Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Các cơ quan thuế ra loạt quyết định xử phạt hành chính với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vì những sai phạm khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong đó, CTCP FECON F bị phạt, truy thu nặng nhất lên đến tiền tỷ.
Cụ thể, FECON bị phạt hành chính, truy thu và tiền chậm nộp hơn 1 tỷ đồng, do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã tự giác khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước, theo quyết định ngày 06/08 của Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính.
Cùng nhóm doanh nghiệp bất động sản, CTCP Địa ốc Tân Bình T nhận thông báo xử phạt hành chính, truy thu hơn 131 triệu đồng từ Cục thuế TPHCM do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế TNDN và thuế GTGT phải nộp. Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/08/2024.
Trong khi đó, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH) nhận được quyết định của Cục thuế TPHCM ngày 14/08 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty với số tiền hơn 91 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 12/06 và 16/07, Thuduc House cũng bị cưỡng chế đúng số tiền như trên từ Cục thuế TPHCM.
CTCP Cấp nước Tân Hòa T nhận quyết định ngày 15/08 của Cục thuế TPHCM với tổng số tiền phạt, truy thu và tiền chậm nộp gần 129 triệu đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp,
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài N vừa công bố kết luận của Cục thuế TP Hà Nội ngày 22/08 về việc xử phạt hành chính, truy thu thuế số tiền gần 423 triệu đồng. Sai phạm cụ thể chưa được công bố.
Thế Mạnh
FILI
Cơ quan thuế "sờ gáy" nhiều doanh nghiệp trên sàn
Các cơ quan thuế ra loạt quyết định xử phạt hành chính với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vì những sai phạm khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong đó, CTCP FECON (HOSE: FCN) bị phạt, truy thu nặng nhất lên đến tiền tỷ.
Cụ thể, FECON bị phạt hành chính, truy thu và tiền chậm nộp hơn 1 tỷ đồng, do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã tự giác khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước, theo quyết định ngày 06/08 của Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính.
Cùng nhóm doanh nghiệp bất động sản, CTCP Địa ốc Tân Bình (UPCoM: TBR) nhận thông báo xử phạt hành chính, truy thu hơn 131 triệu đồng từ Cục thuế TPHCM do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế TNDN và thuế GTGT phải nộp. Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/08/2024.
Trong khi đó, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH) nhận được quyết định của Cục thuế TPHCM ngày 14/08 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty với số tiền hơn 91 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 12/06 và 16/07, Thuduc House cũng bị cưỡng chế đúng số tiền như trên từ Cục thuế TPHCM.
CTCP Cấp nước Tân Hòa (UPCoM: THW) nhận quyết định ngày 15/08 của Cục thuế TPHCM với tổng số tiền phạt, truy thu và tiền chậm nộp gần 129 triệu đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp,
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (HOSE: NCT) vừa công bố kết luận của Cục thuế TP Hà Nội ngày 22/08 về việc xử phạt hành chính, truy thu thuế số tiền gần 423 triệu đồng. Sai phạm cụ thể chưa được công bố.
Cơ quan thuế "sờ gáy" nhiều doanh nghiệp trên sàn
Các cơ quan thuế ra loạt quyết định xử phạt hành chính với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vì những sai phạm khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong đó, CTCP FECON (HOSE: FCN) bị phạt, truy thu nặng nhất lên đến tiền tỷ.
Cụ thể, FECON bị phạt hành chính, truy thu và tiền chậm nộp hơn 1 tỷ đồng, do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã tự giác khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước, theo quyết định ngày 06/08 của Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính.
Cùng nhóm doanh nghiệp bất động sản, CTCP Địa ốc Tân Bình (UPCoM: TBR) nhận thông báo xử phạt hành chính, truy thu hơn 131 triệu đồng từ Cục thuế TPHCM do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế TNDN và thuế GTGT phải nộp. Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/08/2024.
Trong khi đó, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH) nhận được quyết định của Cục thuế TPHCM ngày 14/08 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty với số tiền hơn 91 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 12/06 và 16/07, Thuduc House cũng bị cưỡng chế đúng số tiền như trên từ Cục thuế TPHCM.
CTCP Cấp nước Tân Hòa (UPCoM: THW) nhận quyết định ngày 15/08 của Cục thuế TPHCM với tổng số tiền phạt, truy thu và tiền chậm nộp gần 129 triệu đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp,
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (HOSE: NCT) vừa công bố kết luận của Cục thuế TP Hà Nội ngày 22/08 về việc xử phạt hành chính, truy thu thuế số tiền gần 423 triệu đồng. Sai phạm cụ thể chưa được công bố.
Trực tuyến
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam diễn ra vào sáng 23/04 đã thông qua kế hoạch năm 2024 với lãi trước thuế 80 tỷ đồng, tăng 14% so với thực hiện 2023, bên cạnh chia cổ tức 3% cho năm 2023.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CSM sáng 23/04/2024
Dự báo nhiều thuận lợi, khó khăn đan xen trong năm 2024
Nhìn về năm 2024, CSM dự báo các yếu tố thuận lợi có thể kể đến như nhu cầu vận tải trong nước tăng; sự dịch chuyển từ xe xăng sang xe điện (bao gồm nhóm xe máy và ô tô các loại); nhu cầu chuyển đổi sang sản phẩm săm lốp xe có hàm lượng kỹ thuật cao theo xu hướng phát triển công nghệ lốp xe (xe máy không săm, lốp bố thép); sản phẩm mới lốp PCR thương hiệu Advenza được người tiêu dùng trong nước đón nhận; thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng nhóm khách hàng…
Tuy nhiên, CSM cũng dự báo đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay. Với đặc thù của doanh nghiệp sản xuất săm lốp xe sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ các chính sách thuế quan, khi 60% nguyên vật liệu chủ yếu được nhập khẩu (cao su tổng hợp, than đen, vải mành, bố thép….) và thị trường xuất khẩu của Công ty trải rộng ở các nước bao gồm Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ, Ấn Độ, Đông Nam Á….
Chiến tranh của một số nước dự báo kéo dài làm thiếu hụt và tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu.
Một yếu tố khác cũng được CSM nhận định sẽ gây ra khó khăn là tình trạng gian lận thương mại vẫn chưa được Nhà nước kiểm soát triệt để, việc bán phá giá của lốp nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan đối với các loại sản phẩm lốp ô tô diễn ra ngày càng gay gắt.
Kế hoạch lãi trước thuế tăng 14%, chia cổ tức 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 3%
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo CSM xác định mục tiêu kinh doanh năm 2024 doanh thu giảm 9% so với thực hiện năm 2023, còn hơn 5,024 tỷ đồng nhưng lãi trước thuế lại tăng 14% lên 80 tỷ đồng.
Về đóng góp doanh thu, hoạt động sản xuất công nghiệp nội địa giảm 21% còn hơn 2,038 tỷ đồng và hoạt động kinh doanh giảm 40% còn 500 tỷ đồng. Chỉ doanh thu sản xuất công nghiệp xuất khẩu tăng 19% lên 2,486 tỷ đồng và dự kiến có lần đầu tiên đứng đầu về tỷ trọng doanh thu của CSM, theo dữ liệu cập nhật từ năm 2010.
CSM đặt kỳ vọng tăng trưởng vào lốp ô tô, máy kéo (TBR, PCR); săm ô tô; yếm ô tô; lốp xe máy. Ngược lại, các sản phẩm săm xe máy, lốp xe đạp, săm xe đạp, lốp công nghiệp, ống cao su dân dụng dự kiến sụt giảm, ngoài ra không còn ghi nhận sản phẩm cao su bán thành phẩm.
Nói thêm về việc “vắng bóng” cao su bán thành phẩm, ông Phạm Hồng Phú – Tổng Giám đốc CSM chia sẻ: “10 năm gần đây CSM là nhà cung cấp cao su bán thành phẩm 15-19 ngàn tấn/năm cho Camso – công ty hàng đầu thế giới về sản xuất lốp xe nâng, đóng góp doanh thu khoảng 800 tỷ đồng mỗi năm cho CSM. Tuy nhiên, sau khi hãng Michelin mua lại Camso, đặc biệt Michelin có nguyên tắc không được gia công mảng bán thành phẩm, vì chứa đựng bí quyết kinh doanh, do đó hãng Camso phải xây thêm xưởng ở Bình Dương để tự làm. Phía đối tác đã thông báo trước 2 năm và 2024 sẽ là năm cuối cùng CSM không cung cấp sản phẩm này cho Camso nữa, tác động đến doanh thu nội địa”.
Dù không ghi nhận vào kế hoạch 2024, nhưng theo chia sẻ của Tổng Giám đốc CSM, cao su bán thành phẩm vẫn có đóng góp vào kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm cho CSM, do phía Camso chưa vận hành được hệ thống máy.
Về phương án phân phối lợi nhuận, CSM dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3% (300 đồng/cp), tương đương số tiền chi ra hơn 31 tỷ đồng.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của CSM
Nguồn: CSMVừa qua, CSM đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu gần 1,219 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ; lãi trước thuế gần 24 tỷ đồng, tăng 330% và lãi ròng gần 20 tỷ đồng, tăng 177%. Kết quả này tương ứng việc thực hiện lần lượt 24% mục tiêu doanh thu và gần 30% mục tiêu lợi nhuận theo kế hoạch 2024 dự trình ĐHĐCĐ thường niên 2024.
Về kế hoạch đầu tư, CSM dự kiến thực hiện các bước triển khai theo đúng tiến độ của dự án như mua sắm, lắp đặt thiết bị, chạy thử và bắt đầu sản xuất thương mại và cung ứng cho thị trường vào quý 3/2024. Đồng thời tiếp tục đầu tư các thiết bị nhỏ, lẻ để hoàn thiện một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất lốp xe máy, săm xe máy, lốp ô tô bias, săm ô tô. Cả năm 2024, CSM dự kiến chi gần 131 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Thảo luận:
Cuối 2025 phải hoàn tất di dời nhà máy Đồng Nai 2
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đã có kế hoạch chi tiết khi nào di dời và CSM đang có các nhà máy tại đây, vậy phương án xử lý là gì?
Tổng Giám đốc Phạm Hồng Phú: Tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch nhiều năm, CSM có 2 xưởng ở đây, bao gồm Đồng Nai 1 chuyên sản xuất lốp xe đạp, xe máy và Đồng Nai 2 chuyên sản xuất lốp du lịch, tải nhẹ. Nhưng chỉ có Đồng Nai 2 nằm trong danh sách di dời.
Theo quy hoạch thì đến 31/12/2025 sẽ hoàn tất di dời, tương ứng còn hơn một năm rưỡi để thực hiện và CSM có 2 phương án. Thứ nhất, phương án nhanh gọn là ghép với nhà máy sản xuất Radial ở Bình Dương, chi phí khoảng 200 tỷ. Phương án có thể giúp CSM gia tăng gấp 3 sản lượng lốp xe du lịch, thu hồi vốn khoảng 4 năm trong điều kiện vay vốn một nữa và tự có một nửa.
Còn với phương án 2, CSM sẽ đi mua đất ở một khu công nghiệp và xây dựng đồng bộ giữa đầu tư nhà máy mới và sản xuất sản phẩm mới, nhưng suất đầu tư rất lớn có thể lên đến 2 ngàn tỷ.
CSM có khu đất ở TP Tân Uyên khoảng 90 ha, nhưng được biết theo quy hoạch của TP Tân Uyên không có xây nhà máy ở đây. Như vậy CSM có kế hoạch chuyển nhượng khu đất này hay không?
Tổng Giám đốc Phạm Hồng Phú: Khu đất hiện đang làm kho, nhưng nếu tương lai có xây dựng nhà máy thì khó xin giấy phép xây dựng. Hiện tại CSM cũng chưa sử dụng hiệu quả khu đất này và cũng đang suy nghĩ làm sao để sử dụng có hiệu quả.
Chưa thu được khoản khấu trừ thuế 390 tỷ
Khấu trừ thuế từ năm 2019 đến nay khoảng 355 tỷ, CSM ghi nhận như thế nào?
Tổng Giám đốc Phạm Hồng Phú: Đến hôm nay con số này đã lên đến 390 tỷ đồng, qua đó gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều hành. Đây là khoản tiền nằm trong tài khoản Nhà nước, không lấy nhanh về được và phải trả lãi ngân hàng cho khoản tiền đó.
Cái khó khác là dòng tiền bị tắc, mặc dù có văn bản của Tổng cục Thuế, Ủy ban Quản lý vốn gửi thằng cho Cục Thuế TPHCM về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhưng tốc độ giải quyết tính đến hiện tại vẫn rất chậm. CSM mong cơ quan thẩm quyền cử đoàn kiểm tra, giám sát sớm để CSM thoái bớt phần này và tăng hiệu quả kinh doanh.
CSM có nhiều lợi thế trong ngành săm lốp nhưng kết quả kinh doanh không tăng trưởng mạnh?
Tổng Giám đốc Phạm Hồng Phú: Mặc dù năm nay đề ra kế hoạch lãi trước thuế 80 tỷ đồng, nhưng CSM tự đặt chỉ tiêu hơn 100 tỷ đồng để cố gắng và có thể đạt được, do quý 1 đã gần 24 tỷ đồng, quý 2 dự kiến khoảng 25 tỷ đồng, tổng cộng khoảng 50 tỷ đồng sau 2 quý.
Kết quả được Tổng Giám đốc CSM cho biết có sự hỗ trợ không nhỏ bởi chi phí lãi vay thấp.
Tỷ giá hiện nay ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận?
Tổng Giám đốc Phạm Hồng Phú: Tỷ giá tăng như hiện nay thì xuất khẩu có cơ hội tăng doanh số, trong bối cảnh thị trường nội địa khó khăn, một phần do phải cạnh tranh nhiều, đặc biệt là như các sản phẩm đến từ Trung Quốc hay các nước khác.
Tuy nhiên các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ cũng có lợi như Việt Nam, họ cũng giảm giá bán. Do đó về cạnh tranh toàn cầu không có lợi nhiều.
Lợi thế đến nếu CSM mua nguyên vật liệu trong nước rồi xuất khẩu và thu về đô la và CSM đang cố gắng đẩy nhanh xuất khẩu. Mặc dù vậy, khách hàng cũng đang yêu cầu CSM giảm giá theo nên đây là vấn đề rất nhạy cảm.
Kết thúc đại hội, tất cả tờ trình đều được thông qua.
Huy Khải
FILI
Mới đây, gần 65% vốn của CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) đã được sang tay. Bên cạnh biến động cơ cấu cổ đông, nhiều diễn biến cho thấy GLS đang chuyển mình. ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức ngày 15/04 vừa qua đã thông qua nhiều nội dung quan trọng với hoạt động của Công ty.
Sang tên gần 65% vốn
Ngày 11/04/2024, hai cổ đông nắm giữ tổng cộng 64.89% vốn của GLS đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn nắm giữ. Bên nhận chuyển nhượng là 3 cá nhân và một tổ chức.
Cụ thể, bà Thái Kiều Hương nhận chuyển nhượng 668,250 cp, tương đương 4.95% vốn; ông Hồ Ngọc Bạch nhận chuyển nhượng gần 2.7 triệu cp, tương đương 19.88% vốn; ông Lê Huy Dũng nhận chuyển nhượng hơn 2.7 triệu cp, tương đương hơn 20% vốn.
Công ty TNHH Thương mại Nông nghiệp Khang An nhận 2.7 triệu cp, tương đương 20% vốn GLS.
Giao dịch chuyển nhượng vốn của GLS ngày 11/04/2024
Công ty TNHH Thương mại Nông nghiệp Khang An được thành lập năm 2018 với tên Công ty TNHH Sữa dê Ninh Bình. Công ty có vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng (tính đến tháng 7/2023). Bà Thái Kiều Hương, cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phiếu GLS, góp vốn 99% tại Thương mại Nông nghiệp Khang An.
Ông Lê Huy Dũng, người nhận chuyển nhượng hơn 20% vốn của GLS, từng được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank, VBB) hồi tháng 3/2021 và được miễn nhiệm sau đó 7 tháng.
Loạt giao dịch trên diễn ra sau khoảng thời gian tích cực mua vào của Chủ tịch GLS Cao Tấn Thành.
Ngày 29/12/2023 và 04/01/2024, ông Thành đã mua vào hơn 6.1 triệu cp GLS để nâng sở hữu lên hơn 7.48 triệu cp, tỷ lệ 55.42%. Sau đó, vị này tiếp tục mua thỏa thuận 775 ngàn cp trong giai đoạn từ 18-31/01/2024 để nâng sở hữu lên mức hơn 60%.
Cùng giai đoạn ông Thành mua vào cuối 2023 và đầu 2024, các cổ đông lớn của GLS đồng loạt bán ra. Ngày 29/12/2023, 4 cổ đông lớn bán ra tổng cộng gần 5.1 triệu cp. Ngày 04/01/2024, Tổng Giám đốc GLS - ông Chu Tuấn An cũng bán ra hơn 1 triệu cp.
Số cổ phiếu do 4 cổ đông lớn và Tổng Giám đốc GLS bán ra bằng đúng số lượng Chủ tịch Cao Tấn Thành mua vào. Khả năng cao, đây là giao dịch sang tay cổ phiếu cho Chủ tịch GLS.
Rất có thể, ông Thành là người đại diện đứng ra gom cổ phiếu để chuyển nhượng toàn bộ cho nhóm cổ đông mới.
CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) được thành lập và hoạt động từ năm 2007. Khi thành lập, Chứng khoán Sen Vàng gồm 9 cổ đông với những tên tuổi có tiếng như: CTCP Xây dựng & Địa ốc Hòa Bình (HBC), CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH), CTCP Đồng Tâm Miền Trung (DongTam Corporation), CTCP Ngoại Thương & Phát triển Đầu tư TP.HCM (FDC), CTCP Vạn Phát Hưng (VPH), Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng Số 1 (FICO), CTCP Nhà Việt Nam (Vietnam House), Công ty TNHH Phú Mỹ Thuận (PhuMyThuan Co Ltd.) và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB - đã được sáp nhập vào Ngân hàng BIDV).
Tới cuối 2023, sở hữu vốn của Công ty có nhiều biến động. Danh sách thuyết minh chỉ thể hiện 1 cổ đông tổ chức là Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng Số 1 (FICO), nắm 5% vốn.
Cơ cấu cổ đông của GLS thời điểm cuối năm 2023Nguồn: BCTC GLS
Lên kế hoạch chào bán cổ phiếu huy động 5,000 tỷ đồng
Bên cạnh biến động cơ cấu cổ đông, nhiều diễn biến cho thấy GLS đang chuyển mình. ĐHĐCĐ thường niên 2024 ngày 15/04 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng với hoạt động của Công ty.
Nội dung đáng chú ý đầu tiên là kế hoạch chào bán riêng lẻ 500 triệu cp cho nhà đầu tư chuyên nghiệp trong quý 2-4/2024, tăng vốn điều lệ thêm 5,000 tỷ đồng. Giá chào bán 10,000 đồng/cp. Phần lớn số tiền thu về sẽ được bổ sung cho hoạt động cho vay ký quỹ (3,000 tỷ đồng), tự doanh (1,800 tỷ đồng).
Kế hoạch sử dụng vốn của GLS
Nguồn: GLSCông ty cũng đang lên kế hoạch bổ sung nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và kinh doanh chứng khoán phái sinh. Hiện tại, GLS chỉ còn nghiệp vụ môi giới và tư vấn đầu tư; mất kết nối với 2 sở giao dịch chứng khoán và đang trong diện kiểm soát.
Một nội dung khác là việc thay đổi trụ sở Công ty từ Lầu 3-4, số 164 Nguyễn Công Trứ, quận 1, TPHCM sang Tòa nhà D. Le Roi Soleil, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (tòa nhà thuộc nhóm Tân Hoàng Minh).
Năm 2024, Công ty xây dựng kế hoạch tập trung vào việc xin ra khỏi diện kiểm soát, khôi phục các nghiệp vụ và kết nối 2 sở. Theo đó, Công ty lên kế hoạch thận trọng gồm doanh thu 5.1 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 91 triệu đồng, lần lượt giảm 32% và 90% so với năm trước.
Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của GLSNguồn: GLS
Yến Chi
FILI
Vốn đầu tư công tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế và xã hội, trong đó không thể thiếu các doanh nghiệp xây dựng mảng hạ tầng.
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán đến hết ngày 31/01/2024 (thời hạn giải ngân vốn năm 2023) là 662,588 tỷ đồng, đạt gần 83% kế hoạch giải ngân vốn và đạt 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (711,559 tỷ đồng).
Tại Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải ngày 16/02, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2024, cả nước dành 657 ngàn tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%.
Khởi sắc theo từng quý
Theo số liệu thống kê từ 72 doanh nghiệp mảng xây dựng hạ tầng trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 4/2023, tổng doanh thu trong kỳ đạt gần 44,771 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong 8 quý trở lại đây (từ quý 1/2022).
Dù lợi nhuận không phải là quý cao nhất trong 2 năm qua, nhưng có sự tăng trưởng rõ rệt theo từng quý trong năm 2023. Cụ thể, tổng lợi nhuận ròng toàn ngành gần 1,399 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ và tăng 86% so với quý liền trước, mức cao nhất kể từ quý 3/2022.
Kết quả này cho thấy sự ảnh hưởng của đầu tư công và công tác chạy đua giải ngân những tháng cuối năm đã góp phần không nhỏ cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng trong quý 4.
Doanh thu và lãi ròng mảng xây dựng hạ tầng từ quý 1/2022 – quý 4/2023. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinanceTrong 5 năm qua, 2023 là năm có doanh thu cao nhất với hơn 112,580 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2022 và tăng 20% so với năm 2019.
Trái ngược, lợi nhuận ròng năm 2023 lại gần như thấp nhất chỉ đạt 2,766 tỷ đồng, giảm 55% so với năm 2022. Nhìn chung, có thể thấy thời gian qua, “miếng bánh” xây dựng hạ tầng đang được “giành giật” quyết liệt khi nhiều doanh nghiệp xem mảng này là tất yếu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp chấp nhận cắt giảm lợi nhuận để có được chỗ đứng trong mảng này.
Biên lãi gộp của các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng dao động từ 13 – 16% trong vòng 5 năm qua. Năm 2023, biên lãi gộp giảm 2 điểm % so với năm 2022 về 14%.
Nguồn: VietstockFinance
5 doanh nghiệp có doanh thu trên 5 ngàn tỷ
Thống kê từ VietstockFinance, có 5/72 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng có doanh thu trên 5 ngàn tỷ đồng trong năm 2023.
Vị trí đứng đầu là Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, VCG) với doanh thu gần 12,705 tỷ đồng, gấp rưỡi năm trước. Phần lớn doanh thu đến từ hoạt động xây lắp gần 8,274 tỷ đồng, chiếm 65% doanh thu và tăng 36%; doanh thu kinh doanh bất động sản gần 2,315 tỷ đồng, gấp gần 11 lần so với năm 2022.
Vinaconex chắc hẳn là doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhất khi trúng nhiều dự án đầu tư công có quy mô lớn với tổng giá trị hơn 15,000 tỷ đồng (tính riêng của Vinaconex trong các liên danh).
Trong đó, phải kể đến gói thầu 5.10 thuộc sân bay Long Thành (giai đoạn 1 - giá trị hợp đồng trong liên danh của Vinaconex là gần 4,000 tỷ đồng), Vinaconex cũng là đơn vị tham gia thực hiện gói thầu 4.6 thi công đường cất, hạ cánh của dự án này. Ngoài ra, còn một số dự án đáng chú ý khác như 5 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1; 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2…
Tuy vậy, lãi ròng 2023 của VCG gần 378 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa năm trước, thấp nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE vào cuối 2020.
Nguồn: VietstockFinance
Tasco (HUT) xếp ngay sau với doanh thu 10,975 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với năm 2022; trong khi lãi ròng gần 44 tỷ đồng, giảm 70%.
Doanh thu tăng đột biến là do HUT tăng mạnh số lượng công ty sau khi hoàn thành hợp nhất với Công ty TNHH Tasco Auto (trước đó là CTCP SVC Holdings) trở thành công ty con của Tasco từ ngày 08/09/2023 khiến doanh thu tăng mạnh từ mảng hoạt động kinh doanh xe ô tô.
Nguồn: VietstockFinance
Kết thúc năm 2023, doanh thu thuần của Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (CC1) đạt gần 5,620 tỷ đồng, giảm 13%. Hoạt động xây dựng vẫn là doanh thu cốt lõi của CC1 với hơn 3,895 tỷ đồng, chiếm 69%; trong khi lãi ròng 245 tỷ đồng, tăng 13%.
Một số dự án đầu tư công nổi bật CC1 trúng thầu trong năm 2023 như cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang 7,555 tỷ đồng, liên danh gồm Trường Sơn - G36 - CC1 - VNCN E&C - Tân Nam thực hiện gói thầu; cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong 4,440 tỷ đồng do Liên danh CTCP Xây dựng Trung Nam 18 E&C – CC1 - Công ty TNHH Xây dựng Tự lập - CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung thực hiện; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột 1,467 tỷ đồng do CC1- CTCP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam thực hiện.
2 doanh nghiệp khác cũng có doanh thu trên 5 ngàn tỷ đồng trong năm 2023 là Tập Đoàn PC1 (PC1) với 7,803 tỷ đồng (giảm 7%) và Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (LLM) gần 5,078 tỷ đồng (tăng 76%).
Kinh doanh trái chiều
Doanh thu lớn nhất nhưng chưa chắc lãi ròng sẽ cao nhất. Điển hình như CTCP Đầu tư Cầu đường CII (LGC) mặc dù chỉ đạt 1,579 tỷ đồng doanh thu trong năm 2023, nhưng lãi ròng tới 691 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 137% so với năm trước và là doanh nghiệp có lãi ròng cao nhất toàn ngành.
Lãi tăng đột biến trong năm 2023 của LGC đến từ lãi hoạt động tài chính do công ty đánh giá lại giá trị hợp lý khoản đầu tư tại CTCP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận khi nắm quyền kiểm soát (hơn 331 tỷ đồng).
Cũng hưởng lợi từ đầu tư công, năm 2023, Đèo Cả (HHV) đạt doanh thu gần 2,687 tỷ đồng, tăng 28% và lãi ròng gần 320 tỷ đồng, tăng 21%. Với kết quả này, HHV vượt 7% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm.
Đèo Cả cho biết, công ty được hưởng lợi lớn từ đầu tư công trong năm 2023 khi trúng thầu nhiều dự án lớn như cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có giá trị xây lắp hơn 14,400 tỷ đồng, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chuẩn bị vận hành trong quý 2/2024 và các dự án đường ven biển qua các địa phương cũng giúp doanh thu xây lắp tăng trưởng mạnh.
Nguồn: VietstockFinance
Trái ngược, Tổng CTCP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VVN) là doanh nghiệp lỗ nặng nhất 437 tỷ đồng trong năm 2023, cùng kỳ lỗ 313 tỷ đồng.
Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp VVN lỗ và cũng là năm lỗ kỷ lục từ khi lên UPCoM năm 2017. Qua đó, lỗ lũy kế của VVN lên gần 2,425 tỷ đồng.
VVN liên tục thua lỗ kể từ khi lên sàn năm 2017
2023 cũng là năm đầu tiên CTCP FECON (FCN) thua lỗ từ khi niêm yết (năm 2012) với khoản lỗ 32 tỷ đồng.
Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) lỗ kỷ lục hơn 118 tỷ đồng kể từ khi lên sàn năm 2020.
Thanh Tú
FILI
Trong tuần từ 26/02 – 01/03, chỉ có 4 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Cao nhất là 20%, tương đương mỗi cổ phiếu nhận được 2,000 đồng.
Các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiên trong tuần từ 26/02-01/03
Doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao nhất trong tuần tới là FOX (FPT Telecom), tỷ lệ 20%, là cổ tức đợt 1/2023. Với hơn 492 triệu cp đang lưu hành, ước tính FOX cần chi hơn 985 tỷ đồng cho đợt cổ tức này. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/02, dự kiến thanh toán vào 29/03/2024.
Từ khi niêm yết HOSE vào năm 2017 đến nay, FOX chưa năm nào quên trả cổ tức cho cổ đông, thường đều đặn chi trả 2 lần/năm bằng tiền hoặc cổ phiếu, tổng tỷ lệ dao động từ 20-60%. Trước đó, tổng tỷ lệ cổ tức 2022 là 30% bằng tiền. Còn năm 2023, Công ty dự kiến mức không thấp hơn 20%.
Với đợt chi trả trên, Doanh nghiệp đã thực hiện được mức tối thiểu trong kế hoạch. Cổ tức cụ thể cho năm 2023 ra sao, có lẽ cần chờ thông tin tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 trong thời gian tới.
3 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức còn lại trong tuần là TTC, BDB, và FCN đều có tỷ lệ khá thấp, lần lượt là 8%, 8% và 1%.
Trong tuần tới, không có doanh nghiệp nào chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Châu An
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.