Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Bầu Đức và Chủ tịch Trần Bá Dương sáng cửa nhận lại gần 76.000ha đất?
Ngày 2/1/2025, cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế HAGL (HAGL Agrico) tăng kịch trần 15%, đạt mức 7.000 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ tháng 8/2022. Thanh khoản bùng nổ với 8,5 triệu cổ phiếu được giao dịch, dẫn đầu toàn thị trường UPCoM, phản ánh sức hút mạnh mẽ của cổ phiếu này. Sự tăng trưởng đáng chú ý này diễn ra ngay sau khi HAGL Agrico thông báo hoàn tất thanh toán toàn bộ các khoản nợ, mở ra một chương mới trong hành trình tái cấu trúc tài chính.
Theo công bố, HAGL Agrico đã thanh toán tổng cộng 4.228 tỷ đồng. Trong đó, công ty trả trực tiếp cho Ngân hàng BIDV 2.094 tỷ đồng và thanh toán 2.134 tỷ đồng cho HAGL liên quan đến khoản trái phiếu HAGLBOND16.26 phát hành năm 2016. Đặc biệt, chỉ trong những ngày cuối năm 2024, HAGL Agrico đã trả hơn 1.000 tỷ đồng cho HAGL, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các nghĩa vụ tài chính giữa hai doanh nghiệp.
HAGL Agrico thông báo không còn công nợ phát sinh với HAGL và sẽ nhận lại nhiều tài sản theo lộ trình. Cụ thể:
- Đợt đầu tiên, công ty nhận quyền sử dụng đất và quyền khai thác 5.357ha cọ dầu, văn phòng, nhà máy cọ dầu và nhà máy nhiệt điện thuộc sở hữu của HA Andong Meas;
- Tiếp theo, trong đợt 2, HAGL Agrico sẽ nhận quyền khai thác 9.231ha cao su và 9.996ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu;
- Đợt 3 bao gồm 4.733ha cao su và 3.155ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu của Công ty Hoàng Anh Attapeu;
- Đợt cuối cùng, công ty sẽ hoàn tất thủ tục nhận lại quyền sử dụng đất và khai thác cao su trên 4.852ha thuộc HA Quang Minh, 1.960ha từ Công ty TNHH Heng Brother và 3.283ha từ Công ty TNHH CRD.
Nhìn lại giai đoạn trước năm 2021, HAGL và HAGL Agrico từng chia sẻ tài sản để bảo đảm khoản vay của bên còn lại. Từ năm 2022, hai bên cùng với BIDV ký thỏa thuận tách bạch tài sản, giải trừ nghĩa vụ bảo đảm, nhằm đưa các tài sản thuộc sở hữu HAGL Agrico ra khỏi nghĩa vụ đảm bảo cho trái phiếu của HAGL. Đây là bước đi quan trọng để hai doanh nghiệp tái cấu trúc độc lập và hướng đến phát triển bền vững.
Không chỉ HAGL Agrico, HAGL cũng đang dồn lực xử lý nợ. Trong những ngày cuối năm 2024, HAGL đã thanh toán hơn 1.000 tỷ đồng cho lô trái phiếu HAGLBOND16.26 nhưng vẫn còn khoản nợ 766 tỷ đồng do chưa thanh lý xong các tài sản không sinh lời. Theo kế hoạch, khoản nợ này sẽ được xử lý hoàn tất trong quý II/2025.
Chỉ một pha "đi lệnh", hành động dứt khoát của HAGL Agrico với BIDV và HAGL đã mở ra cơ hội lớn. Theo lộ trình, doanh nghiệp dưới quyền Chủ tịch Trần Bá Dương sẽ nhận lại gần 42.600ha đất, bao gồm cọ dầu và cao su, trở thành một trong những doanh nghiệp có quỹ đất lớn nhất ngành nông nghiệp. Đồng thời, công ty của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cũng kỳ vọng nhận lại 33.000ha đất đang dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng.
Câu chuyện trả nợ của HAGL Agrico và HAGL không chỉ là minh chứng cho nỗ lực tái cấu trúc mạnh mẽ, mà còn mở ra triển vọng phát triển lâu dài. Với việc giải quyết dứt điểm các khoản nợ lớn, cả hai doanh nghiệp có thể tập trung vào khai thác tiềm năng quỹ đất, nâng cao hiệu quả hoạt động và củng cố vị thế trong ngành nông nghiệp và bất động sản.
Tiền ào ào tới, cổ phiếu HNG ‘tím ngắt’ ngay trong phiên đầu tiên năm 2025
Phiên sáng 2/1, cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) bất ngờ tăng kịch trần lên mức 7.000 đồng/cp (+14,75%) cùng tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 9,5 triệu đơn vị - đứng đầu toàn thị trường về thanh khoản. Tạm dừng phiên sáng, cổ phiếu này vẫn dư mua trần hơn 4,8 triệu đơn vị.
Thời gian gần đây, cổ phiếu HNG liên tục ghi nhận đà bứt phá cùng thanh khoản tăng đột biến và thường xuyên lọt top giao dịch sôi động nhất trên thị trường, mặc dù đây là cổ phiếu trên thị trường UPCoM.
Cổ phiếu HNG đã bị huỷ niêm yết bắt buộc với lý do ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp (2021, 2022, 2023), và giao dịch trên UPCoM kể từ ngày 18/9.
Đáng chú ý, trong thông tin mới đây, HAGL Agrico thông báo cho biết, tính đến ngày 31/12/2024, đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ theo thỏa thuận và không còn phát sinh công nợ với CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG).
Qua đó, HAGL Agrico đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ với số tiền lên đến 4.228 tỷ đồng theo thỏa thuận cam kết ba bên với Ngân hàng BIDV và Hoàng Anh Gia Lai. Trong đó, HAGL Agrico thanh toán khoản vay trực tiếp cho Ngân hàng BIDV là 2.094 tỷ đồng, và thanh toán nợ cho Hoàng Anh Gia Lai liên quan đến lô trái phiếu có mã HAGLBOND16.26 là 2.314 tỷ đồng.
Hoàng Anh Gia Lai cũng vừa có xác nhận HAGL Agrico đã thanh toán khoản tiền hơn 1.000 tỷ đồng nhằm thanh toán một phần lô trái phiếu HAGLBOND16.26 cho trái chủ là Ngân hàng BIDV.
Sau khi thanh toán hết nợ, HAGL Agrico cũng cho biết, sẽ nhận về một số tài sản theo 04 đợt bàn giao. Cụ thể, trong Đợt 1, công ty sẽ được nhận quyền sử dụng đất và quyền khai thác 5.357 ha cọ dầu trên diện tích 9.470 ha; văn phòng, nhà máy cọ dầu, nhà máy nhiệt điện thuộc sở hữu của HA Andong Meas.
Trong Đợt 2, HAGL Agrico sẽ nhận về quyền sử dụng đất và khai thác 9.231 ha cao su và hơn 9.996 ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu, Lào. Trong Đợt 3, công ty tiếp tục nhận về quyền sử dụng đất và khai thác 4.733 ha cao su và 3.155 ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu của Công ty Hoàng Anh Attapeu.
Còn ở Đợt 4, HAGL Agrico cho biết đang trong quá trình làm thủ tục với BIDV để nhận lại các tài sản như quyền sử dụng đất và quyền khai thác cao su trên diện tích 4.852 ha thuộc sở hữu của HA Quang Minh, quyền sử dụng đất và quyền khai thác cao su trên diện tích 1.960 ha thuộc sở hữu Công ty TNHH Heng Brother và quyền sử dụng đất và quyền khai thác cao su trên diện tích 3.283 ha thuộc sở hữu Công ty TNHH CRD.
Như vậy, HAGL Agrico dự kiến nhận về tổng cộng 42.567 ha đất cây trồng công nghiệp, gồm hơn 18.500 ha cọ dầu và hơn 24.000 ha cao su.
HAGL Agrico trước đây là CTCP Cao su Hoàng Anh Gia Lai, sau đó chuyển nhượng cho công ty của tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco). Sau thời gian chồng chéo mối quan hệ, đến tháng 8/2022, HAGL Agrico do ông Trần Bá Dương làm chủ tịch và Hoàng Anh Gia Lai do ông Đoàn Nguyên Đức đã cam kết tách bạch tài sản cầm cố và nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng BIDV.
HAGL Agrico dồn tiền trả nợ bất chấp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi ghi nhận kinh doanh thua lỗ suốt 14 quý vừa qua.
Trong quý III/2024, doanh thu thuần của công ty đạt 141 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Do kinh doanh dưới giá vốn, công ty lỗ gộp 47 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn giảm đáng kể so với mức lỗ gộp 101 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023.
Trừ đi chi phí, công ty báo lỗ sau thuế 182 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức lỗ năm ngoái là 199 tỷ đồng. Đây là quý thứ 14 liên tiếp công ty báo lỗ, nâng số lỗ lũy kế tại ngày 30/9/2024 lên 8.648 tỷ đồng.
Năm 2024, HAGL Agrico đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 694 tỷ đồng và lỗ trước thuế ở mức 120 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 quý đầu năm, công ty mới chỉ hoàn thành 41,5% kế hoạch doanh thu và lỗ nặng hơn nhiều so với chỉ tiêu lỗ kế hoạch đã đặt ra.
Cổ phiếu HNG bất ngờ tăng kịch trần
Kết phiên giao dịch sáng 2/1, cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế HAGL, nơi tỉ phú Trần Bá Dương làm chủ tịch, bất ngờ tăng kịch trần
Cụ thể, cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế HAGL (HAGL Agrico, mã chứng khoán:HNG) do ông Trần Bá Dương làm Chủ tịch HĐQT tăng kịch trần gần 15%, lên mức 7.000 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ cuối tháng 8-2022.
Đáng chú ý, dư mua của cổ phiếu này đang hơn 5 triệu đơn vị ở mức trần 7.000 đồng/cổ phiếu, trong khi không còn ai bán ra.
Đà tăng của cổ phiếu HNG được cho là đến từ thông tin công ty vừa hoàn tất thanh toán nợ theo thỏa thuận cam kết giữa HAGL Agrico với Ngân hàng BIDV (BID) và Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán: HAG) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm Chủ tịch HĐQT.
Cụ thể, HAGL Agrico đã thanh toán số tiền 4.228 tỉ đồng. Trong đó, công ty thanh toán trực tiếp cho BIDV khoản vay trị giá 2.094 tỉ đồng và trả 2.134 tỉ đồng cho Hoàng Anh Gia Lai liên quan đến trái phiếu HAGLBOND16.26 phát hành năm 2016.
Cổ phiếu HNG tăng mạnh sau khi công bố thông tin trả nợ cho công ty bầu Đức
HAGL Agrico thông báo đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ theo thỏa thuận và không còn công nợ phát sinh với công ty của bầu Đức.
Sau khi thanh toán, HAGL Agrico sẽ nhận lại nhiều tài sản theo lộ trình. Trong đợt 1, công ty nhận về quyền sử dụng đất và quyền khai thác 5.357 ha cọ dầu trên tổng diện tích 9.470 ha, cùng với văn phòng, nhà máy cọ dầu và nhà máy nhiệt điện thuộc sở hữu của HA Andong Meas.
Trong đợt 2, doanh nghiệp dự kiến nhận quyền sử dụng đất và khai thác 9.231 ha cao su và 9.996ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu. Đợt 3 sẽ bao gồm quyền sử dụng đất và khai thác 4.733 ha cao su cùng 3.155 ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu của Công ty Hoàng Anh Attapeu.
Ở đợt 4, HAGL Agrico làm thủ tục với BIDV để nhận lại các tài sản khác, bao gồm quyền sử dụng đất và quyền khai thác cao su trên diện tích 4.852 ha thuộc sở hữu của HA Quang Minh, 1.960 ha thuộc Công ty TNHH Heng Brother, và 3.283 ha thuộc Công ty TNHH CRD.
Liên quan đến cổ phiếu HNG, vì kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu này đã bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HOSE và giao dịch trên UPCoM kể từ 18-9-2024. Để niêm yết trở lại trên HOSE, HAGL Agrico phải có lợi nhuận 2 năm liên tiếp và phải làm thủ tục đăng ký niêm yết.
Cũng trong những ngày cuối năm 2024, Hoàng Anh Gia Lai đã thông báo thanh toán hơn 1.000 tỉ đồng lô trái phiếu HAGLBOND16.26 do BIDV là trái chủ. Tuy nhiên, công ty vẫn còn khoản nợ 766 tỉ đồng chưa thanh toán do chưa thanh lý được các tài sản không sinh lời. Theo dự kiến, công ty bầu Đức sẽ hoàn tất khoản nợ này vào quý II/2025.
Trên thị trường, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai đóng cửa phiên sáng ngày 2-1-2025 ở mức 12.350 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 2% so với giá tham chiếu và 3% so với đầu tháng 12-2024.
HAGL Agrico (HNG) sắp nhận 42.500 ha đất cao su, cọ dầu, hết nợ với Hoàng Anh Gia Lai
HAGL Agrico dự kiến sẽ nhận tổng cộng 42.567 ha đất cây trồng công nghiệp, gồm hơn 18.500 ha cọ dầu và hơn 24.000 ha cao su.
Sau khi trả hết nợ có liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai (mã cổ phiếu HAG), HAGL Agrico (mã cổ phiếu HNG) sẽ nhận về tổng cộng 42.500 ha đất cọ dầu và cao su theo 04 đợt chuyển giao.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã cổ phiếu HNG - sàn UPCoM) vừa có thông báo cho biết, tính đến ngày 31/12/2024, đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ theo thỏa thuận và không còn phát sinh công nợ với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã cổ phiếu HAG).
Qua đó, HAGL Agrico đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ với số tiền lên đến 4.228 tỷ đồng theo thỏa thuận cam kết ba bên với Ngân hàng BIDV và Hoàng Anh Gia Lai. Trong đó, HAGL Agrico thanh toán khoản vay trực tiếp cho Ngân hàng BIDV là 2.094 tỷ đồng, và thanh toán nợ cho Hoàng Anh Gia Lai liên quan đến lô trái phiếu có mã HAGLBOND16.26 là 2.314 tỷ đồng.
Hoàng Anh Gia Lai cũng vừa có xác nhận HAGL Agrico đã thanh toán khoản tiền hơn 1.000 tỷ đồng nhằm thanh toán một phần lô trái phiếu HAGLBOND16.26 cho trái chủ là Ngân hàng BIDV.
Sau khi thanh toán hết nợ, HAGL Agrico cũng cho biết, sẽ nhận về một số tài sản theo 04 đợt bàn giao. Cụ thể, trong Đợt 1, công ty sẽ được nhận quyền sử dụng đất và quyền khai thác 5.357 ha cọ dầu trên diện tích 9.470 ha; văn phòng, nhà máy cọ dầu, nhà máy nhiệt điện thuộc sở hữu của HA Andong Meas.
Trong Đợt 2, HAGL Agrico sẽ nhận về quyền sử dụng đất và khai thác 9.231 ha cao su và hơn 9.996 ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu, Lào. Trong Đợt 3, công ty tiếp tục nhận về quyền sử dụng đất và khai thác 4.733 ha cao su và 3.155 ha cọ dầu tại tỉnh Attapeu của Công ty Hoàng Anh Attapeu.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu HNG của HAGL Agrico trong năm 2024 vừa qua.
Còn ở Đợt 4, HAGL Agrico cho biết đang trong quá trình làm thủ tục với BIDV để nhận lại các tài sản như quyền sử dụng đất và quyền khai thác cao su trên diện tích 4.852 ha thuộc sở hữu của HA Quang Minh, quyền sử dụng đất và quyền khai thác cao su trên diện tích 1.960 ha thuộc sở hữu Công ty TNHH Heng Brother và quyền sử dụng đất và quyền khai thác cao su trên diện tích 3.283 ha thuộc sở hữu Công ty TNHH CRD.
Như vậy, HAGL Agrico dự kiến nhận về tổng cộng 42.567 ha đất cây trồng công nghiệp, gồm hơn 18.500 ha cọ dầu và hơn 24.000 ha cao su.
HAGL Agrico trước đây là Công ty Cổ phần Cao su Hoàng Anh Gia Lai, sau đó chuyển nhượng cho công ty của tỉ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco). Sau thời gian chồng chéo mối quan hệ, đến tháng 8/2022, HAGL Agrico do ông Trần Bá Dương làm chủ tịch và Hoàng Anh Gia Lai do ông Đoàn Nguyên Đức đã cam kết tách bạch tài sản cầm cố và nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng BIDV.
Tháng 11, giá trị giao dịch của nhà đầu tư trên UpCoM giảm 14,89%
Chỉ số UPCoM Index giảm mạnh tại tuần thứ 3 của tháng và có xu hướng phục hồi vào cuối tháng, đóng cửa tháng 11/2024 đạt 92,74 điểm (tăng 0,39%).
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết thị trường UPCoM tháng 11 có xu hướng biến động tương đồng với thị trường cổ phiếu niêm yết HNX.
Theo đó, chỉ số UPCoM Index giảm mạnh tại tuần thứ 3 của tháng và có xu hướng phục hồi vào cuối tháng, đóng cửa tháng 11/2024 đạt 92,74 điểm (tăng 0,39%). Khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 37,28 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 18,47%, tuy nhiên, giá trị giao dịch bình quân giảm nhẹ 0,17%, đạt hơn 715 tỷ đồng/phiên.
Đáng chú ý, phiên giao dịch ngày 01/11/2024 ghi nhận mức KLGD cao nhất tháng đạt hơn 63 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, phiên giao dịch có giá trị giao dịch cao nhất tháng với hơn 1.035 tỷ đồng là ngày 14/11/2024.
Về thanh khoản, cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM với KLGD đạt 82,55 triệu cổ phiếu, tăng 12,6% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 10,54% thị trường.
Tiếp theo là cổ phiếu BSR của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn với KLGD giảm tới 54,5%, đạt hơn 59,92 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ trọng 7,4%. Cổ phiếu VGI của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel xếp vị trí thứ 3 với tỷ trọng 4,96% tương ứng KLGD đạt 38,85 triệu cổ phiếu.
Về giá giao dịch, tăng giá mạnh nhất trong tháng 11 là mã chứng khoán L35 của CTCP Cơ khí Lắp máy Lilama với giá đóng cửa 6.200 đồng, tăng 138,46% so với tháng trước. Tiếp theo là TRT của CTCP RedstarCera với giá đóng cửa đạt 23.800 đồng, tăng 98,33%. Ngoài ra, trong nhóm tăng giá mạnh nhất còn có SQC của CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn, VDT của CTCP Lưới thép Bình Tây, DXL của CTCP Du Lịch và Xuất nhập khẩu Lạng Sơn.
Sau 02 tháng bán ròng trong tháng 9 và tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài) đã quay lại mua ròng trên thị trường UPCoM với giá trị mua ròng hơn 459,94 tỷ đồng. Giá trị giao dịch của nhà đầu tư trong tháng 11 giảm 14,89% so với tháng trước, trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 770,48 tỷ đồng và bán ra hơn 310,53 tỷ đồng.
Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất là HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai với KLGD hơn 5,2 triệu cổ phiếu (chiếm tỷ trọng 36,18%), tiếp sau đó là MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan với KLGD hơn 2,6 triệu cổ phiếu (đạt tỷ trọng 18,21%).
Ở chiều bán, HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai cũng là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều nhất với KLGD hơn 4 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ trọng 38,11% và tiếp theo đó là mã chứng khoán ACV của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP với khối lượng bán ra hơn 1,24 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ trọng đạt 11,56%.
Giao dịch tự doanh cổ phiếu UPCoM của khối các CTCK giảm mạnh,với mức giảm 61,61% so với tháng 10/2024, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 262 tỷ đồng, trong đó mua vào 146,9 tỷ đồng và bán ra 115,17 tỷ đồng.
Thị trường UPCoM trong tháng 11 đón nhận thêm 06 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên thị trường UPCoM lên 886 doanh nghiệp, giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 464 nghìn tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường tại ngày 30/11/2024 đạt hơn 1.555 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước.
Bất chấp thị trường "ì ạch", loạt cổ phiếu vẫn tăng sốc, mang bộn tiền về cho cổ đông
Trong báo cáo vừa công bố, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết chỉ số sàn UPCoM đóng cửa tháng 11-2024 khi đạt 92,74 điểm, tăng nhẹ 0,39% so với tháng trước.
Về thanh khoản, cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM với khối lượng giao dịch đạt 82,55 triệu cổ phiếu, tăng 12,6% so với tháng trước, chiếm tỉ trọng 10,54% thị trường.
Tiếp theo là cổ phiếu BSR của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn với khối lượng giao dịch giảm tới 54,5%, đạt hơn 59,92 triệu cổ phiếu, chiếm tỉ trọng 7,4%.
Về giá giao dịch, HNX cho biết tăng giá mạnh nhất trong tháng 11 là mã chứng khoán L35 của Công ty CP Cơ khí lắp máy Lilama với giá đóng cửa 6.200 đồng, tăng 138,46% so với tháng trước.
Tiếp đến là TRT của Công ty CP RedstarCera với giá đóng cửa đạt 23.800 đồng, tăng 98,33%.
Ngoài ra, trong nhóm tăng giá mạnh nhất còn có SQC của Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn, VDT của Công ty CP Lưới thép Bình Tây, DXL của Công ty CP Du Lịch và Xuất nhập khẩu Lạng Sơn.
Trong khi đó trên sàn HNX, chỉ số đóng cửa ở mức 224,64 điểm, giảm 0,75% so với tháng trước cùng thanh khoản giảm mạnh.
Tháng 11 này, theo HNX, có 2 cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất sàn HNX tiếp tục là SHS, CEO. Đây cũng là 2 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường kể từ đầu năm.
Về giá, HNX cho biết tăng mạnh nhất là mã chứng khoán HGM của Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang với giá đóng cửa tại phiên giao dịch cuối tháng 11 tăng 59,57%, đạt 150.000 đồng/cổ phiếu.
Đứng thứ 2 là cổ phiếu CAN của Công ty CP Đồ hộp Hạ Long với mức tăng 57,3%, đạt 56.000 đồng/cổ phiếu. Tiếp sau đó là cổ phiếu TFC của Công ty CP Trang có mức tăng 39,21%, đạt 45.800 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra còn có cổ phiếu SGH của Công ty CP Khách sạn Sài Gòn có mức tăng 33,33%, đạt 36.000 đồng/cổ phiếu.
BSR, MSR, HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong tháng 10
Trên thị trường UPCoM tháng 10, cổ phiếu
Số liệu do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố cho thấy, chỉ số UPCoM Index đóng cửa tháng 10/2024 đạt 92,38 điểm (giảm 1,26%), trong khi đó thanh khoản trên thị trường UPCoM có xu hướng tăng nhẹ.
Theo đó, khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân đạt hơn 45,72 triệu cổ phiếu/phiên (tăng 6,52%), GTGD bình quân đạt hơn 717 tỷ đồng/phiên (tăng 11,38%). Phiên giao dịch ngày 17/10/2024 ghi nhận mức KLGD và giá trị giao dịch (GTGD) cao nhất tháng, tương ứng với 122,8 triệu cổ phiếu và 1.949 tỷ đồng.
Về thanh khoản, cổ phiếu BSR của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn tiếp tục được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM, mặc dù KLGD giảm nhẹ (2,16%), đạt hơn 127,3 triệu cổ phiếu, song vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường với 11,84%. Tiếp theo là cổ phiếu MSR của CTCP Masan High-Tech Materials với KLGD tăng 1.434,54%, đạt hơn 100,5 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ trọng 9,56%. Cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai xếp vị trí thứ 3 với tỷ trọng 6,97% tương ứng KLGD đạt 73,3 triệu cổ phiếu.
Về giá giao dịch, tăng giá mạnh nhất trong tháng 10 là mã chứng khoán SII của CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn với giá đóng cửa 23.000 đồng, tăng 125,49% so với tháng trước. Tiếp theo là IN4 của CTCP In Số 4 với giá đóng cửa đạt 19.900 đồng, tăng 84,68%. Ngoài ra, trong nhóm tăng giá mạnh nhất còn có C22 của CTCP 22, LIC của Tổng Công ty LICOGI - CTCP, HES của CTCP Dịch vụ Giải trí Hà Nội.
GTGD của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tăng hơn 113,78% so với tháng trước, với giá trị bán ròng hơn 254 tỷ đồng, trong đó, NĐTNN mua vào hơn 568 tỷ đồng và bán ra 822 tỷ đồng.
Cổ phiếu được NĐTNN mua nhiều nhất là QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi với KLGD hơn 2,9 triệu cổ phiếu (chiếm tỷ trọng 25,14%), tiếp sau đó là ACV của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP với KLGD hơn 2,1 triệu cổ phiếu (đạt tỷ trọng 18,93%). Ở chiều bán, cổ phiếu được NĐTNN bán ra nhiều nhất là mã chứng khoán SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương với KLGD hơn 12 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ trọng 35,52% và tiếp theo đó là mã chứng khoán BSR với khối lượng bán ra hơn 4,1 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ trọng đạt 12,66%.
Giao dịch tự doanh cổ phiếu UPCoM của khối các CTCK giảm nhẹ trong tháng 10 với tổng GTGD đạt hơn 682,68 tỷ đồng, giảm 12,48% so với tháng 9/2024, trong đó mua vào 598,42 tỷ đồng và bán ra 84,25 tỷ đồng.
Thị trường UPCoM trong tháng 10 đón nhận thêm 4 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới và có 4 doanh nghiệp hủy đăng ký giao dịch. Trong đó, 2 doanh nghiệp hủy ĐKGD để niêm yết cổ phiếu tại HOSE, HNX và 2 doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại do hợp nhất doanh nghiệp.
Tại thời điểm cuối tháng 10/2024, thị trường UPCoM có 880 doanh nghiệp, giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 460.000 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường tại ngày 31/10/2024 đạt hơn 1,464 triệu tỷ đồng, tăng 2,17% so với tháng trước.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.