Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Đại gia tuần qua: Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có bao nhiêu vốn và công ty con?
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có nguồn vốn hơn 667,655 nghìn tỷ đồng.
Vingroup góp hàng chục nghìn tỷ đồng thành lập công ty BĐS
HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) mới đây đã ban hành Nghị quyết thông qua việc tham gia góp vốn thành lập công ty con với ngành nghề kinh doanh bất động sản. Theo đó, công ty con dự kiến có tên là CTCP Phát triển NVY Việt Nam, vốn điều lệ 11.684 tỷ đồng. Công ty này có trụ sở chính tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp gần 12.000 tỷ đồng để thành lập công ty con kinh doanh địa ốc tại Hải Phòng
Trong đó Vingroup góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, với tỷ lệ 99,914% vốn điều lệ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của VIC đã được kiểm toán, đến thời điểm cuối năm 2023, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có nguồn vốn hơn 667,655 nghìn tỷ đồng và đang có 110 công ty con, tăng thêm 6 doanh nghiệp so với con số 104 công ty con thời điểm cuối năm 2022.
Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua VIC và các công ty con đã chuyển nhượng 100% phần vốn góp trong Công ty SDI, do đó doanh nghiệp với tên dự kiến CTCP Phát triển NVY Việt Nam sẽ thay thế vị trí của Công ty SDI trở thành công ty con thứ 110 của Tập đoàn Vingroup.
"Nữ đại gia vàng bạc" đặt kế hoạch lãi vượt 2.000 tỷ đồng
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Theo đó, trong năm 2024, ban lãnh đạo PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.147 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 6% lên 2.089 tỷ đồng, đều là các con số kỷ lục nếu đạt được. Công ty muốn tối ưu hóa doanh thu tại các cửa hàng, tối ưu chi phí vận hành; đầu tư cho công nghệ và chuyển đổi số, làm mới trải nghiệm và thử nghiệm các mô hình tiếp cận khách hàng hiện đại, thúc đẩy các tiêu chí ESG...
Năm ngoái, PNJ là một trong số ít các công ty bán lẻ vẫn giữ được đà tăng trưởng trong lợi nhuận. Dù doanh thu giảm nhẹ 2% còn 33.137 tỷ đồng nhưng lãi sau thuế vẫn tăng gần 9% lên mức kỷ lục 1.971 tỷ đồng, nhờ chuyển dịch cơ cấu dòng hàng để cải thiện biên lợi nhuận.
Năm 2023, PNJ cũng đã mở thêm được 48 cửa hàng, nâng tổng số lên 400 vào cuối 2023. Trong 2 tháng đầu năm nay, công ty tiếp tục mở thêm 2 cửa hàng nâng tổng số lên 402.
Quý 1/2024, PNJ đã bán được hơn 5.000 tỉ đồng vàng 24K, trong khi cùng kỳ chỉ là hơn 3.000 tỉ đồng. Doanh thu vàng 24K cũng chiếm tỷ trọng 41% tổng doanh thu của PNJ trong quý 1/2024.
Cổ phiếu tăng 329%, tài sản của gia đình Cường Đô La có thêm gần 1.300 tỷ đồng
Tuần qua, cổ phiếu QCG đã tăng liền 4 phiên liên tiếp. Phiên hôm nay, thị giá mã này cũng "kịch trần" lên mức giá 17.850 đồng/cp. Kể từ đầu năm cổ phiếu này đã tăng 77,6%, còn so với cách đây một năm thị giá QCG đã tăng 329%.QCG tăng mạnh trong thời gian qua khiến khối tài sản của các thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty tăng mạnh. Hiện bà Loan đang nắm giữ 101,9 triệu cổ phiếu QCG, tương đương 37,05% vốn. Như vậy số cổ phiếu của bà Loan sở hữu đã tăng 795 tỷ đồng.
Nhờ cổ phiếu tăng, khối tài sản của mẹ con Cường Đô La tăng mạnh
Trong khi đó, con trai bà Loan - ông Nguyễn Quốc Cường (hay còn gọi là Cường Đô La) cũng đang sở hữu 537.500 cổ phiếu, giá trị số cổ phiếu đã tăng hơn 4 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Ngọc Huyền My, con gái bà Như Loan hiện đang nắm hơn 39 triệu cổ phiếu và con rể Lầu Đức Duy nắm hơn 10,5 triệu cổ phiếu QCG. Ngoài ra, các em của bà Loan gồm Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - nắm 9,7 triệu cổ phiếu, Nguyễn Thị Bích Thuỷ - nắm 81.750 cổ phiếu....
Tổng số cổ phần gia đình bà Loan sở hữu đạt mức 166 triệu cổ phiếu QCG. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay tổng tài sản của gia đình này đã tăng khoảng gần 1.300 tỷ đồng.
Thiếu gia nhà bầu Hiển rời vị trí Chủ tịch công ty bảo hiểm có vốn hóa nghìn tỷ
Mới đây, HĐQT Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) có thông báo đã nhận đơn từ nhiệm của Chủ tịch Đỗ Quang Vinh và 5 thành viên Hội đồng quản trị khác gồm ông Vũ Đức Trung, ông Lê Đăng Khoa, ông Vũ Đức Tiến, ông Lưu Danh Đức, ông Nguyễn Văn Trưởng và thành viên ban Kiểm soát bà Ninh Thị Lan Phương vì lý do công việc cá nhân.
Như vậy, ngoại trừ ông Nguyễn Tất Thắng, tất cả thành viên HĐQT của công ty Bảo hiểm BSH đều đã có đơn từ nhiệm. Trong khi đó, bà Ninh Thị Lan Phương là thành viên duy nhất trong Ban Kiểm soát BSH xin từ nhiệm.
Trong năm 2023, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội ghi nhận doanh thu 2.585 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 2.718 tỷ đồng của năm 2022. Sau khi trừ các khoản chi phí, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 29 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với con số lợi nhuận 33,3 tỷ đồng trong năm 2022.
Cuối năm 2023, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội có tổng tài sản đạt 4.425 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ so với con số 3.662 tỷ đồng của năm 2022. Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp là 3.195 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 2.453 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn hơn 3.194,3 tỷ đồng.
Bảo hiểm BSH: Thêm một cổ đông lớn “dứt áo rời đi”
Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Quốc tế đã bán toàn bộ hơn 9,83 triệu cổ phiếu BHI, tương ứng với tỷ lệ 9,83% vốn điều lệ tại Bảo hiểm BSH...
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố thông tin về việc Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Quốc tế đã bán toàn bộ hơn 9,83 triệu cổ phiếu BHI của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH).
Số lượng cổ phiếu bán ra tương ứng với tỷ lệ 9,83% vốn điều lệ tại Bảo hiểm BSH. Giao dịch được thực hiện trong phiên 19/2. Trước đó, tổ chức này đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu BHI để thu hồi vốn đầu tư.
Như vậy, chiếu theo mức giá kết phiên ngày 19/2 là 23.900 đồng/cổ phiếu, ước tính Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Quốc tế sẽ thu về khoảng 235 tỷ đồng sau khi thoái toàn bộ vốn khỏi Bảo hiểm BSH.
Cũng trong phiên ngày 19/2, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã chứng khoán: SHS) cũng thông báo đã hoàn tất việc bán toàn bộ gần 10 triệu cổ phiếu BHI, tỷ lệ sở hữu giảm từ 9,98% về 0%.
Theo tìm hiểu, Chứng khoán SHS là doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến Bảo hiểm BHI. Các cá nhân là Đỗ Quang Vinh, Lê Đăng Khoa, Lưu Danh Phúc, Vũ Đức Tiến, Vũ Đức Trung đang đồng thời đảm nhận các chức vụ lãnh đạo tại cả hai doanh nghiệp.
Đáng chú ý, cùng ngày, công ty bảo hiểm phi nhân thọ đến từ Hàn Quốc - DB Insuarance đã mua 75 triệu cổ phiếu BHI, tương đương 75% vốn và trở thành cổ đông lớn tại Bảo hiểm BSH. Giá trị giao dịch ghi nhận lên đến hơn 1.628 tỷ đồng.
Biến động cơ cấu cổ đông lớn của Bảo hiểm BSH diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu BHI có xu hướng tăng từ đầu tháng 12/2023 đến nay. Kết phiên 23/2, thị giá cổ phiếu này dừng tại mức giá 19.200 đồng/cổ phiếu, gấp 2 lần so với mức giá thời điểm đầu tháng 12 năm ngoái. Vốn hóa của doanh nghiệp theo đó đạt chưa đến 2 tỷ đồng.
Diễn biến cổ phiếu BHI trong thời gian qua
Bảo hiểm BSH tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin, được thành lập cuối năm 2008 và trở thành công ty đại chúng sau đó 2 năm. Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ với vốn điều lệ hiện tại là 1.000 tỷ đồng. Công ty có 6 cổ đông sáng lập nhưng đến nay chỉ còn 3 trong số này sở hữu cổ phần gồm Tập đoàn T&T, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Công ty Cổ phần Hoa Sơn.
Về kết quả kinh doanh năm 2023, Bảo hiểm BSH ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 2.585 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Hoạt động bảo hiểm bị lỗ gộp do doanh thu giảm, không đủ bù đắp chi phí bồi thường và các chi phí khác. Bên cạnh đó, lợi nhuận hoạt động tài chính giảm, chủ yếu do lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán giảm hơn 75% so với năm trước, còn hơn 62 tỷ đồng. Kết quả, công ty lãi sau thuế 29 tỷ đồng.
Chỉ còn vài phiên giao dịch nữa thị trường chứng khoán sẽ nghỉ Tết Giáp Thìn. Trước kỳ nghỉ này, thống kê giao dịch trong tuần từ ngày 29/01-02/02/2024 cho thấy, lãnh đạo và người thân “đua nhau” bán cổ phiếu.
Phó Tổng DP3 đã bán xong 800,000 cp
Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: DP3) báo cáo đã bán 800,000 cp DP3 như đăng ký trong thời gian từ 23-26/01/2024.
Sau giao dịch, ông Tuấn giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty từ 9.68% (2.1 triệu cp) xuống còn 5.96% (1.3 triệu cp).
Chiếu theo giá DP3 đóng cửa phiên 26/01 là 72,300 đồng/cp, tăng hơn 21% từ đầu tháng 10/2023, ước tính Phó Tổng DP3 có thể thu về hơn 57 tỷ đồng sau khi giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại Công ty.
Tập đoàn T&T đã sang tay hết cổ phần BHI cho Vegetexco?
Tập đoàn T&T báo cáo đã bán toàn bộ 9.95 triệu cp (tỷ lệ 9.95%) của Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH, UPCoM: BHI). Sau giao dịch, Tập đoàn T&T không còn là cổ đông của BHI. Phía Tập đoàn cho biết mục đích thực hiện giao dịch là thu hồi vốn đầu tư tại công ty bảo hiểm này.
Thay vào đó, Tổng Công ty Rau quả, Nông sản (OTC: Vegetexco) báo cáo đã mua 10.1 triệu đơn vị, chiếm 10.1% vốn cổ phần của BHI. Đáng nói, cả hai giao dịch đều thực hiện trong cùng ngày 29/01.
Ngày 29/01, BHI ghi nhận giao dịch thỏa thuận với khối lượng đúng bằng khối lượng giao dịch của Vegetexco. Giá trị giao dịch gần 192 tỷ đồng, tương ứng 19,000 đồng/cp. Phiên này, BHI đóng cửa ở mức 20,000 đồng/cp.
Đáng chú ý, khối lượng cổ phiếu BHI khớp lệnh trong phiên này chỉ đạt 1,500 cp. Như vậy trong số 10.1 triệu cp BHI giao dịch thỏa thuận sẽ có 9.95 triệu cp do Tập đoàn T&T chuyển nhượng cho Vegetexco và thu về hơn 189 tỷ đồng cho thương vụ.
Vegetexco cho biết từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn T&T và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội là các cổ đông chiến lược của doanh nghiệp nông sản này. Như vậy, khả năng cao là BHI vẫn nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T với vai trò công ty liên quan của Vegetexco.
Nhóm quỹ Dragon Capital sở hữu hơn 11% tại HSG
Sở hữu của nhóm quỹ Dragon Capital vượt ngưỡng 11% tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen , sau khi một quỹ thành viên mua vào 3 triệu cp HSG.
Cụ thể, một quỹ thành viên thuộc nhóm Dragon Capital có tên Amersham Industries Limited đã mua vào 3 triệu cp HSG trong phiên 26/01, qua đó nâng sở hữu tại HSG lên gần 2.7%, đưa sở hữu của cả nhóm Dragon Capital lên hơn 11.3%, tương đương gần 69.8 triệu cp.
Xét theo giá đóng cửa của cổ phiếu HSG tại phiên 26/01 là 23,550 đồng/cp, ước tính Amersham Industries Limited đã chi khoảng 71 tỷ đồng cho thương vụ.
Phó Chủ tịch cùng loạt Thành viên HĐQT AIC đăng ký bán hơn 10 triệu cp
Ông Nguyễn Thành Quang - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) cùng 2 Thành viên HĐQT là ông Trần Sỹ Tiến và bà Nguyễn Diệu Trinh đăng ký bán hơn 10 triệu cp AIC nhằm thu hồi vốn đầu tư.
Cụ thể, ông Quang muốn bán 742 ngàn cp; còn ông Tiến và bà Trinh đều muốn thoái sạch số cổ phiếu nắm giữ, với số lượng lần lượt là 4.73 triệu cp và 4.65 triệu cp. Các giao dịch dự kiến diễn ra trong giai đoạn từ 30/01-28/02/2024, với tổng số lượng cổ phiếu đăng ký bán là 10.11 triệu cp.
Nếu thành công, tỷ lệ sở hữu của ông Quang sẽ giảm từ 0.92% (920 ngàn cp) xuống còn 0.18% (178 ngàn cp). Trong khi đó, ông Tiến và bà Trinh sẽ không còn sở hữu cổ phiếu AIC nào, không còn là cổ đông của AIC.
Thép SMC muốn bán toàn bộ 13 triệu cp NKG sau gần 7 năm nắm giữ
Mới đây, CTCP Đầu tư Thương mại SMC vừa đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu NKG trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ triền miên và mắc kẹt với khoản nợ xấu hơn 1,300 tỷ đồng.
Cụ thể, ngày 29/01/2024, SMC đăng ký bán toàn bộ 13.1 triệu cp NKG thông qua hình thức khớp lệnh và thỏa thuận. Thời gian giao dịch diễn ra từ 05/02-04/03/2024. Lượng cổ phiếu này tương đương 4.98% vốn tại Thép Nam Kim .
Nếu giao dịch hoàn tất, SMC sẽ khép lại “mối lương duyên” với NKG sau nhiều năm nắm giữ.
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân giao dịch từ ngày 29/01-02/02/2024
Nguồn: VietstockFinanceDanh sách lãnh đạo công ty và người thân đăng ký giao dịch từ ngày 29/01-02/02/2024
Nguồn: VietstockFinanceThanh Tú
FILI
Tập đoàn T&T báo cáo đã bán toàn bộ 9.95 triệu cp của Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH, UPCoM: BHI). Thay vào đó, Tổng Công ty Rau quả, Nông sản (OTC: Vegetexco) báo cáo đã mua 10.1 triệu đơn vị. Cả hai giao dịch đều thực hiện trong cùng ngày 29/01.
Như đã đăng ký trước đó, CTCP Tập đoàn T&T báo cáo đã bán toàn bộ 9.95 triệu cp BHI, tương đương 9.95% vốn cổ phần.
Sau giao dịch, Tập đoàn T&T không còn là cổ đông của BHI. Phía Tập đoàn cho biết mục đích thực hiện giao dịch là thu hồi vốn đầu tư tại công ty bảo hiểm này.
Ở chiều ngược lại, Vegetexco đã mua thành công 10.1 triệu cp BHI như đăng ký. Số lượng cổ phiếu này chiếm 10.1% vốn cổ phần của BHI.
Ngày 29/01, BHI ghi nhận giao dịch thỏa thuận với khối lượng đúng bằng khối lượng giao dịch của Vegetexco. Giá trị giao dịch gần 192 tỷ đồng, tương ứng 19,000 đồng/cp. Phiên này, BHI đóng cửa ở mức 20,000 đồng/cp.
Đáng chú ý, khối lượng cổ phiếu BHI khớp lệnh trong phiên này chỉ đạt 1,500 cp. Như vậy trong số 10.1 triệu cp BHI giao dịch thỏa thuận sẽ có 9.95 triệu cp do Tập đoàn T&T chuyển nhượng cho Vegetexco và thu về hơn 189 tỷ đồng cho thương vụ.
Vegetexco cho biết từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn T&T và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội là các cổ đông chiến lược của doanh nghiệp nông sản này. Như vậy, khả năng cao là BHI vẫn nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T với vai trò công ty liên quan của Vegetexco.
Cuối tháng 12 vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản chấp thuận cho BHI chuyển nhượng cổ phần theo đề nghị của Công ty này cho DB Insurance và Vegetexco.
Trước đó vào ngày 14/06/2023, nhóm cổ đông của BHI đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng 75% cổ phần cho DB Insurance. Theo đó, một nhóm gồm 21 cổ đông sẽ chuyển nhượng 75 triệu cổ phần cho DB Insurance.
Điều này đồng nghĩa với việc BHI sẽ trở thành công ty con của DB Insurance. Theo bản công bố thông tin khi đăng ký giao dịch UPCoM, ngoài cổ đông lớn là T&T còn 2 cổ đông lớn khác của BHI là CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (nắm 9.98% vốn) và CTCP Đầu tư và Tư vấn Tài chính quốc tế (nắm 9.83% vốn).
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2023, BHI thu về lãi ròng hơn 8 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ. Trong đó, Công ty lỗ gộp từ kinh doanh bảo hiểm hơn 50 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tài chính tăng 77% lên gần 163 tỷ đồng, nhờ lãi tiền gửi tăng.
Diễn biến giá cổ phiếu BHI từ khi chào sàn UPCoM đến phiên 01/02/2024
Cổ phiếu BHI chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 21/07/2023. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu là 12,000 đồng/cp. Tính đến nay, thị giá của BHI đã tăng khoảng 75% so với khi chào sàn.
Khang Di
FILI
CTCP Bia Sài Gòn - Hà Nội thông báo chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 với tỷ lệ 10% bằng tiền. Theo đó, công ty mẹ là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) sẽ nhận về hơn 9 tỷ đồng từ đợt chi trả này.
Ảnh minh họa
Với tỷ lệ thực hiện 10% (sở hữu 01 cp được nhận 1,000 đồng) và 18 triệu cp đang lưu hành, ước tính BSH cần chi 18 tỷ đồng để trả cổ tức. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 08/01, ngày chi trả dự kiến vào 22/01/2024.
Hiện, cổ đông lớn nhất là Sabeco đang nắm giữ 9.38 triệu cp BSH, tương đương hơn 52.1% vốn, sẽ nhận về hơn 9 tỷ đồng từ đợt tạm ứng cổ tức này.
Hàng năm, BSH luôn trả 2 đợt cổ tức cho cổ đông với tổng tỷ lệ dao động từ 15-30% bằng tiền. Thói quen này được duy trì suốt 7 năm liên tiếp, kể từ năm 2017 đến nay.
Vào đầu tháng 4/2023, ĐHĐCĐ thường niên của BSH đã thông qua tỷ lệ cổ tức 2023 là 15% bằng tiền - thấp hơn so với mức 20% năm 2022. Sau đợt tạm ứng cổ tức nói trên, Công ty dự kiến còn ít nhất 1 đợt trả cổ tức nữa để hoàn thành kế hoạch đề ra.
Điểm qua kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, BSH ghi nhận doanh thu thuần gần 459 tỷ đồng và lãi ròng hơn 36 tỷ đồng, giảm lần lượt 3% và 23% so với cùng kỳ.
Năm 2023, Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần hơn 701 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022, nhưng lãi ròng dự kiến giảm 38% còn gần 36 tỷ đồng. Sau 9 tháng, BSH thực hiện được hơn 65% chỉ tiêu doanh thu, nhưng đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm.
Kết quả kinh doanh của BSH từ năm 2017-2022
Trong 1 tháng trở lại đây, giá cổ phiếu BSH vẫn đứng yên ở mốc tham chiếu 20,000 đồng/cp. So với đầu năm, thị giá đã giảm hơn 27%; thanh khoản bình quân khiêm tốn chỉ hơn 1,100 cp/ngày.
Diễn biến giá cổ phiếu BSH từ đầu năm 2023 đến nay
Thế Mạnh
FILI
Sabeco sắp nhận hơn 9 tỷ đồng từ Bia Sài Gòn - Hà Nội
CTCP Bia Sài Gòn - Hà Nội (UPCoM: BSH) thông báo chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 với tỷ lệ 10% bằng tiền. Theo đó, công ty mẹ là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) sẽ nhận về hơn 9 tỷ đồng từ đợt chi trả này.
Ảnh minh họa
Với tỷ lệ thực hiện 10% (sở hữu 01 cp được nhận 1,000 đồng) và 18 triệu cp đang lưu hành, ước tính BSH cần chi 18 tỷ đồng để trả cổ tức. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 08/01, ngày chi trả dự kiến vào 22/01/2024.
Hiện, cổ đông lớn nhất là Sabeco đang nắm giữ 9.38 triệu cp BSH, tương đương hơn 52.1% vốn, sẽ nhận về hơn 9 tỷ đồng từ đợt tạm ứng cổ tức này.
Hàng năm, BSH luôn trả 2 đợt cổ tức cho cổ đông với tổng tỷ lệ dao động từ 15-30% bằng tiền. Thói quen này được duy trì suốt 7 năm liên tiếp, kể từ năm 2017 đến nay.
Vào đầu tháng 4/2023, ĐHĐCĐ thường niên của BSH đã thông qua tỷ lệ cổ tức 2023 là 15% bằng tiền - thấp hơn so với mức 20% năm 2022. Sau đợt tạm ứng cổ tức nói trên, Công ty dự kiến còn ít nhất 1 đợt trả cổ tức nữa để hoàn thành kế hoạch đề ra.
Điểm qua kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, BSH ghi nhận doanh thu thuần gần 459 tỷ đồng và lãi ròng hơn 36 tỷ đồng, giảm lần lượt 3% và 23% so với cùng kỳ.
Năm 2023, Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần hơn 701 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022, nhưng lãi ròng dự kiến giảm 38% còn gần 36 tỷ đồng. Sau 9 tháng, BSH thực hiện được hơn 65% chỉ tiêu doanh thu, nhưng đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong 1 tháng trở lại đây, giá cổ phiếu BSH vẫn đứng yên ở mốc tham chiếu 20,000 đồng/cp. So với đầu năm, thị giá đã giảm hơn 27%; thanh khoản bình quân khiêm tốn chỉ hơn 1,100 cp/ngày.
Chuyên gia chứng khoán điểm tên nhóm ngành triển vọng cuối năm
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận diễn biến tăng giá trong 2 phiên đầu tuần, sau đó gặp áp lực chốt lời khi tiến đến ngưỡng cản 1.125 điểm
Theo các chuyên gia chứng khoán, việc lãi suất liên tục giảm sẽ giúp nhiều ngành hưởng lợi như bất động sản, chứng khoán, xây dựng và vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm, du lịch, bán lẻ, ô tô.
Tuần qua, TTCK tiếp tục có những diễn biến tích cực cả về điểm số lẫn thanh khoản. Áp lực chốt lãi cũng gia tăng với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sau đã tăng giá tốt chỉ trong một thời gian ngắn. Đâu là góc nhìn của ông/bà về thị trường trong tuần tới?
Ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank
Thị trường vẫn tiếp tục xu hướng tích cực trong trung hạn nhưng sau nhiều phiên tăng điểm và tiến gần tới vùng kháng cự mới ở 1.130-1.150 sẽ có những rung lắc nhất định và có khả năng điều chỉnh. Tuy vậy điều này không làm thay đổi xu hướng tích cực trung hạn hiện tại.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam
Tôi cho rằng, thị trường có thể đối mặt với áp lực điều chỉnh trong tuần giao dịch tới khi rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, mức hỗ trợ gần nhất cho nhịp điều chỉnh này là 1.100 điểm của chỉ số VN-Index.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Tuần vừa qua, thị trường chứng khoán đã ghi nhận diễn biến tăng giá trong 2 phiên đầu tuần, sau đó gặp áp lực chốt lời khi tiến đến ngưỡng cản 1.125 điểm. Đây vừa là vùng đỉnh cũ của VN-Index kể từ đầu năm, vừa là vùng cản cứng MA200 trên đồ thị tuần, do đó về mặt kỹ thuật, việc xảy ra hiện tượng chốt lời không quá bất ngờ.
Ông Nguyễn Anh Khoa
Xét về yếu tố cơ bản, tuần qua cũng là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, bao gồm kỳ họp của Fed, cơ cấu quỹ ETF và đáo hạn phái sinh. Trong đó, kỳ họp của Fed vừa qua đã đánh dấu lần ngừng tăng lãi suất đầu tiên sau 10 lần tăng liên tiếp, trước bối cảnh lạm phát Mỹ tháng 5 ghi nhận xuống mức 4%, thấp hơn mức dự báo của giới chuyên gia.
Thông thường, môi trường lãi suất thấp sẽ là điều kiện để thị trường chứng khoán sôi động hơn, bởi dòng tiền sẽ có xu hướng chuyển dịch sang nơi có tỷ suất sinh lời kỳ vọng lớn hơn. Do đó, mặc dù đà tăng giá có thể chưa quay trở lại ngay, song tôi kỳ vọng VN-Index sẽ không xuất hiện nhịp chỉnh lớn trong tuần tới. Các ngưỡng hỗ trợ nhà đầu tư nên lưu ý là vùng 1.100 điểm và vùng 1.075-1.080 điểm.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước, CTCK Bản Việt
Quan điểm kỹ thuật, tín hiệu kỹ thuật duy trì ở mức Tích cực đối với các chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, nỗ lực chinh phục kháng cự chưa thành công của VN-Index, VN30 (đối với đỉnh gần nhất) và đường EMA200 đối với HNX-Index có thể sẽ góp phần thúc đẩy lực bán gia tăng sau đó.
Dự báo trong những phiên giao dịch tới, thị trường với đại diện là chỉ số VN-Index có thể sẽ giảm điểm để một lần nữa kiểm định ngưỡng hỗ trợ EMA5 tại vùng 1.115 điểm. Với những nỗ lực hồi phục không thành công từ hỗ trợ này, xác suất VN-Index sẽ vi phạm đường EMA5 sẽ tăng cao hơn trong lần kiểm định này. Do đó, nhiều khả năng chỉ số đại diện sàn HOSE sẽ giảm xuống mức thấp hơn để kiểm định hỗ trợ EMA10 tại vùng 1.110 điểm và sau đó là đường EMA200 tại vùng 1.100 điểm. Xu hướng tăng điểm lên vùng 1.140-1.150 của VN-Index chỉ có thể được củng cố nếu chỉ số có thể tăng và đóng cửa trên mốc 1.120 điểm. Tuy nhiên, kịch bản này đang có xác suất xảy ra thấp hơn.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Thị trường đã có đoạn bứt phá tốt trong cả tháng 5 và 6 vừa qua, vì vậy thị trường cũng cần thời gian hạ nhiệt và lấy đà tiếp tục cho nhịp sóng mới. Một số nhóm cổ phiếu đã chạm ngưỡng kháng cự trung hạn vì vậy áp lực bán có thể gia tăng trong thời gian tới. Tuần tới, thị trường rung lắc vài phiên nhưng khả năng rơi không quá sâu và các nhịp giảm là cơ hội để tích luỹ cổ phiếu.
Ông Nguyễn Hữu Bình - Trưởng phòng đầu tư, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH)
Nhà đầu tư cá nhân là nhóm bán ròng mạnh nhất tuần qua và dường như họ đang áp dụng chiến lược tin ra là bán khi mà thông tin hạ lãi suất được công bố. Tuy nhiên, nhóm mua ròng tuần qua đã xuất hiện trở lại là khối ngoại và tổ chức. Tôi cho rằng, việc nhóm tổ chức quay lại có lẽ sẽ đánh dấu nhiều hơn vào khả năng của thị trường, có nghĩa là dòng tiền đang được nắn sang TTCK. Vì thế, xét về điểm số cuối phiên thì có thể VN-Index tuần tới loanh quanh vùng 1.100-1.115 điểm nhưng biến động sẽ diễn ra nhiều hơn ở trong phiên giao dịch.
Cuối tuần qua, NHNN có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. Thị trường đã có phản ứng rất tốt ở phiên sáng, nhưng có phần “khựng” lại ở cuối phiên chiều. Ông /bà đánh giá như thế nào về những động thái này, cũng như tác động như thế nào đến diễn biến thị trường trong thời gian tới? Liệu đã quá sớm để có thể kỳ vọng dòng vốn “rẻ” quay lại thị trường?
Ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank
Rõ ràng chính sách trong nước hỗ trợ kinh tế và thị trường tài chính khi tiền tệ được nới lỏng hơn mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, giúp kinh tế phát triển. Tuy vậy, trên thế giới xu hướng vẫn là thắt chặt và kỷ nguyên "tiền đắt" chưa có gì thay đổi. Có chăng là kỷ nguyên này cũng đâu đó ở đỉnh và khó lòng thắt chặt thêm. Do đó, Việt Nam là điểm sáng thu hút dòng vốn.
Tuy vậy, những chính sách và yếu tố vĩ mô luôn có độ trễ nên dòng tiền cũng cần thời gian chuyển đổi. Do đó, kỷ nguyên "tiền rẻ" cũng chưa thể quay lại sớm dù Việt Nam có lợi thế hơn khi chính sách được nới lỏng dần.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam
NHNN đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành, điều này cho thấy NHNN đang có những động thái nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát và tỷ giá đã hạ nhiệt. Đồng thời, các ngân hàng trung ương cũng đang có động thái giảm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ông Nguyễn Thế Minh
Trước mắt trong ngắn hạn, việc giảm lãi suất điều hành có thể tác động đến lãi suất huy động sẽ hạ nhiệt, kích thích dòng tiền dịch chuyển từ kênh tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán, nhưng tôi cho rằng tác động này sẽ là trung và dài hạn hơn là có ảnh hưởng ngắn hạn. Vì trong ngắn hạn, những yếu tố tin tức này đã được phản ánh vào đà tăng của thị trường trước đó, trong bối cảnh lãi suất cho vay ra chưa thể hạ nhiệt trong ngắn hạn và tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp là chưa thể diễn ra ngay.
Hiện nay, lãi suất cơ bản đã giảm về gần mức thấp nhất trong 2020 - 2022, nhưng lãi suất cho vay được dự báo là chưa thể hạ nhiệt ngay và tôi nhận định lãi suất cho vay sẽ có thể dần hạ nhiệt kể từ quý III/2023. Do đó, chúng ta có thể chưa đón nhận ngay dòng vốn rẻ trở lại ngay trong năm 2023, nhưng bối cảnh lãi suất huy động thấp hiện nay thì các nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc cơ cấu dòng tiền sang các kênh rủi ro hơn như chứng khoán.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Việc tiếp tục hạ lãi suất điều hành của NHNN trong tuần qua là một tín hiệu tốt hỗ trợ các doanh nghiệp trong nền kinh tế, cho thấy chính sách điều hành của NHNN đang duy trì xu hướng nới lỏng dần.
Áp lực chốt lời trong phiên chiều cuối tuần qua theo tôi chỉ mang tính ngắn hạn nhằm cân bằng cung - cầu, còn xu hướng lớn nhìn chung vẫn sẽ là xu hướng tăng giá. Do đó, động thái chốt lời này theo tôi không quá đáng ngại.
Mặc dù hiện tại vẫn còn sớm để có thể kỳ vọng dòng vốn “rẻ” quay trở lại thị trường, đặc biệt từ phía thị trường quốc tế lớn như Mỹ, EU khi mặt bằng lãi suất vẫn còn rất cao, song nhà đầu tư có thể nhìn thấy bức tranh nới lỏng tiền tệ đang bắt đầu được hình thành trên thế giới và có thể kỳ vọng yếu tố chuyển dịch dòng tiền sang các kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn trong thời gian tới.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước, CTCK Bản Việt
Động thái này của NHNN phù hợp với chỉ đạo gần nhất của Chính phủ. Đây là đợt giảm lãi suất thứ tư của NHNN trong năm nay, với tổng mức cắt giảm là: (1) 50 điểm cơ bản đối với trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 1 tháng, (2) 125 điểm cơ bản đối với trần lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, (3) 150 điểm cơ bản đối với lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu và (4) 200 điểm cơ bản đối với lãi suất O/N trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Do cần thời gian để chính sách tiền tệ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu tín dụng (đặc biệt là từ khách hàng cá nhân) sẽ bắt đầu phục hồi trong nửa cuối năm 2023. Việc cắt giảm thêm lãi suất điều hành hiện nay cũng sẽ giúp giảm hình thành nợ xấu và hỗ trợ nhẹ cho NIM của các ngân hàng tăng trong nửa cuối năm 2023. Còn đối với thị trường chứng khoán, việc giảm lãi suất cũng giúp dòng tiền chuyển hướng từ tiết kiệm sang đầu tư.
Tuy nhiên, các đợt cắt giảm lãi suất trong thời gian ngắn của NHNN cũng có nguy cơ gây áp lực lên tỷ giá USD/VND và dòng chảy ngoại hối trong một nền kinh tế nhỏ nhưng mở như Việt Nam. Điều này cần được theo dõi cẩn thận, trong bối cảnh Fed đã báo hiệu khả năng tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay, mặc dù Fed vẫn giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 6 gần đây.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Lãi suất đang bắt đầu hạ nhiệt và về dài hạn sẽ kích thích dòng tiền tập trung vào một số lĩnh vực mà chứng khoán là kênh sẽ thu hút tương đối dòng vốn giá rẻ. Hiện tại, một lượng lớn dòng tiền đã quay lại kênh chứng khoán và khi thị trường tăng trưởng tích cực sẽ càng thu hút dòng tiền mạnh hơn.
Ông Nguyễn Hữu Bình - Trưởng phòng đầu tư, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH)
Với việc hạ lãi suất lần này có thể nói rằng mức lãi suất tiền gửi thực sự thấp và điều đó chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý của người dân. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn, người có tiền cũng chưa nhìn thấy triển vọng nào. Vì thế, hoặc họ sẽ gửi vào ngân hàng, hoặc họ sẽ tìm kiếm cơ hội trên kênh đầu tư mạo hiểm hơn là chứng khoán.
Thống kê tuần qua dòng vốn tổ chức trong nước và nước ngoài là đối tượng mua ròng khá tích cực có thể là sự phản ánh điều này dù đây chưa đủ con số để khẳng định. Tuy nhiên, nếu nhìn vào TTCK của rất nhiều quốc gia, thậm chí cả những đang vật lộn với lạm phát và lãi suất cao thì TTCK vẫn tăng mạnh như Argentina, Lào, Thổ Nhĩ Kỳ… cho thấy rằng tiền đang tìm kênh sinh lời dù có mạo hiểm. Trong khi thống kê chung tại TTCK châu Á thì 2 chỉ số HNX-Index và VN-Index vẫn nằm trong nhóm có mức hồi phục rất thấp cùng với các chỉ số của Trung Quốc.
Có thể nhìn thấy đà khởi sắc của thị trường gần đây với thanh khoản cao trong các phiên đã khiến nhà đầu tư quay trở lại với nhóm cổ phiếu được cho là hưởng lợi lớn nhất là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, đà tăng của nhóm này không vững khi nhiều nhà đầu tư tranh thủ chốt lời sớm. Ông/bà đánh giá như thế nào đối với nhóm cổ phiếu này ở thời điểm hiện tại?
Ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank
Ông Phan Dũng Khánh
Nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng – chứng khoán vốn ảnh hưởng nhiều đến chỉ số chung nên khi thị trường tích cực phải có nhóm này dẫn dắt. Do đó, tiềm năng nhóm này là lớn nhưng nghiêng về trung dài hạn nhiều hơn là ngắn hạn, nhất là khi tăng điểm trong thời gian ngắn dễ gặp chốt lời ngắn hạn đặc biệt khi thị trường tiến gần đến vùng kháng cự.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam
Việc giảm lãi suất sẽ tác động tích cực trực tiếp lên nhóm cổ phiếu chứng khoán trong thời gian tới. Đồng thời, thanh khoản của TTCK đang có triển vọng tích cực hơn và tôi dự báo thanh khoản trung bình trong 6 tháng cuối năm có thể đạt mức 15.000 tỷ đồng/phiên.
Ngoài ra, tôi dự báo xu hướng của TTCK Việt Nam sẽ có xu hướng tăng rõ ràng hơn trong 6 tháng cuối năm, cho nên nguồn thu từ tự doanh của các công ty chứng khoán cũng sẽ tích cực hơn. Do đó, tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của nhóm chứng khoán có thể tăng trưởng so với 6 tháng cuối năm cùng kỳ do mức nền thấp trong 6 tháng cuối năm 2022.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Với nhóm các công ty chứng khoán, tôi cho rằng triển vọng hồi phục trong quý II của các công ty chứng khoán so với quý I có thể sẽ xuất hiện khi thanh khoản trung bình của HOSE từ đầu tháng 4 tới nay đạt trên 13.000 tỷ đồng, cao hơn 31% so với quý I/2023, đồng thời điểm số thị trường cũng tiếp tục tăng khoảng 5% trong quý II, cho thấy kết quả hoạt động môi giới và tự doanh có thể có sự khởi sắc.
Bên cạnh đó, quan sát yếu tố lãi suất tại các ngân hàng thương mại, có thể thấy diễn biến lãi suất kể từ quý II đã có sự đi xuống khá mạnh mẽ, sau nhiều biện pháp từ NHNN trong việc điều hành chính sách lãi suất thời gian qua. Do đó, với một ngành nghề có beta cao như chứng khoán, giá cổ phiếu thường phản ánh ngay kỳ vọng sau khi các thông tin về lãi suất được công bố.
Một điểm cần chú ý khác là mặt bằng định giá của nhóm chứng khoán đang có xu hướng tăng khá mạnh, chủ yếu đang ở mức trung bình lịch sử, cá biệt một số cổ phiếu đang vượt mức trung bình lịch sử + 1 lần độ lệch chuẩn. Do đó, áp lực chốt lời ngắn hạn có thể xuất hiện, song tôi kỳ vọng xu hướng trung-dài hạn của nhóm chứng khoán vẫn sẽ là tăng giá chủ đạo nhờ các chính sách nới lỏng dần gần đây cũng như số tài khoản mở mới cũng đã bắt đầu tăng trở lại.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước, CTCK Bản Việt
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh
Với thanh khoản gần đây tăng tạo thuận lợi cho nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán vốn dựa vào việc thu phí. Đà khởi sắc tăng của thị trường cũng giúp khách hàng mạnh tay sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn, margin tăng thì phí thu được của các công ty chứng khoán cũng tăng. Ngoài ra, thị trường khởi sắc thì các mảng tư vấn doanh nghiệp, tự doanh của các công ty chứng khoán cũng tốt hơn. Do vậy, việc các cổ phiếu chứng khoán hưởng lợi từ thị trường khởi sắc là hiển nhiên. Tuy nhiên, với việc giá cổ phiếu tăng nhanh trong thời gian qua thì một số nhà đầu tư chốt lời là không tránh được.
Những công ty chứng khoán không bị ảnh hưởng nhiều bởi trái phiếu hoặc danh mục đầu tư không có trái phiếu, nếu thị trường vẫn tiếp tục thanh khoản tốt thì cổ phiếu của các công ty này vẫn có thể đầu tư.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đã lấy lại mốc giá cũ của 1 năm trước với mốc tăng trưởng trên 50% kể từ đáy. Ở vùng giá này nhiều cổ phiếu đã không còn mấy hấp dẫn về mặt định giá, vì vậy áp lực bán chốt lãi sẽ gia tăng trong thời gian tới. Nếu hoạt động kinh doanh của nhóm công ty chứng khoán khởi sắc trở lại trong quý II thì sẽ kích thích dòng tiền tiếp tục tham gia đầu tư vào nhóm này.
Ông Nguyễn Hữu Bình - Trưởng phòng đầu tư, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH)
Có nhiều người tin rằng lãi suất giảm thì cố phiếu ngành chứng khoán sẽ tốt bởi tiền sẽ vào thị trường. Thực tế, nếu tiền chảy vào TTCK thì nó sẽ lan tỏa và tìm tới bất cứ cổ phiếu nào có cơ hội. Tuy nhiên, ngành chứng khoán hưởng lợi không chỉ riêng thanh khoản, chúng ta cần nhìn nhận ở những mảng kinh doanh của họ. Mảng môi giới đang cạnh tranh khốc liệt và có rất nhiều công ty đang có chiến lược mới và hạ dần phí giao dịch. Ngoài ra, các mảng khác như tự doanh, IB đề không dễ dàng gì trong giai đoạn này.
Trong khi đó, nếu xét theo hệ số kinh doanh thì chưa chắc đã hấp dẫn khi mà vốn của các công ty đang rất lớn. Quan sát nhóm này có thể thấy khá nhiều cổ phiếu tăng gấp 2 lần kể từ đáy, hay tăng 2 lần chỉ trong vài tháng là mức tăng có thể nói cao nhất trong các ngành của thị trường.
Bên cạnh việc NHNN liên tục đưa ra các biện pháp nới lỏng tiền tệ, thị trường cũng kỳ vọng thông qua nhiều chính sách được đề xuất tại kỳ họp Quốc hội lần 5 khóa XV liên quan đến thị trường bán lẻ, bất động sản hay hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giúp thị trường hồi phục tích cực, bền vững hơn. Nếu nhìn từ chuyển động này, nhóm ngành, nhóm cổ phiếu cụ thể nào có nhiều cơ hội hơn?
Ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank
Các nhóm xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng – chứng khoán, doanh nghiệp công nghệ, năng lượng, bán lẻ và các doanh nghiệp có định hướng mở rộng kinh doanh, thị phần sẽ được hưởng lợi. Sau đó, đến nhóm bất động sản, nhưng khả năng nhóm này sẽ chạy sau nhóm kia một khoảng thời gian.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam
Tôi kỳ vọng bức tranh tín dụng có thể sáng sủa hơn trong thời điểm 6 tháng cuối năm khi lãi suất giảm và tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng tích cực hơn so với 6 tháng đầu năm 2023. Đồng thời, các chính sách tài khóa cũng đang là yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong nước. Do đó, các yếu tố cộng hưởng trên có thể sớm thúc đẩy kinh tế bước vào chu kỳ đầu hồi phục trong 6 tháng cuối năm 2023 với các nhóm được kỳ vọng như bất động sản, chứng khoán, xây dựng và vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm, du lịch, bán lẻ, ô tô.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Theo quan điểm của tôi, yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp thương mại không chỉ từ phía nguồn cung mà còn phải tới từ nhu cầu người tiêu dùng. Trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh ở cả trong nước lẫn quốc tế thời gian qua, thu nhập khả dụng của người dân có xu hướng suy giảm, dẫn tới sự suy yếu về nhu cầu tiêu thụ trong ngành hàng bán lẻ cũng như xuất khẩu.
Lãi suất điều hành trong nước đang giảm đáng kể thời gian gần đây sẽ là cơ hội để người dân gia tăng chi tiêu nhờ cơ hội kiếm việc làm cao hơn và lãi suất trả góp thấp hơn.
Với thị trường xuất khẩu, tôi cho rằng, cần phải có thêm thời gian do lạm phát cũng như mặt bằng lãi suất ở các thị trường lớn như EU, Mỹ đều đang ở mức cao, trong khi thị trường Trung Quốc đang chứng kiến nhu cầu tiêu thụ yếu hơn kỳ vọng.
Với nhóm ngành sản xuất, yếu tố lãi vay suy giảm cũng sẽ là điểm sáng hỗ trợ lợi nhuận cho các doanh nghiệp, song tuỳ vào quy mô vay nợ thì sẽ tác động nhiều hay ít lên lợi nhuận. Tôi cho rằng thời gian tới, với việc duy trì động thái nới lỏng tiền tệ, tôi kỳ vọng một số nhóm ngành sau sẽ được hưởng lợi sớm nhất:
(1) Nhóm ngành chứng khoán, bất động sản, với hệ số beta lớn sẽ có độ nhạy cao với diễn biến lãi suất.
(2) Nhóm doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định lớn như thép, điện có thể được hưởng lợi khi lãi suất giảm sẽ giảm tác động tiêu cực lên lợi nhuận.
(3) Nhóm bán lẻ, thực phẩm đồ uống khi lãi suất cho vay suy giảm sẽ giúp (i) Các doanh nghiệp giảm bớt áp lực lãi vay và (ii) Nhu cầu tiêu thụ của người dân sẽ tăng trở lại khi giảm được gánh nặng chi phí phải trả.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)
Các nhóm ngành sản xuất, thương mại, xuất khẩu được kỳ vọng sẽ phục hồi dần trở lại trong nửa kỳ sau của năm nhưng mức độ sẽ tuỳ ngành. Một số ngành như vật liệu xây dựng, thuỷ sản, dệt may có thể quan tâm trong thời gian tới khi đang dần tạo đáy và tăng trưởng trở lại nhờ hoạt động xuất khẩu ổn định và nhu cầu đầu tư xây dựng gia tăng.
Ông Nguyễn Hữu Bình - Trưởng phòng đầu tư, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH)
Ông Nguyễn Hữu Bình
Góc nhìn của tôi là dù lãi suất có giảm, nhưng tín dụng thực sự chưa chắc đã tích cực khi mà nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn. Cần nhìn nhận một điểm khác biệt so với những lần trước là sự suy thoái lần này là bị tác động cả trong lẫn ngoài. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu, vào FDI mà mảng này đang chịu ảnh hưởng bởi thế giới.
Chúng ta còn chưa nhìn thấy và còn tiếp tục dự báo kinh tế thế giới những quý kế tiếp còn tiếp tục suy giảm thì làm sao để xuất khẩu. Từ đó, thu nhập của người dân sẽ ngày càng yếu đi thì dù có giảm lãi suất cũng chỉ tác động phần nhỏ.
Nhìn sang Trung Quốc hay Nhật Bản, những nước đang đi ngược thế giới là nới lỏng tiền tệ thay vì thắt chặt, nhưng tiêu dùng nội địa của họ vẫn rất khiêm tốn. Tóm lại tôi cho rằng, vào thời điểm này chưa nhìn thấy rõ nhóm ngành nào hưởng lợi, mà hưởng lợi chung của tất cả những ai đang vay vốn khi lãi suất hạ nhiệt. Lãi suất không phải là yếu tố quyết định, dù có giảm nữa mà đầu ra của sản xuất không có thì không ai dám vay. Còn khi có đầu ra thì lãi suất dù tăng mạnh vẫn vay bình thường.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.