể từ năm 2017.
Hiện nay, vốn điều lệ của doanh nghiệp ở mức 150 tỷ đồng. Ông Nguyễn Tấn Dương, Chủ tịch HĐQT đang là cổ đông lớn nhất của công ty này khi nắm giữ 18,88% vốn. Hồi đầu năm 2024, vị doanh nhân này đã hoàn tất bán gần 3,7 triệu cổ phiếu JOS để giảm sở hữu về như hiện tại.
Về tình hình kinh doanh, Thủy sản Minh Hải đang có bức tranh tài chính không mấy "sáng sủa" khi đã báo lỗ năm liên tiếp. Cụ thể, quý 4/2023, công ty báo ỗ ròng hơn 18 tỷ đồng trong quý 4/2023, lập chuỗi 13 quý lỗ liên tiếp từ quý 4/2020. Doanh thu rơi 65% còn hơn 12 tỷ đồng.
Theo giải trình của Thủy sản Minh Hải, có nhiều nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh quý 4 giảm, nhưng chủ yếu do cơ cấu hàng hóa có sự khác biệt so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến được Công ty giải trình cho biến động kết quả kinh doanh của 3 quý trước. Ngoài ra, chi phí tài chính gần 15 tỷ đồng là lý do khác kéo giảm lợi nhuận quý 4. Trong đó, chi phí lãi vay hơn 11 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2023, doanh nghiệp này lỗ ròng gần 34 tỷ đồng, đánh dấu năm lỗ thứ 12 liên tiếp. Tại thời điểm 31/12/2023, doanh nghiệp này đã lỗ lũy kế 570 tỷ đồng.
Dù kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2023 của các doanh nghiệp thủy sản trên sàn (HOSE, HNX và UPCoM) kém tích cực, giá cổ phiếu vẫn tăng. Năm 2024, ngành thủy sản được kỳ vọng sẽ có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn.
Số liệu từ VietstockFinance cho thấy, tổng lãi ròng của 11 doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản trong quý 4/2023 (không tính BLF vì chưa công bố BCTC) đạt 196 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, ở quý 3/2023, lãi ròng của 12 doanh nghiệp thủy sản trên sàn giảm 74% so với cùng kỳ.
Thuộc nhóm tôm, Thực phẩm Sao Ta (FMC) và Camimex Group (CMX) có lợi nhuận tăng trưởng tích cực nhất, lần lượt ghi nhận 82 tỷ đồng và 13 tỷ đồng, tương ứng tăng 5% và 95% so với cùng kỳ. Dù vậy, lũy kế từ đầu năm 2023, lãi ròng của hai doanh nghiệp này đều đi lùi. FMC đạt 278 tỷ đồng (-11%), còn CMX đạt 51 tỷ đồng (-22%).
Ông lớn ngành tôm khác là Thủy sản Minh Phú (MPC) báo lỗ kỷ lục gần 100 tỷ đồng trong năm 2023, chủ yếu do lợi nhuận của quý 2 (11 tỷ đồng) và quý 4 (12 tỷ đồng) không đủ bù cho mức lỗ nặng của quý 1 (-97 tỷ đồng) và quý 3 (-23 tỷ đồng).
Nhóm doanh nghiệp cá tra phần lớn đều ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi trong quý cuối năm 2023. Gặp khó ở thị trường Mỹ, lãi ròng của Vĩnh Hoàn (VHC) chỉ đạt gần 48 tỷ đồng, giảm 75% so với cùng kỳ. Cả năm 2023, con số này là 897 tỷ đồng, giảm 55% so với mức cao kỷ lục của năm trước.
Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI báo lãi ròng năm 2023 rơi 87% so với mức nền cao của năm trước, còn 72 tỷ đồng. Doanh thu bán cá tra năm 2023 của Công ty giảm 19%, trong khi doanh thu bán bột cá và mỡ cá cũng giảm 2%. Mặt khác, chi phí lãi vay của IDI vẫn neo ở mức cao trong năm qua, ghi nhận 362 tỷ đồng (+55%).
Có kết quả kém nhất trong quý 4/2023, CTCP Nam Việt (ANV) lỗ ròng hơn 518 triệu đồng. Doanh thu thuần ở mức 1,111 tỷ đồng, giảm 3%. Trong đó, doanh thu thị trường nội địa tăng đến 80% (369 tỷ đồng) nhưng không đủ bù đắp cho sự sụt giảm 21% của hàng xuất khẩu (742 tỷ đồng). Tính từ đầu năm 2023, ANV lãi ròng 42 tỷ đồng, rơi 94% so với năm trước.
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh đi lùi, phần lớn doanh nghiệp thủy sản đều không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm. Điểm sáng FMC cũng chỉ vượt 2% kế hoạch lợi nhuận sau khi con số kế hoạch này được điều chỉnh giảm 25% so với mức cũ. Duy nhất có ABT là doanh nghiệp hiếm hoi vượt 17% kế hoạch năm.
Tình hình thực hiện kế hoạch các doanh nghiệp thủy sản năm 2023Đvt: Tỷ đồngNguồn: Tổng hợp
Ngoài các doanh nghiệp kể trên, một số doanh nghiệp thủy sản khác thua lỗ hàng chục quý liên tiếp. Điển hình là Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex lỗ ròng 27 tỷ đồng trong quý 4/2023, đánh dấu 28 quý liên tiếp kinh doanh thu lỗ. Năm 2023, doanh nghiệp này lỗ ròng 142 tỷ đồng.
Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải cũng gây chú ý với chuỗi 13 quý lỗ liên tiếp. Quý 4/2023, JOS lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, Công ty lỗ ròng gần 34 tỷ đồng, đồng thời đánh dấu năm thứ 12 thua lỗ, kể từ năm 2012.
Năm 2023, giá cổ phiếu các doanh nghiệp thủy sản nhìn chung đều tăng. Chỉ số ngành chế biến thủy sản VS-Seafood tăng 15%, cao hơn so với mức tăng trung bình 12% của VN-Index. Trong đó, FMC (+47%) và ANV (+43%) là 2 cổ phiếu có mức tăng giá vượt trội nhất; còn cổ phiếu có mức tăng giá thấp nhất là MPC (+1%).
Bước sang năm 2024, phong độ của nhóm cổ phiếu thủy sản vẫn được duy trì. Tính từ đầu năm đến ngày 15/2, chỉ số VS-Seafood tăng 3%, bám sát mức tăng 6% của VN-Index. Trong đó, một số cổ phiếu như CMX (-1%) hay MPC (-2%) có dấu hiệu hụt hơi ngay từ đầu năm.
Chờ đợi gì trong năm 2024?
Dự báo cho năm 2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản sẽ có sự hồi phục và tình hình sẽ khả quan hơn trong nửa cuối năm. Kim ngạch xuất khẩu có thể đạt từ 9.5 - 10 tỷ USD, tức tăng từ 6 - 11% so với năm trước.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước. Mặt hàng chủ lực là tôm đạt 3.4 tỷ USD, giảm 22%; Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023, lần lượt đạt 682 triệu USD (-15%) và 607 triệu USD (-9%).
Xuất khẩu cá tra đạt 1.8 tỷ USD, giảm 25%; trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc và Mỹ lần lượt đạt 536 triệu USD và 271 triệu USD, giảm 20% và 50% so với năm trước.
Tuy cùng quan điểm ngành thủy sản sẽ có sự hồi phục trong năm 2024, đội ngũ phân tích của SSI Research cho rằng, tốc độ hồi phục sẽ chậm. Các chuyên viên chỉ ra tốc độ giảm của xuất khẩu thủy sản đã giảm dần kể từ quý 2/2023, tuy nhiên không ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể và giá bán trung bình so với năm trước vẫn đang suy giảm.
Đối với ngành cá tra, nhóm phân tích của SSI Research kỳ vọng giá bán trung bình của cá tra có thể tăng trở lại trong nửa cuối năm 2024, tức 2 năm từ đỉnh xuống đáy. Sản lượng xuất sang châu Âu và Trung Quốc sẽ bù đắp một phần sự sụt giảm sản lượng xuất sang Mỹ trong nửa đầu năm 2024 và nhu cầu từ Mỹ sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2024, khi bước vào mùa cao điểm.
“Kết quả sơ bộ về đợt rà soát cho thuế chống bán phá giá đem lại nhiều triển vọng cho ngành xuất khẩu cá tra của Việt Nam ở năm 2024, khi mức thuế suất giảm 94% so với năm ngoái, giúp sản phẩm cá tra của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ” - các chuyên viên của VCBS nhận định trong báo cáo ngành thủy sản được phát hành gần đây.
Năm qua, nhiều doanh nghiệp cá tra trên sàn cũng có câu chuyện riêng, tăng đầu tư mở rộng, nâng cao công suất nhà máy. Báo cáo của VCBS chỉ ra, ANV đang có kế hoạch tiếp tục triển khai giai đoạn 2 và 3 của mảng C&G để nâng công suất mỗi năm lên 1,200 và 2,400 tấn; và mảng này đã có doanh thu ở cuối quý 4/2023.
VHC cũng đã mở rộng dây chuyền sản xuất nhà máy C&G trong năm qua, dự kiến công suất mảng này sẽ tăng 50% sau khi hoàn thành, phục vụ chủ yếu cho thị trường châu Âu. Giữa tháng 12/2023, HĐQT của VHC cũng thông qua việc chi hơn 20.5 tỷ đồng cho 6 thửa đất ở tỉnh An Giang để mở rộng vùng nuôi.
Cũng theo báo cáo của VCBS, dự kiến nhà máy chế biến cá tra fillet số 3 của IDI sẽ hoàn thiện trong quý 3/2024, nâng tổng công suất chế biến cá tra fillet thêm 400 tấn nguyên liệu/12 giờ/ngày. Bên cạnh đó, IDI cũng đã lên kế hoạch để nâng khả năng tự chủ từ 85% lên 90% thông qua việc nâng công suất nhà máy bột cá lên 600 tấn nguyên liệu/ngày, mở rộng vùng nuôi liên kết thêm 450ha để chuẩn bị nguồn nguyên liệu khi nhà máy số 3 hoàn thiện.
Về ngành tôm, SSI Research dự báo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước sẽ tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu theo tháng được kỳ vọng tăng với tốc độ chậm. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 4 tại thị trường Mỹ (sau Ấn Độ, Indonesia, Ecuador).
Giá bán tôm bình quân trong năm 2024 có thể duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ, do nhu cầu tiêu dùng phục hồi yếu và phải cạnh tranh với các nước như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia với mức giá chiết khấu cao hơn.
Tuy nhiên, ngành tôm có thể sẽ phải đối diện với khó khăn mới. Trước đó, vào ngày 21/11/2023, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đăng công báo khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam. Điều này gây lo ngại hoạt động xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.
“Vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm Việt từ nguyên đơn bên Mỹ sẽ là thách thức không nhỏ từ năm 2024” - trích nhận định của ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT FMC trong một bài đăng trên website Công ty vào đầu năm 2024.
Duy Khánh
FILI
TRANSLATE with x EnglishArabic | Hebrew | Polish |
Bulgarian | Hindi | Portuguese |
Catalan | Hmong Daw | Romanian |
Chinese Simplified | Hungarian | Russian |
Chinese Traditional | Indonesian | Slovak |
Czech | Italian | Slovenian |
Danish | Japanese | Spanish |
Dutch | Klingon | Swedish |
English | Korean | Thai |
Estonian | Latvian | Turkish |
Finnish | Lithuanian | Ukrainian |
French | Malay | Urdu |
German | Maltese | Vietnamese |
Greek | Norwegian | Welsh |
Haitian Creole | Persian |
CTCP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng trong quý 4/2023, lập chuỗi 13 quý lỗ liên tiếp từ quý 4/2020. Doanh thu rơi 65% còn hơn 12 tỷ đồng.
Chuỗi thua lỗ triền miên của JOS
Theo giải trình của JOS, có nhiều nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh quý 4 giảm, nhưng chủ yếu do cơ cấu hàng hóa có sự khác biệt so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến được Công ty giải trình cho biến động kết quả kinh doanh của 3 quý trước.
Ngoài ra, chi phí tài chính gần 15 tỷ đồng là lý do khác kéo giảm lợi nhuận quý 4. Trong đó, chi phí lãi vay hơn 11 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.
Năm 2023, JOS lỗ ròng gần 34 tỷ đồng, đánh dấu năm lỗ thứ 12 của Công ty kể từ 2012.
Công ty có 12 năm liên tiếp thua lỗ
Trên bảng cân đối kế toán, JOS có tổng tài sản gần 220 tỷ đồng tại cuối năm 2023, thu hẹp 21% so với đầu năm. Chủ yếu giảm mạnh ở các tài sản ngắn hạn như các khoản phải thu (hơn 7 tỷ đồng, giảm 86%) và hàng tồn kho (hơn 15 tỷ đồng, giảm 45%).
Nợ phải trả ở mức 533 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, Công ty vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 235 tỷ đồng, với các khoản vay có thời hạn từ 3-12 tháng tại các ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh với lãi suất theo từng giấy nhận nợ. Các khoản vay này được đảm bảo bằng tài sản cố định hữu hình và cổ phiếu của CTCP Thủy sản Kiên Giang do Công ty nắm giữ đến ngày 31/12/2023 (gần 15 triệu cp, chiếm 49.79% vốn điều lệ).
Lỗ lũy kế tại cuối năm 2023 lên đến 570 tỷ đồng.
Em dâu Chủ tịch muốn mua gần 3 triệu cp
Trong bối cảnh trên, em dâu Chủ tịch Nguyễn Tấn Dương là bà Phan Thị Anh Thư đã đăng ký mua thỏa thuận 2.84 triệu cp trong thời gian từ 23/01-15/02/2024. Trước giao dịch, vị này không sở hữu cổ phiếu JOS nào. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của bà Thư là 18.88%.
Cùng với bà Thư, Kế toán trưởng JOS - Phạm Thanh Liêm cũng đăng ký mua 613 ngàn cp trong thời gian từ 23/01-15/02/2024.
Song song đó, JOS cũng đính chính lại giao dịch của Chủ tịch Dương. Cụ thể, ông Dương đã bán thành công gần 3.68 triệu cp như đăng ký (trước đó, JOS báo cáo vị này đã bán 2.5 triệu cp trong số 3.68 triệu cp đăng ký) và thời gian giao dịch từ 12/01/2024 (thay vì tại ngày 05/01 như báo cáo trước).
Sau giao dịch nói trên, ông Dương còn nắm 2.84 triệu cp JOS, tỷ lệ 18.54%. Trùng hợp số cổ phiếu còn lại này đúng bằng số cổ phiếu mà em dâu ông muốn mua vào.
Mặt khác, bà Trần Thị Hân - Thành viên HĐQT và bà Lê Tú Trinh - Thành viên BKS cũng đã mua thỏa thuận thành công tổng cộng 1.22 triệu cp JOS như đăng ký (mỗi cá nhân đăng ký mua 613 ngàn cp) trong cùng ngày 12/01. Tỷ lệ sở hữu sau giao dịch của bà Hân là 4.07% và bà Trinh là 4.08%.
Cổ phiếu JOS bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo từ ngày 28/03/2023 do Công ty bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên. Đồng thời, HNX duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu JOS do Công ty có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2022. Do đó, cổ phiếu JOS chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Kha Nguyễn
FILI
Thống kê giao dịch trong tuần từ ngày 15-19/01/2024 cho thấy, lãnh đạo và người thân mua bán sôi động trở lại, đặc biệt ở chiều đăng ký giao dịch.
Đầu tư Ngành nước DNP thâu tóm thành công SII
Ngày 17/11, thông tin từ HNX cho thấy CTCP Đầu tư Ngành nước DNP hoàn tất mua vào 20.3 triệu cp để nâng tỷ lệ sở hữu tại SII từ 19% lên 50.61%, qua đó trở thành công ty mẹ SII trong vòng chưa đầy một năm.
Sau khi thực hiện, số lượng cổ phiếu SII mà CTCP Đầu tư Ngành nước DNP đã mua ít hơn con số đăng ký 1,000 cp do thay đổi số lượng cổ phần thỏa thuận giữa các bên.
Trên thị trường từ ngày 12/12/2023 đến ngày 09/01/2024 ghi nhận giao dịch thỏa thuận cổ phiếu CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (UPCoM: SII) có khối lượng tương đương, với tổng giá trị 438 tỷ đồng, trung bình 21,400 đồng/cp.
Biến động cổ đông tại công ty con thuộc PV Trans
Công ty TNHH Vận tải biển Châu Á Thái Bình Dương (ASP Shipping) đã mua hơn 1 triệu cp CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương (UPCoM: PTT) - công ty con thuộc PV Trans (PVT) vào ngày 12/01, qua đó nâng sở hữu từ 1 triệu cp (tỷ lệ 10%) lên hơn 2 triệu cp (tỷ lệ hơn 20%). ASP cho biết mục đích thực hiện giao dịch nhằm đầu tư thêm.
Cũng trong ngày 12/01, nhưng theo chiều ngược lại, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) thông báo đã bán toàn bộ 1 triệu cp PTT nắm giữ (tỷ lệ 10%), chính thức rời ghế cổ đông tại PTT sau thời gian dài đồng hành từ những năm đầu thành lập.
Cổ phiếu PTT có thanh khoản khá thấp, nhưng lại phát sinh giao dịch khớp lệnh đột biến hơn 1 triệu cp vào đúng ngày 12/01, không có giao dịch thỏa thuận. Như vậy, khả năng lượng cổ phiếu mà ASP Shipping và GPBank giao dịch thông qua khớp lệnh, giá trị thương vụ ước tính khoảng 10.1 tỷ đồng.
Quỹ thuộc Dragon Capital bán ra hơn 1.8 triệu cp HDG trong hai phiên
Trong hai phiên 12/01 và 15/01/2024, hai quỹ thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng hơn 1.8 triệu cp của CTCP Tập đoàn Hà Đô .
Cụ thể, trong ngày 12/01, hai quỹ CTBC Vietnam Equity Fund và DC Developing Markets Strategies Pubilc Limited Company đã lần lượt bán ra 700,000 cp và 434,000 cp, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu của nhóm Dragon Capital tại HDG từ 12.2% xuống còn 11.8%, tương đương hơn 36 triệu cp.
Riêng tỷ lệ sở hữu CTBC Vietnam Equity Fund giảm từ 6.2% xuống còn 6% (tương đương 18.4 triệu cp), còn DC Developing Markets Strategies Pubilc Limited Company giảm từ 1.9% xuống còn 1.75% (tương đương gần 5.4 triệu cp).
Sang đến ngày 15/01, CTBC Vietnam Equity Fund tiếp tục bán ra thêm 700,000 cp HDG, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu xuống còn 5.8%, tương đương 17.7 triệu cp.
Như vậy, tổng cộng 2 phiên giao dịch, nhóm Dragon Capital đã bán ra hơn 1.8 triệu cp HDG. Chiếu theo giá đóng cửa điều chỉnh từng phiên, ước tính nhóm này thu về gần 46 tỷ đồng từ các giao dịch trên.
Chủ tịch JOS đã thoái gần 2.5 triệu cp
Chủ tịch HĐQT CTCP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải (UPCoM: JOS) - ông Nguyễn Tấn Dương đã bán thỏa thuận 2.45 triệu cp trong số 3.68 triệu cp đăng ký trước đó, nguyên nhân không thực hiện được hết số cổ phiếu đăng ký không được đề cập.
Sau giao dịch (ngày 05/01), tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch Dương tại JOS giảm từ 43.33% xuống còn 27.03%, tương ứng hơn 4 triệu cp.
Tại ngày giao dịch nói trên, có 2.45 triệu cp được giao dịch thỏa thuận, đúng bằng số lượng ông Dương bán ra, tổng giá trị gần 2.7 tỷ đồng.
Cổ đông lớn và công ty con muốn thoái toàn bộ 23.61% vốn tại PC1
Nhằm mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư, CTCP BEHS (cổ đông lớn) và các công ty con của BEHS đồng loạt muốn “tháo chạy” tại CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1).
Cụ thể, BEHS đăng ký bán toàn bộ hơn 53.8 triệu cp PC1 (tỷ lệ 17.32%) đang nắm giữ theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong thời gian từ ngày 22/01 - 20/02/2024, nhằm mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Cùng thời gian trên, công ty con của BEHS là CTCP BEH và CTCP BES cũng đăng ký thoái toàn bộ lần lượt 10.98 triệu cp (tỷ lệ 3.53%) và hơn 8.5 triệu cp (tỷ lệ 2.76%) tại PC1. Nếu giao dịch thành công, cả BEHS, BEH và BES không còn là cổ đông tại PC1.
Về mối liên hệ, ông Mai Lương Việt – Thành viên HĐQT PC1, đồng thời là Phó Tổng Giám đốc của CTCP BEHS. Ông Việt cũng không giữ cổ phiếu PC1 nào.
Kết phiên giao dịch ngày 17/01, giá cổ phiếu PC1 đóng cửa ở mức 27,250 đồng/cp, tăng 28% so với thời điểm đầu năm 2023, thanh khoản bình quân đạt hơn 2.4 triệu cp/phiên. Tạm tính theo mức giá này, ước tính BEHS thu về gần 1,468 tỷ đồng, BEH thu về hơn 299 tỷ đồng và BES gần 234 tỷ đồng.
Chủ tịch TNH tặng 3 triệu cp cho hai người con
Ông Hoàng Tuyên - Chủ tịch HĐQT CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên thông báo tặng 3 triệu cp cho hai người con ruột.
Cụ thể, vị Chủ tịch này quyết định tặng cho con gái Hoàng Anh và con trai Hoàng Tùng, mỗi người 1.5 triệu cp TNH (mỗi người sở hữu tỷ lệ 1.36%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 19/01 - 17/02/2024, theo hình thức giao dịch thỏa thuận.
Trước đó, hai người con của ông Tuyên không sở hữu cổ phiếu TNH nào, còn ông Hoàng Tuyên đang sở hữu 10.35 triệu cp, chiếm tỷ lệ 9.39% vốn tại TNH. Sau giao dịch, ông Tuyên giảm sở hữu còn 7.35 triệu cp, tỷ lệ 6.67%.
Kết phiên giao dịch ngày 17/01, giá cổ phiếu TNH đóng cửa ở mức 19,650 đồng/cp, giảm 13% so với đầu năm 2023, thanh khoản bình quân đạt gần 180 ngàn cp/phiên. Tạm tính với thị giá này, 2 người con của ông Hoàng Tuyên sẽ nhận khối cổ phiếu có giá trị gần 60 tỷ đồng (gần 30 tỷ đồng/người).
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân giao dịch từ ngày 15-19/01/2024
Nguồn: VietstockFinanceDanh sách lãnh đạo công ty và người thân đăng ký giao dịch từ ngày 15-19/01/2024
Nguồn: VietstockFinanceThanh Tú
FILI
Chủ tịch HĐQT CTCP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải - ông Nguyễn Tấn Dương đã bán thỏa thuận 2.45 triệu cp trong số 3.68 triệu cp đăng ký trước đó, nguyên nhân không thực hiện được hết số cổ phiếu đăng ký không được đề cập.
Sau giao dịch (ngày 05/01), tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch Dương tại JOS giảm từ 43.33% xuống còn 27.03%, tương ứng hơn 4 triệu cp.
Tại ngày giao dịch nói trên, có 2.45 triệu cp được giao dịch thỏa thuận, đúng bằng số lượng ông Dương bán ra, tổng giá trị gần 2.7 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch của JOS
Nguồn: VietstockFinanceTrước đó, bà Trần Thị Hân - Thành viên HĐQT và bà Lê Tú Trinh - Thành viên BKS cũng đăng ký mua thỏa thuận tổng cộng 1.22 triệu cp JOS (mỗi cá nhân đăng ký mua 613 ngàn cp) từ ngày 11/01-02/02/2024.
Theo dữ liệu thống kê, tại ngày 12/01, có 1.22 triệu cp được giao dịch thỏa thuận (gần 1.5 tỷ đồng), bằng tổng số lượng bà Trinh và bà Hân đăng ký mua thỏa thuận. Do đó, không loại trừ khả năng đây là giao dịch của 2 vị này.
Cổ phiếu JOS bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo từ ngày 28/03/2023 do Công ty bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên. Đồng thời, HNX duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu JOS do Công ty có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2022. Do đó, cổ phiếu JOS chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Kha Nguyễn
FILI
Chủ tịch JOS đã thoái gần 2.5 triệu cp
Chủ tịch HĐQT CTCP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải (UPCoM: JOS) - ông Nguyễn Tấn Dương đã bán thỏa thuận 2.45 triệu cp trong số 3.68 triệu cp đăng ký trước đó, nguyên nhân không thực hiện được hết số cổ phiếu đăng ký không được đề cập.
Sau giao dịch (ngày 05/01), tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch Dương tại JOS giảm từ 43.33% xuống còn 27.03%, tương ứng hơn 4 triệu cp.
Tại ngày giao dịch nói trên, có 2.45 triệu cp được giao dịch thỏa thuận, đúng bằng số lượng ông Dương bán ra, tổng giá trị gần 2.7 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch của JOS
Nguồn: VietstockFinance
Trước đó, bà Trần Thị Hân - Thành viên HĐQT và bà Lê Tú Trinh - Thành viên BKS cũng đăng ký mua thỏa thuận tổng cộng 1.22 triệu cp JOS (mỗi cá nhân đăng ký mua 613 ngàn cp) từ ngày 11/01-02/02/2024.
Theo dữ liệu thống kê, tại ngày 12/01, có 1.22 triệu cp được giao dịch thỏa thuận (gần 1.5 tỷ đồng), bằng tổng số lượng bà Trinh và bà Hân đăng ký mua thỏa thuận. Do đó, không loại trừ khả năng đây là giao dịch của 2 vị này.
Cổ phiếu JOS bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo từ ngày 28/03/2023 do Công ty bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên. Đồng thời, HNX duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu JOS do Công ty có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2022. Do đó, cổ phiếu JOS chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Sau giao dịch bất thành, Chủ tịch HĐQT CTCP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải - ông Nguyễn Tấn Dương tiếp tục đăng ký bán thỏa thuận gần 3.7 triệu cp từ ngày 02-24/01/2024.
Số cổ phiếu ông Dương đăng ký bán tương đương 24% vốn của Công ty. Nếu giao dịch diễn ra thành công, tỷ lệ sở hữu của ông tại JOS sẽ giảm từ 43.33% xuống còn 18.88%, tương đương hơn 2.8 triệu cp.
Trước đó, ông Dương đăng ký bán số lượng cổ phiếu tương tự từ ngày 14/11-13/12/2023. Nhưng hết thời gian giao dịch, ông không bán ra bất kỳ cổ phiếu nào. Lý do được ông đưa ra là vì chưa thỏa thuận được.
Chủ tịch JOS quyết tâm thoái bớt vốn trong bối cảnh cổ phiếu của Công ty bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo từ ngày 28/03/2023 với lý do Công ty bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên. Đồng thời, HNX duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu JOS do Công ty có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2022. Do đó, cổ phiếu JOS chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Diễn biến giá cổ phiếu JOS từ đầu năm 2023 đến nay
Hà Lễ
FILI
ไวท์เลเบล
Data API
ปลั๊กอินเว็บไซต์
เครื่องมือออกแบบโปสเตอร์
โครงการพันธมิตร
ความเสี่ยงของการสูญเสียในการซื้อขายสินทรัพย์ทางการเงิน เช่น หุ้น FX สินค้าโภคภัณฑ์ ฟิวเจอร์ส พันธบัตร ETFs หรือเงินดิจิทัลอาจมีมาก คุณอาจสูญเสียเงินทุนทั้งหมดที่คุณฝากไว้กับโบรกเกอร์ของคุณ ดังนั้น คุณควรพิจารณาอย่างรอบคอบว่าการซื้อขายดังกล่าวเหมาะสมกับคุณหรือไม่ในสถานการณ์และทรัพยากรทางการเงินของคุณ
ไม่ควรตัดสินใจลงทุนโดยไม่ได้ดำเนินการตรวจสอบสถานะอย่างละเอียดถี่ถ้วนด้วยตัวเองหรือปรึกษากับที่ปรึกษาทางการเงินของคุณ เนื้อหาเว็บของเราอาจไม่เหมาะกับคุณเนื่องจากเราไม่ทราบเงื่อนไขทางการเงินและความต้องการในการลงทุนของคุณ ข้อมูลทางการเงินของเราอาจมีความล่าช้าหรือมีความไม่ถูกต้อง ดังนั้นคุณควรรับผิดชอบอย่างเต็มที่ต่อการตัดสินใจซื้อขายและการลงทุนของคุณ บริษัทจะไม่รับผิดชอบต่อการสูญเสียเงินทุนของคุณ
หากไม่ได้รับอนุญาตจากเว็บไซต์ คุณจะไม่สามารถคัดลอกกราฟิก ข้อความ หรือเครื่องหมายการค้าของเว็บไซต์ได้ สิทธิ์ในทรัพย์สินทางปัญญาในเนื้อหาหรือข้อมูลที่รวมอยู่ในเว็บไซต์นี้เป็นของผู้ให้บริการและผู้ค้าแลกเปลี่ยน