Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Blue-chips lao dốc, cổ phiếu nhỏ kịch trần cả loạt
VN-Index bổ nhào giảm trong phiên chiều nay khi nhiều cổ phiếu lớn không thể trụ vững được. Tuy nhiên thị trường lại thể hiện sự phân hóa đối lập rõ nét khi rất nhiều cổ phiếu nhỏ tăng nóng, thậm chí là kịch trần hàng loạt...
Diễn biến lình xình của VN-Index như trong phiên sáng kéo dài thêm tới khoảng 2h chiều, kết thúc bằng một nhịp lao dốc khá dứt khoát. Chỉ số đóng cửa giảm 3,36 điểm tương đương -0,26%. Mặc dù tổng thể mức giảm này không nhiều nhưng trong tình thế biên độ dao động rất hẹp cả ngày, nhịp rơi cuối phiên đã là khác biệt. Chỉ số đóng cửa ở mức thấp nhất ngày và nhiều blue-chips cũng tương tự hoặc sát giá thấp nhất.
VN30-Index chốt phiên giảm 0,49% với 9 mã tăng/19 mã giảm. Dù về độ rộng cũng không kém hơn quá nhiều so với phiên sáng, nhưng thống kê cho thấy tới 23/30 mã đã tụt giá so với mức chốt buổi sáng, chỉ 5 mã có cải thiện. Thậm chí nhiều cổ phiếu rất mạnh cũng chịu tác động: BVH sáng nay còn tăng khá 0,74% và duy trì độ cao đến tận gần 2h thì đột ngột rơi tự do. BVH đóng cửa thành giảm 1,47% so với tham chiếu, tức là riêng chiều nay bốc hơi tới 2,19% mà toàn bộ biên độ này xuất hiện chỉ trong 30 phút. GVR là mã mạnh nhất rổ VN30 sáng nay, đến cuối phiên vẫn còn tăng 0,66% nhưng thực chất cũng đã lao dốc khoảng 1,93% chỉ trong phiên chiều. Cổ phiếu này thậm chí tụt giá 2,24% so với mức đỉnh trong ngày.
Nhóm cổ phiếu trụ của VN-Index chiều nay cũng khá yếu: VHM, VIC, VPB, BID, CTG, FPT, TCB… đều tụt giá. BID đóng cửa giảm 1,11%, TCB giảm 1,15% là hai trụ kém nhất nhóm Top 10 vốn hóa. Không chỉ vậy, với độ rộng rất hẹp, 10 cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất cũng toàn là VN30.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu neo giữ điểm số hôm nay lại là các mã vừa và nhỏ. SSB, GVR, SHB là 3 cổ phiếu duy nhất đáng kể trong nhóm VN30, trong khi sức mạnh còn lại phụ thuộc vào GEE tăng 6,9%, VIX tăng 5,91%, SJS tăng 6,93%, EVF tăng 6,83%, VND tăng 2,75%, GEX tăng 2,05%...
Trong các cổ phiếu nói trên, nhóm chứng khoán đóng góp khá nhiều. Nhóm này đã mạnh sẵn từ sáng và chiều nay vẫn duy trì được. Đây cũng là nhóm cổ phiếu tăng đều nhất, đồng thời cũng phản ánh rõ nét xu hướng mạnh vượt trội ở các mã nhỏ. SSI, VCI, HCM tăng rất hạn chế nhưng tới 28 mã khác tăng hơn 1%. Trừ EVF kịch trần, các mã nhỏ như EVS, VIX, AAS, WSS, APG, TCI, SBS, BVS, ABW, APS tăng trên 3%.
Mở rộng hơn, nhóm cổ phiếu nhỏ phiên này cũng tăng vượt trội blue-chips. Độ rộng cuối phiên của VN-Index ghi nhận 195 mã tăng/266 mã giảm thì rổ VN30 chỉ đóng góp 9 mã tăng. Trong 195 cổ phiếu này, có tới 96 mã tăng trên 1% thì VN30 có duy nhất SHB và SSB.
Trong một phiên mà VN-Index bất ngờ lao dốc 30 phút cuối, vẫn có 14 cổ phiếu kịch trần và hàng chục mã khác tăng mạnh cho thấy mức độ phân hóa là rất cao. Nhiều cổ phiếu thậm chí đạt thanh khoản ấn tượng như EVF với 248,5 tỷ đồng, VIX với 930,8 tỷ, BCG với 129,8 tỷ, VND với 322,3 tỷ, ORS với 197,9 tỷ, BAF với 205 tỷ, GEX với 276,1 tỷ, FTS với 120,5 tỷ… Nhóm tăng mạnh với giao dịch loanh quanh 10 tỷ -20 tỷ đồng cũng rất nhiều. Tính chung 96 cổ phiếu tăng tốt nhất thị trường vẫn chiếm 27,7% tổng giá trị khớp lệnh toàn sàn HoSE.
Dòng tiền vẫn đang tiếp tục xu hướng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ rõ nét hơn nữa. Hôm nay giao dịch của rổ VN30 giảm khoảng 10% so với phiên trước tương đương hụt đi 610 tỷ đồng nhưng tổng giá trị khớp sàn HoSE lại tăng 11% tương đương +1.498 tỷ đồng. Toàn bộ mức tăng này đến từ các giao dịch của cổ phiếu vừa và nhỏ, trong đó nhóm smallcap tăng thanh khoản tới 36% so với phiên trước và chiếm 15,3% sàn HoSE.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên chiều vẫn duy trì sức ép khá mạnh, bán ròng thêm 244,9 tỷ đồng nữa trên HoSE, trong khi phiên sáng bán ròng 355,4 tỷ đồng. Riêng rổ VN30 bị bán ròng thêm khoảng 206 tỷ đồng. Như vậy tính chung cả ngày, HoSE bị rút ròng trên 600 tỷ, là phiên bán ròng mạnh nhất 6 phiên gần đây. Các cổ phiếu bị xả lớn bao gồm MWG -162 tỷ, VNM -100,8 tỷ, HDB -72,9 tỷ, FPT -70,9 tỷ, SSI -45,4 tỷ, NLG -37,8 tỷ, HCM -35 tỷ, DBC -31,6 tỷ. Phía mua ròng có HPG +54 tỷ, EIB +52,7 tỷ, SHB +44,9 tỷ, VHM +37,7 tỷ.
Đến lượt cổ phiếu chứng khoán bùng nổ, khối ngoại ngắt nhịp bán ròng
VCI giao dịch bùng nổ sáng nay báo hiệu nhóm chứng khoán bắt đầu được chú ý. Toàn nhóm cổ phiếu này trên các sàn còn sót lại duy nhất TVB giảm nhẹ và gần 30 mã khác tăng hơn 1%. Trong Top 10 thanh khoản cao nhất thị trường thì 4 mã thuộc nhóm chứng khoán...
Dĩ nhiên cổ phiếu chứng khoán chưa bao giờ là các mã dẫn dắt điểm số, nhưng ảnh hưởng tâm lý thì rất đáng kể. Nhóm này khi thu hút được dòng tiền thường là tín hiệu về sự hưng phấn và kỳ vọng với xu hướng chung vì các công ty chứng khoán “kiếm ăn” nhờ diễn biến thị trường.
VCI chốt phiên sáng nay tăng 2,15% với giá trị giao dịch 304,5 tỷ đồng. Tuy không phải là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm, nhưng là mã thanh khoản cao nhất. Đứng thứ 3 thị trường là HCM với 278, tỷ đồng, giá tăng 2,07%. Tiếp đến là SSI với 258,2 tỷ, giá tăng 1,2%; VIX với 181,5 tỷ, giá tăng 1,49%. Nhóm tăng giá mạnh nhất là HBS, SBS, EVS, APG, VDS, DSE, ABW, AAS, SHS, WSS, BVS giá đều tăng từ 2% trở lên.
Tuy nhiên không có cổ phiếu chứng khoán nào trong nhóm kéo điểm số mạnh nhất sáng nay. Rổ VN30 tăng khá chậm 0,48% dù có tới 23 mã tăng/4 mã giảm. Lý do là không nhiều trụ tăng giá ấn tượng. Trong Top 10 vốn hóa của VN-Index chỉ có BID tăng 1,38%, FPT tăng 1,26%, GAS tăng 1,5% là đáng kể. Các mã khỏe nhất như GVR tăng 3,9%, SSB tăng 2,1% vẫn chưa lọt được vào nhóm này.
Dù vậy VN-Index vẫn được đẩy lên khá mạnh mẽ, tăng 0,62% tương đương +7,84 điểm và đạt 1.278,19 điểm. Như vậy về mặt điểm số theo giá đóng cửa, chỉ số đã cao hơn mức đỉnh hồi tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên vẫn cần chờ đến lúc kết phiên mới chắc chắn về sức mạnh. Thực tế chỉ số đã đạt đỉnh cao nhất lúc gần 11h tăng 10,25 điểm và trượt nhẹ xuống trong 30 phút còn lại.
Biên độ dao động trượt giảm vẫn chưa thể hiện rủi ro nào rõ ràng vì một số cổ phiếu lớn hạ độ cao không có nghĩa là thị trường chuyển trạng thái. Độ rộng sàn HoSE cuối phiên sáng nay vẫn rất tốt với 296 mã tăng/125 mã giảm. Trong đó, có tới 110 mã tăng trên 1%. Nhóm này chiếm 45,9% tổng giá trị khớp lệnh của sàn, cho thấy dòng tiền đẩy giá đang hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả.
Ngoài các cổ phiếu chứng khoán nổi bật như VCI, SSI, HCM, nhiều cổ phiếu khác cũng xuất hiện thanh khoản tốt và giá tăng mạnh như PVD tăng 3,62% khớp 213,9 tỷ đồng; DBC tăng 1,67% với 113,8 tỷ; DXG tăng 1,74% với 97,6 tỷ; VPI tăng 1,22% với 79,2 tỷ; CTD tăng 2,67% với 78,9 tỷ; HSG tăng 2,1% với 63,4 tỷ; KSB tăng 2,48% với 57,4 tỷ; KBC tăng 1,04% với 56,6 tỷ…
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn đang hưởng lợi tốt từ diễn biến khởi sắc chung. Chỉ số Midcap tăng 0,65%, Smallcap tăng 0,64% đều tốt hơn VN30-Index lẫn VN-Index. Thêm nữa biên độ tăng giá dồn phần lớn vào hai nhóm này, rổ VN30 chỉ đóng góp 7/110 cổ phiếu tăng từ 1% trở lên.
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay cũng gây bất ngờ nho nhỏ khi đẩy mạnh mua vào. Cụ thể, khối này giải ngân 828,9 tỷ đồng trên HoSE, tăng 2,3 lần sáng hôm qua và mức ròng đạt +49 tỷ đồng. Đây là phiên sáng mua ròng đầu tiên sau 45 phiên sáng bán ròng liên tiếp. Các cổ phiếu được ròng tốt là FPT +63,9 tỷ, TCB +44,5 tỷ, VPB +43,3 tỷ, HPG +41,9 tỷ, SSI +38,9 tỷ, GVR +31,6 tỷ, PVD +27,2 tỷ, HDB +25,4 tỷ, BID +25,3 tỷ. Phía bán ròng có VNM -145,3 tỷ, MWG -60,4 tỷ, DGC -34,2 tỷ, CTG -33,2 tỷ, STB -21,2 tỷ.
Khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) gặt hái kết quả tích cực trong năm 2024. Hướng tới năm 2025, danh mục của CTCK đang nắm “hàng” gì?
Lợi nhuận tự doanh của các CTCK ước đạt hơn 14.2 ngàn tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước. Dù lình xình về cuối năm, nhưng cả năm 2024, thị trường chứng khoán vẫn theo hướng đi lên. VN-Index chốt 1,270 điểm, tăng 12.3% so với cuối năm 2023. Thêm vào đó, nhịp tăng dài trong quý 1 (từ 1,110 điểm lên 1,290 điểm) đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự doanh. Từ đó, giúp lợi nhuận từ mảng tự doanh cải thiện so với năm trước.
Nhóm có lãi tự doanh lớn nhất dẫn đầu là Chứng khoán SSI, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), Chứng khoán VNDIRECT (VND) với lợi nhuận tự doanh trên ngàn tỷ đồng. So với năm trước, SSI duy trì lợi nhuận tương đương, trên 2.4 ngàn tỷ đồng; trong khi lợi nhuận tự doanh của TCBS bứt phá mạnh 53%, lên 2.2 ngàn tỷ đồng. Ngược lại, lãi tự doanh của VND giảm 36% so với năm trước.
Trong nhóm có lợi nhuận tự doanh lớn nhất, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đạt mức tăng mạnh nhất với khoản lãi gấp gần 4 lần năm trước.
Top 10 CTCK lãi tự doanh lớn nhất năm 2024Đvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
2 công ty báo lỗ đậm nhất ở mảng tự doanh là Chứng khoán HD, Chứng khoán APG. Chứng khoán HD lỗ hơn 660 tỷ đồng, còn APG lỗ 177.5 tỷ đồng.
Theo sau là Chứng khoán SBS, Chứng khoán Phố Wall (WSS), Chứng khoán Stanley Brothers (VUA) với mức lỗ từ 18-34 tỷ đồng.
Các CTCK lỗ tự doanh năm 2024Đvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
Công ty chứng khoán có gì trong danh mục?
Danh mục của SSI tiếp tục đi theo chiến lược thận trọng với phần lớn tài sản ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) là chứng chỉ tiền gửi (24.7 ngàn tỷ đồng), trái phiếu (15.2 ngàn tỷ đồng). Còn với danh mục cổ phiếu, SSI tập trung tỷ trọng lớn vào VPB (909 tỷ đồng), chiếm hơn 50% quy mô danh mục cổ phiếu và chứng khoán niêm yết.
TCBS nắm tài sản chủ yếu ở danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS). Trong đó, phần lớn là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết (15.3 ngàn tỷ đồng). Ngoài ra, Công ty nắm 1.6 ngàn tỷ đồng cổ phiếu niêm yết và 1.1 ngàn tỷ đồng trái phiếu niêm yết.
VND có cơ cấu danh mục khá tương đồng với SSI. Khác biệt ở chỗ tỷ trọng lớn nhất trong danh mục nằm ở trái phiếu chưa niêm yết (gần 10.6 ngàn tỷ đồng). Xếp thứ hai là chứng chỉ tiền gửi 6.5 ngàn tỷ đồng. Trái phiếu niêm yết 4 ngàn tỷ đồng. Tương tự SSI, VND cũng nắm VPB, cùng 2 mã nổi bật khác là HSG và C4G.
Danh mục của SHS đặt trọng tâm vào cổ phiếu với một số mã nổi bật: FRT, FPT, VTP, VPB, SHB, TCD. Ngoài ra, Công ty cũng nắm giữ hơn 2.7 ngàn tỷ đồng trái phiếu và 1.2 ngàn tỷ đồng công cụ thị trường tiền tệ.
Chứng khoán VPBankS nắm chủ yếu trái phiếu chưa niêm yết (7.6 ngàn tỷ đồng) đối với danh mục tài sản FVTPL. Ở phía tài sản AFS, Công ty nắm hơn 1 ngàn tỷ đồng trái phiếu niêm yết và 660 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết.
Chứng khoán VPSS chủ yếu giữ tài sản FVTPL ở dạng công cụ thị trường tiền tệ (chiếm tỷ trọng hơn 85%). Phần còn lại phần lớn là trái phiếu niêm yết.
Danh mục tài sản tài chính của VCI phần nhiều được ghi nhận ở tài sản AFS. Trong đó, các cổ phiếu chủ lực là KDH, IDP, FPT, TDM. Các mã này đều đang ghi lãi, nhất là khoản đầu tư vào IDP với giá thị trường hơn 2.1 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 5 lần giá gốc.
Chứng khoán KAFI đang nắm phần lớn là giấy tờ có giá và tiền gửi có kỳ hạn hơn 7 ngàn tỷ đồng trong khối tài sản FVTPL. Công ty cũng nắm hơn 1 ngàn tỷ đồng trái phiếu của tổ chức tín dụng.
Chứng khoán HCM tập trung mạnh ở trái phiếu niêm yết (5 ngàn tỷ đồng) và cổ phiếu niêm yết, UPCoM (hơn 2.2 ngàn tỷ đồng). Ở danh mục cổ phiếu, Công ty có 3 mã chủ lực là FPT, STB, ACB.
Danh mục của VCBS phần nhiều là hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chưa niêm yết.
Ở nhóm lỗ tự doanh, Chứng khoán HD nắm phần lớn trái phiếu chưa niêm yết (giá trị 973 tỷ đồng, chiếm 95% tỷ trọng).
Chứng khoán APG nắm hơn 590 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết. So với giá thị trường, Công ty chịu lỗ gần 150 tỷ đồng.
Chứng khoán Phố Wall (WSS) nắm 143 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết, chịu lỗ gần 45%. Ngoài ra, Công ty cũng chịu lỗ gần 10% với cổ phiếu chưa niêm yết ở danh mục tài sản AFS.
Danh mục tài sản FVTPL của SBS toàn bộ là cổ phiếu với giá gốc gần 150 tỷ đồng. Giá thị trường cuối năm 2024 là gần 136 tỷ đồng, Công ty ghi lỗ 10%.
Chứng khoán Stanley Brother (SBSI, VUA) chủ yếu nắm cổ phiếu (niêm yết và chưa niêm yết) với tổng giá trị theo giá gốc là 75 tỷ đồng.
Chí Kiên
FILI - 13:04:54 10/02/2025
Rung lắc xuất hiện, cầu bắt đáy hoạt động tích cực
Thị trường chao đảo rõ hơn trong phiên chiều nay, có lúc VN-Index bị ép nhúng xuống vùng đỏ. Sức ép từ bên bán có lúc khiến đà giảm giá vượt trội, nhưng sau đó dòng tiền bắt đáy vẫn kéo hồi thành công. Tuy vậy thanh khoản khá hạn chế cho thấy chưa có dòng tiền lớn xuất hiện rõ rệt...
Phiên chiều thanh khoản thậm chí còn yếu đi khá nhiều: Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn giảm tới 21% so với phiên sáng, chỉ còn 5.586 tỷ đồng dù biến động giá mạnh hơn. Giao dịch rổ VN30 trên sàn HoSE giảm gần 41%, đạt 1.983 tỷ đồng. Mức thanh khoản này đã là nhờ một nhịp ép giá xuất hiện.
Trong khoảng 40 phút đầu tiên của phiên chiều, thị trường xuất hiện một đợt giảm giá mới. Chốt phiên sáng độ rộng VN-Index ghi nhận 198 mã tăng/221 mã giảm. Khi chỉ số tạo đáy chỉ còn 162 mã tăng/276 mã giảm. Khá may mắn là nhóm VN30 không gây áp lực quá nhiều, chỉ số của rổ này thậm chí còn không đỏ trong khi VN-Index tại đáy mất 1,33 điểm. Biên độ cũng như thay đổi độ rộng cho thấy nhịp trượt này mang tính chất của nhịp rung lắc hơn là giảm thực sự.
Thanh khoản khá thấp cũng ủng hộ khả năng này vì nếu xuất hiện một đợt bán mạnh, thanh khoản thường tăng cao. Chiều nay thanh khoản lại giảm và giao dịch ở nhịp chỉ số trượt xuống dưới tham chiếu cũng không lớn. Chỉ một vài cổ phiếu vốn hóa lớn bị ép giá khiến VN-Index suy yếu như HPG, FPT, GAS. Tuy nhiên nhóm cổ phiếu ngân hàng trụ lại khá ổn định, giúp VN30-Index không bị tổn hại nhiều.
Giao dịch chậm và thanh khoản thấp của rổ VN30 một mặt thể hiện nhu cầu bán ra ở nhóm blue-chips không cao. Thực tế các cổ phiếu lớn cũng tăng khá hạn chế ở nhịp này, thua xa các mã vừa và nhỏ. Ngược lại, giao dịch chậm cũng chưa cho thấy tín hiệu rõ ràng của dòng tiền lớn. Thanh khoản rổ VN30 hôm nay tuy tăng 8,5% so với hôm qua nhưng 57,4% là giao dịch ở 14 cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, nhóm ngân hàng trong rổ tăng giao dịch 1.037 tỷ đồng so với phiên trước trong khi cả rổ VN30 chỉ tăng 419 tỷ đồng.
Loạt cổ phiếu ngân hàng mạnh mẽ nhất phiên này là TCB, HDB và LPB. TCB chiều nay đã hạ độ cao khoảng 0,4% so với giá chốt buổi sáng nhưng đóng cửa vẫn tăng 2,02%. Cổ phiếu này xác lập kỷ lục 4 tháng về thanh khoản với 37,58 triệu cổ phiếu tương đương 949,8 tỷ đồng. TCB giúp VN-Index có được hơn 0,8 điểm và ở VN30-Index là 2,12 điểm. HDB lại cải thiện giá buổi chiều, tăng thêm 0,22% so với phiên sáng và chốt trên tham chiếu 1,55%, thanh khoản cao gấp đôi hôm qua với 294 tỷ đồng. LPB có đỉnh cao lịch sử mới phiên này khi tăng 1,67% lên 36.500 đồng/cp. Sự trở lại của cổ phiếu ngân hàng đang giúp chỉ số VN30-Index có sức mạnh rõ rệt so với VN-Index.
Phần còn lại của thị trường chiều nay phân hóa về sức mạnh rõ rệt. HoSE tại đáy chỉ số có 162 mã tăng/276 mã giảm và đóng cửa là 206 mã tăng/233 mã giảm. Trong vài chục cổ phiếu đảo chiều thành công thì thanh khoản khác biệt rất lớn. Nhóm vốn hóa nhỏ thanh khoản trung bình tới thấp đạt biên độ tăng tốt hơn. Thậm chí HoSE có tới 12 cổ phiếu đóng cửa giá kịch trần. PAC, TCL, APG, CSM, BMC là những đại diện có thanh khoản tương đối tốt.
Toàn sàn HoSE chốt phiên có 74 cổ phiếu tăng từ 1% trở lên, thậm chí còn tốt hơn buổi sáng (40 mã). Phiên sáng cũng chỉ có 4 mã tăng kịch trần. Điều này xuất hiện cùng với một nhịp rung lắc ở chỉ số cho thấy các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn đề kháng tốt. Dòng tiền bắt đáy hoạt động tích cực ở nhóm vừa và nhỏ không chỉ kéo hồi mà còn đẩy giá lên cao hơn.
Nhà đầu tư nước ngoài buổi chiều giảm bán gần một phần ba so với phiên sáng, còn 688,5 tỷ đồng. Mức bán ròng co lại còn -75,9 tỷ trong khi buổi sáng bán ròng 269 tỷ. Vẫn là các đại diện từ sáng như VNM, FRT, MWG, VIX… bị bán nhiều. Phía mua có CTG +62,1 tỷ, PC1 +46,1 tỷ, PDR +29 tỷ, GEX +25,3 tỷ, VIC +22,6 tỷ, VCB +22,4 tỷ.
Sau khi bán bất thành 1 triệu cp của CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) trong giai đoạn 25/12/2024-23/01/2025, CTCP Chứng khoán APG nhanh chóng quay lại với kế hoạch thoái vốn, lần này là đăng ký toàn bộ gần 2.4 triệu cp LDP nắm giữ (tỷ lệ 18.875%). Gần đây, APG cũng liên tục gây chú ý khi bán ra cổ phiếu GKM và không còn là cổ đông lớn.
Theo thông báo của Chứng khoán APG trong ngày 05/02/2025, Công ty dự kiến thực hiện giao dịch bán toàn bộ gần 2.4 triệu cp LDP nắm giữ trong giai đoạn từ 11/02-12/03/2025, thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu LDP liên tục sụt giảm từ giữa tháng 4/2024 và rời xa mức đỉnh lịch sử 54,800 đồng/cp từng thiết lập vào tháng 1/2022. Xét theo giá đóng cửa phiên gần nhất (05/02/2025) là 9,800 đồng/cp, ước tính APG có thể thu về khoảng 23.5 tỷ đồng nếu thoái vốn thành công.
Cổ phiếu LDP biến động đầy khó khăn trong những năm qua
Hành động cơ cấu danh mục đầu tư của APG gần đây còn diễn ra với khoản đầu tư vào CTCP GKM Holdings . Cụ thể, từ mức sở hữu hơn 5 triệu cp (tỷ lệ 16.08%) hồi cuối tháng 12/2024, công ty chứng khoán này liên tiếp bán ra cổ phiếu GKM và chính thức không còn là cổ đông lớn sau giao dịch bán gần 309 ngàn cp trong ngày 04/02/2025, hạ sở hữu về còn 1.4 triệu cp (tỷ lệ 4.454%).
Tương tự LDP, thị giá GKM cũng “rớt thảm” từ giữa tháng 9/2024, thậm chí còn lọt vào top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm Giáp Thìn (14/02/2024-24/01/2025) với mức giảm hơn 86%. Kết phiên gần nhất, thị giá GKM chỉ còn 4,200 đồng/cp.
Giá cổ phiếu GKM giảm mạnh từ tháng 9/2024
Việc phải cơ cấu danh mục ở các cổ phiếu liên tục rớt giá cũng khắc họa rõ nét kết quả kinh doanh khó khăn của APG gần đây.
Quý 4/2024, APG ghi nhận doanh thu hoạt động chưa đến 10 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, toàn bộ các mảng có đóng góp doanh thu đều suy giảm, trừ lưu ký chứng khoán. Trong bối cảnh đó, Công ty còn phải “gồng” khoản lỗ tài sản tài chính hơn 48 tỷ đồng, đồng thời chi phí tài chính tăng mạnh từ 1.3 tỷ đồng lên 12.5 tỷ đồng. Sau cùng, Công ty lỗ ròng 51 tỷ đồng.
Đây là quý thua lỗ thứ 2 liên tiếp của công ty chứng khoán này, đẩy mức lỗ cả năm 2024 lên hơn 149 tỷ đồng, trong khi năm 2023 lãi ròng hơn 140 tỷ đồng.
APG thua lỗ trong 2 quý gần nhất
Tình hình kinh doanh khó khăn cũng phản ánh rõ lên diễn biến giá cổ phiếu APG. Tình từ tháng 3/2024, thị giá APG liên tục giảm từ vùng 15,800 đồng/cp. Tuy nhiên, trong liên tiếp 2 phiên 04-05/02, APG gây bất ngờ khi “tím trần” để tiến lên mức 7,980 đồng/cp.
APG tăng trần 2 phiên liên tiếpNguồn: VietstockFinance
Huy Khải
FILI - 15:23:00 05/02/2025
Tiền tiếp tục chảy vào cổ phiếu vừa và nhỏ
Dù VN-Index kết phiên chiều nay chỉ tăng nhẹ 0,39% nhưng gần trăm cổ phiếu tăng vượt 1% so với tham chiếu. Rổ VN30 chỉ đóng góp 6 mã trong số này, còn lại toàn là các cổ phiếu vừa và nhỏ. Trong đó, khá nhiều cổ phiếu thanh khoản lọt nhóm dẫn đầu thị trường...
Các blue-chips cũng có sự cải thiện chút ít trong buổi chiều giúp chỉ số lấy lại đà tăng, nhưng cũng không thể vượt đỉnh cao giữa phiên sáng. Thống kê rổ VN30 có 17 mã cải thiện giá nhưng cũng có 10 mã tụt thấp hơn. Đáng tiếc là các trụ lớn nhất như VCB, BID, VHM, VIC cũng nằm trong số suy yếy trong phiên chiều. Nếu có sự cộng hưởng tốt hơn từ các mã này, VN-Index chắc chắn có thể khá hơn, kích hoạt một đợt hưng phấn rõ nét hơn.
Dù vậy nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ hôm nay cũng rất ấn tượng. Midcap chốt phiên tăng 0,53% với thanh khoản tăng 2% so với với hôm qua. Smallcap tăng 0,85%, thanh khoản giảm nhẹ 2,3%. Riêng VN30-Index lại kém nhất, chỉ tăng 0,31% với thanh khoản giảm tới hơn 19%.
Khả năng duy trì thanh khoản và biến động giá tốt ở các cổ phiếu vừa và nhỏ cho thấy dòng tiền đang lựa chọn nhóm này. Thực tế biến động giá từ đáy tháng 12 năm ngoái đến nay, cổ phiếu vừa và nhỏ cũng sinh lời tốt nhất. Sàn HoSE có 12 cổ phiếu tăng trên 1% với thanh khoản vượt 100 tỷ đồng thì VPB, VRE, VNM, LPB là thuộc rổ VN30. Các cổ phiếu xuất sắc khác là DIG tăng 6,78% với 449,8 tỷ; HAH tăng 4,83% với 265,7 tỷ; DXG tăng 1,31% với 252,3 tỷ; PDR tăng 3,67% với 231,5 tỷ; CTD tăng 4,04% với 186,4 tỷ; VTP tăng 2,52% với 102,3 tỷ và VSC tăng 1,11% với 100,6 tỷ.
Thực ra hiếm khi các cổ phiếu vừa và nhỏ có thể đạt ngưỡng giao dịch quá 100 tỷ đồng. Tuy nhiên mức giao dịch vài chục tỷ cũng “vừa miếng” với đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ. Hàng chục cổ phiếu các nhóm này tăng 3-6% tạo cảm giác cực kỳ hưng phấn hôm nay như APG, JVC, GEG, SGN, GEE, SHI, ELC, TRC…
Không phải cổ phiếu vừa và nhỏ nào tăng mạnh mấy hôm nay cũng có kết quả kinh doanh ấn tượng. Tuy nhiên tín hiệu tăng mạnh trong bối cảnh thị trường ổn định nhờ blue-chips giữ nhịp là rất tích cực cho thấy dòng tiền ngắn hạn hoạt động mạnh lên. Điều này cũng phù hợp với mức thanh khoản cao ổn định tại hai nhóm này.
Giao dịch ở nhóm blue-chips đã chậm lại và phân hóa. Các cổ phiếu khỏe nhất hôm nay cũng chỉ có vốn hóa trung bình trong rổ VN30. VRE tăng 3,37%, LPB tăng 2,28% là hai cổ phiếu mạnh nhất thì vốn hóa còn chưa lọt top 15 của VN-Index. VRE chỉ đem lại khoảng 0,3 điểm cho chỉ số này, kém xa VCB (0,8 điểm) dù mức tăng của VCB chỉ là +0,65%. Độ rộng rổ VN30 lúc đóng cửa cũng không chênh lệch với 15 mã tăng/14 mã giảm. Thiếu vắng lực kéo từ các trụ hàng đầu có thể xem là một trở ngại khi VN-Index đang quay lại vùng 2 đỉnh cũ hồi tháng 12 năm ngoái.
Sự suy giảm giao dịch ở nhóm blue-chips cũng là lý do thanh khoản thị trường không cải thiện được. Cổ phiếu ngân hàng chiếm tới gần một nửa rổ VN30 (14 mã) hôm nay giảm thanh khoản hơn 28% so với hôm qua dù vẫn có 7 mã xanh. Các mã như FPT, VHM, HPG, VNM… cũng giảm giao dịch đáng kể. Dù vậy đây cũng không hẳn là tín hiệu xấu vì nhóm này vẫn còn giữ nhịp thị trường tốt, tạo điều kiện cho các giao dịch ngắn hạn sôi động.
Nhà đầu tư nước ngoài chiều nay đã đẩy mạnh mua vào, giải ngân thêm 1.051,6 tỷ đồng nữa trên sàn HoSE, tăng 47% so với phiên sáng. Bán ra cũng tăng theo nhưng chênh lệch không đáng kể -62,8 tỷ đồng ròng. Phiên sáng khối này bán ròng tới 302,4 tỷ. Đây là phiên thứ 3 kể từ sau Tết khối này đẩy mạnh bán ròng trở lại với tổng giá trị hơn 2.500 tỷ đồng. Tuy vậy nhà đầu tư trong nước cũng đang có những ngày mua ròng cực tốt với trên 3.400 tỷ đồng chỉ 2 phiên đầu tuần.
APG liên tục cơ cấu danh mục đầu tư vào LDP và GKM, cổ phiếu tăng trần 2 phiên liên tiếp
Sau khi bán bất thành 1 triệu cp của CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) trong giai đoạn 25/12/2024-23/01/2025, CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) nhanh chóng quay lại với kế hoạch thoái vốn, lần này là đăng ký toàn bộ gần 2.4 triệu cp LDP nắm giữ (tỷ lệ 18.875%). Gần đây, APG cũng liên tục gây chú ý khi bán ra cổ phiếu GKM và không còn là cổ đông lớn.
Theo thông báo của Chứng khoán APG trong ngày 05/02/2025, Công ty dự kiến thực hiện giao dịch bán toàn bộ gần 2.4 triệu cp LDP nắm giữ trong giai đoạn từ 11/02-12/03/2025, thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu LDP liên tục sụt giảm từ giữa tháng 4/2024 và rời xa mức đỉnh lịch sử 54,800 đồng/cp từng thiết lập vào tháng 1/2022. Xét theo giá đóng cửa phiên gần nhất (05/02/2025) là 9,800 đồng/cp, ước tính APG có thể thu về khoảng 23.5 tỷ đồng nếu thoái vốn thành công.
Hành động cơ cấu danh mục đầu tư của APG gần đây còn diễn ra với khoản đầu tư vào CTCP GKM Holdings (HNX: GKM). Cụ thể, từ mức sở hữu hơn 5 triệu cp (tỷ lệ 16.08%) hồi cuối tháng 12/2024, công ty chứng khoán này liên tiếp bán ra cổ phiếu GKM và chính thức không còn là cổ đông lớn sau giao dịch bán gần 309 ngàn cp trong ngày 04/02/2025, hạ sở hữu về còn 1.4 triệu cp (tỷ lệ 4.454%).
Tương tự LDP, thị giá GKM cũng “rớt thảm” từ giữa tháng 9/2024, thậm chí còn lọt vào top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm Giáp Thìn (14/02/2024-24/01/2025) với mức giảm hơn 86%. Kết phiên gần nhất, thị giá GKM chỉ còn 4,200 đồng/cp.
Việc phải cơ cấu danh mục ở các cổ phiếu liên tục rớt giá cũng khắc họa rõ nét kết quả kinh doanh khó khăn của APG gần đây.
Quý 4/2024, APG ghi nhận doanh thu hoạt động chưa đến 10 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, toàn bộ các mảng có đóng góp doanh thu đều suy giảm, trừ lưu ký chứng khoán. Trong bối cảnh đó, Công ty còn phải “gồng” khoản lỗ tài sản tài chính hơn 48 tỷ đồng, đồng thời chi phí tài chính tăng mạnh từ 1.3 tỷ đồng lên 12.5 tỷ đồng. Sau cùng, Công ty lỗ ròng 51 tỷ đồng.
Đây là quý thua lỗ thứ 2 liên tiếp của công ty chứng khoán này, đẩy mức lỗ cả năm 2024 lên hơn 149 tỷ đồng, trong khi năm 2023 lãi ròng hơn 140 tỷ đồng.
APG thua lỗ trong 2 quý gần nhất
Nguồn: VietstockFinance
Tình hình kinh doanh khó khăn cũng phản ánh rõ lên diễn biến giá cổ phiếu APG. Tình từ tháng 3/2024, thị giá APG liên tục giảm từ vùng 15,800 đồng/cp. Tuy nhiên, trong liên tiếp 2 phiên 04-05/02, APG gây bất ngờ khi “tím trần” để tiến lên mức 7,980 đồng/cp.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.