Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Người phát ngôn Bộ Công an đã cập nhật tình hình điều tra tại một số vụ án đáng chú ý liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Thái Dương, SJC.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin về tiến độ điều tra các vụ án lớn được dư luận quan tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cho đến nay, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, các vụ án nói chung, đặc biệt là các vụ án mà Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, lãnh đạo Bộ Công an rất quan tâm, tập trung lực lượng, con người, phương án chỉ đạo để làm rõ các đối tượng theo quy định của pháp luật. Theo định kỳ, Bộ Công an đã có những lần họp báo Chính phủ, họp báo Ban Nội chính Trung ương, họp báo Bộ Công an, họp báo với các cơ quan báo chí để thông tin về tiến độ của các vụ án.
Về vụ án xảy ra tại CTCP Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan, ngày 17/10/2024, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời khởi tố 3 bị can Phạm Văn Hạ, Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk về tội nhận hối lộ; Lê Đình Hải (Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn) và Hoàng Đình Chương (Giám đốc Công ty TNHH An Nguyên) về tội đưa hối lộ.
Trong quá trình điều tra, cho đến nay, trong vụ án này, cơ quan điều tra đã thu giữ 122 tỷ đồng và 130 ngàn USD tiền mặt. Cơ quan điều tra đang tiếp tục thu thập các tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra vụ án trên địa bàn cả nước liên quan đến các dự án do Tập đoàn này triển khai thực hiện.
Về vụ án CTCP Tập đoàn Thái Dương và CTCP Đất hiếm Việt Nam cùng các doanh nghiệp có liên quan, ngày 27/10/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bổ sung vụ án gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại Tập đoàn Thái Dương và các cơ quan, đơn vị liên quan; khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 3 bị can về tội gây ô nhiễm môi trường.
Về vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), ngày 16/09/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án Tham ô tài sản, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại SJC và các đơn vị có liên quan. Cho đến nay, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố tổng cộng 6 bị can với 2 tội danh tham ô tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy các bị can đã lợi dụng việc mua, bán vàng, bạc để làm khống chứng từ, sổ sách để chiếm đoạt tài sản, thu lợi bất chính.
"Hiện nay, cơ quan cảnh sát điều tra đang tập trung củng cố tài liệu, chứng cứ đối với các bị can, đồng thời tiếp tục mở rộng điều ra, rà soát xác minh, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt", Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết.
Huy Khải
FILI
Nhằm kinh doanh dịch vụ thiết kế sản phẩm nội thất mang thương hiệu lớn thế giới, mở rộng sự hiện diện thiết kế sản phẩm nội thất tại Việt Nam mang tên các thương hiệu lớn của thế giới ở khu vực Trung Đông, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành mở rộng thị trường đầu tư qua Dubai.
Gỗ Trường Thành thông báo CTCP Đồ gỗ Casadora (công ty con TTF sở hữu 60%) vừa nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra Dubai. Khởi đầu này đánh dấu hướng phát triển chiến lược của TTF sang thị trường Trung Đông với nhiều dự án bất động sản cao cấp.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lần đầu cho Đồ gỗ Casadora vào ngày 05/06/2024 với tên tổ chức kinh tế thành lập ở nước ngoài là Belmonte Design Services L.L.C. Vốn đầu tư 500 ngàn USD (hơn 12 tỷ đồng) từ vốn chủ sở hữu.
Hình thức đầu tư là sẽ mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó nhằm kinh doanh dịch vụ thiết kế sản phẩm nội thất mang thương hiệu lớn thế giới, mở rộng sự hiện diện thiết kế sản phẩm nội thất tại Việt Nam mang tên các thương hiệu lớn của thế giới ở khu vực Trung Đông.
Quý 3/2024, TTF ghi nhận doanh thu thuần hơn 236 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ; và lỗ ròng hơn 21 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 6 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, Doanh nghiệp lỗ ròng gần 27 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 43 tỷ đồng.
Gỗ Trường Thành cho biết thị trường của các khách hàng lớn gặp nhiều khó khăn nên doanh thu xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, chi phí logistic tăng cao và gián đoạn vận tải toàn cầu chịu ảnh hưởng của chiến tranh tại một số khu vực buộc khách hàng có xu hướng dời ngày giao hàng sang quý 4/2024. Ngoài ra, doanh thu từ dự án trong nước giảm do tiến độ triển khai của chủ đầu tư bất động sản trễ so với kế hoạch cũng như ảnh hưởng do thiên tai tại các tỉnh phía Bắc khiến lợi nhuận Công ty giảm.
Để khắc phục các khó khăn trên, TTF tập trung mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới tại thị trường châu Âu, Mỹ, đặc biệt là thị trường châu Á, Dubai, Australia và Đông Á nhằm tăng sản lượng trong quý 4. Đồng thời, tái cấu trúc các công ty con không hiệu quả nhằm dành nguồn lực phát triển các dự án kinh doanh mới.
Giai đoạn 2016-2023, tình hình TTF khá ảm đạm khi liên tục thua lỗ; trong đó, năm 2016 lỗ nặng nhất hơn 1,271 tỷ đồng, năm 2017 lãi nhẹ gần 11 tỷ đồng, năm 2018-2019 quay lại thua lỗ tổng cộng hơn 1,612 tỷ đồng, năm 2023 lỗ gần 134 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/09/2024, TTF lỗ lũy kế gần 3,268 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ gần 4,112 tỷ đồng.
KQKD TTF từ năm 2016-2023
Cổ phiếu TTF trong diện cảnh báo từ ngày 21/04/2022 với lý do BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 ghi nhận lỗ ròng gần 9 tỷ đồng và lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2021 đã kiểm toán hơn 3 ngàn tỷ đồng.
Doanh nghiệp cũng có báo cáo giải trình biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. Theo đó, TTF tiếp tục giữ vững khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng tiềm năng; tăng cường công tác quản lý,… Về xuất khẩu, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với khách hàng lớn như Natuzzi, Williams Sonoma, TJX,… ở nhiều ngành hàng để tăng trưởng doanh thu, đa dạng hóa thị trường bao gồm trong và ngoài nước nhằm tránh rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận,…
Thanh Tú
FILI
“Bảo kê” cho một loạt sai phạm của Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương và ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Bến Tre) sắp hầu tòa để trả giá cho hành vi trái pháp luật của mình.
Dự kiến ngày 20/11 tới đây, TAND TPHCM sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Trong đó, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre (từ tháng 7/2021 - 9/2023) Lê Đức Thọ bị truy tố về các tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi'' và ''Nhận hối lộ''.
Ông Đỗ Thắng Hải, nguyên thứ trưởng Bộ Công Thương bị truy tố tội "Nhận hối lộ". Ông Trần Duy Đông, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương (trước khi bị khởi tố là Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương) bị truy tố về tội ''Nhận hối lộ''.
Bị can Lê Đức Thọ. Ảnh: Bộ Công an
Bà Mai Hồng Hạnh, nguyên Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil bị truy tố về các tội ''Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí'' và ''Đưa hối lộ''.
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 20/11-5/12, do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa.
Theo truy tố, từ tháng 8/2016, bà Mai Thị Hồng Hạnh là người đại diện pháp luật, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ sở hữu trên thực tế của Công ty Xuyên Việt Oil.
Quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Công ty, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, bà Hạnh đã vi phạm các quy định về sử dụng quỹ bình ổn giá và tiền bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền là 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ quỹ Bình ổn giá là 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường là 1.244 tỷ đồng.
Ông Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Nhật Bắc
Ngoài ra, bà Hạnh còn có hành vi đưa hối lộ cho các ông Đỗ Thắng Hải và một loạt cựu Vụ trưởng của Bộ Công thương cùng ông Lê Đức Thọ; ông Đặng Công Khôi (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá), Lê Duy Minh (nguyên Cục trưởng Cục Thuế TPHCM) với tổng số tiền 1.265.000 USD (tương đương hơn 29 tỷ đồng) và 900 triệu đồng.
Việc đưa hối lộ này nhằm để những bị can này giúp cho Công ty Xuyên Việt Oil cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho các thương nhân đầu mối và trực tiếp phụ trách sắp hết hạn.
Đặc biệt, ông Lê Đức Thọ ngoài 2 lần nhận hối lộ tổng số tiền hơn 600.000 USD (tương đương hơn 13,8 tỷ đồng) của bà Hạnh, ông này còn lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Cụ thể, bị can đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động, gây ảnh hưởng đến Giám đốc Vietinbank chi nhánh Bến Tre cho Công ty CP Việt Oil được vay vốn thuận lợi với hạn mức tín dụng 400 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi và tỷ lệ tín chấp khoản vay là 40%.
Với việc gây ảnh hưởng giúp cho bà Hạnh, ông Thọ đã nhiều lần nhận tiền, tài sản có giá trị từ bà Hạnh gồm: 200.000 USD (tương đương hơn 4,5 tỷ đồng) vào ngày 28/3/2022; 1 bộ golf trị giá 1,1 tỷ đồng; 1 đồng hồ hiệu Patek Philippe trị giá 421.000 USD (tương đương hơn 9,8 tỷ đồng); 1 ô tô Mercedes Benz S450 Luxury trị giá hơn 6,6 tỷ đồng.
Thanh Phương
VietNamNet
“Giảm giá tưng bừng, Temu giảm đến 90%”, chạy hàng loạt quảng cáo sản phẩm trên shoptemu, temufashion… kể từ đầu tháng 10 cho tới nay. Người dùng Việt dậy sóng bởi nhiều sản phẩm đẹp mắt như mũ, dép có giá chưa tới 20,000 đồng; cơ man đồ gia dụng giá rẻ.
Nhưng thực tế, không họp báo công bố chính thức có mặt ở thị trường Việt, hỏi ra thì biết Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) - tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo - chưa đăng ký hoạt động ở Việt Nam nhưng app của sàn thương mại điện tử này đã cho phép người dùng đăng ký mua hàng bằng tiếng Việt, giao hàng qua 2 doanh nghiệp hậu cần cũng của Trung Quốc là Best Express và Ninja Van.
Theo quy định, các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100,000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương. Còn về hoạt động xúc tiến thương mại, Luật cũng quy định "mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại".
Temu không đăng ký hoạt động với Bộ Công thương, mở app bằng tiếng Việt khi chưa có giấy phép, lại còn rầm rộ quảng cáo vượt mức cho phép… nhưng tất thảy đều làm lén một cách… công khai trước cơ quan quản lý của Việt Nam, tìm cách lôi kéo người tiêu dụng Việt, dẫn tới hệ lụy xáo trộn sản xuất trong nước, nhất là trong trong các ngành giày dép và hàng tiêu dùng, thất thoát thuế, đánh mất tính công bằng trong kiểm soát, quản lý kinh doanh giữa hàng hóa nội địa với nước ngoài, kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử, giữa sàn thương mại điện tử này với sàn thương mại điện tử khác…
Đó là chưa kể đến đâu là công cụ bảo vệ dữ liệu cá nhân, ngăn chặn vi phạm quyền riêng tư của người dùng Việt Nam mà một sàn giao dịch ngoại ngang nhiên thực hiện? Đâu rồi biện pháp tăng cường quy định về thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu cá nhân, ở đây lại là người dùng trong nước trước một “khách lạ” ngoài nước?
Mãi đến chiều 23/10, tại buổi họp báo thường kỳ quý 3, lãnh đạo Bộ Công thương mới lên tiếng là bộ này “đang giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát đánh giá tác động”. Ông Thứ trưởng cũng thật thà nói “Về giá cả, tôi cũng giật mình khi thấy giá của họ rẻ, nhưng phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, vì chưa thể khẳng định giá đó thật hay không. Trước hết phải tôn trọng việc mua bán là thỏa thuận trên thị trường".
Còn tại phiên họp tổ của Quốc hội sáng 26/10, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ quan ngại khi hàng giá rẻ bán trên các sàn thương mại điện tử quốc tế đang tràn vào Việt Nam khi chưa được cấp phép hoạt động, nó đe dọa doanh nghiệp sản xuất nội địa. Đồng ý kiến, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, nói "đây là sự cảnh báo rất lớn", bởi sản phẩm giá rẻ nước ngoài tràn vào qua kênh này sẽ triệt tiêu hàng hóa trong nước.
Bên hàng lang Quốc hội, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu cũng nằm trong diện phải nộp thuế như Google, Facebook... Ông đã yêu cầu Tổng cục Thuế rà soát, yêu cầu nền tảng này kê khai nộp thuế và thu thập các dữ liệu thống kê: "Trường hợp Temu không nộp thuế, cơ quan quản lý sẽ thanh tra, xử lý".
Nhìn sang các nước, phản ứng với Temu là khá nhanh và mạnh. Indonesia ra lệnh cấm. Thái Lan từ tháng 7 đến hết năm áp thuế giá trị gia tăng 7% đối với tất cả gói hàng nhập khẩu có giá dưới 1,500 baht (42 USD). Âu - Mỹ định siết các quy định hoạt động và nhập khẩu. Vào tháng 5 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố rằng Temu sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn về nội dung trực tuyến của EU sau khi nền tảng đạt số lượng người dùng thường xuyên hơn 45 triệu. Hôm 11/10, EC cho biết đã gửi yêu cầu đến Temu cung cấp thông tin về các biện pháp mà nền tảng này đang thực hiện nhằm ngăn chặn việc bán các sản phẩm bất hợp pháp, căn cứ theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA). "Dựa trên đánh giá về phản hồi của Temu (- yêu cầu gửi về EC trước 21/10), Ủy ban sẽ quyết định các bước tiếp theo" - thông báo của EC nêu.
Còn tại Mỹ, Temu cũng đối mặt với khả năng thay đổi quy định về De minimis, đang cho phép miễn thuế và kiểm tra với các kiện hàng nhập khẩu giá trị dưới 800 USD.
Còn Việt Nam chúng ta, vẫn chỉ mới… thỏ thẻ đề xuất, kiến nghị xem xét, chỉnh sửa chính sách miễn thuế nhập khẩu với hàng giá trị dưới 1 triệu đồng, khi sửa Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT).
Sau cùng thì, qua 2 tuần thử nghiệm cơn lốc mua sắm giá rẻ, nhất là “món hời” free ship thì người dùng Việt cũng ít nhiều vỡ lẽ ra rằng Temu không rẻ, không nhanh như quảng cáo. Temu cũng không đa dạng cơ cấu ngành hàng. Các ngành vốn là thế mạnh của thương mại điện tử tại Việt Nam thì lại không thuộc sở trường của Temu như thời trang, thực phẩm chế biến, rau củ quả… Dù free ship nhưng thời gian giao hàng lại rất chậm so với các sàn trong nước, sàn nước ngoài, sàn của chính Trung Quốc giao dịch hợp pháp. Cách thức gói hàng cũng lỏng lẻo, việc đổi, trả hàng lại rất phức tạp.
Cơ bản nhất thì người dùng đều nhận ra Temu thực chất chỉ bán hàng không thương hiệu giá rẻ, tức với kết nối trực tiếp xưởng sản xuất nên giá thành rẻ. Tuy nhiên chất lượng hàng hóa không đảm bảo. Đơn cử Hàn Quốc đã phát hiện mẫu dép từ Temu chứa lượng chì trong đế cao hơn giới hạn cho phép 11 lần. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng CHOICE (Australia) công bố kết quả kiểm tra 15 món đồ chơi mua ngẫu nhiên trên Temu, với hầu hết tiềm ẩn nguy hiểm từ pin.
Với tính năng chỉ thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc Apple Pay, không chấp nhận tiền mặt cộng với hàng xưởng giá rẻ nên “người tiêu dùng thông minh” Việt cũng phần nào kịp nhận ra chất lượng của Temu tuy có rẻ nhưng không “ngon” và “bổ” như đã tưởng.
Quốc Học
FILI
CTCP Tập đoàn Masan công bố BCTC quý 3/2024 với lãi 701 tỷ đồng trong quý 3/2024, đạt 130% kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng.
“Quý 3/2024, WinCommerce và Masan MEATLife đã đạt lợi nhuận sau thuế dương và là động lực then chốt giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Xu hướng này sẽ tăng tốc hơn nữa khi chúng tôi tiếp tục thực hiện các phát kiến chiến lược trong trung hạn. Masan Consumer tiếp tục đà tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hai con số và đang bước vào giai đoạn tăng tốc khi các xu hướng cao cấp hóa, đổi mới sản phẩm và tiêu dùng bên ngoài gia đình tăng lên. Với đà này, tôi tin rằng Masan sẽ tiến gần đến kế hoạch lợi nhuận sau thuế theo kịch bản tích cực là 2,000 tỷ đồng. Chúng tôi đã và đang tập trung kết hợp toàn bộ nền tảng tiêu dùng bán lẻ của mình, hướng đến mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hợp nhất hai chữ số cho năm 2025", Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.
Cụ thể, doanh thu thuần của Masan Group đạt 21,487 tỷ đồng, tăng 6.6% so với mức 20,155 tỷ đồng trong quý 3/2023, nhờ sự tăng trưởng bền vững từ các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ giúp bù đắp lại hoạt động tái cấu trúc mảng gà trang trại của MML và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn tạm thời của MHT.
EBITDA đạt 4,233 tỷ đồng, tăng 13.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng đáng kể này được thúc đẩy bởi đà tăng lợi nhuận của tất cả mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ.
Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 701 tỷ đồng, tăng 1,349% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này là thành quả của khả năng sinh lời mạnh mẽ xuyên suốt các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ và 788 tỷ đồng cải thiện nhờ chi phí lãi vay ròng giảm và việc không phát sinh chi phí do biến động tỷ giá hối đoái.
Masan đã phòng ngừa rủi ro 100% khoản vay USD dài hạn kể từ đầu năm, điều này đã giúp cho Masan giữ vững được kết quả kinh doanh trước những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá giúp LNST sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) tăng 511 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí lãi vay ròng cải thiện 277 tỷ đồng nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và nguồn vốn tăng thêm trong kỳ.
Mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ duy trì đà tăng trưởng tích cực cùng với lợi nhuận cao hơn của các hoạt động ngoài ngành.
Cụ thể, Masan Consumer Corporation (UpCOM: MCH) đạt doanh thu tăng 10.4% so với cùng kỳ, đạt 7,987 tỷ đồng. Con số tích cực này được đóng góp bởi chiến lược cao cấp hóa được triển khai trong ngành hàng thực phẩm tiện lợi và gia vị giúp đạt tăng trưởng lần lượt 11% và 6.7%; và hoạt động đổi mới trong ngành hàng đồ uống và chăm sóc gia đình và cá nhân giúp đạt tăng trưởng lần lượt 18.8% và 12.4%.
MCH tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46.8%, cao hơn 20 điểm cơ bản so với qúy 3/2023 nhờ triển khai chiến lược cao cấp hóa trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi thông qua việc kết hợp các sản phẩm có biên lợi nhuận cao và chiến lược giá phù hợp tại các danh mục sản phẩm phụ quan trọng, trong khi chi phí vật liệu và bao bì tăng.
MCH có chiến lược giảm các hoạt động xúc tiến thương mại để đầu tư vào các hoạt động có tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao hơn như phát triển kênh mới và tiếp thị xây dựng thương hiệu, giúp tối ưu hóa chi phí hoạt động trên doanh thu thêm 70 điểm cơ bản. Theo đó, biên lợi nhuận sau thuế (LNST) sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI margin) ghi nhận 25.9%, tăng 90 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng tồn kho tại các nhà phân phối duy trì ở mức ổn định là 14 ngày.
WinCommerce (WCM) ghi nhận doanh thu tăng 9.1% trong quý 3/2024, đạt 8,603 tỷ đồng trên toàn mạng lưới, được đóng góp chủ yếu bởi các mô hình cửa hàng mới WIN (phục vụ người mua sắm ở thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ cho người mua sắm ở nông thôn), đạt mức tăng LFL so với cùng kỳ lần lượt 12.5% và 11.5%. Mô hình cửa hàng truyền thống tăng 8%. LNST của WCM đạt con số dương là 20 tỷ đồng trong quý 32024, lần đầu tiên kể từ thời kỳ COVID. Đây là dấu hiệu rõ ràng của một lộ trình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới.
Tính đến tháng 9 năm 2024, WCM vận hành 3,733 cửa hàng WCM, mở ròng thêm 60 cửa hàng mới kể từ quý 2/2024. Công tác mở cửa hàng mới đã và đang được đẩy mạnh trở lại. Tăng trưởng LFL tiếp tục được cải thiện, các mô hình cửa hàng mới với giá trị khác biệt và vượt trội cho khách hàng giúp WCM linh hoạt hơn trong việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng.
Các siêu thị WinMart đạt lợi nhuận hoạt động (EBIT) dương trong khi tăng trưởng doanh thu không thay đổi, chủ yếu nhờ tỷ lệ hao hụt được cải thiện.
Masan MEATLife (MML) ghi nhận mức tăng EBIT 43 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 105 tỷ đồng so với cùng kỳ cho LNST trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) trong quý 3/2024. Đây là quý thứ ba liên tiếp MML báo cáo EBIT dương và quý đầu tiên đạt NPAT Pre-MI dương (20 tỷ đồng) kể từ năm 2023. Kết quả tích cực này được thúc đẩy bởi doanh số mảng thịt chế biến tăng lên đồng thời được hưởng lợi từ giá thị trường thịt gà và thịt lợn cao hơn. Trong quý 3/2024, doanh thu mảng thịt bao gồm thịt lợn tươi, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ trong khi doanh thu mảng trang trại giảm 28.2% so với cùng kỳ do MML triển khai chiến lược tái cấu trúc mảng gà trang trại và tập trung hơn vào chuỗi giá trị ở hạ nguồn. Nhờ đó, doanh thu của MML tăng nhẹ 1.7% lên 1,936 tỷ đồng.
MML tiếp tục sứ mệnh cách mạng hóa thị trường thịt chế biến đang phát triển của Việt Nam bằng các sản phẩm thơm ngon, tốt cho sức khỏe, chất lượng cao, với hai thương hiệu mạnh là Ponnie và Heo Cao Bồi. Hai thương hiệu này đã đạt được xấp xỉ 50% thị phần trong thị trường sản phẩm xúc xích tiệt trùng.
Việc triển khai những đổi mới sản phẩm giúp đóng góp 130 tỷ đồng, là động lực chính cho mức tăng 19.4% của mảng thịt chế biến. Theo đó, trọng tâm chiến lược là đa dạng hóa các sản phẩm để mở rộng cơ hội tiêu dùng.
Việc sử dụng thịt lợn để làm thịt chế biến đã tăng từ 5.8% trong quý 3/2023 lên 7.4%, phù hợp với chiến lược của MML nhằm tăng biên lợi nhuận gộp chung và tăng cường phát triển liên kết theo chiều dọc.
Việc tái cấu trúc mảng trang trại là nỗ lực của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro trong thị trường trang trại đầy biến động, đồng thời duy trì mảng này ở quy mô phù hợp để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô không bị gián đoạn cho nhu cầu sản xuất thịt trong nước.
Doanh thu thuần của Phúc Long Heritage (PLH) tăng 12.8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 425 tỷ đồng, chủ yếu nhờ đóng góp từ 21 cửa hàng mới ngoài WCM được mở trong cùng quý. PLH hiện vận hành 174 cửa hàng trên toàn quốc. Doanh thu LFL hàng ngày của các cửa hàng PLH ngoài WCM tăng 2%.
EBIT của Masan High-Tech Materials (MHT) giảm 117 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là do nhu cầu thị trường thấp hơn, hoạt động doanh nghiệp bị gián đoạn do cơn bão Yagi và kế hoạch bảo trì nhà máy trong bối cảnh được thuận lợi về giá bán trên thị trường.
Ban lãnh đạo đã và đang tập trung vào việc bán lượng đồng tồn kho. Theo đó, tổng doanh số bán đồng trong quý 4/2024 dự kiến nhiều hơn tổng doanh số bán trong 9 tháng đầu năm 2024. Việc bán H.C. Starck cho Mitsubishi Materials Corporation với giá mua cổ phần là 134.5 triệu USD dự kiến sẽ hoàn tất trước cuối năm 2024. Khi đó, MHT dự kiến sẽ được hưởng lợi từ việc tăng LNST trong dài hạn lên 20 - 30 triệu USD. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được sử dụng để giảm nợ của MHT, đồng thời việc bán HCS cũng giúp MHT được giải tỏa khỏi khoản nợ từ quỹ hưu trí của HCS với giá trị khoảng 196 triệu USD tính đến quý 3/2024.
Về Techcombank - công ty liên kết của Masan, đóng góp 1,136 tỷ đồng vào EBITDA, tăng 8.7% cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh quý 3 và lũy kế 9 tháng năm 2024 của Masan GroupĐvt: Tỷ đồngNguồn: Masan Group
Nhiều triển vọng cho quý 4
Đạt 2,726 tỷ đồng LNST trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) và 1,308 tỷ đồng LNST sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) trong 9 tháng năm 2024, MSN đã hoàn thành 130.8% kế hoạch LNST kịch bản cơ sở được cổ đông phê duyệt vào đầu năm.
Ban lãnh đạo Tập đoàn cho biết sẽ tiếp tục cải thiện kết quả kinh doanh trong quý 4/2024 với kỳ vọng tiến gần đến kế hoạch lợi nhuận kịch bản tích cực của năm 2024 nhờ vào các trọng tâm chiên lược: Tiếp tục tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận với trọng tâm là mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi; Tối ưu hóa chương trình Hội viên WIN để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và các thương hiệu đối tác của Masan; Giảm nợ hơn nữa để cải thiện bảng cân đối kế toán và giảm chi phí tài chính; Giảm sở hữu ở các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành trong khi vẫn duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ.
Với MCH, Tập đoàn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu trong quý 4/2024 bằng cách tiếp tục thực hiện chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng Gia vị và Thực phẩm tiên lợi, thực hiện các đổi mới trong ngành hàng đồ uống, chăm sóc gia đình và cá nhân và cà phê hòa tan, đồng thời tinh giản các SKU hoạt động kém hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận.
Tiếp tục đạt LNST dương tại WCM, đẩy mạnh tăng trưởng LFL đồng thời tăng tốc độ mở cửa hàng để đạt xấp xỉ 100 cửa hàng mở mới mỗi quý. WCM sẽ tiếp tục củng cố vị thế ở khu vực nông thôn với mô hình WinMart+ Rural đã chứng minh thành công.
Tập đoàn cũng đầu tư thêm vào nguồn lợi nhuận dài hạn từ mảng thịt chế biến để đạt được lợi nhuận bền vững tại MML; Cải thiện tăng trưởng LFL và tích hợp vào chương trình Hội viên WIN để tối ưu hóa biên lợi nhuận của Phúc Long; Hoàn tất thương vụ bán HCS để giảm đòn bẩy tài chính, bán lượng đồng tồn kho, tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động.
FILI
CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) vừa công bố tin vắn hoạt động tháng 9 với doanh số tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể, Công ty báo cáo doanh số chung tháng 9/2024 đạt gần 30.2 triệu USD, tăng 48.5% so với cùng kỳ năm trước.
Với doanh số chung vượt 30 triệu USD trong 3 tháng liên tiếp, Sao Ta có quý kinh doanh tốt nhất trong lịch sử hoạt động, xét trên khía cạnh doanh số.
Bùng nổDoanh số của Sao Ta tăng vọt trong quý 3 năm nayĐvt: Triệu USDNguồn: Tổng hợp từ bản tin định kỳ Sao Ta
Trở lại với tình hình mới nhất, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm của Doanh nghiệp trong tháng 9 đạt gần 2.64 ngàn tấn, tăng 47%.
Nhà chế biến tôm có trụ sở tại Sóc Trăng cho biết họ đang cải tạo ao tại các trại nuôi nhằm “chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất có thể để phục vụ cho đợt thả giống mới”.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm đông lạnh vẫn chưa hồi phục rõ rệt đặt giữa tình hình cạnh tranh Việt Nam với các cường quốc tôm như Ecuador và Ấn Độ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có sự cải thiện trong năm nay.
Trong 9 tháng qua, xuất khẩu thủy sản đạt 7.16 tỷ USD, tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng tôm tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu hàng thủy sản, với kim ngạch gần 2.8 tỷ USD, tăng 10.5%.
Thừa Vân
FILI
CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam. Trong nửa cuối năm 2024, doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 7/2024 ghi nhận giá trị cao nhất kể từ đầu năm, đạt 375 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 7 tháng đầu năm nay lên hơn 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2019-7T2024
(Đvt: Triệu USD)
Nguồn: VASEP
Năm thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam bao gồm Mỹ, Trung Quốc & Hồng Kông, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Từ quý III trở đi, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt và lượng hàng tồn kho giảm, các nhà nhập khẩu bắt đầu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ và Tết cuối năm. Bên cạnh đó, giá tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất trên toàn cầu (bao gồm cả Việt Nam) đang có dấu hiệu tăng trở lại trong những tháng gần đây, mở ra cơ hội cho giá tôm xuất khẩu cải thiện. Tuy nhiên, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể tăng mạnh do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ.
Giá tôm chân trắng nguyên liệu (cỡ 100 con/kg) ở một số quốc gia giai đoạn 2023-T7/2024
(Đvt: USD/kg)
Nguồn: VASEP
Doanh nghiệp đầu ngành với thị phần xuất khẩu lớn ở các thị trường trọng điểm
Với vị thế là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam, Minh Phú có mạng lưới khách hàng rộng khắp thị trường nội địa và quốc tế. Theo báo cáo tài chính của MPC thì thị trường Châu Âu đã có những bứt phá đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2024 khi tăng từ 15% lên 19% trong cơ cấu doanh thu.
Cơ cấu doanh thu theo thị trường của MPC
(Đvt: Phần trăm)
Nguồn: Báo cáo tài chính của MPC
Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của MPC. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của MPC sang các thị trường này lần lượt chiếm 15%, 19% và 11% trên tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu tôm tại các thị trường lớn năm 2023
(Đvt: Triệu USD)
Nguồn: VASEP và MPC
Thích ứng linh hoạt trong “thời giá thấp”
Theo báo cáo thường niên năm 2023 của MPC, dịch bệnh đã khiến chi phí nuôi tôm tại Việt Nam tăng cao trong năm qua. Nhu cầu tiêu dùng ảm đạm do suy thoái kinh tế toàn cầu khiến thị trường xuất khẩu tôm gặp nhiều bất lợi.
Trong khi đó, nguồn cung tôm quốc tế dư thừa do các nước cạnh tranh như Ecuador, Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất khiến giá tôm liên tục giảm sâu, chỉ bằng 50% của giá thành nuôi. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khoản lỗ lớn 105 tỷ đồng của MPC trong năm 2023.
Kết quả kinh doanh của MPC giai đoạn 2019-6T/2024
(Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính MPC
Để ứng phó với những thách thức hiện tại, MPC không chủ trương cạnh tranh trực tiếp với mức giá quá thấp của Ấn Độ và Ecuador, mà sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, với trọng tâm là phát triển các sản phẩm chế biến sâu nhằm tăng giá trị gia tăng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào.
Bên cạnh đó, MPC cũng cân nhắc mở rộng thị trường xuất khẩu ở các quốc gia mới, đồng thời tăng tỷ trọng doanh thu của thị trường nội địa lên 5-10% thông qua việc tăng cường hợp tác với Bách Hóa Xanh và các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn,....
Không chỉ riêng MPC, nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng đang có chiến lược mở rộng thị phần tại thị trường nội địa bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu. Điển hình như các doanh nghiệp đầu tàu của ngành cá tra là VHC và ANV, thị trường nội địa đều chiếm hơn 25% tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2024. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành tôm như MPC và FMC lại đang tập trung nguồn lực chủ yếu cho xuất khẩu, với tỷ trọng doanh thu nội địa dưới 5%. Thị trường nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân sẽ trở thành một điểm đến đáng chú ý, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản vẫn đối diện nhiều thách thức trong thời gian tới.
Rủi ro tài chính đáng báo động
Dựa theo tiêu chuẩn Standard & Poor’s, rủi ro tài chính của MPC hiện tại đang ở mức cao do khoản lỗ lớn trong năm trước. Cụ thể, chỉ số FFO/Debt và Debt/EBITDA đã giảm từ trạng thái rủi ro khá cao (Significant) sang mức độ rủi ro rất cao (Highly Leveraged). Tuy nhiên, chỉ số Debt/Capital vẫn được duy trì ở mức trung bình (Intermediate), cho thấy một phần ổn định trong cấu trúc tài chính của công ty.
Nguồn: VietstockFinance
Định giá
Người viết sử dụng phương pháp Market Multiple Models kết hợp với RIM (Residual Income Model) để tiến hành định giá doanh nghiệp. Với tỷ trọng chia đều cho các phương pháp, người viết tính được mức định giá hợp lý của MPC là 18,066 đồng. Nếu giá cổ phiếu MPC tiếp tục giảm thì việc mua vào cho mục đích đầu tư dài hạn có thể được xem xét ở mức giá dưới 15,000 đồng.
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.