Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
10 DN sắp trả cổ tức bằng tiền, cao nhất 21%
Thêm 10 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền
1. CTCP Cấp nước Sóc Trăng (Mã STW):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 9/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2022: 9,36% (936 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 18/10/2024
2. CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Mã SBB):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 9/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức tạm ứng 2024: 5% (500 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 22/10/2024
3. CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Vinacomin (Mã ITS):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 10/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 1% (100 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 25/10/2024
4. CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (Mã TCT):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 10/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 5% (500 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 14/11/2024
5. CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa (Mã SKH):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 10/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 21,12% (2.112 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 30/10/2024
6. Tổng CTCP Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Mã TLP):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 10/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 2,5% (250 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 25/10/2024
7. CTCP CNG Việt Nam (Mã CNG):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 15/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 12% (1.200 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 31/10/2024
8. CTCP EVN quốc tế (Mã EIC):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 15/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức đợt 1/2024: 7% (700 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 26/12/2024
9. CTCP K.I.P Việt Nam (Mã KIP):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 21/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 8% (800 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 8/11/2024
10. CTCP Du lịch – Thương mại Tây Ninh (Mã TTT):
- Ngày đăng ký cuối cùng: 22/10/2024
- Tỷ lệ cổ tức 2023: 20% (2.000 đồng/cổ phiếu)
- Ngày thanh toán: 25/11/2024
Đã giữa tháng 7, nhưng nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn đang xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, nhiều nơi còn chưa chốt được ngày.
Ảnh minh họa
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp cần thiết, HĐQT Công ty có thể gia hạn cuộc họp này, song không không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Tính đến hết ngày 30/06/2024, mùa ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 đã chính thức khép lại. Tuy nhiên, tới thời điểm này, vẫn còn hàng loạt doanh nghiệp trên sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM chưa tổ chức được Đại hội.
Phần lớn doanh nghiệp đưa ra những lý do chung chung, “vô thưởng vô phạt” như hoàn thiện tài liệu/văn kiện hay để công tác chuẩn bị được chu đáo... qua đó lỡ hẹn kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên trước ngày 30/06/2024.
Một số công ty đã gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ đến cuối tháng 7, thậm chí sang đến đầu tháng 8/2024, như trường hợp của CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây (Sabibeco, UPCoM: SBB), CTCP Giống cây trồng Hải Dương H, CTCP Xây dựng - Địa ốc Cao su R, CTCP Cấp nước Sóc Trăng S.
Trong khi đó, không ít doanh nghiệp niêm yết tới nay còn chưa chốt ngày tổ chức đại hội (lần 1) như CTCP Tổng Bách Hóa T, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP (Mitraco, UPCoM: MTA)...
Lý do khách quan “triệu tập bất thành”
Nhiều trường hợp doanh nghiệp chưa thể hoàn tất ĐHĐCĐ đúng thời hạn do lần 1 không đủ điều kiện để tiến hành (tỷ lệ cổ phần tham dự đại hội thấp hơn 50%), vì vậy phải triệu tập tới lần 2, thậm chí lần 3.
CTCP Spiral Galaxy S đã thông qua tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần 3 vào ngày 16/07. Trước đó, đại hội lần 1 (ngày 26/04) và lần 2 (ngày 14/06) đã không đủ điều kiện tổ chức, khi vẫn chỉ có 2 cổ đông, đại diện 3.68% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đây không phải lần đầu SPI đại hội bất thành. ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của SPI cũng phải chờ tới lần thứ 3 mới có thể tổ chức. Thời điểm đó, chỉ có 3 cổ đông, đại diện 26.97% số cổ phần có quyền biểu quyết.
CTCP Đại Việt Group DVG D còn phải hoãn đại hội lần 3 sang ngày 29/07, thay vì ngày 28/06 như thông báo trước đó, với lý do khách quan và tình hình thực tế của Công ty.
Sau 2 lần bất thành vào ngày 26/04 và 31/05, cuộc họp lần tới của DVG chắc chắn sẽ diễn ra, do không còn cần thỏa mãn yêu cầu về tỷ lệ tham dự. Năm ngoái, ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của DVG cũng phải tới lần thứ 3 mới thành công.
Tình trạng không thể tổ chức Đại hội lần 1 và phải thông báo mời họp lần 2 còn rơi vào trường hợp của CTCP PGT Holdings P, CTCP Chứng khoán APG A, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSEL QCG), CTCP Quốc Tế Holding L và CTCP Đầu tư Sao Thăng Long D.
Hy hữu nhất là trường hợp của Quốc Cường Gia Lai khi Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan vắng mặt khiến cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần 1 bất thành trong ngày 30/06.
Thông tin tới cổ đông, đại diện QCG cho biết sức khỏe bà Loan không tốt, do phải phẫu thuật vào ngày 28/06, đồng thời cổ đông lớn là bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan) cũng không tham dự. Chủ tịch HĐQT QCG Lại Thế Hà hy vọng cổ đông thông cảm vì trường hợp bất khả kháng trên, đồng thời khẳng định sẽ cố gắng tổ chức sớm nhất trong lần tiếp theo.
Hiện bà Như Loan sở hữu 37.05% và bà My nắm 14.3% vốn QCG.
Một số lý do đặc biệt để xin gia hạn ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 có thể kể đến như CTCP Địa chính Hà Nội D, do UBND TP. Hà Nội chưa có quyết định về việc cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty, khi ông Nguyễn Đức Hào - Chủ tịch HĐQT nghỉ hưu theo quy định.
Hay như CTCP 26 (UPCoM: X26), CTCP X20 (HNX: X20) phải chờ thủ tục thẩm định, chấp thuận của Bộ Tài Chính; còn CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLAND (UPCoM: HLD) chưa hoàn tất các thủ tục xin ý kiến công ty mẹ và cơ quan quản lý cấp trên về các nội dung họp ĐHĐCĐ...
Cổ phiếu nhận án cảnh báo
Theo Quy chế và giao dịch chứng khoán niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết chưa họp ĐHĐCĐ thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính sẽ vào diện chứng khoán bị cảnh báo.
Với lý do trên, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào diện cảnh báo, dù vẫn đang trong diện kiểm soát và hạn chế giao dịch từ ngày 20/05/2024.
Đáng nói, HTP có 2 lần dời ngày ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, dự kiến trong tháng 7, nhưng chưa có thời gian cụ thể, thay vì không vượt quá ngày 30/06 như đề cập trước đó. Lý do vẫn là cần thời gian để chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đại hội.
Cổ phiếu CTCP DRH Holdings D và CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á D cũng nhận án cảnh báo vì chưa tổ chức ĐHĐCĐ, dù cả 2 đều thuộc diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch phiên chiều) do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 - quá 45 ngày so với thời gian quy định.
Vì việc này, DRH đã gia hạn ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 tới lần thứ 2 là ngày 19/07, nhưng cũng chưa chắc chắn, khi ghi chú thêm “hoặc một ngày khác, nhưng không trễ hơn 21 ngày kể từ ngày có BCTC kiểm toán năm 2023”.
Còn DAG dời Đại hội tới ngày 09/07, do cần thêm thời gian để thống nhất số liệu với đơn vị kế toán; kiện toàn nhân sự... Trong thư mời họp, Công ty chốt ngày tổ chức là 15/7, tức trễ gần 1 tuần.
Gợi lên “nỗi đau” cho nhà đầu tư
Dễ nhận thấy điểm chung ở các doanh nghiệp tổ chức ĐHĐCĐ muộn năm nay là tình hình kinh doanh không được thuận lợi, thậm chí thua lỗ nặng hay xáo trộn cổ đông lớn, bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là giá cổ phiếu lao dốc mạnh...
Điển hình là trường hợp của Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO, HOSE: VNE) phải thay đổi ngày ĐHĐCĐ thường niên 2024 không muộn hơn 15/09. Công ty cho biết, cần thêm thời gian để tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại trên một số công trình trọng điểm nhằm hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, số liệu trình ĐHĐCĐ xem xét, quyết định.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu VNE bị chuyển vào diện cảnh báo từ ngày 10/07, dù đang nằm trong danh sách kiểm soát do tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 và thuộc diện cảnh báo do chậm nộp BCTC năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp.
VNE giảm sàn 8 phiên liên tục trong tháng 10/2023. Biểu đồ: VietstockFinance
Trên sàn, cổ phiếu VNE từng gây sốc khi xuất hiện nhịp giảm 13 phiên liên tiếp, trong đó có chuỗi 8 phiên sàn kéo dài từ 17-26/10/2023, đưa thị giá lao dốc từ vùng 11,600 đồng/cp về 6,470 đồng/cp, tức giảm 44%. Tại văn bản giải trình "như văn mẫu", VNECO cho biết cổ phiếu biến động do thị hiếu nhà đầu tư, quy luật cung cầu thị trường, nằm ngoài sự kiểm soát của ban lãnh đạo; doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường.
Lợi nhuận ròng của VNE từ năm 2007-2023
Cùng diễn biến thị giá lao dốc, nhiều lãnh đạo và cổ đông lớn của VNECO liên tục “thoát hàng”, bao gồm nhiều giao dịch do công ty chứng khoán bán giải chấp. VNE cũng đánh dấu năm đầu tiên thua lỗ kể từ khi niêm yết trên HOSE vào năm 2007, với mức lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng trên BCTC kiểm toán năm 2023, trong khi báo cáo tự lập lãi hơn 11 tỷ đồng và kém xa số lãi 15 tỷ đồng năm 2022.
Đáng nói, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của VNECO năm 2022-2023 ở trạng thái âm lần lượt gần 851 tỷ đồng và 231 tỷ đồng.
Thế Mạnh
FILI
Cổ đông lớn STW bán thỏa thuận hơn 1.7 triệu cp cho doanh nghiệp của Chủ tịch
Theo báo cáo giao dịch, ngày 26/12/2023, ông Nguyễn Minh Phương - cổ đông lớn của CTCP Cấp nước Sóc Trăng (UPCoM: STW) đã bán ra hơn 1.7 triệu cp STW. Cũng trong phiên giao dịch, CTCP VBIC Việt Nam đã mua thỏa thuận số lượng cổ phiếu tương tự.
Cụ thể, ông Phương bán ra số cổ phiếu trên với mục đích rút tiền vào việc cá nhân. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Phương tại Công ty giảm từ 16% xuống còn 5.1%, tương đương 809,101 cp.
Ngược lại, tỷ lệ sở hữu của VBIC Việt Nam sau giao dịch tăng từ 8.1% lên 19%, tương đương hơn 3 triệu cp. Trước đó, doanh nghiệp này đăng ký mua đến hơn 2.5 triệu cp. VBIC Việt Nam cho biết lý do không mua hết số cổ phiếu đăng ký là vì chưa tìm được bên bán.
Theo dữ liệu giao dịch, giá trị thương vụ giữa VBIC Việt Nam và ông Phương hơn 52 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của VBIC Việt Nam là ông Nguyễn Quang Mãi cũng đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc STW. Mặt khác, Thành viên Ban Kiểm soát STW - ông Nguyễn Trọng Kiên đang đồng thời đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc VBIC Việt Nam. Cả hai ông Mãi và ông Kiên đều không sở hữu bất kỳ cổ phiếu STW nào.
Đại gia Đặng Thành Tâm dự tính thêm 2 KCN 1.300ha, đón đại bàng Trung, Mỹ, Nhật
KBC mở rộng quy mô diện tích khu công nghiệp.
Doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm tiếp tục mở rộng diện tích đất khu công nghiệp để đón dòng vốn lớn đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ...
Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) của ông Đặng Thành Tâm đang nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án khu công nghiệp (KCN) Cờ Đỏ - Thới Lai, quy mô khoảng 1.070ha và KCN Công nghệ cao Ô Môn rộng 250ha, tổng mức đầu tư dự kiến 17.000 tỷ đồng.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vào TP. Cần Thơ diễn ra hôm 10/12. Đây là bước đi mới trong nỗ lực mở rộng diện tích đất khu công nghiệp trên khắp cả nước của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm trong bối cảnh Việt Nam nhắm đến dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ...
Đến nay, KBC của ông Đặng Thành Tâm có 25 khu công nghiệp, với tổng diện tích 6.387ha đất công nghiệp và 1.263ha đất đô thị.
Các khu công nghiệp này hút hơn 1.000 dự án đầu tư, trong đó có rất nhiều tập đoàn lớn đến từ 30 quốc gia và khu vực trên thế giới, như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... với tổng số vốn đầu tư hơn 20 tỷ USD.
Điển hình là các nhà đầu tư lớn đến từ Hàn Quốc như LG, Haengsung,... tại KCN Tràng Duệ (Hải Phòng), KBC cũng đang triển khai dự án KCN Tràng Duệ 3 quy mô 687ha và thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, xe điện và bán dẫn...
Hay tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh), doanh nghiệp của ông Tâm thu hút được các "ông lớn" Foxconn, Canon, Goertek... Còn tại KCN Quang Châu (Bắc Giang) là các nhà đầu tư chiến lược như Foxconn, Luxshare, Lens...
Hôm 11/12, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng giám đốc KBC - cũng góp mặt trong đoàn đại biểu chào đón và làm việc cùng Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang khi ông này sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
KBC dự kiến doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2023 lần lượt 9.000 tỷ đồng và 4.000 tỷ đồng như đề ra. Năm nay, KBC tập trung cho các doanh nghiệp đến từ Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc và Hàn Quốc, với các dự án sản xuất điện tử, linh kiện tai nghe, logistics, đồ điện gia dụng.
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu KBC đạt 32.200 đồng/cp.
Tin doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán còn một số sự kiện quan trọng khác của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
* STW: CTCP VBIC Việt Nam, cổ đông lớn của CTCP Cấp nước Sóc Trăng đăng ký mua thêm hơn 2,5 triệu cổ phiếu STW nhằm nâng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 14/12/2023-12/1/2024.
* AVC: CTCP Thủy điện A Vương thông báo chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền với tỷ lệ 20,95%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/12/2023 và ngày thanh toán dự kiến vào 14/3/2024.
* VNM: CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk thông báo chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 và đợt 3/2023 bằng tiền mặt, với tổng số tiền chi trả lên tới 2.900 tỷ đồng.
* S4A: CTCP Thủy điện Sê San 4A thông báo chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức đợt 2/2022 và tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/12 và ngày thanh toán dự kiến vào 28/12/2023.
* FLC: HĐQT CTCP Tập đoàn FLC công bố ĐHĐCĐ bất thường của FLC sẽ được tổ chức vào 8h sáng 2/1/2024, tại Tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm (Hà Nội).
* HDG: Nhóm quỹ ngoại liên quan Dragon Capital vừa mua thêm 270.000 cổ phiếu HDG để nâng sở hữu từ 12,94% lên 13,03% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ Norges Bank mua vào 220.000 cổ phiếu và quỹ KB Vietnam Focus Balanced Fund mua vào 50.000 cổ phiếu.
* HTG: Cục thuế TP. Đà Nẵng vừa ra quyết định xử phạt 31,15 triệu đồng vi phạm thuế đối với Tổng CTCP Dệt may Hoà Thọ vì đã khai sai các kỳ khai thuế tháng 2, tháng 3, tháng 5 và tháng 6 năm 2023 dẫn đến làm tăng số thuế giá trị gia tăng.
* XDC: HNX vừa ra quyết định hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu XDC của CTCP Xây dựng Công trình Tân Cảng. Theo đó, 8.200 cổ phiếu XDC trên sàn UPCOM sẽ bị hủy đăng ký giao dịch từ 29/12 tới.
* PET: Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco vừa công bố ước tính lợi nhuận cả năm đạt 180 tỷ đồng song không nêu rõ lợi nhuận sau thuế hay trước thuế.
VN-Index
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, VN-Index tăng 2,13 điểm (+0,19%) lên 1.127,63 điểm, HNX-Index tăng 0,34 điểm (0,15%) lên 231,71 điểm, UpCOM-Index giảm 0,13 điểm (0,16%), xuống còn 85,35 điểm.
Công ty Chứng khoán SHS cho hay, dưới góc nhìn ngắn hạn, đà hồi phục mạnh vừa qua đưa VN-Index thoát khỏi trì kéo của nền tích lũy cũ và sau khi test hỗ trợ 1.100 điểm thành công, thị trường có khả năng sẽ hình thành nhịp tăng mới.
Tuy nhiên, nhịp hồi phục vẫn mang tính kỹ thuật mà chưa hình thành uptrend. Thị trường đã dần hình thành nền tích lũy ngắn hạn để tạo cơ sở hướng tới cản ngắn hạn đầu tiên quanh 1.150 điểm.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank, thị trường tuy không có nhiều sự thay đổi lớn về mặt chỉ số, nhưng vẫn đang thể hiện sự phân hóa thông qua việc dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành. Theo thống kê, nhóm cổ phiếu thép ghi nhận mức tăng nổi bật nhất, xấp xỉ 1,6%.
Hai chỉ báo MACD và RSI vẫn đang hướng lên cùng với sự mở rộng của dải Bollinger band lên phía trên cho thấy VN-Index vẫn đang vận động tốt và hướng lên khu vực 1.140-1.160 điểm.
CTCP VBIC Việt Nam, cổ đông lớn của CTCP Cấp nước Sóc Trăng , đăng ký mua thêm hơn 2.5 triệu cp STW nhằm nâng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 14/12/2023-12/01/2024.
Nếu giao dịch thành công, VBIC Việt Nam sẽ nâng sở hữu từ gần 1.3 triệu cp (tỷ lệ 8.1%) lên hơn 3.8 triệu cp (tỷ lệ 24%). Chiếu theo thị giá STW phiên chiều 11/12 (12,400 đồng/cp), ước tính tổ chức này cần chi hơn 31 tỷ đồng để mua hết số cổ phiếu đăng ký.
Về mối liên hệ, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc STW - ông Nguyễn Quang Mãi là Chủ tịch HĐQT VBIC Việt Nam; ông Nguyễn Trọng Kiên - Thành viên Ban kiểm soát STW đồng thời là Tổng Giám đốc VBIC Việt Nam. Hiện, cả hai cá nhân này đều không nắm giữ cổ phiếu STW nào.
Ông Nguyễn Quang Mãi được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT STW kể từ ngày 24/08/2023, thay cho ông Nguyễn Trọng Hiếu do có đơn từ nhiệm
Cùng chiều giao dịch, bà Đặng Như Ý đã nâng tỷ lệ sở hữu tại STW từ 0.62% lên hơn 1.37% (tương đương 218,000 cp), sau khi mua vào 119,900 cp trong số 120,000 cp STW đăng ký, từ ngày 06/11-05/12/2023. Lý do không hoàn tất giao dịch là không có cổ đông nhà đầu tư khác bán cổ phiếu.
Về mối liên hệ, bà Ý là con gái của ông Đặng Văn Ngọ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của STW. Hiện, ông Ngọ đang nắm giữ 7,900 cp STW, tương ứng gần 0.05% vốn.
Trong hơn 1 tháng trở lại đây, giá cổ phiếu STW đứng yên ở mốc tham chiếu 12,400 đồng/cp, hơn gấp 3 lần đầu năm. Đây là vùng giá cao nhất trong hơn 5 năm qua của cổ phiếu STW và chỉ thấp hơn 12% so với đỉnh lịch sử 14,100 đồng/cp ghi nhận vào đầu tháng 7/2018 (thời điểm cổ phiếu này được giao dịch lần đầu trên UPCoM).
Diễn biến cổ phiếu STW từ đầu năm 2023 đến nay
Vào cuối tháng 8/2023, STW ghi nhận biến động cổ đông lớn sau khi CTCP Hawaco bán toàn bộ hơn 6.3 triệu cp nắm giữ, tương ứng 40% vốn của STW, trong ngày 23/08. Sau giao dịch, tổ chức này không còn là cổ đông tại đây.
Cùng ngày, hai cá nhân là Nghiêm Thị Lệ Hằng và Nguyễn Minh Phương đã mua vào đúng số cổ phần nói trên với tổng giá trị khoảng 64 tỷ đồng (tương ứng giá trung bình 10,050 đồng/cp). Sau giao dịch, hai vị này trở thành hai cổ đông lớn nắm giữ lần lượt 24% và 16% vốn của STW.
Tại cuối tháng 6/2023, cổ đông lớn nhất của STW là Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng nắm giữ 49%, tương ứng hơn 77.7 triệu cp.
Vượt 50% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng
Về kết quả kinh doanh, quý 3/2023, STW ghi nhận doanh thu thuần hơn 52 tỷ đồng và lãi ròng hơn 11 tỷ đồng, tăng lần lượt 2% và 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do tiết giảm đáng kể các chi phí.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt hơn 159 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 51 tỷ đồng, tăng tương ứng 3% và 24% so với cùng kỳ.
Năm 2023, STW đặt kế hoạch tổng doanh thu gần 217 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ; nhưng lãi trước thuế 34 tỷ đồng, giảm 24%. Sau 9 tháng, Công ty thực hiện được hơn 73% chỉ tiêu doanh thu nhưng vượt 50% mục tiêu lợi nhuận năm.
Kết quả kinh doanh của STW giai đoạn 2018-2022
Thế Mạnh
FILI
Thị giá STW gấp 3 lần đầu năm, tổ chức liên quan Chủ tịch muốn nâng sở hữu lên 24% vốn
CTCP VBIC Việt Nam, cổ đông lớn của CTCP Cấp nước Sóc Trăng (UPCoM: STW), đăng ký mua thêm hơn 2.5 triệu cp STW nhằm nâng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 14/12/2023-12/01/2024.
Nếu giao dịch thành công, VBIC Việt Nam sẽ nâng sở hữu từ gần 1.3 triệu cp (tỷ lệ 8.1%) lên hơn 3.8 triệu cp (tỷ lệ 24%). Chiếu theo thị giá STW phiên chiều 11/12 (12,400 đồng/cp), ước tính tổ chức này cần chi hơn 31 tỷ đồng để mua hết số cổ phiếu đăng ký.
Về mối liên hệ, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc STW - ông Nguyễn Quang Mãi là Chủ tịch HĐQT VBIC Việt Nam; ông Nguyễn Trọng Kiên - Thành viên Ban kiểm soát STW đồng thời là Tổng Giám đốc VBIC Việt Nam. Hiện, cả hai cá nhân này đều không nắm giữ cổ phiếu STW nào.
Ông Nguyễn Quang Mãi được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT STW kể từ ngày 24/08/2023, thay cho ông Nguyễn Trọng Hiếu do có đơn từ nhiệm
Cùng chiều giao dịch, bà Đặng Như Ý đã nâng tỷ lệ sở hữu tại STW từ 0.62% lên hơn 1.37% (tương đương 218,000 cp), sau khi mua vào 119,900 cp trong số 120,000 cp STW đăng ký, từ ngày 06/11-05/12/2023. Lý do không hoàn tất giao dịch là không có cổ đông nhà đầu tư khác bán cổ phiếu.
Về mối liên hệ, bà Ý là con gái của ông Đặng Văn Ngọ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của STW. Hiện, ông Ngọ đang nắm giữ 7,900 cp STW, tương ứng gần 0.05% vốn.
Trong hơn 1 tháng trở lại đây, giá cổ phiếu STW đứng yên ở mốc tham chiếu 12,400 đồng/cp, hơn gấp 3 lần đầu năm. Đây là vùng giá cao nhất trong hơn 5 năm qua của cổ phiếu STW và chỉ thấp hơn 12% so với đỉnh lịch sử 14,100 đồng/cp ghi nhận vào đầu tháng 7/2018 (thời điểm cổ phiếu này được giao dịch lần đầu trên UPCoM).
Vào cuối tháng 8/2023, STW ghi nhận biến động cổ đông lớn sau khi CTCP Hawaco bán toàn bộ hơn 6.3 triệu cp nắm giữ, tương ứng 40% vốn của STW, trong ngày 23/08. Sau giao dịch, tổ chức này không còn là cổ đông tại đây.
Cùng ngày, hai cá nhân là Nghiêm Thị Lệ Hằng và Nguyễn Minh Phương đã mua vào đúng số cổ phần nói trên với tổng giá trị khoảng 64 tỷ đồng (tương ứng giá trung bình 10,050 đồng/cp). Sau giao dịch, hai vị này trở thành hai cổ đông lớn nắm giữ lần lượt 24% và 16% vốn của STW.
Tại cuối tháng 6/2023, cổ đông lớn nhất của STW là Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng nắm giữ 49%, tương ứng hơn 77.7 triệu cp.
Vượt 50% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng
Về kết quả kinh doanh, quý 3/2023, STW ghi nhận doanh thu thuần hơn 52 tỷ đồng và lãi ròng hơn 11 tỷ đồng, tăng lần lượt 2% và 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do tiết giảm đáng kể các chi phí.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt hơn 159 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 51 tỷ đồng, tăng tương ứng 3% và 24% so với cùng kỳ.
Năm 2023, STW đặt kế hoạch tổng doanh thu gần 217 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ; nhưng lãi trước thuế 34 tỷ đồng, giảm 24%. Sau 9 tháng, Công ty thực hiện được hơn 73% chỉ tiêu doanh thu nhưng vượt 50% mục tiêu lợi nhuận năm.
Sau khi CTCP HAWACO thông báo thoái 40% vốn CTCP Cấp nước Sóc Trăng , tại đây xuất hiện 2 cổ đông lớn cá nhân mua vào đúng số cổ phần nói trên với tổng giá trị ước tính khoảng 64 tỷ đồng.
Cụ thể, hai cá nhân Nghiêm Thị Lệ Hằng và Nguyễn Minh Phương lần đầu tiên xuất hiện tại STW sau khi mua vào lần lượt hơn 3.8 triệu cp và hơn 2.5 triệu cp STW, chính thức nắm giữ 24% và 16% vốn tại đây trong cùng ngày 23/08/2023. Cả hai vị này đều không phải là người có liên quan tại STW.
Trước đó, CTCP Hawaco đăng ký bán sạch hơn 6.3 triệu cp STW đang nắm giữ, tương ứng 40% vốn, từ ngày 09/08-05/09/2023. Mục đích giao dịch là chuyển nhượng cổ phiếu. Nếu giao dịch được thực hiện thành công, Hawaco sẽ không còn là cổ đông của STW.
Phiên 23/08, thị trường ghi nhận hơn 6.3 triệu cp STW được giao dịch thỏa thuận (đúng bằng số cổ phiếu Hawaco đăng ký bán). Tổng giá trị đạt gần 64 tỷ đồng, tương ứng giá trung bình là 10,050 đồng/cp - cao hơn 13% so với thị giá phiên 23/08 là 8,900 đồng/cp.
Tại cuối tháng 6/2023, cơ cấu cổ đông lớn của STW còn có Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng nắm 49%, tương ứng hơn 77.7 triệu cp. Như vậy, sau khi Hawaco thoái vốn, danh sách cổ đông lớn của STW đón thêm 2 cá nhân nắm tổng cộng 40% vốn.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lãi ròng của STW ở mức 107 tỷ đồng và 34 tỷ đồng, tăng gần 3% và 47% so với cùng kỳ.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu STW đi ngang ở mức 6,400 đồng/cp trong suốt 4 tháng (từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 7). Phiên 28/07, cổ phiếu này khoác "áo tím" lên mức 8,900 đồng/cp và giữ nguyên cho đến hiện tại, hơn gấp 2.2 lần đầu năm và gần như trắng thanh khoản.
Diễn biến giá cổ phiếu STW từ đầu năm 2023 đến nay
Thế Mạnh
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.