Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Cổ phiếu chăn nuôi nuôi kỳ vọng với triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp
Tăng nóng theo giá heo trên cả nước, không chỉ các doanh nghiệp chăn nuôi báo cáo kết quả kinh doanh tích cực, mà trên sàn chứng khoán, nhóm cổ phiếu này cũng ghi nhận diễn biến khá tích cực từ đầu năm trước khi có xu hướng đi ngang trong thời gian gần đây.
Trong quý 3/2024, giá heo hơi dao động quanh mốc 65.000 đồng/kg, có lúc vọt lên đến gần 70.000 đồng. Nhờ đó, đa phần các doanh nghiệp thuộc nhóm chăn nuôi heo đều báo lãi tăng mạnh trong quý này.
Chăn nuôi heo lãi khủng trong quý 3
Điển hình, “ông lớn” Dabaco (DBC) báo lãi ròng quý 3 tới 312 tỷ đồng, gấp 25 lần cùng kỳ. Dù mức nền so sánh là khá thấp, nhưng đây vẫn là mức lãi rất khủng của Dabaco, gần như ngang ngửa với thời kỳ 2020-2021.
Động lực tăng trưởng lợi nhuận của Dabaco chủ yếu đến từ việc giá heo hơi liên tục tăng từ đầu năm đến nay khi thị trường thiếu hụt nguồn cung sau các đợt bùng phát dịch tả heo châu Phi (ASF) và bão lụt nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Doanh nghiệp “heo ăn chay” CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (BAF) cũng có quý tăng trưởng tốt với 60 tỷ đồng lãi ròng, tăng 54% so với cùng kỳ. Một phần nguyên nhân là do doanh thu bán heo quý 3 gấp 2,3 lần cùng kỳ, đạt 856 tỷ đồng, chiếm 65% cơ cấu doanh thu, nhờ sản lượng bán heo tăng mạnh (163 ngàn con). Mặt khác, nhờ tự chủ sản xuất thức ăn chăn nuôi trong khi giá nguyên liệu rẻ hơn, giá vốn của Nông nghiệp BAF chỉ tăng nhẹ. Ngoài ra, tương tự Dabaco, doanh nghiệp kiểm soát tốt ảnh hưởng của dịch bệnh, và cũng hưởng lợi từ việc giá heo hơi duy trì ở mức cao.
Mảng nông nghiệp của Hoà Phát (HPG) cũng có kết quả thuận lợi với doanh thu tăng 21%, lên hơn 1,8 ngàn tỷ đồng, lãi sau thuế 281 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ.
Hai doanh nghiệp mảng chế biến cũng đạt kết quả tương đối tốt.
Cụ thể, Vissan (VSN) lãi 33 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ nhờ kiểm soát tốt chi phí.
Còn Masan Meatlife (MML) lần đầu có lời sau 2 năm liên tục thua lỗ. Công ty cho biết, doanh thu từ mảng thịt ủ mát và thịt chế biến có sự tăng trưởng. Đồng thời, chi phí sản xuất được kiểm soát tối ưu, đặc biệt là mảng trang trại gà và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm đã góp phần làm tăng lãi gộp.
Với Hoàng Anh Gia Lai (HAG), quý 3, doanh nghiệp lãi lớn với 332 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ trọng lớn trong doanh thu lại là từ bán trái cây (chuối, sầu riêng). Tuy vậy, doanh thu lại giảm tương đối mạnh với 24%, chỉ đạt 1,4 ngàn tỷ đồng, trong đó doanh số bán heo giảm sâu nhất với 52%, chỉ đạt 234 tỷ đồng, theo sau là doanh thu bán trái cây 912 tỷ đồng, giảm 11% và chiếm 64% tỷ trọng tổng doanh thu.
Lũy kế sau 9 tháng, Dabaco lãi 530 tỷ đồng, gấp 28 lần cùng kỳ; Nông nghiệp BAF lãi 214 tỷ đồng, gấp 4 lần; mảng nông nghiệp Hòa Phát lãi gấp hơn 7 lần, đạt 689 tỷ đồng.
Riêng Masan Meatlife tuy vẫn lỗ 72 tỷ đồng, nhưng là sự phục hồi mạnh so với cùng kỳ lỗ 318 tỷ đồng. Hơn nữa, doanh nghiệp đặt mục tiêu lỗ sau thuế 400 tỷ đồng trong năm 2024, nên kết quả này có thể xem là thành công.
Chờ “sóng” cổ phiếu cuối năm
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu chăn nuôi cũng diễn biến tương đối tích cực trong thời gian qua. Tăng nóng theo giá heo trên cả nước, cổ phiếu DBC đã tăng hơn 31% kể từ đầu năm 2024 cho tới chốt phiên 21/6 đứng ở mức 36.800 đồng/cp - vùng đỉnh giá 2 năm của cổ phiếu “ông trùm” chăn nuôi lợn này. Mặc dù ghi nhận đà điều chỉnh sau đó nhưng với mức hiện tại, thị giá DBC vẫn không “hao hụt” là mấy so với thời điểm đầu năm.
Cùng thời gian, các cổ phiếu của “đại gia” chăn nuôi khác như HAG, BAF… cũng vươn lên mức đỉnh cao rồi điều chỉnh dần nhưng nhìn chung không bị giảm quá mạnh.
Theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, kết quả kinh doanh quý 4/2024 của doanh nghiệp chăn nuôi dự kiến sẽ tiếp tục ở mức tích cực nhờ giá heo hơi neo cao kết hợp với giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm.
Chứng khoán DSC dự báo giá heo hơi sẽ duy trì ở mức cao trên 60.000 đồng/kg cho đến hết năm 2024 do nguồn cung heo khó có thể hồi phục ngay, khi việc tái đàn cần ít nhất 5 - 6 tháng để xuất chuồng, và nhập khẩu heo đang ở mức thấp.
Trong khi đó, giá ngũ cốc như ngô, đậu tương, lúa mì - nguyên liệu chính cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, đã giảm khoảng 20% so với đầu năm nay. Hiện, giá ngô, đậu tương, lúa mì chiếm 80% chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Không chỉ vậy, nguồn cung heo có khả năng bị hạn chế trong quý 4 có thể kéo giá heo đi lên, và là cơ hội cho các doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp bảo vệ được đàn bứt phá.
Theo ông Ngô Cao Cường, CFO của Nông nghiệp BAF, dịch ASF khiến nhiều trang trại phải bán tháo heo (hay heo chạy dịch), làm nguồn cung tăng lên trong ngắn hạn, rồi sau đó không còn heo để tái đàn. Ảnh hưởng này còn nghiêm trọng hơn sau bão Yagi hồi cuối tháng 9 vừa qua, vì nước lũ mang đến nguy cơ dịch bệnh cao.
Bên cạnh đó, nhiều trại tại miền Bắc bị ngập úng lâu ngày dẫn đến hư hỏng trang thiết bị, thậm chí sập và phải xây mới. Quá trình phục hồi sẽ mất nhiều thời gian, ít nhất từ 6 tháng đến hơn 1 năm để hoàn tất chuẩn bị, chưa tính thời gian nuôi heo để tái đàn. Do vậy, nguồn cung heo trong giai đoạn sắp tới sẽ thiếu hụt.
Về dài hạn, sự thay đổi của Luật Chăn nuôi được đánh giá là yếu tố tác động tích cực tới doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong thời gian tới.
Cụ thể, Luật Chăn nuôi nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư. Luật quy định, các địa phương có 5 năm kể từ khi Luật có hiệu lực để thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi không phù hợp (tức từ ngày 1/1/2025). Theo đó, hàng chục ngàn cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ điều kiện sẽ phải đóng cửa hoặc di dời, gây xáo trộn trong ngắn hạn. Trong khi các công ty lớn với chuỗi giá trị khép kín sẽ hưởng lợi từ việc giảm cạnh tranh không lành mạnh và tăng cường kiểm soát chất lượng, đồng thời mở rộng thị phần.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng cơ cấu sản xuất trong ngành này có sự dịch chuyển sang chăn nuôi chuyên nghiệp (thị phần tăng từ 30% lên 50-60%). Nguyên nhân là do thị phần nông hộ giảm bởi dịch bệnh, thua lỗ trong giai đoạn 2018-2024 và các doanh nghiệp chăn nuôi hiện đại đón đầu xu hướng theo các quy định mới của Luật Chăn nuôi. Theo đó, Nông nghiệp BAF và Tập đoàn Dabaco được đánh giá là 2 doanh nghiệp sẽ hưởng lợi lớn.
Quý 3/2024, CTCP Masan MEATLife M lãi ròng hơn 2 tỷ đồng, tích cực hơn đáng kể mức lỗ gần 72 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, chủ thương hiệu thịt ủ mát MEATDeli đánh dấu quý có lãi đầu tiên kể từ quý 1/2022.
Masan MEATLife có lãi trở lại kể từ lần gần nhất vào quý 1/2022
Trong quý 3/2024, Masan MEATLife mang về gần 1,936 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cải thiện đáng kể, từ 18.6% lên 26.8%, qua đó lãi gộp gần 518 tỷ đồng, tăng đến 47%.
Công ty cho biết, doanh thu từ mảng thịt ủ mát và thịt chế biến có sự tăng trưởng. Đồng thời, chi phí sản xuất được kiểm soát tối ưu, đặc biệt là mảng trang trại gà và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm đã góp phần làm tăng lãi gộp.
Ngoài tiết giảm chi phí giá vốn, Công ty còn giảm 27% chi phí tài chính còn gần 97 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng lại tăng mạnh 46% lên gần 381 tỷ đồng, do đẩy mạnh các chương trình quảng cáo khuyến mãi để thúc đẩy doanh thu.
Với các biến động kể trên, Công ty lãi sau thuế gần 20 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chịu lỗ gần 86 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên Masan MEATLife có lãi sau thuế kể từ lần gần nhất vào quý 1/2022. Sau khi khấu trừ lợi ích cổ đông thiểu số, Công ty lãi ròng hơn 2 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận gần 5,446 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 5% và lỗ sau thuế gần 60 tỷ đồng, ít hơn đáng kể khoản lỗ gần 434 tỷ đồng của cùng kỳ.
Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu đạt từ 7,100 tỷ đồng đến 7,800 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế trong khoảng chịu lỗ 400 tỷ đồng đến có lãi 100 tỷ đồng. Như vậy, kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm giúp Công ty tiến gần hơn đến doanh thu mục tiêu và vẫn đang đi đúng lộ trình lợi nhuận.
Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng năm 2024 của Masan MEATLifeĐvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
Cuối quý 3/2024, tổng tài sản của Masan MEATLife giảm nhẹ 3% so với đầu năm, ghi nhận hơn 12,371 tỷ đồng. Quy mô tài sản dù biến động nhẹ nhưng cơ cấu ghi nhận nhiều sự chuyển dịch lớn, đặc biệt là ở các khoản phải thu.
Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giảm đáng kể, với phải thu về cho vay ngắn hạn giảm 64% còn 985 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 13% còn gần 499 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khác giảm 71% còn hơn 71 tỷ đồng. Ngược lại, các khoản phải thu dài hạn lại tăng mạnh sau khi phát sinh mới hơn 1,606 tỷ đồng phải thu về cho vay dài hạn.
Tổng quy mô phải thu cuối quý 3 ở mức 3,456 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm và chiếm 28% tài sản.
Masan MEATLife dành hơn 2,114 tỷ đồng đầu tư dài hạn vào CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, UPCoM: VSN), không thay đổi nhiều so với đầu năm, quy mô tương ứng 17% tổng tài sản. Khoản đầu tư giúp Công ty sở hữu 24.94% vốn tại Vissan.
Nợ phải trả chiếm 65% tổng nguồn vốn, tương đương gần 8,012 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm.
Trong đó, Công ty vay nợ hơn 5,044 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm và chiếm 41% nguồn vốn. Công ty vừa vay nợ ngân hàng ở kỳ hạn ngắn và dài, bên cạnh phát hành trái phiếu MMLB2126001.
Masan MEATLife (trước đây là Masan Nutri-Science) được thành lập vào ngày 07/10/2011. Hiện nay, Masan MEATLife là công ty con của Masan Group (MSN).
Công ty phát triển mô hình tích hợp 3F (Feed - Farm - Food) thông qua việc đưa vào hoạt động nhà máy chăn nuôi heo công nghệ cao tại tỉnh Nghệ An và khởi công tổ hợp chế biến thịt tại tỉnh Hà Nam. Vào quý 4/2018, Masan MEATLife đã tung ra thành công sản phẩm thịt ủ mát MEATDeli, đánh dấu hoàn thành chuỗi giá trị thịt tích hợp 3F.
Trong tháng 10 - 11/2020, Công ty khánh thành tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Sài Gòn trị giá 1,800 tỷ đồng tại tỉnh Long An, đồng thời mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm thông qua việc rót vốn 613 tỷ đồng để sở hữu 51% CTCP 3F Việt.
Tháng 11/2021, Công ty chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi và hợp tác chiến lược với Công ty TNHH De Heus (công ty con của Royal De Heus Group của Hà Lan). Theo đó, De Heus Việt Nam tiếp quản mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi và đầu tư vào chuỗi cung ứng đạm động vật tại Việt Nam. Với thỏa thuận hợp tác này, Công ty đã hoàn tất chuyển đổi trở thành doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm thịt có thương hiệu.
Huy Khải
FILI
CTCP Tập đoàn Masan công bố BCTC quý 3/2024 với lãi 701 tỷ đồng trong quý 3/2024, đạt 130% kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng.
“Quý 3/2024, WinCommerce và Masan MEATLife đã đạt lợi nhuận sau thuế dương và là động lực then chốt giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Xu hướng này sẽ tăng tốc hơn nữa khi chúng tôi tiếp tục thực hiện các phát kiến chiến lược trong trung hạn. Masan Consumer tiếp tục đà tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hai con số và đang bước vào giai đoạn tăng tốc khi các xu hướng cao cấp hóa, đổi mới sản phẩm và tiêu dùng bên ngoài gia đình tăng lên. Với đà này, tôi tin rằng Masan sẽ tiến gần đến kế hoạch lợi nhuận sau thuế theo kịch bản tích cực là 2,000 tỷ đồng. Chúng tôi đã và đang tập trung kết hợp toàn bộ nền tảng tiêu dùng bán lẻ của mình, hướng đến mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hợp nhất hai chữ số cho năm 2025", Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.
Cụ thể, doanh thu thuần của Masan Group đạt 21,487 tỷ đồng, tăng 6.6% so với mức 20,155 tỷ đồng trong quý 3/2023, nhờ sự tăng trưởng bền vững từ các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ giúp bù đắp lại hoạt động tái cấu trúc mảng gà trang trại của MML và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn tạm thời của MHT.
EBITDA đạt 4,233 tỷ đồng, tăng 13.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng đáng kể này được thúc đẩy bởi đà tăng lợi nhuận của tất cả mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ.
Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 701 tỷ đồng, tăng 1,349% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này là thành quả của khả năng sinh lời mạnh mẽ xuyên suốt các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ và 788 tỷ đồng cải thiện nhờ chi phí lãi vay ròng giảm và việc không phát sinh chi phí do biến động tỷ giá hối đoái.
Masan đã phòng ngừa rủi ro 100% khoản vay USD dài hạn kể từ đầu năm, điều này đã giúp cho Masan giữ vững được kết quả kinh doanh trước những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá giúp LNST sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) tăng 511 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí lãi vay ròng cải thiện 277 tỷ đồng nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và nguồn vốn tăng thêm trong kỳ.
Mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ duy trì đà tăng trưởng tích cực cùng với lợi nhuận cao hơn của các hoạt động ngoài ngành.
Cụ thể, Masan Consumer Corporation (UpCOM: MCH) đạt doanh thu tăng 10.4% so với cùng kỳ, đạt 7,987 tỷ đồng. Con số tích cực này được đóng góp bởi chiến lược cao cấp hóa được triển khai trong ngành hàng thực phẩm tiện lợi và gia vị giúp đạt tăng trưởng lần lượt 11% và 6.7%; và hoạt động đổi mới trong ngành hàng đồ uống và chăm sóc gia đình và cá nhân giúp đạt tăng trưởng lần lượt 18.8% và 12.4%.
MCH tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46.8%, cao hơn 20 điểm cơ bản so với qúy 3/2023 nhờ triển khai chiến lược cao cấp hóa trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi thông qua việc kết hợp các sản phẩm có biên lợi nhuận cao và chiến lược giá phù hợp tại các danh mục sản phẩm phụ quan trọng, trong khi chi phí vật liệu và bao bì tăng.
MCH có chiến lược giảm các hoạt động xúc tiến thương mại để đầu tư vào các hoạt động có tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao hơn như phát triển kênh mới và tiếp thị xây dựng thương hiệu, giúp tối ưu hóa chi phí hoạt động trên doanh thu thêm 70 điểm cơ bản. Theo đó, biên lợi nhuận sau thuế (LNST) sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI margin) ghi nhận 25.9%, tăng 90 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng tồn kho tại các nhà phân phối duy trì ở mức ổn định là 14 ngày.
WinCommerce (WCM) ghi nhận doanh thu tăng 9.1% trong quý 3/2024, đạt 8,603 tỷ đồng trên toàn mạng lưới, được đóng góp chủ yếu bởi các mô hình cửa hàng mới WIN (phục vụ người mua sắm ở thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ cho người mua sắm ở nông thôn), đạt mức tăng LFL so với cùng kỳ lần lượt 12.5% và 11.5%. Mô hình cửa hàng truyền thống tăng 8%. LNST của WCM đạt con số dương là 20 tỷ đồng trong quý 32024, lần đầu tiên kể từ thời kỳ COVID. Đây là dấu hiệu rõ ràng của một lộ trình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới.
Tính đến tháng 9 năm 2024, WCM vận hành 3,733 cửa hàng WCM, mở ròng thêm 60 cửa hàng mới kể từ quý 2/2024. Công tác mở cửa hàng mới đã và đang được đẩy mạnh trở lại. Tăng trưởng LFL tiếp tục được cải thiện, các mô hình cửa hàng mới với giá trị khác biệt và vượt trội cho khách hàng giúp WCM linh hoạt hơn trong việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng.
Các siêu thị WinMart đạt lợi nhuận hoạt động (EBIT) dương trong khi tăng trưởng doanh thu không thay đổi, chủ yếu nhờ tỷ lệ hao hụt được cải thiện.
Masan MEATLife (MML) ghi nhận mức tăng EBIT 43 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 105 tỷ đồng so với cùng kỳ cho LNST trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) trong quý 3/2024. Đây là quý thứ ba liên tiếp MML báo cáo EBIT dương và quý đầu tiên đạt NPAT Pre-MI dương (20 tỷ đồng) kể từ năm 2023. Kết quả tích cực này được thúc đẩy bởi doanh số mảng thịt chế biến tăng lên đồng thời được hưởng lợi từ giá thị trường thịt gà và thịt lợn cao hơn. Trong quý 3/2024, doanh thu mảng thịt bao gồm thịt lợn tươi, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ trong khi doanh thu mảng trang trại giảm 28.2% so với cùng kỳ do MML triển khai chiến lược tái cấu trúc mảng gà trang trại và tập trung hơn vào chuỗi giá trị ở hạ nguồn. Nhờ đó, doanh thu của MML tăng nhẹ 1.7% lên 1,936 tỷ đồng.
MML tiếp tục sứ mệnh cách mạng hóa thị trường thịt chế biến đang phát triển của Việt Nam bằng các sản phẩm thơm ngon, tốt cho sức khỏe, chất lượng cao, với hai thương hiệu mạnh là Ponnie và Heo Cao Bồi. Hai thương hiệu này đã đạt được xấp xỉ 50% thị phần trong thị trường sản phẩm xúc xích tiệt trùng.
Việc triển khai những đổi mới sản phẩm giúp đóng góp 130 tỷ đồng, là động lực chính cho mức tăng 19.4% của mảng thịt chế biến. Theo đó, trọng tâm chiến lược là đa dạng hóa các sản phẩm để mở rộng cơ hội tiêu dùng.
Việc sử dụng thịt lợn để làm thịt chế biến đã tăng từ 5.8% trong quý 3/2023 lên 7.4%, phù hợp với chiến lược của MML nhằm tăng biên lợi nhuận gộp chung và tăng cường phát triển liên kết theo chiều dọc.
Việc tái cấu trúc mảng trang trại là nỗ lực của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro trong thị trường trang trại đầy biến động, đồng thời duy trì mảng này ở quy mô phù hợp để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô không bị gián đoạn cho nhu cầu sản xuất thịt trong nước.
Doanh thu thuần của Phúc Long Heritage (PLH) tăng 12.8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 425 tỷ đồng, chủ yếu nhờ đóng góp từ 21 cửa hàng mới ngoài WCM được mở trong cùng quý. PLH hiện vận hành 174 cửa hàng trên toàn quốc. Doanh thu LFL hàng ngày của các cửa hàng PLH ngoài WCM tăng 2%.
EBIT của Masan High-Tech Materials (MHT) giảm 117 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là do nhu cầu thị trường thấp hơn, hoạt động doanh nghiệp bị gián đoạn do cơn bão Yagi và kế hoạch bảo trì nhà máy trong bối cảnh được thuận lợi về giá bán trên thị trường.
Ban lãnh đạo đã và đang tập trung vào việc bán lượng đồng tồn kho. Theo đó, tổng doanh số bán đồng trong quý 4/2024 dự kiến nhiều hơn tổng doanh số bán trong 9 tháng đầu năm 2024. Việc bán H.C. Starck cho Mitsubishi Materials Corporation với giá mua cổ phần là 134.5 triệu USD dự kiến sẽ hoàn tất trước cuối năm 2024. Khi đó, MHT dự kiến sẽ được hưởng lợi từ việc tăng LNST trong dài hạn lên 20 - 30 triệu USD. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được sử dụng để giảm nợ của MHT, đồng thời việc bán HCS cũng giúp MHT được giải tỏa khỏi khoản nợ từ quỹ hưu trí của HCS với giá trị khoảng 196 triệu USD tính đến quý 3/2024.
Về Techcombank - công ty liên kết của Masan, đóng góp 1,136 tỷ đồng vào EBITDA, tăng 8.7% cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh quý 3 và lũy kế 9 tháng năm 2024 của Masan GroupĐvt: Tỷ đồngNguồn: Masan Group
Nhiều triển vọng cho quý 4
Đạt 2,726 tỷ đồng LNST trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) và 1,308 tỷ đồng LNST sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) trong 9 tháng năm 2024, MSN đã hoàn thành 130.8% kế hoạch LNST kịch bản cơ sở được cổ đông phê duyệt vào đầu năm.
Ban lãnh đạo Tập đoàn cho biết sẽ tiếp tục cải thiện kết quả kinh doanh trong quý 4/2024 với kỳ vọng tiến gần đến kế hoạch lợi nhuận kịch bản tích cực của năm 2024 nhờ vào các trọng tâm chiên lược: Tiếp tục tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận với trọng tâm là mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi; Tối ưu hóa chương trình Hội viên WIN để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và các thương hiệu đối tác của Masan; Giảm nợ hơn nữa để cải thiện bảng cân đối kế toán và giảm chi phí tài chính; Giảm sở hữu ở các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành trong khi vẫn duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ.
Với MCH, Tập đoàn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu trong quý 4/2024 bằng cách tiếp tục thực hiện chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng Gia vị và Thực phẩm tiên lợi, thực hiện các đổi mới trong ngành hàng đồ uống, chăm sóc gia đình và cá nhân và cà phê hòa tan, đồng thời tinh giản các SKU hoạt động kém hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận.
Tiếp tục đạt LNST dương tại WCM, đẩy mạnh tăng trưởng LFL đồng thời tăng tốc độ mở cửa hàng để đạt xấp xỉ 100 cửa hàng mở mới mỗi quý. WCM sẽ tiếp tục củng cố vị thế ở khu vực nông thôn với mô hình WinMart+ Rural đã chứng minh thành công.
Tập đoàn cũng đầu tư thêm vào nguồn lợi nhuận dài hạn từ mảng thịt chế biến để đạt được lợi nhuận bền vững tại MML; Cải thiện tăng trưởng LFL và tích hợp vào chương trình Hội viên WIN để tối ưu hóa biên lợi nhuận của Phúc Long; Hoàn tất thương vụ bán HCS để giảm đòn bẩy tài chính, bán lượng đồng tồn kho, tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động.
FILI
Việc giá heo hơi tăng cao so với cùng kỳ năm trước đáng lẽ đã giúp các doanh nghiệp chăn nuôi heo công nghiệp trải qua nửa đầu năm 2024 thuận lợi. Tuy nhiên, khi mổ xẻ sâu hơn, không phải doanh nghiệp nào cũng “nở hoa”.
Quý 2/2023, giá heo hơi trung bình cả nước tăng mạnh đến mức đỉnh của năm, trung bình khoảng 55,000 đồng/kg heo xuất chuồng. Tuy nhiên, giá heo sau đó lao dốc mạnh, dò đáy quanh mốc 45,000 đồng/kg, trước khi tăng lại khoảng 49,000 đồng/kg tại quý 4/2023.
Năm 2024, câu chuyện diễn ra theo chiều ngược lại. Tại quý 1, giá heo hơi bật tăng lên ngưỡng trên 60,000 đồng/kg và tại quý 2 tiếp tục neo cao quanh ngưỡng 65,000 đồng/kg, tức tăng khoảng 18% so với cùng kỳ. Với mức tăng này, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo cũng tỏ ra bừng sáng trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, khi mổ xẻ sâu hơn, không phải cái tên nào cũng hưởng lợi.
Kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo trong quý 2/2024
Dẫn đầu về lợi nhuận trong nhóm chăn nuôi heo là HAG của “bầu Đức” khi lãi ròng tới 270 tỷ đồng trong quý 2, gấp gần 2.4 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu từ mảng trái cây (cụ thể là xuất khẩu chuối), với doanh thu tới hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ.
Còn với mảng heo, HAG chỉ đạt 320 tỷ đồng doanh thu trong quý 2, thấp hơn cùng kỳ 28%. Dẫu vậy, giá vốn cũng giảm tới 40% (nhiều khả năng do hưởng lợi từ giá thức ăn chăn nuôi rẻ) nên lãi gộp mảng này được cải thiện mạnh tới 68%, đạt 86 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh của HAG
Xếp thứ 2 là mảng nông nghiệp của HPG, tăng trưởng cả về doanh thu (1,542 tỷ đồng, tăng 4%) và lợi nhuận (225 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ) trong quý 2. Mảng này đóng góp lợi nhuận cao thứ 2 cho HPG, gấp 4 lần bất động sản và chỉ đứng sau mảng thép cốt lõi.
BAF cũng là cái tên nổi bật trong quý 2. Dù doanh thu đi lùi 25%, doanh nghiệp “heo ăn chay” lãi ròng 34 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Điểm đáng nói là việc doanh thu sụt giảm thực chất do BAF thu hẹp quy mô mảng bán nông sản, còn mảng chăn nuôi heo ghi nhận sự tăng trưởng mạnh với doanh thu gấp 4.7 lần cùng kỳ.
Doanh nghiệp cho biết, việc chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi từ 2 nhà máy cám chay, cũng như lứa heo bán ra trong quý 2 được ghi nhận với giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi “rẻ” trong nửa cuối 2023, đã giúp giá vốn giảm. Biên lãi gộp được cải thiện từ 5.8% lên 14.2%.
BAF đạt lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý 2/2024
Trong khi đó, Dabaco lại có kết quả đi lùi với lợi nhuận rơi tới 55%, chỉ đạt 144 tỷ đồng. Thực tế, mức giảm này phần lớn do quý 2/2023 có thêm 754 tỷ đồng doanh thu từ bất động sản, nhưng mảng heo của “trùm chăn nuôi” cũng chịu ảnh hưởng vì giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi biến động và tình hình dịch bệnh (dịch tả heo châu Phi - ASF) diễn biến phức tạp.
Tình hình kinh doanh của Dabaco
Dù tỏ ra phân hóa trong quý 2, nhìn chung nhóm chăn nuôi vẫn đi qua nửa đầu năm 2024 với kết quả tươi sáng. HAG lãi ròng 485 tỷ đồng, tăng trưởng 27%; mảng nông nghiệp của HPG lãi đậm 408 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 63 tỷ đồng); Dabaco lãi 218 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lợi nhuận 6 tỷ đồng cùng kỳ; hay BAF lãi 154 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ.
Trong khi đó, VSN đón kết quả tiêu cực sau nửa đầu năm với lãi ròng 56 tỷ đồng, đi lùi 11%. Nguyên nhân do sản lượng bán giảm. Hơn nữa, là một doanh nghiệp chế biến thực phẩm, VSN lại chịu ảnh hưởng tiêu cực vì giá heo hơi đầu vào tăng cao so với cùng kỳ.
Masan Meatlife M lỗ ròng 74 tỷ đồng sau nửa năm, cũng là đơn vị duy nhất báo lỗ. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy sự phục hồi đáng kể, bởi cùng kỳ Doanh nghiệp lỗ ròng hơn 246 tỷ đồng. Nguyên nhân do có thêm các khoản lợi nhuận được chia từ công ty con, ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính.
Kết quả kinh doanh của nhóm chăn nuôi heo sau nửa đầu năm 2024
Dấu hỏi về khả năng tăng trưởng bùng nổ
Từ quý 1/2024, với việc giá heo hơi bước vào đà tăng, ngành chăn nuôi heo đã nhận được nhiều kỳ vọng. Trong đó, một số công ty chứng khoán và bản thân các doanh nghiệp cho rằng, giá heo hơi trung bình cả nước có thể lên tới 70,000 đồng/kg trong quý 2. Như MBS dự báo giá heo thậm chí có thể lên 75,000 đồng/kg, là động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo vì nguồn cung nội địa thiếu hụt. Đồng thời, mảng thức ăn chăn nuôi duy trì sự ổn định nhờ vào giá nguyên liệu đầu vào ổn định ở mức thấp cùng tỷ lệ tái đàn của hộ chăn nuôi gia tăng, giúp cho sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ tăng khoảng 5% so với năm 2023.
Chung nhận định, TPS cho rằng, giá heo có xu hướng tăng nhờ nhu cầu lớn hơn trong bối cảnh nguồn cung chưa tái đàn kịp thời sau dịch ASF. Công ty cũng kỳ vọng giá tăng lên khoảng 70,000 đồng/kg vào cuối quý 2, do doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang trong quá trình tái đàn sau đợt dịch ASF và cần khoảng thời gian ít nhất đến cuối năm mới có nguồn cung mới ra thị trường.
Nhưng thực tế, từ sau quý 2, diễn biến giá heo không như kỳ vọng. Đà tăng giá đang có xu hướng chững lại, thậm chí giảm nhẹ. Cập nhật tại ngày 12/8, giá heo hơi trung bình cả nước đang là 63,400 đồng/kg. Do vậy, mức tăng trưởng lớn cho ngành chăn nuôi heo dựa trên giá kỳ vọng thời gian trước đây dường như trở nên khó chạm đến, nếu diễn biến giá heo trong thời gian tới vẫn như hiện tại.
Dù vậy, tiềm năng tăng trưởng của ngành heo nhìn chung vẫn tỏ ra ổn định trong trung và dài hạn. Theo TPS, Việt Nam nằm trong top các nước tiêu thụ thịt heo nhiều nhất châu Á. Trong đó, năm 2023 đạt 27.7 kg/người/năm và dự kiến sản lượng heo tiêu thụ theo dự báo của USDA năm 2024 là 3.8 triệu tấn, tăng 3.9% so với năm 2023. USDA cũng dự báo, Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng trưởng mạnh về tiêu thụ thịt heo trong giai đoạn 2023-2030, với kỳ vọng mức tăng là 30%.
Thị trường thức ăn chăn nuôi cũng tỏ ra tích cực. Nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta phần lớn từ nhập khẩu, chiếm khoảng 65% tổng cầu cả nước. Theo TPS, triển vọng sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước rất khả quan. Khi thu nhập người tiêu dùng gia tăng, sẽ thúc đẩy sử dụng nhiều hơn các sản phẩm chăn nuôi, qua đó giúp tăng sức tiêu thụ thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, xu hướng chăn nuôi trang trại ngày càng tăng cũng là cơ hội cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Trong ngắn và trung hạn, một số doanh nghiệp thực hành chăn nuôi bài bản, kiểm soát dịch bệnh tốt sẽ được hưởng lợi nhờ có heo để bán. Nhóm chăn nuôi nhỏ lẻ - vốn chiếm phần lớn thị trường chăn nuôi hiện nay - là bên chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch ASF.
“Khi giá heo thấp, người dân không đủ vốn nên không thể tái đàn (do đã dồn vào vụ trước và chịu ảnh hưởng từ ASF). Hơn nữa, nếu muốn chăn nuôi theo công nghiệp, phải đầu tư bài bản, bỏ ra số tiền lớn (gần 200 tỷ đồng) để xây chuồng trại sinh học. Nếu tự làm, không đạt chuẩn, thiệt hại từ dịch bệnh có thể mất trắng, không thể tái đàn, khiến nguồn cung khan hiếm. Lúc này, những bên chăn nuôi công nghiệp có nguồn cung cho thị trường sẽ thắng” - trích lời ông Ngô Cao Cường, Giám đốc tài chính của BAF.
Châu An
FILI
Nửa năm lạ kỳ của nhóm doanh nghiệp chăn nuôi heo
Việc giá heo hơi tăng cao so với cùng kỳ năm trước đáng lẽ đã giúp các doanh nghiệp chăn nuôi heo công nghiệp trải qua nửa đầu năm 2024 thuận lợi. Tuy nhiên, khi mổ xẻ sâu hơn, không phải doanh nghiệp nào cũng “nở hoa”.
Quý 2/2023, giá heo hơi trung bình cả nước tăng mạnh đến mức đỉnh của năm, trung bình khoảng 55,000 đồng/kg heo xuất chuồng. Tuy nhiên, giá heo sau đó lao dốc mạnh, dò đáy quanh mốc 45,000 đồng/kg, trước khi tăng lại khoảng 49,000 đồng/kg tại quý 4/2023.
Năm 2024, câu chuyện diễn ra theo chiều ngược lại. Tại quý 1, giá heo hơi bật tăng lên ngưỡng trên 60,000 đồng/kg và tại quý 2 tiếp tục neo cao quanh ngưỡng 65,000 đồng/kg, tức tăng khoảng 18% so với cùng kỳ. Với mức tăng này, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo cũng tỏ ra bừng sáng trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, khi mổ xẻ sâu hơn, không phải cái tên nào cũng hưởng lợi.
Kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo trong quý 2/2024
Dẫn đầu về lợi nhuận trong nhóm chăn nuôi heo là HAG của “bầu Đức” khi lãi ròng tới 270 tỷ đồng trong quý 2, gấp gần 2.4 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu từ mảng trái cây (cụ thể là xuất khẩu chuối), với doanh thu tới hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ.
Còn với mảng heo, HAG chỉ đạt 320 tỷ đồng doanh thu trong quý 2, thấp hơn cùng kỳ 28%. Dẫu vậy, giá vốn cũng giảm tới 40% (nhiều khả năng do hưởng lợi từ giá thức ăn chăn nuôi rẻ) nên lãi gộp mảng này được cải thiện mạnh tới 68%, đạt 86 tỷ đồng.
Xếp thứ 2 là mảng nông nghiệp của HPG, tăng trưởng cả về doanh thu (1,542 tỷ đồng, tăng 4%) và lợi nhuận (225 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ) trong quý 2. Mảng này đóng góp lợi nhuận cao thứ 2 cho HPG, gấp 4 lần bất động sản và chỉ đứng sau mảng thép cốt lõi.
BAF cũng là cái tên nổi bật trong quý 2. Dù doanh thu đi lùi 25%, doanh nghiệp “heo ăn chay” lãi ròng 34 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Điểm đáng nói là việc doanh thu sụt giảm thực chất do BAF thu hẹp quy mô mảng bán nông sản, còn mảng chăn nuôi heo ghi nhận sự tăng trưởng mạnh với doanh thu gấp 4.7 lần cùng kỳ.
Doanh nghiệp cho biết, việc chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi từ 2 nhà máy cám chay, cũng như lứa heo bán ra trong quý 2 được ghi nhận với giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi “rẻ” trong nửa cuối 2023, đã giúp giá vốn giảm. Biên lãi gộp được cải thiện từ 5.8% lên 14.2%.
Trong khi đó, Dabaco (HOSE: DBC) lại có kết quả đi lùi với lợi nhuận rơi tới 55%, chỉ đạt 144 tỷ đồng. Thực tế, mức giảm này phần lớn do quý 2/2023 có thêm 754 tỷ đồng doanh thu từ bất động sản, nhưng mảng heo của “trùm chăn nuôi” cũng chịu ảnh hưởng vì giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi biến động và tình hình dịch bệnh (dịch tả heo châu Phi - ASF) diễn biến phức tạp.
Dù tỏ ra phân hóa trong quý 2, nhìn chung nhóm chăn nuôi vẫn đi qua nửa đầu năm 2024 với kết quả tươi sáng. HAG lãi ròng 485 tỷ đồng, tăng trưởng 27%; mảng nông nghiệp của HPG lãi đậm 408 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 63 tỷ đồng); Dabaco lãi 218 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lợi nhuận 6 tỷ đồng cùng kỳ; hay BAF lãi 154 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ.
Trong khi đó, VSN đón kết quả tiêu cực sau nửa đầu năm với lãi ròng 56 tỷ đồng, đi lùi 11%. Nguyên nhân do sản lượng bán giảm. Hơn nữa, là một doanh nghiệp chế biến thực phẩm, VSN lại chịu ảnh hưởng tiêu cực vì giá heo hơi đầu vào tăng cao so với cùng kỳ.
Masan Meatlife (UPCoM: MML) lỗ ròng 74 tỷ đồng sau nửa năm, cũng là đơn vị duy nhất báo lỗ. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy sự phục hồi đáng kể, bởi cùng kỳ Doanh nghiệp lỗ ròng hơn 246 tỷ đồng. Nguyên nhân do có thêm các khoản lợi nhuận được chia từ công ty con, ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính.
Kết quả kinh doanh của nhóm chăn nuôi heo sau nửa đầu năm 2024
Dấu hỏi về khả năng tăng trưởng bùng nổ
Từ quý 1/2024, với việc giá heo hơi bước vào đà tăng, ngành chăn nuôi heo đã nhận được nhiều kỳ vọng. Trong đó, một số công ty chứng khoán và bản thân các doanh nghiệp cho rằng, giá heo hơi trung bình cả nước có thể lên tới 70,000 đồng/kg trong quý 2. Như MBS dự báo giá heo thậm chí có thể lên 75,000 đồng/kg, là động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo vì nguồn cung nội địa thiếu hụt. Đồng thời, mảng thức ăn chăn nuôi duy trì sự ổn định nhờ vào giá nguyên liệu đầu vào ổn định ở mức thấp cùng tỷ lệ tái đàn của hộ chăn nuôi gia tăng, giúp cho sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ tăng khoảng 5% so với năm 2023.
Chung nhận định, TPS cho rằng, giá heo có xu hướng tăng nhờ nhu cầu lớn hơn trong bối cảnh nguồn cung chưa tái đàn kịp thời sau dịch ASF. Công ty cũng kỳ vọng giá tăng lên khoảng 70,000 đồng/kg vào cuối quý 2, do doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang trong quá trình tái đàn sau đợt dịch ASF và cần khoảng thời gian ít nhất đến cuối năm mới có nguồn cung mới ra thị trường.
Nhưng thực tế, từ sau quý 2, diễn biến giá heo không như kỳ vọng. Đà tăng giá đang có xu hướng chững lại, thậm chí giảm nhẹ. Cập nhật tại ngày 12/8, giá heo hơi trung bình cả nước đang là 63,400 đồng/kg. Do vậy, mức tăng trưởng lớn cho ngành chăn nuôi heo dựa trên giá kỳ vọng thời gian trước đây dường như trở nên khó chạm đến, nếu diễn biến giá heo trong thời gian tới vẫn như hiện tại.
Dù vậy, tiềm năng tăng trưởng của ngành heo nhìn chung vẫn tỏ ra ổn định trong trung và dài hạn. Theo TPS, Việt Nam nằm trong top các nước tiêu thụ thịt heo nhiều nhất châu Á. Trong đó, năm 2023 đạt 27.7 kg/người/năm và dự kiến sản lượng heo tiêu thụ theo dự báo của USDA năm 2024 là 3.8 triệu tấn, tăng 3.9% so với năm 2023. USDA cũng dự báo, Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng trưởng mạnh về tiêu thụ thịt heo trong giai đoạn 2023-2030, với kỳ vọng mức tăng là 30%.
Thị trường thức ăn chăn nuôi cũng tỏ ra tích cực. Nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta phần lớn từ nhập khẩu, chiếm khoảng 65% tổng cầu cả nước. Theo TPS, triển vọng sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước rất khả quan. Khi thu nhập người tiêu dùng gia tăng, sẽ thúc đẩy sử dụng nhiều hơn các sản phẩm chăn nuôi, qua đó giúp tăng sức tiêu thụ thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, xu hướng chăn nuôi trang trại ngày càng tăng cũng là cơ hội cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Trong ngắn và trung hạn, một số doanh nghiệp thực hành chăn nuôi bài bản, kiểm soát dịch bệnh tốt sẽ được hưởng lợi nhờ có heo để bán. Nhóm chăn nuôi nhỏ lẻ - vốn chiếm phần lớn thị trường chăn nuôi hiện nay - là bên chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch ASF.
“Khi giá heo thấp, người dân không đủ vốn nên không thể tái đàn (do đã dồn vào vụ trước và chịu ảnh hưởng từ ASF). Hơn nữa, nếu muốn chăn nuôi theo công nghiệp, phải đầu tư bài bản, bỏ ra số tiền lớn (gần 200 tỷ đồng) để xây chuồng trại sinh học. Nếu tự làm, không đạt chuẩn, thiệt hại từ dịch bệnh có thể mất trắng, không thể tái đàn, khiến nguồn cung khan hiếm. Lúc này, những bên chăn nuôi công nghiệp có nguồn cung cho thị trường sẽ thắng” - trích lời ông Ngô Cao Cường, Giám đốc tài chính của BAF.
CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, UPCoM: VSN) thông báo trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 6% (600 đồng/cp), ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/08/2024, dự kiến thanh toán vào ngày 10/10/2024.
Với hơn 80.9 triệu cp đang lưu hành, ước tính Vissan cần chi gần 49 tỷ đồng để hoàn tất đợt trả cổ tức này. Nếu triển khai thành công, Vissan sẽ hoàn thành kế hoạch chia cổ tức năm 2023 đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua.
Cơ cấu cổ đông của Vissan cô đặc khi chỉ với hai cổ đông lớn là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) và CTCP Masan MeatLife M đã nắm giữ đến 92.71% vốn, tương ứng lượng lớn cổ tức năm 2023 sẽ chảy về túi hai cổ đông này, trong trường hợp không có gì thay đổi.
Trong đó, Satra với 67.77% sở hữu sẽ thu về gần 33 tỷ đồng, còn MML với 24.94% sở hữu sẽ thu về hơn 12 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VSN sau đợt bùng nổ về giá và khối lượng trong tháng 6 đã quay trở lại quỹ đạo quen thuộc. Kết phiên gần nhất 02/08, VSN có giá 19,500 đồng/cp, giảm hơn 11% so với đầu năm, thanh khoản trung bình hơn 3.3 ngàn cp/ngày.
Giá cổ phiếu VSN quay lại quỹ đạo cũ sau giai đoạn bùng nỗ ngắn ngủi
Cách đây ít ngày, VSN cũng đã công bố BCTC quý 2/2024 cho thấy bức tranh kinh doanh suy giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, ông lớn ngành xúc xích ghi nhận doanh thu thuần gần 721 tỷ đồng, giảm 11%. Theo Vissan thuyết minh, đóng góp chính vào doanh thu vẫn đến từ kinh doanh thực phẩm, bên cạnh một phần nhỏ từ kinh doanh hàng công nghệ phẩm và sản phẩm khác.
Sau cùng, Vissan lãi ròng gần 27 tỷ đồng, giảm gần 5%; qua đó lãi ròng 6 tháng đầu năm đạt gần 56 tỷ đồng, giảm 11%.
Huy Khải
FILI
Bài dịch vụ
“Masan Consumer tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng hai con số cho cả doanh thu và lợi nhuận, đồng thời các nền tảng tiêu dùng khác cũng đạt mức sinh lời bền vững – WinCommerce đã mang về lợi nhuận trong tháng 6 và Masan MEATLife ghi nhận EBIT dương quý thứ hai liên tiếp. Chúng tôi tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2024, tăng trưởng trong cả ngắn hạn và trung hạn để tạo ra giá trị vượt trội cho cổ đông của công ty”, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan chia sẻ.
Khách mời trải nghiệm hệ thống cửa hàng WiN với thông điệp “Trọn vẹn điều bạn cần - All you need”
Lãi tăng gần 400% trong quý 2/2024
Theo BCTC quý 2/2024 vừa được công bố, MSN ghi nhận 20,134 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 8% so với mức 18,609 tỷ đồng trong quý 2/2023, nhờ kết quả kinh doanh khả quan ở các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi.
EBITDA đạt 3,823 tỷ đồng, tăng gần 21%. Kết quả tích cực này được thúc đẩy bởi sự phục hồi của TCB và MHT. Trong khi đó, tất cả các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi đều duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận tích cực.
Lợi nhuận sau thuế Post-MI (Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số) là 503 tỷ đồng, tăng gần 379% và cao hơn kết quả 419 tỷ đồng của cả năm 2023. Đây là thành quả của sự cải thiện xuyên suốt các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ, sự phục hồi của các hoạt động hoặc mảng không cốt lõi và chi phí tài chính ròng giảm 138 tỷ đồng.
Xét theo từng mảng, kinh doanh tiêu dùng bán lẻ của MSN duy trì đà tăng trưởng bền vững với sự phục hồi của các mảng không cốt lõi.
Với Masan Consumer Corporation (MSC), doanh thu đạt 7,387 tỷ đồng trong quý 2, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này được đóng góp bởi ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và cà phê với mức tăng lần lượt gần 21%, gần 18% và 16%. MSC tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46.3%. Kết quả này có được nhờ vào các thương hiệu mạnh, tăng tốc chiến lược cao cấp hóa giúp có mức giá bán cao trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu thô thấp hơn ở ngành hàng thực phẩm tiện lợi. MSC đạt biên lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT- Pre MI) ở mức 24.2%.
WinCommerce (WCM) ghi nhận doanh thu tăng trưởng hơn 9% so với cùng kỳ, đạt 7,844 tỷ đồng trên toàn mạng lưới. Đây là thành quả của công tác nâng cấp, cải tiến cửa hàng WiN (hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ người tiêu dùng ở khu vực ở nông thôn). Hai mô hình cửa hàng này đạt hiệu quả vượt trội so với mô hình truyền thống với mức tăng trưởng LFL lần lượt là hơn 6% và gần 11% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng LFL của WCM tăng tốc gần 7% trong quý 2 và gần 10% riêng trong tháng 6 nhờ vào lượng khách đến cửa hàng tăng. WCM ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương trong tháng 6. Đây là dấu hiệu rõ ràng của một lộ trình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 6, WCM vận hành 3,673 điểm bán, mở 40 cửa hàng mới kể từ tháng 12/2023. Ban lãnh đạo thận trọng trong bối cảnh điều kiện kinh doanh còn nhiều bất định. WCM dự kiến sẽ đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng trong nửa cuối năm 2024.
Trong quý 2, WCM ghi nhận 172 tỷ đồng EBITDA, tăng hơn 11% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ lợi nhuận một lần từ việc thí điểm phân phối sản phẩm tài chính trong năm 2023, EBITDA tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Masan MEATLife (MML) ghi nhận EBIT tăng 105 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây là quý thứ hai liên tiếp MML đạt EBIT dương. Đóng góp tích cực vào kết quả này là doanh thu từ mảng thịt chế biến tăng lên nhờ những thuận lợi như thịt gà, thịt lợn tăng giá và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm. MML tiếp tục sứ mệnh chuyển đổi và phát triển tối đa ngành thịt chế biến của Việt Nam bằng các sản phẩm thơm ngon, tốt cho sức khỏe, chất lượng cao, không phụ gia với hai “Love brand” là Ponnie và Heo Cao Bồi. Hai thương hiệu này đã đạt được xấp xỉ 50% thị phần trong thị trường sản phẩm xúc xích tiệt trùng.
Doanh thu thuần của Phúc Long Heritage (PLH) trong quý 2 tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 391 tỷ đồng, nhờ đóng góp từ 15 cửa hàng mở mới từ quý 2/2023. Ban lãnh đạo tiếp tục thận trọng với 4 cửa hàng ngoài WCM được bổ sung vào hệ thống. PLH hiện có 163 cửa hàng trên toàn quốc. Doanh thu LFL hàng ngày của các cửa hàng PLH ngoài WCM tăng hơn 2% so với mức đáy trong quý 4/2023, báo hiệu nhu cầu dịch vụ ăn uống trong nước đang phục hồi.
Masan High-Tech Materials (MHT) ghi nhận EBIT cải thiện 193 tỷ đồng nhờ giá APT và đồng tăng. Thương vụ bán H.C. Starck Holding GmbH cho Mitsubishi Materials Corporation với giá 134.5 triệu USD dự kiến sẽ hoàn tất trước cuối năm 2024. Theo đó, MHT dự kiến sẽ ghi nhận khoản lãi một lần khoảng 40 triệu USD trong nửa cuối năm 2024 và được hưởng lợi từ lợi nhuận sau thuế tăng 20-30 triệu USD trong dài hạn. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được dùng để giảm nợ của MHT. Việc thoái vốn HCS giúp MHT được giải tỏa khỏi nghĩa vụ nợ của HCS tính đến quý 2/2024.
Techcombank (TCB) - công ty liên kết của Masan, đóng góp 1,236 tỷ đồng vào EBITDA trong quý 2, tương ứng mức tăng trưởng gần 39% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 của MSNĐvt: Tỷ đồngNguồn: MSN
Nắm giữ gần 22,000 tỷ đồng tiền mặt
Tiền và tương đương tiền tăng lên 21,977 tỷ đồng trong quý 2/2024, so với 16,919 tỷ đồng vào quý 4/2023 do dòng tiền tự do và dòng tiền đến từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp được cải thiện.
Nợ ròng trên EBITDA 12 tháng gần nhất giảm xuống 3.3x, so với mức 3.9x của quý 4/2023. Công ty đã đạt mục tiêu tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA dưới 3.5x.
Dòng tiền tự do 12 tháng gần nhất tăng lên 7,429 tỷ đồng trong quý 2/2024, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước.
Một số chỉ tiêu chính về tài sản của MSNĐvt: Tỷ đồngNguồn: MSN
Dự kiến vượt mục tiêu năm 2024
Ghi nhận 1,425 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Pre-MI và 607 tỷ đồng cho lợi nhuận sau thuế Post-MI trong nửa đầu năm 2024, MSN đã đạt hơn 60% kế hoạch cả năm theo kịch bản cơ sở được cổ đông phê duyệt vào đầu năm. Ban lãnh đạo MSN cho biết sẽ tiếp tục tối ưu hóa kết quả kinh doanh trong nửa cuối năm 2024 và dự kiến vượt mục tiêu cả năm với nhiều phát kiến chiến lược.
Các trọng tâm chiến lược bao gồm việc tiếp tục tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi; tối ưu hóa chương trình Hội viên WiN để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và các thương hiệu đối tác của Masan; giảm đòn bẩy tài chính hơn nữa để cải thiện bảng cân đối kế toán và giảm chi phí tài chính; giảm sở hữu ở các mảng kinh doanh không cốt lõi trong khi vẫn duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ.
Về từng mảng, MSC sẽ được đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nửa cuối năm 2024 bằng cách tiếp tục thực hiện các phát kiến chiến lược và cao cấp hóa, đồng thời luân chuyển các SKU hoạt động kém hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận.
WCM tiếp tục tập trung vào mục tiêu đạt điểm hòa vốn lợi nhuận sau thuế bằng cách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng LFL lên 8-9% so với cùng kỳ, đồng thời tăng tốc độ mở cửa hàng để đạt xấp xỉ 100 cửa hàng mới mỗi quý. WCM sẽ tiếp tục tăng cường vị thế ở khu vực nông thôn với mô hình WinMart+ Rural.
MML đầu tư thêm vào nguồn lợi nhuận dài hạn từ mảng thịt chế biến để đạt được lợi nhuận bền vững.
PLH cải thiện sự tăng trưởng LFL và tham gia vào chương trình hội viên WiN để nâng cao biên lợi nhuận.
Cuối cùng, MHT hoàn tất thương vụ bán HCS để giảm đòn bẩy tài chính và ghi nhận khoản lợi nhuận một lần, đồng thời tiếp tục tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động.
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.