Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
3 cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán Việt, 1 triệu đồng không mua nổi 3 cổ
Tính trên cả 3 sàn giao dịch HoSE, HNX, UPCoM, toàn thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có khoảng 1.600 cổ phiếu đang niêm yết và đăng ký giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 10 mã cổ phiếu đạt thị giá trên 200.000 đồng/cổ phiếu tính đến hết phiên 14/2, tất cả đều thuộc nhóm phi tài chính.
Cổ phiếu đắt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là WCS của CTCP Bến xe Miền Tây - chủ quản lý và vận hành bến xe cùng tên tại TP.HCM - với giá đóng cửa phiên 14/2 ở 365.200 đồng/cổ phiếu.
Doanh nghiệp này tiền thân là Bến Xe Miền Tây được thành lập năm 1970, hoạt động chủ yếu trong mảng khai thác và kinh doanh bến xe, vận tải hành khách, khai thác dịch vụ phục vụ trong bến xe, cho thuê mặt bằng và kiosk, bãi đậu xe vận tải hàng hóa, giữ và chuyển hàng hóa hành lý bao gói, mua bán phụ tùng vật tư ôtô, xăng dầu...
Hiện chỉ có 2,5 triệu cổ phiếu WCS đang niêm yết trên thị trường chứng khoán song số lượng giao dịch trung bình mỗi phiên trong năm vừa qua của mã chứng khoán này chỉ vào khoảng 200 cổ phiếu/phiên.
Năm 2024, doanh thu của Bến xe Miền Tây tăng 48%, đạt 140 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 66 tỷ đồng, tăng 72% so với năm ngoái. Đáng chú ý, Bến xe Miền Tây cũng là một trong những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao nhất thị trường.
Trong kế hoạch chia cổ tức gần nhất, WCS dự kiến tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 144%, tương ứng mỗi 1 cổ phiếu nhận về 14.400 đồng. Giai đoạn năm 2018-2019 trước dịch Covid-19, doanh nghiệp bến xe này thậm chí đã trả cổ tức cho cổ đông ở mức cao ngất ngưởng lên đến 400% và 516%.
Xếp thứ hai là mã HGM của CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HNX: HGM). Trong phiên gần nhất, có thời điểm cổ phiếu HGM chạm đỉnh 419.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, áp lực về cuối phiên khiến cổ phiếu này ngược dòng giảm gần 6% xuống 358.400 đồng/cổ phiếu.
Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang hoạt động trong mảng thăm dò và chế biến các loại khoáng sản, khai thác quặng kim loại không chứa sắt, trong đó sản phẩm chiến lược là Antimon. Antimon là kim loại mang tính chiến lược được sử dụng trong quân sự như đạn dược, tên lửa cũng như pin lưu trữ axit chì được sử dụng trong ôtô và má phanh nhờ đặc tính chịu nhiệt.
Trên thị trường, cổ phiếu HGM đã tăng 10/11 phiên gần nhất, trong đó có 3 tăng trần. Chỉ sau chưa đầy 1 tháng, mã chứng khoán này đã tăng tới gần 80%.
Cùng với nhóm cổ phiếu khoáng sản, thị giá HGM bùng nổ sau Trung Quốc thông báo hạn chế xuất khẩu các khoáng sản then chốt trong sản xuất quân sự và công nghệ cao sang Mỹ trong đó có Antimon. Hiện Trung Quốc chiếm khoảng 50% hoạt động khai thác và 80% sản lượng Antimon toàn cầu. Điều này khiến các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ, phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.
Vì vậy, việc hạn chế xuất khẩu được cho là thông tin tích cực hỗ trợ đà tăng giá của HGM khi công ty hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất Antimon thành phẩm ở quy mô công nghiệp.
Cũng tại ngày 14/2, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG tạm dừng ở 358.000 đồng/cổ phiếu, xếp thứ 3 về thị giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước đó, cổ phiếu VNZ từng lập kỷ lục với mức giá 1,279 triệu đồng/cổ phiếu vào ngày 25/8/2023, mức cao nhất từ khi cổ phiếu này đăng ký giao dịch trên UPCoM và cũng là cổ phiếu duy nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thị giá vượt 1 triệu đồng những năm gần đây.
VNG là công ty công nghệ được thành lập năm 2004, năm 2014, công ty được đánh giá là startup "kỳ lân" công nghệ đầu tiên của Việt Nam (định giá trên 1 tỷ USD). Hiện hoạt động kinh doanh của VNG trải dài trên nhiều lĩnh vực công nghệ như trò chơi trực tuyến, Zalo và AI, thanh toán và tài chính, chuyển đổi số...
Nhiều tựa game online đình đám trong nước hiện đều do VNG giữ bản quyền phát hành như Liên Minh Huyền Thoại, PUBG Mobile, Roblox, Play Together...
VNG thoái vốn khỏi Tiki: Hơn 500 tỷ đồng tan thành mây khói?
Khoản đầu tư hơn 500 tỷ của VNG vào Tiki đã ghi nhận lỗ hoàn toàn
Báo cáo tài chính quý 4/2024 cho thấy VNG đã chính thức không còn ảnh hưởng tại Tiki Global sau khi ghi nhận mất toàn bộ khoản đầu tư 500 tỷ đồng. Trước đó, ngày 28/10/2024, VNG rút đại diện khỏi Ban Giám đốc Tiki, đánh dấu việc Tiki không còn là công ty liên kết của tập đoàn.
VNG rút khỏi Tiki sau khi mất trắng khoản đầu tư 500 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024 của Công ty CP VNG (UPCoM: VNZ), tính đến ngày 28/10/2024, tập đoàn này vẫn nắm giữ 14,61% cổ phần tại Tiki Global. Tuy nhiên, việc VNG miễn nhiệm hai đại diện trong Ban Giám đốc Tiki đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng đáng kể của tập đoàn này tại sàn thương mại điện tử. Kể từ thời điểm đó, Tiki không còn được xem là công ty liên kết của VNG, mà chỉ được ghi nhận dưới danh mục đầu tư tài chính dài hạn.
Dù vẫn là cổ đông lớn, VNG không còn tham gia vào công tác điều hành hay định hướng chiến lược của Tiki. Trước đó, tập đoàn đã rót tổng cộng 510 tỷ đồng vào Tiki, nhưng kể từ quý 1/2019, giá trị khoản đầu tư này đã về mức 0. Điều này đồng nghĩa VNG đã ghi nhận toàn bộ số tiền đầu tư vào Tiki như một khoản lỗ. Việc không tiếp tục rót vốn giúp VNG tránh được tác động từ những biến động tài chính của Tiki trong tương lai.
Tiki và cuộc đua khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử
Thành lập năm 2010 tại TP.HCM, Tiki khởi đầu với mô hình bán sách trực tuyến trước khi mở rộng sang nhiều ngành hàng khác như điện tử, thời trang, gia dụng, sức khỏe, làm đẹp... Sự phát triển này đi kèm với hàng loạt vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư lớn. Năm 2012, quỹ CyberAgent rót vốn vào Tiki, tiếp đến là tập đoàn Sumitomo trong vòng Series B. Đặc biệt, tháng 5/2016, VNG đầu tư 17 triệu USD (khoảng 384 tỷ đồng), đổi lấy 38% cổ phần, trở thành cổ đông lớn nhất.
Dù có sự hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ, Tiki vẫn gặp khó khăn trong cuộc chiến thương mại điện tử khốc liệt. Shopee và Lazada liên tục mở rộng thị phần bằng những chiến lược táo bạo như khuyến mãi sâu và miễn phí vận chuyển. Điều này buộc Tiki phải liên tục huy động thêm vốn để duy trì hoạt động.
Mặc dù là cổ đông lớn nhất, VNG chỉ tham gia một đợt chào bán riêng lẻ vào đầu năm 2018 với khoản đầu tư bổ sung 120 tỷ đồng, sau đó không tiếp tục rót vốn. Trong khi đó, các đối thủ như Shopee và Lazada không ngừng gia tăng sức ép bằng nguồn lực tài chính khổng lồ.
Tiki dần tụt lại trong cuộc đua
Trên thực tế, từ khi thành lập đến nay, Tiki chưa từng công bố lợi nhuận hay đạt điểm hòa vốn – điều mà một số sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam đã làm được.
Trước năm 2016, Tiki chủ yếu cạnh tranh với Lazada. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Shopee đã làm thay đổi cục diện. Với chiến lược "đốt tiền" mạnh tay, Shopee nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, đẩy Tiki vào thế khó. Theo báo cáo thị trường năm 2018 của Q&Me, Shopee đã vươn lên dẫn đầu với 35% thị phần, vượt qua Lazada (20%) và bỏ xa Tiki (17%). Những năm sau đó, khoảng cách giữa Tiki và Shopee ngày càng bị nới rộng, khiến vị thế của Tiki ngày một suy yếu.
Việc VNG rút khỏi Tiki có thể xem là một quyết định tất yếu khi nền tảng này chưa thể bứt phá trong cuộc đua thương mại điện tử, trong khi những đối thủ lớn như Shopee và Lazada ngày càng gia tăng áp lực cạnh tranh.
Quý 4/2024, CTCP VNG lỗ ròng thêm 413 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế cả năm lên hơn 918 tỷ đồng. Dù giảm lỗ so với năm trước, nhưng Doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu có lãi trong năm 2024.
Các chỉ tiêu kinh doanh của VNZ trong quý 4 và cả năm 2024
Trong quý 4, VNZ ghi nhận 2.6 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn, lãi gộp còn 982 tỷ đồng, hơn cùng kỳ tới 30%.
Dù lãi gộp tăng khá mạnh, các chỉ tiêu khác đã kéo VNZ đi xuống, bao gồm khoản lỗ tăng mạnh lên 310 tỷ đồng tại công ty liên doanh, liên kết (cùng kỳ lỗ 37 tỷ đồng). Ngoài ra, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp dù giảm nhưng đều neo cao, ghi nhận lần lượt 427 tỷ và 360 tỷ đồng.
Chưa dừng lại, VNZ còn chịu thêm khoản lỗ khác 301 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 57 tỷ đồng). Do vậy, Doanh nghiệp lỗ ròng 413 tỷ đồng trong quý 4, dù điểm tích cực là giảm được lỗ so với cùng kỳ (463 tỷ đồng). Doanh nghiệp cho biết nguyên nhân chính do các khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty liên kết và dự phòng tổn thất tài sản trong kỳ - cụ thể là dự phòng suy giảm giá trị trò chơi trực tuyến.
Kết quả cả năm, VNZ đạt 9.5 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25% so với năm trước; nhưng lỗ ròng 918 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 2.1 ngàn tỷ đồng). Dù giảm được lỗ, Doanh nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch doanh thu (thực hiện 86%) và mục tiêu có lợi nhuận trong năm 2024 (lãi ròng 195 tỷ đồng) được ĐHĐCĐ 2024 thông qua.
Nguồn: VietstockFinance
Tại cuối năm 2024, tổng tài sản của VNZ đạt gần 9.5 ngàn tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn gần 4.4 ngàn tỷ đồng, giảm 20%. Lượng tiền mặt và tiền gửi nắm giữ còn 2.8 ngàn tỷ đồng, giảm 29%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm gần nửa, còn 124 tỷ đồng.
Đáng chú ý, các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng vọt lên hơn 1.8 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 53%. Khoản dự phòng đầu tư cũng tăng lên 597 tỷ đồng, gấp gần 6 lần đầu năm. Phần lớn trong đó là dự phòng cho khoản đầu tư tại Tiki Global (hơn 510 tỷ đồng), tương ứng toàn bộ số tiền đầu tư của VNZ.
Trong BCTC riêng, VNZ đã đầu tư 6.8 ngàn tỷ đồng vào các công ty con, tăng 41% so với đầu năm. Phần lớn thay đổi nằm ở khoản đầu tư tại Zion - đơn vị sở hữu ZaloPay, nhưng là do VNZ nâng tỷ lệ sở hữu từ gần 73% lên gần 100%. Dù vậy, giá trị dự phòng đầu tư lên đến gần 5 ngàn tỷ đồng. Công ty không thuyết minh chi tiết nhưng dựa trên BCTC riêng quý 3/2023, ít nhất 2.27 ngàn tỷ đồng là dành cho Zion.
Bên nguồn vón, nợ ngắn hạn hơn 5.8 ngàn tỷ đồng, tăng 8%, với gần 755 tỷ là nợ vay (giảm 13%). Vay nợ ngắn hạn tăng mạnh lên 1.25 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần đầu năm, đều là nợ vay ngân hàng. Các hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh đều dưới 1 lần, cho thấy VNZ có rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ tới hạn.
Châu An
FILI - 16:58:08 05/02/2025
VNZ lỗ ròng hơn 900 tỷ đồng năm 2024
Quý 4/2024, CTCP VNG (UPCoM: VNZ) lỗ ròng thêm 413 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế cả năm lên hơn 918 tỷ đồng. Dù giảm lỗ so với năm trước, nhưng Doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu có lãi trong năm 2024.
Các chỉ tiêu kinh doanh của VNZ trong quý 4 và cả năm 2024
Nguồn: VietstockFinance
Trong quý 4, VNZ ghi nhận 2.6 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn, lãi gộp còn 982 tỷ đồng, hơn cùng kỳ tới 30%.
Dù lãi gộp tăng khá mạnh, các chỉ tiêu khác đã kéo VNZ đi xuống, bao gồm khoản lỗ tăng mạnh lên 310 tỷ đồng tại công ty liên doanh, liên kết (cùng kỳ lỗ 37 tỷ đồng). Ngoài ra, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp dù giảm nhưng đều neo cao, ghi nhận lần lượt 427 tỷ và 360 tỷ đồng.
Chưa dừng lại, VNZ còn chịu thêm khoản lỗ khác 301 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 57 tỷ đồng). Do vậy, Doanh nghiệp lỗ ròng 413 tỷ đồng trong quý 4, dù điểm tích cực là giảm được lỗ so với cùng kỳ (463 tỷ đồng). Doanh nghiệp cho biết nguyên nhân chính do các khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty liên kết và dự phòng tổn thất tài sản trong kỳ - cụ thể là dự phòng suy giảm giá trị trò chơi trực tuyến.
Kết quả cả năm, VNZ đạt 9.5 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25% so với năm trước; nhưng lỗ ròng 918 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 2.1 ngàn tỷ đồng). Dù giảm được lỗ, Doanh nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch doanh thu (thực hiện 86%) và mục tiêu có lợi nhuận trong năm 2024 (lãi ròng 195 tỷ đồng) được ĐHĐCĐ 2024 thông qua.
Nguồn: VietstockFinance
Tại cuối năm 2024, tổng tài sản của VNZ đạt gần 9.5 ngàn tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn gần 4.4 ngàn tỷ đồng, giảm 20%. Lượng tiền mặt và tiền gửi nắm giữ còn 2.8 ngàn tỷ đồng, giảm 29%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm gần nửa, còn 124 tỷ đồng.
Đáng chú ý, các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng vọt lên hơn 1.8 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 53%. Khoản dự phòng đầu tư cũng tăng lên 597 tỷ đồng, gấp gần 6 lần đầu năm. Phần lớn trong đó là dự phòng cho khoản đầu tư tại Tiki Global (hơn 510 tỷ đồng), tương ứng toàn bộ số tiền đầu tư của VNZ.
Trong BCTC riêng, VNZ đã đầu tư 6.8 ngàn tỷ đồng vào các công ty con, tăng 41% so với đầu năm. Phần lớn thay đổi nằm ở khoản đầu tư tại Zion - đơn vị sở hữu ZaloPay, nhưng là do VNZ nâng tỷ lệ sở hữu từ gần 73% lên gần 100%. Dù vậy, giá trị dự phòng đầu tư lên đến gần 5 ngàn tỷ đồng. Công ty không thuyết minh chi tiết nhưng dựa trên BCTC riêng quý 3/2023, ít nhất 2.27 ngàn tỷ đồng là dành cho Zion.
Nguồn: BCTC riêng quý 4/2024 của VNZ
Bên nguồn vón, nợ ngắn hạn hơn 5.8 ngàn tỷ đồng, tăng 8%, với gần 755 tỷ là nợ vay (giảm 13%). Vay nợ ngắn hạn tăng mạnh lên 1.25 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần đầu năm, đều là nợ vay ngân hàng. Các hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh đều dưới 1 lần, cho thấy VNZ có rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ tới hạn.
Châu An
FILI
Vốn hóa FPT 'bay' 10.000 tỷ đồng sau cơn bão DeepSeek
Cú sốc mang tên DeepSeek ập đến đúng vào thời điểm chứng khoán Việt Nam đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Ngay sau khi mở cửa trở lại ngày 3/2, thị trường đã chìm trong sắc đỏ với tâm điểm là cú rơi hơn 4% của cổ phiếu FPT.
Một số cổ phiếu công nghệ khác như CMC Corp (mã CMG), VNG (mã VNZ),… cũng đều giảm sâu.
Giá trị vốn hóa của tập đoàn công nghệ số 1 Việt Nam bị thổi bay 10.000 tỷ đồng chỉ trong một buổi sáng.
VNZ lập thêm một công ty con mảng lập trình
Theo Quyết định ngày 07/01/2025, CTCP VNG (UPCoM: VNZ) đã thông qua việc góp vốn thành lập một công ty con, có tên Công ty TNHH 2Morebits.
Trụ sở dự kiến tại Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, toàn bộ từ VNZ. Công ty hoạt động trong mảng lập trình máy vi tính và các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập VNZ được chỉ định làm đại diện quản lý phần vốn góp của VNZ tại 2Morebits, đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Công ty.
Trước đó, ông Minh mới trở lại vị trí Chủ tịch HĐQT VNZ vào cuối tháng 11/2024 sau gần 2 năm chuyển giao chức vụ này cho ông Võ Sỹ Nhân để đảm nhận chức Tổng Giám đốc.
Về tình hình kinh doanh, VNZ đạt gần 2.6 ngàn tỷ đồng doanh thu trong quý 3/2024, tăng 32% so với cùng kỳ. Dù lỗ sau thuế 11 tỷ đồng, nhưng đây vẫn là kết quả tích cực so với khoản lỗ gần 650 tỷ đồng cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2024, doanh thu VNZ đạt gần 6.9 ngàn tỷ đồng, tăng gần 31%; lỗ sau thuế giảm mạnh còn gần 597 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 1.9 ngàn tỷ đồng).
Ông Lê Hồng Minh trở lại làm Chủ tịch VNG
Ông Lê Hồng Minh sẽ thôi giữ vai trò Tổng giám đốc và trở lại làm Chủ tịch HĐQT, kiêm đại diện pháp luật của VNG.
Quyết định này được Công ty Cổ phần VNG công bố chiều 25/11. Theo đó, ông Võ Sỹ Nhân từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT VNG từ ngày 22/11 theo nguyện vọng cá nhân. Trước đó, ông giữ vai trò này từ đầu năm 2023 thay cho nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh.
Lần này, ông Minh sẽ trở lại làm Chủ tịch HĐQT, kiêm người đại diện pháp luật của VNG. Nhằm tuân thủ quy định hiện hành đối với công ty đại chúng, HĐQT VNG cũng đã bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Lê Hồng Minh. Như vậy, ông Minh tiếp tục điều hành các hoạt động chung của VNG với tư cách là Chủ tịch HĐQT và đại diện pháp luật.
Trước đó, ông Minh là nhà sáng lập, giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VNG từ năm 2004 đến hết năm 2022. Ông cũng là một trong những cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này.
9 tháng đầu năm, VNG ghi nhận doanh thu lũy kế hơn 6.980 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh 202 tỷ. Công ty cho biết cũng ghi nhận hiệu quả tốt từ các dịch vụ giá trị gia tăng và sản phẩm AI, đồng thời tăng trưởng doanh thu tích cực từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và các thị trường quốc tế.
Hãng công nghệ này tham gia nhiều lĩnh vực, gồm trò chơi trực tuyến, nền tảng kết nối, thanh toán và tài chính, dịch vụ đám mây. Mảng hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất cho VNG là dịch vụ trò chơi trực tuyến, chiếm khoảng 70-80% tổng doanh thu những năm gần đây. Công ty cũng hoạt động tại Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Phillipines, Myanmar, Đài Loan, Indonesia.
VNG từng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán quốc tế. Cuối tháng 8/2023, công ty này nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC), dự kiến chào bán ra công chúng cổ phiếu phổ thông loại A trên Nasdaq Global Select Market. Tuy nhiên, đầu năm nay, VNG quyết định chưa chào bán cổ phiếu ra công chúng, xin SEC rút hồ sơ IPO.
Anh Tú
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.