Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Chủ quản Công viên Đầm Sen lại thua lỗ
Khách vắng hơn khiến doanh thu giảm mạnh, Phú Thọ Tourist - công ty quản lý Công viên Đầm Sen - lỗ gần 14 tỷ đồng trong quý III.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Phú Thọ (Phú Thọ Tourist - DSP) ghi nhận doanh thu gần 50,1 tỷ đồng, giảm khoảng 17% so với cùng kỳ 2023. Đây là mức doanh thu quý III thấp nhất kể từ năm 2021. Ban lãnh đạo cho biết nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu và thời tiết không thuận lợi làm giảm lượng khách mạnh.
Trong khi đó, giá vốn gần như không thay đổi. Điều này khiến công ty lỗ gộp hơn 16,3 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ. Ngoài ra, DSP còn hụt đi 46% doanh thu tài chính, ghi nhận hơn 7 tỷ đồng. Nguyên nhân là lãi suất ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến mức lãi từ 470 tỷ đồng mà họ đang gửi nhà băng.
DSP tiếp tục nói không với vay nợ nên không tốn chi phí tài chính. Chi phí bán hàng giảm nhẹ, còn chi phí quản lý doanh nghiệp được cắt tới hơn phân nửa.
Dẫu vậy, công ty vẫn lỗ sau thuế gần 14 tỷ đồng, gấp 5,4 lần so với quý III năm trước. Ở hai quý đầu năm, doanh nghiệp này vẫn có lợi nhuận dương. Đây cũng là mức lỗ hàng quý nặng nhất từ năm 2023.
Năm nay, DSP muốn có khoảng 274,6 tỷ đồng doanh thu và hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho cả năm, tăng lần lượt 23% và 32% so với năm 2023. Sau 9 tháng, họ hoàn thành khoảng 49% chỉ tiêu doanh thu. Dù lỗ trong quý III, công ty vẫn vượt gần 3,3 lần so với kế hoạch lợi nhuận.
Phú Thọ Tourist quản lý và điều hành bốn đơn vị kinh doanh gồm: Công viên văn hóa Đầm Sen (còn gọi là Đầm Sen Khô), cụm khách sạn Ngọc Lan - Phú Thọ, Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đầm Sen và Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát. Công ty còn tham gia liên kết tại Đầm Sen Nước và đầu tư tài chính vào hai khách sạn gồm Sài Gòn - Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sài Gòn - Đông Hà (Quảng Trị).
Hai bạn trẻ đang tham gia trò chơi tại Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11, TP HCM). Ảnh: DSP
Năm ngoái, DSP có lãi trở lại sau ba năm thua lỗ với mức lợi nhuận khoảng 2,3 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động tài chính, đóng góp nhiều nhất là cổ tức từ Đầm Sen Nước. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh chính còn chưa khả quan, nhất là Đầm Sen Khô.
Chính ban lãnh đạo Phú Thọ Tourist tự đánh giá công viên khô cũ, kém sức hút người trẻ, dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh. Tính riêng công viên này đã gây ra khoản lỗ trước thuế hơn 43,3 tỷ đồng trong năm 2023.
Năm nay, DSP muốn dồn lực cho Đầm Sen như một phần trọng điểm với kế hoạch 220 tỷ đồng doanh thu, tăng 27%. Họ kỳ vọng mức lỗ trước thuế của công viên này giảm một nửa về khoảng 23 tỷ đồng. Phát triển kinh doanh ẩm thực được xác định là chiến lược trọng điểm, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và "tạo ra sức hút đặc biệt cho khách hàng" đến với Đầm Sen Khô.
VN-Index trải qua ngày giao dịch không quá sôi động để rồi kết phiên nhích thêm 0.03 điểm lên mốc 1,281.47. Diễn biến trong phiên chịu nhiều chi phối từ diễn biến tại các nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.
Mở đầu đầy hứng khởi bằng việc tiếp cận mốc 1,289 nhưng chỉ số sau đó lại liên tục giằng co trong phần còn lại của phiên sáng và chỉ thực sự giữ được mức tăng gần 5 điểm nhờ động lực từ nhóm ngân hàng. Áp lực tiếp tục hiện diện trong phiên chiều, sắc đỏ lan tỏa có lúc đẩy chỉ số về dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, chỉ số vẫn kịp thời quay đầu để khép lại ngày giao dịch hôm nay trong sắc xanh.
Nguồn: VietstockFinance
Kết phiên gần như không thay đổi so với tham chiếu, sự cân bằng còn được thể hiện thông qua việc so sánh số lượng ngành tăng và giảm. Ở nhóm tăng, bán dẫn; bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm; truyền thông giải trí tăng mạnh mẽ nhất, lần lượt 4.15%, 1.67% và 1.11%. Còn ở chiều ngược lại, dịch vụ tiêu dùng “đội sổ” khi giảm 2.14%.
Tuy nhiên, tác động nhiều nhất đến diễn biến thị trường hôm nay phải nhắc đến những chuyển động tích cực của các cổ phiếu ngân hàng (STB, MBB, CTG,…) và sức ép của các cổ phiếu bất động sản (DIG, VRE, DXG, PDR,...).
Khác với VN-Index, hai chỉ số còn lại là HNX và UPCoM lại không thể kết phiên trong sắc xanh, khi lần lượt giảm 0.35 điểm về mốc 237.88 và giảm 0.28 điểm về mốc 93.85. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 15,180 tỷ đồng, sụt giảm so với phiên hôm qua và trung bình 5 phiên gần nhất.
Giao dịch khối ngoại đáng chú khi bán ròng hơn 74 tỷ đồng, khá nhẹ khi sánh với mức bán ròng lên đến hơn 330 tỷ đồng tại thời điểm 14h. Lực mua mạnh vào cuối phiên tại FPT cùng nhiều cổ phiếu khác đã góp phần thu hẹp đà bán ròng.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng mạnh nhất phiên 29/08/2024
14h00: Áp lực tăng cao, VN-Index có lúc về ngưỡng tham chiếu
Sức ép lên chỉ số VN-Index tiếp tục gia tăng trong khoảng thời gian đầu phiên chiều, số lượng cổ phiếu giảm ngày càng tăng, khối ngoại cũng đang nới rộng đà bán ròng. Các áp lực đẩy VN-Index về mốc tham chiếu.
Tại thời điểm 14h, VN-Index không còn giữ được mức tăng điểm như phiên sáng và dần bị đẩy lùi về mốc tham chiếu, thậm chí có lúc đã chuyển sang sắc đỏ. Độ rộng thị trường ghi nhận 433 cổ phiếu giảm giá trong khi chỉ có 283 cổ phiếu tăng giá, còn lại là 890 cổ phiếu đứng giá.
Ngành đang có mức giảm mạnh nhất thị trường là dịch vụ tiêu dùng (giảm 2.52%) trước áp lực từ DSP giảm 13%, NVT giảm 4.6%. Tiếp đến là ngành bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm giảm 1.67% do chịu áp lực bởi HVA. Các ngành còn lại đều giảm dưới 1%.
Tuy vậy, trong danh sách này lại có sự xuất hiện của nhóm cổ phiếu bất động sản có tỷ trọng vốn hóa lớn trên thị trường, qua đó tạo sức ép không nhỏ cho các chỉ số. Nổi bật trong nhóm này là VRE giảm 1.03%, DXG giảm 1.89%, NVL giảm 1.5%...
Tạo thêm áp lực cho thị trường là động thái gia tăng bán ròng của khối ngoại lên gần 331 tỷ đồng, tăng khá nhanh trong buổi chiều. Lực bán tập trung vào HPG gần 121 tỷ đồng, VCI hơn 88 tỷ đồng và VRE gần 73 tỷ đồng. Nhìn chung, lực bán có sự dàn trải giảm trên các cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, lực mua chỉ tập trung vào 3 cổ phiếu gồm STB hơn 107 tỷ đồng, FPT gần 81 tỷ đồng và VCB gần 37 tỷ đồng, do đó không thể tạo ra sự cân bằng.
Phiên sáng: Sắc xanh dần yếu thế, ngân hàng giữ điểm
Sắc xanh trở nên yếu thế dần về cuối phiên sáng, tuy nhiên, VN-Index vẫn giữ được mức tăng nhờ động lực từ các cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm ngân hàng.
Kết thúc phiên sáng, độ rộng thị trường ghi nhận 325 mã giảm trong khi có 300 mã tăng. Rõ ràng, sắc xanh đã không còn lan tỏa như nửa đầu phiên sáng. Thanh khoản toàn thị trường hơn 6,937 tỷ đồng, thấp hơn phiên hôm qua và trung bình 5 phiên gần nhất.
Ngành giảm mạnh nhất gọi tên bán dẫn với mức giảm đến 2.49%, chịu tác động bới VBH giảm 8.26%.
Tuy nhiên, VN-Index vẫn giữ được mức tăng 4.73 điểm để vươn lên mốc 1,286.17, nhờ động lực từ các cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm ngân hàng.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên sáng 29/08/2024 (tính đến 11h30)
Trong khi chỉ số tăng 4.73 điểm thì top 10 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất đã gần 5 điểm, dẫn đầu bởi VCB với gần 1.4 điểm, xếp sau đó là hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như BID, STB, MBB, VPB, LPB, HDB, ACB, TCB, bên cạnh cổ phiếu trụ khác là VHM.
Khối ngoại tạm kết phiên sáng với mức bán ròng hơn 184 tỷ đồng, tập trung vào VCI 57 tỷ đồng, HPG gần 52 tỷ đồng, TCB gần 44 tỷ đồng… Ở chiều ngược lại, STB và FPT được mua ròng mạnh nhất, lần lượt gần 81 tỷ đồng và hơn 56 tỷ đồng.
10h40: Ngân hàng dậy sóng
Tiếp nối những diễn biến đầu phiên sáng, phần lớn các cổ phiếu ngân hàng mở rộng đà tăng và là nhân tố chính giữ sức xanh hiện diện.
Tại thời điểm 10h30, VN-Index đang tăng 4.13 điểm lên mốc 1,285.57. Dù vẫn tăng điểm nhưng bức tranh chung có sự thay đổi so với đầu phiên sáng, với việc sự lan tỏa sắc xanh trên các nhóm ngành giảm đi, trong khi sức ảnh hưởng tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng lên.
Nổi bật về mức tăng trong nhóm cổ phiếu ngân hàng là STB với mức tăng đến 3.38%, hay như HDB tăng 1.85%, LPB tăng 1.75%, MBB tăng 1.22%, BID tăng 1.21%...
Xét theo mức độ đóng góp lên chỉ số VN-Index, các cổ phiếu ngân hàng chiếm đến 8 trên tổng số 10 vị trí dẫn đầu về đóng góp điểm số, dẫn đầu là VCB và BID lần lượt mang về 1.24 điểm và 0.98 điểm, tiếp đến là STB, MBB, LPB, HDB, ACB, VPB.
Nhóm ngân hàng cũng đóng góp nhiều vị trí trong top 10 cổ phiếu đang được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên cả 3 sàn. Đứng đầu là STB được mua ròng hơn 54 tỷ đồng. Động thái này đối với các cổ phiếu ngân hàng cũng phần nào giúp cân bằng lớn với lực bán ròng trên thị trường. Hiện khối ngoại đang tạm thời bán ròng khoảng 90 tỷ đồng.
Mở cửa: Hứng khởi nhờ cổ "bank"
Thị trường chứng khoán mở đầu phiên 29/08 với sắc xanh lan tỏa trên hầu hết nhóm ngành, động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Tính đến thời điểm 9h30, sắc xanh hiện diện trên cả 3 sàn, trong đó VN-Index tăng 4.42 điểm lên mốc 1,285.86; HNX tăng 0.29 điểm lên mốc 238.51; UPCoM tăng 0.02 điểm lên mốc 94.16. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 1,227 tỷ đồng.
Các nhóm ngành tăng điểm chiếm phần đông. Xét về mức độ, nhóm bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 1.67%, tiếp đến là các tổ chức tín dụng tăng 0.93%, bảo hiểm tăng 0.71%...
Dù không tăng mạnh nhất nhưng với tỷ trọng lớn về vốn hóa thị trường, nhóm tổ chức tín dụng đang giữ vai trò quan trọng trong nhịp tăng hứng khởi đầu ngày. Trong đó, MBB tăng 1.83%, STB tăng 1.52%, ACB tăng 1.22%,…
Huy Khải
FILI
Chủ quản công viên Đầm Sen báo lãi giảm mạnh
Lợi nhuận sau thuế quý II của Phú Thọ Tourist - chủ quản công viên Đầm Sen - giảm gần 40% so với cùng kỳ 2023 do ảnh hưởng nắng nóng.
Theo báo cáo tài chính mới công bố, Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Phú Thọ (Phú Thọ Tourist - DSP) có doanh thu khoảng 46,4 tỷ đồng, giảm gần 22% so với quý II/2023. Ban lãnh đạo lý giải thời tiết nắng nóng kéo dài là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của công ty. Trừ đi giá vốn, DSP lãi gộp hơn 12,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm mạnh 53% về còn gần 9,7 tỷ đồng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân thấp so với năm trước là nguyên nhân khiến lãi tiền gửi giảm 27%. Công ty đang có gần 460 tỷ đồng gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, thu nhập từ cổ tức kỳ này cũng đi lùi khoảng 80%.
Sự sụt giảm ở các nguồn thu kể trên là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của Phú Thọ Tourist giảm gần 40%, về khoảng 18,3 tỷ đồng. Tuy vậy, đây vẫn là con số lớn hơn ba quý liền trước.
Phú Thọ Tourist quản lý và điều hành bốn đơn vị kinh doanh gồm: Công viên văn hóa Đầm Sen (còn gọi là Đầm Sen Khô), cụm khách sạn Ngọc Lan - Phú Thọ, Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đầm Sen và Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát. Công ty còn tham gia liên kết tại Đầm Sen Nước và đầu tư tài chính vào hai khách sạn gồm Sài Gòn - Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sài Gòn - Đông Hà (Quảng Trị).
Năm ngoái, DSP có lãi trở lại sau ba năm thua lỗ với mức lợi nhuận khoảng 2,3 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động tài chính, đóng góp nhiều nhất là cổ tức từ Đầm Sen Nước. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh chính còn chưa khả quan, nhất là Đầm Sen Khô.
Chính ban lãnh đạo Phú Thọ Tourist tự đánh giá công viên khô cũ kém sức hút người trẻ, dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh.
Khách đang tham gia trò chơi tại Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11, TP HCM), tháng 5/2024. Ảnh: DSP
Năm nay, họ muốn dồn lực cho Công viên văn hóa Đầm Sen như một bộ phận trọng điểm với kế hoạch 220 tỷ đồng doanh thu, tăng 27%. DSP kỳ vọng mức lỗ trước thuế của công viên này giảm một nửa về khoảng 23 tỷ đồng. Phát triển kinh doanh ẩm thực được xác định là chiến lược trọng điểm, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và "tạo ra sức hút đặc biệt cho khách hàng" đến với Đầm Sen Khô.
Về tổng thể, Phú Thọ Tourist muốn có khoảng 274,6 tỷ đồng doanh thu và hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho cả năm nay, tăng lần lượt 23% và 32% so với năm 2023. Sau 6 tháng, công ty này hoàn thành khoảng 40,5% chỉ tiêu doanh thu nhưng vượt gần 8 lần kế hoạch lợi nhuận.
Tất Đạt
Từng là doanh nghiệp vốn không tới 50 tỷ đồng trong suốt nhiều năm, kinh doanh lẹt đẹt với doanh thu vài tỷ đồng tới hơn trăm tỷ đồng, lợi nhuận vài triệu đồng tới vài tỷ đồng; bỗng chốc một doanh nghiệp ngành xây dựng công trình giao thông lớn như thổi sau khi liên tục phát hành cổ phiếu, thay đổi cấu trúc thượng tầng mạnh mẽ.
Lên UPCoM vào năm 2010, CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai không để lại nhiều dấu ấn trên thị trường bởi quy mô vốn và tài sản khiêm tốn, doanh thu và lợi nhuận tạo ra ít ỏi, tỷ lệ chi phối của công ty mẹ là CTCP Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) chiếm đến 63.72%.
Vốn điều lệ và tổng tài sản của DGT giai đoạn 2009-2019
Doanh thu và lợi nhuận ròng giai đoạn 2009-2019
Bước ngoặt của CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai (UPCoM: DGT) đến vào những năm 2019-2020, sau lần đầu tăng vốn kể từ thời điểm công ty cổ phần hóa năm 2005.
Liên tục phát hành riêng lẻ và sự xuất hiện của nhân sự lãnh đạo mới
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, HĐQT trình kế hoạch phát hành riêng lẻ 4 triệu cp với giá 12,000 đồng/cp. Cổ đông chất vấn ban lãnh đạo về việc thị giá thời điểm đó dao động quanh mức 28,000-33,000 đồng/cp và đề xuất giá phát hành 20,000 đồng/cp, cho rằng giá 12,000 đồng là bán rẻ Công ty cho nhà đầu tư bên ngoài.
Đại diện đoàn Chủ tịch cho rằng, tiêu chí xác định nhà đầu tư chiến lược đã được ĐHĐCĐ 2018 thông qua và đại hội 2019 chỉ là thủ tục chốt cuối cùng. Kết quả, 4 triệu cp giá 12,000 đồng được phân phối cho 5 nhà đầu tư cá nhân, mỗi người 600 ngàn cp, tương ứng tỷ lệ sở hữu 9.26%. Vốn tăng lên 64.8 tỷ đồng, Công ty dùng 48 tỷ đồng để trả nợ ngân hàng, nợ bảo hiểm xã hội và bổ sung vốn lưu động. Cũng trong năm 2019, DGT còn phát hành 190 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 11.5%/năm, kỳ hạn 2 năm, với tài sản bảo đảm là cổ phiếu DGT thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức có giá trị tối thiểu 65% vốn điều lệ, tài sản thuộc sở hữu DGT hoặc bên thứ 3.
Sang năm 2020, HĐQT tiếp tục trình kế hoạch phát hành 20 triệu cp riêng lẻ để tái cơ cấu tài chính, nâng cao năng lực vốn tham gia đấu thầu công trình. Nhiều vị trí trong cấu trúc thượng tầng thay đổi trong năm 2020. Chức Chủ tịch HĐQT từ ông Phan Cao Minh chuyển cho ông Nguyễn Lâm Tùng - một người xuất thân gốc tài chính và được bầu vào HĐQT tại đại hội bất thường năm 2019.
Ông Nguyễn Lâm Tùng
Ông Tùng sinh năm 1982, từng đảm nhiệm các vị trí như trưởng nhóm tư vấn, phó trưởng phòng, trưởng phòng tư vấn tài chính chi nhánh TPHCM CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội, Chứng khoán Đại Dương, Giám đốc chi nhánh TPHCM Chứng khoán Quốc Gia. Ngoài DGT, ông Tùng còn là Thành viên độc lập HĐQT CTCP DRH Holdings , Thành viên HĐQT CTCP Dịch vụ Du lịch Phú Thọ . DRH giới thiệu: trong nhiều năm liền, ông Tùng đã phụ trách nhiều thương vụ, dự án lớn về tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, tư vấn niêm yết và tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp…
Dưới sự chèo lái của ông Tùng, DGT có bước ngoặt trong năm 2020, quy mô vốn điều lệ từ 64.8 tăng lên 200 tỷ đồng, thông qua phát hành 13.5 triệu cp riêng lẻ với giá 12,000 đồng/cp cho 2 cá nhân và 1 tổ chức vào tháng 8/2020.
Nguồn: DGT
Sài Gòn HQ Investment thành lập tháng 5/2020, tức 3 tháng trước thời điểm DGT thông qua danh sách cổ đông chiến lược; vốn điều lệ 1 tỷ đồng và ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản. Các cổ đông sáng lập gồm công ty TNHH Eco United Holdings nắm 34%, Công ty TNHH Uy Nghi Investment giữ 40%, ông Lương Văn Quang 26%. Công ty do ông Lê Quốc Kỳ Quang làm Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Tháng 4/2021, doanh nghiệp đổi tên thành CTCP HQ Investment Group.
Số tiền thu về khoảng 162 tỷ đồng, DGT dùng 150 tỷ đồng để mua 50% cổ phần Công ty TNHH Đồng Lợi - doanh nghiệp sở hữu mỏ đá trắng Quỳ Hợp ở tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, DGT có 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển KCN DGT và Công ty TNHH MTV Sản xuất và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng DGT.
Kết quả kinh doanh năm 2020 bắt đầu xuất hiện doanh thu từ các mỏ đá - vốn là mảng lãnh đạo kỳ vọng sẽ đóng góp chính cho Công ty, trong khi những năm trước DGT chỉ có doanh thu từ 4 mảng là xây lắp (chiếm áp đảo), dịch vụ cho thuê, bán vật liệu xây dựng và khác, gia công bê tông nhựa nóng.
Mảng xây lắp vượt trội nhờ hưởng lợi từ thị trường bất động sản, doanh thu năm 2020 ghi nhận mức cao kỷ lục: 665 tỷ đồng, gấp 71 lần năm 2019; lãi ròng 88 tỷ đồng, bỏ xa khoản lỗ 20 tỷ đồng trước đó. Chỉ riêng khoản lợi nhuận này, DGT xóa được lỗ lũy kế nhiều năm qua.
Cùng với con số lãi khủng, tổng tài sản cuối năm 2020 của DGT “phình to” gần 6 lần, từ 250 lên 1,250 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng từ 20 lên 664 tỷ đồng, tồn kho từ chưa tới 1 tỷ đồng lên 158 tỷ đồng. Kinh doanh lãi khủng, xóa lỗ lũy kế, tài sản vượt mốc ngàn tỷ đồng, song tiền mặt trong tay doanh nghiệp này chỉ có vài trăm triệu đồng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm hơn 244 tỷ đồng.
Bước sang năm 2021, DGT tiếp tục có tham vọng tăng vốn điều lệ gấp đôi - lên 400 tỷ đồng; đồng thời bầu ông Trần Quang Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng Central vào HĐQT.
Ông Trần Quang Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng Central
Sau đó, tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2021, cổ đông DGT thông qua chào bán riêng lẻ 59 triệu cp cho 11 cá nhân, vẫn với giá 12,000 đồng/cp để tăng vốn lên 790 tỷ đồng. Tiền thu về, DGT tính dùng 325 tỷ đồng góp vào công ty con - Công ty TNHH MTV Đầu tư DGT, 15 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động, 368 tỷ đồng thanh toán nhà cung cấp.
Nguồn: DGT
Dù tăng vốn khủng, trong năm 2021, tổng tài sản của DGT lại bị thu hẹp do tài sản ngắn hạn từ 990 tỷ đồng giảm còn 395 tỷ đồng. Đây là kết quả chính của khoản phải thu từ CTCP Xây dựng Hiệp An giảm từ 584 tỷ đồng còn 11 tỷ đồng, phải thu bà Võ Diệp Cẩm Vân giảm từ 150 tỷ đồng còn 31 tỷ đồng trong thương vụ đặt cọc mua 50% vốn Công ty Đồng Lợi. Ngoài ra, trong năm, Công ty chi 158 tỷ đồng để mua 3.6 triệu cp CTCP Xây lắp và VLXD Đồng Tháp , chiếm 9.33% vốn điều lệ.
Năm 2022, lãnh đạo DGT tham vọng hơn khi đặt mục tiêu nâng vốn lên 2,000 tỷ đồng giai đoạn 2022-2023 với mong muốn mở rộng đầu tư, M&A các mỏ đá ở Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tĩnh và thâu tóm nốt 50% vốn còn lại của Công ty Đồng Lợi.
Dành nhiều vốn cho đầu tư và M&A nên từ 2018 tới 2023, DGT không chia cổ tức cho cổ đông, dù trước đó tỷ lệ chia dao động từ 10-15%.
Công ty mong muốn mở rộng mảng khai thác khoáng sản, thị trường vật liệu xây dựng và xây dựng công trình nên quyết định hủy bỏ việc sử dụng 325 tỷ đồng thu từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ góp vốn vào Công ty Đầu tư DGT.
Vốn điều lệ của DGT giai đoạn 2018-2023
Nguồn: VietstockFinanceTài sản phình to nằm ở đâu?
Liên tục tăng vốn nhưng tiền mặt của doanh nghiệp lại duy trì con số tượng trưng vài trăm triệu đồng. Thay vào đó, tài sản tập trung vào các khoản phải thu như 132 tỷ đồng từ Công ty TNHH Kỹ thuật VLXD Cửu Long vào cuối năm 2022, khoản hợp tác kinh doanh với ông Trương Hiền Vũ 419 tỷ đồng. Công ty cho hay, đây là khoản hợp tác trong 12 tháng với 6 hợp đồng nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư như: mỏ đá trắng tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 150 tỷ đồng; đầu tư các bến thủy nội địa trên diện tích 5ha tại tỉnh Đồng Tháp 60 tỷ đồng; tìm kiếm phát triển 2 khu công nghiệp ở Nam Trung bộ gần 90 tỷ đồng; đầu tư lĩnh vực VLXD, khoáng sản 154 tỷ đồng; tìm kiếm khu công nghiệp ở Nam Trung bộ 66 tỷ đồng.
Ngoài ra, DGT cho biết, ngày 28/4/2023, Công ty đã ký hợp đồng hứa chuyển nhượng và hứa nhận với ông Nguyễn Văn Đồng, bà Trần Thị Mai Hương - cổ đông nắm 50% cổ phần Công ty TNHH Đồng Lợi - hứa chuyển nhượng toàn bộ cp với giá không thấp hơn 350 tỷ đồng và thời hạn chuyển nhượng là 30/7/2023. Được biết trước đó, DGT chi 150 tỷ đồng để nhận 50% vốn Đồng Lợi từ bà Võ Diệp Cẩm Vân.
Đến cuối năm 2023, DGT đã hoàn tất mua phần vốn góp của ông Đồng và bà Hương, trị giá gần 50 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu từ 50% lên 99.98% Đồng Lợi, tương đương giá trị đầu tư gần 200 tỷ đồng; nâng số lượng công ty con lên 6 đơn vị. Ngược lại, DGT thoái 3.6 triệu cp BDT với giá trị thu được gần 95 tỷ đồng, so với giá trị vốn góp là 121 tỷ đồng, tạm tính công ty lỗ 26 tỷ đồng.
Mặt khác, khoản phải thu đối với ông Trương Hiền Vũ trong năm tăng thêm gần 110 tỷ đồng, lên 530 tỷ đồng.
DGT còn cho vay ngắn hạn với bà Nguyễn Ngọc Hà Phương hơn 206 tỷ đồng và bà Phan Thị Yến 110 tỷ đồng, lãi suất 0% và không tài sản bảo đảm, thời gian tới 31/12/2023.
Tháng 2/2022, DGT đã tranh thủ phát hành 350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm, lãi suất 11%/năm. Cuối năm 2023, dư nợ này còn 238 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm là 12 triệu cp DGT thuộc sở hữu của bên thứ ba và hợp đồng thuê đất, tài sản gắn liền với lô đất hơn 1.5ha tại phường Tràng Dài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thuộc sở hữu Công ty.
Ngoại trừ năm 2022, hầu hết những năm còn lại, DGT duy trì lượng tiền mặt rất ít.
Tài sản của DGT giai đoạn trước và sau tăng vốn (2018-2023)
Kết quả kinh doanh từ sau năm 2020 cho thấy DGT có sự chuyển mình sang hoạt động bán đá, doanh thu mang lại tăng dần đều và đến 2022 chính thức vượt mảng xây lắp.
Cơ cấu doanh thu của DGT giai đoạn 2018-2023
Nguồn: Người viết tổng hợpLợi nhuận ròng giai đoạn 2018-2023
Thay đổi cấu trúc thượng tầng, xuất hiện “đại gia trứng gà” Ba Huân
Trong bối cảnh việc huy động vốn của nhiều doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán giai đoạn dịch COVID-19 không dễ dàng, DGT liên tục thành công và kết quả kinh doanh tăng trưởng thần tốc, từ một doanh nghiệp “con kiến” biến thành “con voi”. Dù vậy, cấu trúc thượng tầng của Doanh nghiệp lại liên tục biến động. Những tháng đầu năm 2023, DGT tiến hành đại hội bất thường để “thay máu” toàn bộ ban lãnh đạo. Mục đích được đưa ra là thực thi chiến lược kinh doanh và giai đoạn phát triển 2023-2028, ĐHĐCĐ bầu và kiện toàn nhân sự HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2023-2028. Trước đó, HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2020-2025 đã bị cho miễn nhiệm và kết thúc trước nhiệm kỳ.
HĐQT mới có sự xuất hiện của nhiều cá nhân từ “đại gia trứng gà” - CTCP Ba Huân và CTCP Vital Investment Group như ông Nguyễn Trung Quân là Giám đốc vận hành Ba Huân, Giám đốc tài chính CTCP Vital Investment Group; ông Nguyễn Trung Thành - Giám đốc nhà máy Tân Nhựt, CTCP Ba Huân; ông Trần Hữu Lưu - nhân viên CTCP Ba Huân; ông Nguyễn Minh Phú - chuyên viên pháp chế Vital Investment Group.
Các lãnh đạo mới ngồi ghế nóng chưa được bao lâu thì DGT tiến hành đại hội bất thường lần thứ hai trong năm 2023 để giảm số lượng thành viên HĐQT từ 6 còn 5. Ông Trần Quang Tuấn và ông Trần Hữu Lưu là 2 người được giữ lại, BKS thay toàn bộ.
HĐQT và Tổng Giám đốc DGT thay đổi liên tục trong năm 2023
Nguồn: Người viết tổng hơpCó thể thấy, trong năm 2023, ghế nóng Chủ tịch DGT lần lượt qua các cá nhân gồm ông Nguyễn Lâm Tùng, ông Trần Việt Hà, ông Bành Quang Phúc. Chức Tổng Giám đốc lần lượt qua các ông Trần Ngọc Minh, ông Ngô Đức Trường, ông Nguyễn Thanh Phong.
Các cổ đông lớn lần lượt thoái vốn
Một số cổ đông tham gia trong các đợt phát hành riêng lẻ của DGT đã thoái sạch vốn thời gian qua như Sài Gòn HQ Investment thoái hết 10.2 triệu cp vào ngày 11/10/2023, ông Huỳnh Tài thoái hết 12 triệu cp ngày 22/8/2023, bà Nguyễn Đăng Thùy Dương thoái hết 11.9 triệu cp vào ngày 20/6/2023 (Tuy nhiên, sau đó bà Dương quay trở lại mua đúng số cổ phiếu này). Được biết, các giao dịch đều thực hiện thỏa thuận và giá trị thấp hơn khá nhiều so với giá mua ban đầu.
Trong khi đó, dàn lãnh đạo của DGT chỉ có duy nhất ông Trần Quang Tuấn sở hữu cổ phiếu Công ty, còn lại đều không ai sở hữu, kể cả người thân.
Cơ cấu cổ đông DGT cuối năm 2023Nguồn: DGT
Cũng nói thêm, kể từ sau tăng vốn, diễn biến cổ phiếu DGT từ thị giá từng đạt hơn 100,000 đồng/cp thì nay chỉ còn quanh 5,000 đồng/cp. Đặc biệt là từ nửa cuối năm 2022 tới nay, cũng là khoảng thời gian DGT không còn thực hiện các đợt tăng vốn, giá cổ phiếu luôn duy trì dưới mệnh giá.
Diễn biến cổ phiếu DGT sau các đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ Nguồn: VietstockFinance
Tiến Vũ
FILI
CTCP Công viên nước Đầm Sen (Daseco, HOSE: DSN) sắp chi hơn 19 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2023, sau khi đã thanh toán gần 29 tỷ đồng trong đợt tạm ứng diễn ra vào tháng 1/2024.
Đợt cổ tức cuối cùng của năm 2023 sẽ có tỷ lệ 16%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 1,600 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/03, ngày trả là 03/04.
Với hơn 12 triệu cp đang lưu hành, DSN cần chi hơn 19 tỷ đồng để trả cổ tức. Trong cơ cấu cổ đông hiện tại, CTCP Dịch vụ Du lịch Phú Thọ (Phuthotourist, UPCoM: DSP) đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 33.54% vốn, ước tính thu về gần 6.5 tỷ đồng.
Còn nhớ vào ngày 12/01, DSN đã chi gần 29 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2023 theo tỷ lệ 24% (bằng tỷ lệ tối thiểu được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua). Như vậy, DSN đã hoàn thành kế hoạch cổ tức năm vừa qua với tổng tỷ lệ 40%, tương đương tổng số tiền chi ra hơn 48 tỷ đồng. DSN cũng được biết đến là doanh nghiệp trên sàn duy trì "thói quen" chia cổ tức hàng năm cho cổ đông.
Cổ tức bằng tiền mặt của DSN những năm gần đâyĐvt: đồng/cp
(*) Kế hoạch cổ tức tối thiểu 24% được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua. Nguồn: VietstockFinanceVừa có thêm năm lãi kỷ lục
Trong quý 4/2023, DSN đạt 25 tỷ đồng doanh thu, tăng 22% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu gây tác động đáng kể đến kết quả của DSN là doanh thu tài chính (tăng 28%, lên 14 tỷ đồng) và chi phí tài chính (gần như không ghi nhận, trong khi cùng kỳ là 1.7 tỷ đồng). Sau cùng, DSN lãi ròng 13 tỷ đồng, tăng 46% so với quý 4/2022.
Kết quả tốt trong quý 4 đóng góp thêm vào thành quả lũy kế cả năm của DSN. Doanh nghiệp kết thúc năm 2023 bằng doanh thu 249 tỷ đồng, tăng trưởng 7%; lãi ròng đạt gần 113 tỷ đồng, tăng 4%, cũng là mức lãi cao nhất từ trước đến nay của Doanh nghiệp.
So với kế hoạch thông qua từ ĐHĐCĐ 2023 và kế hoạch điều chỉnh gần đây, DSN vượt 8% chỉ tiêu doanh thu và gần 15% kế hoạch lãi sau thuế.
DSN lập kỷ lục lãi ròng trong năm 2023
Huy Khải
FILI
Kết thúc quý 3/2023, nhiều doanh nghiệp khai thác bất động sản nghỉ dưỡng thu lãi nhờ vào lượng khách du lịch quay trở lại. Số doanh nghiệp báo lỗ cũng không ít. Dù vậy, lũy kế 9 tháng, hầu hết đều lãi hoặc chuyển lỗ thành lãi, cho thấy dấu hiệu tích cực của ngành kể từ đại dịch COVID-19.
Tính đến 09/11, có 12 doanh nghiệp hoạt động trong phân khúc khai thác bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng (trên HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 3/2023. So với cùng kỳ năm trước, 6 công ty tiếp tục lãi, 1 công ty chuyển lỗ thành lãi và 5 công ty từ lãi thành lỗ.
Nhóm công ty tiếp tục lãi gồm OCH, BTV, SGH, PDC, HOT phần lớn nhờ sự phục hồi khách du lịch, làm tăng doanh thu khách sạn, phòng nghỉ.
Tuy nhiên, sự phục hồi diễn ra không đồng bộ, đồng thời phát sinh chi phí lãi vay, giá vốn tăng cao khiến VNG và DAH giảm lãi.
Nguyên nhân tương tự cũng khiến NVT, HGT, EIN, VTG và DSP lỗ trong khi cùng kỳ báo lãi. Riêng NVT, HGT và VTG còn tổn thất hoặc giảm thu từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.
Hồi phục nhờ du khách quay trở lại
CTCP One Capital Hospitality , CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành (UPCoM: BTV), CTCP Khách sạn Sài Gòn , CTCP Du lịch Dịch vụ Hội An (UPCoM: HOT) đồng loạt có lãi tăng do lượng khách du lịch phục hồi.
Dịch vụ khách sạn của OCH tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu, dù chiếm tỷ trọng thấp. Lũy kế 9 tháng tăng gần 50% so với cùng kỳ, đạt 80 tỷ đồng.
BTV, SGH thu lãi 10 tỷ đồng và 4.2 tỷ đồng, tăng 85% và 22% nhờ lượng khách tăng trở lại sau dịch COVID-19, làm tăng doanh thu phòng nghỉ dẫn đến tăng lợi nhuận.
HOT cho thấy sự phục hồi khả quan khi doanh thu từ mảng khách sạn đạt 29 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Kết quả chuyển từ lỗ 3.2 tỷ đồng cùng kỳ thành lãi 2.8 tỷ đồng.
CTCP Du lịch Thành Thành Công cũng đã đưa Resort Vân Phong Bay tại Nha Trang vào hoạt động, qua đó giúp tăng 2% doanh thu trong kỳ, lên 208 tỷ đồng. Giá vốn giảm trong khi chi phí lãi vay lại tăng mạnh 50% "bóp" lãi ròng còn gần 1.5 tỷ đồng, dù vậy vẫn tăng 24% so với cùng kỳ.
CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á và CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông (UPCoM: PDC) có kết quả kém khả quan, dù vẫn có lãi.
Cụ thể, PDC thu lãi giảm nhẹ 7%, đạt 3 tỷ đồng, do doanh thu giảm 13% đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tới 80%.
Dù doanh thu DAH tăng 186%, lên gần 13 tỷ đồng, do không còn khoản hoàn nhập tổn thất đầu tư khiến lãi ròng chỉ còn khoảng 500 triệu đồng, giảm hơn 90%.
Nguồn: VietstockFinance
Vẫn còn nhiều kết quả đi lùi
Thị trường du lịch tuy có dấu hiệu phục hồi tích cực, nhưng do không còn ghi nhận lợi ích từ các công ty con, công ty liên doanh, liên kết đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của một số doanh nghiệp, trong đó có CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay , CTCP Du lịch Hương Giang (UPCoM: HGT) và CTCP Du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (UPCoM: VTG).
NVT cho biết, do không còn cổ tức công ty con, đồng thời phải trả lãi trái phiếu dẫn đến lỗ ròng 600 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi 10 tỷ đồng.
Tương tự, giá vốn và chi phí lãi vay của HGT tăng cao, do phải trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tại công ty liên doanh, liên kết hơn 700 triệu đồng, dẫn đến kết quả lỗ ròng hơn 800 triệu đồng, dù doanh thu tăng 11% tức lên hơn 14 tỷ đồng.
Trong khi đó, VTG lỗ ròng 2.4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 1.7 tỷ đồng, do CTCP Du lịch Nghinh Phong (công ty con) tạm dừng hoạt động để thực hiện bàn giao, liên quan đến khu đất bãi tắm Thùy Vân - Bãi Sau TP. Vũng Tàu.
Trường hợp khác, CTCP Dịch vụ Du lịch Phú Thọ (UPCoM: DSP) lỗ nặng nhất 2.6 tỷ đồng, do doanh thu giảm và giá vốn đồng thời tăng cao. Dù vậy, lợi nhuận của DSP lại bị ảnh hưởng chủ yếu do giảm doanh thu từ công viên văn hóa Đầm Sen. DSN cho biết, nền kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân.
CTCP Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Điện Lực (UPCoM: EIN) lỗ 1.5 tỷ đồng, trong khi doanh thu tăng 23%, lên 11 tỷ đồng. Nguyên nhân do trong kỳ, Công ty không còn ghi nhận hơn 2 tỷ đồng doanh thu tài chính khác.
Kết quả lũy kế 9 tháng, 10/12 công ty tiếp tục có lãi ròng tăng mạnh, mức thấp nhất là VNG 18%, cao nhất là PDC 138%. Trong đó, DSP lãi 18 tỷ đồng, HOT lãi 3.8 tỷ đồng và HGT 2.5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đều lỗ, cho thấy sự hồi phục tích cực đang diễn ra trong ngành BĐS nghỉ dưỡng.
Dù vậy, DAH, EIN và VTG lại có kết quả ngược dòng. DAH giảm lãi đến 96%, chỉ còn gần 2 tỷ đồng, dù doanh thu hơn 31 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ do không còn các khoản lãi từ đầu tư trái phiếu 37 tỷ đồng và hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư gần 21 tỷ đồng. VTG lỗ 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 34 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Kết thúc quý 3, các công ty OCH, BTV, SGH và PDC vẫn cho thấy sự phục hồi tích cực, thậm chí có dấu hiệu tốt hơn các năm trước khi có dịch bệnh.
Diễn biến doanh thu và lợi nhuận của SGH theo quý, giai đoạn 2018 - 2023
HOT và VNG tuy khả quan hơn, nhưng so với trước dịch thì chưa thật sự khởi sắc. EIN, VTG, DSP, DAH, HGT hay NVT gặp khó khăn trong quá trình hồi phục, một số kém khả quan hơn so với thời điểm trước dịch.
Diễn biến doanh thu và lợi nhuận của VTG theo quý, giai đoạn 2018 - 2023
Tử Kính
FILI
Ngày 16/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã đối tượng Lê Quốc Thống - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH mua bán nợ DSP, về tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Truy nã đối tượng Lê Quốc Thống (sinh năm 1978, hộ khẩu thường trú tại phường 13, quận 10, TP Hồ Chí Minh) về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Theo điều tra, ông Lê Quốc Thống cùng đồng bọn đã thành lập 7 công ty để cưỡng đoạt tài sản bằng thủ đoạn đòi nợ thuê, gọi điện đe dọa, chửi bới, cắt ghép hình ảnh đưa lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự… nhằm gây sức ép, buộc khách hàng phải trả nợ.
Căn cứ vào tài liệu điều tra, ngày 30/03, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Quốc Thống với tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã bị can đối với Thống.
Tùng Phong
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.