Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Công ty chứng khoán gọi tên 5 doanh nghiệp ngành điện dự báo kết quả kinh doanh “phát sáng” trong năm 2025
Về giá bán điện LNG, theo Quyết định số 1260/QĐ-BCT được Bộ Công thương ban hành ngày 27/5/2024, mức giá trần cho điện LNG là 2.590,85 VND/kWh (chưa bao gồm VAT).
VCBS dự phóng công suất hệ thống điện đạt 94,2 GW (+7,8% so với hiện tại) vào năm 2025. Các nguồn mới đóng góp chủ yếu đến từ các nhiệt điện (2.954 MW), thủy điện (1.473 MW), NLTT (1.177 MW), nhập khẩu (1.160 MW).
Trong báo cáo cập nhật ngành điện mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, theo kế hoạch vận hành thị trường điện, tổng sản lượng điện năm 2025 ước tính tăng trưởng khoảng 11,3% so với năm năm 2024. Các tháng mùa khô, sản lượng tăng trưởng bình quân khoảng 13%.
Viện Nghiên cứu quốc tế khí hậu và xã hội (IRI) dự báo, La Nina có thể tiếp tục ảnh hưởng thời tiết vào năm 2025 sau đó chuyển sang trạng thái trung tập. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo xác suất diễn ra La Nina trong giai đoạn 1-3/2025 khoảng 55%-65%.
Trong năm 2025, VCBS cho rằng phụ tải đỉnh (Pmax) của hệ thống điện có thể lên tới 54,3 GW và miền Bắc có thể lên tới 28,2 GW. Công suất khả dụng nguồn của miền Bắc khoảng 29GW. Tỷ lệ sản lượng dự phòng tại khu vực phía Bắc trong giai đoạn tháng 3-6/2025 dao động từ 3-4%. Do đó tình hình cung ứng điện tại khu vực phía Bắc tương đối căng thẳng trong giai đoạn cao điểm.
Tại hệ thống điện phía Nam, Pmax có thể lên tới 23,6GW, công suất khả dụng ở mức 24,5 GW vào thời điểm tối. Nhóm phân tích đánh giá hệ thống điện miền Nam cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh.
Về công suất 2025, VCBS dự phóng công suất hệ thống điện đạt 94,2 GW (+7,8% so với hiện tại). Các nguồn mới đóng góp chủ yếu đến từ các nhiệt điện (2.954 MW), thủy điện (1.473 MW), NLTT (1.177 MW), nhập khẩu (1.160 MW).
Với nhiệt điện than, VCBS cho rằng nhiệt điện phía Bắc dự kiến tiếp tục được huy động cao vào nửa đầu năm 2025. Công suất nguồn điện hiện chưa có sự cải thiện đáng kể khi không có nhiều các dự án lớn được đưa vào vận hành trong 2024-2025. Các nhà máy điện tại miền Bắc chủ yếu là thủy điện và nhiệt điện than nên có khả năng trong nửa đầu năm 2025, thủy điện sẽ phải tích nước chuẩn bị cho cao điểm mùa khô và nhiệt điện sẽ được ưu tiên huy động.
Với nhiệt điện khí, các mỏ khí chủ lực hiện nay đã và đang trong giai đoạn suy giảm sau quá trình dài khai thác. Do đó sản lượng khí cung cấp cho điện tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ giảm dần. Nguồn cung khí cho sản xuất điện tại Đông Nam Bộ trong năm 2025 chỉ còn khoảng 2,06 tỷ m3, trong khi nhu cầu của cụm nhà máy tại đây khoảng 5 tỷ m3/năm.
Giá khí tại hàng rào nhà máy được dự báo duy trì từ 9-10 USD/mmBTU, giá bán điện PPA bình quân của các nhà máy nhiệt điện khí rơi vào khoảng 1.900-2.000 VND/kWh. Với mức giá này, nguồn điện khí khó thể cảnh tranh với các nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện than.
Theo Kế hoạch thực hiện QHD8, tổng công suất điện LNG triển khai thêm trong thời gian tới là 22.524 MW. Trong đó, nhà máy điện LNG Nhơn Trạch 3&4 (NT3&4) dự kiến đi vào vận hành thương mại từ 2025. Theo thông tin từ PVN, đến cuối tháng 9/2024, tiến độ tổng thể của gói thầu EPC ước đạt 94%.
Về giá bán điện LNG, theo Quyết định số 1260/QĐ-BCT được Bộ Công thương ban hành ngày 27/5/2024, mức giá trần cho điện LNG là 2.590,85 VND/kWh (chưa bao gồm VAT).
Nhóm phân tích dự báo thị trường LNG hiện tại đối mặt với rủi ro cung vượt cầu trong những năm tới do Nhật Bản và Hàn Quốc hiện tại đang có kế hoạch mở lại hoặc xây mới các nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo năng lượng. Do đó, giá LNG cho các nhà máy điện còn dư địa giảm trong những năm tới.
Cũng theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8, tổng công suất điện khí triển khai thêm trong thời gian tới là 7.240 MW. Chú yếu nguồn khí sẽ đến từ nguồn mỏ khí Lô B và mỏ khí Cá Voi Xanh, trong đó Lô B trữ lượng ước tính 107 tỷ m3 và Cá Voi Xanh với trữ lượng ước tính 150 tỷ m3.
Tại nhóm thủy điện, VCBS nhận định, nhóm thuỷ điện vừa và lớn (30MW) hiện đã cạn kiệt tiềm năng khai thác. Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, từ 2024-2030 sẽ có thêm khoảng 2GW thủy điện lớn được đưa vào khai thác. Chủ yếu là các dự án mở rộng: Ialy, Hòa Bình, Trị An.
Trong khi đó, công suất thủy điện nhỏ (< 30MW) đến năm 2030 sẽ tăng thêm 4,5GW (tăng 85% so với hiện tại) tập trung chủ yếu tại khu vực Bắc Bộ. Một số doanh nghiệp niêm yết sở hữu các dự án nhà máy thủy điện nhỏ đang triển khai là: REE, PC1, GEG.
Với mảng năng lượng tái tạo, điện gió trên bờ và gần bờ có tổng công suất quy hoạch đến 2030 là 21,9GW, tổng công suất hiện tại là 3,1GW. Điện gió ngoài khơi có tổng công suất quy hoạch đến 2030 là 6GW, hiện tại chưa có dự án nào được cấp chủ trương đầu tư, giao nhà đầu tư thực hiện.
Đối với các dự án điện gió mới, VCBS nhận thấy tiến độ triển khai chưa có sự đột phá, chủ yếu các dự án đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp lý. Đáng chú ý, REE đã M&A lại dự án Duyên Hải (48MW) đang trong giai đoạn chọn tổng thầu EPC, REE dự kiến sẽ COD vào năm 2026.
Vào ngày 4/12/2024, EVN đã trình bộ công thương khung giá điện gió năm 2025 của nhà máy điện chuẩn được tính toán theo thông tư 19/2023/TT-BCT. Giá bán điện của NMĐG trên biển và trên đất liền tăng nhẹ so với khung giá chuyển tiếp.
Theo Quy hoạch điện VIII, một số nguồn điện khác như điện sinh khối, điện rác, điện mặt trời và thủy điện tích năng cũng sẽ đóng góp vào hệ thống điện quốc gia.
Theo VCBS, một số thông tin tích cực khác với ngành điện là ngày 30/11/2024, Quốc hội đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), có vai trò quan trọng trong định hình khung pháp lý ngành điện, với một số nội dung nổi bật sau:
Chính sách giá điện: Bảo đảm phản ánh chi phí sản xuất điện kinh doanh hợp lý. Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có điều tiết giá của nhà nước, giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện. Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bao gồm giá điện có nhiều thành phần.
Điện khí (nội địa và LNG): Ưu tiên phát triển điện khí trong nước, phát triển nhanh điện khí LNG, đưa điện khí trở thành nguồn cập điện năng quan trọng. Trong đó, cam kết tỷ lệ sản lượng điện tối thiểu được bảo đảm huy động đối với điện khí LNG, tính giá điện bán cho EVN theo giá nguyên liệu.
Năng lượng tái tạo: Bổ sung nội dung về hợp tác quốc tế, khuyến khích phát triển, quy định về điện mặt trời tự sản tự, tư tiêu thụ, điện gió ngoài khơi.
Truyền tải điện: Bổ sung quy định thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đến UBND cấp tỉnh. Cụ thể, dự án đường dây tải điện đi qua địa giới hành chính của từ 2 tỉnh trở lên có cấp điện áp từ 220 kV trở xuống phân cấp quyết định chủ trương đầu tư đến UBND cấp tỉnh.
Dựa theo những phân tích trên, đội ngũ phân tích VCBS khuyến nghị 5 doanh nghiệp nổi bật, kỳ vọng có kết quả kinh doanh tăng trưởng là QTP, NT2, POW, PC1, REE.
Doanh nghiệp ngành điện “ăn nên làm ra”
Phần lớn các doanh nghiệp ngành điện có kết quả kinh doanh tích cực trong quý III/2024
Trong quý III/2024, số lượng doanh nghiệp ngành điện có kết quả kinh doanh khởi sắc chiếm phần lớn, qua đó phản ảnh bức tranh kinh doanh tươi sáng của các doanh nghiệp trong ngành.
Cụ thể, kết thúc quý III/2024, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HSX: POW) mang về hơn 6.061 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 453 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 771% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân khiến lợi nhuận của POW tăng đột biến, theo lãnh đạo doanh nghiệp chủ yếu là đến từ doanh thu tài chính do cổ tức và lãi chênh lệch tỷ giá tăng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận đạt hơn 21.686 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ gần 1% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.111 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2023.
Tương tự, Công ty CP Thủy điện Thác Bà (HoSE: TBC) ghi nhận doanh thu tăng trưởng hơn 135% so với cùng kỳ, lên gần 193 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 99 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 330% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do “thủy văn thuận lợi” đã giúp sản lượng điện của doanh nghiệp tăng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, TBC ghi nhận doanh thu đạt hơn 402 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 180 tỷ đồng, tăng gần 38,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh (UpCOM: QTP) mặc dù ghi nhận doanh thu thuần trong quý III/2024 sụt giảm 5% so với cùng kỳ, xuống còn hơn 2.386 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế ghi nhận tăng mạnh hơn 590% so với cùng kỳ năm 2023, lên hơn 76 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, QTP mang về hơn 9.024 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ hơn 2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt hơn 464 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (HoSE: VSH) cũng có kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng bằng lần. Cụ thể, doanh thu thuần của VSH đạt 396 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 78 tỷ đồng, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân đến từ tăng doanh thu tài chính nhờ phát sinh doanh thu từ hợp đồng tiền gửi.
Mặc dù kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng mạnh, nhưng lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp vẫn “đi lùi” hơn 80%. Theo đó, tổng doanh thu thuần trong 9 tháng của VSH đạt 1.158 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 147 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ năm 2023.
Một doanh nghiệp ngành điện khác là Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch (HoSE: NT2) ghi nhận kết quả kinh doanh chuyển từ lỗ sang lãi trong quý III/2024. Cụ thể, NT2 ghi nhận doanh thu đạt 1.711 tỷ đồng, tăng 110% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 44,3 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 123,7 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
So với quý trước, doanh thu của NT2 giảm 22% và lợi nhuận sau thuế giảm 64% do pha thời tiết El Nino suy yếu và chuyển sang trung tính giúp thủy điện tích cực hơn, làm huy động từ điện khí giảm bởi chi phí vốn cao.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu của NT2 đạt gần 4.159 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 8,3 tỷ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm giảm mạnh là do ảnh hưởng từ mức lỗ 158 tỷ đồng trong quý đầu năm.
Trên đây chỉ là những cái tên tiêu biểu trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện có mức lãi cao trong quý III/2024. Xét toàn cảnh, đến thời điểm hiện tại đã có 47 doanh nghiệp ngành điện công bố Báo cáo tài chính quý III/2024, đã có tới 32 doanh nghiệp (chiếm hơn 68%) ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó có 06 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi. Số lượng doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sụt giảm chỉ chiếm hơn 17%, với 08 doanh nghiệp. Trong khi đó, số doanh nghiệp ghi nhận lỗ là 07 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ hơn 14,8%. Điều này cho thấy, bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện đã có nhiều khởi sắc, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã “ăn nên làm ra”, cơ bản đã phản ánh đúng với bối cảnh chung của ngành điện.
Theo EVN, mặc dù trong 9 tháng đầu năm, ngành điện vẫn còn đối diện với nhiều thách thức do ảnh hưởng bởi thiên tai bão lũ, đặc biệt là ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) và lũ lụt sau bão tại 26 tỉnh/thành phố khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 9 đạt 24,56 tỷ kWh, lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 232,6 tỷ kWh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản lượng và tỷ trọng huy động các loại hình nguồn điện toàn hệ thống trong 9 tháng năm 2024 cụ thể như: Thủy điện, đạt 65,57 tỷ kWh, chiếm 28,2%; Nhiệt điện than đạt 115,27 tỷ kWh, chiếm 49,6%; Tua bin khí đạt 17,19 tỷ kWh, chiếm 7,4%; năng lượng tái tạo đạt 30,08 tỷ kWh, chiếm 12,9% (trong đó điện mặt trời đạt 20,4 tỷ kWh, điện gió đạt 8,85 tỷ kWh); điện nhập khẩu đạt 4,02 tỷ kWh, chiếm 1,7%. Sản lượng điện truyền tải lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 186,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2023.
EVN cho biết, mức tăng trưởng điện của một số thành phần điển hình như điện năng cho công nghiệp - xây dựng tăng 11,07%, điện năng cho thương mại - dịch vụ tăng 12,73%, điện năng cho nông nghiệp tăng 12,49%, điện năng cho sinh hoạt tăng 11,03%.
Quý 3: Ngành điện chuyển sắc xanh
Sau 2 quý đầu năm đỏ lửa, bức tranh quý 3/2024 của ngành điện đã có những gam màu tươi sáng hơn. Nhiều doanh nghiệp nhóm thủy điện hưởng lợi từ điều kiện thủy văn sau khi thời tiết chuyển pha sang El Nina. Trong khi đó, nhóm nhiệt điện cũng bất ngờ tăng lãi mạnh vì nhiều nguyên nhân.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 47 doanh nghiệp ngành điện công bố BCTC quý 3/2024, có tới 32 đơn vị có lợi nhuận tăng trưởng với 6 cái tên chuyển lỗ thành lãi. Chỉ 8 doanh nghiệp báo lãi giảm, và 7 đơn vị báo lỗ.
Nhiệt điện gây bất ngờ
Kết quả kinh doanh của nhóm nhiệt điện trong quý 3/2024
Nhóm nhiệt điện trong quý 3 gây bất ngờ khi một số đơn vị tăng lãi mạnh, thậm chí tính bằng lần. Như POW lãi ròng 396 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi gộp của POW thực chất đã đi lùi vì giá nhiên liệu tăng mạnh. Nguyên nhân giúp Doanh nghiệp lãi khủng là nhờ hơn 411 tỷ đồng doanh thu tài chính, gấp 3 lần cùng kỳ, chủ yếu do tăng lãi chênh lệch tỷ giá và các khoản lời từ tiền gửi ngân hàng.
QTP (Nhiệt điện Quảng Ninh) cũng tăng lãi mạnh với 76 tỷ đồng lãi ròng, gấp 6.5 lần cùng kỳ. Một phần nguyên nhân do kiểm soát tốt suất hao nhiệt giúp tăng lãi gộp. Mặt khác, giống như POW, QTP cũng giảm được lỗ tỷ giá để đưa chi phí tài chính về số âm.
PGV (EVNGENCO3) nằm trong số các đơn vị hưởng lợi lớn nhất từ tỷ giá, chuyển từ lỗ 462 tỷ đồng cùng kỳ sang lãi 491 tỷ đồng, cũng là đơn vị lãi cao nhất nhóm nhiệt điện. Thực tế, doanh thu trong kỳ của PGV giảm khá mạnh - tới 22%, dẫn đến lãi gộp chưa bằng 50% cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí tài chính lùi về số âm (-146 tỷ đồng) nhờ giảm mạnh lỗ tỷ giá, giúp Doanh nghiệp ngược dòng lợi nhuận.
Trong khi đó, NT2 cũng chuyển từ lỗ 124 tỷ đồng sang lãi 44 tỷ đồng, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhờ tăng lãi gộp. Các chi phí không có quá nhiều biến động.
Chiều ngược lại, nhóm BTP, PPC, NBP và HND đều báo lỗ. Trong đó, riêng PPC (Nhiệt điện Phả Lại) đi xuống vì rơi mất khoản cổ tức từ đơn vị thành viên, khiến doanh thu tài chính đi lùi tới 75%. Các đơn vị còn lại lỗ ròng chủ yếu vì sản lượng điện đi xuống, do huy động thấp.
Thủy điện phủ sắc xanh sau cơn bĩ cực
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy điện trong quý 3/2024
Với việc hiện tượng El Nino chấm dứt vào đầu quý 3 và chuyển pha sang La Nina, nhóm thủy điện đã được dự báo sẽ hưởng lợi. Thực tế, kết quả quý 3 cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đều đạt lợi nhuận tăng trưởng, phủ sắc xanh cho nhóm thủy điện. Văn bản giải trình có mẫu số chung là “điều kiện thủy văn thuận lợi”.
AVC (Thủy điện A Vương) có quý lãi cao nhất trong hơn 1 năm qua, đạt 124 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gấp 2.5 lần cùng kỳ. Thủy điện là nhóm được ưu tiên huy động vì giá rẻ. Việc thời tiết thuận lợi đã kéo lượng nước về nhiều, giúp sản lượng điện bán ra của AVC tăng mạnh và làm nên thành quả trên.
HNA (Thủy điện Hủa Na) cũng lãi đậm vì nguyên nhân tương tự. Quý 3/2024, Doanh nghiệp thủy điện lãi ròng 185 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ, cũng là quý lãi cao nhất kể từ sau quý 2/2022.
TBC (Thủy điện Thác Bà) thu lãi 85 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ. CHP (Thủy điện miền Trung) lãi gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 55 tỷ đồng. Cả hai đều chung lý do “thủy văn thuận lợi”, giúp sản lượng điện gia tăng.
Thủy điện cũng là nguyên nhân kéo lợi nhuận của REE đi lên, đạt 480 tỷ đồng lãi ròng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng sản lượng điện thương phẩm của REE đạt 2.7 tỷ kWh trong quý 3, tăng trưởng 4%. REE cho biết, các thành viên nhóm thủy điện như TBC và VSH (Vĩnh Sơn - Sông Hinh) tăng lãi đã giúp Doanh nghiệp hưởng lợi.
Tuy nhiên, trường hợp của VSH, dù lãi gấp 3 lần cùng kỳ (đạt 78 tỷ đồng), nhưng không đến từ kinh doanh điện. Thực tế, doanh thu của VSH trong kỳ chỉ tăng nhẹ, cho thấy ông lớn thủy điện chưa thực sự phục hồi. Doanh nghiệp được bù đắp nhờ giảm mạnh chi phí tài chính sau khi tái cấu trúc nợ vay và phát sinh thêm doanh thu từ hợp đồng tiền gửi.
Không phải cái tên nào cũng hưởng lợi từ thủy văn. DNH (Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi) giảm lãi 12%, còn 282 tỷ đồng trong quý 3, do lượng nước về thấp hơn cùng kỳ khiến sản lượng điện đi xuống. SBH (Thủy điện Sông Ba Hạ) chung nguyên nhân, giảm lãi tới 43%, còn 125 tỷ đồng.
Điện tái tạo phân hóa mạnh
Nhóm điện tái tạo có sự phân hóa khá mạnh. Các đơn vị mạnh về điện mặt trời và thủy điện ghi nhận lãi tăng tốt, trong khi điện gió bước vào kỳ thấp điểm.
Như TTA đạt 95 tỷ đồng lãi ròng, gấp 2.3 lần cùng kỳ. Trong danh mục, TTA sở hữu 2 nhà máy thủy điện (tổng công suất hơn 56MW) và một nhà máy điện mặt trời (công suất tới 62MW).
HDG (Tập đoàn Hà Đô) cũng tăng lãi 63%, lên 138 tỷ đồng. Dù là doanh nghiệp bất động sản, doanh thu chiếm phần lớn của Hà Đô lại là kinh doanh điện. Trong quý 3, mảng điện mang về 445 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 24%; lãi gộp 310 tỷ đồng, tăng 46%. Tuy nhiên, danh mục điện của HDG bao gồm cả thủy điện, điện gió và điện mặt trời.
PC1 cũng có quý đạt thành quả tốt, trong đó mảng điện ghi nhận tăng 18% doanh thu, đạt 448 tỷ đồng; lãi gộp bán điện tăng 21%, đạt 233 tỷ đồng. Cũng giống như HDG, PC1 đầu tư cả thủy điện và điện gió, lý do tăng lãi đến từ thủy điện.
BGE (BCG Energy) chuyển từ lỗ 51 tỷ đồng sang lãi 158 tỷ đồng; một phần do có thêm doanh thu từ khách hàng mới ở mảng điện mặt trời áp mái; phần khác do đã trả hết nợ trái phiếu từ cuối năm trước và giảm lỗ chênh lệch tỷ giá, giúp chi phí tài chính lùi sâu.
Trong khi đó, GEG (Điện Gia Lai) báo lỗ ròng 27 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 14 tỷ đồng). Doanh nghiệp giải thích, điện gió vào kỳ thấp điểm trong năm làm giảm doanh thu, trong khi giá bán điện vẫn đang tính theo mức giá tạm từ Bộ Công Thương (bằng 50% giá trần của khung giá phát điện Nhà máy điện gió trên biển), dẫn đến doanh thu chưa phản ánh đúng thực tế. Ngoài ra, 3 dự án điện gió của GEG (TPĐ1, TPĐ2, VPL) chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nợ vay, khiến chi phí tài chính neo cao và tạo ra khoản lỗ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cổ phiếu tiềm năng
CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) là cái tên không thể bỏ qua. Với chiến lược kinh doanh bài bản và các chỉ số tài chính ấn tượng, REE đang trở thành “ngôi sao” trong mắt các nhà đầu tư dài hạn.
Tình hình tài chính nổi bật:
REE kết thúc quý 3/2024 với những con số ấn tượng:
Doanh thu thuần: 3.700 tỷ đồng, tiếp tục khẳng định vị thế ổn định.
Lợi nhuận sau thuế: 97,9 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Các con số này cho thấy khả năng quản lý tài chính hiệu quả và tiềm năng tăng trưởng vượt bậc trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều biến động.
Lĩnh Vực Kinh Doanh Chủ Lực
Bất động sản văn phòng: Các dự án như Etown 6 duy trì tỷ lệ lấp đầy cao, mang lại nguồn thu ổn định.
Năng lượng tái tạo: REE đang đẩy mạnh đầu tư vào điện gió, điện mặt trời, đón đầu xu hướng phát triển bền vững.
Triển Vọng Tương Lai
REE đặt mục tiêu mở rộng lĩnh vực năng lượng và bất động sản, với kế hoạch tăng công suất năng lượng tái tạo lên 2.000 MW vào năm 2025. Đồng thời, các dự án bất động sản tiếp tục phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng dài hạn.
Rủi Ro Cần Lưu Ý
Chi phí tài chính tăng: Biến động lãi suất có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
Khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng: Đòi hỏi REE duy trì chiến lược phát triển linh hoạt để tối ưu hóa chi phí.
Khuyến Nghị Đầu Tư
Với nền tảng tài chính ổn định và chiến lược phát triển rõ ràng, REE là một trong những cổ phiếu đáng cân nhắc cho năm 2025. Nhà đầu tư có thể xem xét tích lũy cổ phiếu này để tận dụng lợi thế từ các mảng kinh doanh tiềm năng.
KẾT LUẬN : NĐT có thể giam gia cổ phiếu REE - vùng giá (62-64) nắm giữ cho trend chung - dài hạn năm 2025-2026
NĐT nên tham gia mua chia làm 3 giai đoạn đi tiền khi cổ phiếu có tín hiệu giữ nền tích cực quan trọng phải back test thành công vùng 64
Cutloss khi cổ phiếu giảm 5% từ biên giá mua
Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về REE và liệu đây có phải là cổ phiếu phù hợp với danh mục đầu tư của bạn không!
Cập nhật vĩ mô - Ảnh hưởng từ việc EVN tăng giá điện bình quân (BSC)
1. Cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân:Ngày 26/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg: Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg. Một số thay đổi đáng chú ý trong quyết định mới được trình bày ở Bảng 1.
Năm 2025, BSC dự báo EVN có thể tăng giá bán lẻ điện bình quân 4 – 8% trên cơ sở (1) giá bán lẻ điện bình quân hiện hành vẫn thấp hơn giá thành sản xuất điện năm 2023 (2,088.90 đ/kWh); (2) Trong năm 2024, áp lực tỷ giá thậm chí còn lớn hơn nhiều so với năm 2023, gây áp lực cho chi phí đầu vào của EVN. USD/VND đã trải qua một đợt tăng dốc từ cuối năm 2023 đến giữa tháng 7/2024 (mức đỉnh: 25,7470, +4.95% YTD). Hiện tại, tuy tỷ giá đã hạ nhiệt nhưng vẫn đang ở mức cao; (3) Nguồn cung điện giá rẻ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
2. Ảnh hưởng của giá điện:
2.1. Ảnh hưởng của Giá điện đến CPI
- Tác động vòng một: Với quyền số giá điện sinh hoạt trong rổ CPI là 3.31%, giá điện tăng +4.8% làm CPI tăng +0.16%.
- Tác động vòng hai: Giá điện tăng tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất cũng như sinh hoạt trong toàn nền kinh tế, do đó sẽ kéo theo mặt bằng giá cả hàng hóa chung tăng lên, làm tăng tốc độ lạm phát. Tuy nhiên, tác động vòng hai sẽ có độ trễ. - Mức tăng này sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến lạm phát năm 2024 do giá điện được điều chỉnh lần gần nhất khi sắp hết năm (ngày 11/10/2024). BSC điều chỉnh dự báo lạm phát trung bình năm 2024 ở mức 3.86 – 4.5% YoY và nghiêng về kịch bản tích cực hơn.
2.2. Ảnh hưởng của giá điện đến các ngành:
Ngành điện: Tài chính khó khăn của EVN ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
Mặc dù tăng giá điện 2 lần trong năm 2023, EVN vẫn lỗ trước thuế 25,56 nghìn tỷ đồng.
Tài chính khó khăn của EVN có thể gây sức ép tài chính lên các doanh nghiệp, tuy nhiên tổng quan ngành điện những tháng cuối năm vẫn triển vọng.
Các yếu tố "thắp sáng" ngành điện
Môi trường kinh tế thuận lợi với tăng trưởng GDP kỳ vọng tích cực là bệ phóng cho nhu cầu tiêu thụ của ngành điện. Năm 2024, Kinh tế được dự báo tăng trưởng mạnh hơn, tương quan chỉ số sản xuất công nghiệp IIP và tăng trưởng lượng tiêu thụ điện tương ứng, là cơ hội cho các ngành điện, theo báo cáo về ngành của Chứng khoán VPBank (VPBankS).
El Nino kéo dài từ năm 2023 đã làm suy giảm sâu sản lượng thủy điện trong năm 2023 và kéo sang quý II/2024, nhưng có kỳ vọng tăng sản lượng khi La Nina quay trở lại.
Bên cạnh đó, giá dầu khí trên thị trường quốc tế dự báo biến động trong khoảng 80-90 usd/thùng trong năm 2024. Căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá dầu tăng cao lên trên 95 usd/thùng, nhưng cơ bản là ổn định như trong năm 2023. Giá khí tại Mỹ được dự báo tăng khoảng 5% trong năm 2024 lên mức 2,66 usd/mmbtu. Ngoài ra, giá than trong năm 2023 cũng giảm mạnh khoảng 52%-54% đồi với từng loại than (xuất xứ và nhiệt trị).
Năm 2023 cũng được dự báo tiêu thụ than đạt mức đỉnh với 8,54 tỷ tấn, tăng 1.4%. Từ 2024 tiêu thụ than sẽ giảm dần, đặc biệt ở các nước phát triển, do năng lượng tái tạo tiếp tục được đầu tư lớn. Điều này có thể gây áp lực lên giá than. Năng lượng đầu vào thấp là điều kiện để áp lực lên giá điện giảm.
Bên cạnh đó, VPBankS ghi nhận sự dịch chuyển trong hệ thống khi được bố sung từ các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp và LNG. Đến cuối T6.2024 có 29 dự án với tổng công suất 1.578MW/4.735MW công suất điện NLTT hoàn thành COD. Tăng thêm 8 dự án với công suất 376 MW. Có thể thấy tốc độ thực hiện COD còn khá chậm, vẫn còn 4 dự án (137 MW) chưa gửi hồ sơ đàm phán giá điện. Theo kế hoạch, Nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3 (NT3) sẽ đi vào vận hành thử từ 15.9.2024 và vận hành thương mại từ cuối 2024. Và đáng chú ý là từ tháng 8, thời tiết sẽ xoay chiều tình hình sản xuất của ngành khi El Nino khả năng kết thúc trong nửa đầu năm 2024
Theo báo cáo tháng 8/2024, hình thái La Nina sẽ hoạt động mạnh từ tháng 8 đến tháng 12/2024, với tỷ lệ 66%-74%, khả năng kéo dài đến tháng 4/2025 với tỷ lệ 44%. Lượng mưa trong tháng 6-8/2024 được đánh giá là có mức cao từ 15-30% so với trung bình nhiều năm.
Điều này hỗ trợ các nhà máy thủy điện có thể hoạt động tích cực hơn so với 2023. Dự báo sản lượng thủy điện năm 2024 có thể đạt 84,1 tỷ kwh, tăng 4% so với năm 2023. Sang tháng 7, sản lượng thủy điện đã tăng lên 12,3 tỷ kwh, vượt điện Than lên vị trí số 1, chiếm đến 44,3% tổng sản lượng nguồn, VPBankS cho biết. Có thể nói, hình thái La Nina đang "thắp sáng" cho ngành điện về nâng sản xuất sản xuất trong mùa mưa. Các doanh nghiệp thủy điện có cơ hội tốt hơn vào giai đoạn này để tăng cung ứng điện.
Thách thức của ngành
Với kinh tế kỳ vọng kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn (6%-6.5%), VPBank S dự báo nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng lên 10%-11%. Song bên cạnh đó, các thách thức những tháng cuối năm cũng được đặt ra, trong đó, nổi cộm là vấn đề Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khó khăn tài chính do thua lỗ kéo dài. Ghi nhận đến tháng 6/2024, lỗ lũy kế của EVN là gần 52.016 tỷ đồng.
Thống kê giá trị các khoản phải thu và vòng quay các khoản phải thu của nhóm ngành điện.
Mặc dù tăng giá điện 2 lần trong năm 2023, EVN vẫn lỗ trước thuế 25,56 nghìn tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2024, lỗ trước thuế đã giảm manh so với cùng kỳ 2023 khi lỗ 8,09 nghìn tỷ so với mức lỗ 27,74 nghìn tỷ cùng kỳ 2023. Vốn chủ sở hữu đến T6.2024 đạt 187,75 nghìn tỷ, giảm 4,3% so với cuối 2023 và chiếm 28,7% tổng nguồn vốn. “Đây là rủi ro tài chính có thể làm các dự án điện bị chậm lại và cũng ảnh hưởng đến các đơn vị phát điện khi EVN là đơn vị mua điện”, theo nhóm phân tích.
Tài chính khó khăn của EVN có thể gây sức ép tài chính lên các doanh nghiệp với việc giá mua điện giảm, tỷ lệ tham gia thị trường phát điện cạnh tranh giảm; đồng thời có thể gây sức ép/khó khăn lên tài chính một số doanh nghiệp có số vòng quay các khoản phải thu thấp nhưng giá trị các khoản phải thu cao. Trong một ngành mà “người mua” lớn có vị thế gần như độc quyền với các người bán là nhà phát điện, việc chấp nhận tỷ lệ vòng quay thấp để mở rộng thêm khách hàng có thể xem là ít ý nghĩa và theo đó, việc chấp nhận công nợ sẽ khiến các doanh nghiệp, nhà phát điện gặp khó khăn trong thu hồi, xử lý nợ khó đòi, luân chuyển dòng vốn - tiền mặt cho hoạt động kinh doanh và dự án. Đây có thể nói là đặc thù của ngành điện hiện tại và các doanh nghiệp tham gia cũng sẽ phải chấp nhận.
Cơ hội sáng với cổ phiếu nào?
Dù vậy, VPBankS vẫn cho rằng trên tổng quan, một số doanh nghiệp sẽ có cơ hội thắp sáng cổ phiếu, nổi bật như:
POW: Định giá 14.650, mục tiêu tăng trưởng +7,6%. Cơ sở cho kỳ vọng từ việc Tổ máy S1 nhà máy Vũng Áng 1 hoạt động đủ công suất cả năm đưa sản lượng điện han tăng lên. Nhà máy NT3 đi vào hoạt động từ cuối năm 2024, nhà máy NT4 đi vào hoạt động từ giữa năm 2025. Giá trị bảo hiểm gián đoạn kinh doanh của Nhà máy Vũng Áng là 1.000 tỷ.
Lưu ý thách thức là: 1)Nhà máy hoạt động không ổn định; 2)Nguồn khí cấp cho các nhà máy không đáp ứng nhu cầu; 3)Quá trình đàm phán Giá điện- Giá khí LNG cho nhà máy NT3&4 chậm hơn so với kế hoạch.
POW hiện cũng là một trong những doanh nghiệp có 15.590 tỷ đồng giá trị các khoản phải thu, hệ số vòng quay các khoản phải thu 1.00. Tuy nhiên, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đạt mức 9.320 tỷ đồng. Cty này cũng cho biết tình hình thu hồi công nợ từ EVN vô cùng khó khăn, tổng số tiền nợ đọng đã xấp xỉ 13.000 tỷ đồng theo ước lượng sơ bộ.
PC1: Định giá 34.060đ/cp, mục tiêu +21,6%. Thuận lợi của PC1 gồm: Hồi phục lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp ngành điện từ 2024 trở đi với các dự án lưới truyền tải; Câu chuyện hấp dẫn từ các lĩnh vực khác như BĐS KCN, lần đầu hạch toán lợi nhuận từ WP. Khai thác khoáng sản tiếp tục đóng góp lợi nhuận khả quan.
Về thách thức, lưu ý hiệu quả kinh doanh các lĩnh vực khác bị suy giảm không như kế hoạch; Các dự án đầu tư ngành điện NLTT bị chậm trễ do chính sách quản lý chưa kịp thời.
Trên thị trường, PC1 vẫn đang có thị giá khá thấp chỉ 28.650đ/cp theo giá chốt tại 13/9/2024. PC1 không chỉ là doanh nghiệp đang ghi nhận đóng góp tích cực từ nhà máy thủy điện, lõi xây lắp cho ngành điện với các dự án thầu EPC của Cty được đánh giá còn tiềm năng từ 2024, với thuận lợi nhờ Quy hoạch Điện VIII.
REE: định giá 74.000đ/cp, mục tiêu + 6,2%. REE với thị phần lớn trong mảng điện kết hợp điện lạnh, đang được kỳ vọng sự phục hồi nhờ thủy điện khi La Nina quay trở lại từ nửa cuối năm như nêu trên. Bên canh đó, REE có cơ hội phát triển với các dự án NLTT khi chính sách phát triển rõ ràng hơn trong 2024.
Ở mảng BĐS và cho thuê, REE có thêm dự án Etown 6 đi vào hoạt động từ đầu Quý 2; dự án The Light Square bàn giao và hạch toán doanh thu lợi nhuận trong năm 2024.
Thách thức của REE là các các chính sách phát triển NLTT bị chậm trễ; vướng mắc các dự án đầu tư giai đoạn trước; nhu cầu điện tăng không như dự báo.
QTP: Định giá 18.000đ/cp, mục tiêu +21,7%. QTP có triển vọng với sản lượng điện duy trì mức cao trong khi chi phí sản xuất điện giảm (khấu hao, lãi vay); Lợi suất cổ tức hấp dẫn (8-10%/năm). Nhiệt điện than cạnh tranh tốt với giá thành thấp, được ưu tiên huy động, đặc biệt tại miền Bắc trong bối cảnh nhu cầu điện tăng;
Rủi ro: Nhu cầu điện tăng không như dự báo; biến động và gián đoạn nguồn cung nhiên liệu làm cho sản lượng phát điện thấp.
Ngoài ra, QTP trên thị trường cũng đang không được NĐT đón nhận tích cực với thị giá dao động quanh 14.000đ/cp, kết quả kinh doanh 6 tháng giảm ở cả doanh thu và lợi nhuận (-1% so với cùng kỳ). Bất lợi của QTP cũng phải nói thêm là khi mùa Lanina gần đến, QTP đóng vai trò nhà máy phát điện trọng điểm tại khu vực miền Bắc, nhưng sản lượng phát điện từ công ty sẽ bắt đầu suy giảm đáng kể từ quý III/2024 khi EVN gia tăng huy động từ các nhà máy thủy điện - QTP phát triển nhiệt điện than sẽ rơi vào mùa thấp điểm.
La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo triển vọng ngành điện với nhận định kết quả kinh doanh năm 2025 của nhóm thủy điện lớn được dự báo sẽ cải thiện mạnh nhờ tăng trưởng sản lượng do chu kỳ La Nina đang diễn ra, đồng thời giá bán điện bình quân trong năm 2025 của các công ty thủy điện sẽ khó giảm so với cùng kỳ, và có khả năng tăng khi tình hình tài chính của EVN có thể cải thiện.
THUỶ ĐIỆN BỨT PHÁ NHỜ LA NINA VÀ NHU CẦU TIÊU THỤ CAO
Theo số liệu từ báo cáo, trong 7 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 161 tỷ kWh, tăng 13,5% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu tiêu thụ điện lớn tới từ cả khối khách hàng sản xuất (tăng trưởng 12,4%) lẫn khách hàng tiêu thụ điện dân dụng (tăng trưởng 14,7%).
Tương tự, sản lượng điện sản xuất đạt 179 tỷ kWh, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhiệt điện than và thủy điện đóng góp lớn nhất với sản lượng lần lượt 96 tỷ kWh (chiếm 53,7% sản lượng toàn hệ thống) và 41 tỷ kWh (chiếm 22,8% sản lượng toàn hệ thống), theo sau là năng lượng tái tạo và nhiệt điện khí.
Với nhu cầu tiêu thụ điện mạnh mẽ, nhóm chuyên gia VDSC kỳ vọng sản lượng điện tiêu thụ điện sẽ tăng trưởng mạnh và đạt mức 275 tỷ kWh (tăng 9,5%) trong năm 2024 và 297 tỷ kWh (tăng 8%) trong năm 2025.
Trong năm 2025, VDSC cho rằng đóng góp của thủy điện sẽ cao hơn nhờ chu kỳ thời tiết thuận lợi hơn, bên cạnh đó là nhiệt điện khí LNG với việc nhiệt điện than không còn dư địa để phát triển, trong khi nguồn năng lượng tái tạo mới hiện vẫn chờ hoàn thiện các cơ chế cần thiết để triển khai, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy điện toàn hệ thống đã tăng trưởng 13,7% lên 41 tỷ kWh, và tỷ lệ huy động từ nguồn thủy điện bắt đầu cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 do chu kỳ El Nino đã đi qua.
Theo quan điểm của chuyên gia từ VDSC, sản lượng các công ty thủy điện sẽ cải thiện từ nửa cuối 2024, và kết quả kinh doanh các công ty thủy điện sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2025 so với 2024 nhờ chu kỳ chuyển pha La Nina đang diễn ra từ tháng 9/2024.
Cùng với đó, giá bán điện bình quân trong năm 2025 của các công ty thủy điện sẽ khó có khả năng giảm so với 2024, và có khả năng tăng khi tình hình tài chính của EVN được cải thiện.
Đồng thời, sản lượng các công ty thủy điện sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2025 nhờ chu kỳ thủy văn thuận lợi. Theo quan sát của VDSC, sản lượng thương phẩm của các công ty thủy điện trong chu kỳ La Nina cao hơn chu kỳ El Nino khoảng 10 - 20%, do chi phí sản xuất thấp hơn các loại hình phát điện khác.
Cụ thể, chi phí sản xuất của các công ty thủy điện và giá bán điện của các công ty thủy điện là thấp nhất trong các nguồn điện: chi phí sản xuất điện/kWh các công ty thủy điện đa phần nằm ở mức 400 – 600 đồng/kWh, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 1.100 – 1.300 đồng/kWh của các công ty nhiệt điện than.
Về triển vọng ngắn hạn, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) cũng đưa ra góc nhìn lạc quan về ngành điện trong những tháng cuối năm 2024 khi dự báo nhu cầu tiêu thụ điện tiếp tục tăng lên.
Theo đó, Bộ Công thương/EVN vừa thực hiện điều chỉnh phương án nhu cầu điện tăng thêm 1,25% so với kế hoạch đầu năm, đưa tổng nhu cầu điện lên 310,6 tỷ kwh, tăng 10,68% so với 2023.
Đồng thời, hình thái La Nina sẽ hoạt động mạnh từ tháng 8 đến tháng 12/2024, với tỷ lệ 66 - 74%, khả năng kéo dài đến tháng 4/2025 với tỷ lệ 44%. Lượng mưa trong tháng 6 - 8/2024 được đánh giá là có mức cao từ 15 - 30% so với trung bình nhiều năm.
“Điều này hỗ trợ các nhà máy thủy điện có thể hoạt động tích cực hơn so với 2023. Dự báo sản lượng thủy điện năm 2024 có thể đạt 84,1 tỷ kwh, tăng 4% so với năm 2023”, VPBankS nhận định.
CỔ PHIẾU NÀO “BỪNG SÁNG”?
Về cổ phiếu nhóm ngành điện tiềm năng, VPBankS Research có quan điểm tích cực đối với cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) nhờ động lực tăng trưởng ngắn hạn trong năm 2024 đến từ tổ máy S1 nhà máy Vũng Áng đã hoạt động trở lại và các nhà máy điện khí hoàn thành bảo dưỡng sẽ gia tăng sản lượng phát điện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Về dài hạn, dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 tiếp tục là động lực phát triển của PV Power giai đoạn 2025 - 2026, khi đóng góp thêm 1.500 MW (tăng 36% công suất) và 9.200 triệu kWh (tăng 45% sản lượng điện).
VPBankS dự báo năm 2024, sản lượng điện sản xuất của PV Power có thể đạt 17.255 triệu kWh, tăng 21% so với năm 2023. Doanh thu và lợi nhuận có thể lần lượt đạt 33.244 tỷ đồng và 1.650 tỷ đồng, tăng 17% và 14%.
Một cổ phiếu ngành điện khác cũng được VPBankS khuyến nghị khả quan là REE của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh, nhờ lĩnh vực bất động sản của công ty sẽ bù đắp sự suy giảm từ lĩnh vực thuỷ điện.
Theo đó, dự án Etown6 đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ bàn giao mặt bằng cho khách hàng thuê từ đầu quý 2/2024. Bên cạnh đó, bất động sản thương mại đóng góp từ dự án The Light Square với doanh thu khoảng 1.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 250 tỷ đồng.
Trong ngắn hạn, lĩnh vực điện năng của REE được VPBankS Research kỳ vọng hoạt động ổn định và sẽ quay về mức thuận lợi khi El Nino được dự báo kết thúc trong nửa đầu năm 2024.
Trong trung và dài hạn, REE đang cùng các đối tác tìm kiếm đầu tư các dự án năng lượng tái tạo (điện gió gần bờ) với quy mô từ 1.800 - 2.000MW. Tiếp tục là đơn vị tiên phong trong phát triển năng lượng tái tạo.
Đối với cổ phiếu PC1, luận điểm đầu tư đến từ doanh nghiệp này sẽ có sự hồi phục trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp ngành điện từ năm 2024 trở đi với các dự án lưới truyền tải.
Song song với đó, các lĩnh vực khác như bất động sản khu công nghiệp, khoản đầu tư vào Western Pacific và khai thác khoáng sản tiếp tục đóng góp lợi nhuận khả quan cho doanh nghiệp.
Cho cả năm 2024, VPBankS dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế của PC1 lần lượt đạt 9.895 tỷ đồng và 683 tỷ đồng, lần lượt tăng 27% và 75% so với năm 2023. Thu nhập mỗi cổ phần đạt 1.218 đồng/cổ phiếu, tăng 168% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, cổ phiếu QTP của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh được đánh giá có triển vọng tích cực do sản lượng điện sản xuất đạt mức cao với 7,73 tỷ kWh, trong khi đó chi phí sản xuất tiếp tục giảm.
Bên cạnh đó, đây là doanh nghiệp thường xuyên chi trả cổ tức tiền mặt ở mức hấp dẫn, từ 1.000 - 1.500 đồng/cổ phiếu. Theo đó lợi suất cổ tức có thể đạt mức 8%-10%/năm.
Về hoạt động kinh doanh năm 2024, VPBankS dự báo sản lượng điện của Nhiệt điện Quảng Ninh có thể thực hiện từ 7.750 – 7.800 triệu kWh. Doanh thu và lợi nhuận dự báo lần lượt đạt 11.892 tỷ đồng và 764 tỷ đồng, bằng 99% và 118% của năm 2023.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.