Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Cổ phiếu DXG, DIG, CII - Có nên mua? Bài học về quyền mua cổ phiếu - Phát hành thêm CP có tốt?
Lê Thắng xin chào mọi người,Video này Tín Phong phân tích thực trạng của 3 cổ phiếu (CP) bất động sản (BĐS) đáng chú ý: DXG, DIG, và CII. Chúng ta sẽ tìm hiểu liệu những doanh nghiệp (DN) này có đang đi đúng hướng hay chỉ là "bánh vẽ" để thu hút nhà đầu tư (NĐT).
1. Thực trạng kinh doanh:
Cả DXG, DIG, và CII đều đang chịu sức ép lớn từ thị trường BĐS đóng băng và thanh khoản suy giảm. Dù có tiềm năng đất đai, nhưng việc dòng tiền kinh doanh hạn chế và áp lực trả nợ tài chính lớn khiến các DN này liên tục đưa ra những quyết định chiến lược "khó hiểu".
2. Tại sao phải phát hành thêm cổ phiếu?
Nguyên nhân chính là để huy động vốn khi vay nợ với ngân hàng khó khăn. Nhưng đây liệu có phải là giải pháp tốt nhất? Hay chỉ là một cách để dồn gánh nặng lên vai cổ đông bên ngoài và thu lợi cho ban lãnh đạo?
3. Hậu quả và lời khuyên:
Phát hành thêm khiến giá trị CP bị pha loãng, lợi ích cổ đông nhỏ lẻ giảm sút, và rủi ro tăng cao. Trong video, Ad sẽ trả lời liệu việc mua DXG, DIG, CII lúc này có phải là một quyết định sáng suốt hay chỉ là một cái "bẫy" với kỳ vọng thiếu thực tế.
Anh/Chị/Em xem video để hiểu bài học đắt giá về quyền mua cổ phiếu và những điều cần cân nhắc trước khi đầu tư vào 3 cổ phiếu DXG, DIG và CII!
Mời cả nhà xem video và chia sẻ ý kiến tích cực.
Cổ phiếu xây dựng 'bùng nổ' nhờ kỳ vọng hưởng lợi từ dự án đường sắt cao tốc Bắc -Nam?
Tâm điểm phiên giao dịch 25/12 là sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu xây dựng và đầu tư công, trong đó các mã như KSB, FCN, HHV, HBC, LCG, VCG, C4G, VLB, CTD,…
Đà tăng này diễn ra sau khi Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào siêu dự án này.
Chia sẻ với Báo Giao thông, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch VACC, nhận định: “Dự án đường sắt tốc độ cao với tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, trong đó phần xây dựng cơ bản chiếm khoảng 33 tỷ USD, vừa là cơ hội lớn, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp, nhà thầu Việt Nam”.
Trong tờ trình, VACC đã đề nghị phân tách riêng hợp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tách biệt với các hợp phần chuyên ngành khác như thông tin, tín hiệu, cấp điện và phương tiện đoàn tàu. Hiệp hội cũng khuyến nghị quy mô các gói thầu trong hợp phần xây dựng nên giữ ở mức từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ USD để đảm bảo năng lực tài chính cho các nhà thầu tham gia đấu thầu, đồng thời đề xuất áp dụng hình thức chỉ định thầu và giảm giá 5%.
Về lựa chọn nhà thầu, VACC nhấn mạnh sự cần thiết ưu tiên sử dụng các nhà thầu Việt để thúc đẩy việc tạo việc làm trong nước và tăng cường tính chủ động, tự chủ. Các nhà thầu trong nước được khuyến khích liên danh với các đối tác quốc tế, trong đó nhà thầu Việt Nam đóng vai trò chủ lực. Mặt khác, Hiệp hội đề xuất các nhà thầu nước ngoài muốn tham gia phải liên danh với các nhà thầu Việt Nam và đảm nhận ít nhất 50% khối lượng công việc.
Riêng về nhà thầu tư vấn, dự án sử dụng quy trình thiết kế FEED và đấu thầu nhà thầu EPC. Tuy nhiên, các nhà thầu Việt Nam thường tách bạch vai trò giữa nhà thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu xây dựng. Vì vậy, trong quá trình đấu thầu, cần có sự liên kết giữa hai nhóm nhà thầu này, bao gồm cả nhà thầu nước ngoài.
“Do lực lượng nhà thầu tư vấn trong nước còn hạn chế, các cơ quan có thẩm quyền cần cho phép nhà thầu tư vấn tham gia các giai đoạn nghiên cứu khả thi và thiết kế FEED. Các nhà thầu này có thể tham gia liên danh với tổng thầu EPC trong đấu thầu, nếu có thể chứng minh sự độc lập về pháp lý và tài chính với các thành viên nhà thầu xây lắp trong tổ hợp tổng thầu EPC. Hoặc cho phép nhà thầu EPC lựa chọn tư vấn thiết kế sau khi trúng thầu”, văn bản kiến nghị nêu.
Về tài chính, VACC kiến nghị cho phép cộng năng lực tài chính của các nhà thầu trong liên danh và giảm bớt yêu cầu tài chính đối với các nhà thầu Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước.
Đặc biệt, Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cũng đề xuất mô hình giám sát thi công kết hợp giữa tư vấn trong và ngoài nước, cùng với yêu cầu chuyển giao công nghệ thi công cho các doanh nghiệp nội địa trong suốt quá trình triển khai.
Ngoài ra, VACC đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng cung cấp gói tín dụng đặc biệt với lãi suất ưu đãi (có thể là 5%/năm) dành cho các nhà thầu thi công dự án. Hiệp hội cũng yêu cầu điều chỉnh hệ thống định mức đơn giá để phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đặc thù của dự án đường sắt tốc độ cao.
Cuối cùng, Hiệp hội đề xuất các cơ chế đặc thù liên quan đến quản lý mỏ vật liệu và phát triển nguồn nhân lực cho ngành xây dựng đường sắt, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) muốn tham gia dự án mở rộng cao tốc quy mô hơn 38.000 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (mã cổ phiếu CII) dự kiến sẽ trình xin ý kiến cổ đông về việc tham gia dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (mã cổ phiếu CII - sàn HoSE) vừa công bố một số tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 15/1/2025.
Theo đó, Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh sẽ trình cổ đông xem xét và phê duyệt phương án đầu tư/tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại dự án xây dựng mở rộng Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Đây là dự án đầu tư theo phương thức PPP (hợp đồng BOT) với tổng vốn đầu tư khoảng 38.693 tỷ đồng (không có vốn ngân sách nhà nước tham gia) và tổng chiều dài khoảng 91,1 km.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến đường quan trọng, đóng vai trò kết nối vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với TP.Hồ Chí Minh; các tỉnh miền Đông Nam Bộ; Sân bay Long Thành và các cảng biển trọng yếu tại khu vực miền Nam.
Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh hiện đang nắm giữ gián tiếp 89% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, đơn vị vận hành dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Mảng thu phí giao thông (BOT) đóng góp phần lớn doanh thu của Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. Hiện công ty đang vận hành các dự án trong giai đoạn thu phí hoàn vốn như: dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1; dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, dự án mở rộng quốc lộ 60 nối liền Bến Tre và Trà Vinh, dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường ĐT 741, quyền thu phí giao thông cầu Cổ Chiên…
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu CII của Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Giai đoạn 2024 - 2033, doanh thu mảng BOT của Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh sẽ tập trung chủ yếu ở 3 dự án gồm BOT Ninh Thuận, BOT Xa lộ Hà Nội và BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (chiếm tỷ trọng từ 80-90%).
Trong số này, dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ duy trì mức đóng góp khoảng 50% tổng doanh thu, ban lãnh đạo Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh ước tính.
Tại Đại hội cổ đông sắp tới, Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành hai gói trái phiếu chuyển đổi ra công chúng với tổng giá trị phát hành tối đa của cả hai gói là 4.500 tỷ đồng. Giá trị chuyển đổi là 12.281 đồng/cổ phiếu.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc 9 tháng đầu năm nay, Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.284 tỷ đồng, giảm gần 2% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, lãi ròng tăng tới 152%, đạt 539 tỷ đồng. Qua đó, công ty đã hoàn thành 57% kế hoạch doanh thu và 125% kế hoạch lãi cả năm nay.
CII tặng tiền, treo thưởng 300 triệu để hút cổ đông 'lười' đi họp
Luỹ kế 9 tháng năm 2024, doanh thu của CII ghi nhận 2.284 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 539 tỷ đồng, tăng 151,7%.
Trước đây, các kỳ đại hội đồng cổ đông của CII nhiều lần không thể diễn ra thành công, mặc dù doanh nghiệp đã không ngừng đưa ra các phần thưởng giá trị và tiền mặt nhằm khuyến khích cổ đông tham gia.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) tiếp tục áp dụng chiến lược độc đáo nhằm thu hút cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Mới đây, doanh nghiệp đã công bố chương trình quà tặng tiền mặt và quay số trúng thưởng với giá trị giải thưởng lên đến 300 triệu đồng.
Chi tiết chương trình quà tặng và quay số
Cổ đông đăng ký tham gia qua website công ty và có mặt trực tiếp tại đại hội sẽ nhận được quà tri ân bằng tiền mặt, được chuyển khoản từ Ban Tổ chức. Đặc biệt, tùy thuộc vào số lượng cổ phiếu nắm giữ, mỗi cổ đông sẽ nhận mã số quay thưởng để tham gia chương trình "Cổ đông tham dự may mắn".
Chương trình quay thưởng bao gồm 15 giải thưởng hấp dẫn, từ 1 chỉ vàng cho giải thấp nhất đến 300 triệu đồng cho giải cao nhất. Đáng chú ý, CII cam kết chi trả toàn bộ thuế thu nhập cá nhân liên quan đến giải thưởng, đảm bảo người trúng nhận được toàn bộ giá trị quà tặng.
Chiến lược "dụ cổ đông" vì cơ cấu cổ đông loãng
Đây không phải lần đầu tiên CII triển khai các chương trình quà tặng hấp dẫn nhằm tăng tỷ lệ tham dự ĐHĐCĐ. Nguyên nhân chính đến từ cơ cấu cổ đông phân tán với hơn 41.000 cổ đông, dẫn đến nguy cơ đại hội không đủ tỷ lệ tham dự theo quy định. Trong phiên họp gần nhất, CII đã thất bại trong việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 khi chỉ đạt 37% cổ phần có quyền biểu quyết tham gia.
Ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CII, chia sẻ rằng công ty phải đầu tư không ít vào việc tổ chức, từ chi phí gửi thư mời 1 tỷ đồng đến vài trăm triệu đồng cho chương trình quay số. Dẫu vậy, việc thu hút đủ cổ đông tham dự vẫn là thách thức lớn.
Nội dung họp ĐHĐCĐ bất thường
Tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/1/2025, CII dự kiến trình thông qua kế hoạch tham gia đấu thầu mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận theo hình thức PPP (BOT), nơi công ty đang sở hữu 89% cổ phần dự án Trung Lương – Mỹ Thuận.
Tuyến cao tốc dài 91 km này đóng vai trò quan trọng trong kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, với tổng mức đầu tư lên đến 38.693 tỷ đồng (1,5 tỷ USD).
Ngoài ra, CII cũng đề xuất phát hành 2 gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 4.500 tỷ đồng với lãi suất cố định 8% trong 4 năm đầu. Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông với mức giá ưu đãi, thấp hơn thị giá hiện tại.
Tình hình kinh doanh khả quan
Trong quý III/2024, CII ghi nhận doanh thu 707 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,5% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 96 tỷ đồng, chỉ giảm 0,8%. Luỹ kế 9 tháng, doanh nghiệp đạt 2.284 tỷ đồng doanh thu và 539 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 25% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm, dù mới hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu.
Với nhiều chương trình hấp dẫn và những định hướng chiến lược lớn, CII đang nỗ lực thu hút sự quan tâm của cổ đông để đảm bảo các kế hoạch trọng điểm được triển khai thuận lợi.
CII muốn dùng 38.700 tỷ mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Chủ đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận muốn tham gia đấu thầu, dùng gần 38.700 tỷ đồng mở rộng tuyến đường nối miền Tây với TP HCM.
Trong phiên họp bất thường ngày 15/1 tới, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) sẽ trình cổ đông việc đầu tư, tham gia đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án xây dựng mở rộng đường cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Đây là dự án đầu tư theo phương thức PPP (hợp đồng BOT), tổng vốn sơ bộ khoảng 38.693 tỷ đồng (gồm lãi vay, chưa tính thuế VAT).
Công ty đưa ra phương án mở rộng hơn 91 km, điểm đầu sau nút giao Chợ Đệm (Bình Chánh, TP HCM) và kết thúc ở nút giao với Quốc lộ 30 (Cái Bè, Tiền Giang). Trong đó, cao tốc TP HCM - Trung Lương sẽ được mở rộng lên 8 làn xe và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 120 km một giờ. Còn đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ nâng lên 6 làn xe, hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc tối đa 100 km mỗi giờ. Tuyến cao tốc này kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TP HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, sân bay Long Thành và cảng biển trọng yếu của miền Nam.
Trước đó, CII đã tham gia đầu tư (nắm giữ 89%) dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, nên việc họ có kế hoạch tham gia tiếp dự án mở rộng cao tốc này sẽ củng cố danh mục đầu tư dài hạn những năm tới.
Để đầu tư dự án mới, chủ yếu là mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, CII sẽ trình đại hội đồng cổ đông kế hoạch phát hành hai gói trái phiếu chuyển đổi ra công chúng, 4.500 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu ở 4 kỳ đầu tiên là 8% một năm, sau đó thả nổi theo lãi tham chiếu cộng 3,5% mỗi năm. Sau 10 năm, các trái chủ có quyền chuyển đổi sang cổ phiếu CII, với tỷ lệ 12.281 đồng đổi một cổ phần phổ thông.
Ban lãnh đạo CII thể hiện quyết tâm thông qua kế hoạch đầu tư này, khi đưa ra chương trình quay số trúng thưởng để thu hút đủ số cổ đông đến dự họp bất thường. Thời gian trước, họ nhiều lần tổ chức đại hội cổ đông bất thành do tỷ lệ tham gia không đạt mức quy định. Lần này, công ty cho quay 15 giải, cao nhất trúng 300 triệu đồng và thấp nhất nhận một chỉ vàng.
Sau hơn 12 năm vận hành, cao tốc TP HCM - Trung Lương đạt lưu lượng xe bình quân khoảng 56.000 lượt một ngày đêm, tăng 35% so với trước 2019 - thời điểm dừng thu phí. Tương tự, sau gần 2 năm khai thác, tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận cũng ghi nhận mức tăng trưởng hơn 60% so với khi bắt đầu thu phí, đạt bình quân 24.400 lượt xe một ngày đêm.
Vào các dịp lễ Tết, lưu lượng phương tiện trên cả hai tuyến cao tốc này tăng gấp rưỡi so với ngày thường, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trong thời gian dài. Do đó, việc mở rộng tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận là cấp bách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đời sống khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 23/12/2024, HĐQT CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua một số tờ trình sẽ được thảo luận tại ĐHĐCĐ bất thường sắp tới. Đặc biệt, Công ty sẽ tổ chức quay số trúng thưởng dành cho các cổ đông đến tham dự Đại hội.
Một trong những tờ trình tại Đại hội là ĐHĐCĐ thông qua cho phép CII đầu tư/tham gia đấu thầu dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TPHCM – Trung Lương – Mỹ Thuận.
Theo ban lãnh đạo, dự án trên đầu tư theo phương thức PPP (hợp đồng BOT), không có sự tham gia của vốn ngân sách Nhà nước. Tuyến cao tốc dài khoảng 91.126 km kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM; các tỉnh miền Đông Nam Bộ; sân bay Long Thành và các cảng biển trọng yếu của khu vực Miền Nam.
CII cho biết lý do lựa chọn đầu tư dự án này là vì Công ty đang nắm giữ 89% dự án BOT Cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận, nên việc tiếp tục tham gia đầu tư vào dự án sẽ đảm bảo danh mục đầu tư dài hạn trong các năm tới cho Công ty.
Một tờ trình đáng chú ý khác cũng nằm trong nội dung họp ĐHĐCĐ bất thường sắp tới là phương án phát hành 2 gói trái phiếu chuyển đổi ra công chúng với tổng giá trị phát hành tối đa 4.5 ngàn tỷ đồng. Trong đó, gói 1 tối đa 2 ngàn tỷ đồng và gói 2 tối đa 2.5 ngàn tỷ đồng. Đối tượng phát hành là các nhà đầu tư phù hợp.
Kỳ hạn dự kiến là 10 năm kể từ ngày phát hành. Giá chuyển đổi 12,281 đồng/cp phổ thông.
Lãi suất sẽ kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi. Trong đó, lãi suất cố định 8%/năm được áp dụng cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ tính lãi còn lại áp dụng lãi suất thả nổi bằng tổng 3.5%/năm + lãi suất tham chiếu. ĐHĐCĐ sẽ giao HĐQT quyết định về việc trái phiếu có lãnh thanh toán gốc, lãi hay không và chi tiết về việc bảo lãnh (nếu có).
Đáng chú ý, từ ý tưởng của Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình sau ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 tổ chức bất thành, HĐQT CII đã thông qua việc triển khai chương trình quay số trúng thưởng dành cho cổ đông (không bao gồm cổ đông là cán bộ/ nhân viên) của Công Ty khi tham dự họp ĐHĐCĐ bất thường sắp tới (theo danh sách chốt ngày 16/12/2024).
Tại buổi họp ĐHĐCĐ thường niên bất thành ngày 24/04/2024, ông Bình chia sẻ để khắc phục tình trạng CII nhiều lần không thể tổ chức họp ĐHĐCĐ ngay trong lần đầu là rất khó, do thời gian từ khi chốt danh sách cổ đông đến khi diễn ra họp khá dài, nhiều nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu CII tại ngày chốt nhưng bán đi sau đó, dẫn đến mức độ quan tâm đến ngày họp cũng giảm theo.
Do đó, Tổng Giám đốc CII đề xuất ý tưởng tổ chức quay số trúng thưởng tại ngày tổ chức Đại hội với giá trị giải thưởng lớn, có thể lên đến 300-500 triệu để thu hút cổ đông đến tham dự. Ông cho biết sẽ trình HĐQT phương án này và chỉ thực hiện nếu được thông qua.
Được biết, ĐHĐCĐ bất thường 2024 của CII chỉ mới chốt danh sách cổ đông vào ngày 16/12/2024 vừa qua, hiện Công ty chưa có thông báo về thời gian và địa điểm tổ chức.
Hà Lễ
FILI
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 5% bằng tiền vào ngày 20/01/2025, tức 21 tháng Chạp, để cổ đông có thêm nguồn thu nhập mua sắm và chuẩn bị đón Tết.
HĐQT CII chốt 26/12/2024 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức tỷ lệ 5% bằng tiền (500 đồng/cp), bao gồm 3% cổ tức còn lại năm 2022 và 2% cổ tức đợt 1/2023.
Với gần 320 triệu cp đang lưu hành, ước tính CII sẽ chi khoảng 160 tỷ đồng trả cổ tức. Ngày thanh toán dự kiến 20/01/2025, tức vào 21 tháng Chạp. Công ty cho rằng thời điểm này sẽ hợp lý hơn để cổ đông có thêm nguồn thu nhập mua sắm và chuẩn bị đón Tết.
Đầu năm nay, CII đã lên kế hoạch trả cổ tức tiền mặt đều đặn vào ngày đầu mỗi quý, với tỷ lệ 4%/quý, tương đương 16%/năm.
Động thái này diễn ra sau 3 năm liền Doanh nghiệp không chia cổ tức. Lý do không thể trả cổ tức cho cổ đông do cơ chế ưu tiên thanh toán trong các hợp đồng BOT mà CII triển khai. Theo quy định, các dự án BOT buộc phải ưu tiên trả nợ ngân hàng từ khi bắt đầu thu phí, thay vì hạch toán lợi nhuận và chia cổ tức cho cổ đông.
CII đưa ra giải pháp phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn, nhằm đưa cơ cấu vốn của Công ty từ nợ vay sang vốn chủ sở hữu. Nhờ đó, tiền thu được từ các dự án sẽ trả cổ tức cho cổ đông hoặc trái tức cho cổ đông và trái chủ, thay vì mang trả ngân hàng như trước.
Thực tế, CII đã chia cổ tức bằng tiền trong 3 quý đầu năm 2024 và đều thực hiện trong tuần đầu tiên của mỗi quý. Riêng quý 4, Công ty chuyển thời điểm chi trả sang các quý tiếp theo vì cần tiền đầu tư dự án và thanh toán trái phiếu đến hạn. Thay vào đó, ban lãnh đạo hứa nâng tỷ lệ cổ tức lên cao hơn mức 4% thông thường.
Về tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2024, CII ghi nhận gần 2,284 tỷ đồng doanh thu, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng gấp 3.2 lần cùng kỳ, lên hơn 271 tỷ đồng, đóng góp chủ yếu ở nửa đầu năm do tăng lợi nhuận từ hoạt động BOT đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và tăng doanh thu hoạt động tài chính từ các khoản lợi ích tài chính lũy kế thuộc dự án BOT Cà Ná.
Kết quả kinh doanh 10 năm qua của CII
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu CII kết phiên sáng 23/12 ở mức 14,400 đồng/cp, giảm gần 11% qua 1 năm.
Diễn biến giá cổ phiếu CII trong 1 năm trở lại đây
Thế Mạnh
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.