Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Cổ phiếu HPG: Biến số nào chi phối triển vọng lợi nhuận 2025
Bức tranh chung của ngành thép thời gian qua vẫn có nhiều khó khăn khi xu hướng giá bán giảm, sức cầu xây dựng dân dụng còn yếu và thép Trung Quốc vẫn đang tràn ngập các thị trường gây áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa như HPG.
Trong bối cảnh thị trường còn khó khăn như vậy, triển vọng kinh doanh cũng như triển vọng lợi nhuận của HPG như nào khi mà nhà máy Dung Quất 2 sắp đi vào vận hành và dự báo làm tăng mạnh chi phí khấu hao và lãi vay. Ngoài biến số Dự án Dung Quất 2, triển vọng kinh doanh của HPG liệu có biến số nào tích cực để kỳ vọng hay không.
Mời các anh chị đến với bài phân tích, đánh giá sau đây của O2F:
Hòa Phát chuẩn bị cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) tự tin về khả năng cung cấp thép cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trị giá 67 tỷ USD.
"Ở thời điểm hiện tại chúng tôi đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã làm tàu cao tốc", bà Phạm Thị Kim Oanh, Giám đốc tài chính Hòa Phát chia sẻ tại hội thảo "Ngành thép và sức khỏe của Hòa Phát" tổ chức ngày 21/11.
Điểm đáng chú ý là tại dự án Dung Quất 2, Hòa Phát đã chứng minh năng lực kỹ thuật khi sản xuất được thép chất lượng cao dùng trong lốp ô tô - sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật còn cao hơn cả thép đường ray tàu cao tốc. "Khi chúng tôi đã làm được thép chất lượng cao đến vậy thì thép cho đường ray tàu cao tốc cũng chỉ có yêu cầu tương tự, thậm chí ở chuẩn thấp hơn nên Hòa Phát sẽ làm được", bà Kim Oanh khẳng định.
Phạm thị Kim Oanh, Giám đốc Tài chính của Hòa Phát chia sẻ tại hội thảo
Theo bà Oanh, dự án này cũng có sử dụng tới nhiều loại thép khác mà Hòa Phát đang sản xuất. "Để sản xuất thép cho đường ray tàu cao tốc cần phải có đế móng đường. Mà đế móng đường này lại cũng cần đến thép xây dựng. Các điểm chờ kết nối, nhà ga cũng cần phải sử dụng đến thép. Vì vậy, song hành với thép đường ray Hòa Phát cũng có thể cung cấp thêm cả thép xây dựng, tôn mạ, ống tôn, HRC cho dự án", bà cho biết.
Bà Võ Thị Ngọc Hân, Giám đốc Thông tin và Nhận định thị trường tại CTCK HSC, cho biết thêm trong tổng mức đầu tư 67 tỷ USD, chi phí cho cơ sở hạ tầng chiếm 35%-50%, chi phí xây dựng đường ray khoảng 15%-20%, và chi phí làm đường vào ga khoảng 10%-15%.
Theo bà Kim Oanh, Việt Nam tự chủ được về thép sẽ có lợi hơn thay vì phụ thuộc vào nhập khẩu. "Công trình này cũng cần tu bổ, bảo dưỡng cho sau này. Nếu Việt Nam phụ thuộc vào việc nhập khẩu thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tu bổ, bảo dưỡng cho dự án", bà nói. Nếu nhập khẩu nhiều, Việt Nam sẽ phải chịu áp lực về tỷ giá vì phải đổi tiền VND sang USD hay các ngoại tệ khác để mua hàng. Việc bảo trì, bảo hành bảo dưỡng cũng cần dùng đến ngoại tệ nếu nhập khẩu. Bà tin rằng Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt.
Ngoài ra, Hòa Phát cũng đang đặt nhiều kỳ vọng vào dự án Dung Quất 2 với công suất thiết kế 5.6 triệu tấn HRC/năm và tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD. Bà Oanh tiết lộ dự án này sẽ có sản phẩm thương mại từ cuối 2024 và đóng góp đáng kể vào năm 2025. Theo kế hoạch, lò cao số 1 sẽ hoạt động 50-60% công suất trong năm 2025, tăng lên 80% vào năm 2026 và dự kiến đạt công suất tối đa trong giai đoạn 2027-2028.
Về khía cạnh xuất khẩu, CFO Hòa Phát cho biết tập đoàn sẽ duy trì tỷ trọng xuất khẩu ở mức 30% doanh thu khi Dung Quất 2 đạt công suất tối đa. Phần còn lại sẽ phục vụ thị trường nội địa, trong đó có việc phát triển hệ sinh thái nội bộ bao gồm các nhà máy ống tôn, thép container và điện máy.
Hòa Phát đang nghiên cứu công nghệ làm dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, khẳng định sản xuất được loại thép khó hơn cả đường ray
Tại buổi hội thảo “Ngành thép và sức khỏe của Hòa Phát" do chứng khoán HSC tổ chức vào ngày 21/11, nhiều nhà đầu tư đã đặt câu hỏi dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ có tác động như thế nào đến Hòa Phát. Trả lời cho vấn đề này, bà Phạm Thị Kim Oanh, Giám đốc tài chính Hòa Phát cho biết dự án là niềm tự hào của các doanh nghiệp Việt, trong đó có Hòa Phát vì công ty đang là công ty đứng đầu ngành thép.
Bà Kim Oanh cho biết Chủ tịch Trần Đình Long đã từng khẳng định Hòa Phát đủ năng lực để cung cấp thép cho việc làm đường ray của dự án. "Ở thời điểm hiện tại chúng tôi đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã loại tàu cao tốc này" , bà Kim Oanh nói.
CFO của Hòa Phát chia sẻ tại dự án Dung Quất 2 công ty còn sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả đường ray tàu cao tốc. Đây là loại thép mỏng nằm trong lốp ô tô nên đòi hỏi độ khó cao nhưng Hòa Phát đã sản xuất được. Tuy nhiên hiện nay sản lượng sản xuất của tập đoàn còn thấp nên nhiều nhà đầu tư chưa thể nhìn thấy điều này.
"Khi chúng tôi đã làm được thép chất lượng cao đến vậy thì thép cho đường ray tàu cao tốc cũng chỉ có yêu cầu tương tự, thậm chí ở chuẩn thấp hơn nên Hòa Phát sẽ làm được. Khi Nhà nước đưa ra quyết định đầu tư đường sắt Bắc Nam thì chúng tôi sẽ có sự gia tăng về sản lượng ngay" , bà Kim Oanh khẳng định.
Vị nữ lãnh đạo này cũng cho biết để sản xuất thép cho đường ray tàu cao tốc cần phải có đế móng đường. Mà đế móng đường này lại cũng cần đến thép xây dựng. Các điểm chờ kết nối, nhà ga cũng cần phải sử dụng đến thép. Vì vậy, song hành với thép đường ray Hòa Phát cũng có thể cung cấp thêm cả thép xây dựng, tôn mạ, ống tôn, HRC cho dự án. Vì vậy việc tham gia dự án này là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt và cho cả Hòa Phát.
Công ty sẽ nâng cao năng lực sản xuất, chuẩn bị mọi nguồn lực để đáp ứng các tiêu chí lựa chọn làm nhà thầu cho dự án. Đây cũng là một niềm tự hào đối với người Hòa Phát. Bà Kim Oanh cho biết việc tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam có thể đóng góp cho dự án là trong khả năng.
CFO cũng cho biết thép cho đường ray nằm trong danh mục các loại thép mới Hòa Phát sản xuất. Tuy nhiên công ty chưa thể tiết lộ sẽ đầu tư bao nhiêu tiền để sản xuất sản phẩm này. Bà Kim Oanh lý giải khi Hòa Phát làm một dự án thì công ty phải tính đến loại sản phẩm gì, công nghệ như thế nào và cả yêu cầu về môi trường. Vì vậy việc trả lời chi phí để làm thép đường ray bây giờ là sớm.
Bà Kim Oanh cũng nhận định Việt Nam tự chủ được về thép sẽ có lợi hơn thay vì phụ thuộc vào nhập khẩu. Công trình này cũng cần tu bổ, bảo dưỡng cho sau này. Nếu Việt Nam phụ thuộc vào việc nhập khẩu thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tu bổ, bảo dưỡng cho dự án.
"Những gì chúng ta làm được thì chúng ta nên làm. Hàng Việt cũng không thua kém gì với thế giới vì chúng ta cũng có những công nghệ tiên tiến. Hòa Phát đang sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để làm thép và dòng sản phẩm này cũng mới. Tôi nghĩ nhà đầu tư nên tin rằng vào việc ủng hộ hàng Việt" , bà Kim Oanh bộc bạch.
Bà Kim Oanh còn dẫn chứng thêm nếu nhập khẩu nhiều Việt Nam sẽ phải chịu áp lực về tỷ giá vì phải đổi tiền VND sang USD hay các ngoại tệ khác để mua hàng. Việc bảo trì, bảo hành bảo dưỡng cũng cần dùng đến ngoại tệ nếu nhập khẩu. Bà tin rằng Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt.
Còn theo bà Võ Thị Ngọc Hân, Giám đốc Nghiên cứu Cao cấp ngành Công nghiệp và Công nghệ của Chứng khoán HSC, tổng mức đầu đầu tư cho dự án là khoảng 67 tỷ USD. Trong đó, chi phí đầu tư vào tài sản cố định như cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng... chiếm 35%-50% chi phí. Chi phí xây dựng, lắp ráp đường ray khoảng 15%-20%. Chi phí làm đường vào ga khoảng 10%-15%.
"Tất cả những công trình này đều cần thép. Hòa Phát có thể hưởng lợi không chỉ các sản phẩm mới mà còn cả các sản phẩm hiện hữu nữa. Nhu cầu dùng thép tại Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều khi bắt đầu triển khai dự án này. Tôi cho rằng đây là một con số rất lớn", bà Ngọc Hân khẳng định.
Lộ thời điểm siêu dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát sẽ hoạt động tối đa công suất
Tại chương trình C2C với chủ đề “Ngành thép và sức khỏe của Hòa Phát”, bà Phạm Thị Kim Oanh, Giám đốc Tài chính của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã chia sẻ về kế hoạch triển khai dự án Dung Quất 2.
Theo kế hoạch, vào năm 2025, lò cao số 1 sẽ được đưa vào vận hành với 50% công suất, tương đương sản xuất được 1,4 triệu tấn thép.
Đến năm 2026, lò cao số 2 sẽ bắt đầu hoạt động, cũng với 50% sản lượng, trong khi đó, lò cao số 1 sẽ nâng khả năng sản xuất lên 80%.
Nếu tiến độ được duy trì theo đúng kế hoạch, dự kiến đến năm 2028, Dung Quất 2 sẽ chính thức hoạt động với công suất tối đa.
Quảng Ngãi ra chỉ đạo gỡ vướng cho dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát
Theo quangngaitv, chiều ngày 21/11 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền, Tổ trưởng Tổ công tác hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách có quy mô, tính lan tỏa lớn trên địa bàn tỉnh chủ trì cuộc họp giải quyết kiến nghị của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất.
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất kiến nghị tỉnh giải quyết 3 vấn đề, gồm sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án Trạm biến áp 220 và đường dây cấp điện do ngành điện làm chủ đầu tư, giải quyết vướng mắc đối với dự án cấp nước thô và cấp bãi đổ thải vật liệu dư thừa phục vụ hoạt động của dự án Hòa Phát Dung Quất 2.
Đối với nội dung kiến nghị về dự án đầu tư Trạm 220 và đường dây cấp điện, đại diện chủ đầu tư báo cáo hiện nay đang lập thủ tục xin chủ trương đầu tư đồng thời cấp thuận nhà đầu tư. Tuy nhiên, do quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất, quy hoạch sử dụng đất của huyện Bình Sơn thời kỳ 2021 - 2030 chưa được UBND tỉnh phê duyệt nên chưa có cơ sở đối chiếu tính phù hợp các quy hoạch, dẫn đến tiến độ bị chậm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền yêu cầu Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ quy hoạch phân khu khu công nghiệp phía Đông Dung Quất. Huyện Bình Sơn sớm hoàn thiện trình quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2025, trình UBND tỉnh xem xét, có hướng giải quyết. Trong khi chờ đợi 2 thủ tục này, chủ đầu tư chuẩn bị các thủ tục tiếp theo để khi được cấp chủ trương đầu tư thì triển khai ngay bồi thường, giải phóng mặt bằng, thi công, sớm hoàn thành án Trạm điện 220kV và đường dây.
Đối với kiến nghị dự án cấp nước thô, công suất 100.000m3/ngày, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát đề xuất tỉnh cho phép chuyển nguồn nước từ duy nhất kênh B7 sang sử dụng từ nhiều nguồn kênh, sông trên địa bàn huyện Bình Sơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền giao Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đề xuất này, trình UBND tỉnh cho ý kiến trước 15/12/2024. Quá trình xem xét tham mưu giải quyết vụ việc cho UBND tỉnh, phải dựa trên sự phù hợp các quy hoạch liên quan, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý theo quy định hiện hành.
Đối với nội dung đề xuất cấp bãi tập kết vật liệu dư thừa, theo Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đề nghị cấp khoảng 300 ha, để chứa 27 triệu m3 dư thừa của dự án Hòa Phát Dung Quất 2. Trước mắt, công ty đề xuất tỉnh giải quyết cấp bãi thải để chứa 5,8 triệu m3 hiện đang chứa tại công trường và ngoài công trường.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp sở, ngành liên quan và huyện Bình Sơn tham mưu UBND tỉnh cấp bãi thải cho nhà đầu tư theo đúng quy định. Việc xác định vị trí, cấp bãi thải vật liệu dư thừa không chỉ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư mà còn là kịp thời bảo vệ tài nguyên khoáng sản quốc gia. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chính, phải khẩn trương hoàn thiện thủ tục, trình UBND tỉnh xem xét giải quyết kiến nghị này.
VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 21/11/2024, VN-Index tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji cùng với khối lượng giao dịch có sụ sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, chỉ báo ADX đang vận động trong vùng xám (20
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch ngày 21/11/2024, HNX-Index tăng điểm nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu mua trở lại. Điều đó cho thấy tình hình đã bớt bi quan hơn.
BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trong phiên sáng 21/11/2024, BID tăng giá cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.
Hiện tại, chỉ báo Stochasitc Oscillator cho tín hiệu mua trở lại tại vùng quá bán (oversold) cho thấy triển vọng ngắn hạn đã bớt bi quan.
Hiện tại, giá cổ phiếu tiếp tục test lại ngưỡng Fibonacci Projection 50% (tương đương vùng 43,500-45,500) trong bối cảnh chỉ báo MACD đang dần thu hẹp khoảng cách với đường Signal. Nếu tín hiệu mua xuất hiện trở lại thì kịch bản phục hồi có thể xảy ra trong các phiên tới.
HPG - CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Trong phiên sáng 21/11/2024, HPG tăng giá cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu xuất hiện trạng thái giằng co khi test lại đáy cũ tháng 9/2024 (tương đương vùng 24,500-25,500) trong bối cảnh chỉ báo ADX đang vận động trong vùng xám (20
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Khả năng tăng giá quặng sắt có thể bị hạn chế
Giá quặng sắt ở mức 102 $/ ton, quặng sắt đã tìm thấy sự hỗ trợ từ nhu cầu phục hồi, với sản lượng kim loại nóng ở mức tương đối cao. Nhưng khả năng tăng giá có thể sẽ bị hạn chế bởi lượng hàng dự trữ ở cảng tăng, do lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cập cảng nhiều hơn.
Các nhà phân tích tại Huatai Futures đề cập đến kỳ vọng về nhiều biện pháp kích thích hơn vào tháng tới, cho biết Trung Quốc sẽ định hình xu hướng phát triển kinh tế của đất nước tại một cuộc họp vào tháng 12 và do đó, trong ngắn hạn, thị trường sẽ chú trọng hơn đến các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, đã mở rộng chương trình mua lại các căn hộ cũ. Động thái này được nhận định sẽ tạo tác động tích cực, thúc đẩy nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng.
Công ty khai thác quặng Nordic Iron Ore của Thuỵ Điển đã được chấp thuận gia hạn giấy phép thăm dò đối với khu vực mỏ Ludvika Field số 1. Theo khảo sát của SMM, vào ngày 20/11, tỷ lệ hoạt động của lò cao tại 242 nhà máy thép được khảo sát đạt 89,83%, giảm 0,91% so với tuần trước. Tỷ lệ sử dụng công suất của lò cao đạt 90,55%, giảm 0,79% so với tuần trước. Sản lượng gang hàng ngày trung bình của các nhà máy thép là 2,4215 triệu tấn, giảm 32.000 tấn so với tuần trước.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.