Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Ngày 16/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định xử phạt CTCP Chứng khoán châu Á Thái Bình Dương (APEC, HNX: APS) số tiền 62.5 triệu đồng, do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả giao dịch bán 8.1 triệu cp API từ năm 2023.
Cụ thể, APS đăng ký bán 8.1 triệu cp của CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (APEC Investment, HNX: API) từ ngày 06 - 20/06/2023, tuy nhiên đến ngày 18/08/2023 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch.
Thực tế, APS cũng không bán được bất kỳ cổ phiếu API nào trong giai đoạn kể trên, với lý do thị trường không thuận lợi. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của tổ chức này tại API được giữ nguyên 11.3%, tương ứng hơn 11 triệu cp.
Đáng nói, mục đích thực hiện giao dịch trên là thực hiện theo Quyết định số 1041/QĐ-XPHC ngày 21/12/2022 của UBCKNN sau khi Chứng khoán APEC bị phạt hành chính 250 triệu đồng do "không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật".
Cụ thể, từ ngày 22/09 - 15/10/2021, APS đã mua vào 4.5 triệu cp API, dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu của Công ty và người có liên quan vượt mức quy định (ông Nguyễn Đỗ Lăng - thời điểm đó vừa là thành viên HĐQT API, vừa là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc APS), tăng từ gần 8 triệu cp lên gần 12.5 triệu cp API, tương ứng tỷ lệ tăng từ 22.59% lên 35.31%, mà không đăng ký chào mua công khai.
Biện pháp khắc phục hậu quả là APS buộc phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 06 tháng.
Cũng liên quan đến giao dịch cổ phiếu API, gần đây một thành viên khác trong hệ sinh thái APEC là CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam I cũng đã đăng ký mua 6 triệu cp API, thực hiện trong giai đoạn 29/08 - 27/09/2024. Tuy nhiên, kết quả IDJ không mua được cổ phiếu nào do thị trường chưa phù hợp.
Trên thị trường, cổ phiếu API gần đây có nhiều biến động nhưng không có xu hướng rõ ràng, chốt phiên gần nhất (29/10/2024) tại 7,800 đồng/cp.
Trước đó, API từng có giai đoạn “gây bão” khi cùng với APS và IDJ liên tục tăng trần trong tháng 5/2024, trùng hợp với việc ông Nguyễn Đỗ Lăng bất ngờ xuất hiện tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của API. Trước đó, ông Lăng bị khởi tố, tạm giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm doanh nghiệp, theo quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội hồi tháng 6/2023.
Diễn biến giá cổ phiếu của nhóm APEC từ đầu năm 2024 đến nayNguồn: VietstockFinance
Về tình hình kinh doanh, APS chịu lỗ ròng hơn 24 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, nhiều hơn mức lỗ gần 10 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết, do ảnh hưởng của thị trường bất động sản không thuận lợi dẫn đến chưa thể đẩy mạnh các đợt mở bán mới.
Ngoài ra, khoản lỗ ròng trên BCTC còn có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán (báo cáo tự lập lỗ ròng gần 19 tỷ đồng). Lý giải cho việc này, APS đưa ra nguyên nhân chủ yếu là tại thời điểm 30/06/2024, Công ty chưa thu thập được BCTC đầy đủ của các đơn vị nên báo cáo tự lập chưa có cơ sở để trích lập các khoản chi phí dự phòng.
Không dừng lại ở đó, BCTC kiểm toán bán niên của APS còn bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ, liên quan đến các khoản cho vay và tạm ứng.
Huy Khải
FILI
Bán không được cổ phiếu chung nhóm, Chứng khoán APEC còn bị phạt tiền
Ngày 16/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định xử phạt CTCP Chứng khoán châu Á Thái Bình Dương (APEC, HNX: APS) số tiền 62.5 triệu đồng, do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả giao dịch bán 8.1 triệu cp API từ năm 2023.
Cụ thể, APS đăng ký bán 8.1 triệu cp của CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (APEC Investment, HNX: API) từ ngày 06 - 20/06/2023, tuy nhiên đến ngày 18/08/2023 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch.
Thực tế, APS cũng không bán được bất kỳ cổ phiếu API nào trong giai đoạn kể trên, với lý do thị trường không thuận lợi. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của tổ chức này tại API được giữ nguyên 11.3%, tương ứng hơn 11 triệu cp.
Đáng nói, mục đích thực hiện giao dịch trên là thực hiện theo Quyết định số 1041/QĐ-XPHC ngày 21/12/2022 của UBCKNN sau khi Chứng khoán APEC bị phạt hành chính 250 triệu đồng do "không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật".
Cụ thể, từ ngày 22/09 - 15/10/2021, APS đã mua vào 4.5 triệu cp API, dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu của Công ty và người có liên quan vượt mức quy định (ông Nguyễn Đỗ Lăng - thời điểm đó vừa là thành viên HĐQT API, vừa là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc APS), tăng từ gần 8 triệu cp lên gần 12.5 triệu cp API, tương ứng tỷ lệ tăng từ 22.59% lên 35.31%, mà không đăng ký chào mua công khai.
Biện pháp khắc phục hậu quả là APS buộc phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 06 tháng.
Cũng liên quan đến giao dịch cổ phiếu API, gần đây một thành viên khác trong hệ sinh thái APEC là CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) cũng đã đăng ký mua 6 triệu cp API, thực hiện trong giai đoạn 29/08 - 27/09/2024. Tuy nhiên, kết quả IDJ không mua được cổ phiếu nào do thị trường chưa phù hợp.
Trên thị trường, cổ phiếu API gần đây có nhiều biến động nhưng không có xu hướng rõ ràng, chốt phiên gần nhất (29/10/2024) tại 7,800 đồng/cp.
Trước đó, API từng có giai đoạn “gây bão” khi cùng với APS và IDJ liên tục tăng trần trong tháng 5/2024, trùng hợp với việc ông Nguyễn Đỗ Lăng bất ngờ xuất hiện tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của API. Trước đó, ông Lăng bị khởi tố, tạm giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm doanh nghiệp, theo quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội hồi tháng 6/2023.
Diễn biến giá cổ phiếu của nhóm APEC từ đầu năm 2024 đến nay
Nguồn: VietstockFinance
Về tình hình kinh doanh, APS chịu lỗ ròng hơn 24 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, nhiều hơn mức lỗ gần 10 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết, do ảnh hưởng của thị trường bất động sản không thuận lợi dẫn đến chưa thể đẩy mạnh các đợt mở bán mới.
Ngoài ra, khoản lỗ ròng trên BCTC còn có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán (báo cáo tự lập lỗ ròng gần 19 tỷ đồng). Lý giải cho việc này, APS đưa ra nguyên nhân chủ yếu là tại thời điểm 30/06/2024, Công ty chưa thu thập được BCTC đầy đủ của các đơn vị nên báo cáo tự lập chưa có cơ sở để trích lập các khoản chi phí dự phòng.
Không dừng lại ở đó, BCTC kiểm toán bán niên của APS còn bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ, liên quan đến các khoản cho vay và tạm ứng.
Loạt công ty chứng khoán nhận 'trát' phạt và bị nhắc nhở
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt hàng loạt công ty chứng khoán vì nhiều lỗi vi phạm. Bên cạnh đó, không ít công ty cũng bị Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam nhắc nhở, khiển trách.
Mới nhất, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) đối với CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, mã: FTS).
FPTS bị phạt tiền 85 triệu do không đảm bảo cơ cấu nhân sự đáp ứng điều kiện. Cụ thể, bà Trần Thu Hà - thành viên bộ phận kiểm toán nội bộ không có chứng chỉ chuyên môn Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán, và chứng chỉ chuyên môn Pháp luật về chứng khoán và TTCK.
FPTS cũng bị phạt tiền 92,5 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật: Chứng khoán FPTS đã không báo cáo UBCKNN về hoạt động kinh doanh tháng 9 năm 2023, quý II năm 2024, năm 2023 của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Tổng số tiền phạt đối với FPTS là 177,5 triệu đồng.
UBCKNN cũng vừa ban hành quyết định xử phạt CTCP Chứng khoán Pinetree 190 triệu đồng. Công ty này bị xử phạt 125 triệu đồng do vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ, thực hiện cho vay mới đối với các chứng khoán không còn nằm trong danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ, và tính chứng khoán này làm tài sản thực có của khách hàng trên tài khoản giao dịch ký quỹ.
Chứng khoán Pinetree còn bị phạt 65 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
Bên cạnh quyết định xử phạt, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) nhắc nhở, khiển trách nhiều công ty chứng khoán như Vietcap, DSC , APS, Tiên Phong. Trong đó, CTCP Chứng khoán Vietcap bị khiển trách do trong phiên giao dịch 30/9 phát sinh 458 lần lỗi “70004” (thành viên gửi các thông tin kết nối, truy cập không chính xác, truy cập nhiều lần liên tục/ vượt quá giới hạn các thông tin về tham số hệ thống được định nghĩa trong hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội).
CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APS) bị khiển trách vì trong phiên 2/10 phát sinh 443 lần lỗi “70004”, và 37 lần lỗi “Tag 35 = 2” (thành viên gửi nhiều thông điệp resend liên tiếp - vòng lặp trong khi đường truyền ổn định)
VNX nhắc nhở CTCP Chứng khoán DSC do các vi phạm: máy chủ giao dịch trực tuyến của công ty đang chạy trên hệ điều hành không còn được cung cấp, cập nhật các bản vá lỗi; chậm báo cáo VNX về việc thay đổi các quy trình nghiệp vụ và tài liệu phục vụ giao dịch.
Cũng vì chậm báo cáo VNX việc thay đổi các quy trình nghiệp vụ và tài liệu phục vụ giao dịch, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) bị nhắc nhở.
TPS chậm báo cáo việc thay đổi quy trình tiếp nhận và xử lý lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng; quy trình sửa lỗi giao dịch đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; quy trình mở, đóng và thay đổi thông tin tài khoản chứng khoán; quy trình đối chiếu số dư và quản lý tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng thương mại; quy trình đầu tư chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.
Chứng khoán Pinetree bị phạt 190 triệu đồng, Vietcap, DSC, Tiên Phong… bị HOSE nhắc nhở
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt Chứng khoán Pinetree do nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, hàng loạt công ty chứng khoán khác như Vietcap, DSC, APS, và Tiên Phong cũng bị VNX nhắc nhở và khiển trách vì không tuân thủ các quy định trong hoạt động giao dịch…
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Chứng khoán Pinetree 190 triệu đồng. Trong đó, công ty này bị xử phạt 125 triệu đồng, do vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ, thực hiện cho vay mới đối với các chứng khoán không còn nằm trong danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ, và tính chứng khoán này làm tài sản thực có của khách hàng trên tài khoản giao dịch ký quỹ.
Bên cạnh đó, Chứng khoán Pinetree còn bị phạt 65 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
Ở một diễn biến khác, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) cũng đưa ra hàng loạt nhắc nhở, khiển trách với nhiều công ty chứng khoán như Vietcap, DSC, APS, Tiên Phong.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap bị kiển trách do trong phiên giao dịch 30/9 phát sinh 458 lần lỗi “70004” (thành viên gửi các thông tin kết nối, truy cập không chính xác, truy cập nhiều lần liên tục/ vượt quá giới hạn các thông tin về tham số hệ thống được định nghĩa trong hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội).
Công ty Cổ phần Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APS) bị kiển trách vì trong phiên 2/10 phát sinh 443 lần lỗi “70004”, và 37 lần lỗi “Tag 35 = 2” (thành viên gửi nhiều thông điệp resend liên tiếp - vòng lặp trong khi đường truyền ổn định)
Đồng thời, VNX nhắc nhở Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC do các vi phạm: máy chủ giao dịch trực tuyến của công ty đang chạy trên hệ điều hành không còn được cung cấp, cập nhật các bản vá lỗi; chậm báo cáo VNX về việc thay đổi các quy trình nghiệp vụ và tài liệu phục vụ giao dịch.
Cũng vì chậm báo cáo VNX việc thay đổi các quy trình nghiệp vụ và tài liệu phục vụ giao dịch, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cũng bị nhắc nhở.
TPS chậm báo cáo việc thay đổi quy trình tiếp nhận và xử lý lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng; quy trình sửa lỗi giao dịch đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; quy trình mở, đóng và thay đổi thông tin tài khoản chứng khoán; quy trình đối chiếu số dư và quản lý tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng thương mại; quy trình đầu tư chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.
IDJ không mua bất kỳ cổ phiếu API nào như đăng ký
Trước đó vào cuối tháng 8, IDJ dự chi khoảng hơn 50 tỷ đồng để mua 6 triệu cổ phiếu API, qua đó sở hữu 7,14% vốn và trở thành cổ đông lớn.
CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) vừa thông báo không mua bất kỳ cổ phiếu nào của CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) trong 6 triệu cổ phiếu đã đăng ký. Nguyên nhân do thị trường chưa phù hợp.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 4/10, mã API dừng ở mức 8.000 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ so với vùng giá 8.400 đồng/cổ phiếu trong thời gian IDJ đăng ký mua.
Trước đó, vào ngày 23/8, IDJ đã đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu API (tương đương 7,14% vốn) theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn.
Không chỉ IDJ đăng ký mua cổ phiếu API, API cũng thông báo kế hoạch mua 1,5 triệu cổ phiếu APS, tương đương 1,8% cổ phần trong quý III - IV/2024. Song, APS cũng đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu IDJ, tương đương 1,7% cổ phần.
Cả API, APS và IDJ đều là nhóm cổ phiếu "họ Apec". Hiện Chứng khoán Apec (HNX: APS) đang sở hữu hơn 11 triệu cổ phiếu IDJ, tương đương 13,1% vốn.
Cổ đông lớn nhất tại IDJ là ông Nguyễn Đỗ Lăng - "linh hồn" của Apec Group với tỉ lệ sở hữu 19,6%, tương đương gần 16,5 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, vào đầu tháng 5, bộ ba cổ phiếu nhóm Apec gây chú ý khi có những phiên giao dịch thăng hoa và liên tục hút tiền sau sự xuất hiện của ông Nguyễn Đỗ Lăng - nguyên Chủ tịch Apec Group, cựu Thành viên HĐQT API xuất hiện trong ĐHĐCĐ của API ngày 10/5 sau khi vướng lùm xùm.
Trong tháng 5, API tăng 168,29% so với tháng trước, từ 6.900 đồng/cổ phiếu lên 11.000 đồng/cổ phiếu.Cổ phiếu IDJ có mức tăng 73,91%, tương ứng từ 3.400 đồng/cổ phiếu lên 8.000 đồng/cổ phiếu. Cuối cùng là cổ phiếu APS tăng 66,04%, tương ứng từ 3.500 đồng/cổ phiếu lên 8.800 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên đến 29/5, cổ phiếu của nhóm này đã chịu áp lực bán tháo lên đến hàng triệu đơn vị sau chuỗi tăng nóng. Sau thời gian đó đến nay, API lình xình quanh vùng 8.000 đồng/cổ phiếu, APS quanh 7.000 đồng/cổ phiếu, IDJ quanh 6.500 đồng/cổ phiếu.
Thời điểm tháng 6/2023, giá cổ phiếu của Tập đoàn Apec đã giảm mạnh do những vấn đề liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp. Mới đây, Tòa án Nhân dân Tp.Hà Nội đã ra quyết định xử phạt liên quan đến vụ việc này. Theo đó, mỗi cá nhân trong vụ việc này bị Tòa án Nhân dân Tp.Hà Nội phạt tiền từ 2-4 tỷ đồng.
Cựu lãnh đạo của Apec chia sẻ: "Vụ việc vừa qua là một cú sốc lớn đối với cá nhân tôi và tập đoàn, nhưng hiện tại chúng tôi đã vượt qua khó khăn. Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục, bao gồm tái cấu trúc bộ máy quản lý và cam kết tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt hơn. Các công ty trong hệ sinh thái vẫn hoạt động ổn định và không bị ảnh hưởng bởi sự việc này".
Kết quả kinh doanh quý 3 là động lực lớn giúp thị trường bứt phá
Kết quả kinh doanh quý 3 được dự báo tương đối tích cực so với mức nền thấp trước đó sẽ là động lực lớn giúp thị trường bứt phá. Nhà đầu tư có thể mở thêm vị thế mua mới, gia tăng thêm tỷ trọng các cổ phiếu đang có lợi nhuận trong danh mục khi thị trường lui về vùng hỗ trợ 1.275-1.280 điểm...
Chứng khoán ngày 30/9, sau tuần giao dịch tăng điểm trước đó, thị trường đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 9 trong sắc đỏ cùng thanh khoản sụt giảm, tâm điểm phiên giao dịch cuối tháng diễn ra tại nhóm cổ phiếu thép và chứng khoán.
VN-Index kết phiên giảm -2,98 điểm (-0,23%) xuống mốc 1.287,94 điểm. HNX-Index kết phiên tại mốc 234,91 điểm (-0,80 điểm, tương ứng -0,34%).
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 189 cổ phiếu giảm giá, 115 cổ phiếu tăng giá, 58 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 59 cổ phiếu tăng giá, 63 cổ phiếu tham chiếu và 97 cổ phiếu giảm giá. Thanh khoản trên cả 2 sàn giảm so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -20,71% tại HOSE và -16,40% tại HNX.
Khối ngoại phiên hôm 30/9 bất ngờ quay đầu bán ròng với -504,05 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã HPG (-291,28 tỷ), mã STB (-110,10 tỷ), GMD (-51,12 tỷ) và VRE (-49 tỷ)... Ở chiều ngược lại mua ròng FPT (+44,74 tỷ), SSI (+35,94 tỷ)...
Trên sàn HNX khối ngoại bán ròng -79,14 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVS (-31,93 tỷ), IDC (-30,36 tỷ) và SHS (-15,57 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với BVS (+3,43 tỷ), PVI (+0,67 tỷ), API (+0,63 tỷ)...
Nhóm ngành tích cực nhất góp phần cho điểm số của thị trường là thép với các mã HPG (+1,15%), HSG (+1,67%), NKG (+1,14%), VGS (+1,82%), SMC (+0,38%)...
Ngoài nhóm thép, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như chứng khoán, tiêu biểu như VCI (+2,23%), SSI (+1,09%), FTS (+1,10%), VIX (+0,84%)...Nhóm bán lẻ giao dịch trong sắc xanh với MWG (+0,89%), PET (+1,70%)...nhóm cổ phiếu dệt may giao dịch ấn tượng với TCM (+0,93%), TNG (+1,93%), VGT (+2,84%), GIL (+2,45%)...
Ghi nhận trong phiên 30/9, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã có sự phân hóa điểm số như ngành ngân hàng với TPB (+1,78%), VPB (+1,77%), EIB (+1,35%), MSB (+3,57%)...cùng với đó là TCB, MBB, SHB tham chiếu (0%), các cổ phiếu giảm gồm: STB (-0,74%), ACB (-0,58%), BID (-0,80%)...
Nhóm ngành dầu khí giao dịch trong sắc đỏ với OIL (-2,37%), BSR (-1,49%), PLX (-1,00%)... Đa số cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống có một phiên giao dịch kém ấn tượng, cụ thể là MSN (-0,26%), VNM (-1,27%), SAB (-1,20%), SBT (-1,53%), KDC (-0,77%)...
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua
Giải ngân từng phần ở một số cổ phiếu có thời gian tích lũy tốt
Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư duy trì tỷ trọng đối với những cổ phiếu tiếp tục giữ được xu hướng tăng điểm với lực cầu ổn định, đã vượt kháng cự thành công thuộc một số nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân từng phần ở một số cổ phiếu có thời gian tích lũy tốt và đang thu hút dòng tiền ổn định như may mặc, đầu tư công.
Kết quả kinh doanh quý 3 là động lực lớn giúp thị trường bứt pháChứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)
Trên biểu đồ kỹ thuật, các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD vẫn duy trì xung lực tốt và chưa có nhiều yếu tố đảo ngược xu hướng. Chúng tôi vẫn duy trì kỳ vọng VN-Index sẽ vượt mốc tâm lý 1.300 điểm và hướng tới ngưỡng kháng cự 1.320-1.330 trong các tuần tới.
Kết quả kinh doanh quý 3 được dự báo tương đối tích cực so với mức nền thấp trước đó sẽ là động lực lớn giúp thị trường bứt phá. Nhà đầu tư có thể mở thêm vị thế mua mới, cũng như gia tăng thêm tỷ trọng các cổ phiếu đang có lợi nhuận trong danh mục khi thị trường lui về kiểm tra vùng hỗ trợ 1.275-1.280 điểm.
Dòng tiền sẽ có xu hướng chuyển dịch
Chứng khoán AIS
Chỉ số VN-Index vận động trong biên độ hẹp với thanh khoản giảm nhẹ - cho thấy tâm lý thận trọng, chốt lời ngắn hạn sau 2 tuần tăng điểm trước đó. Trong những phiên tới đây, có thể chỉ số sẽ tiếp tục có một số phiên tích lũy hoặc điều chỉnh nhẹ nữa trước khi bật tăng trở lại.
Với việc nhóm ngân hàng đang gặp áp lực chốt lời ngắn hạn sau thời gian dẫn dắt và tăng giá, dòng tiền sẽ có xu hướng chuyển dịch tới các nhóm ngành “chưa chạy” như thép, bất động sản. Đây sẽ là những nhóm cổ phiếu có nhiều màu xanh hơn trong những phiên tới.
Hỗ trợ gần nhất của thị trường vẫn là khu vực 1.270 điểm (quanh vùng giá trị của đường MA20 ngày). Chưa mất hỗ trợ này, thì xu thế hồi phục, tăng giá ngắn hạn lần này vẫn còn được bảo toàn.
Tăng tỷ trọng trading khi các mã mục tiêu điều chỉnh
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Diễn biến bán chủ động vẫn là trạng thái chính trong hầu hết phiên giao dịch. Tuy nhiên, phe mua dần trở nên sôi động hơn về cuối phiên cho thấy lực cầu bắt đáy vẫn chờ đợi gia nhập tại các vùng giá dưới, từ chối đóng cửa ở mức thấp nhất phiên.
Mặc dù vận động rung lắc có thể mở rộng khi hoạt động chốt lời ngắn hạn trở nên rõ nét ở một số nhóm ngành dẫn dắt, nhưng mặt bằng thanh khoản cao là yếu tố hỗ trợ cho sự luân chuyển của dòng tiền, giúp nâng đỡ chỉ số và mở ra cơ hội tích lũy động lực cho đà tăng của thị trường.
Ngoài vị thế nắm giữ theo xu hướng, nhà đầu tư có thể kết hợp trải mua thêm một phần tỷ trọng trading gối đầu khi chỉ số hoặc các mã cổ phiếu mục tiêu điều chỉnh về lại các vùng hỗ trợ gần.
Nhà đầu tư trung và dài hạn nên chủ động lượng tiền mặt
Chứng khoán Asean
Thị trường vận động chậm lại với các nhịp rung lắc giũ bỏ dòng tiền ngắn hạn và tâm lý chốt lời dưới áp lực vùng đỉnh cũ. Quá trình phân hóa hình thành và được cho là sẽ mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mùa báo cáo quý 3. Dòng tiền giảm trở lại nhưng được duy trì tốt ở mức trung bình cho thấy sự thận trọng quan sát của nhà đầu tư.
Chỉ số có xu hướng tiếp diễn vận động biên hẹp nhằm tích lũy lại lực cầu và cải thiện hơn về lực xu hướng. Nhà đầu tư nên thực hiện cẩn trọng đối với các giao dịch trong ngắn hạn, đảm bảo lợi nhuận cân bằng với rủi ro.
Chúng tôi vẫn đánh giá cao thị trường trong trung và dài hạn, do đó nhà đầu tư nên chủ động lượng tiền mặt để sẵn sàng giải ngân khi các cổ phiếu lớn về vùng hấp dẫn.
Cổ đông API, APS, IDJ "thở phào" sau hơn 1 năm "gồng lỗ"
Hiện tại, ba mã cổ phiếu API, APS và IDJ đang giao dịch trong khoảng 6.500 - 9.000 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 60% giá trị trước khủng hoảng.
Liên quan đến vụ việc lùm xùm ba mã cổ phiếu API, APS, IDJ xảy ra tháng 6/2023, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã ra quyết định xử phạt liên quan đến vụ việc thao túng ba mã cổ phiếu API, APS, IDJ. Theo đó, mỗi cá nhân trong vụ việc này bị Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội phạt tiền từ 2 - 4 tỷ đồng.
Cả ba mã cổ phiếu đều có sự liên hệ mật thiết với nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Đỗ Lăng, mỗi khi ông xuất hiện, ba mã cổ phiếu thường có biến động mạnh.
Đơn cử, vào ngày 10/5/2024, sau khi xuất hiện tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông của CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (mã API - sàn HNX) các mã cổ phiếu đều có sự tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị.
Theo đó, cổ phiếu API tăng mạnh 8 phiên liên tiếp, với 7 phiên tăng kịch biên độ. Sau chưa đầy 1 tháng, API đã bứt phá 2,7 lần lên mốc cao 11.300 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 28/5/2024).
Tương tự, cổ phiếu của Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (mã APS - sàn HNX) và cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (mã IDJ - sàn HNX) cũng đồng loạt tăng 1,6 lần và 1,7 lần giá trị tương ứng với mức giá 8.800 đồng/cổ phiếu và 8.200 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 31/5/2024).
Trước đây, giá cổ phiếu các công ty thuộc Tập đoàn APEC đã giảm mạnh do những vấn đề liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp và khi ông Lăng trở lại, các vấn đề này đã được giải quyết, điều này ít nhiều dẫn đến sự tăng giá trong thời vừa rồi.
Hiện tại, ba mã cổ phiếu API, APS và IDJ đang giao dịch trong khoảng 6.500 - 9.000 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 60% giá trị trước khủng hoảng.
Một cựu lãnh đạo của APEC chia sẻ: “Vụ việc vừa qua là một cú sốc lớn đối với cá nhân tôi và Tập đoàn, nhưng hiện tại chúng tôi đã vượt qua khó khăn. Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục, bao gồm tái cấu trúc bộ máy quản lý và cam kết tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt hơn. Các công ty trong hệ sinh thái vẫn hoạt động ổn định và không bị ảnh hưởng bởi sự việc này”.
Song song với sự tăng giá cổ phiếu thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có sự phục hồi một cách đáng kể.
Cụ thể, IDJ vẫn dẫn đầu với doanh thu 207 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cuối quý II/2024 đạt 49,9 tỷ đồng; APS hết 6 tháng đầu năm 2024 đã có doanh thu 155 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 33,8 tỷ đồng.
Riêng API vẫn đang là nốt trầm khi doanh thu chỉ đạt quý II/2024 là 59,1 tỷ, lợi nhuận trước thuế âm 4,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, dự án của công ty tại Huế sẽ có đủ cơ sở để hoàn thiện pháp lý và dự kiến mang về dòng tiền 750 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng. Dự kiến doanh thu ghi nhận sổ sách của công ty đạt hơn 1.000 tỷ đồng vào cuối năm, đây được coi là “của để dành” cho cổ đông sau một quãng thời gian dài "gồng lỗ".
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.