Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Bất động sản công nghiệp thắng lớn
Bất động sản công nghiệp vẫn tăng trưởng tốt.
Dù thị trường chung chưa hết khó khăn, song mảng bất động sản công nghiệp vẫn thắng lớn, các doanh nghiệp cho thuê nhà xưởng, kho vận ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.
Tăng trưởng ấn tượng
Trên sàn chứng khoán chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp. Có thể kể đến những mã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) như SIP, KBC, SZC, BCM, IDC… Trong đó, SIP và KBC thể hiện sức mạnh vượt trội với khối lượng giao dịch tăng vọt trên 300%, kéo theo đà tăng giá cổ phiếu khoảng 10%. Các mã SZC, BCM, IDC cũng không kém cạnh khi thanh khoản tăng 90 - 140%.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang “thuận buồm, xuôi gió” với kết quả kinh doanh khả quan trong quý III/2024. Đơn cử, tại Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán SIP) tăng trưởng 16% doanh thu và 56% lợi nhuận. Kết quả này được đóng góp từ mảng cung cấp dịch vụ và cổ tức được chia, lãi bán các khoản đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG đang vận hành 4 khu công nghiệp gồm Phước Đông, Đông Nam, Lê Minh Xuân 3, Lộc An - Bình Sơn, với tổng diện tích hơn 3.200 ha, trong đó còn hơn 1.000 ha diện tích đất thương phẩm chưa cho thuê, phân bổ tại Tây Ninh, Đồng Nai và TP.HCM.
Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (mã KBC) cũng gây ấn tượng mạnh với báo cáo tài chính quý III/2024. Lợi nhuận ròng của Kinh Bắc đạt hơn 196 tỷ đồng, tăng gấp 41,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp chính vào kết quả này là doanh thu từ hoạt động kinh doanh khu công nghiệp, đạt hơn 580 tỷ đồng.
Với quỹ đất dồi dào tại các khu công nghiệp Quang Châu mở rộng, Tân Phú Trung và Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc được dự báo sẽ tiếp tục thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động cho thuê đất. Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), quỹ đất hiện có của Kinh Bắc có thể mang về gần 7.000 tỷ đồng từ dòng tiền cho thuê.
Tương tự, Tổng công ty IDICO - CTCP (mã IDC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.276 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của IDICO đạt 574 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 195%. Theo giải thích từ phía Công ty, kết quả kinh doanh khả quan này đến từ việc ghi nhận doanh thu một lần từ các hợp đồng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp.
Không nằm ngoài xu hướng chung, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng bất động sản khu công nghiệp. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động bán và cho thuê bất động sản trong quý III/2024 đạt 730 tỷ đồng, tăng vọt so với con số 30,6 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Cú hích này đến từ việc Hòa Phát cho thuê 70 ha đất tại Khu công nghiệp Phố Nối A mở rộng.
Đua gom quỹ đất
Thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam được đánh giá đang ở thời kỳ sôi động và có triển vọng hơn bao giờ hết, khi đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Báo cáo mới đây của Savills Việt Nam cho thấy, ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI mạnh, các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi của đất nước sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang thúc đẩy vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với chi phí cạnh tranh, vị trí chiến lược và nhiều hiệp định thương mại, Việt Nam đang ở vị thế tốt để nắm bắt làn sóng đầu tư mới này. Khi đất nước ngày càng hội nhập vào các thị trường toàn cầu, Việt Nam sẽ đóng vai trò then chốt trong tương lai ngành công nghiệp của Đông Nam Á, là điểm đến lý tưởng cho các giải pháp công nghiệp và logistics tiên tiến.
“Dòng vốn FDI mạnh mẽ, vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh, tăng trưởng thương mại điện tử, chính sách thương mại cởi mở và vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam rất cần thiết cho nguồn cung và hiệu suất dài hạn của phân khúc bất động sản khu công nghiệp. Đáng chú ý, lĩnh vực thương mại điện tử phát triển và FDI gia tăng, nhu cầu về kho bãi và mặt bằng công nghiệp xây sẵn đã tăng mạnh”, ông John Campbell, Giám đốc, kiêm Trưởng bộ phận Bất động sản công nghiệp (Savills Việt Nam) nhận định.
Từ những động lực đang có, giới chuyên gia dự báo, bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục “gánh” thị trường chung với đà hồi phục ở top đầu. Theo đó, tiền sẽ lại chảy mạnh vào túi các “đại gia” như Kinh Bắc, Viglacera, Becamex, IDICO…
Bên cạnh đó, tiềm năng của bất động sản công nghiệp cũng đang hút hàng loạt “ông lớn” gia nhập đường đua. Đơn cử, trong chiến lược sắp tới, TTC Land sẽ mở rộng mảng bất động sản công nghiệp và bất động sản kho vận tại thị trường phía Nam. Hay Taseco Land trong thời gian qua cũng dành sự chú ý đặc biệt đến mảng bất động sản khu công nghiệp.
Mới đây, DIC Holdings, thành viên của DIC Corp, hợp tác với Công ty TNHH Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Vạn Thương để được ưu tiên làm tổng thầu thi công hạ tầng dự án 400 ha tại thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Các tên tuổi khác như Hà Đô, Vinaconex, Becamex, Viglacera... cũng đang thể hiện nhiều tham vọng trong cuộc đua gom đất. Đại diện Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt cho hay, Công ty dự kiến quay trở lại đường đua bất động sản công nghiệp.
Trước diễn biến sôi động trên thị trường, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, cuộc đua bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục nóng trong năm 2025, bởi đây đang là phân khúc “ngôi sao” của thị trường.
📊 Phân Tích Cổ Phiếu KBC – Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
KinhBac City Development Holding Corporation (KBC) là một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp (KCN) và bất động sản hàng đầu tại Việt Nam.
🏢 Tổng Quan Doanh Nghiệp
Với hơn 4.700 ha quỹ đất tại các tỉnh trọng điểm như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TP.HCM, và Long An, KBC thu hút dòng vốn FDI lớn vào các KCN, đồng thời phát triển các dự án nhà ở, nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân tại các KCN.
💡 Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng
Doanh thu quý III/2024 đạt 950 tỷ VNĐ, tăng mạnh 284% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh thu lũy kế 9 tháng 2024 giảm 58% so với năm ngoái do diện tích đất bàn giao thấp hơn kỳ vọng.
Lợi nhuận sau thuế (LNST) quý III/2024 đạt 201 tỷ VNĐ, tăng trưởng 986% so với cùng kỳ năm trước.
EPS (Earnings Per Share) cho quý III/2024 là 691 VNĐ, giảm 73.9% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ P/E hiện tại là 41.5, cho thấy cổ phiếu KBC vẫn đang được giao dịch với giá trị khá cao so với mức lợi nhuận thu về và tài sản ròng.
🚀 Các Dự Án Trọng Điểm
KBC hiện đang triển khai một số dự án lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của công ty:
KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh (Bắc Ninh):
Diện tích 300 ha, với tỷ lệ lấp đầy 58.5%. Dự kiến doanh thu từ KCN này sẽ đạt 675 tỷ VNĐ trong năm 2024 và 1.531 tỷ VNĐ vào năm 2025.
KCN Tràng Duệ 3 (Hải Phòng):
Diện tích 687 ha, hiện đang hoàn tất quy hoạch, dự kiến sẽ bắt đầu đóng góp doanh thu vào năm 2025 với mục tiêu đạt 3.500 tỷ VNĐ.
Khu đô thị Tràng Cát (Hải Phòng):
Diện tích 584 ha, đã hoàn tất đền bù và san lấp mặt bằng 80 ha, chuẩn bị triển khai vào năm 2025.
Nhà ở xã hội Thị trấn Nếnh (Bắc Giang):
Diện tích 12.6 ha, doanh thu ghi nhận đạt 422 tỷ VNĐ trong 9 tháng đầu năm 2024.
⚖️ Thuận Lợi & Khó Khăn
Thuận Lợi:
Quỹ đất lớn và vị trí chiến lược: KBC sở hữu hơn 4.700 ha đất tại các khu vực trọng điểm, giúp thu hút các nhà đầu tư lớn và đón dòng vốn FDI ổn định.
Tăng trưởng FDI mạnh mẽ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn lớn như Samsung, LG, và nhiều doanh nghiệp FDI khác, tạo ra cơ hội lớn cho KBC.
Đa dạng hóa các dự án bất động sản: KBC không chỉ phát triển KCN mà còn triển khai các dự án nhà ở xã hội, giúp công ty tạo dòng tiền ổn định từ nhu cầu nhà ở cho công nhân.
Khó Khăn:
Vướng mắc pháp lý: Các dự án lớn như KCN Tràng Duệ 3 và Khu đô thị Tràng Cát vẫn phải chờ phê duyệt các thủ tục pháp lý, có thể làm trì hoãn tiến độ triển khai và ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty.
Chi phí đầu tư tăng: Giá đất và chi phí xây dựng gia tăng có thể gây áp lực lên biên lợi nhuận của KBC.
📈 Kỳ Vọng Tăng Trưởng
Ngắn Hạn (2024-2025):
Dự báo doanh thu của KBC sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2025 nhờ vào việc ghi nhận doanh thu từ các dự án như KCN Tràng Duệ 3 và các khu đô thị. EPS dự kiến sẽ tăng mạnh, từ 691 VNĐ trong 2024 lên 1.147 VNĐ vào năm 2025.
Dài Hạn:
KBC có lợi thế quỹ đất lớn và các dự án trọng điểm tại các khu công nghiệp trọng yếu. Các dự án này sẽ duy trì đà tăng trưởng ổn định trong 5-10 năm tới nhờ vào nhu cầu ngày càng tăng từ các doanh nghiệp FDI và sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản khu công nghiệp.
📌 Kết Luận:
Cổ phiếu KBC mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp và phát triển đô thị. Với quỹ đất lớn, các dự án đang triển khai và dòng tiền ổn định, KBC là một lựa chọn sáng giá cho nhà đầu tư dài hạn. Hãy theo dõi diễn biến của công ty để ra quyết định đúng đắn! 📈
Chúc các nhà đầu tư có quyết định đầu tư thành công! 💼📊
Trong quý 3/2024, các ông lớn bất động sản khu công nghiệp đều có lãi tăng trưởng, điều này giúp lợi nhuận toàn ngành tăng 55% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lợi nhuận một doanh nghiệp chiếm tới 1/4 toàn ngành.
Bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với hơn 1.4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Sức hút trong dài hạn của Việt Nam đối với vốn FDI vẫn tốt, bởi một phần do các nhà sản xuất toàn cầu có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam; chi phí lao động cạnh tranh, nhiều hiệp định thương mại tự do và đà chuyển đổi sang sản xuất tiên tiến thông qua chuyển giao công nghệ và nâng cao kỹ năng, đặc biệt trong các ngành như chất bán dẫn.
Bên cạnh đó, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các dự án cao tốc, sân bay, đường vành đai… nhằm giúp tăng cường sự kết nối và thuận tiện cho các KCN.
Trong quý 3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi Luật Quy hoạch. Điểm thay đổi chính chủ yếu làm giảm sự chồng chéo về hệ thống quy hoạch, phân quyền cho UBND cấp tỉnh được triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch. Điều này giúp rút ngắn thời gian triển khai các dự án KCN.
Các thông tin tích cực trên cũng phần nào nói lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mảng này trong quý 3. Theo thống kê từ 27 doanh nghiệp BĐS KCN trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 3/2024 với tổng doanh thu 9,415 tỷ đồng, lãi ròng 2,097 tỷ đồng, tăng lần lượt 29% và 55% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với quý liền trước (quý 2/2024), cả doanh thu và lãi ròng đều giảm 2% và 11%. Biên lãi gộp kỳ này ở mức 36%, tương đương cùng kỳ.
Nguồn: VietstockFinance
Lợi nhuận một doanh nghiệp chiếm tới 1/4 toàn ngành
Quý 3, có 14/27 doanh nghiệp lãi tăng trưởng, 11 doanh nghiệp giảm lãi, 1 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi và 1 tiếp tục thua lỗ.
Hầu hết ông lớn KCN đều có lợi nhuận tăng trong kỳ. Đô thị Kinh Bắc lãi ròng quý 3 có mức tăng cao nhất gấp 41.7 lần cùng kỳ, đạt hơn 196 tỷ đồng. Tuy nhiên, do quý đầu năm thua lỗ nên lãi 9 tháng giảm 82% còn hơn 352 tỷ đồng.
Xét về giá trị, Tổng Công ty IDICO - CTCP lãi ròng cao nhất đạt 511 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ và chiếm hơn 24% tổng lợi nhuận toàn ngành, đây cũng là công ty có doanh thu cao nhất. IDICO cho biết, do tăng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê hạ tầng KCN đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần khiến lợi nhuận tăng.
Nhờ bán các khoản đầu tư khiến lợi nhuận ròng của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG S tăng 56% lên gần 302 tỷ đồng. Hay Becamex IDC có lãi hơn 344 tỷ đồng, tăng 58%.
Trái ngược, lợi nhuận ròng quý 3 của Sonadezi S đi lùi 8% về 209 tỷ đồng.
Nguồn: VietStockFinance
Sau khi có lãi tăng bằng lần trong quý 2, CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: VRG) quay lại thua lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý 3, cùng kỳ lỗ 4.5 tỷ đồng, dù doanh thu gần 7 tỷ đồng, tăng 27%, đây cũng là doanh nghiệp duy nhất lỗ của ngành.
VRG cho biết, do trong kỳ công ty chưa ký được hợp đồng mới về thuê lại đất gắn với cơ sở hạ tầng khiến kết quả kinh doanh thua lỗ. Tuy vậy, nửa đầu năm kinh doanh có hiệu quả, VRG vẫn lãi 9 tháng hơn 30 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 3 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Nhìn chung về kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2024, gần 60% doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng. Trong đó, IDC vẫn là cái tên có lợi nhuận lớn nhất ngành đạt gần 1,639 tỷ đồng, tăng 95% so cùng kỳ; theo sau là BCM lãi ròng 736 tỷ đồng, tăng 89%.
Nguồn: VietstockFinance
Giá cổ phiếu nhóm BĐS KCN có tăng theo?
Thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay có sự hồi phục nhưng chưa rõ nét, bằng chứng cho thấy chỉ số ngành bất động sản giảm hơn 2% so với đầu năm, trong khi VN-Index tăng hơn 7%.
Tuy nhiên, trên nền kết quả kinh doanh tăng trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu BĐS KCN được xem là ngành có triển vọng tích cực và luôn là điểm sáng khi chỉ số của nhóm này tăng 8% so đầu năm.
Có mức tăng trưởng mạnh nhất là SIP, giá cổ phiếu chủ KCN lớn nhất Tây Ninh đã tăng 43% so với đầu năm, hiện ở mức 77,900 kết phiên ngày 18/11. Còn giá cổ phiếu SNZ và IDC cũng tăng lần lượt gần 28% và 12%. Ông trùm KCN Bình Dương BCM tăng khiêm tốn với gần 7%.
Riêng cổ phiếu của KBC lại đi ngược dòng khi giá giảm gần 13%, đóng cửa phiên 18/11 ở 27,600 đồng/cp. Mặc dù vậy, KBC có thể được hưởng lợi khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, do ông lớn KCN miền Bắc này đã ký thoả thuận với Trump Organization về một dự án xây dựng tổ hợp khu đô thị sân golf với vốn đầu tư 1.5 tỷ USD tại Hưng Yên, có thể được đẩy nhanh tiến độ.
Nguồn: VietstockFinance
Giá thuê đất khu công nghiệp tăng trong khi nguồn cung hạn chế
Theo JLL Việt Nam, quý 3 không ghi nhận nguồn cung đất KCN mới do các vướng mắc có thể kể đến như đền bù đất không có sổ đỏ, khác biệt giữa mục đích sử dụng đất thực tế và theo cấp phép, không đồng thuận về mức đền bù… những vấn đề này làm chậm quá trình giải phóng mặt bằng và gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Tuy nhiên, dòng vốn FDI liên tục đổ vào đã tạo ra sự lạc quan về nhu cầu đất công nghiệp trong tương lai, đặc biệt là ở miền Bắc. Các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển đến hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư ở miền Bắc chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn, điện tử, linh kiện và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực này.
Còn ở miền Nam, các dự án sản xuất FDI mới đăng ký chủ yếu được ghi nhận ở các nhà xưởng xây sẵn như một phương pháp thay thế cho những doanh nghiệp muốn đặt cơ sở ở miền Nam.
Về giá thuê đất KCN bình quân tại miền Nam trong quý 3 đạt 163.7 USD/m2/kỳ hạn thuê và miền Bắc là 132.1 USD/m2/kỳ hạn thuê đều tăng 2% so với cùng kỳ.
JLL Việt Nam cho rằng triển vọng thị trường BĐS KCN vẫn lạc quan bởi xu hướng sản xuất toàn cầu và sức cạnh tranh của Việt Nam, cũng như nỗ lực và kết hợp chặt chẽ của chính quyền và chủ đầu tư hạ tầng KCN. Sự kết hợp này có khả năng thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng và sức hấp dẫn mảng này đối với các nhà đầu tư và khách thuê tiềm năng.
Dự kiến các địa phương có lợi thế về quỹ đất dồi dào cho phát triển công nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc đơn giản hóa thủ tục giải phóng mặt bằng, sẽ có những tiến triển đáng kể trong phát triển đất công nghiệp thời gian tới.
Thanh Tú
FILI
Dòng dẫn "thất thủ" - Cắt lỗ chờ thời cơ lớn xuất hiện
Sau ít phút le lói sắc xanh nhạt, lực bán lại gia tăng và dù không quá lớn nhưng vẫn trên diện rộng khiến thị trường đảo chiều giảm điểm. Cho thấy Xu hướng ngắn hạn của thị trường tiếp tục diễn biến rất xấu và chưa thực sự có điểm dừng, trước mắt là hỗ trợ 1.200 sẽ kiểm định trong phiên mai.
Vấn đề chính khiến thị trường trở nên bi đát như vậy là do chiều bán của nước ngoài, khối ngoại tiếp tục kéo dài chuỗi 'xả hàng’ mạnh. Cộng thêm với lực cầu của nhà đầu tư rất yếu,không đủ tự tin để bắt đáy trong các nhịp giảm càng khiến đà hồi phục trở nên khó khăn hơn.
Một số nguồn tin đáng tin cậy ước tính lượng bán của khối ngoài còn lại ít nhất là 400 tỷ USD (Khoảng 10k tỷ). Có thể sẽ còn áp lực thêm cho thị trường và nếu duy trì đà nay thì sẽ có MARGIN CALL trước tiên sẽ là MARGIN CALL từ Kho rồi đến tài khoản cá nhân (Hiện tại check chưa có kho nào call nhưng thêm 1 phiên sàn là sẽ có).
Nên nhà đầu tư rất cần thiết xem video tối nay để lên kế hoạch xử lý danh mục của mình tránh thiệt hại nhất có thể.
1 Cổ Phiếu Hồi Nhanh Nhất Trên Thị Trường
Ngay từ phiên sáng thị trường cho thấy áp lực bán mạnh mở rộng qua nhiều mã, nhóm mã có tính chất đầu cơ. Một phần nguyên nhân do áp lực bán mạnh của khối ngoại, áp lực cắt lỗ, giảm tỉ lệ dư nợ margin của nhà đầu tư. Áp lực giảm dư nợ mở rộng sang các mã, nhóm mã và có thể kéo dài 3-4 phiên do tỉ lệ dư nợ cuối quí II/2024 ở mức cao gần 240.000 tỷ đồng
Với diễn biến hiện tại, ngắn hạn thị trường đang vào trạng thái quá bán và phục hồi. Ngay từ phiên sáng chúng tôi đã nhận định sẽ phục hồi ở vùng giá 1.200-1.210. Theo báo cáo hiện tại vốn hóa toàn thị trường đang ở mức quanh 287 tỉ USD, tương ứng khoảng 62% GDP 2024. Đây là vùng vốn hóa tương đối hấp dẫn của thị trường so với qui mô nền kinh tế khi tăng trưởng GDP năm 2025 kế hoạch vẫn tăng 6,5-7%.
Với bối cảnh này thị trường sẽ phân hóa mạnh, với rất nhiều mã chịu áp lực bán mạnh sẽ phục hồi ở vùng giá trên. Trong video tối nay chúng tôi gửi tới quý anh chị một mã cổ phiếu sẽ bật hồi nhanh nhất. Hẹn anh chị tại video tối nay lúc 20h
Cổ phiếu khu công nghiệp đón "tương lai sáng"
Kỳ vọng Việt Nam có thể là điểm sáng thu hút vốn FDI sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, nhà đầu tư đã đẩy mạnh mua vào cổ phiếu bất động sản công nghiệp.
Điểm sáng trong giai đoạn thị trường điều chỉnh
Trong nhiệm kỳ trước của ông Trump (2017 - 2021), cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy làn sóng dịch chuyển nhà máy ra ngoài Trung Quốc; đồng thời, các tập đoàn đa quốc phải tìm cách đa dạng hoá nơi sản xuất để tránh gián đoạn trong kinh doanh.
Với kinh nghiệm trong quá khứ và quan sát những đề xuất chính sách mà ông Donald Trump đưa ra trong quá trình vận động tranh cử, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đẩy mạnh mua vào các cổ phiếu bất động sản công nghiệp khi kết quả bầu cử Tổng thống tại Mỹ ngã ngũ, với kỳ vọng Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến được các tập đoàn toàn cầu lựa chọn trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Thống kê thị trường chứng khoán trong nước từ ngày 1/11 - 15/11/2024 cho thấy, hàng loạt cổ phiếu trong nhóm bất động sản công nghiệp ghi nhận đà tăng tích cực. Đơn cử, trong thời gian này, thị giá cổ phiếu SIP (CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG) đã tăng 11,13%; thị giá cổ phiếu KBC (của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP) đã tăng 11,39%; thị giá cổ phiếu SZC (của CTCP Sonadezi Châu Đức) đã tăng 10,46%; thị giá cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera – CTCP) tăng 8,42%...
Bà Phạm Thái Thanh Trúc, Giám đốc Phân tích ngành bất động sản và xây dựng, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định, ngành bất động sản công nghiệp dự báo tiếp tục hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, đặc biệt là từ Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Hoa Đại lục. Những lợi thế về địa chính trị, chi phí sản xuất và các hợp tác thương mại được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực cho tăng trưởng giá thuê và sự ổn định trong tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, dẫn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định. Lợi thế sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn như Viglacera, Đầu tư Sài Gòn VRG, Tổng công ty IDCO (mã IDC), Becamex IDC (mã BCM) hay các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư các tập đoàn quốc tế lớn như KBC, VGC. Ngược lại, những doanh nghiệp có quỹ đất hạn chế hoặc gặp khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ ít hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển này.
Diễn biến của nhóm cổ phiếu bất động công nghiệp có thể nói là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh thị trường chung đang rất ảm đạm, khi chỉ số VN30 giảm 4,1%, còn chỉ số VN-Index mất 2,89% trong tuần qua.
Lợi thế của doanh nghiệp có quỹ đất chưa cho thuê lớn
Được biết, khi đánh giá tiềm năng của một cổ phiếu bất động sản công nghiệp, nhà đầu tư thường quan tâm tới hai yếu tố chính: Thứ nhất, doanh thu dài hạn chưa ghi nhận - số tiền mà các đơn vị thuê đất trả tiền một lần và chờ ghi nhận, đây là “của để dành”, đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp; thứ hai, quỹ đất sẵn sàng cho thuê, từ đó dự phóng doanh thu có thể ghi nhận trong những năm sắp tới.
Thực tế cho thấy, các cổ phiếu ghi nhận đà tăng tích cực vừa qua tập trung vào nhóm doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn sẵn sàng cho thuê, có thể tận dụng được cơ hội nếu làn sóng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc diễn ra.
Chẳng hạn, tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, Khu công nghiệp Phước Đông còn khoảng 799,6 ha đất thương phẩm, giá cho thuê khoảng 80 - 100 USD/m2/chu kỳ thuê; Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn còn lại khoảng 131,25 ha đất thương phẩm, giá cho thuê 210 - 230 USD/m2/chu kỳ thuê; Khu công nghiệp Đông Nam còn lại khoảng 24,78 ha, giá cho thuê khoảng 260 USD/m2/chu kỳ thuê; Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 còn lại khoảng 105,44 ha, giá cho thuê khoảng 290 USD/m2/chu kỳ thuê.
“Với quỹ đất còn lại khoảng 1.200 ha, Đầu tư Sài Gòn VRG sẽ đảm bảo phát triển bền vững trong vòng 3 - 5 năm tới”, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nhấn mạnh.
Được biết, không chỉ sở hữu quỹ đất còn lại lớn, Đầu tư Sài Gòn VRG có lượng tiền mặt lên tới 4.822,1 tỷ đồng; đồng thời, giá trị người mua trả tiền trước dài hạn liên quan tới hợp đồng thuê đất lên tới 11.590,6 tỷ đồng, bằng 47,6% tổng nguồn vốn, thuộc top đầu nhóm bất động sản công nghiệp.
Tương tự, tại IDICO, theo ước tính của Công ty Chứng khoán ACB, diện tích đất thương phẩm còn lại tới 961 ha. Trong đó, Khu công nghiệp Hựu Thạnh có diện tích 251 ha, tỷ lệ lấp đầy 37%; Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 mở rộng có diện tích 96 ha, tỷ lệ lấp đầy 65%; Khu công nghiệp Cầu Nghìn có diện tích 61 ha, tỷ lệ lấp đầy 41%; Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 có diện tích 58 ha, tỷ lệ lấp đầy 87%; Khu công nghiệp Quế Võ 2 có diện tích 50 ha, tỷ lệ lấp đầy 72%.
Tại CTCP Sonadezi Châu Đức, theo ước tính của SSI Research, quỹ đất chưa cho thuê còn hơn 400 ha đất (tại Khu công nghiệp Châu Đức); trong đó, 250 ha đã được giải phóng mặt bằng sẵn sàng thuê. Trong quý III vừa qua, Sonadezi Châu Đức đã ký bản ghi nhớ về việc cho thuê 38 ha đất công nghiệp, các hợp đồng đáng lưu ý như hợp đồng thuê với Electronic Tripod Vietnam (diện tích 18 ha, với giá 95 USD/m2/chu kỳ thuê), ký với Steel Builder (diện tích 7,6 ha), ký với Hoà Phát Container (diện tích 6 ha) và các đơn vị thuê khác.
Ngược lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp có quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê không còn nhiều, đang trong giai đoạn phát triển và xây dựng, cũng như dự án hiện hữu tỷ lệ lấp đầy cao không thu hút được nhà đầu tư. Đơn cử trường hợp cổ phiếu D2D (của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2), LHG (của CTCP Long Hậu), NTC (của CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên). Với việc quỹ đất cho thuê tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 đã cạn, CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 đã báo cáo kết quả kinh doanh lao dốc, thậm chí lỗ 2,71 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024.
Tương tự, tại Nam Tân Uyên, dù người mua trả tiền trước dài hạn lên tới 2.857,4 tỷ đồng, chiếm 63,1% tổng nguồn vốn, nhưng liên quan tới các dự án đã triển khai. Trong khi đó, dự án trọng điểm là Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2, với quy mô 345,86 ha vẫn đang trong giai đoạn đầu tư (tính tới cuối quý III/2024, dự án vẫn đang xin giấy phép xây dựng), nên doanh nghiệp đang thiếu động lực tăng trưởng mới.
Bản tin thị trường và chiến lược giao dịch Tuần 47 (18/11 - 22/11)
Tiêu điểm chính
Phiên giao dịch hôm nay (15/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng tỷ giá trung tâm thêm 8 đồng lên mức cao mới 24,298 VND/USD. Đây là phiên tăng thư tư liên tiếp của tỷ giá trung tâm với tổng mức tăng từ đầu tuần đến nay là 35 đồng.
Tỷ giá USD ngày 15/11: Đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh. Ghi nhận lúc 9h (giờ Việt Nam), chỉsố USD Index đạt mức 106.82
Ngày 14/11, Chủ tịch Fed, ông Powell cho biết, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và phát tín hiệu chưa vội hạ lãi suất.
Trung Quốc đã công bố gói cứu trợ 1,400 tỷ sau chiến thắng của ông Trump. Tuần qua, quốc gia này tiếp tục đưa ra các chính sách thuế mới gồm giảm thuế chuyển nhượng và VAT cho giao dịch nhà ở
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với các chỉ tiêu chủ chốt như tăng trưởng GDP 6.5% - 7%, phấn đấu từ 7% - 7.5%; CPI khoảng 4.5%; GDP đầu người khoảng 4,900 USD; tốc độ tăng năng suất lao động khoảng 5.3% - 5.4%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; Bội chi ngân sách 3.8% GDP
Trạng thái thị trường
Thị trường chứng khoán trong nước chịu lực bán mạnh chủ yếu do chịu tác động tiêu cực từ sức ép tỷ giá. Cụ thể, chỉ số DXY trong tuần có thời điểm đã gần chạm 107 – vùng cao nhất trong vòng một năm qua, tăng 6% từ tháng 9. Diễn biến này nối tiếp từ tuần trước, khi thị trường phản ánh với thông tin ông Trump tái đắc cử. Nổi bật nhất, ông Trump sẽ thực hiện tăng thuế nhập khẩu và thực hiện chính sách tài khóa mở rộng khiến lạm phát và lãi suất khó có thể hạ nhiệt.
Trong thời gian tới áp lực tỷ giá sẽ chưa thể được giải quyết sớm mà cần phải theo dõi sát sao. Chủ tịch FED đã gửi thông điệp về việc không vội vã hạ lãi suất trong buổi phát biểu trước lãnh đạo doanh nghiệp tại Dallas. Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng tốt sẽ cho FED thêm thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng về quy mô và tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ. Thị trường lao động vững mạnh và nền kinh tế chưa cho thấy dấu hiệu cần vội vã hạ lãi suất.
Góc nhìn kỹ thuật
VN-Index đóng cửa tuần tại 1,218.57 (-33.99 điểm; -2.71%) với thanh khoản gia tăng cho thấy lực bán chủ động hơn. Khối ngoại bán ròng khoảng 4 nghìn tỷ đồng trong tuần qua. Bên cạnh đó, nhóm bán lẻ, dầu khí, ngân hàng chịu lực bán khá mạnh. Thị trường đã chính thức thủng EMA 200 và khả năng sẽ về kiểm định lại vùng 1,200.
Các tín hiệu kỹ thuật đi vào vùng quá bán qua đó thúc đẩy hoạt động bắt đáy và những phiên phục hồi ngắn hạn. Thanh khoản dù vậy vẫn đang khá yếu, các mẫu hình nền đảo chiều và phân kỳ chưa hình thành nên quá trình tạo đáy sẽ cần nhiều thời gian và rủi ro giảm vẫn chi phối thị trường trong ngắn hạn.
Chiến lược giao dịch
Thị trường bất ngờ giảm mạnh sau tuần giằng co dưới ngưỡng kháng cự. VN-Index giảm 2.5% cùng thanh khoản tăng 27% so tuần trước. Các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt các cổ phiếu Ngân hàng giảm mạnh kéo theo sự suy giảm nhanh chóng của chỉ số.
6 cổ phiếu Ngân hàng trong top 10 cổ phiếu đã đóng góp 11.5 điểm giảm của VN-Index. Các cổ phiếu vừa và nhỏ đã phần lớn vận động theo xu hướng giảm chung của thị trường.
12/18 ngành giảm điểm, dịch vụ tài chính, bán lẻ, ô tô phụ tùng và dầu khí giảm trên 4% trong khi truyền thông, du lịch và giải trí tăng trên 5% nhờ 1 vài cổ phiếu chủ chốt trong ngành.
Khối ngoại duy trì lượng bán ròng cao 157 triệu USD so với mức bán ròng 136 triệu USD tuần trước.
CHIẾN LƯỢC:
Diễn biến thị trường đang khá khó lường tuy nhiên định giá thị trường đã dần về vùng hợp lý. NĐT tiếp tục duy trì tỷ trọng đầu tư hợp lý và cân nhắc tăng tỷ trọng dần ở các nhịp rung lắc trong tuần cho tầm nhìn đầu tư 2025.
Sự phân hóa thị trường diễn ra rất mạnh, nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn không nên nắm giữ nhóm cổ phiếu mang tính thị trường cao như ngân hàng, tài chính. Nên ưu tiên nhóm ngành xuất khẩu (tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao), hưởng lợi đầu tư công, và khu công nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu vẫn nên thấp khi rủiro của thị trường chung là lớn.
Sự kiện đáng chú ý
21/11: Đáo hạn hợp đồng phái sinh
21/11: Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ
22/11: Mỹ công bố PMI tháng 11
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.