Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Cổ đông bất đồng ý kiến về việc thoái vốn khoản đầu tư siêu lợi nhuận của Cao su Thống Nhất?
Các cá nhân đại diện 2 nhóm cổ đông sở hữu hơn 40% vốn CTCP Cao su Thống Nhất (HOSE: TNC) có quan điểm trái chiều liên quan đến việc thoái vốn tại CTCP Dịch vụ XNK nông lâm sản và phân bón Bà Rịa (Baria Serece).
Ngày 09/11, TNC tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 tại thành phố Bà Rịa nhằm thông qua bổ sung thêm nội dung vào Đề án cơ cấu lại CTCP Cao su Thống Nhất giai đoạn 2021-2025 theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 22/08/2024. Tham dự đại hội có 12 cổ đông, đại diện cho hơn 94% phần vốn có quyền biểu quyết của TNC.
Qua nội dung trình cổ đông, cơ quan Nhà nước muốn TNC tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và vì vậy sẽ thoái vốn đầu tư tại Baria Serece, đơn vị đang cung cấp dịch vụ cảng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, nằm ngoài hoạt động cốt lõi của TNC. Việc này nhận được quan điểm ngược chiều từ các chủ sở hữu Công ty.
Lối vào cảng Baria Serece
Theo lời một nữ cổ đông sở hữu và đại diện hơn 20% vốn TNC, phần vốn đang đầu tư vào Baria Serece đang rất hiệu quả, nếu thoái sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của cổ đông. “Vì vậy, tôi không tán thành việc thoái vốn”, cổ đông này nói, đồng thời cho biết không tán thành việc bổ sung nội dung trên.
“Nếu Nhà nước thấy đầu tư ngoài ngành thì Công ty chúng ta nên bổ sung ngành nghề kinh doanh vào giấy phép đăng ký kinh doanh", bà nói thêm "Trong trường hợp đại hội biểu quyết thông qua thì ưu tiên cho chúng tôi được mua lại phần vốn”.
Dù vậy, việc thoái vốn vẫn nhận được sự đồng thuận từ đại diện nhóm cổ đông khác - cũng nắm hơn 20% vốn TNC - nhưng yêu cầu “chia cổ tức toàn bộ đối với thu nhập từ việc thoái vốn nêu trên”.
Nội dung trình vẫn được thông qua sau đó bởi 51% vốn TNC đang thuộc về UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bất chấp kết quả biểu quyết cho thấy 7 người, sở hữu hơn 20% vốn, không tán thành.
Có 7 người đại diện 21% vốn TNC không tán thành nội dung trình. Nguồn: TNC
Baria Serece là công ty liên doanh có vốn nước ngoài, ra đời khoảng 30 năm trước. Doanh nghiệp có trụ sở tại thị xã Phú Mỹ, cung cấp dịch vụ khai thác cảng trên sông Thị Vải, được cho là đã sở hữu cảng nước sâu đầu tiên tại Việt Nam thời điểm đó. Gần 27 tỷ đồng góp vào Baria Serece trên sổ sách là phần vốn Nhà nước được TNC kế thừa từ năm 2003, không đổi từ đó đến nay.
Cuối năm 2006, Baria Serece từng lỗ lũy kế gần 15 tỷ đồng nhưng người đứng đầu TNC vẫn đánh giá "khả năng đem lại lợi nhuận từ dự án này trong những năm tới là hoàn toàn khả thi” - theo bản cáo bạch của TNC.
Đúng như dự kiến của lãnh đạo, hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ cảng biển thuận lợi trong gần 20 năm sau đó. Thậm chí, từ năm 2016 đến nay, Baria Serece còn mang về cho cổ đông TNC nhiều hơn những gì có được từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Giai đoạn 2010-6T2024, TNC nhận tổng cộng hơn 210 tỷ đồng cổ tức từ liên doanh này.
Nguồn: Người viết tổng hợp
Tuy nhiên, hưởng lợi từ cổ tức thời gian tới sẽ giảm đáng kể do Baria Serece đang trong giai đoạn đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô cảng, với chi phí đầu tư dự kiến 48 triệu USD (khoảng 1.2 ngàn tỷ đồng, theo tỷ giá 25,000 đồng/USD) được tài trợ bằng nguồn cổ tức giữ lại và vay ngân hàng.
“Cổ tức được chia trong giai đoạn 2022-2025 sẽ giảm 40-60%”, theo báo cáo thường niên 2023 của TNC, nhưng điều quan trọng có lẽ là tiến độ dự án chậm do vướng mắc về thủ tục môi trường và quản lý hành chính, có thể là một trong những lý do dẫn đến quyết định thoái vốn của lãnh đạo tỉnh.
Đó là chưa kể các vấn đề liên quan của Baria Serece hiện nay do cổ đông nước ngoài nắm 88% vốn cổ phần có quyền quyết định.
Giá mủ cao su tăng hàng chục phần trăm, giúp lợi nhuận quý 3/2024 của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tăng bằng lần so với cùng kỳ, đồng thời cũng khiến không ít bên lo lắng.
Nếu lãi từ tỷ giá được các doanh nghiệp xuất khẩu cao su thành phẩm nhắc đến nhiều trong quý 2 trước đó thì đến quý 3, giá mủ cao su là chủ đề chính.
Thống kê của VietstockFinance cho thấy, 11 doanh nghiệp bán mủ cao su, với phần lớn nằm trong hệ thống Tập đoàn Cao su, hầu hết báo lãi tăng bằng lần. Các công ty cùng kỳ thua lỗ thì nay đều có lãi.
Trong khi đó, lợi nhuận 4 công ty cao su thành phẩm phân hóa. Việc giá nguyên vật liệu này tăng mạnh đã tạo không ít khó khăn.
Quý 3, tổng doanh thu ngành đạt 12.4 ngàn tỷ đồng, tăng 16%. Tổng lãi ròng hơn 1.4 ngàn tỷ đồng, gấp 2.2 lần.
“Giá bán mủ cao su tăng”
“Giá bán mủ cao su tăng” là cụm từ xuất hiện trong mọi giải trình chênh lệch lợi nhuận quý 3 năm nay so với cùng kỳ của các doanh nghiệp trồng và kinh doanh mủ cao su.
Với mức giá bán mủ cao su bình quân tăng trên 40%, GVR và các thành viên như RTB, TRC, HRC báo lãi tăng bằng lần so với cùng kỳ.
Trong đó, lãi ròng Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) gấp 11 lần, đạt 80 tỷ đồng, không chỉ nhờ giá đầu ra tăng mà giá vốn còn ghi giảm. Lãi gộp cũng như tỷ lệ biên lãi gộp lên cao nhất 3 năm. Thanh lý vườn cây cao su cũng góp phần đáng kể vào kết quả cuối cùng.
Câu chuyện tương tự diễn ra với TRC và HRC. Lãi ròng Cao su Tây Ninh T hơn 73 tỷ đồng, cao nhất 10 năm. Không chỉ giá bán, sản lượng Cao su Hòa Bình H đợt này cũng cải thiện, đưa doanh thu và lãi gộp lên mặt bằng cao thời gian gần đây, thu lãi gấp 4 lần.
Sản lượng Cao su Đồng Phú D giảm, nhưng giá tăng đã giúp Công ty tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận.
Giá bán mủ cao su tăng, không còn lỗ công ty liên doanh/liên kết, tăng thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa phương là những lý do giúp lãi ròng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP gấp 3 lần cùng kỳ, đạt gần ngàn tỷ đồng.
Duy nhất Cao su Phước Hòa giảm lãi, do không phát sinh doanh thu một lần từ cho thuê mới đất và hạ tầng khu công nghiệp. Mảng cao su tích cực giữ cho kết quả không lùi quá sâu.
Nhóm GVR và các công ty thành viên báo lãi tăng bằng lần (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Lãi gộp tăng nhiều lần
Bên ngoài hệ thống Tập đoàn Cao su, doanh thu và lãi gộp của DRG, SBR hay TNC cũng hưởng lợi thấy rõ và tăng nhiều lần khi mủ cao su tăng giá. Phần lớn cổ phần các doanh nghiệp này thuộc về UBND các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu.
So với DPR hay HBR, giá mủ đầu ra của Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRG) tăng thấp hơn, chỉ khoảng 27%, nhưng đủ giúp lãi gộp tăng 609%. Lãi ròng theo đó tăng 473%.
Doanh thu Cao su Sông Bé (UPCoM: SBR) lên đỉnh 5 năm. Lợi nhuận sau khấu trừ giá vốn gấp 5.5 lần, nhờ tăng giá mủ cao su SVR3L. Công ty nhà nước này lãi ròng hơn 17 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ thua lỗ.
Lãi gộp Cao su Thống Nhất T đạt 12.5 tỷ đồng, gấp 3.4 lần quý 3 năm ngoái và cao nhất trong hơn chục năm qua.
Kết quả nhóm doanh nghiệp cao su nhà nước còn lại cũng tích cực không kém (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Tỷ giá “hết phép”?
Ở nhóm cao su thành phẩm, việc giá mủ cao su tăng mạnh lại là nguyên nhân chính khiến kết quả kém đi. Lợi nhuận các công ty phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu như CSM và DRC còn bị ảnh hưởng đáng kể bởi lỗ tỷ giá.
Trong 3 cái tên sản xuất lốp xe, duy nhất Công nghiệp Cao su Miền Nam C lãi tăng dù doanh thu đi lùi, nhờ giảm hơn một nửa chi phí bán hàng. Lãi ròng của CSM đạt gần 23 tỷ đồng trong quý 3, chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc lỗ ròng tỷ giá gần 20 tỷ đồng.
Cao su Đà Nẵng cũng cho biết, tỷ giá giảm là 1 trong 2 nguyên nhân khiến lợi nhuận cuối cùng lùi đến 40%. Lý do còn lại là giá nguyên vật liệu tăng cao, dù doanh thu DRC đạt hơn 1.2 ngàn tỷ đồng.
Hoạt động của Cao su Sao Vàng S không chịu nhiều tác động của tỷ giá. Chủ thương hiệu lốp xe SRC vẫn duy trì mặt bằng doanh thu cao, nhưng giảm lãi do giá vốn tăng nhiều hơn.
Riêng Cao su Bến Thành B không kinh doanh săm lốp xe và cũng ít chịu ảnh hưởng từ tỷ giá, đang trên đà thuận lợi với doanh thu 124 tỷ đồng, liên tục lập đỉnh mới kể từ quý 2.
BRC lãi ròng gần 8 tỷ đồng - mức cao đáng kể từ khi hoạt động. Sản phẩm băng tải và cao su kỹ thuật là yếu tố chủ chốt mang về kết quả tích cực.
Một số công ty cao su thành phẩm gặp bất lợi khi giá mủ cao su tăng (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Buộc tăng giá bán để bù đắp?
Các công ty chứng khoán dự báo: giá cao su tự nhiên sắp tới sẽ khó giảm, thậm chí tiếp tục duy trì ở mức cao qua năm 2025. Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nguyên nhân do loạt yếu tố tác động như thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, thay đổi thời tiết.
Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các công ty trong mảng này, theo đó, có thể tăng 38% trong năm 2025, thuộc nhóm cao nhất và chỉ thấp hơn ngành bán lẻ, phân bón và khu công nghiệp.
Ngược lại, áp lực lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất cao su thành phẩm nhiều khả năng sẽ tăng lên trong thời gian tới do giá đầu vào tăng mạnh.
BVSC nhận định, DRC chưa thể đẩy giá bán sang khách hàng kịp thời, khiến dự báo về lợi nhuận đối với công ty sản xuất lốp xe có trụ sở tại Đà Nẵng giảm nhẹ sau khi năm 2024 kết thúc. DRC có kế hoạch tiếp tục tăng giá bán tất cả sản phẩm khoảng 3-5% vào tháng 12, sau khi đã tăng 3% vào đầu tháng 7.
Tử Kính
FILI
Quý 2/2024, lãi ròng hầu hết doanh nghiệp cao su tăng hai con số so với cùng kỳ, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm sản xuất cao su thành phẩm như săm lốp xe, băng tải,… phục vụ xuất khẩu.
Thống kê dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, 15 doanh nghiệp có hoạt động khai thác, chế biến và sản xuất cao su (trên sàn HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024, có 10 đơn vị báo lãi tăng, 4 giảm lãi và 1 tiếp tục lỗ.
Tổng doanh thu các công ty đạt 8.8 ngàn tỷ đồng, tăng nhẹ 9% nhưng lãi ròng gấp rưỡi cùng kỳ, ghi nhận 1.3 ngàn tỷ đồng.
Ở nhóm cao su thành phẩm, chiếm phần lớn sản xuất săm lốp xe, có 4 công ty gồm SRC, BRC, CSM, DRC báo doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng từ 17-100% so với quý 2/2023. Các doanh nghiệp này mang về 3 ngàn tỷ đồng doanh thu trong kỳ, cải thiện 6%. Lãi ròng 218 tỷ đồng, tăng 201%, chủ yếu nhờ khoản lãi đột biến của SRC.
Trong khi đó, mảng khai thác và chế biến nguyên liệu cao su (chiếm phần lớn bởi GVR và các công ty thành viên) đạt tổng cộng 5.7 ngàn tỷ đồng, cải thiện 12%; lãi ròng hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, tăng 38%. Đột phá có thể kể đến DPR với doanh thu tăng 60%, lợi nhuận tăng 118%.
Diễn biến KQKD hàng quý các doanh nghiệp cao su trên sàn từ năm 2019 đến nay (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá
Ở nhóm sản xuất săm lốp xe, gây bất ngờ là số lãi ròng kỷ lục 114 tỷ đồng của Cao su Sao Vàng S, tăng đột biến 1,750% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này là nhờ thu nhập khác từ chuyển nhượng quyền thuê lại đất với cơ sở hạ tầng và tài sản gắn liền với đất. Hoạt động kinh doanh chính của SRC có doanh thu tăng 19%, đạt 328 tỷ đồng; lãi từ hoạt động kinh doanh gần 16 tỷ đồng, gấp đôi quý 2/2023.
Cao su Đà Nẵng soán ngôi đầu doanh thu nhóm săm lốp từ tay CSM khi tăng 17%, đạt hơn 1.3 ngàn tỷ đồng, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay của Công ty. Kết quả nhờ đẩy mạnh chính sách bán hàng làm tăng doanh thu tiêu thụ. Chi phí bán hàng đội lên gấp 2.5 lần nhưng DRC vẫn lãi hơn 77 tỷ đồng, tăng 52%.
Riêng chủ thương hiệu Casumina, Công nghiệp Cao su Miền Nam C báo giảm doanh thu, 8%, về 1.2 ngàn tỷ đồng nhưng lãi ròng vẫn tăng đến 72%, đạt 21 tỷ đồng do giá vốn giảm sâu. Biên lãi gộp quý theo đó lên cao nhất kể từ năm 2020.
Cao su Bến Thành B, đơn vị duy nhất không kinh doanh lốp xe, cũng có quý thành công khi đạt doanh thu kỷ lục 104 tỷ đồng, tăng 32%. Nguồn thu từ băng tải và cao su kỹ thuật trong kỳ đều tăng mạnh. Lãi ròng đạt 5.6 tỷ đồng, tăng 79%.
Quý 2, lợi nhuận một số doanh nghiệp xuất khẩu như DRC hay CSM hưởng lợi đáng kể từ tỷ giá. Theo DRC, tỷ giá tăng từ đầu năm là một trong những nguyên nhân nâng hiệu quả xuất khẩu. Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện của DRC đạt 16 tỷ đồng trong quý 2, gấp đôi cùng kỳ. Tương tự, CSM thu lãi từ tỷ giá 27 tỷ đồng, gấp 3 lần.
KQKD quý 2 của các doanh nghiệp cao su thành phẩm (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Lãi tăng nhờ giá mủ cao su ở mức cao
Ở nhóm khai thác, chế biến mủ cao su, GVR và các công ty thành viên hầu hết đều có quý gặt hái thuận lợi từ nhiều yếu tố như giá bán mủ cao su ở mức cao, lãi đậm từ thu nhập khác (thanh lý vườn cây cao su, bồi thường, đền bù,…).
Giá bán mủ cao su bình quân cao hơn cùng kỳ (lũy kế 6 tháng giá tăng 21.7%) bất chấp sản lượng đi lùi giúp doanh thu Cao su Đồng Phú D tăng 59%, đạt 233 tỷ đồng; lãi ròng tăng đến 118%, ghi nhận 73 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này được hỗ trợ lớn bởi thu nhập từ đền bù, bồi thường số tiền 61 tỷ đồng, gấp 3.6 lần quý 2/2023.
Tương tự, giá bán mủ tăng đưa doanh thu Cao su Tây Ninh T lên hơn 90 tỷ đồng, tăng 31%. Lãi gộp gấp 3 lần cùng kỳ. Thu nhập khác giúp Công ty lãi ròng gần 13 tỷ đồng, tăng 82%.
Trong khi đó, BRR và RTB là 2 cái tên duy nhất doanh thu giảm. Trường hợp Cao su Bà Rịa (UPCoM: BRR) vẫn lãi đậm 34 tỷ đồng, tăng 23% nhờ thanh lý vườn cây cao su. Riêng Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) giảm cả doanh thu lẫn lãi ròng dù tăng 32% thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Bất chấp doanh thu tăng đến 146%, lên 272 tỷ đồng, lãi ròng Cao su Phước Hòa chỉ bằng nửa cùng kỳ, gần 65 tỷ đồng do không còn lãi từ thanh lý cây cao su và thất thu từ hoạt động tài chính.
Các doanh nghiệp trên đóng góp một phần vào bức tranh chung của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP . Doanh thu và lãi ròng theo đó lần lượt 4.6 ngàn tỷ đồng và 864 tỷ đồng, cải thiện 8% và 56%. Với “ông lớn” ngành cao su, thuận lợi hơn cùng kỳ còn nhờ hoạt động chế biến gỗ và lãi từ công ty liên doanh, liên kết đều tăng, trong khi lãi vay giảm đáng kể.
KQKD quý 2 nhóm GVR và các công ty thành viên (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Một số doanh nghiệp cao su còn lại cũng phần lớn cho kết quả khả quan. Nổi bật là Cao su Công nghiệp I với doanh thu gần 15 tỷ đồng, tăng 72% nhờ tiêu thụ sản phẩm mủ cao su RSS tăng, giúp lãi 4.1 tỷ đồng, tích cực hơn mức lỗ 4.5 tỷ đồng trước đó.
Dù doanh thu giảm và tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn nhưng Cao su Sông Bé S vẫn thoát lỗ với lãi ròng hơn 50 triệu đồng. Kết quả này là nhờ nhượng bán, thanh lý tài sản. Thu từ bán mủ cao su của Cao su Đắk Lắk D giúp doanh thu tăng nhưng vẫn tiếp tục lỗ.
Cao su Thống Nhất T đi lùi cả doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, sản lượng tiêu thụ mủ cao su giảm và không còn thu lớn từ thanh lý cây cao su, khiến lãi ròng giảm 45% còn chưa đầy 11 tỷ đồng.
KQKD quý 2 nhóm doanh nghiệp còn lại (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Thu nhập khác lên cao trong nhiều quý
Không chỉ hưởng lợi từ giá bán hay tỷ giá, quý 2/2024 ghi nhận nhiều doanh nghiệp cao su có thu nhập khác tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận cuối cùng.
Đơn cử, thanh lý vườn cây cao su giúp thu nhập khác của BRR đạt 23 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Mức cao nhất kể từ quý 2/2022. Đền bù, bồi thường góp phần đưa thu nhập khác của DPR gấp 5 lần, hơn 53 tỷ đồng và lên cao nhất từ quý 4/2022. RTB thu 70 tỷ đồng từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tăng 43%. Những cái tên như CSM, TRC, SBR cũng báo tăng hàng chục phần trăm. Thu nhập khác của GVR theo đó cũng tăng 19%, đạt 417 tỷ đồng.
Về triển vọng ngành, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng ngành cao su thiên nhiên thế giới đang bước vào giai đoạn thiếu hụt nguồn cung. Giá cao su theo đó dự phóng có thể tiếp tục neo cao khi thị trường toàn cầu chứng kiến sự thâm hụt khoảng 600-800 ngàn tấn mỗi năm. Cụ thể, với giá cao su TSR20 sẽ đạt mức 1.6-1.8USD/kg (40-45 triệu đồng/tấn, tỷ giá 25,000 đồng/USD) trong giai đoạn 2024-2025.
Nguồn cung tại Việt Nam có thể phục hồi với tốc độ tăng trưởng 3-5%/năm và đạt sản lượng 1.36-1.4 triệu tấn trong giai đoạn 2024-2025. Đến năm 2030, diện tích khai thác ước tính giảm mỗi năm từ 1-2%, còn khoảng 800-850 ngàn ha (so với 930 ngàn ha năm 2023) và dự kiến sản lượng khai thác mỗi năm sẽ từ 1.3-1.5 triệu tấn/năm.
Theo PHS, các doanh nghiệp ngành cao su sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng tăng giá bán và khả năng tăng thị phần xuất khẩu khi các thị trường khác phải đối mặt với sự thiếu hụt. Tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 4-6%/năm giai đoạn 2024-2025 nhờ triển vọng đến từ ngành ô tô, đặc biệt là Trung Quốc.
Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của GVR cuối tháng 3, Phó Tổng Giám đốc GVR ông Trần Thanh Phụng thừa nhận giá bán bình quân mủ cao su ở mức cao nhưng “bất thường” và “chịu tác động kép” do đang trong mùa thấp điểm và giá dầu tăng cao. “Mức giá bình quân năm 2024 vẫn sẽ cao hơn 2023 tầm 2-3 triệu đồng/tấn, tương ứng 34-35 triệu đồng/tấn”, lãnh đạo dự báo.
So sánh diễn biến giá cao su năm 2023 và năm 2024. Nguồn: Thị trường hàng hoá
Tử Kính
FILI
Quý thuận buồm xuôi gió của các doanh nghiệp ngành cao su
Quý 2/2024, lãi ròng hầu hết doanh nghiệp cao su tăng hai con số so với cùng kỳ, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm sản xuất cao su thành phẩm như săm lốp xe, băng tải,… phục vụ xuất khẩu.
Thống kê dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, 15 doanh nghiệp có hoạt động khai thác, chế biến và sản xuất cao su (trên sàn HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024, có 10 đơn vị báo lãi tăng, 4 giảm lãi và 1 tiếp tục lỗ.
Tổng doanh thu các công ty đạt 8.8 ngàn tỷ đồng, tăng nhẹ 9% nhưng lãi ròng gấp rưỡi cùng kỳ, ghi nhận 1.3 ngàn tỷ đồng.
Ở nhóm cao su thành phẩm, chiếm phần lớn sản xuất săm lốp xe, có 4 công ty gồm SRC, BRC, CSM, DRC báo doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng từ 17-100% so với quý 2/2023. Các doanh nghiệp này mang về 3 ngàn tỷ đồng doanh thu trong kỳ, cải thiện 6%. Lãi ròng 218 tỷ đồng, tăng 201%, chủ yếu nhờ khoản lãi đột biến của SRC.
Trong khi đó, mảng khai thác và chế biến nguyên liệu cao su (chiếm phần lớn bởi GVR và các công ty thành viên) đạt tổng cộng 5.7 ngàn tỷ đồng, cải thiện 12%; lãi ròng hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, tăng 38%. Đột phá có thể kể đến DPR với doanh thu tăng 60%, lợi nhuận tăng 118%.
Diễn biến KQKD hàng quý các doanh nghiệp cao su trên sàn từ năm 2019 đến nay (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Người viết tổng hợp
Hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá
Ở nhóm sản xuất săm lốp xe, gây bất ngờ là số lãi ròng kỷ lục 114 tỷ đồng của Cao su Sao Vàng (HOSE: SRC), tăng đột biến 1,750% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này là nhờ thu nhập khác từ chuyển nhượng quyền thuê lại đất với cơ sở hạ tầng và tài sản gắn liền với đất. Hoạt động kinh doanh chính của SRC có doanh thu tăng 19%, đạt 328 tỷ đồng; lãi từ hoạt động kinh doanh gần 16 tỷ đồng, gấp đôi quý 2/2023.
Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) soán ngôi đầu doanh thu nhóm săm lốp từ tay CSM khi tăng 17%, đạt hơn 1.3 ngàn tỷ đồng, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay của Công ty. Kết quả nhờ đẩy mạnh chính sách bán hàng làm tăng doanh thu tiêu thụ. Chi phí bán hàng đội lên gấp 2.5 lần nhưng DRC vẫn lãi hơn 77 tỷ đồng, tăng 52%.
Riêng chủ thương hiệu Casumina, Công nghiệp Cao su Miền Nam (HOSE: CSM) báo giảm doanh thu, 8%, về 1.2 ngàn tỷ đồng nhưng lãi ròng vẫn tăng đến 72%, đạt 21 tỷ đồng do giá vốn giảm sâu. Biên lãi gộp quý theo đó lên cao nhất kể từ năm 2020.
Cao su Bến Thành (HOSE: BRC), đơn vị duy nhất không kinh doanh lốp xe, cũng có quý thành công khi đạt doanh thu kỷ lục 104 tỷ đồng, tăng 32%. Nguồn thu từ băng tải và cao su kỹ thuật trong kỳ đều tăng mạnh. Lãi ròng đạt 5.6 tỷ đồng, tăng 79%.
Quý 2, lợi nhuận một số doanh nghiệp xuất khẩu như DRC hay CSM hưởng lợi đáng kể từ tỷ giá. Theo DRC, tỷ giá tăng từ đầu năm là một trong những nguyên nhân nâng hiệu quả xuất khẩu. Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện của DRC đạt 16 tỷ đồng trong quý 2, gấp đôi cùng kỳ. Tương tự, CSM thu lãi từ tỷ giá 27 tỷ đồng, gấp 3 lần.
KQKD quý 2 của các doanh nghiệp cao su thành phẩm (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Lãi tăng nhờ giá mủ cao su ở mức cao
Ở nhóm khai thác, chế biến mủ cao su, GVR và các công ty thành viên hầu hết đều có quý gặt hái thuận lợi từ nhiều yếu tố như giá bán mủ cao su ở mức cao, lãi đậm từ thu nhập khác (thanh lý vườn cây cao su, bồi thường, đền bù,…).
Giá bán mủ cao su bình quân cao hơn cùng kỳ (lũy kế 6 tháng giá tăng 21.7%) bất chấp sản lượng đi lùi giúp doanh thu Cao su Đồng Phú (HOSE: DPR) tăng 59%, đạt 233 tỷ đồng; lãi ròng tăng đến 118%, ghi nhận 73 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này được hỗ trợ lớn bởi thu nhập từ đền bù, bồi thường số tiền 61 tỷ đồng, gấp 3.6 lần quý 2/2023.
Tương tự, giá bán mủ tăng đưa doanh thu Cao su Tây Ninh (HOSE: TRC) lên hơn 90 tỷ đồng, tăng 31%. Lãi gộp gấp 3 lần cùng kỳ. Thu nhập khác giúp Công ty lãi ròng gần 13 tỷ đồng, tăng 82%.
Trong khi đó, BRR và RTB là 2 cái tên duy nhất doanh thu giảm. Trường hợp Cao su Bà Rịa (UPCoM: BRR) vẫn lãi đậm 34 tỷ đồng, tăng 23% nhờ thanh lý vườn cây cao su. Riêng Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) giảm cả doanh thu lẫn lãi ròng dù tăng 32% thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Bất chấp doanh thu tăng đến 146%, lên 272 tỷ đồng, lãi ròng Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) chỉ bằng nửa cùng kỳ, gần 65 tỷ đồng do không còn lãi từ thanh lý cây cao su và thất thu từ hoạt động tài chính.
Các doanh nghiệp trên đóng góp một phần vào bức tranh chung của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR). Doanh thu và lãi ròng theo đó lần lượt 4.6 ngàn tỷ đồng và 864 tỷ đồng, cải thiện 8% và 56%. Với “ông lớn” ngành cao su, thuận lợi hơn cùng kỳ còn nhờ hoạt động chế biến gỗ và lãi từ công ty liên doanh, liên kết đều tăng, trong khi lãi vay giảm đáng kể.
KQKD quý 2 nhóm GVR và các công ty thành viên (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Một số doanh nghiệp cao su còn lại cũng phần lớn cho kết quả khả quan. Nổi bật là Cao su Công nghiệp (UPCoM: IRC) với doanh thu gần 15 tỷ đồng, tăng 72% nhờ tiêu thụ sản phẩm mủ cao su RSS tăng, giúp lãi 4.1 tỷ đồng, tích cực hơn mức lỗ 4.5 tỷ đồng trước đó.
Dù doanh thu giảm và tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn nhưng Cao su Sông Bé (UPCoM: SBR) vẫn thoát lỗ với lãi ròng hơn 50 triệu đồng. Kết quả này là nhờ nhượng bán, thanh lý tài sản. Thu từ bán mủ cao su của Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRG) giúp doanh thu tăng nhưng vẫn tiếp tục lỗ.
Cao su Thống Nhất (HOSE: TNC) đi lùi cả doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, sản lượng tiêu thụ mủ cao su giảm và không còn thu lớn từ thanh lý cây cao su, khiến lãi ròng giảm 45% còn chưa đầy 11 tỷ đồng.
KQKD quý 2 nhóm doanh nghiệp còn lại (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Thu nhập khác lên cao trong nhiều quý
Không chỉ hưởng lợi từ giá bán hay tỷ giá, quý 2/2024 ghi nhận nhiều doanh nghiệp cao su có thu nhập khác tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận cuối cùng.
Đơn cử, thanh lý vườn cây cao su giúp thu nhập khác của BRR đạt 23 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Mức cao nhất kể từ quý 2/2022. Đền bù, bồi thường góp phần đưa thu nhập khác của DPR gấp 5 lần, hơn 53 tỷ đồng và lên cao nhất từ quý 4/2022. RTB thu 70 tỷ đồng từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tăng 43%. Những cái tên như CSM, TRC, SBR cũng báo tăng hàng chục phần trăm. Thu nhập khác của GVR theo đó cũng tăng 19%, đạt 417 tỷ đồng.
Về triển vọng ngành, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng ngành cao su thiên nhiên thế giới đang bước vào giai đoạn thiếu hụt nguồn cung. Giá cao su theo đó dự phóng có thể tiếp tục neo cao khi thị trường toàn cầu chứng kiến sự thâm hụt khoảng 600-800 ngàn tấn mỗi năm. Cụ thể, với giá cao su TSR20 sẽ đạt mức 1.6-1.8USD/kg (40-45 triệu đồng/tấn, tỷ giá 25,000 đồng/USD) trong giai đoạn 2024-2025.
Nguồn cung tại Việt Nam có thể phục hồi với tốc độ tăng trưởng 3-5%/năm và đạt sản lượng 1.36-1.4 triệu tấn trong giai đoạn 2024-2025. Đến năm 2030, diện tích khai thác ước tính giảm mỗi năm từ 1-2%, còn khoảng 800-850 ngàn ha (so với 930 ngàn ha năm 2023) và dự kiến sản lượng khai thác mỗi năm sẽ từ 1.3-1.5 triệu tấn/năm.
Theo PHS, các doanh nghiệp ngành cao su sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng tăng giá bán và khả năng tăng thị phần xuất khẩu khi các thị trường khác phải đối mặt với sự thiếu hụt. Tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 4-6%/năm giai đoạn 2024-2025 nhờ triển vọng đến từ ngành ô tô, đặc biệt là Trung Quốc.
Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của GVR cuối tháng 3, Phó Tổng Giám đốc GVR ông Trần Thanh Phụng thừa nhận giá bán bình quân mủ cao su ở mức cao nhưng “bất thường” và “chịu tác động kép” do đang trong mùa thấp điểm và giá dầu tăng cao. “Mức giá bình quân năm 2024 vẫn sẽ cao hơn 2023 tầm 2-3 triệu đồng/tấn, tương ứng 34-35 triệu đồng/tấn”, lãnh đạo dự báo.
So sánh diễn biến giá cao su năm 2023 và năm 2024. Nguồn: Thị trường hàng hoá
TNC chốt quyền đợt chia cổ tức thấp nhất trong vòng 5 năm
CTCP Cao su Thống Nhất (HOSE: TNC) thông báo sẽ chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 12% vào ngày 25/09/2024. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 26/07.
Với 19.25 triệu cp đang lưu hành, ước tính TNC sẽ cần chi 23.1 tỷ đồng cho đợt chi trả cổ tức này. Đáng chú ý đây là mức chia cổ tức thấp nhất của Công ty kể từ đợt chia cổ tức năm 2019.
Mức chia cổ tức của TNC trong những năm gần đây
Nguồn: VietstockFinance
Việc TNC chia cổ tức thấp hơn các năm trước diễn ra trong bối cảnh lãi sau thuế năm 2023 của Công ty giảm gần 37% so với năm trước, còn gần 33 tỷ đồng, dù doanh thu thuần tăng trưởng đến 33%, đạt gần 130 tỷ đồng.
Công ty cho biết một số khó khăn trong năm 2023 có thể kể đến như: giá cao su 8 tháng đầu năm giảm mạnh trong khi chi phí đầu vào ở mức cao; giá cao su giảm liên tục nên khách hàng ngừng gia công mủ; dịch bệnh vàng lá thối thân trên cây chuỗi dã làm thiệt hại hơn 30 ngàn cây đang trong giai đoạn chuẩn bị trổ buồng dẫn đến thất thu sản lượng chuối; thời tiết mưa dầm liên tục trong quý 3 cũng làm thất thu sản lượng mủ; lợi nhuận được chia từ cảng Baria Serece giảm đi một nửa,….
Năm 2024, TNC đặt mục tiêu doanh thu thuần tiếp tục tăng trưởng 27% so với mức thực hiện năm 2024 nhưng mục tiêu lãi sau thuế chỉ đi ngang ở mức 33 tỷ đồng. TNC cho biết giá chuối tháng đầu năm 2024 giảm mạnh do nhu cầu nhập khẩu chuối từ Trung Quốc không nhiều, bên cạnh đó, thời tiết năm 2024 được dự báo sẽ khắc nghiệt gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, việc nhận cổ tức từ cảng Bà Rịa – Serece cũng dự kiến giảm 40-60% do cảng đầu tư nâng cấp cầu cảng, mua sắm cầu bờ và lắp đặt băng chuyền vận chuyển tự động.
Ngành cao su thời gian qua có những chuyển biến tích cực với sản lượng tiêu thụ và giá bán cải thiện, tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành có sự trái chiều.
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2024, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 414.3 ngàn tấn, kim ngạch đạt 607.4 triệu USD, tăng 8.5% về lượng và tăng 14.3% về trị giá so với cùng kỳ. Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1,466 USD/tấn, tăng 5.3%.
Cao su Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), lũy kế 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 287.9 ngàn tấn cao su, trị giá 407.8 triệu USD, giảm 1.6% về lượng, nhưng tăng 2.7% về giá trị.
Trên sàn chứng khoán, số lượng doanh nghiệp kinh doanh mủ cao su tăng trưởng doanh thu chiếm phần đông sau khi giá cao su và sản lượng tiêu thụ cải thiện hơn cùng kỳ.
Theo dữ liệu của VietstockFinance, trong số 13 doanh nghiệp cao su, săm lốp được thống kê trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM, có 6 doanh nghiệp lãi tăng và 6 lãi giảm. Tổng doanh thu ngành đạt 8,071 tỷ đồng, tăng 5%; tuy nhiên, lãi ròng gần 830 tỷ đồng, giảm 13% do các “ông lớn” mủ cao su GVR và PHR suy giảm.
Hai nửa cảm xúc tại nhóm kinh doanh mủ cao su, niềm vui không dành cho “ông lớn”
Kết quả nhóm kinh doanh mủ cao su quý 1/2024 Đvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
5 doanh nghiệp có lãi ròng tăng gồm Cao su Tây Ninh (Taniruco, HOSE: TRC), Cao su Sông Bé (Soruco, UPCoM: SBR), Cao su Tân Biên (Tabiruco, UPCoM: RTB), Đầu tư Cao su Đắk Lắk D và Cao su Bà Rịa (Baruco, UPCoM: BRR). Trong những doanh nghiệp này, hầu hết đều có doanh thu tăng trưởng trừ DRI.
TRC dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận với mức tăng 504% lên hơn 15 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm qua, nhờ giá bán mủ cao su bình quân tăng 4.7 triệu đồng/tấn, đạt 38.1 triệu đồng/tấn. Đồng thời, công ty con là Tây Ninh - Siêm Riệp Phát triển Cao su có lãi, trong khi cùng kỳ còn lỗ kế hoạch.
Xếp sau là SBR với lãi ròng tăng 97%, đạt 1.4 tỷ đồng, nhờ lãi từ hoạt động kinh doanh mủ cao su tăng trưởng do tăng sản lượng xuất bán và giá bán mủ cao su SVR3L. Các yếu tố tích cực khác như lãi từ hoạt động tài chính tăng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm.
RTB đạt mức lãi ròng cao nhất từ khi lên sàn, 110 tỷ đồng, tăng 76%. RTB cho biết, sản lượng mủ cao su tiêu thụ tăng 2,200 tấn, giá bán cao su cũng cao hơn 5 triệu đồng/tấn. Về góc độ chi phí, giá vốn bán mủ cao su thấp hơn nhờ giảm chi phí trên 3.2 triệu đồng/tấn.
Với BRR, sản lượng tiêu thụ đạt 1,299 tấn, tăng 14% và giá bán nhỉnh hơn đôi chút, đạt 35.6 triệu đồng/tấn. BRR còn lãi hơn 1 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, tăng đến 72%, nhờ lãi tiền gửi và chênh lệch lãi từ bán ngoại tệ tăng. Qua đó, doanh nghiệp này mang về hơn 5 tỷ đồng lãi ròng, tăng 10%.
Còn với DRI, hoạt động bán thành phẩm cao su và bán điều đi xuống khiến doanh thu sụt giảm. Song nhờ không phát sinh chi phí thuế chuyển lợi nhuận như cùng kỳ, công ty có lãi gấp rưỡi.
Diễn biến lãi ròng của doanh nghiệp kinh doanh mủ cao su trong quý 1/2024 Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance5 doanh nghiệp giảm lãi ròng bao gồm Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam , Cao su Thống Nhất T, Cao su Đồng Phú D, Cao su Hòa Bình (Horuco, HOSE: HRC).
Hoạt động sản xuất và kinh doanh mủ cao su tăng giúp doanh thu GVR đạt 4,585 tỷ đồng, tăng 11%. Tuy nhiên, khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa phương kỳ này giảm mạnh, kéo lợi nhuận khác giảm gần 80% còn 70 tỷ đồng. Lãi ròng sau cùng giảm 14% còn 476 tỷ đồng.
PHR ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh nhất ở mức 68%, còn hơn 73 tỷ đồng. Trong kỳ, PHR không còn thu nhập từ tiền bồi thường thực hiện dự án khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP III) tại tỉnh Bình Dương, trong khi cùng kỳ nhận đến 200 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi tiền gửi ngân hàng giảm mạnh, lãi tương ứng với phần sở hữu của PHR tại Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên N giảm cũng đã tác động không nhỏ.
Nhóm săm lốp đa phần tăng trưởng mạnh mẽ
Kết quả nhóm săm lốp quý 1/2024 Đvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
3 doanh nghiệp săm lốp được thống kê gồm Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina, HOSE: CSM), Cao su Đà Nẵng và Cao su Sao Vàng S đều sụt giảm doanh thu, nhưng CSM và DRC lại có lãi ròng tăng trưởng.
Với CSM, doanh thu quý 1/2024 ở mức 1,147 tỷ đồng, giảm 7%, do thị trường nội địa vẫn chưa hồi phục, lượng tiêu thụ còn thấp, mặt khác tình hình suy thoái kinh tế dẫn đến khách hàng xuất khẩu đề nghị giảm giá bán. Tuy nhiên, lãi ròng tăng 177% lên gần 20 tỷ đồng nhờ cải thiện biên lãi gộp và tăng lợi nhuận khác, đánh dấu lãi quý 1 cao nhất từ năm 2018.
DRC cũng có kết quả tích cực với lãi 49 tỷ đồng, tăng 94% bất chấp doanh thu giảm. Công ty lý giải, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với cùng kỳ, đồng thời tỷ giá ngoại tệ tăng cũng có lợi cho hoạt động xuất khẩu.
SRC sụt giảm cả doanh thu và lãi ròng khi doanh số bán hàng giảm, trong khi phải tăng chiết khấu thanh toán và mất đi thu nhập khác từ thuế được giảm.
Diễn biến lãi ròng của doanh nghiệp săm lốp trong quý 1/2024 Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinanceTình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2024
Các doanh nghiệp cao su hướng đến năm 2024 với tâm lí chung là thận trọng với các con số mục tiêu tương đương hoặc giảm so với thực hiện 2023.
Trong số 8 doanh nghiệp cao su công bố chỉ tiêu năm 2024, gồm cả doanh nghiệp đã được ĐHĐCĐ thông qua và sắp trình ĐHĐCĐ, có 4 doanh nghiệp đặt kế hoạch tăng trưởng và 4 đi lùi.
Sau 3 tháng đầu năm, DRI dẫn đầu với tỷ lệ thực hiện kế hoạch năm, đạt 27% doanh thu, 33% lãi trước thuế và 34% lãi sau thuế.
CSM đạt 24% mục tiêu doanh thu và 30% lãi trước thuế. CSM đặt kế hoặc năm nay đi lùi về mức thấp hơn cả năm 2022.
Ngược lại, SRC tham vọng với lãi sau thuế tăng đến 256% so với thực hiện năm cũ.
HRC, DBR và BRR đều thực hiện dưới 10% chỉ tiêu năm sau 3 tháng, nhưng lưu ý rằng các doanh nghiệp này có điểm rơi lợi nhuận vào quý 4.
Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2024
Nguồn: VietstockFinanceHuy Khải
FILI
CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa phát hành.
So với năm trước, doanh thu mục tiêu gấp gần 6 lần, nhưng lãi trước thuế đi lùi gần 90%. Công ty sẽ không phân phối lợi nhuận năm 2023 do còn lỗ lũy kế. Tính tới cuối năm 2023 gần 121 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của BISNguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ BIS
Nhìn lại năm 2023, Công ty hoạt động trở lại sau khi ra khỏi tình trạng đình chỉ hoạt động và kiểm soát đặc biệt với hai hoạt động cơ bản là môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán. Theo đó, BIS có doanh thu hoạt động 4.8 tỷ đồng và hoàn toàn từ nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán (năm trước đó không phát sinh doanh thu). Lãi trước thuế hơn 4.3 tỷ đồng.
HĐQT Chứng khoán BIS cũng dự kiến trình ĐHĐCĐ về việc miễn nhiệm Thành viên BKS đối với bà Hoàng Thị Thu Hằng. Đồng thời thông qua bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT với 1 ứng cử viên là ông Nguyễn Hoàng Đức Việt (sinh năm 1995).
Bên cạnh đó, trình ĐHĐCĐ thông qua việc tiếp tục chuyển trụ sở Công ty từ số 2D, phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội sang 62A đường Cách mạng Tháng Tám, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM.
Mặt khác, việc bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (gồm tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán) và việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán khi đủ điều kiện cũng được Công ty dự tính trình cổ đông thông qua.
Đáng chú ý, Công ty muốn trình ĐHĐCĐ thông qua việc chuyển nhượng cho ông Cao Văn Sơn (cổ đông cũ của Công ty) 3 chiếc ô tô (nhãn hiệu BMW, Mercedes Benz và Bentley) và 3 khoản phải thu.
Các khoản phải thu nói trên, gồm khoản phải thu từ Tổng Công ty Bất động Đông Á giá trị 22 tỷ đồng, từ CTCP Công nghiệp Thương mại và Dịch vụ y tế Phúc Thái giá trị 7 tỷ đồng và và 9.5 tỷ đồng từ Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý Fraden TNC (tên hiện tại là CTCP bất động sản Fraden - TNC).
ĐHĐCĐ Công ty họp vào ngày 16/04/2024 tại TPHCM. Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 26/03/2024.
Tóm tắt kết quả kinh doanh năm 2023 Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ của BISTrở lại với kế hoạch năm 2024, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện nâng quy mô vốn chủ sở hữu từ 220 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Mục đích đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, văn phòng.
Đồng thời, hoàn thiện các công việc đăng ký đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty chứng khoán, đăng ký thành viên với các cơ quan quản lý có liên quan, đăng ký sản phẩm margin để vận hành kinh doanh thương mại toàn diện các dịch của của công ty chứng khoán.
Theo nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 08/11/2023, cổ đông đã thông qua phương án phát hành thêm 28 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ 220 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền là 11:14 (cổ đông sở hữu 1 cổ phần tương ứng với 1 quyền, 11 quyền được mua 14 cổ phần mới). Giá phát hành là 10,000 đồng/cp.
Phương án sử dụng vốnNguồn: Chứng khoán BIS
Hồ sơ về đợt phát hành này được HĐQT BIS thông qua ngày 22/12/2023 và đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và đã được chấp thuận (theo văn bản ngày 01/03/2024).
Kha Nguyễn
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.