Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
8 ngân hàng báo lợi nhuận giảm trong quý 4
Theo thống kê, trong quý 4, có 8 ngân hàng báo lãi giảm so với cùng kỳ năm trước và hai ngân hàng thua lỗ. Tổng cộng, lợi nhuận của những nhà băng này đã giảm 27,4% so với cùng kỳ, đạt 19.912 tỷ đồng.
Theo BCTC hợp nhất quý 4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) lãi trước thuế gần 311 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, do tăng dự phòng rủi ro gấp 21 lần.
Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2024 của VBB. Đvt: Tỷ đồng
Trong quý cuối năm 2024, thu nhập chính của Vietbank giảm 3% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 699 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Ngân hàng giải trình do đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nên chi phí huy động vốn tăng, làm giảm thu nhập lãi thuần.
Lãi thuần từ dịch vụ gần 27 tỷ đồng, tăng 5%, nhờ tăng dịch vụ ngân hàng số.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối trở thành điểm sáng khi thu được hơn 25 tỷ đồng lãi, gấp 3 lần cùng kỳ, nhờ tỷ giá thị trường biến động thuận lợi.
Mua bán chứng khoán đầu tư chỉ còn lãi hơn 7 tỷ đồng, giảm 80%, do diễn biến lãi suất trên thị trường không thuận lợi, nên ngân hàng thực hiện giữ ổn định danh mục trong thời gian còn lại của năm.
Thu nhập từ hoạt động khác hơn 456 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ, do thu được các khoản nợ đã xử lý rủi ro.
Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt hơn 751 tỷ đồng, tăng 89% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Ngân hàng đã dành ra hơn 440 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 21 lần cùng kỳ, do đó chỉ còn gần 311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 21%.
Lũy kế cả năm, Vietbank lãi trước thuế hơn 1,131 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2023. Đây cũng là mức lợi nhuận tích cực nhất trong 5 năm gần đây của Vietbank.
Nếu so với mục tiêu “cơ sở” 950 tỷ đồng và mục tiêu “phấn đấu” 1,050 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho cả năm 2024, Vietbank đã hoàn thành cả 2 kế hoạch.
Nguồn: VietstockFinance
Tổng tài sản tính đến cuối năm của Ngân hàng ghi nhận 162,855 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 25% (còn 7,024 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác tăng 28% (34,021 tỷ đồng), phát sinh 1,900 tỷ đồng cho vay các TCTD khác, cho vay khách hàng tăng 16% (93,637 tỷ đồng).
Trong khi đó, tiền gửi khách hàng chỉ tăng nhẹ 5% so với đầu năm, lên 94,841 tỷ đồng.
Chất lượng nợ vay của VBB tính đến 31/12/2024. Đvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
Tổng nợ xấu Vietbank tính đến 31/12/2024 là 2,486 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tăng từ mức 2.56% đầu năm lên 2.66%.
Hàn Đông
FILI - 10:28:00 03/02/2025
Gia đình Chủ tịch VBB Dương Nhất Nguyên đang nắm bao nhiêu vốn tại ngân hàng?
Theo Báo cáo quản trị năm 2024 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - Mã: VBB) gần đây nhất, tính đến ngày 31/12/2024, Chủ tịch HĐQT Vietbank, ông Dương Nhất Nguyên đang nắm giữ hơn 34,86 triệu cổ phiếu VBB, tương đương 4,88% vốn điều lệ của ngân hàng.
Ông Dương Ngọc Hòa, bố của ông Dương Nhất Nguyên, sở hữu gần 27,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,81% vốn điều lệ.
Bà Trần Thị Lâm, mẹ ông Dương Nhất Nguyên và cũng là chủ Tập đoàn Hoa Lâm, hiện chỉ nắm giữ 142.500 cổ phiếu VBB, chiếm tỷ lệ 0,02% vốn điều lệ. Trước đó, bà Lâm đã rời vị trí Phó Tổng Giám đốc Vietbank vào tháng 3/2024.
Hai người em gái của ông Dương Nhất Nguyên cũng sở hữu lượng cổ phiếu đáng kể. Cụ thể, bà Dương Mai Anh đang nắm gần 12,6 triệu cổ phiếu (tương đương 1,76% vốn điều lệ), trong khi bà Dương Bảo Anh sở hữu gần 10,2 triệu cổ phiếu (chiếm 1,42% vốn điều lệ).
Trong khi đó, Công ty TNHH Sỹ Phát - doanh nghiệp mà bà Quách Tố Dung, Thành viên HĐQT Vietbank, làm Chủ tịch HĐTV - sở hữu gần 34,26 triệu cổ phiếu, tương đương 4,81% vốn.
Bà Lương Thị Hương Giang - Thành viên HĐQT Vietbank - đang sở hữu 8,55 triệu cổ phiếu VBB, tương đương 1,2% vốn ngân hàng.
Trong danh sách cổ đông nội bộ, còn có ông Phạm Danh - Phó Tổng Giám đốc sở hữu 17,242 cổ phiếu VBB và ông Nguyễn Tiến Sỹ - Phó Tổng Giám đốc sở hữu 8,621 cổ phiếu VBB.
Như vậy, tổng tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch HĐQT và những người có liên quan trong gia đình đang sở hữu tỷ lệ 11,89% - con số này không thay đổi so với tỷ lệ cổ đông sở hữu trên 1% vốn được ngân hàng công bố cuối tháng 9/2024.
Trước đó, Vietbank công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên với 25 cổ đông (15 tổ chức và 10 cá nhân).
Ngân hàng đua nhau hút tiền gửi
Lãi suất tiền gửi tiếp tục nhích lên khi các ngân hàng tranh thủ huy động vốn để đẩy tín dụng ra nền kinh tế từ đầu năm
Ngày 14-1, tại một điểm giao dịch của Ngân hàng (NH) Việt Nam Thương tín (VietBank) ở TP HCM, phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận khá đông khách hàng đang chờ đến lượt giao dịch để gửi tiền. Nguyên nhân là NH này vừa tăng lãi suất tiết kiệm.
Đủ kiểu thu hút
Nhân viên VietBank thông báo lãi suất có tăng nhẹ 0,1 - 0,3 điểm % so với trước đó. Cụ thể, tiền gửi kỳ hạn 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng có lãi suất lần lượt là 4%/năm, 5,3%/năm, 6,1%/năm. "Để khuyến khích các khách hàng cũ, NH có chính sách cộng thêm 0,4 điểm % lãi suất cho người gửi tiền đang có số dư trên 500 triệu đồng" - nhân viên VietBank nói.
Tại NH TMCP Bắc Á, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng khá cao, tới 6%/năm và 6,4%/năm (gửi từ 18-36 tháng) nhưng khách hàng phải gửi trên 1 tỉ đồng. Trong khi đó, NH Hàng hải (MSB) đưa lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy lên tới 8%/năm đối với kỳ hạn gửi 13 tháng và 7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Để hưởng được các mức lãi suất này, khách phải mở mới sổ tiết kiệm với số tiền 500 tỉ đồng.
Nhiều NH khác cũng tăng lãi suất huy động vốn kỳ hạn 12 tháng đến 15 tháng với các mức lãi suất lần lượt 6% và 6,5 %/năm.
Theo ghi nhận, dịp cuối năm, với nhiều khoản lương, thưởng Tết và thu nhập tích lũy trong năm, nhiều người vẫn chọn kênh gửi tiết kiệm để có mức sinh lời tốt, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác vẫn còn khó khăn, ảm đạm. Anh Minh Thanh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết khoản tiền nhàn rỗi khoảng 2 tỉ đồng, anh chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, với mức lãi suất trên 5%/năm vì chưa biết đầu tư gì. "Nếu mua bất động sản như căn hộ hoặc đất nền ở khu vực TP HCM để đầu tư, tôi phải vay thêm vốn NH. Lãi suất vay không cao nhưng triển vọng sinh lời không quá hấp dẫn. Gửi tiết kiệm vẫn an toàn hơn và lãi suất cũng đã tăng đáng kể so với vài tháng trước" - anh Thanh nói.
Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 1-2025 của Công ty Chứng khoán MBS cho thấy khi chạm đáy vào tháng 3-2024, lãi suất tiền gửi đã có xu hướng tăng trở lại kể từ tháng 4 đến nay. Bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc khối nghiên cứu MBS, cho biết việc tăng trưởng tín dụng tăng nhanh gấp 2-3 lần so với tốc độ tăng của huy động vốn đã thúc đẩy các NH tăng lãi suất huy động. Tính riêng tháng 12-2024, đã có khoảng 12 NH tăng lãi suất tiết kiệm với mức 0,1% - 0,3 điểm %.
Theo số liệu từ NH Nhà nước, tín dụng năm 2024 tăng tới 15,08% so với cuối năm trước, vượt mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, nợ xấu có xu hướng nhích lên cũng thúc đẩy các NH tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn mới, giúp bảo đảm thanh khoản và đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm.
Doanh nghiệp muốn giảm thêm lãi suất
Chia sẻ tại hội nghị nhà đầu tư mới đây, ông Phạm Như Ánh, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NH Quân đội (MBBank), cho biết định hướng năm 2025, tín dụng của NH dự kiến tăng khoảng 25%-26% sau khi nhận chuyển giao bắt buộc MBV (Ocean Bank đổi tên). Do đó, NH phải đẩy mạnh tín dụng để bảo đảm hiệu quả hoạt động. Trong đó, MBBank ưu tiên tối thiểu 50% hạn mức tín dụng cho bán lẻ và DN vừa và nhỏ, phần còn lại cho DN lớn và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.
Dù vậy, một số ý kiến cho rằng lãi suất tiền gửi "nóng" lên chỉ mang tính thời vụ. Bởi dịp gần Tết, người dân thường rút tiền để chi tiêu buộc các NH phải tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhằm bảo đảm nguồn vốn ra vào hài hòa. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng lãi suất huy động tăng do năm nay NH Nhà nước tăng thêm hạn mức tín dụng. Các NH thương mại muốn đẩy mạnh tín dụng vào những ngày đầu năm nên cần nguồn vốn huy động. Một trong những cách hiệu quả là tăng lãi suất huy động. Một yếu tố khác, theo ông Hiếu, là nợ xấu cũng đang có dấu hiệu tăng lên. Điều này khiến các NH chưa thu hồi được vốn, buộc phải tăng cường huy động tiền gửi để chi trả lại tiền cho khách hàng khi đến hạn. "Lãi suất tiền gửi năm nay sẽ phụ thuộc vào hoạt động tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và tình hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam" - TS Hiếu nói.
Trong khi đó, kết quả khảo sát tình hình sản xuất - kinh doanh quý IV/2024 do Tổng cục Thống kê thực hiện với hơn 30.500 DN cho thấy vốn cho sản xuất - kinh doanh vẫn còn khó, lãi suất vay vốn còn cao dù số lượng DN phản ánh đã giảm so với đợt khảo sát trước. Lãi suất vay vốn còn cao là 1 trong 7 yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của DN trong quý IV/2024.
Trong bối cảnh đó, NH Nhà nước cho biết đã tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng nỗ lực tiết giảm chi phí đầu vào, phấn đấu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN và nền kinh tế. Theo bà Trần Khánh Hiền, sự phục hồi của hoạt động sản xuất và việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, từ đó gia tăng áp lực lên lãi suất đầu vào. Tuy vậy, NH Nhà nước đã đưa ra chỉ đạo về việc ổn định lãi suất huy động và tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NH thương mại lớn sẽ dao động quanh mức 5%-5,2% trong năm nay.
CTCP Dịch vụ Du lịch Phú Thọ (Phú Thọ Tourist, UPCoM: DSP), chủ quản Công viên Văn hóa Đầm Sen, quyết định tạm nộp 48.8 tỷ đồng tiền thuê đất và phạt chậm nộp, đồng thời vay 4 tỷ đồng từ Vietbank để phục vụ nghĩa vụ tài chính này.
HĐQT Phú Thọ Tourist vừa thông qua việc tạm nộp số tiền 48.8 tỷ đồng, bao gồm nợ truy thu tiền thuê đất và tiền phạt chậm nộp, theo Thông báo số 83898/TB-CCT ngày 09/12/2024 của Chi cục Thuế quận 11 (TPHCM). Việc tạm nộp này được thực hiện trong thời gian chờ quyết toán vốn giai đoạn chuyển thể từ cơ quan có thẩm quyền.
Để đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, HĐQT DSP cũng thông qua việc vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, VBB) với số tiền 4 tỷ đồng theo hình thức cầm cố tài sản.
Trong diễn biến liên quan, Phú Thọ Tourist cũng đã nhận được 12 quyết định ngày 19/11 của Chi cục Thuế quận 11 về việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản. Số tiền bị cưỡng chế hơn 3.4 tỷ đồng, do nợ thuế quá hạn. Đến ngày 04/12, Chi cục thuế đã chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế thi hành với Công ty này.
Thế Mạnh
FILI - 16:28:00 10/01/2025
Ngân hàng cấp tập tăng vốn
Trong những ngày cận Tết này, một loạt ngân hàng thực hiện phát hành cổ phiếu trả cổ tức để tăng vốn điều lệ, qua đó nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các quy định an toàn vốn và mở rộng quy mô hoạt động.
Tăng vốn thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu
Đại hội cổ đông bất thường của LPBank (mã LPB) diễn ra giữa tháng 11/2024 đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 16,8% (phương án điều chỉnh) để vốn điều lệ lên 29.873 tỷ đồng.
HDBank (mã HDB) cũng mới nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu. Mức vốn tăng thêm tối đa hơn 5.825 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo phương án tăng vốn đã được đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Ngân hàng thông qua.
Sau khi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% vào tháng 7/2024, HDBank tiếp tục triển khai kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới).
Dự kiến, thời gian chia cổ tức vào quý IV/2024, thủ tục tăng vốn liên quan thực hiện trong quý I/2025. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ HDBank sẽ tăng lên hơn 34.900 tỷ đồng và tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Mới nhất, VietBank (mã VBB) công bố ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% là ngày 29/11/2024.
Theo đó, ngân hàng này sẽ phát hành thêm 142,8 triệu cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế tính đến ngày 31/12/2023, nâng vốn điều lệ thêm 1.428 tỷ đồng, lên mức 7.139 tỷ đồng.
Thời gian hoàn tất việc tăng vốn chậm nhất vào cuối năm 2024. Theo Hội đồng quản trị VietBank, phần vốn tăng thêm được dùng để đầu tư tài sản, bổ sung nguồn vốn để phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động, bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động và sinh lợi cho hoạt động kinh doanh.
Hội đồng quản trị BAC A BANK (mã BAB) cũng vừa thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh và triển khai phương án phát hành cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng.
Kế hoạch này gồm 2 phương án phát hành 62,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và 96 triệu cổ phiếu ra công chúng. Thời gian dự kiến triển khai trong năm 2024 và 2025, sau khi được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận.
Thực tế, có nhiều hình thức giúp ngân hàng tăng vốn điều lệ như phát hành cổ phiếu mới, trái phiếu chuyển đổi, hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược... Tuy nhiên, tùy tình hình tài chính, định hướng chiến lược, mong muốn của cổ đông cũng như tình hình kinh tế mỗi thời điểm mà ngân hàng quyết định phương thức tăng vốn.
Sau 10 năm, việc vốn điều lệ tăng nhanh dẫn đến hệ số CAR của nhóm ngân hàng tư nhân cao hơn đáng kể so với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.
Cụ thể, nếu như năm 2014, hệ số CAR của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối là 9,4% và nhóm ngân hàng tư nhân là 12,07%, thì đến tháng 6/2024, tỷ lệ này lần lượt là 9,99% và 11,86% (áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN).
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán chưa thực sự sôi động như hiện nay, việc phát hành cổ phiếu mới sẽ khó thu hút cổ đông, nhà đầu tư.
Thêm nữa, ngân hàng còn phải cân nhắc tác động của việc phát hành cổ phiếu mới lên tỷ lệ sở hữu hiện tại của các cổ đông và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý. Vì thế, việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức - phương pháp tăng vốn không cần huy động thêm từ bên ngoài, được nhiều ngân hàng lựa chọn.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, nhu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng xuất phát từ việc gia tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro, gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ... và đặc biệt là cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Dự báo, năm 2025 sẽ tiếp tục là năm đầy thách thức cho ngành ngân hàng khi rủi ro nợ xấu có xu hướng tăng nhanh.
Vì thế, vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng như một “bộ đệm”, đem lại nguồn lực cần thiết cho ngân hàng đối phó với biến động thị trường, cũng như hỗ trợ vốn cho khách hàng.
Sức ép tăng vốn chưa vơi
PSG-TS. Nguyễn Hữu Huân đến từ Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, tăng vốn điều lệ là cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động và là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
NHNN vừa công bố dự thảo Thông tư về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (Điều 138), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% hoặc cao hơn theo quy định của Thống đốc NHNN trong từng thời kỳ. Luật cũng nêu rõ, Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
Dự thảo được xây dựng theo hướng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng lên mức 10,5% (bắt đầu nâng dần từ năm 2030 và đạt mức 10,5% vào năm 2033), trong đó đảm bảo vốn cấp 1 tối thiểu 6%, vốn lõi cấp 1 là 4,5%. Tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 là 8%, vốn đệm bảo toàn vốn là 2,5%.
Dự thảo quy định trao quyền cho Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ trong trường hợp cần thiết và chưa đưa ra yêu cầu cụ thể đối với tỷ lệ đệm vốn phản chu kỳ.
Tỷ lệ này nhằm ngăn ngừa sự suy giảm của nền kinh tế, linh hoạt trong từng thời kỳ và do NHNN quyết định với mức dao động từ 0-2,5% (tăng lên trong thời điểm thị trường tăng trưởng nóng và giảm bớt khi hoạt động ổn định). Trường hợp ngân ngân hàng thương mại không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% sẽ không được chia cổ tức tiền mặt.
Ngoài đảm bảo quy định về tỷ lệ an toàn vốn, tăng vốn điều lệ là yếu tố tiên quyết giúp ngân hàng gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, khi việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn được siết chặt theo lộ trình tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy, tăng vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của các ngân hàng, vừa giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định của cơ quan quản lý, vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính và củng cố khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sau 10 năm, việc vốn điều lệ tăng nhanh dẫn đến hệ số CAR của nhóm ngân hàng tư nhân cao hơn đáng kể so với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối. Cụ thể, nếu như năm 2014, hệ số CAR của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối là 9,4% và nhóm ngân hàng tư nhân là 12,07%, thì đến tháng 6/2024, tỷ lệ này lần lượt là 9,99% và 11,86% (áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN).
Trong khi đó, với các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, việc chia cổ tức diễn ra chậm hơn khi phải chờ phê duyệt của cơ quan cấp trên. Trong nửa đầu năm 2024, Agribank là ngân hàng duy nhất trong nhóm này được phê duyệt việc tăng vốn.
Tại Vietcombank (mã VCB), hiện vốn điều lệ của ngân hàng này ở mức 55.891 tỷ đồng. Vừa qua, Chính phủ đã thống nhất mức vốn nhà nước đầu tư bổ sung tại đây là 20.695 tỷ đồng, thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 49,5%, qua đó tăng vốn lên 83.557 tỷ đồng. Đề xuất này đã được Quốc hội phê duyệt.
Với VietinBank (mã CTG), ngân hàng này mong muốn sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ của năm 2023 để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ.
Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Trần Minh Bình cho biết, Ngân hàng kỳ vọng sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng quyết định cuối cùng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngân hàng đã nhận được ý kiến của NHNN và Bộ Tài chính cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 là 11.678 tỷ đồng để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Còn tại BIDV, đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của ngân hàng này đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận 2022 và 2023, trong đó điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2022 từ 23% xuống 21% vốn điều lệ và dự kiến dùng 12.347 tỷ đồng từ lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Nếu hoàn thành cả kế hoạch chào bán 455 triệu cổ phiếu được đại hội đồng cổ đông năm 2023 thông qua trước đó, vốn điều lệ BIDV sẽ tăng lên mức 87.524 tỷ đồng.
Loạt ngân hàng cấp tập tăng vốn thông qua chia cổ tức
Nhiều ngân hàng đang cấp tập thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong những tháng cuối năm.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank, VBB) vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% là ngày 29/11. Được biết, nguồn phát hành đến từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế tới ngày 31/12/2023. Thời gian dự kiến hoàn tất chậm nhất là vào cuối năm 2024.
Theo đó, Vietbank sẽ phát hành thêm 142,8 triệu cổ phiếu, từ đó giúp nâng vốn điều lệ thêm 1.428 tỷ đồng, lên mức 7.139 tỷ đồng. Theo ngân hàng, phần vốn tăng thêm được dự kiến sử dụng cho việc đầu tư tài sản, bổ sung nguồn vốn để phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động, bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động và sinh lợi cho hoạt động kinh doanh Vietbank.
Trước đó, Đại hội đồng cổ đông bất thường Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, LPB) diễn ra chiều ngày 16/11, đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ với hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 16,8% (phương án điều chỉnh). Vốn điều lệ sau khi tăng tối đa là 29.873 tỷ đồng.
Chia sẻ tại đại hội, ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LPBank phát biểu: "Năm nay ngân hàng chia cổ tức tỷ lệ 16,8% và cố gắng hàng năm từ nay về sau chia cổ tức với tỷ lệ từ 16,8% trở lên đến trên dưới 20%". Ông cho biết nếu như từ giờ đến hết năm 2024 không có bất thường như lũ lụt, thiên tai,... xảy ra thì mức chia cổ tức sang năm ước đạt trên 20%.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HDB) mới đây cũng nhận được văn bản của NHNN về việc chấp thuận cho ngân hàng tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo đó, ngân hàng được tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 5.825 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ 2024 thông qua.
Sau khi trả cổ tức tiền mặt 10% vào tháng 7, HDBank đang triển khai kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới). Theo đó, thời gian dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu vào quý IV/2024, thủ tục tăng vốn liên quan dự kiến thực hiện trong quý I/2025.
Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ HDBank sẽ tăng lên hơn 34.900 tỷ đồng, tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank, BAB) cũng vừa thông qua nghị quyết định về việc điều chỉnh và triển khai phương án phát hành cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng.
Kế hoạch này bao gồm hai phương án phát hành 62,1 triệu cổ phiểu để trả cổ tức và phát hành 96 triệu cổ phiếu ra công chúng. Thời gian dự kiến triển khai sẽ được thực hiện trong năm 2024 và năm 2025, sau khi có chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.