Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Các cơ quan thuế ra loạt quyết định xử phạt hành chính với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vì những sai phạm khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong đó, CTCP FECON F bị phạt, truy thu nặng nhất lên đến tiền tỷ.
Cụ thể, FECON bị phạt hành chính, truy thu và tiền chậm nộp hơn 1 tỷ đồng, do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã tự giác khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước, theo quyết định ngày 06/08 của Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính.
Cùng nhóm doanh nghiệp bất động sản, CTCP Địa ốc Tân Bình T nhận thông báo xử phạt hành chính, truy thu hơn 131 triệu đồng từ Cục thuế TPHCM do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế TNDN và thuế GTGT phải nộp. Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/08/2024.
Trong khi đó, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH) nhận được quyết định của Cục thuế TPHCM ngày 14/08 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty với số tiền hơn 91 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 12/06 và 16/07, Thuduc House cũng bị cưỡng chế đúng số tiền như trên từ Cục thuế TPHCM.
CTCP Cấp nước Tân Hòa T nhận quyết định ngày 15/08 của Cục thuế TPHCM với tổng số tiền phạt, truy thu và tiền chậm nộp gần 129 triệu đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp,
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài N vừa công bố kết luận của Cục thuế TP Hà Nội ngày 22/08 về việc xử phạt hành chính, truy thu thuế số tiền gần 423 triệu đồng. Sai phạm cụ thể chưa được công bố.
Thế Mạnh
FILI
Cơ quan thuế "sờ gáy" nhiều doanh nghiệp trên sàn
Các cơ quan thuế ra loạt quyết định xử phạt hành chính với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vì những sai phạm khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong đó, CTCP FECON (HOSE: FCN) bị phạt, truy thu nặng nhất lên đến tiền tỷ.
Cụ thể, FECON bị phạt hành chính, truy thu và tiền chậm nộp hơn 1 tỷ đồng, do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã tự giác khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước, theo quyết định ngày 06/08 của Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính.
Cùng nhóm doanh nghiệp bất động sản, CTCP Địa ốc Tân Bình (UPCoM: TBR) nhận thông báo xử phạt hành chính, truy thu hơn 131 triệu đồng từ Cục thuế TPHCM do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế TNDN và thuế GTGT phải nộp. Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/08/2024.
Trong khi đó, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH) nhận được quyết định của Cục thuế TPHCM ngày 14/08 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty với số tiền hơn 91 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 12/06 và 16/07, Thuduc House cũng bị cưỡng chế đúng số tiền như trên từ Cục thuế TPHCM.
CTCP Cấp nước Tân Hòa (UPCoM: THW) nhận quyết định ngày 15/08 của Cục thuế TPHCM với tổng số tiền phạt, truy thu và tiền chậm nộp gần 129 triệu đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp,
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (HOSE: NCT) vừa công bố kết luận của Cục thuế TP Hà Nội ngày 22/08 về việc xử phạt hành chính, truy thu thuế số tiền gần 423 triệu đồng. Sai phạm cụ thể chưa được công bố.
5 cổ phiếu BĐS sàn HSX tiệm cận vùng đáy lịch sử
Nằm ngoài sự vận động của thị trường, nhiều mã BĐS vẫn đang đứng ở sát đáy lịch sử và chưa thấy tín hiệu hồi phục nào.
CTCP Địa ốc First Real (FIR)
Kết phiên 23/8, cổ phiếu FIR giảm 1,9% xuống 6.760 đồng/cp, cách vùng giá thấp nhất khoảng 3.000 đồng (đây cũng là giá khởi điểm FIR khi niêm yết).
Đáng chú ý, sau khi lập đỉnh giữa tháng 4/2023, thị giá mã bất động sản này đã “bốc hơi” gần 82%, vốn hóa theo đó chỉ còn 434,3 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại.
CTCP DRH Holdings (DRH)
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DRH đang đứng ở mốc 2.500 đồng/cp, cách vùng đáy sâu nhất khoảng 1.650 đồng. Tính từ thời điểm ngày 1/12/2022, DRH Holdings đã mất hơn 91% vốn hóa trên thị trường.
Đồng thuận với diễn biến cổ phiếu, kết quả kinh doanh của công ty địa ốc này cũng không mấy khả quan khi ghi nhận lỗ 5 quý liên tiếp. Gần nhất, trong quý II/2024, doanh thu thuần của DRH đạt 673 triệu đồng và lỗ hơn 43,5 tỷ đồng.
Ở một diễn biến khác, ngày 15/8 vừa qua, ông Hồ Ngọc Bạch - thành viên HĐQT độc lập DRH Holdings đã xin từ nhiệm vì lý do công việc cá nhân.
CTCP Đầu tư LDG (LDG)
Khác với hai cổ phiếu trên, cổ phiếu LDG vừa mới thủng đáy lịch sử vào phiên 5/8 và hồi phục nhẹ trở lại. Hiện tại, cổ phiếu bất động sản này đang đứng tại mốc 1.970 đồng/cp, chỉ cách 260 đồng so với mức đáy.
Đáng nói, vào cuối tháng 7 vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã chuyển hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. HCM để xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân tỉnh đối với Công ty LDG (đóng tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai).
Cụ thể, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM đã ra Quyết định số 58/2024/QĐ – PT ban hành ngày 13/8/2024 (Quyết Định 58) về việc giải quyết đề nghị xem xét lại Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đối với CTCP Đầu tư LDG liên quan đến khoản nợ chưa thống nhất giữa Công ty LDG và CTCP Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát.
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH)
Giống với LDG, cổ phiếu TDH hiện cũng chỉ cách đáy lịch sử 460 đồng và đang đứng ở mốc 2.930 đồng/cp kết phiên 23/8.
Liên quan tới Nhà Thủ Đức, ngày 19/8 vừa qua, doanh nghiệp đã nhận được quyết định của Cục thuế TP Hồ Chí Minh ban hành ngày 14/8 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty với số tiền gần 91,2 tỷ đồng.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, thu không đủ bù chi khiến Nhà Thủ Đức tiếp tục chìm trong thua lỗ với 27,5 tỷ đồng trong 6 tháng, nâng lỗ lũy kế lên gần 781 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 12/6 và 16/7, Thuduc House cũng bị cưỡng chế đúng số tiền như trên từ Cục thuế TP. HCM.
CTCP Đệ Tam (DTA)
Mặc dù DTA có khởi điểm khá cao so với 4 cổ phiếu trên khi được định giá khoảng 26.300 đồng/cp lúc niêm yết, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu này chỉ còn 4.190 đồng/cp, cách đáy lịch sử 2.400 đồng.
Tính từ đỉnh lịch sử vào đầu tháng 11/2021 là 28.800 đồng/cp, mã bất động sản này đã mất hơn 85% vốn hóa, tương ứng chỉ còn 75,5 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại.
Tham gia thi công Metro Line 3 Hà Nội, Công ty FECON (FCN) dự thu về trăm tỷ đồng năm nay
Công ty FECON là nhà thầu Việt Nam đầu tiên tham gia lắp ráp, vận hành máy đào hầm TBM tại 2 tuyến đường sắt đô thị Metro Line 1 TP.Hồ Chí Minh và Metro Line 3 Hà Nội.
Công ty FECON (mã cổ phiếu FCN) là nhà thầu Việt Nam đầu tiên tham gia vào công tác lắp ráp và vận hành máy đào hầm TBM tại 2 tuyến đường sắt đô thị Metro Line 1 TP.Hồ Chí Minh và Metro Line 3 Hà Nội.
Tham gia đào hầm metro tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần FECON (Công ty FECON, mã cổ phiếu FCN - sàn HoSE) vừa qua đã chính thức vận hành 02 máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) để tái khởi động thi công đoạn đi ngầm của dự án đường sắt đô thị Metro Line 3 Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Đoạn đi ngầm này có tổng chiều dài 4 km, dự kiến sẽ được thi công trong 16 tháng.
Bộ đôi máy TBM mang tên “Thần tốc" và Táo bạo" được thiết kế riêng cho dự án tuyến đường sắt đô thị Metro Line 3 Hà Nội. Máy được sản xuất bởi hãng Herrenkecht (CHLB Đức), có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn. Theo Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội (MRB Hà Nội), mỗi máy TBM đào hầm có giá trên thị trường thế giới từ 10 - 15 triệu USD.
Ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó Tổng Giám đốc Công ty FECON cho biết: "Công nghệ thi công hầm bằng máy đào hầm TBM tại Metro Line 3 Hà Nội là công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, đáp ứng điều kiện địa chất phức tạp của Hà Nội”.
Công ty FECON hiện được đánh giá sở hữu năng lực hàng đầu Việt Nam hiện nay về thi công nền móng và công trình ngầm.
Lãnh đạo Công ty FECON cũng chia sẻ, việc thi công Metro Line 3 Hà Nội đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao khi chiều dài thi công lên đến 4 km/1 hầm, so với chỉ 768 m/1 hầm như ở Metro Line 1 của TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời, tuyến hầm ở Hà Nội chủ yếu đi qua lớp địa chất đất sét pha, phức tạp hơn so loại đất sét bùn như dự án Metro Line 1 TP. Hồ Chí Minh.
Công ty FECON hiện được đánh giá sở hữu năng lực hàng đầu Việt Nam hiện nay về thi công nền móng và công trình ngầm. Công ty là nhà thầu Việt Nam đầu tiên tham gia vào công tác lắp ráp và vận hành máy đào hầm TBM tại 2 tuyến đường sắt đô thị Metro Line 1 TP.Hồ Chí Minh và Metro Line 3 Hà Nội.
Theo ước tính của Chứng khoán Dầu khí (PSI), gói thầu thi công hầm của dự án Metro Line 3 Hà Nội có thể đem về cho Công ty FECON 100 tỷ đồng doanh thu trong năm nay.
Duy trì tốc độ tăng trưởng bất chấp áp lực cạnh tranh
Xét về kết quả kinh doanh, kết thúc nửa đầu năm nay, Công ty FECON ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.427 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, và lãi ròng 1,4 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 35,7% kế hoạch doanh thu và 2,3% kế hoạch lãi cả năm.
Nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận của Công ty FECON ở mức rất thấp so với quy mô doanh thu đến từ việc áp lực cạnh tranh trên thị trường xây dựng ở mức cao khi thị trường bất động sản ảm đạm kéo dài, khiến thiếu các dự án lớn. Trong khi đó, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thường có đơn giá thấp, biên lợi nhuận mỏng.
Đại diện Công ty FECON chia sẻ, trong bối cảnh thị trường xây dựng nhìn chung đang có sức cạnh tranh hết sức gắt gao, công ty trương ưu tiên chọn các dự án có nguồn tiền đảm bảo, bất chấp đơn giá không mấy ấn tượng và khả năng sinh lời bị ảnh hưởng. Đồng thời, công ty vẫn đang nỗ lực cân đối chi phí nguyên vật liệu xây dựng và nhân công để đối phó với khó khăn về đơn giá thầu thấp.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu FCN của Công ty FECON từ đầu năm 2024 đến nay.
Theo đánh giá của Chứng khoán Dầu khí, mặc dù chịu áp lực cạnh tranh cao nhưng doanh thu của Công ty FECON vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, cho thấy tốc độ thi công tại các dự án vẫn đang được đảm bảo. Đặc biệt, Công ty FECON đang duy trì cơ cấu tài chính tốt hơn so với mặt bằng chung, ít chịu áp lực lãi vay.
Bên cạnh đó, bức tranh của ngành xây dựng dự kiến sẽ chuyển biến tích cực hơn kể từ quý 3/2024 nhờ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản bước đầu tháo gỡ được các nút thắt về pháp lý.
Ngoài ra, Công ty FECON đang dần đẩy mạnh phát triển mảng bất động sản dân cư và bất động sản khu công nghiệp vốn có tỷ suất lợi nhuận cao gấp nhiều lần mảng xây lắp, cũng như tận dụng được ưu thế kinh nghiệm trong hoạt động xây lắp.
Kể từ năm 2021 đến nay, Công ty FECON đã theo đuổi 10 dự án bất động sản dân cư và khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Phần lớn các dự án này đều đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý, giải phóng mặt bằng. Ở tất cả các dự án, Công ty FECON đều là đơn vị tài trợ quy hoạch và là một trong những đơn vị có tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Với danh mục các dự án đầu tư có tổng giá trị lên đến 2 tỷ USD, mảng bất động sản được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới cho Công ty FECON trong thời gian tới.
Hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản lớn rời ghế nóng, điều gì đang xảy ra?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, một loạt doanh nghiệp bất động sản lớn gần đây đã chứng kiến việc thay đổi nhân sự cấp cao. Có người thậm chí chỉ ngồi “ghế nóng” trong vài tháng.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG) vừa miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Nguyễn Thanh Sơn từ ngày 3/6. Quyết định miễn nhiệm được đưa ra trong bối cảnh ông Sơn ở vị trí này tròn 5 tháng.
Ông Nguyễn Thanh Sơn
Đây không phải lần đầu tiên BĐS An Gia thay đổi vị trí Tổng giám đốc chỉ sau vài tháng. Ngày 28/12/2023, chỉ sau 7 tháng tại vị, người tiền nhiệm là bà Huỳnh Thị Kim Ánh cũng rời khỏi chiếc ghế này.
Tương tự, Công ty Nhà Thủ Đức (TDH) liên tục thay đổi các vị trí Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và thành viên HĐQT.
Gần đây nhất, Thủ Đức House đã bãi nhiệm ông Dương Ngọc Hải, thành viên HĐQT và bổ nhiệm ông Hoàng Anh Phúc lên thay vị trí này. Ông Phúc sẽ đảm nhiệm thành viên HĐQT trong nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Trước đó, Thủ Đức House miễn nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của ông Đàm Mạnh Cường theo nguyện vọng cá nhân và bổ nhiệm ông Nguyễn Hải Long lên làm, có hiệu lực từ ngày 15/4.
Trong đơn từ nhiệm, ông Cường cho biết Thủ Đức House đang trong quá trình "sắp xếp tinh gọn bộ máy, điều chỉnh mô hình hoạt động kinh doanh để đảm bảo tính vận hành thường xuyên của TDH". Điều này diễn ra trong bối cảnh công ty đang bị cục Thuế TPHCM áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.
Ông Đàm Mạnh Cường
Bên cạnh đó, phó Tổng giám đốc của TDH là bà Văn Thị Huệ cũng thông báo từ nhiệm vì "có định hướng riêng". Trong đơn, bà Huệ mong Ban điều hành mới sớm đưa Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn và từng bước phát triển.
Ngày 22/7, công ty Thủ Đức đã nhận được quyết định của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích 91 tỷ đồng từ tài khoản công ty.
Thủ Đức House còn tiếp tục gặp khó khăn trong kinh doanh khi cổ phiếu của doanh nghiệp này đã nằm trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến hết năm 2023 là số âm.
Công ty Hải Phát Invest (HPX) cũng ghi nhận tình trạng tương tự như trên. Ngày 3/5, Đầu tư Hải Phát thông qua miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Đoàn Hòa Thuận do có đơn xin từ nhiệm, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phương vào vị trí này.
Trong đơn xin từ nhiệm, ông Đoàn Hòa Thuận cho biết lý do từ chức tới từ sự khác biệt về quan điểm quản trị và điều hành công ty, vì thế không thể tiếp tục tham gia vào các công việc Tổng giám đốc.
Tân Tổng giám đốc, ông Nguyễn Văn Phương cho biết để có đủ thời gian và toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự phát triển lớn mạnh và bền vững của công ty, ông đã có kế hoạch rút dần các chức danh quản lý điều hành tại một số đơn vị trong thời gian tới.
Lễ bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phương lên Tổng giám đốc
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức T cho biết đã nhận được quyết định của Cục thuế TPHCM ban hành ngày 16/07 về việc cưỡng chế trích gần 91.2 tỷ đồng từ tài khoản để thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Trước đó, vào ngày 12/06, Cục thuế TPHCM đã ký quyết định cưỡng chế tương tự nhưng với số tiền hơn 91.2 tỷ đồng.
Liên quan đến việc cưỡng chế thì đầu tháng 5/2024, TDH nằm trong 4 doanh nghiệp bị Chi cục Hải quan Quản lý Hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan TPHCM ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nguyên nhân do Công ty đang nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo quy định. Ở thời điểm này, TDH còn đang nợ gần 91.8 tỷ đồng. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm, cụ thể từ ngày 02/05/2024-01/05/2025, hoặc chấm dứt kể từ khi doanh nghiệp nộp đủ số thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.
Khoản nợ thuế của TDH chủ yếu đến từ vụ án linh kiện điện tử 2017-2019. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Tổng Giám đốc TDH Nguyễn Hải Long cho biết Công ty đã thành lập đội ngũ pháp lý tương đối dày dặn để quản lý và theo dõi sát vụ việc. Sau khi tòa án đưa ra bản án phúc thẩm ngày 23/05/2024, Công ty đã kịp thời gửi đơn đến cơ quan thuế và cơ quan công an để tố giác tiếp giai đoạn 1 và 3.
Tuy nhiên, ông Long cho biết phải chấp nhận câu chuyện là không thu hồi được hết số tiền 340 tỷ đồng nhưng có thể thu về một khoản thì cũng rất quý giá đối với TDH.
Thượng Ngọc
FILI
Điểm mặt các doanh nghiệp bất động sản có lãnh đạo xin từ nhiệm
Mới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services - mã chứng khoán: DXS) thông báo đã nhận đơn từ nhiệm của ông Phạm Anh Khôi rời khỏi các chức vụ thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ủy ban Kiểm toán và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services (DXS-FERI) với lý do cá nhân.
Ông Phạm Anh Khôi là thành viên Hội đồng quản trị DXS từ tháng 1/2020 và thành viên Ủy ban Kiểm toán từ tháng 10/2023.
Đây không phải là biến động về nhân sự lớn của đất xanh trong tháng này, đầu tháng 7/2024, DXG đã công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua việc thôi chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Lương Trí Thìn. Đồng thời, bổ nhiệm ông Lương Ngọc Huy, Phó Tổng giám đốc tập đoàn, vào vị trí này.
Không chỉ Đất Xanh Services, vào đầu tháng 6, một doanh nghiệp bất động sản khác là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán: AGG) cũng đã thông báo miễn nhiệm chức Tổng giám đốc (CEO) đối với ông Nguyễn Thanh Sơn do người này viết đơn xin từ nhiệm.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Thanh Sơn mới trở thành Tổng giám đốc của An Gia vào giữa tháng 1/2024. Trong thông cáo báo chí ngày 15/1/2024, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, ông Nguyễn Bá Sáng cho biết, việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Sơn vào ghế CEO sẽ góp phần hoàn thiện đội ngũ lãnh đạo cấp cao, phù hợp với định hướng, chiến lược tăng trưởng chung của doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
Hồi tháng 5, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã chứng khoán HPX) thông báo thay đổi vị trí Tổng giám đốc khi miễn nhiệm ông Đoàn Hoà Thuận và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phương.
Theo đó, ông Đoàn Hoà Thuận có đơn xin từ nhiệm với lý do có sự khác biệt về quan điểm quản trị và điều hành Công ty, vì vậy không thể tiếp tục thực hiện và tham gia vào các công việc Tổng giám đốc.
Được biết, ông Thuận gia nhập với Hải Phát từ năm 2017 với chức vụ Phó tổng giám đốc, đến tháng 7/2018 được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2018 – 2023 và ngày 24/7/2023, ông Thuận tiếp tục được tái bổ nhiệm giữ vị trí Tổng giám đốc.
Trước đó, vào hồi tháng 4/2024, ông Đàm Mạnh Cường vừa xin từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH) sau gần 2,5 năm giữ chức vì tự thấy không đáp ứng tiêu chí của Hội đồng quản trị mới.
Chia sẻ trong đơn từ nhiệm, ông Cường cho biết, ông vào vị trí tổng giám đốc từ 30/11/2021. Theo ông Cường, đây là khoảng thời gian rất khó khăn của Nhà Thủ Đức khi một mặt phải giải quyết các tồn đọng từ vụ án linh kiện điện tử để lại, một mặt phải thể hiện quan điểm cứng rắn trong thực hiện thủ tục pháp lý, dành lại quyền kiểm soát hợp pháp tại Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.
Trong suốt thời gian đảm nhiệm vị trí này, Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức cho rằng tập thể nhân viên công ty đã đoàn kết, cùng cố gắng giữ gìn sự ổn định của công ty, tiết giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo đời sống của cán bộ nhân viên, các hoạt động mới cũng như từng bước đi vào quỹ đạo và có lợi nhuận.
Tuy nhiên từ tháng 8/2023, Nhà Thủ Đức đã có sự thay đổi về cổ đông lớn và các thành viên Hội đồng quản trị mới. Qua một khoảng thời gian hợp tác cùng, ông Đàm Mạnh Cường cho biết, nhận thấy bản thân không đáp ứng được những tiêu chí mà Hội đồng quản trị mới yêu cầu cho những định hướng, hoạt động mới của Nhà Thủ Đức.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.