Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
25/11: Thông tin thị trường chứng khoán
Điểm lại những tin tức nổi bật những ngày cuối tuần vừa qua: Ngành xây dựng quý 3 hồi phục chưa rõ nét; Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911 đột ngột qua đời; Hội nghị thượng đỉnh COP29: Tài chính khí hậu vẫn là vấn đề gây bế tắc; Bốn lý do để vàng tăng mạnh đến năm 2025; Ngành thép quý 3: Hòa Phát và Nam Kim nổi bật giữa bức tranh ảm đạm...
* Cổ phiếu nào giúp VN-Index phục hồi từ ngưỡng 1,200?. Trong tuần giao dịch 18 - 22/11, VN-Index dù có lúc mất mốc 1,200 nhưng đã nhanh chóng hồi phục lên 1,228.1, tương ứng tăng 9.53 điểm so với cuối tuần trước. HNX-Index kết quần tại 221.29, dù không cải thiện về điểm số nhưng cũng cho thấy nỗ lực chấm dứt đà giảm.
* Cổ tức tuần 25-29/11: Cao nhất 35%, một doanh nghiệp thủy điện sắp chi hàng trăm tỷ đồng. Trong tuần từ 25-29/11, có 13 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Tỷ lệ cao nhất là 35%, tương đương cổ đông nắm giữ 1 cp được nhận 3,500 đồng. Ngoài ra, nổi bật một doanh nghiệp thủy điện sắp chi hàng trăm tỷ đồng cho cổ đông.
* Ngành xây dựng quý 3 hồi phục chưa rõ nét. Nhiều doanh nghiệp xây dựng tiếp tục có kết quả kinh doanh tăng bằng lần trong quý 3/2024, giúp lợi nhuận ròng toàn ngành đạt gần 1,538 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, vẫn còn doanh nghiệp đang vượt khó.
* Quỹ đầu tư mua bán gì tuần qua?. Tuần qua (18-22/11/2024), VN-Index đã phục hồi tốt ở hỗ trợ mạnh quanh 1,200 điểm sau 2 tuần chịu áp lực điều chỉnh mạnh. Trước diễn biến khởi sắc của thị trường, chưa có quỹ đầu tư nào công bố đã thực hiện giao dịch mua-bán trong tuần.
* Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911 đột ngột qua đời. Ông Lưu Đình Tuấn – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn 911 (HOSE: NO1) đột ngột qua đời trước thềm diễn ra ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của công ty.
* Hội nghị thượng đỉnh COP29: Tài chính khí hậu vẫn là vấn đề gây bế tắc. Các đại biểu dự Hội nghị thượng đỉnh COP29 tiếp tục đàm phán “thâu đêm” tại thành phố Baku để hoàn tất tuyên bố chung COP29 và thông qua các điều khoản quan trọng của thỏa thuận khí hậu toàn cầu này.
* Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung Phiên họp.
* Bốn lý do để vàng tăng mạnh đến năm 2025. Thị trường vàng đang nóng lên từng ngày khi kim loại quý này đang trên đà có tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn một năm qua.
* Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng tiếp. Công ty SJC niêm yết giá vàng nhẫn 99,99 mua vào 85 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng.
* Amazon rót 4 tỷ USD cho đối thủ của ChatGPT. Cuộc đua AI tạo sinh đang ngày càng nóng lên khi Amazon vừa tuyên bố rót thêm 4 tỷ USD vào Anthropic - startup AI được sáng lập bởi các cựu lãnh đạo nghiên cứu của OpenAI.
* Ngành thép quý 3: Hòa Phát và Nam Kim nổi bật giữa bức tranh ảm đạm. Bức tranh ngành thép quý 3/2024 tiếp tục cho thấy sự phân hóa sâu sắc giữa các doanh nghiệp. Những "người khổng lồ" ngày càng tạo khoảng cách với phần còn lại của thị trường. Trong cuộc đua này, các doanh nghiệp lớn với chiến lược điều hành linh hoạt và nền tảng tài chính vững mạnh đang thể hiện rõ lợi thế.
* Chân dung tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Cộng sự của Stanley Druckenmiller, từng mang về 10 tỷ USD cho George Soros. Scott Bessent - người đứng đầu quỹ đầu cơ vĩ mô Key Square Group, sẽ là lựa chọn của ông Donald Trump cho vị trí Bộ trưởng Tài chính trong nhiệm kỳ thứ hai.
* Doanh nghiệp nhựa cấp linh kiện cho Honda, Samsung muốn mở rộng quy mô sản xuất lên chục lần?. CTCP Nhựa Hà Nội (HOSE: NHH) đang có kế hoạch đầu tư mở rộng và di chuyển nhà máy chế tạo khuôn mẫu, sản xuất linh kiện nhựa kỹ thuật cao từ khu công nghiệp An Phát Complex sang địa chỉ mới cách đó không xa tại khu công nghiệp An Phát 1.
* Một doanh nghiệp đề xuất làm khu nghỉ dưỡng 1.5 ngàn tỷ ở huyện Duyên Xuyên, Quảng Nam. Một doanh nghiệp có trụ sở tại huyện Bình Chánh, TPHCM đề xuất làm khu nghỉ dưỡng 1.5 ngàn tỷ ở huyện Duyên Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
* Vàng thế giới vượt ngưỡng 2,700 USD sau tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 năm. Giá vàng vượt ngưỡng 2,700 USD/oz lần đầu tiên sau hơn 2 tuần vào ngày thứ Sáu (22/11), ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 năm, khi nhu cầu trú ẩn an toàn lấn át sức mạnh của đồng USD và kỳ vọng thấp hơn về việc hạ lãi suất của Mỹ vào tháng tới.
* Dow Jones tăng thêm hơn 400 điểm và lập kỷ lục mới. Chỉ số Dow Jones khép phiên ngày thứ Sáu (22/11) tại mức cao kỷ lục mới, kết thúc một tuần thắng lợi đối với chúng khoán Mỹ.
* “Thay tướng giữa đàng”, chuyện gì đang xảy ra ở REE?. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sẽ rời ghế Chủ tịch HĐQT REE sau hơn 3 thập kỷ gắn bó để đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc REE từ ngày 22/11 - thay cho ông Lê Nguyễn Minh Quang được miễn nhiệm theo thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
* PNJ thu hơn 3,100 tỷ đồng trong tháng 10. Tháng 10/2024, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) đạt 3,129 tỷ đồng doanh thu thuần và 218 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 4% và 13% so với tháng 10/2023.
* Chủ siêu dự án Nam Hội An 4 tỷ USD gặp khó trong việc tăng vốn điều lệ. Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An muốn tăng vốn điều lệ thêm 195 triệu USD thông qua chuyển đổi khoản vay từ công ty mẹ thành vốn góp chủ sở hữu. Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Quảng Nam cho rằng việc tăng vốn này không hợp lệ với quy định pháp luật hiện nay.
* Chưa có bảng giá đất mới, Hà Nội tính thuế đất như thế nào?. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
* Thay đổi luật thuế VAT phân bón có tác động thế nào?. Nghị quyết 71/2014/QH13 xếp phân bón vào diện mặt hàng không chịu thuế VAT từ tháng 1/2015. Tuy nhiên, điều này đã khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước gặp bất lợi trước phân bón nhập khẩu, do chi phí sản xuất cũng không được hoàn thuế VAT.
* Sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu: Loại bỏ số liệu 'ảo', giảm nấc trung gian trong phân phối. Việc thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Các thương nhân trong từng phân khúc thị trường vẫn tự do cạnh tranh với nhau. Đồng thời, quy định này cũng tạo động lực cho thương nhân phát triển, hướng tới phân khúc thị trường cao hơn.
* CapitaLand chật vật rút vốn khỏi Trung Quốc, cảnh báo nguy cơ thua lỗ. CapitaLand Investment, một trong những quỹ đầu tư bất động sản hàng đầu châu Á, đang phải đối mặt với bài toán khó trong việc rút lui khỏi thị trường Trung Quốc.
* Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện. Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
* Đề xuất áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá, tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia. Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung đối tượng chịu thuế đối với nước giải khát có đường, áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá, tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia...
* Soi mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sàn HOSE. Mức tăng tổng lợi nhuận ròng trong quý 3/2024 của khối doanh nghiệp niêm yết tại HOSE khá ấn tượng, nhưng có dấu hiệu cho thấy xu hướng tương tự khó duy trì trong tương lai.
* Ngành hàng không “cất cánh” trong quý 3. Quý 3/2024 đánh dấu sự phục hồi toàn diện của ngành hàng không Việt Nam với những con số tăng trưởng ấn tượng, từ các hãng hàng không đến chuỗi doanh nghiệp dịch vụ phụ trợ.
* VIS Rating: Bộ đệm rủi ro ngân hàng vẫn ở mức yếu. Báo cáo về ngành ngân hàng do VIS Rating công bố ngày 20/11/2024 nhận định gần 20% ngân hàng trong đánh giá có hồ sơ an toàn vốn yếu. Song song đó, rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng nhỏ và vừa gia tăng, do dùng nhiều nguồn vốn thị trường ngắn hạn và lãi suất liên ngân hàng tăng.
* Hòa Phát chuẩn bị cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) tự tin về khả năng cung cấp thép cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trị giá 67 tỷ USD.
* Nhiệm kỳ Trump 2.0 ẩn chứa nguy cơ biến động, nhưng Việt Nam có vị thế tốt để vượt bão. Các nhà phân tích đánh giá rằng, khi sự biến động ngắn hạn qua đi, với lịch sử thành công trong việc thích ứng với các điều kiện bên ngoài và cam kết nội bộ trong việc hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam có nền tảng vững chắc để thị trường hoạt động tốt.
* Toàn cảnh kết quả kinh doanh ngân hàng 9 tháng đầu năm 2024. Tình hình kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng cao vào cuối quý 3/2024 khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh ngân hàng được được dự đoán phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng khác quy mô.
* Mỹ gia tăng biện pháp hạn chế ngành công nghệ Trung Quốc. Mỹ đang không ngừng gia tăng sức ép lên các ngành công nghệ cao của Trung Quốc bằng các biện pháp hạn chế đầu tư và xuất khẩu. Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung được dự báo sẽ tiếp tục nóng.
* Ông Donald Trump thắng cử, thao túng tiền tệ, và tỷ giá. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, ông Donald Trump không chỉ giành chiến thắng áp đảo mà đảng Cộng hòa cũng chiếm đa số trong cả hai viện Quốc hội. Kết quả này sẽ có những tác động sâu rộng không chỉ đối với Mỹ mà cả thế giới. Trong đó, có câu chuyện tỷ giá hối đoái đối với các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, mà Việt Nam là một trường hợp khá đặc biệt.
Xu thế dòng tiền: Mua mạnh được chưa?
Thị trường đã có một tuần phản ứng đầu tiên với vùng hỗ trợ tâm lý 1200 điểm và đạt kết quản khá tích cực. Dù vậy thanh khoản là điều khiến các chuyên gia chưa chắc chắn về khả năng tạo đáy lớn quanh ngưỡng này...
Thị trường đã có một tuần phản ứng đầu tiên với vùng hỗ trợ tâm lý 1200 điểm và đạt kết quản khá tích cực. Dù vậy thanh khoản là điều khiến các chuyên gia chưa chắc chắn về khả năng tạo đáy lớn quanh ngưỡng này.
VN-Index có 3 phiên đầu tuần liên tục xuất hiện các nhịp giảm về sát mức 1200 điểm. Thậm chí phiên ngày 20/11 chỉ số còn xuyên thủng mức này, xuống thấp nhất 1197,99 điểm sau đó quay đầu hồi phục mạnh mẽ. Liên tiếp các phiên còn lại trong tuần, thị trường tăng điểm tích cực và duy trì được trạng thái cân bằng trước áp lực bán ngắn hạn mạnh dần lên.
Các chuyên gia đánh giá biên độ phục hồi cuối tuần qua là tích cực, nhưng không cho rằng thị trường có khả năng phục hồi chữ V tương tự như các lần tạo đáy tháng 4 và tháng 8 vừa qua. Nguyên nhân được cho là nhịp giảm hiện tại VN-Index đã xuống dưới mức trung bình 200 ngày (MA200) và thị trường chưa trải qua đợt “wash-out” với thanh khoản lớn. Nhịp phục hồi cuối tuần qua tuy khá mạnh về điểm số nhưng cũng không có thanh khoản tốt. Thị trường sau khi phục hồi đang gặp lượng cung ngắn hạn quanh các ngưỡng cản. Do đó các chuyên gia cho rằng khả năng cao thị trường mới tạo một “đáy nhỏ” và vẫn có thể phải kiểm định lại vùng 1200 điểm lần nữa.
Phù hợp với nhận định trong ngắn hạn chưa chắc chắn, các chuyên gia vẫn chưa giải ngân mạnh mà chỉ duy trì mức trung bình. Nếu nhịp lùi kiểm định vùng 1200 điểm không chịu áp lực bán lớn, đó sẽ là tín hiệu tích cực và có thể tăng giải ngân.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
3 phiên giao dịch đầu tuần thị trường liên tục thử thách vùng hỗ trợ 1200 điểm, thậm chí còn có nhịp xuyên thủng mức này trước khi phục hồi trở lại. Tuần trước anh chị chờ đợi thêm diễn biến giao dịch để xác nhận trạng thái “wash-out”. Thanh khoản trong nhịp kiểm định 1200 điểm lại không cao, trừ phiên ngày 20/11. Anh chị nhận định thế nào về diễn biến “test” đáy này?
Tôi có phần thận trọng ở đây và chưa nghiêng nhiều về khả năng thị trường có thể tạo đáy lớn ở quanh 1200 điểm hay hồi tăng theo hình chữ V. Hiện tôi chỉ kỳ vọng thị trường chỉ đang trong nhịp hồi ngắn do quá bán.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Thị trường được hỗ trợ tại vùng 1200 điểm với thanh khoản thấp, theo tôi đây là trạng thái lưỡng lự của nhà đầu tư khi tiến vào vùng hỗ trợ tốt của thị trường. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, VN-Index đã phá vỡ đường MA200 trong xu hướng tăng giá ở biểu đồ tuần, do đó trạng thái “wash-out” có thể sẽ xảy ra nếu như thị trường xuất hiện những tin tức dạng “thiên nga đen”.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Mặc dù thanh khoản chưa có nhiều sự đột biến, phản ứng phục hồi tại quanh ngưỡng 1200 cũng phần nào cho thấy tâm lý chủ động bắt đáy và dòng tiền chờ đợi cơ hội giải ngân vẫn đang hiện hữu. Ít nhất với diễn biến hiện tại, nhịp hồi ngắn có thể giải tỏa bớt xu hướng bán chủ động, được phản ánh qua 2 phiên tăng gần nhất khi hiện tượng bán đuổi giá không còn xuất hiện nhiều.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Thị trường đã không có được phiên “wash-out” để đẩy tâm lý vào hoảng loạn, mà rơi vào kiểu giảm với áp lực bán yếu dần và khi VN-Index về quanh 1200 điểm đã xuất hiện lực cầu bắt đáy trở lại. Đà tăng nhìn chung khá tốt, chủ yếu do mức độ biến động lớn gần đây, nhưng lực cầu lại không có dấu hiệu cải thiện khi khối lượng vẫn duy trì thấp.
Tôi đánh giá tín hiệu này chưa được tích cực, đang có phần ủng hộ khả năng đây chỉ là nhịp hồi ngắn sau nhịp giảm kéo dài hơn 1 tháng qua. Nếu sang tuần, thị trường vẫn tiếp tục hồi phục với lực cầu yếu thì khả năng chỉ số có thể sẽ quay đầu khi tiến về cản quanh 1240 điểm hoặc 1250-1260 điểm.
Bà Nguyễn Thị Thảo Như – Giám đốc Cao cấp Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Thị trường chứng khoán tuần qua diễn biến đầy thú vị khi liên tục “test” vùng hỗ trợ 1200. Phiên ngày 20/11 chính thức thủng 1200 điểm nhưng ngay sau đó bật tăng trở lại với thanh khoản có phần tích cực so với các phiên trước đó. Khối lượng giao dịch trong tuần qua không cao và có xu hướng giảm dần từ vùng đỉnh 1300 điểm. Về cơ bản, tôi đánh giá đây là một trong những dấu hiệu tốt cho việc kết thúc xu hướng giảm giá nhưng không đồng nghĩa thị trường sẽ tăng trở lại ngay hay có thể “sideway” trong một khoảng thời gian.
Nhìn vào giá trị giao dịch xuyên suốt năm 2024, tỷ lệ cho vay của các công ty chứng khoán vẫn chưa đạt đỉnh, giá vốn bình quân mà các nhà đầu tư cũng không quá khác biệt dẫn đến áp lực mua-bán không cao. Tỷ lệ cho vay vẫn chưa đạt đỉnh ở những mức giá cao của thị trường nên khi giảm xuống mức 1200 điểm, chúng ta cũng khó thấy được việc bán tháo ồ ạt từ nhà đầu tư hay những tài khoản bị “call margin”. Như vậy, “wash-out” vẫn chưa thực sự xảy ra ở thời điểm hiện tại và nếu có thì nó sẽ xuất hiện ở những mức giá thấp hơn.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Đà phục hồi khá nhanh đã xuất hiện về cuối tuần, VN-Index quay đầu tăng 23 điểm là khá mạnh. Nhìn lại hai lần tạo đáy hồi tháng 4 và tháng 8 vừa qua, khi thị trường quay đầu tăng trở lại với biên độ lớn thì đều tạo đáy hình chữ V. Liệu lần này có diễn ra tương tự? Thị trường đã thực sự tạo đáy hay chưa?
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Tôi thấy thị trường ở vùng này có vẻ đang được tham chiếu nhiều tới 2 lần tạo đáy trước đó vào tháng 4 và tháng 8 khi RSI về vùng quá bán, và kỳ vọng lần này cũng sẽ có diễn biến tương tự để giữ được kênh sideway 1180-1300 điểm. Tuy nhiên, theo tôi cần chú ý bối cảnh chung, khi lần này thị trường đã đánh mất MA200, đồng thời đà tăng của DXY vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm và khiến cho rủi ro tỷ giá gia tăng đáng kể, đè nặng lên tâm lý của nhà đầu tư, thêm vào đó vẫn còn đó nỗi lo về nợ xấu của nhóm ngân hàng.
Do đó, tôi có phần thận trọng ở đây và chưa nghiêng nhiều về khả năng thị trường có thể tạo đáy lớn ở quanh 1200 điểm hay hồi tăng theo hình chữ V. Hiện tôi chỉ kỳ vọng thị trường chỉ đang trong nhịp hồi ngắn do quá bán.
Bà Nguyễn Thị Thảo Như – Giám đốc Cao cấp Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Chỉ số VN-Index đã tăng điểm trở lại sau nhiều phiên “sóng gió” trước đó, từ mức điểm thấp nhất 1.198 điểm trong phiên 20/11 lên 1.228 điểm khi đóng cửa ngày 22/11. Ngưỡng 1.200 điểm đang là một ngưỡng tâm lý và hỗ trợ mạnh của thị trường cho năm 2024. Nếu nhìn vào bức tranh cho cả năm nay, kinh tế vĩ mô trong nước không có nhiều biến động nên thị trường thiếu sự bứt phá và “sideway” ở vùng giá 1.200-1.300 điểm. Điều này còn dẫn đến giá vốn bình quân của các nhà đầu tư không có nhiều sự chênh lệch. Bên bán sẵn sàng bán ra khi thị trường tăng vài điểm phần trăm và bên mua cũng sẵn sàng để mua vào khi thị trường giảm điểm.
Tôi đánh giá đây là một trong những dấu hiệu tốt cho việc kết thúc xu hướng giảm giá nhưng không đồng nghĩa thị trường sẽ tăng trở lại ngay hay có thể “sideway” trong một khoảng thời gian.
Bà Nguyễn Thị Thảo Như
Với một trạng thái mua-bán cân bằng như hiện nay, việc nhận định thị trường sẽ bật tăng trở lại tương tự như tháng 4 và tháng 8 là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều thú vị của thị trường chứng khoán đó là cho dù bạn đi giữa một ngày hè trời xanh không bóng mây, bạn vẫn có thể bị ướt cho dù bạn đang mang áo mưa. Cho dù với một xác suất không thấp là thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm nhưng nhà đầu tư vẫn nên thận trọng vì “lịch sử” vẫn chỉ là “lịch sử” như đúng tên gọi của nó.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Với diễn biến như hiện tại tôi cho rằng VN-Index nhiều khả năng đã tạo đáy nhỏ quanh ngưỡng 1200 điểm. Tuy nhiên, khi xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn đang là chủ đạo, nhịp bật tăng trở lại sẽ khó tạo biên độ lớn và có nguy cơ đối mặt rủi ro đảo chiều tại các ngưỡng kháng cự trên do lượng cung giá cao vẫn đang tiềm ẩn. Khi đó, ngưỡng hỗ trợ sâu hơn tại 1180 điểm được kỳ vọng sẽ tạo vùng đỡ tốt hơn cho chỉ số.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Thị trường kiểm định lại vùng 1200 điểm với thanh khoản thấp hơn nhiều so với 2 lần tạo đáy hồi tháng 4 và tháng 8, mặc dù VN-Index tăng điểm khá mạnh nhưng áp lực bán vẫn chưa xuất hiện đặc biệt trong phiên 21/11 thị trường tăng 11.79 điểm nhưng thanh khoản thấp hơn trung bình 10 phiên trước đó. Hiện tại VN-Index đã lấp “gap” giảm ở vùng 1230 trong phiên ngày 15/11, theo tôi sẽ có áp lực tranh chấp ở vùng này và cần theo dõi diễn biến của giá trong tuần sau để xác định thị trường có thực sự tạo đáy thành công hay chưa.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Thị trường đã chuẩn bị bước vào tháng cuối cùng của năm. Tháng 12 thường là giai đoạn thị trường tích cực khi hoạt động tích lũy cổ phiếu cho mùa báo cáo tài chính cuối năm trở nên sôi động, nhất là sau một nhịp giảm tương đối mạnh. Anh chị ưu tiên những cổ phiếu/nhóm cổ phiếu nào?
Tháng 12 thường là giai đoạn tăng giá tích cực trong ngắn hạn với những cổ phiếu/nhóm ngành có kết quả kinh doanh tốt trong năm. Năm 2024 cũng được dự báo là năm tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn của doanh nghiệp so với 2022 và 2023.
Bà Nguyễn Thị Thảo Như – Giám đốc Cao cấp Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Trong Báo Cáo Chiến lược tháng 11/2024 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt chúng tôi tin rằng thị trường chứng khoán đang ở một mức chiết khấu khá hấp dẫn, được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh quý 3, triển vọng tích cực tiếp tục duy trì trong các quý sắp tới và nền lãi suất trong nền kinh tế sẽ được hỗ trợ khi các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục xu hướng bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Tuy vậy, vẫn có những cơn gió ngược ngắn hạn cần chú ý như (1) các cuộc xung đột địa chính trị có những tín hiệu ngắn hạn làm nổi lên tâm lý ngại rủi ro nhà đầu tư, và (2) đồng USD có thể mạnh lên ban đầu khi chính quyền Trump đắc cử. Do đó, các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho kịch bản tận dụng sự sụt giảm của thị trường để xây dựng các vị thế dài hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, công nghệ, công nghiệp và dịch vụ tài chính. Hay nói cách khác, chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư đảm bảo có vị thế cho cơ hội tái định giá của thị trường, tuy nhiên vẫn giữ sức mua để đối phó với những cơn gió ngược tiềm tàng kể trên.
Trong tầm nhìn đến mùa công bố kết quả kinh doanh mới, các ý tưởng đầu tư tiềm năng mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho danh mục đầu tư của mình bao gồm:
i)Duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với nhóm ngành ngân hàng khi cơ hội tái định giá vẫn ở phía trước. Các cổ phiếu ngân hàng ưa thích của chúng tôi bao gồm: ACB, VCB, BID, CTG, VIB, và VPB.
ii)Chúng khuyến nghị mới nhóm cổ phiếu thép gồm GDA và HPG với câu chuyện tăng trưởng về sản lượng và kỳ vọng sự phục hồi về giá.
iii)Nhóm bất bất động sản cũng được chúng tôi xem xét khi triển vọng quý cuối năm 2024 và nửa đầu năm 2025 là tích cực. Trong chủ điểm đó, chúng tôi lựa chọn KDH, một doanh nghiệp có tình hình hình tài chính lành mạnh, định giá hấp dẫn khi là một trong những chủ đầu tư ít ỏi còn quỹ đất để phát triển ở TP. HCM.
iv)Chiến thắng của ông Trump sẽ làm tăng khả năng áp thuế rất lớn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và dẫn đến nhu cầu dịch chuyển sản xuất đến các nước như Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng rằng yếu tố này sẽ ủng hộ cho xu hướng tăng tốc bán hàng của các công ty bất động sản khu công nghiệp. Trong đó chúng tôi lựa chọn KBC, LHG, SIP, và NTC.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Dựa vào kết quả kinh doanh từ đầu năm cho đến nay, bên cạnh việc ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh và ổn định, các nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực Xuất nhập khẩu như Dệt may, Thủy sản, Cảng và Vận tải biển được dự báo sẽ hưởng lợi lớn từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và chính sách thương mại mới của Mỹ.
Ngoài ra, về mặt định giá, các cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ở mức tương đối rẻ so với thị trường và nhịp điều chỉnh lần này có thể mở ra cơ hội giải ngân tiềm năng cho các vị thế ngắn hạn lẫn dài hạn.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Tháng 12 thường là giai đoạn tăng giá tích cực trong ngắn hạn với những cổ phiếu/nhóm ngành có kết quả kinh doanh tốt trong năm. Năm 2024 cũng được dự báo là năm tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn của doanh nghiệp so với 2022 và 2023. Ưu tiên của tôi ở nhóm cổ phiếu trong mùa kết quả kinh doanh cuối năm nằm ở các nhóm ngành công nghệ, bất động sản công nghiệp và dệt may
Tôi kỳ vọng vẫn sẽ có nhịp tái kiểm định vùng 1200 điểm sau nhịp hồi kỹ thuật.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Sau đợt giảm giá mạnh, thị trường lại về quanh mốc 1200 điểm và mở ra một số cơ hội tốt để tìm kiếm cổ phiếu tốt cho danh mục 2025. Tôi cũng ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu được dự báo có kết quả kinh doanh khả quan trong quý 4 cũng như triển vọng tích cực trong 2025, đơn cử như cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, cao su, sắt thép hay hàng không. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng sự phân hóa trong bức tranh hoạt động kinh doanh nên được cân nhắc và chỉ nên lựa chọn các doanh nghiệp đầu ngành có các lợi thế cạnh tranh tốt về quy mô cũng như tiềm lực tài chính tốt.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Thị trường đã điều chỉnh đến điểm mua mà anh chị dự kiến. Lúc này đã có thể xuống tiền mạnh được chưa? Anh chị đã nâng tỷ trọng cổ phiếu lên bao nhiêu?
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Tôi luôn giữ tỷ trọng cổ phiếu chỉ ở mức trung bình, quanh 50%, vì chưa kỳ vọng nhiều thị trường có thể tạo đáy lớn tại đây. Đối với nhà đầu tư còn đứng ngoài thì cần quan sát lực bán trở lại vì thị trường cũng đã hồi phục về gần cản quanh 1240 điểm và chỉ nên cân nhắc tham gia nếu thị trường chỉ chịu áp lực bán yếu. Trường hợp nếu bị bán mạnh trở lại thì có khả năng kết thúc nhịp hồi phục, khi đó không nên canh mua khi điều chỉnh.
Đối với các nhà đầu tư dài hạn, các nhịp giảm sâu là cơ hội tốt để gia tăng tích lũy cổ phiếu khi mặt bằng định giá đã về vùng khá hấp dẫn trong khi triển vọng lợi nhuận theo tôi đánh giá là khả quan hơn trong năm 2025.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Với trạng thái hiện tại, theo tôi cơ hội trong thị trường vẫn có nhưng không nhiều để có thể tăng tỉ trọng cổ phiếu nắm giữ. Điểm tích cực là mặc dù chỉ số DXY vẫn đang duy trì xu hướng tăng nhưng với động thái có thể điều chỉnh tỉ giá của Ngân hàng nhà nước trong cuối năm, nhóm nhà đầu tư nước ngoài cũng đã dừng bán ròng ở trong phiên 22/11. Tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ theo tôi vẫn nên duy trì ở mức 50% và chờ đợi những diễn biến tích cực chắc chắn hơn của thị trường để có giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỉ trọng khi đà tăng của thị trường được ủng hộ từ dòng tiền thông minh.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Tôi kỳ vọng vẫn sẽ có nhịp tái kiểm định vùng 1200 điểm sau nhịp hồi kỹ thuật, do đó tôi vẫn giữ nguyên tỷ trọng cổ phiếu và chỉ thực hiện mở mới một phần vị thế trading khi chỉ số lùi về quanh vùng 1180 – 1190 điểm.
Bà Nguyễn Thị Thảo Như – Giám đốc Cao cấp Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt
Xét trên khía cạnh ngắn hạn, khi mua quanh vùng hỗ trợ sẽ giúp cho nhà đầu tư giảm rủi ro hơn. Với nhà đầu tư đã bán quanh 1300 điểm có thể sẽ giải ngân quanh vùng này với tối đa 60% tiền và nếu kịch bản thị trường có giảm điểm thấp hơn thì vẫn còn nguồn lực để tiếp tục mua vào với vùng giá hấp dẫn hơn.
Trên khía cạnh dài hạn, với những nhà đầu tư thận trọng thì có thể chờ diễn biến tiếp theo của thị trường hoặc xem xét thêm tình hình doanh nghiệp để có thể đưa ra quyết định giải ngân hay chưa. Nếu doanh nghiệp đã về vùng giá hấp dẫn mà chúng ta đã chờ đợi trước đó thì việc giải ngân một phần nhỏ cho cổ phiếu đó cũng là một điều cần xem xét.
Khu công nghiệp Lộc Giang diện tích 466ha nằm tại xã Lộc Giang, xã An Ninh Đông, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nhà đầu tư là CTCP Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc.
Theo quyết định hồi tháng 02/2024 của UBND tỉnh về quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000, khu công nghiệp dự kiến thu hút 25 ngàn lao động. Khu nhà máy, xí nghiệp có tổng diện tích 316.1 ha, chiếm 68% diện tích được quy hoạch cho khu công nghiệp.
Vốn đầu tư của dự án được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 04/2022 là hơn 5,198 tỷ đồng; trong đó vốn góp nhà đầu tư gần 780 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động. Còn theo báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư gần 6,232 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư góp gần 935 tỷ đồng.
Theo quyết định của Thủ tướng, tiến độ thực hiện từ quý 2/2023 đến quý 2/2025.
Phối cảnh khu công nghiệp Lộc Giang. Nguồn: Báo cáo ĐTM
Để thực hiện dự án, có 147 hộ dân phải di dời, tái định cư vào Khu tái định cư phục vụ KCN Lộc Giang 9.5ha được xây dựng liền kề khu công nghiệp. Khu tái định cư đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 vào tháng 8 năm nay. Báo cáo ĐTM công bố tháng 11 mới đây cho biết dự án đã bồi thường xong mặt bằng với diện tích hơn 410ha và đang tiếp tục bồi thường đối với phần còn lại.
Phối cảnh nhà văn phòng tại khu công nghiệp
CTCP Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc (SCD) thành lập năm 2003, trụ sở tại huyện Củ Chi, TPHCM; do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật. Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản SCD đạt 3,143 tỷ đồng; vốn điều lệ 750 tỷ đồng và là công ty con do Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) sở hữu 74.3%. Cập nhật vào ngày 10/10 mới đây, SCD tăng mạnh vốn lên 1,181 tỷ đồng, động thái này nhằm đáp ứng mức vốn góp mà nhà đầu tư khu công nghiệp Lộc Giang phải góp.
Ngoài khu công nghiệp Lộc Giang, SCD còn là chủ đầu tư KCN Tân Phú Trung – TPHCM diện tích 542ha; khu dân cư Tân Phú Trung quy mô 47.3ha; khu tái định cư Long An. SCD có 1 công ty con là Công ty TNHH MTV KCN Tân Phú Trung Long An, là chủ đầu tư cụm công nghiệp và khu tái định cư Phước Vĩnh Đông 4 – Long An.
Nguồn: Người viết tổng hợp. Đvt: tỷ đồng
Thu Minh
FILI
Công ty con của KBC tăng mạnh vốn để làm khu công nghiệp Lộc Giang gần 5.2 ngàn tỷ
Khu công nghiệp Lộc Giang diện tích 466ha nằm tại xã Lộc Giang, xã An Ninh Đông, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nhà đầu tư là CTCP Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc.
Theo quyết định hồi tháng 02/2024 của UBND tỉnh về quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000, khu công nghiệp dự kiến thu hút 25 ngàn lao động. Khu nhà máy, xí nghiệp có tổng diện tích 316.1 ha, chiếm 68% diện tích được quy hoạch cho khu công nghiệp.
Vốn đầu tư của dự án được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 04/2022 là hơn 5,198 tỷ đồng; trong đó vốn góp nhà đầu tư gần 780 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động. Còn theo báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư gần 6,232 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư góp gần 935 tỷ đồng.
Theo quyết định của Thủ tướng, tiến độ thực hiện từ quý 2/2023 đến quý 2/2025.
Phối cảnh khu công nghiệp Lộc Giang. Nguồn: Báo cáo ĐTM
Để thực hiện dự án, có 147 hộ dân phải di dời, tái định cư vào Khu tái định cư phục vụ KCN Lộc Giang 9.5ha được xây dựng liền kề khu công nghiệp. Khu tái định cư đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 vào tháng 8 năm nay. Báo cáo ĐTM công bố tháng 11 mới đây cho biết dự án đã bồi thường xong mặt bằng với diện tích hơn 410ha và đang tiếp tục bồi thường đối với phần còn lại.
Phối cảnh nhà văn phòng tại khu công nghiệp
CTCP Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc (SCD) thành lập năm 2003, trụ sở tại huyện Củ Chi, TPHCM; do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật. Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản SCD đạt 3,143 tỷ đồng; vốn điều lệ 750 tỷ đồng và là công ty con do Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) sở hữu 74.3%. Cập nhật vào ngày 10/10 mới đây, SCD tăng mạnh vốn lên 1,181 tỷ đồng, động thái này nhằm đáp ứng mức vốn góp mà nhà đầu tư khu công nghiệp Lộc Giang phải góp.
Ngoài khu công nghiệp Lộc Giang, SCD còn là chủ đầu tư KCN Tân Phú Trung – TPHCM diện tích 542ha; khu dân cư Tân Phú Trung quy mô 47.3ha; khu tái định cư Long An. SCD có 1 công ty con là Công ty TNHH MTV KCN Tân Phú Trung Long An, là chủ đầu tư cụm công nghiệp và khu tái định cư Phước Vĩnh Đông 4 – Long An.
Nguồn: Người viết tổng hợp. Đvt: tỷ đồng
Vì sao việc phê duyệt KCN Tràng Duệ 3 của Đô thị Kinh Bắc (KBC) diễn ra chậm?
Đô thị Kinh Bắc khó có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay do thiếu hụt quỹ đất thương phẩm.
Dự án Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 tại Hải Phòng được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã cổ phiếu KBC).
Trong bối cảnh gần như đã cạn quỹ đất công nghiệp thương phẩm để bàn giao cho khách hàng, luỹ kế 9 tháng đầu năm, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã cổ phiếu KBC - sàn HoSE) chỉ bàn giao được 29 ha đất, so với mức 128 ha đất của cùng kỳ năm 2023. Do đó, doanh nghiệp này chỉ ghi nhận 1.994 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 352 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng giảm 58% và 82% so với nửa đầu năm 2023.
Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp cho thuê đất công nghiệp trong quý 3/2024 của Đô thị Kinh Bắc giảm xuống chỉ còn 38,7% từ 69,5% của quý 2/2024, và mức trung bình 67,6% trong năm 2023. Theo đánh giá của SSI Research, sự sụt giảm này đến từ các chi phí bổ sung liên quan đến việc cho thuê đất, làm tăng giá vốn hàng bán cho đất công nghiệp được giao trong quý 3/2024.
Dựa trên kết quả hiện tại, SSI Research dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Đô thị Kinh Bắc sẽ lần lượt là 2.910 tỷ đồng và 698 tỷ đồng, lần lượt giảm 48% và 69% so với năm 2023.
Nhìn sang năm 2025, kết quả kinh doanh của Đô thị Kinh Bắc được kỳ vọng sẽ phục hồi đáng kể nhờ đưa vào khai thác 2 dự án mới là Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 và Khu đô thị Phúc Ninh.
Đối với Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, dự án này đang chờ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Đặc biệt, khu công nghiệp này đang xin được vào Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Điều này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư trong khu công nghiệp những ưu đãi hấp dẫn hơn. Ví dụ, nhà đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm đầu tiên, sau đó giảm 50% trong 09 năm tiếp theo. So với các nhà đầu tư tại các khu công nghiệp thông thường khác sẽ chỉ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo.
Theo SSI Research, do các điều khoản ưu đãi tốt hơn nên tiến trình phê duyệt Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 có thể bị kéo dài trong thời gian qua. Dự án này được kỳ vọng sẽ được phê duyệt đầu tư trong nửa đầu năm 2025 trong bối cảnh TP.Hải Phòng có nhu cầu “bức thiết” về đất công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu KBC của Đô Thị Kinh Bắc từ đầu năm 2024 đến nay.
Về kế hoạch phát hành riêng lẻ 250 triệu cổ phiếu (tương đương 32,6% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) vừa được HĐQT Đô thị Kinh Bắc công bố, SSI Research cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đã đồng ý tham gia mua 21 triệu cổ phiếu KBC, tương đương 8,4% tổng số cổ phiếu.
Theo phương án Đô thị Kinh Bắc đưa ra, giá chào bán dự kiến bằng 80% giá đóng cửa bình quân của 30 phiên giao dịch liền trước ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phương án chào bán và tối thiểu là 16.200 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, Đô thị Kinh Bắc cũng cho biết thêm tổng công ty cần khoảng 6.250 tỷ đồng, tương ứng giá chào bán là 25.000 đồng/cổ phiếu.
Theo Nghị định 02/2022, các chủ đầu tư dự án phải có vốn chủ sở hữu ít nhất 15% tổng chi phí đầu tư cho các dự án có diện tích sử dụng đấ ttừ 20 ha trở lên.
Do đó, SSI Research cho rằng đợt huy động vốn lần này của Đô thị Kinh Bắc sẽ được sử dụng một phần cho các dự án mới, đặc biệt là dự án Khu đô thị Tràng Cát và các dự án khác trong tương lai. Nếu thực hiện thành công đợt phát hành này, sức mạnh tài chính của Đô thị Kinh Bắc sẽ được tăng cường đáng kể và là yếu tố quan trọng để đảm bảo các dự án như Khu đô thị Tràng Cát được phê duyệt trong thời gian tới.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTG, KBC, HDB, NLG, MSN, SHB, TCB, VPB, VIC và VNM.
Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
CTG - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Mẫu hình White Marubozu xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 20/11/2024 cho thấy nhà đầu tư đang khá lạc quan.
Chỉ báo MACD đảo chiều và có thể cho tín hiệu mua trở lại trong các phiên tới.
Hỗ trợ trong thời gian tới là trendline dài hạn (tương đương vùng 32,000-33,000). Việc mua vào khi giá ở gần vùng này được ủng hộ.
KBC - Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP
Giá cổ phiếu KBC xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle trong phiên giao dịch ngày 20/11/2024 cho thấy nhà đầu tư đang khá phân vân.
Chỉ báo MACD đảo chiều đột ngột và cho tín hiệu bán mạnh trở lại.
Giá đã rơi xuống dưới đường Middle của Bollinger Bands nên tình hình không quá lạc quan.
HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM
Giá rơi xuống dưới đường SMA 100 ngày và xuất hiện mẫu hình gần giống High Wave Candle trong phiên giao dịch ngày 20/11/2024.
Khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư đã bớt thận trọng.
Tuy nhiên, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% đã bị phá vỡ nên rủi ro ngắn hạn tăng lên.
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long
Giá cổ phiếu NLG tăng mạnh trở lại và xuất hiện cây nến xanh dài trong phiên giao dịch ngày 20/11/2024.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tăng mạnh và vượt mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư đã bớt thận trọng.
Đáy cũ tháng 04/2024 (tương đương vùng 36,000-38,000) đang hỗ trợ tốt cho giá.
MSN - CTCP Tập đoàn Masan
Giá giảm 7 lần trong 10 phiên gần nhất cho thấy nhà đầu tư đang khá bi quan trong ngắn hạn.
Mặt khác, khối ngoại bán ròng liên tục khiến nhà đầu tư cảm thấy lo ngại về triển vọng ngắn hạn.
Tuy nhiên, đáy cũ tháng 08/2024 (tương đương vùng 70,000-73,000) đang hỗ trợ rất tốt cho giá MSN.
SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Giá cổ phiếu SHB tiếp tục nằm dưới đường SMA 50 ngày trong phiên giao dịch ngày 20/11/2024.
Chỉ báo MACD đã chiều mạnh và chưa thể cho tín hiệu mua trở lại nên triển vọng ngắn hạn không quá lạc quan.
Đáy cũ của tháng 09/2024 (tương đương vùng 10,200-10,500) đóng vai trò hỗ trợ mạnh trong thời gian qua.
TCB - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Giá cổ phiếu TCB giằng co mạnh và xuất hiện mẫu hình nến White Marubozu trong phiên giao dịch ngày 20/11/2024.
Khối lượng giao dịch ở sát mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch khá sôi động nên tình hình không quá bi quan.
VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Giá cổ phiếu VPB xuất hiện mẫu hình Head & Shoulders và đã đạt đến mục tiêu giá (target price) của mẫu hình này (vùng 18,500-18,800).
Nhóm MA dài hạn đã bị phá vỡ hoàn toàn và sẽ là kháng cự mạnh trong thời gian tới.
Chỉ số Relative Strength rơi xuống dưới đường EMA 20 ngày chứng tỏ cổ phiếu đang yếu hơn (underperform) thị trường chung và nhiều khả năng dòng tiền đang rút ra khỏi cổ phiếu này.
VIC - Tập đoàn VINGROUP - CTCP
Giá cổ phiếu VIC xuất hiện mẫu hình Inverted Hammer trong phiên ngày 20/11/2024 cho thấy nhà đầu tư đang khá phân vân.
Mặt khác, giá đã rơi xuống dưới Middle của Bollinger Bands nên tình hình khá bi quan.
Giá cổ phiếu VIC sẽ nhận được sự hỗ trợ từ đáy cũ tháng 07/2024 (tương đương vùng 40,000-41,000) trong thời gian tới.
VNM - CTCP Sữa Việt Nam
Khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 ngày trong phiên giao dịch 20/11/2024 cho thấy nhà đầu tư đã bớt thận trọng.
Chỉ báo MACD vẫn chưa cho tín hiệu mua trở lại nên quá trình giằng co và rung lắc sẽ còn tiếp diễn.
Đáy cũ tháng 06/2023 (tương đương vùng 60,000-65,000) sẽ tiếp tục là hỗ trợ mạnh trong thời gian tới.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Trong quý 3/2024, các ông lớn bất động sản khu công nghiệp đều có lãi tăng trưởng, điều này giúp lợi nhuận toàn ngành tăng 55% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lợi nhuận một doanh nghiệp chiếm tới 1/4 toàn ngành.
Bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với hơn 1.4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Sức hút trong dài hạn của Việt Nam đối với vốn FDI vẫn tốt, bởi một phần do các nhà sản xuất toàn cầu có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam; chi phí lao động cạnh tranh, nhiều hiệp định thương mại tự do và đà chuyển đổi sang sản xuất tiên tiến thông qua chuyển giao công nghệ và nâng cao kỹ năng, đặc biệt trong các ngành như chất bán dẫn.
Bên cạnh đó, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các dự án cao tốc, sân bay, đường vành đai… nhằm giúp tăng cường sự kết nối và thuận tiện cho các KCN.
Trong quý 3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi Luật Quy hoạch. Điểm thay đổi chính chủ yếu làm giảm sự chồng chéo về hệ thống quy hoạch, phân quyền cho UBND cấp tỉnh được triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch. Điều này giúp rút ngắn thời gian triển khai các dự án KCN.
Các thông tin tích cực trên cũng phần nào nói lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mảng này trong quý 3. Theo thống kê từ 27 doanh nghiệp BĐS KCN trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 3/2024 với tổng doanh thu 9,415 tỷ đồng, lãi ròng 2,097 tỷ đồng, tăng lần lượt 29% và 55% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với quý liền trước (quý 2/2024), cả doanh thu và lãi ròng đều giảm 2% và 11%. Biên lãi gộp kỳ này ở mức 36%, tương đương cùng kỳ.
Nguồn: VietstockFinance
Lợi nhuận một doanh nghiệp chiếm tới 1/4 toàn ngành
Quý 3, có 14/27 doanh nghiệp lãi tăng trưởng, 11 doanh nghiệp giảm lãi, 1 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi và 1 tiếp tục thua lỗ.
Hầu hết ông lớn KCN đều có lợi nhuận tăng trong kỳ. Đô thị Kinh Bắc lãi ròng quý 3 có mức tăng cao nhất gấp 41.7 lần cùng kỳ, đạt hơn 196 tỷ đồng. Tuy nhiên, do quý đầu năm thua lỗ nên lãi 9 tháng giảm 82% còn hơn 352 tỷ đồng.
Xét về giá trị, Tổng Công ty IDICO - CTCP lãi ròng cao nhất đạt 511 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ và chiếm hơn 24% tổng lợi nhuận toàn ngành, đây cũng là công ty có doanh thu cao nhất. IDICO cho biết, do tăng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê hạ tầng KCN đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần khiến lợi nhuận tăng.
Nhờ bán các khoản đầu tư khiến lợi nhuận ròng của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG S tăng 56% lên gần 302 tỷ đồng. Hay Becamex IDC có lãi hơn 344 tỷ đồng, tăng 58%.
Trái ngược, lợi nhuận ròng quý 3 của Sonadezi S đi lùi 8% về 209 tỷ đồng.
Nguồn: VietStockFinance
Sau khi có lãi tăng bằng lần trong quý 2, CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: VRG) quay lại thua lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý 3, cùng kỳ lỗ 4.5 tỷ đồng, dù doanh thu gần 7 tỷ đồng, tăng 27%, đây cũng là doanh nghiệp duy nhất lỗ của ngành.
VRG cho biết, do trong kỳ công ty chưa ký được hợp đồng mới về thuê lại đất gắn với cơ sở hạ tầng khiến kết quả kinh doanh thua lỗ. Tuy vậy, nửa đầu năm kinh doanh có hiệu quả, VRG vẫn lãi 9 tháng hơn 30 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 3 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Nhìn chung về kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2024, gần 60% doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng. Trong đó, IDC vẫn là cái tên có lợi nhuận lớn nhất ngành đạt gần 1,639 tỷ đồng, tăng 95% so cùng kỳ; theo sau là BCM lãi ròng 736 tỷ đồng, tăng 89%.
Nguồn: VietstockFinance
Giá cổ phiếu nhóm BĐS KCN có tăng theo?
Thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay có sự hồi phục nhưng chưa rõ nét, bằng chứng cho thấy chỉ số ngành bất động sản giảm hơn 2% so với đầu năm, trong khi VN-Index tăng hơn 7%.
Tuy nhiên, trên nền kết quả kinh doanh tăng trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu BĐS KCN được xem là ngành có triển vọng tích cực và luôn là điểm sáng khi chỉ số của nhóm này tăng 8% so đầu năm.
Có mức tăng trưởng mạnh nhất là SIP, giá cổ phiếu chủ KCN lớn nhất Tây Ninh đã tăng 43% so với đầu năm, hiện ở mức 77,900 kết phiên ngày 18/11. Còn giá cổ phiếu SNZ và IDC cũng tăng lần lượt gần 28% và 12%. Ông trùm KCN Bình Dương BCM tăng khiêm tốn với gần 7%.
Riêng cổ phiếu của KBC lại đi ngược dòng khi giá giảm gần 13%, đóng cửa phiên 18/11 ở 27,600 đồng/cp. Mặc dù vậy, KBC có thể được hưởng lợi khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, do ông lớn KCN miền Bắc này đã ký thoả thuận với Trump Organization về một dự án xây dựng tổ hợp khu đô thị sân golf với vốn đầu tư 1.5 tỷ USD tại Hưng Yên, có thể được đẩy nhanh tiến độ.
Nguồn: VietstockFinance
Giá thuê đất khu công nghiệp tăng trong khi nguồn cung hạn chế
Theo JLL Việt Nam, quý 3 không ghi nhận nguồn cung đất KCN mới do các vướng mắc có thể kể đến như đền bù đất không có sổ đỏ, khác biệt giữa mục đích sử dụng đất thực tế và theo cấp phép, không đồng thuận về mức đền bù… những vấn đề này làm chậm quá trình giải phóng mặt bằng và gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Tuy nhiên, dòng vốn FDI liên tục đổ vào đã tạo ra sự lạc quan về nhu cầu đất công nghiệp trong tương lai, đặc biệt là ở miền Bắc. Các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển đến hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư ở miền Bắc chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn, điện tử, linh kiện và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực này.
Còn ở miền Nam, các dự án sản xuất FDI mới đăng ký chủ yếu được ghi nhận ở các nhà xưởng xây sẵn như một phương pháp thay thế cho những doanh nghiệp muốn đặt cơ sở ở miền Nam.
Về giá thuê đất KCN bình quân tại miền Nam trong quý 3 đạt 163.7 USD/m2/kỳ hạn thuê và miền Bắc là 132.1 USD/m2/kỳ hạn thuê đều tăng 2% so với cùng kỳ.
JLL Việt Nam cho rằng triển vọng thị trường BĐS KCN vẫn lạc quan bởi xu hướng sản xuất toàn cầu và sức cạnh tranh của Việt Nam, cũng như nỗ lực và kết hợp chặt chẽ của chính quyền và chủ đầu tư hạ tầng KCN. Sự kết hợp này có khả năng thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng và sức hấp dẫn mảng này đối với các nhà đầu tư và khách thuê tiềm năng.
Dự kiến các địa phương có lợi thế về quỹ đất dồi dào cho phát triển công nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc đơn giản hóa thủ tục giải phóng mặt bằng, sẽ có những tiến triển đáng kể trong phát triển đất công nghiệp thời gian tới.
Thanh Tú
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.