Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Công ty cổ phần Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ bị xử phạt
Công ty cổ phần Đầu tư bệnh viện Việt Mỹ được thành lập từ năm 2017 hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn tổng hợp, vốn điều lệ là 300 tỷ đồng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 509/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ - công ty con của CTCP Sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV).
Theo quyết định của UBCKNN, Công ty cổ phầnĐầu tư Bệnh viện Việt Mỹ bị phạt 85 triệu đồng do không gửi nội dung công bố thông tin (CBTT) cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022.
Ngoài ra, doanh nghiệp này gửi nội dung CBTT không đúng thời hạn cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 6 tháng năm 2022, báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu 6 tháng năm 2023.
Công ty cổ phần Đầu tư bệnh viện Việt Mỹ được thành lập từ năm 2017 hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn tổng hợp, vốn điều lệ là 300 tỷ đồng.
Công ty này có trụ sở chính tại số 307 đường Nguyễn Du kéo dài, phường Nông Trang, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2024, Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 4,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 âm 4,3 tỷ đồng.
Được biết Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV) có vốn góp 83,33% tại Công ty cổ phần Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ.
Tại ngày 30/6/2024, AMV phải trích lập dự phòng liên quan đến khoản đầu tư nêu trên là 12,4 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của AMV dừng ở mức 33,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 101 tỷ đồng.
Hiện cổ phiếu AMV đang bị duy trì tình trạng cảnh báo do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính riêng, báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2024 đã soát xét và báo cáo kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023.
Amvi Biotech tiếp tục giải trình về những bất ổn, giá cổ phiếu xuống đáy 8 năm
CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (Amvi Biotech, HNX: AMV) tiếp tục có văn bản giải trình định kỳ về các nguyên nhân khiến BCTC năm 2023 nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ, cũng như chậm nộp các BCTC soát xét bán niên 2024 quá thời hạn quy định.
Như các giải trình trước đó, AMV nói nguyên chậm nộp báo cáo nửa đầu năm 2024 do có nhiều công ty con khắp cả nước và hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực khiến việc hợp nhất số liệu mất nhiều thời gian. Chưa kể phải tập trung nhân sự, tài chính để thực hiện nhiều dự án trọng điểm ở nhiều tỉnh thành làm trễ việc cung cấp số liệu cho đơn vị kiểm toán.
Công ty cho biết đã bổ sung thêm nhân lực kế toán để sớm hoàn thành các báo cáo.
Về ý kiến kiểm toán ngoại trừ trên BCTC năm 2023, liên quan đến số tiền trả trước cho khách hàng đã quá hạn nhưng chưa được giao hàng gần 400 tỷ đồng.
Theo AMV, đây là những yếu tố khách quan như đầu mối nhà sản xuất, nhà cung cấp, thủ tục nhập khẩu những mặt hàng đặc thù trong lĩnh vực chuyên môn có sự thay đổi bất khả kháng khi ký hợp đồng.
Dù chưa nhận được hàng hóa nhưng hợp đồng vẫn đang được thực hiện. Công ty đang quyết liệt thúc đẩy việc giao hàng của đối tác, kết hợp đàm phán để giảm giá mua và các vấn đề bồi thường thiệt hại do chậm giao hàng.
Kiểm toán trước đó cũng không ước tính được “giá trị thuần có thể thực hiện được” của hàng tồn kho phần mềm hơn 140 tỷ đồng, và cho biết thêm rằng nhiều năm nay AMV vẫn chưa đưa vào sử dụng.
Phản hồi ý kiến này, Công ty nói đây là phần mềm công nghệ PACS dùng để chẩn đoán hình ảnh trong cơ sở khám chữa bệnh do không phải in phim nên tiết kiệm các chi phí như mua phim, lưu trữ phim và xử lý môi trường.
Phần mềm PACS của hãng MACH 7 hỗ trợ lưu trữ và truyền tải hình ảnh được AMV đề cập trong giải trình. Nguồn: AMV
Lý do chưa triển khai đưa vào sử dụng do ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan như chính sách, cơ chế triển khai của Bộ Y tế chưa rõ ràng, nên các bệnh viện đang chờ thêm hướng dẫn. Dịch bệnh COVID-19 và cơ sở vật chất của các đối tác chưa sẵn sàng áp dụng là một phần nguyên nhân.
Hiện AMV chưa thay đổi chiến lược kinh doanh do đánh giá hệ thống mới sẽ rất có tiềm năng trong mảng y tế, khám chữa bệnh. Công ty đang tích cực giúp các đối tác khắc phục những khó khăn, đặc biệt là việc đồng bộ hệ thống thiết bị để đưa phần mềm vào sử dụng trong thời gian tới.
Loạt lý do trên khiến cổ phiếu AMV vẫn đang bị cảnh báo và bị kiểm soát. Đồng thời vừa bị các hai Sở giao dịch gồm HOSE và HNX loại khỏi chỉ số VNX Allshare của bộ chỉ số VNX-Index, hiệu lực từ ngày 09/10.
Thị trường liên tiếp phản ứng mạnh với cổ phiếu AMV. Kết phiên 01/11, thị giá giảm tiếp 5.56%, xuống còn 1,700 đồng/cp – mức thấp nhất kể từ năm 2016. Còn phiên 30/10 giảm kịch sàn 10% với đột biến hơn 5 triệu đơn vị được khớp lệnh, cao nhất 7 tháng qua.
AMV là một trong ba cổ phiếu bị loại ra khỏi chi số VNX Allshare từ ngày 09/10. Nguồn: HOSE
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3.15 điểm (-0.25%), về mức 1,258.63 điểm; HNX-Index tăng 0.32 điểm (+0.14%), đạt mức 225.88 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán với 368 mã giảm và 324 mã tăng. Sắc đỏ có phần lấn lướt trong rổ VN30-Index với 17 mã giảm, 8 mã tăng và 5 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 475 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 11.1 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 40.5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 644 tỷ đồng.
VN-Index mở cửa phiên chiều tiếp diễn trạng thái giằng co với bên bán có phần lấn lướt hơn khiến chỉ số lao dốc và đóng cửa trong sắc đỏ mặc cho lực cầu có xuất hiện trở lại vào cuối phiên. Về mức độ ảnh hưởng, VHM, VCB, VNM và VIC là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 2.6 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, các mã như TCB, STB, BID và HVN là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất và góp hơn 1.1 điểm vào chỉ số.
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 30/10/2024
Trái lại, HNX-Index có diễn biến khá lạc quan, trong đó chỉ số được tác động tích cực từ các mã IDC (+2.79%), HUT (+0.62%), L18 (+5.74%), DTK (+0.85%)…
Nguồn: VietstockFinance
Ngành bất động sản có mức giảm mạnh nhất thị trường với -0.73% chủ yếu đến từ VHM (-3.74%), VIC (-0.85%), KBC (-0.19%) và NTL (-0.48%). Theo sau là ngành nguyên vật liệu và ngành tiêu dùng không thiết yếu với mức giảm lần lượt là 0.46% và 0.42%. Ở chiều ngược lại, ngành công nghiệp có mức phục hồi tốt nhất thị trường đạt 0.44% với sắc xanh xuất hiện ở các mã VEA (+3.18%), HAH (+0.69%), GMD (+0.15%) và VTP (+0.89%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 214 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã STB (82.3 tỷ), MSN (79.18 tỷ), VHM (73.34 tỷ) và SSI (69.53 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 11 tỷ đồng, tập trung vào mã IDC (12.71 tỷ), PVS (7.36 tỷ), CEO (1.5 tỷ) và HUT (1.14 tỷ).
Diễn biến khối ngoại mua - bán ròng
Phiên sáng: Cổ phiếu trụ gia tăng áp lực, VN-Index quay đầu giảm điểm
Phe bán dần gia tăng áp lực vào cuối phiên sáng trong bối cảnh thanh khoản ảm đạm. Tạm nghỉ giữa phiên, VN-Index giảm 4.14 điểm, tương đương 0.33%, về mức 1,257.64 điểm; HNX-Index dừng sát mốc tham chiếu, đạt 225.57 điểm, tăng nhẹ 0.01%. Số mã giảm điểm ngày càng chiếm thế áp đảo, ghi nhận 354 mã giảm và 253 mã tăng.
Thanh khoản thị trường vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc hơn, khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index chỉ đạt hơn 191 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 4.3 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng khớp lệnh đạt hơn 19 triệu đơn vị với giá trị đạt gần 275 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường so với bình quân 1 tháng gần đây. Nguồn: VietstockFinance
VCB, CTG, VHM và HPG là những cổ phiếu trụ đang tạo áp lực lớn nhất lên VN-Index, kéo chỉ số giảm gần 1.5 điểm. Trái lại, BID, SIP và VIB ảnh hưởng tích cực nhất nhưng chỉ giúp VN-Index lấy lại 0.6 điểm.
Sắc đỏ đang dần chiếm ưu thế hơn ở các nhóm ngành, tuy nhiên mức độ biến động nhẹ thể hiện sự phân hóa. Sau đà tăng tích cực ngắn ngủi đầu phiên, nhóm viễn thông điều chỉnh trở lại với mức giảm 0.6%, tạm xếp cuối bảng khi kết thúc phiên sáng. Ảnh hưởng chính từ sự đảo chiều của 2 cổ phiếu lớn VGI (-0.97%) và CTR (-1.08%).
Áp lực bán cũng đang áp đảo ở nhóm tiêu dùng không thiết yếu và nguyên vật liệu, tiêu biểu là MWG (-1.05%), DGW (-1.26%), PNJ (-0.83%), FRT (-0.99%), TNG (-1.2%); HPG (-0.74%), TVN (-2.6%), DCM (-1.31%), DPM (-1.14%), PTB (-1.29%),…
Ở phía tăng điểm, sắc xanh nhẹ của các cổ phiếu BSR (+0.47%), PVS (+0.26%) và NBC (+0.99%) đóng góp chính cho mức tăng 0.3% của nhóm năng lượng, tạm dẫn đầu thị trường trong phiên sáng.
Theo sau là nhóm công nghiệp và chăm sóc sức khỏe tăng nhẹ với diễn biến phân hóa. Lực cầu tập trung nhiều ở các cổ phiếu VEA (+2.05%), BCG (+1.45%), PHP (+2.11%), MVN (+1.25%), SCS (+1.36%); TNH (+2.3%) và DVN (+2.78%). Trong khi đó, phe bán vẫn thắng thế ở VTP (-1.56%), CTD (-1.33%), TMS (-2.79%); DTP (-3.23%), DBT (-1.63%) và AMV giảm sàn (-10%).
Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 225 tỷ đồng trên sàn HOSE trong sáng nay. VHM là cổ phiếu đang chịu áp lực bán ròng lớn nhất với giá trị 71.22 tỷ. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 5.5 tỷ đồng, tập trung bán nhiều nhất ở cổ phiếu MBS và PVS.
10h35: Khối ngoại duy trì bán ròng, thị trường khó bứt phá
Lực bán dần xuất hiện trở lại khiến cho đà tăng đầu phiên bị thu hẹp. Hiện tại, các chỉ số chính đang diễn biến giằng co và trái chiều quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index giảm nhẹ 0.64 điểm, giao dịch quanh mức 1,261 điểm. HNX-Index tăng 0.06 điểm, giao dịch quanh mức 225 điểm.
Các cổ phiếu trong rổ VN30 đang diễn biến với sắc xanh đỏ khá cân bằng. Cụ thể, HPG, MWG, SSB và HDB lần lượt lấy đi 0.52 điểm, 0.47 điểm, 0.37 điểm và 0.33 điểm từ chỉ số chung. Trái lại, VPB, TCB, VIC và VIB vẫn duy trì được lực mua khá tích cực nhưng mức tác động vào chỉ số chung không quá đáng kể.
Nguồn: VietstockFinance
Dẫn đầu đà tăng của thị trường là nhóm công nghiệp với mức phục hồi khá khiêm tốn 0.63% do diễn biến có phần khá phân hóa. Trong đó, BCG tăng 2.1%, GMD tăng 0.46%, HHV tăng 1.29%, VCG tăng 0.56%... Ở chiều ngược lại, lực bán vẫn còn xuất hiện ở một số mã như DPG giảm 6.15%, VJC giảm 0.67%, VTP giảm 1.67%, HAH giảm 0.23%...
Riêng đối với mã VEA theo góc nhìn kỹ thuật, trong phiên sáng giá cổ phiếu này bật tăng kèm theo khối lượng có sự gia tăng vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư đã giao dịch sôi động hơn. Hiện tại, giá của VEA đã bật tăng sau khi test lại ngưỡng Fibonacci Projection 23.6% (tương đương vùng 42,900-44,300) trong bối cảnh MACD và Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua trở lại càng củng cố thêm cho đà phục hồi hiện tại.
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
Theo sau nhóm cổ phiếu năng lượng cũng có mức tăng khá tích cực. Trong đó lực mua tập trung ở 3 ông lớn ngành dầu khí PVS tăng 0.53%, PVD tăng 0.19% và BSR tăng 0.47%. Riêng các mã còn lại đa phần ở trạng thái đứng giá và nhuộm sắc đỏ như PVC giảm 0.81%, PSB giảm 1.61% và TMB giảm 0.61%.
So với đầu phiên, bên mua và bên bán giằng co khá quyết liệt với hơn 1,000 mã đứng giá và bên bán có phần lấn lướt hơn khi số mã giảm là 302 mã (10 mã giảm sàn) trong khi số mã tăng là 258 mã (12 mã tăng trần).
Nguồn: VietstockFinance
Bên cạnh đó, tính đến 10h30 ngày 30/10/2024, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 9.413 tỷ đồng trong tháng 10. Trong đó, đáng chú ý khi VIB được ghi nhận là mã chịu áp lực bán ròng mạnh với hơn 5,400 tỷ đồng (chiếm hơn 57% giá trị giao dịch ròng cả thị trường của khối này). Ngược lại ở chiều mua, TCB được ghi nhận mua ròng mạnh nhất với hơn 1,594 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
9h40: Giữ sắc xanh nhẹ - Ngành dịch vụ viễn thông tiếp đà tăng trưởng
Đầu phiên 30/10, tính tới 9h40, VN-Index tăng điểm khá tích cực, lên mức 1,263.69 điểm. HNX-Index tăng nhẹ, đạt mức 226.19 điểm.
Chỉ số Nasdaq Composite tiến lên mức cao kỷ lục mới vào ngày thứ Ba (29/10), kết thúc phiên giao dịch ngày 29/10, chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.78% lên mức đóng cửa cao kỷ lục 18,712.75 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 0.16% lên 5,832.92 điểm. Trong khi, chỉ số Dow Jones mất 154.42 điểm (tương đương 0.36%) còn 42,233.05 điểm.
Bên cạnh đó, giá dầu tiếp tục giảm nhẹ trong phiên 29/10, hợp đồng dầu WTI lùi 17 xu (tương đương 0.25%) xuống 67.21 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent mất 30 xu (tương đương 0.42%) còn 71.12 USD/thùng.
Tính tới 9h40, nhóm dịch vụ viễn thông nằm trong top ngành có sự tăng trưởng tốt với các cổ phiếu nổi trội như VGI tăng 1.38%, CTR tăng 0.31%, MFS tăng 4.08%, TTN tăng 7.89%, FOX tăng 1.98%, VTK tăng 3.37%,…
Các mã cổ phiếu ngành năng lượng cũng đóng góp không nhỏ vào đà tăng sáng nay khi các ông lớn trong nhóm đều mang sắc xanh như BSR tăng 0.93%, PVD tăng 0.78%, PVS tăng 1.06%, PVB tăng 0.35%,… các mã cổ phiếu còn lại đều đang trong trạng thái đứng giá.
Lý Hỏa
FILI
Ấn tượng thị trường lình xình trong phiên sáng đã khiến giới đầu tư có phần tự tin về một phiên chiều “buồn ngủ”. Tuy vậy, ngài thị trường luôn biết cách tạo nên sự bất ngờ.
Điểm số VN-Index liên tục nới rộng đà tăng trong phiên chiều 17/09. Kết phiên, chỉ số chính sàn HOSE tăng gần 20 điểm, chốt ở mức cao nhất trong phiên là 1,258.95 điểm. HNX-Index cũng tích cực với mức tăng 232.3 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
Tâm lý tích cực lan tỏa rộng trên toàn thị trường, sắc xanh nhanh chóng chiếm lĩnh. Độ rộng thị trường cuối phiên ghi nhận gần 500 mã tăng, áp đảo so với 230 mã giảm. Trong đó, nhóm tài chính gần như được phủ bằng sắc xanh.
Ở nhóm cổ phiếu trụ, VHM nổi bật với mức tăng hơn 5%, trở thành mã tác động lớn nhất tới VN-Index phiên hôm nay. Hai mã họ Vingroup còn lại là VIC và VRE cũng tăng trên 2%.
Chỉ có 2 nhóm ngành giảm điểm trong phiên hôm nay là nhóm vận tải và thiết bị phần cứng. Trong đó, nhóm vận tải chịu áp lực từ một số mã như ACV, MVN, VFC, QNP… Còn nhìn mặt bằng chung, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế ở nhóm này. GMD, VTP, PVT, TMS, SGP, STG… cùng hai mã hàng không VJC, HVN đều tăng tốt.
Đối với cổ phiếu thiết bị phần cứng, POT, SMT là hai mã tạo áp lực giảm chính.
Nhóm chứng khoán có sự bứt phá ấn tượng vào cuối phiên. FTS, VND, CTS, BVS, MBS, VCI đều tăng mạnh trên 3%. SSI, HCM, VIX, SHS cũng ghi nhận mức tăng trong khoảng 2 - 3%.
Khối ngoại mua ròng gần 500 tỷ đồng trong phiên hôm nay với lực mua tập trung mạnh vào VHM, FPT. Ngược lại, MWG bị bán ròng mạnh.
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện, đặc biệt là ở sàn HNX. Tổng kết phiên hôm nay, giá trị giao dịch 3 sàn đạt 15 ngàn tỷ đồng. Dù đã cải thiện đôi chút nhưng vẫn còn rất thấp, thị trường vẫn cần thêm lực đỡ mạnh để có thể xác nhận chắc chắn đà tăng.
Phiên sáng: Chưa thoát thế giằng co
VN-Index vẫn chưa thể thoát thế lình xinh trong phiên giao dịch buổi sáng. Chỉ số tạm nghỉ giữa giờ với mức tăng hơn 1 điểm, giữ vững mốc 1,240 điểm. HNX-Index giảm gần 1 điểm còn 230.1 điểm.
VHM vẫn đang là trụ chính có tác động tích cực nhất tới chỉ số. Riêng mã này kéo chỉ số tăng tới hơn 1 điểm. Ở nhóm bất động sản, NVL giảm điểm tới 3%. Nhóm bất động sản đang ở thế giằng co. PDR, DXG, VRE, KDH, VIC… tăng điểm, ngược lại, HDG, DIG, TCH, KBC, NTL… giảm điểm.
Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu chăm sóc sức khỏe cùng dược phẩm – sinh học đang dẫn đầu top tăng điểm. Ở nhóm dược, IMP thể hiện tốt với kết quả tăng trần. DHT cũng tăng tới 4%. Một số mã lớn khác như DHG, DVN, DBD cũng tăng tốt.
Thanh khoản phiên sáng tiếp tục thấp, tạm thời ghi nhận giá trị giao dịch chỉ hơn 5.5 ngàn tỷ đồng. NVL đang là mã được giao dịch nhiều nhất với khối lượng hơn 17 triệu đơn vị.
Khối ngoại bán ròng hơn 125 tỷ đồng trong phiên sáng. FPT, VHM đang là 2 mã được mua ròng mạnh nhất. Ngược lại MWG bị bán ròng mạnh nhất.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng mạnh nhất phiên sáng 17/09/2024
10h40: Lực mua giằng co với lực bán, cổ phiếu trụ gánh chỉ số
Nửa đầu phiên sáng, xu hướng của VN-Index vẫn chưa được xác định rõ rệt. Chỉ số có giai đoạn lình xình về dưới tham chiếu và rồi lại tăng lên. Chỉ số vẫn đang bám sát theo hỗ trợ 1,240 điểm.
Diễn biến nhóm ngành không có nhiều thay đổi so với đầu phiên. Nhóm tài chính – ngân hàng tiếp tục là nhóm dẫn dắt chính cho thị trường. EIB đang có thanh khoản dẫn đầu thị trường với mức tăng 0.3%. Nhiều mã khác như BID, VPB, LPB, SSB… cũng mang sắc xanh. Với nhóm chứng khoán, màu xanh đang là màu chủ đạo. Hầu hết cổ phiếu ở nhóm chứng khoán đều đang tăng tốt. FTS khá nổi bật với mức tăng gần 2%.
Ngoài ra, các cổ phiếu trụ cũng đang ra sức đỡ chỉ số VN-Index. VHM, FPT, HPG, VIC, MSN dẫn đầu nhóm cổ phiếu kéo tăng chỉ số chính sàn HOSE.
Tới 10h35, VHM đang tăng 1.4% điểm, nhờ đó tác động mạnh lên diễn biến của VN-Index.
Xét về mức tăng, nhóm chăm sóc sức khỏe tạm dẫn đầu nhờ đà tăng tốt của TNH (2.6%) và AMV (3.4%).
Thị trường đang khá cân bằng giữa lực mua và lực bán. Số mã tăng đang là 270 mã so với số mã giảm là hơn 260 mã.
Mở cửa: Nghiêng về phía tăng
Mở cửa phiên 17/09, VN-Index có nhịp tăng nhẹ với mức tăng 3 - 4 điểm. Mốc 1,240 đang thể hiện là hỗ trợ đáng tin cậy.
Nhóm ngân hàng đang tạm đứng về phía tăng giúp chỉ số VN-Index duy trì sắc xanh nhẹ. BID đang là mã kéo chỉ số tốt nhất, đóng góp gần 0.3 điểm tăng. MBB, VPB, HDB, OCB cũng ở trong nhóm kéo tăng chỉ số. Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tương đối tích cực. HCM, VIX, SSI, VCI, SHS, VND tăng nhe nhưng mức tăng không quá 1%.
Nhóm tiêu dùng thiết yếu đồng thời cũng tăng nhẹ. MSN, VNM, BAF, KDC, DBC… sớm tăng nhẹ từ đầu phiên.
Cổ phiếu bất động sản vẫn còn có sự phân hóa. VHM, PDR, NVL, CEO… ở phe tăng điểm. Ngược lại, VC3, DIG, VPI, TIG, NTL… giảm điểm.
Yến Chi
FILI
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2.4 điểm (0.19%), lên mức 1,283.87 điểm; HNX-Index giảm 0.32 điểm (-0.13%), xuống mức 237.56 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 387 mã tăng và bên bán có 319 mã giảm. Sắc xanh có phần áp đảo trong rổ VN30 với 17 mã tăng, 8 mã giảm và 5 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 510 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 12.1 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 48.5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 952 tỷ đồng.
VN-Index mở đầu phiên chiều với diễn biến giằng co quyết liệt của cả 2 phe mua bán và bất ngờ khi lực bán mạnh thắng thế khiến chỉ số lui về dưới mốc tham chiếu nhưng lực mua cuối phiên đã nhanh chóng nâng đỡ giúp VN-Index bảo toàn sắc xanh. Về mức độ ảnh hưởng, TCB, FPT, HVN và VCB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 1.6 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, BID, HPG, MSN và DIG là những mã có tác động tiêu cực nhất nhưng mức tác động không đáng kể.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên 30/08/2024
Ngược lại, HNX-Index lại có diễn biến khá tiêu cực, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã PVI (-2.25%), NVB (-3.13%), BAB (-0.83%), HUT (-0.58%)…
Ngành chăm sóc sức khỏe là nhóm có đà tăng mạnh nhất với 0.77% chủ yếu đến từ các mã TNH (+3.89%), IMP (+2.57%), DVN (+0.39%) và DHG (+0.56%). Theo sau là ngành tiêu dùng thiết yếu và ngành công nghệ thông tin với mức tăng lần lượt là 0.73% và 0.7%. Ở chiều ngược lại, ngành dịch vụ viễn thông có mức giảm mạnh nhất thị trường với -0.09% chủ yếu đến từ mã VGI (-0.59%), YEG (-0.87%), SGT (-0.36%) và VNB (-1.75%).
Nguồn: VietstockFinance
Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại mua ròng hơn 21 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã FPT (184.44 tỷ), FUEVFVND (47.16 tỷ), VCB (32.59 tỷ) và FUESSVFL (31.91 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 17 tỷ đồng, tập trung vào mã SHS (33.57 tỷ), TNG (10.87 tỷ), NTP (1.97 tỷ) và GKM (1.25 tỷ).
Diễn biến khối ngoại mua - bán ròng
Phiên sáng: Thanh khoản mất hút, nhà đầu tư “nghỉ lễ sớm”?
Thị trường duy trì được sắc xanh tích cực trong suốt phiên sáng, tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp cho thấy tâm lý thận trọng tiếp tục chi phối nhà đầu tư trước thềm kì nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài. Tạm nghỉ giữa phiên, VN-Index tăng 0.20%, dừng ở mức 1,284.04 điểm; HNX-Index giảm 0.24%, xuống còn 237.3 điểm. Độ rộng thị trường cuối phiên sáng vẫn đang ở thế giằng co khá cân bằng, ghi nhận 307 mã tăng và 301 mã giảm giá.
Khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt hơn 197 triệu đơn vị trong phiên sáng, tương đương giá trị hơn 4.8 ngàn tỷ đồng, giảm gần 40% so với sáng hôm qua. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 19 triệu đơn vị, với giá trị hơn 387 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Về mức độ ảnh hưởng, VCB gồng gánh VN-Index, đóng góp gần 1 điểm tăng. Theo sau là VIC, FPT và VNM cũng giao dịch tích cực giúp chỉ số chung tăng thêm hơn 1.2 điểm. Trái lại, CTG, VHM và BCM đang là những mã tác động tiêu cực nhất, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng cũng không quá lớn.
Các nhóm ngành vẫn tiếp tục có sự phân hóa với mức độ biến động nhẹ. Trong đó, nhóm công nghệ thông tin nhờ lực gánh chính của FPT (+0.75%) và CMT (+1.43%) đang tạm dẫn đầu thị trường, tăng 0.69%. Theo sau là nhóm tiêu dùng thiết yếu tăng 0.58%, đóng góp lớn từ VNM (+0.95%), MCH (+1.48%), SAB (+1.39%), SBT (+0.8%),… Tuy vậy, không ít mã vẫn đang bị sắc đỏ chi phối như QNS, KDC, VCF, HAG, HNG, DBC, ANV, VLC,…
Ở phía ngược lại, nhóm năng lượng tạm thời xếp cuối bảng, giảm 0.33%. Chịu áp lực chủ yếu từ các cổ phiếu lớn trong ngành như BSR (-0.42%), PVS (-0.25%) và PVD (-0.18%). Ngành tiêu dùng không thiết yếu và dịch vụ viễn thông là 2 nhóm còn lại cũng đang bị áp lực bán thắng thế, giảm nhẹ hơn 0.1%.
10h40: Thị trường tiếp tục giằng co
Bên mua tiếp tục yếu thế khiến các chỉ số chính diễn biến trái chiều và lui về quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index tăng 2.71 điểm, giao dịch quanh mức 1,284 điểm. HNX-Index giảm 0.82 điểm, giao dịch quanh mức 237 điểm.
Có thể thấy sự phân hóa khá rõ ràng đang diễn ra trong rổ VN30 nhưng sắc xanh vẫn có phần lấn lướt hơn với 14/30 mã tăng. Trong đó nổi bật có VIC kéo chỉ số tăng 0.69 điểm, FPT kéo tăng 0.68 điểm, VCB kéo tăng 0.43 điểm và VNM kéo tăng 0.41 điểm. Trái lại, chỉ còn một số mã như MWG, CTG, SSI và VHM vẫn chịu áp lực bán nhưng mức giảm không đáng kể.
Nguồn: VietstockFinance
Dẫn đầu đà tăng hiện tại là nhóm chăm sóc sức khỏe với mức tăng có phần khá khiêm tốn 0.76%. Nổi bật với sắc xanh tập trung chủ yếu ở TNH tăng 4.97%, DHG tăng 0.75%, DHT tăng 0.29% và NDC tăng 14.97%... Trái lại, lực bán khá lớn vẫn đang diễn ra ở một số mã như DCL giảm 0.19%, DVM giảm 1.92%, FIT giảm 1.16%... hiện là các mã đang gây trở lực cho nhóm này.
Ngoài ra, nhóm ngành nguyên vật liệu cũng thuộc top 5 ngành đang giúp nâng đỡ chỉ số với sắc xanh có phần chiếm ưu thế. Trong đó, lực mua chủ yếu tập trung ở GKM tăng 2.78%, DCM tăng 0.8%, CSV tăng 1.42%, DPM tăng 0.72%... và đang chú ý khi DGC bật tăng khá tích cực ngay từ khi mở cửa với 2.52%.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu DGC trong phiên sáng 30/08/2024 đã bật tăng kèm theo khối lượng có sự gia tăng và vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá lạc quan. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu này tiếp tục nằm trên đường Middle của Bollinger Bands trong các phiên gần đây sau khi test thành công đường SMA 200 ngày cho thấy triển vọng phục hồi sau điều chỉnh dần quay trở lại. Thêm vào đó, chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua. Điều này cho thấy kịch bản phục hồi sẽ được củng cố thêm khi chỉ báo vượt lên trên mức 0 trong thời gian tới.
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
Ở chiều ngược lại, nhóm năng lượng với diễn biến phân hóa nhưng lực bán có phần chiếm ưu thế hơn khiến cho nhóm này có mức giảm mạnh nhất thị trường 0.49%. Cụ thể như BSR giảm 0.42%, PVB giảm 0.34%, TMB giảm 0.42%... Phần lớn còn lại các mã như PVS, PVD, PVC, CST ở trạng thái đứng giá.
So với đầu phiên, tình trạng giằng co vẫn tiếp diễn với lợi thế nghiêng về bên mua. Số mã tăng là 286 mã và số mã giảm là 277 mã.
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: Tăng nhẹ đầu phiên
Đầu phiên 30/08, tính tới 9h30, VN-Index mang sắc xanh ngay từ đầu phiên, lên mức 1,286.03 điểm. Bên cạnh đó, HNX-Index có sự tăng nhẹ, giữ mức 238.01 điểm.
Sắc xanh tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 5 mã giảm, 22 mã tăng và 3 mã đứng giá. Trong đó, VCB, TCB, VIB là những cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, CTG, SSI, BCM là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.
Nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành nổi bật nhất ở đầu phiên sáng. Các cổ phiếu tăng tích cực ngay từ đầu phiên như NDC tăng kịch trần (+14.97%), DHT (+0.72%), AMV (+3.33%), TNH (+0.65%), PBC (+1.35%),…
Cùng với đó, nhóm cổ phiếu dịch vụ tiện ích đang đóng góp tích cực vào điểm số thị trường sáng nay. Trong đó, tiêu biểu là các mã cổ phiếu như GAS (+0.48%), STW tăng kịch trần (+14.76%), QTP (+0.68%), BWE (+0.68%), BWS (+2.42%),…
Lý Hỏa
FILI
VN-Index giảm nhẹ đồng thời chững lại đà tăng sau 4 phiên liên tiếp gần đây. Kèm theo đó, khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý nhà đầu tư bắt đầu thận trọng trở lại. Tuy nhiên, chỉ báo MACD vẫn đang cho tín hiệu mua tốt đồng thời vượt lên trên ngưỡng 0. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn không quá bi quan.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 22/08/2024
- Các chỉ số chính biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu trong phiên giao dịch ngày 22/08. Cụ thể, VN-Index giảm 0.1%, về mức 1,282.78 điểm. HNX-Index tăng 0.02%, đạt 238.47 điểm.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 612 triệu đơn vị, giảm 14.45% so với phiên hôm trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 3.22% so với phiên trước, đạt hơn 59 triệu đơn vị.
- Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 493 tỷ đồng và bán ròng trên sàn HNX với giá trị gần 82 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Phiên giao dịch ngày 22/08, thị trường quay lại điều chỉnh nhẹ trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm, thể hiện tâm lý nhà đầu tư đang trở nên e dè hơn sau khi chỉ số tiến gần đến ngưỡng kháng cự mạnh 1,300 điểm. Lực kéo của một vài cổ phiếu trụ giúp VN-Index lấy lại được sắc xanh yếu ớt vào cuối phiên sáng nhưng không thể duy trì được đến cuối phiên. Kết phiên, VN-Index giảm 1.27 điểm, về mức 1,282.78 điểm.
- Về mức độ ảnh hưởng, SSB, TCB, CTG và VRE là những cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index, đóng góp hơn 2.2 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, HPG, VNM,VCB và MBB là những mã tiêu cực nhất lấy đi của chỉ số hơn 2 điểm.
- VN30-Index kết thúc phiên tăng nhẹ 0.07%, lên 1,318.57 điểm. Độ rộng cân bằng với 13 mã tăng, 13 mã giảm và 4 mã đứng giá. Trong đó, SSB và VRE khởi sắc nhất với mức tăng 4.8% và 4.2%. Trong khi đó, VNM, HPG và MBB xếp cuối bảng với mức giảm khoảng 1.5%.
Các nhóm ngành có sự phân hóa với hơn phân nửa nhóm giảm điểm và gần nửa số nhóm tăng điểm, tuy nhiên mức độ tăng giảm ở mỗi nhóm không lớn, dưới 1%. Cụ thể, các ngành công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe dẫn đầu ở phía tăng nhưng tăng khá khiêm tốn khoảng 0.4%. Chỉ có tiêu biểu một vài cổ phiếu tăng khá mạnh ở 2 nhóm này là CMG (+3.99%), SMT (+2%); TNH tăng trần, DCL (+3.59%), AMV (+3.33%) và MKP (+10.34%).
Ở nhóm tài chính, xu hướng phân hóa cũng thể hiện khá rõ. Trong khi nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng tốt như SSB (+4.85%), BVB (+2.59%), TCB (+1.59%), APS (+8.45%), CSI (+4.4%), SBS (+3.64%),... thì không ít mã vẫn bị sắc đỏ chi phối, nổi bật như MBB (-1.41%), EIB (-1.57%), NAB (-1.17%), PVI (-1.89%), IPA (-1.46%),...
Ở phía giảm, nhóm dịch vụ viễn thông giảm mạnh nhất 0.89%. Ảnh hưởng chủ yếu bởi VGI (-1%), FOX (-0.84%), VNZ (-0.63%) và CTR (-1.01%). Các ngành nguyên vật liệu và dịch vụ tiện ích cũng theo sau giảm khoảng 0.6%, chịu áp lực từ nhiều cổ phiếu lớn như HPG (-1.53%), GVR (-1.28%), VGC (-2.09%), DPM (-1.66%); GAS (-0.59%), REE (-0.57%), POW (-1.09%),…
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Khối lượng giao dịch sụt giảm
VN-Index giảm nhẹ đồng thời chững lại đà tăng sau 4 phiên liên tiếp gần đây. Kèm theo đó, khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý nhà đầu tư bắt đầu thận trọng trở lại.
Tuy nhiên, chỉ báo MACD vẫn đang cho tín hiệu mua tốt đồng thời vượt lên trên ngưỡng 0. Điều này cho thấy thị trường sẽ không quá bi quan trong ngắn hạn.
HNX-Index - Chỉ báo MACD có khả năng vượt lên trên ngưỡng 0
HNX-Index duy trì đà tăng tích cực kể từ sau phiên tăng mạnh trước đó đồng thời duy trì tốt trên đường SMA 50 ngày. Nếu chỉ số tiếp tục giữ vững trên mức này thì đà tăng sẽ càng được củng cố.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch vẫn duy trì trên mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đang rất phấn khởi.
Hiện tại, chỉ báo MACD đang cho tín hiệu mua và có khả năng vượt lên trên ngưỡng 0. Nếu điều này xảy ra trong thời gian tới thì triển vọng ngắn hạn sẽ càng lạc quan hơn.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt lên trên đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ được hạn chế.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 22/08/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ bi quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/08/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Thị trường biến động giằng co trong hầu hết thời lượng của phiên 22/08, để rồi khép lại với VN-Index giảm nhẹ 1.27 điểm về mốc 1,282.78; HNX tăng 0.06 điểm lên mốc 238.47; UPCoM nhích 0.01 điểm lên mốc 94.49.
Nguồn: VietstockFinance
Tổng giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 17,427 tỷ đồng, có phần hụt hơi so với phiên liền trước và trung bình 5 phiên gần nhất.
Thu hút dòng tiền nhất vẫn là các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn như TCB, CTG, SSI, HCM, VRE…
Xét về mức tăng, các cổ phiếu chăm sóc sức khỏe tăng nổi bật nhất nhờ động lực từ TNH “tím trần”, bên cạnh đó là BBT tăng 11.25% và AMV tăng 3.33%.
Cũng có mức tăng trên 1% là ngành đồ gia dụng và cá nhân, với NET tăng 2.16%, LIX tăng 0.27% và DMX tăng 12.94%.
Số lượng ngành giảm điểm chiếm phần đông, trong đó có 4 ngành giảm trên 1% là dịch vụ chuyên biệt và thương mại; bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm; dịch vụ tiêu dùng; xe và linh kiện.
Khối ngoại gia tăng khá nhanh lực bán ròng trong nửa cuối phiên chiều, nâng mức bán ròng lên gần 618 tỷ đồng. Lực bán tập trung chủ đạo vào HPG hơn 237 tỷ đồng, HSG hơn 119 tỷ đồng. Ở chiều mua, FPT dẫn đầu với giá trị hơn 138 tỷ đồng.
Diễn biến mua - bán ròng của khối ngoại
14h00: Thị trường nỗ lực hồi phục bất thành
Trong nửa đầu phiên chiều, VN-Index cho thấy sự giằng co khi lập tức giảm nhanh, nhưng sau đó nỗ lực hồi phục để trở lại với sắc xanh, tuy nhiên lại tiếp tục quay đầu giảm. Ghi nhận tại thời điểm 14h, VN-Index đang giảm 2.61 điểm về mức 1,281.44.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về sắc đỏ, trong khi đó các cổ phiếu trụ gây sức ép lớn kể đến như BID lấy đi 0.9 điểm, HPG 0.7 điểm, VNM 0.5 điểm, VCB 0.4 điểm… tổng cộng top 10 tác động tiêu cực lên chỉ số đã lấy đi hơn 4 điểm, trong khi top 10 tác động tích cực chỉ có thể mang về hơn 2.7 điểm.
Phiên sáng: Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản thúc đẩy, VN-Index lấy lại sắc xanh
Sau khi trải qua nhiều áp lực ở khoảng giữa phiên sáng, VN-Index nhanh chóng lấy lại sắc xanh với động lực từ sự quay trở lại của nhóm ngân hàng và nhóm bất động sản “dậy sóng”.
Kết phiên sáng, VN-Index tăng nhẹ 0.72 điểm lên mức 1,284.77. Trong khi đó, hai sàn còn lại không tích cực được như vậy khi đều đang giảm nhẹ, lần lượt HNX giảm 0.28 điểm về mức 238.13 và UPCoM giảm 0.04 điểm về mức 94.44. Thanh khoản cả 3 sàn đạt 7,998.47 tỷ đồng, khá tương đồng phiên hôm qua.
Nguồn: VietstockFinance
VN-Index lấy lại sắc xanh với động lực từ sự quay trở lại của nhóm ngân hàng và nhóm bất động sản “dậy sóng”.
Ở nhóm ngân hàng, TCB dẫn sóng với mức tăng 2.5%, bên cạnh là CTG tăng 0.88%, SHB tăng 0.47%, VIB tăng 1.37%, SSB tăng 3.46%... Còn tại nhóm bất động sản, nhiều cổ phiếu tăng mạnh mẽ, điển hình là VRE tăng 5.29%, NVL tăng 2.38%, DIG tăng 1.02%, PDR tăng 2.14%, CEO tăng 1.8%...
Nhóm ngành có diễn biến tích cực nhất phiên sáng là bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm tăng 4.92%, tiếp đến là đồ gia dụng và cá nhân tăng 1.46%, hỗ trợ bởi LIX tăng 1.07% và NET tăng 2.16%.
Ngành giảm trên 1% duy nhất là xe và linh kiện, dưới tác động từ nhóm cổ phiếu săm lốp gồm SRC giảm 3.23%, CSM giảm 1.49% và DRC giảm 0.87%.
Giao dịch khối ngoại không quá sôi động, với giá trị mua chỉ hơn 461 tỷ đồng và giá trị bán hơn 921 tỷ đồng, tạo ra kết quả bán ròng hơn 460 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng chủ yếu tại HPG hơn 95 tỷ đồng, HSG hơn 71 tỷ đồng, VHM hơn 50 tỷ đồng và VPB hơn 45 tỷ đồng. Ở chiều mua, sự tập trung dồn vào FPT với giá trị gần 72 tỷ đồng.
10h40: Thị trường chuyển sắc đỏ, cổ phiêu ngân hàng tạo hai thái cực
Thị trường chịu nhiều áp lực kể từ thời điểm 9h40 và liên tiếp giảm điểm sau đó. Tính đến 10h30, VN-Index giảm 2.71 điểm về còn 1,281.34. Sắc đỏ cũng đang hiện diện trên HNX và UPCoM.
Số lượng cổ phiếu giảm đã tăng lên đáng kể so với đầu phiên sáng, với 348 mã mang sắc đỏ và 2 mã xanh sàn, trong khi có 253 mã xanh và 15 mã tím trần.
Thị trường cũng chuyển màu trước sức ép không nhỏ từ việc nhiều cổ phiếu ngân hàng không còn giữ được đà tăng như đầu phiên sáng, điển hình như MBB, HDB, STB, VCB… và nhiều cổ phiếu nhóm chứng khoán như VIX, SHS, VCI, SSI…
Nói về mức độ chi phối thị trường, ngành ngân hàng đang tác động rõ nhất khi xuất hiện ở cả nhóm tác động tích cực lẫn tiêu cực.
Cụ thể, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như TCB, CTG, SSB, VIB góp mặt trong top 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index. Trong khi đó, VCB, LPB, VPB lại có mặt trong top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực, đặc biệt là VCB đã lấy đi của VN-Index hơn 0.8 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
Xét về mức giảm, nhóm cổ phiếu về xe và linh kiện giảm hơn 1%, mạnh nhất thị trường, trước sức ép từ bộ ba cổ phiếu săm lốp là DRC, CSM và SRC.
Mở cửa: Tiếp nối đà hồi phục
VN-Index mở cửa phiên 22/08 với sắc xanh là chủ đạo, dù có nhịp điều chỉnh khá nhanh sau đó nhưng nhìn chung chỉ số vẫn đang tăng 1.87 điểm lên mức 1,285.92 tại thời điểm 9h25.
Diễn biến thị trường tính đến 9h25. Nguồn: VietstockFinance
Sắc xanh lan tỏa với 259 mã tăng, bao gồm 11 mã tím trần, trong khi chỉ có 191 mã giảm. Thanh khoản cũng có sự cải thiện hơn phiên trước.
Có diễn biến nổi bật và tạo động lực lớn cho thị trường tiếp tục là nhóm cổ phiếu ngân hàng, kể đến như CTG tăng 1.75%, VIB tăng 1.92%, TCB tăng 0.91%, TPB tăng 0.84% hay MBB tăng 0.61%.
Đa phần các nhóm ngành đều tăng điểm, trong đó nhóm ghi nhận mức tăng mạnh nhất đang là bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm. Ở chiều ngược lại, không nhiều nhóm ngành giảm điểm và mức giảm cũng không đáng kể, đều dưới 1%.
Huy Khải
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.