Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Hai chỉ số thị trường đều diễn biến tích cực trong tuần giao dịch 03-07/06/2024. VN-Index lấy lại đà tăng sau 2 tuần điều chỉnh trước đó, kết tuần tại 1,287.58 điểm (tăng 2.05% so với tuần trước). HNX-Index duy trì đà tăng lên mức 244.99 điểm (tăng 0.78%).
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán trong tuần vẫn được duy trì ở mức khá tốt. Trên sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh trung bình tương tự tuần trước đó, đạt gần 900 triệu cp/phiên. Đối với HNX, thanh khoản trung bình giảm 11%, xuống 86 triệu cp/phiên.
Thị trường chứng khoán tuần qua đón nhận một số thông tin tích cực và phần nào tác động tới tâm lý của nhà đầu tư. Trong nước, thị trường tiền tệ có sự hạ nhiệt về tỷ giá và giá vàng.
Cùng với đà giảm của giá vàng thế giới và giải pháp bán vàng cho 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC của NHNN, giá vàng SJC trong nước tuần qua đã giảm mạnh về 76.98 triệu đồng/lượng so với 87 triệu đồng cuối tuần trước đó, chênh lệch với giá thế giới cũng giảm chỉ còn hơn 4 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, thông tin về lãi suất được cắt giảm tại một số quốc gia, khu vực đã tạo kỳ vọng cho hành động giảm lãi suất của Fed.
Xét theo mức độ ảnh hưởng, góp công lớn nhất cho đà tăng của VN-Index trong tuần là SAB, với mức tăng 16.5%, tương ứng mang về 3.16 điểm cho chỉ số. Tiếp đó là FPT với 2.33 điểm kéo tăng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm tới 5/10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index trong tuần với các đại diện TCB, VCB, STB, CTG và MBB. Số cổ phiếu này đóng góp hơn 7.2 điểm cho chỉ số.
Ở chiều ngược lại, MWG tác động lớn nhất nhưng chỉ ảnh hưởng 0.52 điểm đến chỉ số, tiếp đó là DGC với 0.39 điểm.
Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index từ ngày 03-07/06/2024 (tính theo điểm)
Rổ VN30 sắc xanh chiếm ưu thế với 26 mã tăng, hỗ trợ đắc lực cho chỉ số là FPT góp gần 8 điểm, theo sau là bộ đôi cổ phiếu ngân hàng STB và TCB với lần lượt 5.65 điểm và 4.8 điểm kéo tăng. Trong số 4 mã kéo giảm, đứng đầu là MWG với giá trị 1.68 điểm, áp đảo các mã xếp sau là ACB, VIC và GVR.
Nhóm cổ phiếu kéo tăng chỉ số VN30-Index từ ngày 03-07/06/2024 (tính theo điểm)
Nhóm cổ phiếu kéo giảm chỉ số VN30-Index từ ngày 03-07/06/2024 (tính theo điểm)
Đà tăng của HNX-Index được hỗ trợ chính từ VCS đóng góp gần 1.2 điểm, tiếp đó là DHT (+0.48 điểm); DTK (+0.41 điểm). Chiều ngược lại, mã tác động tiêu cực nhất là HUT nhưng chỉ ảnh hưởng 0.25 điểm đến chỉ số.
Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số HN-Index từ ngày 03-07/06/2024 (tính theo điểm)
Thế Mạnh
FILI
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4.02 điểm (0.31%), lên mức 1,287.58 điểm; HNX-Index tăng 0.81 điểm (0.33%), lên mức 244.99 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 446 mã tăng và 339 mã giảm. Sắc xanh và đỏ phân bổ khá cân bằng trong rổ VN30 với 13 mã tăng, 12 mã giảm và 5 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 604 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 15 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 76 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1.3 ngàn tỷ đồng.
VN-Index mở phiên chiều với áp lực bán mạnh xuất hiện khiến chỉ số suy yếu và lui về mốc tham chiếu nhưng lực cầu đã quay lại làm cho chỉ số diễn biến giằng co mạnh và duy trì được sắc xanh khi đóng cửa. Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ giúp chỉ số giữ được sắc xanh nhẹ. Về mức độ ảnh hưởng, TCB, SAB, FPT và HVN là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 3.1 điểm tăng.
Ở chiều ngược lại, VCB, BID, VPB và VIC là những mã có tác động tiêu cực nhất và lấy đi hơn 1.3 điểm từ chỉ số chung.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên 07/06
HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, trong đó chỉ số được tác động tích cực từ các mã DTK (2.99%), DHT (6.67%), BAB (1.63%), HUT (1.08%),…
Nguồn: VietstockFinance
Ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ là nhóm có đà tăng mạnh nhất với 2.17% chủ yếu đến từ các mã TV2 (+3.32%), TV4 (+0.71%) và KPF (+0.3%). Theo sau là ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí và ngành công nghệ & thông tin với mức tăng lần lượt là 1.97% và 1.56%. Ở chiều ngược lại, ngành tài chính khác có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.11% chủ yếu đến từ mã TVC (-9.52%) và OGC (-0.79%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 476 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã STB (76.78 tỷ), HPG (70.22 tỷ), GMD (60.92 tỷ) và VPB (51.78 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 1 tỷ đồng, tập trung vào mã PVS (9.68 tỷ), DTD (6.28 tỷ) và CEO (1.75 tỷ).
Diễn biến mua - bán ròng của khối ngoại
Phiên sáng: Dòng tiền suy yếu, VN-Index thu hẹp đà tăng
Kết thúc phiên sáng, đà tăng bị thu hẹp dần kèm theo dòng tiền đổ vào có dấu hiệu suy yếu. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng trở lại. Các chỉ số chính vẫn ghi nhận khá tốt ; VN-Index tăng 4.75 điểm, lên mức 1,288.31 điểm; HNX-Index tăng 1.06 điểm, lên mức 245.24 điểm. Số mã tăng giá tạm thời chiếm ưu thế hơn với 419 mã tăng và 248 mã giảm.
Thanh khoản thị trường có sự sụt giảm trong phiên sáng với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 277 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 7.2 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 38 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 617 tỷ đồng. Dự kiến khối lượng giao dịch sẽ nằm dưới mức trung bình 20 ngày sau khi kết thúc phiên chiều.
Tuy diễn biến chung vẫn tích cực song tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đã khiến chỉ số kém hứng khởi hơn nhiều so với đầu phiên sáng. Đáng chú ý là sự điều chỉnh ở nhóm vật liệu xây dựng với 13 mã trong nhóm suy giảm. Trong đó, có các mã cổ phiếu ngành thép như HPG, HSG và NKG ghi nhận ở mức giảm dưới 1%,
Ngược lại, nhóm nằm trong top dẫn đầu trong phiên sáng nay là nhóm ngành nông - lâm - ngư. Ghi nhận phiên sáng hôm nay (07/06), HNG tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, HKT giảm tiêu cực nhất trong nhóm với 8.33%.
Dòng tiền cũng lan tỏa ở nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin, đáng chú ý các cổ phiếu đầu ngành như FPT (+1.15%), CTR (+0.68%), CMG (+0.15%) tạm kết phiên sáng với mức tăng trưởng khá tích cực. Ngoài ra, các mã cổ phiếu còn lại cũng ghi nhận lạc quan như SGT (+0.34%), ICT (+2.39%), ITD (+4.1%), EID (+0.42%),…
10h40: Dòng tiền phân vân, nhóm bất động sản rơi vào trạng thái phân hóa mạnh
Thanh khoản vẫn chưa có sự cải thiện và các chỉ số chính liên tục giằng co quanh mốc tham chiếu do gặp phải áp lực bán sau khi bật tăng đầu phiên cho thấy tâm lý phân vân của nhà đầu tư đang hiện hữu. Tính đến 10h30, VN-Index tăng 2.7 điểm, giao dịch quanh mức 1,286 điểm. HNX-Index tăng 0.24 điểm, giao dịch quanh mức 244 điểm.
Các cổ phiếu trong rổ VN30 tăng giảm đan xen nhưng lực mua có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, TCB, FPT, VNM và STB lần lượt góp 2.42 điểm, 1.5 điểm, 0.41 điểm và 0.28 điểm vào chỉ số chung. Trái lại, HPG, VPB, VRE và VIC đang gặp phải áp lực bán mạnh và lấy đi hơn 1 điểm từ VN30-Index.
Nguồn: VietstockFinance
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng với hầu hết các mã được bao phủ bởi sắc xanh khá tích cực. Trong đó nổi bật có VCB (+0.34%), BID (+0.42%), CTG (+0.46%) và TCB (+2.08%)... Ngược lại, chỉ còn TPB (0.27%) là vẫn đang chịu áp lực bán nhưng mức giảm cũng không đáng kể.
Theo sau đà tăng đó là nhóm ngành sản xuất nhựa – hóa chất cũng ghi nhận mức tăng khá tốt. Cụ thể là các mã thuộc nhóm cao su và phân bón như GVR (+0.29%), DGC (+0.99%), DCM (+3.65%) và DPM (+2.86%)…
Ngoài ra, dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật thì cổ phiếu DPM tiếp tục bật tăng kèm theo khối lượng dự kiến vượt mức trung bình 20 ngày khi kết thúc phiên. Hiện tại, cổ phiếu này đã phá vỡ thành công cạnh trên của mẫu hình Triangle trong bối cảnh MACD tiếp tục hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua kèm theo tín hiệu Golden Cross giữa đường SMA 50 ngày và SMA 200 ngày càng củng cố thêm cho đà phục hồi hiện tại. Nếu đà tăng được duy trì trong thời gian tới thì mục tiêu giá (price target) tiềm năng là vùng 48,000-49,000.
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
Đối với ngành bất động sản thì diễn biến phân hóa mạnh đang diễn ra với áp lực bán có phần lấn lướt hơn khiến cho nhóm này chưa thể bứt phá. Trong diễn biến tiêu cực đang hiện diện ở một số mã vốn hóa lớn như VIC (-0.23%), BCM (-0.46%), VRE (-0.89%)… trong khi một số mã khác đang duy trì sắc xanh tích cực như NVL (+0.34%), KDH (+0.41%), DXG (+0.3%)…
So với đầu phiên, diễn biến giằng co vẫn đang hiện hữu nhưng bên mua có phần lấn lướt hơn. Số mã tăng là 347 mã và số mã giảm là 266 mã.
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: Sắc xanh bao phủ hầu hết các nhóm ngành
Đầu phiên 07/06, tính tới 9h30, VN-Index bật tăng với hơn 7 điểm, lên mức 1,290.76 điểm. Riêng HNX-Index cũng tăng nhẹ trên mức tham chiếu, lên mức 245.34 điểm.
Trong ngày 06/06, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định hạ lãi suất bất chấp áp lực lạm phát vẫn còn dai dẳng. Cụ thể, ECB hạ lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản xuống 3.75% sau 6 lần giữ nguyên chính sách liên tiếp kể từ tháng 7/2023.
Về dự báo kinh tế vĩ mô, các quan chức ECB nâng dự báo lạm phát tổng thể trung bình của năm 2024 từ 2.3% lên 2.5%. Với năm 2025, con số cũng tăng từ 2% lên 2.2%, riêng năm 2026 giữ nguyên ở mức 2.9%
Sắc xanh tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 2 mã giảm, 25 mã tăng và 3 mã đứng giá. Trong đó, TCB, POW, BVH là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu như PLX, BCM đang có mức giảm nhẹ lần lượt là 0.24% và 0.15%.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng góp phần tăng điểm tích cực cho thị trường sáng nay với sắc xanh đến từ một loạt các ông lớn đầu ngành như TCB tăng 2.4%, MBB tăng 1.12%, VCB tăng 0.22%, ACB tăng 1.03%, BID tăng 0.73%, CTG tăng 0.61%, LPB tăng 1.53%,...
Lý Hỏa
FILI
Nền lãi suất thấp trong quý 1 theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng làm cholượng tiền gửi chảy vào ngân hàng không tăng mạnh như các năm trước, kéo lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm theo.
CASA sụt giảm
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thống kê, đến cuối tháng 1/2024, tổng phương tiện thanh toán (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua) đạt gần 16 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế có số dư là gần 6.7 triệu tỷ đồng, giảm 2.41% so với cuối năm 2023; tiền gửi của dân cư là gần 6.5 triệu tỷ đồng, giảm 0.53% so với cuối năm 2023.
Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, tính đến 31/03/2024, tổng lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại 28 ngân hàng là hơn 2 triệu tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm.
Có đến 19/28 ngân hàng sụt giảm CASA so với đầu năm, với tốc độ bình quân -12%. BAB là ngân hàng giảm CASA mạnh nhất (-42%), kế đó là VBB (-26%).
Ở chiều ngược lại, các ngân hàng ghi nhận CASA tăng trưởng như LPB (+22%), MSB (+17%), BVB (+13%)...
Lợi thế quy mô giúp cho các ngân hàng quốc doanh dẫn đầu về lượng CASA. Đứng đầu là VCB (435,202 tỷ đồng), BIDV (316,032 tỷ đồng), VietinBank (307,000 tỷ đồng).
MBB dẫn đầu trong nhóm tư nhân (194,085 tỷ đồng), kế đó là TCB (178,880 tỷ đồng) và ACB (107,611 tỷ đồng).
Có thể lý giải lượng CASA sụt giảm do lượng tiền gửi vào ngân hàng sụt giảm hoặc tăng trưởng thấp trong những tháng đầu năm. Thêm vào đó, lãi suất huy động đã ở mức đáy cũng là một phần nguyên nhân làm cho kênh tiền gửi kém hấp dẫn, kéo CASA giảm theo.
CASA tại các ngân hàng tính đến 31/03/2024(Lưu ý: CASA trong bài chỉ tính trên tiền gửi không kỳ hạn) Nguồn: VietstockFinance
Hơn nửa ngân hàng trong hệ thống sụt giảm tỷ lệ CASA
Tính đến cuối quý 1/2024, có 19/28 ngân hàng có tỷ lệ CASA sụt giảm và 9 ngân hàng cải thiện so với đầu năm.
TCB tiếp tục dẫn đầu ngành về tỷ lệ CASA, đạt 39.05%, tăng hơn 1điểm phần trăm so với đầu năm. Kế đó là MBB với 34.73%, dù sụt giảm hơn 3điểm phần trăm. Xếp thứ ba là VCB (32.3%) và thứ tư là MSB (28.2%).
Tại Techcombank, tiền gửi khách hàng trong quý đầu năm đạt 458,041 tỷ đồng. Trong đó, CASA đạt 178,880 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Số liệu từ TCB công bố: tỷ lệ CASA tăng lên mức 40.5%. Động lực tăng trưởng CASA được củng cố thông qua những định vị giá trị độc đáo được ra mắt trong quý như tính năng “Sinh lời tự động” và nền tảng khách hàng thân thiết Techcombank Rewards.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Tổng Giám đốc TCB - ông Jens Lottner - từng bày tỏ tham vọng giành lại vị trí dẫn đầu về tỷ lệ CASA. Lãnh đạo TCB chia sẻ, CASA chính là trụ cột quan trọng trong chiến lược của nhà băng đặt ra, với tỷ lệ 55%. Tỷ lệ này hoàn toàn có thể đạt được và khả thi trong năm nay hoặc năm sau.
Là ngân hàng luôn duy trì CASA cao trong suốt 5 năm, đại diện MSB cho biết, tỷ trọng CASA đến từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) - đây cũng là 2 tệp khách hàng chiến lược của MSB. Tỷ lệ CASA cao tạo tiền đề giúp ngân hàng cải thiện biên lãi thuần (NIM), có thêm điều kiện cạnh tranh về lãi suất cho vay trên thị trường.
Đại diện MSB cho biết, Ngân hàng tiếp tục đặt mục tiêu thúc đẩy tỷ lệ CASA từ nay đến cuối năm, thông qua những tiện ích hấp dẫn hơn cho sản phẩm - dịch vụ, hướng tới mục tiêu chung về tỷ lệ CASA giai đoạn 2023-2027 trong khoảng 35-40%.
Ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc ACB - cho biết, theo xu hướng của thị trường, việc tăng lãi suất là điều đương nhiên. Tuy nhiên, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ, không thể tăng nhanh lãi suất huy động, dẫn đến chi phí vốn tăng lên, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng nào có lượng CASA lớn cũng có lợi thế hơn, giúp điều hòa được chi phí vốn.
Tỷ lệ CASA tại các ngân hàng tính đến 31/03/2024(Lưu ý: Tỷ lệ CASA trong bài tính theo công thức Tỷ lệ CASA = Tiền gửi không kỳ hạn/Tiền gửi khách hàng)Nguồn: VietstockFinance
TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế nhận định, tăng trưởng tín dụng giảm dẫn đến tỷ lệ CASA giảm tương ứng có thể mang tính chất mùa vụ. Nhưng bên cạnh đó, câu chuyện cạnh tranh về tỷ lệ CASA của các ngân hàng truyền thống, dựa trên nền tảng công nghệ đã đến điểm bão hòa, chưa kể phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các dịch vụ ngân hàng kiểu mới.
Thời gian qua, các ngân hàng cũng tăng cường đầu tư cho công nghệ, cải thiện chính sách phí để thu hút khách hàng. Chất lượng dịch vụ, uy tín trong ngành cũng giúp ngân hàng thu hút thêm CASA. Nếu không có chiến lược cụ thể, dài hơi trong tương lai, các ngân hàng sẽ dần mất ưu thế trên con đường cạnh tranh CASA.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế đánh giá, CASA có vai trò quan trọng, vừa mang lại lợi ích cho ngân hàng khi giúp mở rộng tệp khách hàng, đồng thời cũng vừa tranh thủ được nguồn vốn rẻ. CASA sẽ là trợ lực để các nhà băng giảm bớt phần nào áp lực chi phí hoạt động.
Trong quý 1, lãi suất tiền gửi đã ở mức đáy, lượng tiền gửi không kỳ hạn cũng sụt giảm nhẹ theo. Các ngân hàng đang tăng cường các biện pháp để thu hút CASA. Hiện, nhiều ngân hàng cũng đã nâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn ngắn, dù mức tăng không nhiều; từ đó, khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Song, Chính phủ vẫn kêu gọi hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần hỗ trợ nguồn vốn tín dụng, nên NHNN cũng như ngân hàng thương mại hỗ trợ về lãi suất. Thực tế, các ngân hàng tăng lãi suất huy động là điều đương nhiên, còn lãi suất cho vay vẫn duy trì theo chủ trương của Chính phủ.
Cát Lam
FILI
Trái ngược với diễn biến tăng điểm của VN-Index trong tháng 5/2024, nhóm các nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) tiếp tục xu thế bán ròng trên sàn HOSE, với hơn 15,695 tỷ đồng, nâng giá trị bán ròng lũy kế 5 tháng đầu năm 2024 lên gần 35,329 tỷ đồng, vượt cả năm 2023.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có sự hồi phục trong tháng 5, tính đến ngày 31/05, VN-Index đạt 1,261.72 điểm, tăng hơn 4% so với đầu tháng và tăng hơn 8% so với đầu năm. Thanh khoản trung bình phiên (HOSE) không cải thiện nhiều, đạt 21,788 tỷ đồng trong tháng 5.
Song, trái ngược với diễn biến tăng điểm của thị trường, khối ngoại lại cho thấy động thái miệt mài bán ròng trên HOSE.
Theo số liệu thống kê từ VietstockFinance, khối ngoại đã bán gần 16,695 tỷ đồng trên HOSE chỉ trong tháng 5. Trong 22 phiên của tháng 5, có đến 16 phiên bán ròng, đặc biệt với 8 phiên bán ròng trên 1 ngàn tỷ đồng, mạnh nhất là hơn 1,700 tỷ đồng tại phiên 09/05. Ở chiều ngược lại, chỉ 6 phiên có diễn biến mua ròng, giá trị cao nhất cũng hơn 550 tỷ đồng.
Động thái của những nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5 góp phần tô điểm thêm bức tranh bán ròng vốn đã rất “nhức nhối” trong thời gian qua. Năm 2024 chưa đi qua nửa chặng đường, nhưng bán ròng lũy kế đã gần 35,329 tỷ đồng, vượt qua con số gần 24,466 tỷ đồng của cả năm 2023.
Trên HNX, khối ngoại hành động trái ngược khi mua ròng gần 270 tỷ đồng. Dù thấp hơn con số gần 778 tỷ đồng của tháng 4, nhưng vẫn tiếp nối sự tích cực với tháng mua ròng thứ 3 liên tiếp.
Tổng cộng 2 sàn HOSE và HNX, khối ngoại đã bán ròng hơn 15,425 tỷ đồng trong tháng 5, lũy kế hơn 34,964 tỷ đồng sau 5 tháng.
Phía các ETF gồm cả quỹ nội và ngoại thiên về bán ròng trong tháng 5. Theo báo cáo của Chứng khoán Yuanta, tính từ đầu tháng tới ngày 24/05, FUEVFVND bán ròng hơn 58 triệu USD, Fubon FTSE bán ròng hơn 25 triệu USD, FUESSVFL bán ròng hơn 23 triệu USD và E1VFVN30 bán ròng hơn 17 triệu USD.
Chỉ có 2 quỹ mua ròng nhưng giá trị không đủ tạo ra sự cân bằng, bao gồm Kim Index VN30 gần 15 triệu USD và DB FTSE gần 9 triệu USD.
Nhìn rộng ra cả châu Á, Việt Nam và Thái Lan trong nhóm dẫn đầu về rút ròng dòng tiền nhà đầu tư ngoại. Ở chiều ngược lại, TTCK Đài Loan tiếp tục dẫn đầu xu hướng hút ròng.
Về kỳ “review” quý 2/2024, Chứng khoán Yuanta dự báo DB FTSE chủ yếu sẽ bán ròng các cổ phiếu Việt Nam, HAG là trường hợp duy nhất được thêm mới với khối lượng mua ròng hơn 15 triệu cp. Hoạt động bán ròng chủ đạo cũng diễn ra với Van Eck, trường hợp duy nhất được thêm mới là CTR với khối lượng mua ròng gần 324 ngàn cp.
Kỳ tái cơ cấu ETF đã chốt số liệu vào ngày 31/05 vừa qua, sẽ công bố ngày 07/06 và hoàn thành tái cơ cấu danh mục ngày 21/06.
Theo quan điểm của ông Trần Quốc Toàn - Giám đốc Kinh doanh Hội Sở Chứng khoán Mirae Asset, một trong những nguyên nhân giải thích cho đà bán ròng của khối ngoại đến từ mặt bằng lãi suất của Việt Nam thấp hơn so với Mỹ, dẫn tới áp lực khá lớn về tỷ giá mà thị trường đón nhận trong suốt thời gian qua. Nếu kể đến những quốc gia đầu tư chính trên TTCK Việt Nam, như Mỹ, EU, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc… thì Việt Nam là một trong những quốc gia nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên trong nhóm này. Khi đồng tiền tại quốc gia nhà đầu tư khối ngoại tham gia có xu hướng mất giá, kèm theo nền lãi suất ở quốc gia sở tại đang có xu hướng giảm để nới lỏng, việc bán và rút đi của các nhà đầu tư ngoại là điều dễ hiểu.
Nhưng cũng theo ông Toàn, xu hướng bán ròng của khối ngoại sẽ sớm kết thúc trong thời gian ngắn sắp tới, khi gần đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều động thái để ổn định tỷ giá và nâng nền lãi suất của Việt Nam lên. Có thể kể đến việc phát hành bills, nới lãi suất OMO giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng được tăng lên.
Bên cạnh đó NHNN cũng đã dứt khoát hơn trong việc bán giao ngay USD thay vì bán kì hạn như giai đoạn 2022 để ổn định câu chuyện tỷ giá trong ngắn hạn. Ông Toàn nhấn mạnh, đây là một trong những dữ liệu cần phải quan sát, bởi có tính giới hạn và ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền trong nền kinh tế.
Tại chương trình Vietstock LIVE với chủ đề: “Bắt mạch” lãi suất, “kê đơn” danh mục vừa tổ chức ngày 31/05, ông Nguyễn Thanh Lâm – Giám đốc Phòng Nghiên cứu Khách hàng Cá nhân, khối Phân tích Maybank Investment Bank Việt Nam (MSVN) nhận định, về dài hạn chính sách tiền tệ cơ bản sẽ đi theo hướng nới lỏng, nhưng trong ngắn hạn vì một vài những áp lực nhất định mà khả năng điều chỉnh tăng lãi suất có thể xuất hiện trong những tháng còn lại của năm 2024. Trong đó, thấy rõ nhất là áp lực tỷ giá, VND mất giá khoảng 5% tính từ đầu năm đến hiện tại.
Ông Lâm dẫn tính toán của Bộ phận Phân tích MSVN, ước tính từ ngày 19/04 đến hiện tại, NHNN có thể đã bán ra 3.7 tỷ USD dự trữ ngoại hối để phục vụ cho việc bình ổn thêm tỷ giá. Theo người đứng đầu phòng phân tích của MSVN, mức này không quá nhiều, nhưng cho thấy sự quyết liệt hơn từ phía NHNN cho mục tiêu bình ổn tỷ giá.
Vị chuyên gia cho biết sau hàng loạt những giải pháp ở trên, đà tăng tỷ giá trong 1-2 tuần trở lại đây tạm chững lại, nhưng áp lực vẫn còn. Do đó, khả năng NHNN có thể cân nhắc nâng nền lãi suất, ước tính 100 điểm cơ bản từ đây tới cuối năm 2024.
Ông nhấn mạnh, việc này chỉ mang tính chất giải quyết yếu tố kỹ thuật trong ngắn hạn, khi lộ trình giảm lãi suất của Fed đã thay đổi đáng kể, theo kỳ vọng hiện tại của thị trường thì khoảng cuối năm nay mới thấy đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed.
Trở lại với câu chuyện của khối ngoại trên TTCK Việt Nam. Trên HOSE, đối tượng bị bán nhiều nhất là các cổ phiếu nhóm tài chính, chiếm 5 vị trí trong top 10 cổ phiếu bị bán mạnh nhất, bao gồm CTG, VPB, HDB, VND, VCB, còn lại thuộc về các cổ phiếu “họ Vin” gồm VHM và VRE, bên cạnh những cái tên khác như FPT, VNM hay FUESSVFL.
Kết quả bán ròng mạnh trong tháng 5 chịu tác động lớn bởi VHM và CTG, giá trị lần lượt hơn 4,749 tỷ đồng và hơn 1,708 tỷ đồng. Chỉ riêng 2 cổ phiếu này, giá trị bán ròng đã lên đến 6,458 tỷ đồng, tương ứng 41% tổng giá trị bán ròng của sàn.
Chiều ngược lại, cổ phiếu của “ông lớn” bán lẻ điện thoại, điện máy MWG là ngôi sao sáng nhất khi được mua ròng gần 1,554 tỷ đồng. Tháng trước, chính MWG cũng dẫn đầu HOSE về giá trị mua ròng với gần 1,445 tỷ đồng.
9 cổ phiếu còn lại trong top 10 mua ròng bao gồm DBC, HVN, NLG, NVL, PVT, SAB, DCM, POW và HPG.
Trên HNX, 2 cổ phiếu IDC và MBS được mua ròng mạnh nhất, lần lượt hơn 313 tỷ đồng và hơn 151 tỷ đồng, bỏ xa nhóm xếp sau. Riêng IDC, cổ phiếu này dẫn đầu về giá trị mua ròng trong 4/5 tháng đầu năm 2024 (tháng 4 về nhì).
Ngược lại, BVS dẫn đầu về bán ròng với hơn 68 tỷ đồng, tiếp đến là 3 cổ phiếu bị bán ròng trên 30 tỷ đồng là CEO, PVS và TNG.
Huy Khải
FILI
Những ngày cuối tháng 5, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng liên tục tăng, dù mức tăng chưa cao nhưng cũng định hình một phần xu hướng sắp tới.
Nhìn vào thông báo thay đổi lãi suất ở các ngân hàng trong 2 tuần cuối tháng 5, có thể thấy xu hướng tăng lãi suất với tỷ trọng từ 0.1-0.4 điểm phần trăm so với kỳ thay đổi trước đó và được trải đều ở tất cả các kỳ hạn.
BAB tăng từ 0.1-0.15 điểm phần trăm lãi suất ở các kỳ hạn tiền gửi từ 12 tháng trở xuống từ ngày 25/05/2024. Cụ thể, với khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, lãi suất huy động 1 tháng tăng lên 3.1%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 4.6%/năm và 12 tháng tăng lên 5.4%/năm.
Cũng áp dụng lãi suất mới từ 25/05, NCB tăng 0.2 điểm phần trăm lãi suất ở tất cả kỳ hạn. Lãi suất suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng lên 3.3%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 4.75%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng lên 5.3%/năm, trên 12 tháng tăng lên 5.8%/năm.
Chỉ tăng lãi suất ở một số kỳ hạn nhưng mức tăng của BVB cao hơn từ 0.2-0.4 điểm phần trăm, áp dụng từ ngày 27/05. BVB tăng 0.2 điểm phần trăm lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 3.1%/năm, kỳ hạn 3 tháng lên 3.3%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng 0.4 điểm phần trăm lên 4.6%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng 0.4 điểm phần trăm lên 5.2%/năm.
VPBank tăng 0.2 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tất cả các kỳ hạn từ 20/05. Với khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, Ngân hàng áp dụng lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 2.8%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng là 4.3%/năm, kỳ ạn 12 tháng tăng lên 4.9%/năm và trên 12 tháng là 5.3%/năm.
VIB tăng từ 0.2-0.3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi ở một số kỳ hạn. Với khoản tiền gửi từ 10-300 triệu đồng, VIB áp dụng lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng được tăng lên 2.7%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng là 4.2%/năm, kỳ hạn 12 tháng vẫn giữ nguyên 4.8%/năm, trong khi kỳ hạn trên 12 tháng tăng lêên 5%/năm.
Trong khi các ngân hàng tư nhân lần lượt tăng lãi suất tiền gửi, các ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV) vẫn chưa có động thái mới. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng từ 1.6-1.7%/năm, kỳ hạn 3 tháng từ 1-9-2%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng là 3%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 4.6-4.8%/năm.
Tính đến ngày 31/05/2024, lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ 1-3 tháng được các ngân hàng duy trì trong khoảng 1.6-3.6%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng trong khoảng 2.9-4.95%/năm, kỳ hạn 12 tháng trong khoảng 3.7-5.4%/năm.
Ở kỳ hạn 12 tháng, BAB là ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất với 5.4%/năm. Kế đó là NCB ở mức 5.3%/năm.
Ở kỳ hạn 6 tháng, NVB giữ mức lãi suất cao nhất ở 4.75%/năm. Kế đó là BAB, VBB, BVB cùng giữ mức 4.6%/năm.
Trong khi kỳ hạn 3 tháng đang có mức lãi suất cao nhất tại NVB là 3.6%/năm, kế đó là NAB và BaoVietBank với 3.4%/năm.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng tính đến 31/05/2024
Ngày 29/05/2024 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.
Trong khi đó, ngân hàng tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay để nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay, nhất là cho các động lực tăng trưởng truyền thống, các ngành mới nổi, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nhà ở xã hội... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; phấn đấu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến hết quý 2/2024 ở mức 5-6%.
Trước tình hình lãi suất huy động rục rịch tăng trở lại, ông Đinh Đức Quang - Giám đốc điều hành Khối Kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam cho rằng, hiện mặt bằng lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp kỷ lục và chắc chắn là đã chạm đáy trong tổng thể đánh giá mức lợi tức kênh đầu tư ít rủi ro nhất này so với lạm phát, tỷ giá và nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Mặt khác, do tính chất mùa vụ, tín dụng thường có xu hướng tăng rất chậm trong quý 1 và bắt đầu hồi phục vào quý 2 hàng năm, nên lãi suất tiết kiệm có thể tăng 0.5-1%/năm trên các kỳ hạn khác nhau trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2024.
Ông Từ Tiến Phát – Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu đánh giá, việc tăng lãi suất là điều tất nhiên vì phải theo xu hướng thị trường. Khi thị trường tăng, không có bất kỳ ngân hàng nào đứng ngoài cuộc, do đó thời gian qua ACB cũng có tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, phải có sự kiểm soát chặt chẽ, không thể nào tăng nhanh lãi suất huy động, dẫn đến chi phí vốn tăng lên, làm ảnh hưởng đến việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng theo chủ trương của Chính phủ và NHNN.
“Thời gian qua, tín dụng ACB đã tăng hơn 8.5%, được thúc đẩy bởi các chương trình cho vay lãi suất thấp, cũng như các chính sách liên quan đến thế chấp, tín chấp, quy trình thúc đẩy tín dụng. ACB không muốn giảm nhịp tín dụng đó, nên bắt buộc phải có các chính sách lãi suất rẻ. Do đó, ngân hàng phải làm sao cân bằng giữa huy động được lãi suất phù hợp và lãi suất cho vay rẻ”, Tổng Giám đốc ACB chia sẻ thêm.
Trong báo cáo vĩ mô tháng 5/2024, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng, mặt bằng lãi suất huy động có thể phục hồi về thời điểm đầu năm nay trong các tháng tới, tương đương với mức tăng bình quân 50-100 điểm cơ bản từ vùng đáy, tuỳ kỳ hạn và nhóm ngân hàng. Diễn biến tiếp theo của mặt bằng lãi suất sẽ tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát đà mất giá của tiền đồng cũng như diễn biến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trong các tháng tới, VDSC cũng lưu ý một số diễn biến cần chú ý thêm như việc NHNN có khả năng sẽ hút ròng trở lại nhằm duy trì mức nền lãi suất đủ cao trên thị trường liên ngân hàng để ứng phó với áp lực tỷ giá. Song song đó, yếu tố thúc đẩy áp lực mất giá tiền đồng có thể quay trở lại nếu Fed trì hoãn thêm thời điểm cắt giảm lãi suất hoặc động thái giảm lãi suất của các NHTW lớn (trừ Fed) tạo cơ hội để đồng USD phục hồi qua ngưỡng cản 105-106.
Cát Lam
FILI
Những năm gần đây đang cho thấy nhà đầu tư không còn “xả hàng” mạnh trong tháng “Sell in May”. Thay vào đó, tháng 6 liền sau mới là khoảng thời gian thị trường có nhiều phiên đỏ lửa.
Theo thống kê của VietstockFinance, trong tháng 6 giai đoạn 3 năm liên tiếp 2021-2023, sàn HOSE ghi nhận số lượng cổ phiếu thường tăng và thường giảm ngang nhau với 15 cổ phiếu mỗi bên.
Một số cổ phiếu nổi bật thuộc nhóm tăng có thể kể đến như FRT, DGC, VNM, SSB và VGC. Trong khi đó, nhóm thường giảm ghi nhận nhiều cổ phiếu bất động sản quen thuộc như DXG, DIG, SGR, TCH; ngoài ra còn có BID của ngành ngân hàng, PSH của ngành dầu khí.
Cổ phiếu trên sàn HOSE tăng giá trong tất cả tháng 6 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Cổ phiếu trên sàn HOSE giảm giá trong tất cả tháng 6 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Tại sàn HNX, số cổ phiếu thường tăng không còn áp đảo như các tháng trước khi chỉ có duy nhất một cổ phiếu là TNG thuộc nhóm này. Ở chiều ngược lại, có đến 10 cổ phiếu trong nhóm thường giảm, nổi bật nhất là sự góp mặt của hai cổ phiếu từng làm mưa làm gió sàn chứng giai đoạn 2021-2022 CEO và L14.
Cổ phiếu trên sàn HNX tăng/giảm giá trong tất cả tháng 6 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Nhìn lại giai đoạn 10 năm (2014-2023), VN-Index đa phần đều có kết quả tốt trong tháng 6 khi có đến 6 năm tăng điểm trong khoảng thời gian này. Dù vậy, phần lớn sự tích cực đều dồn ở giai đoạn đầu 2014-2017, chỉ số sau đó có chuỗi giảm điểm trong tháng 6 liên tiếp 3 năm 2018-2020. Đặc biệt, năm 2022, VN-Index giảm hơn 7% ngay trong tháng cuối quý 2.
Nguồn: VietstockFinance
Trong bối cảnh VN-Index đã tăng hơn 12% tính từ đầu năm đến nay, không ít nhà đầu tư đang “say lãi” và có mong muốn giải ngân thêm. Tuy nhiên, theo chuyên gia, thời gian tới sẽ khó tiếp tục ghi nhận việc “đánh đâu thắng đó” như vừa qua.
Cụ thể, theo TS. Phùng Thái Minh Trang - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Hoa Sen, không ít nhà đầu tư đang muốn “thừa thắng xông lên” sau những thành công từ việc “bắt đáy” các loại tài sản giá rẻ hồi năm ngoái. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nhìn nhận rằng, đến nay giá của nhiều lớp của cải đã tăng một đoạn khá dài, một số còn tăng vượt kỳ vọng nhiều năm. Do đó, cần cực kỳ cẩn trọng khi ra quyết định giải ngân.
Đối với thị trường chứng khoán, mặc dù hồi giữa tháng 4, thị trường đã có một nhịp điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, tính đến nay, VN-Index đã phục hồi về gần sát thời điểm trước khi thị trường lao dốc, quanh mốc 1,275 điểm. Bà Trang cho rằng, đây không phải là lúc để nhà đầu tư tiếp tục mạnh tay giao dịch nữa.
Hà Lễ
FILI
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Nhật Quang
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.