Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Chủ tòa nhà NTS ở sân bay Nội Bài thay tài sản bảo đảm trái phiếu bằng cổ phần Logistics Hàng không (ALS)
CTCP Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nội Bài (NTS), đơn vị sở hữu tòa nhà NTS nằm trên trục đường Nhật Tân - Nội Bài, vừa được trái chủ chấp thuận thay đổi tài sản bảo đảm cho trái phiếu phát hành năm 2021.
Trái phiếu có tổng mệnh giá 200 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm, đáo hạn vào tháng 09/2031, với lãi suất khởi điểm 9%/năm, sau đó thả nổi cộng biên độ từ 2.2 - 2.5%/năm. Mục đích phát hành nhằm huy động vốn để mua lại phần góp vốn tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sân bay (AIRST). Kể từ năm thứ hai sau khi phát hành, NTS đã có 4 đợt mua lại gốc trái phiếu, hiện dư nợ còn 140 tỷ đồng.
Trước đây, trái phiếu được thế chấp bằng hơn 23.2 triệu cổ phần Nhà ga Hàng hóa ALS (ALSC) - công ty thành viên của Logistics Hàng không (ALS). Tuy nhiên, theo công bố ngày 06/02 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), NTS đã thay thế tài sản đảm bảo bằng gần 9.9 triệu cổ phần ALS với tổng giá trị khoảng 603 tỷ đồng, theo chứng thư thẩm định giá do Citics phát hành cuối năm 2024.
Ông Dương Đức Tính. Nguồn: ASG
Các cổ phần ALS thế chấp thuộc sở hữu của 4 nhóm cổ đông lớn, trong đó ông Dương Đức Tính và vợ Lê Thị Hồng Thanh nắm gần 3.6 triệu cổ phần. Ông Tính hiện là Thành viên HĐQT ALS, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ASG – một đơn vị đầu tư lớn vào dịch vụ logistics hàng không tại nhiều sân bay trong nước. Một phần tài sản thế chấp cũ (cổ phần của ALSC) cũng thuộc về vợ chồng ông Tính.
Các cổ phần ALS được mang ra thế chấp còn lại gồm: hơn 3.6 triệu cổ phần của ông Vũ Văn Vân cùng vợ là bà Tạ Thị Thoa; gần 2.17 triệu cổ phần của bà Nguyễn Thị Minh và chồng là ông Tạ Đức Ân; hơn 508 ngàn cổ phần do ông Bùi Thế Đức và vợ là bà Nguyễn Thị My nắm.
Ngoài cổ phần ALS, lô trái phiếu trước đó còn được bảo đảm bởi hơn 1.5 triệu cổ phần của CTCP Đăng kiểm Tây Ninh (TARCO) thuộc quyền sở hữu của AIRST.
Tòa nhà NTS, công trình đối diện nhà ga T1 và ga hàng hóa sân bay Nội Bài, hoàn thiện từ tháng 10/2012 theo nhiệm vụ Cục Hàng không Việt Nam giao nhằm phục vụ di dời các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không, giải phóng mặt bằng cho tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Với diện tích 3,800m2, gồm 4 tầng rộng 1,500m2 mỗi tầng, tòa nhà hiện là văn phòng của nhiều hãng hàng không và doanh nghiệp lớn như Cargo Lux, Cathay Pacific, ALS Bắc Ninh, Jupiter Pacific và Samsung.
NTS từng ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 91 tỷ đồng vào năm 2021. Tuy nhiên, mức lãi giảm còn 39 tỷ đồng năm 2022 và gần 34 tỷ đồng năm 2023. Trong nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp chỉ thu 8.7 tỷ đồng lợi nhuận, với vốn chủ sở hữu 540 tỷ đồng. Dư nợ phải trả khi đó tương đương vốn chủ sở hữu.
NTS thành lập vào năm 2010 với vốn điều lệ ban đầu 35 tỷ đồng; các cổ đông sáng lập gồm ông Vũ Hoài Chang (Giám đốc kiêm đại diện pháp luật) góp 60%, bà Lê Bích Lan 33.55%, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ ATS Việt Nam góp 6.67%.
Báo cáo quản trị 2024 cho thấy, ông Chang nắm hơn 931 ngàn cổ phần (chiếm 1.03% vốn) ASG, bà Trần Thị Bích Ngọc - Thành viên HĐQT ASG là em vợ ông Chang.
Hiện Công ty đã nâng vốn lên 360 tỷ đồng, ông Khổng Minh Dũng giữ vai trò Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Ông Dũng đồng thời là Thành viên HĐQT Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh (CIAS, HNX: CIA), một công ty con trong hệ thống của Tập đoàn ASG - nơi ông Dương Đức Tính làm Chủ tịch.
Tử Kính
FILI - 14:50:08 10/02/2025
Lượng khách du lịch đã hồi phục mạnh kể từ COVID-19, doanh thu các doanh nghiệp lưu trú, nghỉ dưỡng đã cải thiện khá tốt, nhưng kết quả cuối cùng vẫn chưa thực sự khả quan.
Quý 1/2024, thống kê của VietstockFinance cho thấy, 13 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, nghỉ dưỡng đạt tổng cộng 680 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với thời điểm 1 năm trước, nhưng lỗ đến 47 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 17 tỷ đồng.
Lãi ròng của HGT, BTV, PDC, HOT, NVT, EIN và CTC đã cải thiện, riêng NVT và CTC có lãi trở lại, còn EIN bớt lỗ. Trong khi đó, những tên tuổi lớn như VNG hay OCH thì lỗ nặng hơn. VTG, DAH, ATS và SGH cũng cho kết quả đi lùi.
KQKD quý 1/2024 của các doanh nghiệp có lợi nhuận cải thiện so với cùng kỳ (Đvt: tỷ đồng)
Tất cả hoạt động của Dịch vụ Du lịch Bến Thành (UPCoM: BTV) nhìn chung đều tích cực hơn. Doanh thu quý đầu năm đạt 176 tỷ đồng, tăng 27%; chủ yếu nhờ mảng lữ hành đóng góp 36% nguồn thu và tăng 57%, lên 64 tỷ đồng. Biên lãi gộp mảng này tăng vọt từ 9.6% lên 53%, giúp Công ty lãi 6.7 tỷ đồng, tăng 15%.
Bất lợi đáng kể có lẽ là hoạt động bán vé máy bay vừa qua kinh doanh dưới giá vốn, có doanh thu 43 tỷ đồng nhưng chi đến 66 tỷ đồng.
Biên lãi gộp các mảng kinh doanh của BTV (Đvt: %)
Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay N có lãi trở lại sau 2 quý lỗ liên tiếp, nhờ đẩy mạnh tiếp thị và kinh doanh với khách hàng nước ngoài. Doanh thu tăng 23%, đạt 113 tỷ đồng - mức cao nhất trong hơn chục năm nay.
Biên lãi gộp cải thiện từ 54% lên 59% giúp chủ dự án Six Senses Ninh Vân Bay lãi 3.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Lãi vay xuống thấp hơn cũng là động lực để Công ty thu kết quả khả quan, chiếm khoảng 9% phần lợi nhuận sau khi khấu trừ giá vốn, giảm so với con số 17% của quý 1/2023.
Lượng khách du lịch quý đầu năm 2024 tăng vượt bậc giúp doanh thu Du lịch Dịch vụ Hội An (UPCoM: HOT) lên cao nhất kể từ khi đại dịch ập đến vào năm 2020, đạt hơn 35 tỷ đồng, tăng mạnh 67%; qua đó lãi 3.5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ được 128 triệu đồng. Khách sạn Hội An đợt này mang về gần 20 tỷ đồng, gấp đôi quý 1 năm ngoái.
HOT cho hay đã tranh thủ thị trường du lịch thuận lợi để chỉnh trang cảnh quang, trau chuốt sản phẩm dịch vụ và chạy quảng cáo, khuyến mãi bằng các phương tiện truyền thông, qua đó có quý lãi thứ 4 liên tiếp sau giai đoạn trầy trật lỗ liên tục 12 quý.
Diễn biến lãi ròng theo quý của HOT từ năm 2019 đến nay
“Tội đồ” chi phí lãi vay
KQKD quý 1/2024 của các doanh nghiệp có lợi nhuận đi lùi (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Du lịch Thành Thành Công lỗ lịch sử 45 tỷ đồng, dù doanh thu tăng mạnh 15%, đạt 160 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, tình hình kinh doanh quý 1 năm nay tốt hơn. Trong kỳ, VNG đã đưa khu resort nghỉ dưỡng Vân Phong Bay tại Dốc Lết, quy mô 200 phòng và 10 biệt thự nghỉ dưỡng, đi vào hoạt động và M&A thành công khách sạn 5 sao TTC Imperial Hotel.
Tuy nhiên, do 2 dự án đầu tư mới làm tăng chi phí khấu hao và lãi vay dẫn đến biên lãi gộp giảm, chi phí tài chính tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vừa rồi lãi vay chiếm 55 tỷ đồng, mức gần cao nhất từ trước đến nay, chỉ sau 63 tỷ đồng của quý 4/2023.
Nhìn lại quá khứ, tỷ lệ chi phí lãi vay trên lãi gộp từ năm 2018 đến trước năm 2020 hầu hết chỉ khoảng 3.5 - 18%. Nhưng từ sau COVID-19, tỷ lệ này duy trì từ 50 - 100%.
Gánh nặng lãi vay cũng ám ảnh One Capital Hospitality O. Trong bối cảnh hụt nguồn thu chính từ bánh Givral và Kem Tràng Tiền, doanh thu OCH giảm 9%, còn gần 118 tỷ đồng, chủ yếu dựa vào khách sạn Sunrise Nha Trang và StarCity Nha Trang, nhưng kết quả vẫn lỗ ròng gần 20 tỷ đồng. Lý do, chi phí lãi vay lên tới 26 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ và lên cao nhất 6 năm.
Doanh thu gấp 3 lần, gần 20 tỷ đồng, nhưng lãi ròng của Tập đoàn Khách sạn Đông Á D vẫn “mất hút”. So với 796 triệu đồng cách đây một năm thì nay chỉ đạt 44 triệu đồng, do trích lợi thế thương mại lên tới 3.6 tỷ đồng.
Trước đó, DAH đã thoái toàn bộ vốn CTCP Green Island (giá gốc 80 tỷ đồng, chuyển nhượng 65 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư Tài chính Sao Kim (giá gốc 36 tỷ đồng); sau đó mua vào CTCP Đầu tư và Phát triển Vân Phong (giá gốc 177 tỷ đồng, sở hữu 75%) và CTCP Chợ Mơ (giá gốc 155 tỷ đồng, sở hữu 19.9%).
Du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (UPCoM: VTG) kéo dài mạch lỗ lên con số 4. Đợt này, Công ty lỗ 3.2 tỷ đồng, nặng hơn con số 1.6 tỷ đồng của quý 1/2023. Theo VTG, do công ty con là CTCP Du lịch Nghinh Phong và chi nhánh khu du lịch Biển Đông tạm dừng kinh doanh để chuẩn bị bàn giao liên quan khu đất bãi tắm Thùy Vân nhằm chỉnh trang trục đường Thùy Vân. Điều này cũng làm rơi mất một nửa doanh thu so với cùng kỳ, còn hơn 6.3 tỷ đồng.
Đường đến ngày thoát lỗ lũy kế còn chông gai
Khó khăn kép từ đại dịch và sau đó là việc người dân thắt chặt chi tiêu khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành du lịch xuống thấp, thậm chí lỗ kéo dài.
Thống kê cho thấy, 10/13 doanh nghiệp nêu trên vẫn lỗ lũy kế, tổng số tiền lên đến 1.7 ngàn tỷ đồng; trong đó, hơn một nửa thuộc về NVT và OCH, lần lượt 709 tỷ đồng và 646 tỷ đồng.
Trên thực tế, NVT “ngụp lặn” trong lỗ lũy kế hơn 10 năm nay. Năm 2017, chủ dự án Six Senses Ninh Vân Bay lỗ gần 700 tỷ đồng và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sớm thoát khỏi tình trạng này, đặc biệt khi mỗi quý chỉ lãi vài tỷ đồng. Ở góc độ tích cực, có thể thấy tình hình của NVT đã dần tốt hơn so với quý 4/2022.
OCH cũng không khá hơn. Chủ Kem Tràng Tiền bắt đầu ghi nhận lỗ lũy kế lớn từ năm 2014, sau khi buộc phải trích lập dự phòng khó đòi đột biến hơn 844 tỷ đồng. Dù số này từng cải thiện hơn một nửa, nhưng hoạt động kinh doanh biến động khiến khoản lỗ tích lũy đến nay còn 646 tỷ đồng.
COVID-19 ập đến cũng là lúc HGT và HOT lỗ nặng. HGT dù sở hữu nhiều khách sạn cao cấp trên “đất vàng” ở Huế nhưng lỗ lũy kế ngày càng sâu hơn, đến hiện tại đã là 104 tỷ đồng, còn HOT là 54 tỷ đồng. Có thể nói, với mức lãi chỉ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng như hiện tại, ngày thoát cảnh lỗ lũy kế của 2 doanh nghiệp vẫn còn rất chông gai.
Động lực lớn từ chính sách miễn thị thực
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, quý 1/2024, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 4.6 triệu lượt, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2023 và gấp 50 lần cách đây 2 năm - giai đoạn ảnh hưởng bởi đại dịch.
Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á tiếp tục là động lực chính. Đặc biệt, Trung Quốc tăng 534%, kế đến là Hàn Quốc (52%), Nhật Bản (52%), Đài Loan (127%).
Các thị trường ở châu Âu cũng tăng sôi động như Anh (37%), Pháp (40%), Đức (40%), Ý (80%), Tây Ban Nha (50%), Nga (69%). Đây đều là những thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày.
Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa từ đầu năm 2022 đến nay (Đvt: triệu lượt người)
So với quý 1/2019, thời điểm trước COVID-19, thị trường tiềm năng là Ấn Độ tăng 304%, Campuchia đạt 335%, Indonesia 188%.
Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới dự báo hoạt động du lịch quốc tế có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024. Một số nền tảng du lịch châu Á cũng dự báo lạc quan khi cho rằng châu Á còn nhiều dư địa để phục hồi trong năm 2024, đặc biệt đối với thị trường du lịch hàng đầu thế giới như Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của công ty du lịch Arival (Thái Lan), phải đến năm 2025 thì ngành công nghiệp không khói mới vượt qua mức đỉnh từng đạt được trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt doanh thu 67 tỷ USD vào năm 2024 và 75 tỷ USD vào năm 2025.
Tử Kính
FILI
Việc đổi tên thương hiệu không phải là chuyện mới lạ, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như năm qua khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản quyết định “khoác lên chiếc áo mới” dù thương hiệu đã gắn bó vài thập kỷ.
Thị trường ảm đạm, kinh tế khó khăn nên việc nhiều doanh nghiệp có định hướng, mục tiêu chuyển hướng mới hay thậm chí là đổi tên thương hiệu, trong đó không thể thiếu các doanh nghiệp bất động sản.
Nhiều doanh nghiệp BĐS “khoác áo mới” sau vài thập kỷ
Tập đoàn đa ngành có bề dày 28 năm hoạt động, TNG Holdings Vietnam công bố tên gọi mới thành CTCP Tập đoàn Rox (Rox Group), đi kèm bộ nhận diện thương hiệu mới vào ngày 27/1/2024.
Logo mới gồm tên thương hiệu ROX và bông hoa thuận ích tạo bởi 4 chữ V màu vàng cam. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tái định vị thương hiệu là do tên TNG không đăng ký được bảo hộ thương hiệu ở những lĩnh vực chính mà tập đoàn này đang đầu tư trong nước và quốc tế.
Xuất phát từ nhu cầu bảo hộ thương hiệu và những định hướng kinh doanh mới, TNG Holdings Vietnam tiến hành tái định vị thương hiệu, xác định đầu tư đa ngành thông qua hệ sinh thái phát triển đô thị và khu công nghiệp, dịch vụ, đầu tư tài chính.
Cùng với việc ra mắt Rox Group, tập đoàn cũng triển khai thương hiệu mới cho các đơn vị thành viên như TNG Realty đổi tên thành Rox Living (Rox Living); TNCons Vietnam thành Rox Cons Vietnam; TNG Asset thành Rox Asset; TNG Capital thành Rox Capital...
Thành viên duy nhất của Rox Group đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, CTCP TNS Holdings (HOSE: TN1) cũng đổi thành CTCP Rox Key Holdings vào ngày 12/3/2024.
Ông lớn bất động sản khu công nghiệp, Tổng Công ty IDICO – CTCP ra mắt bộ nhận diện thương hiệu sau hơn 20 năm vào ngày 9/11/2023.
IDC cho biết, việc thay đổi logo đặt yếu tố hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội và đất nước trong định hướng chiến lược ngành công nghiệp Việt Nam. Logo mới của IDC là sự kết hợp giữa tên thương hiệu màu xanh lá đậm và biểu tượng vòng tròn màu đỏ 8 cánh.
Phiên bản chính logo mới của IDICO (bên phải)
Thành lập từ năm 2000, IDC hoạt động chính trong đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Đến nay, IDC có 10 khu công nghiệp, gồm 3 KCN ở phía Bắc và 7 KCN phía Nam, tổng diện tích 3,267ha, diện tích đất cho thuê 2,341ha. Các khu công nghiệp của Công ty có tỷ lệ lấp đầy 75% và quỹ đất công nghiệp còn lại để cho thuê khoảng 580ha tại Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh và Thái Bình.
Năm 2023, IDC ghi nhận tổng doanh thu 7,474 tỷ đồng, giảm 4% so với 2022; lợi nhuận ròng gần 1,394 tỷ đồng, giảm 21%. Kế hoạch 2024 với tổng doanh thu 8,466 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2,502 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và 22% so với thực hiện 2023.
Đầu năm 2023, CTCP Tập đoàn ASG A chính thức sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Logo ASG được phát triển trên hình khối tam giác cân với ba màu xanh da trời, đỏ và vàng.
Tập đoàn ASG chính thức sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới từ ngày 1/1/2023
ASG cho biết, hàm ý logo mới nói về 3 trụ cột kinh doanh của Tập đoàn gồm dịch vụ logistics, dịch vụ hàng không sân bay, và đầu tư hạ tầng và phát triển khu công nghiệp.
Trong mảng khu công nghiệp, công ty con là Công ty TNHH Hạ tầng và Phát triển Khu công nghiệp ASG (ASGI) đang nghiên cứu đầu tư một số dự án tại các tỉnh như Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kết thúc năm 2023, ASG đạt doanh thu 1,920 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2022; lãi ròng hơn 4 tỷ đồng, giảm 96%.
Đánh dấu 16 năm xây dựng và phát triển, CTCP Eurowindow Holding (EWH) thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới kể từ tháng 3/2023.
Logo mới của Eurowindow Holding có sắc xanh lam đặc trưng cùng khẩu hiệu mới là “Bền vững vươn xa” thể hiện hành trình chuyển dịch của doanh nghiệp theo thời gian.
Logo mới của Eurowindow Holding (bên phải)
Thành lập năm 2007, Eurowindow Holding hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và nội thất, phát triển dự án bất động sản, xây dựng và quản lý xây dựng, quản lý và kinh doanh bất động sản, tài chính – ngân hàng.
Doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ 3,000 tỷ đồng, do ông Nguyễn Cảnh Sơn làm Chủ tịch HĐQT. Ông Sơn cũng là Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank (TCB).
Loạt công ty con của Tập đoàn Đất Xanh thay tên, đổi họ
Sau 12 năm phát triển hàng loạt dự án bất động sản khắp các tỉnh thành miền Trung, CTCP Đất Xanh Miền Trung đổi tên thành CTCP Regal Group từ năm 2023. Doanh nghiệp cho biết, việc đổi tên và bộ nhận diện thương hiệu nằm trong mục tiêu thay đổi cơ cấu.
Trong chiến lược tái cấu trúc, Regal Group tập trung phát triển 2 lĩnh vực chính: đầu tư bất động sản kèm hệ sinh thái bất động sản và mảng kinh doanh bất động sản (dịch vụ môi giới).
Ở mảng đầu tư, Regal Group phát triển các thương hiệu Regal Homes, Regal Food, Regal Mall, Regal Hotels & Resorts, Regal Office, Castia Homes và các thương hiệu nhượng quyền.
Với mảng môi giới, Regal Group tiếp tục cung cấp dịch vụ tư vấn, thẩm định, tiếp thị, bán hàng, quản lý và khai thác tài sản thông qua hệ thống các công ty con: CTCP BĐS Nam Miền Trung, CTCP Phát triển BĐS Emerald, CTCP Đô thị Thông minh Việt Nam.
Regal Group thành lập năm 2011 tại TP. Đà Nẵng. Người đại diện pháp luật là ông Trần Ngọc Thành. Cuối năm 2023 CTCP Tập đoàn Đất Xanh sở hữu 55% vốn Regal Group.
Ngoài Regal Group, một công ty con khác của DXG (sở hữu 59% vốn, thời điểm cuối năm 2023) là CTCP Dat Xanh Premium cũng đổi tên thành CTCP Bất Động Sản GPT kể từ ngày 7/3/2023.
Thông tin thay đổi mới của Bất Động Sản GPT
Từng là công ty con của DXG, CTCP Đất Xanh E&C cũng tranh thủ thay tên đổi họ thành CTCP DBFS kể từ tháng 3/2023 trước khi DXG thoái sạch vốn.
DBFS cho biết, việc thay đổi tên sẽ không ảnh hưởng đến các dịch vụ, hoạt động cũng như giao dịch trước đây của công ty.
Bộ nhận dạng thương hiệu mới của DBFS có hiệu lực từ tháng 03/2023
Ngày 20/12/2023, CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Him Lam Land) công bố đổi tên thành CTCP Bất động sản Trường Sơn lẫn logo sau 15 năm.
Him Lam Land cho biết, việc đổi tên nằm trong kế hoạch tái định vị thương hiệu của Công ty, do đó sẽ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ, giao dịch, nghĩa vụ dân sự cũng như việc thực hiện hợp đồng, thỏa thuận mà các bên đã ký kết trước đây. Toàn bộ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty sẽ tiếp tục được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc đổi tên thì công ty cũng bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh về sản xuất điện, truyền tải, phân phối điện, xây dựng nhà để ở, xây dựng nhà không để ở, xây dựng công trình công ích khác, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Trong khi đó, địa chỉ trụ sở chính lẫn người đại diện pháp luật vẫn được giữ nguyên là Tổng Giám đốc ông Nguyễn Ngọc Thủy, người đảm nhiệm chức vụ từ những ngày đầu thành lập Công ty.
Him Lam Land thành lập vào tháng 1/2008. Vốn điều lệ tính tới cuối năm 2017 là 1,700 tỷ đồng. Him Lam Land là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản của Him Lam như Him Lam Tân Hưng, Him Lam Riverside, Him Lam Chợ Lớn, Him Lam Phú An,… tại TPHCM; Him Lam Vạn Phúc, Him Lam Vĩnh Tuy tại Hà Nội; cùng các dự án tại nhiều tỉnh, thành khác.
Logo mới của Bất động sản Trường Sơn (bên phải)
Suy cho cùng, việc chuyển đổi thương hiệu của doanh nghiệp không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, không đơn giản chỉ là việc thay đổi logo hay màu sắc, mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng lại nhận thức và cảm nhận của khách hàng về thương hiệu mới. Điều này không chỉ đơn thuần là việc quên tên gọi cũ, mà còn là việc tạo ra một ấn tượng sâu sắc cho thương hiệu mới.
Tuy vậy, sự đánh đổi là xứng đáng nếu doanh nghiệp đi đúng lộ trình mục tiêu định hướng mới, qua đó sẽ thúc đẩy thương hiệu và doanh nghiệp vững mạnh hơn.
Thanh Tú
FILI
Dù người ta thường nói “Sell in May” tháng 5 những năm gần đây lại cho thấy bộ mặt hoàn toàn khác khi số lượng cổ phiếu thường tăng chiếm ưu thế rõ rệt so với phần còn lại.
Theo thống kê của VietstockFinance, trong tháng 5 giai đoạn 3 năm liên tiếp 2021-2023, sàn HOSE ghi nhận 23 cổ phiếu luôn tăng trong khoảng thời gian này, một số cổ phiếu đáng chú ý có thể kể đến: VHM, NLG của ngành bất động sản; EIB, ACB, HDB của ngành ngân hàng; REE, GAS của ngành năng lượng; ngoài ra còn có KDC, FPT, BCG,…
Trong khi đó, số cổ phiếu thường giảm chỉ có 14, dù vậy vẫn có nhiều cổ phiếu đầu ngành nằm trong 14 cổ phiếu này như: SAB, VNM của ngành thực phẩm, đồ uống; SBT của ngành đường; TCM, STK của ngành dệt may; “ông lớn” BCM của bất động sản khu công nghiệp.
Cổ phiếu trên sàn HOSE tăng giá trong tất cả tháng 5 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Cổ phiếu trên sàn HOSE giảm giá trong tất cả tháng 5 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Sàn HNX cũng ghi nhận việc số cổ phiếu thường tăng áp đảo hơn số thường giảm. Cụ thể, có đến 16 cổ phiếu thường tăng như HUT, PVS, CEO, IDC,… Còn số cổ phiếu thường giảm chỉ có 3 cổ phiếu là KDM, CIA, SCG.
Cổ phiếu trên sàn HNX tăng/giảm giá trong tất cả tháng 5 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Không chỉ 3 năm gần đây, việc khoảng thời gian tháng 5 khá tích cực đã thường xuyên diễn ra trong 10 năm qua khi có 6 năm chỉ số VN-Index ghi nhận kết quả tăng trưởng trong tháng này.
Nguồn: VietstockFinance
Nhận định về thị trường chứng khoán hiện tại, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital cho rằng về định giá, P/E của top 80 doanh nghiệp ở mức 11 lần và với tăng trưởng EPS được dự phóng từ 18-19%, thì định giá này tương đối hấp dẫn, nếu xét về mặt trung hạn, bỏ qua các biến động trong ngắn hạn.
Mặt khác, định giá P/B vẫn xung quanh 1 lần dung sai so với bình quân trong vòng 10 năm. Có nghĩa với xác suất này, thị trường giảm 15-20% cực kỳ khó. Khi những cú hiệu chỉnh về giá xảy ra, thì nghĩ đến chuyện đầu tư bền vững trung và dài hạn, không phải là lúc rời bỏ thị trường, ông Tuấn nói.
Hà Lễ
FILI
Sức mua áp đảo, VN-Index kết phiên với đà tăng mạnh 18.4 điểm (1.46%), lên mức 1,276.6 điểm; HNX-Index tăng 2.27 điểm (0.95%), lên mức 241.34 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 552 mã tăng và 264 mã giảm. Sắc xanh phần lớn trong rổ VN30-Index với 29 mã tăng và 1 mã giảm.
Thanh khoản thị trường tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt gần 697 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 17 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 76 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 1.6 ngàn tỷ đồng.
Top cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên 12/04/2024 (Tính theo điểm)
VN-Index mở phiên chiều với không khí lạc quan khi lực mua xuất hiện ngay từ đầu phiên đẩy chỉ số liên tục tăng mạnh và đóng cửa gần mức cao nhất ngày. Nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận sự ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index, CTG, TCB và MBB là những mã có đóng góp nhiều nhất với gần 6.3 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, MWG, DGC và NVL là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi gần 0.2 điểm của chỉ số.
HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, trong đó chỉ số được tác động tích cực từ các mã LAS (4.17%), SHS (3.48%), HUT (2.73%) và DDG (2.7%)…
Ngành vận tải - kho bãi là ngành có sự phục hồi mạnh nhất với 3.51% chủ yếu đến từ các mã VJC (+5.94%), HVN (+6.63%) và GMD (+3.03%). Theo sau là ngành ngân hàng và ngành chứng khoán với mức tăng lần lượt là 2.3% và 1.83%. Ở chiều ngược lại, ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.43% chủ yếu đến từ mã TV2 (-0.81%), VNC (-4.45%), và TV4 (-0.72%).
Nhóm ngành ngân hàng ghi nhận sự phục hồi tích cực trong phiên giao dịch ngày 12/04/2024 trước tin tức NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 538 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VHM (231.77 tỷ), MSN (73.88 tỷ), HSG (60.82 tỷ) và PDR (58.98 tỷ). Trên sàn , khối ngoại mua ròng gần 13 tỷ đồng, tập trung vào mã IDC (25.12 tỷ) và LAS (4.95 tỷ).
Diễn biến mua - bán ròng của khối ngoại
Phiên sáng: Giữ sắc xanh nhờ cổ phiếu ngân hàng
Thị trường kết phiên sáng tăng điểm khá tích cực. VN-Index tăng 5.95 điểm, lên mức 1,264.15 điểm. HNX-Index tăng 0.35 điểm, lên mức 239.42 điểm. Rổ VN30 có 19 cổ phiếu tăng giá thì đã có tới 9 cổ phiếu ngân hàng. Hôm nay ngành ngân hàng tăng 0.63% là một trong các nhân tố chính đóng góp cho đà tăng trưởng của chỉ số.
Thị trường tăng tích cực ngay từ đầu phiên, sau đó áp lực chốt lời càng gia tăng đã kéo chỉ số về gần mốc tham chiếu. Song nhờ sự hưng phấn vẫn được duy trì đã giúp VN-Index đóng cửa thành công trên ngưỡng 1,264 điểm, dù chỉ số giao dịch khá khó khăn trong nửa cuối phiên sáng.
Kết phiên, bộ đôi CTG (+2.2%) và TCB (+2%) là đầu tàu dẫn dắt thị trường với mức đóng góp lần lượt là 1 và 0.78 điểm tăng cho VN-Index, theo sau là MBB (+1.5%) đóng góp 0.45 điểm, VHM (+0.9%) đóng góp 0.42 điểm. Ngược lại, áp lực điều chỉnh của các mã HDB (-1%), VCB (-0.1%), MWG (-0.8%), GVR (-0.3%) kìm hãm đà tăng tốc của chỉ số.
Tạm dừng phiên sáng, nhóm ngành ngân đóng góp tích cực cho chỉ số với mức tăng trưởng 0.63%. Hầu hết các mã cổ phiếu trong nhóm đều đồng loạt nhuộm sắc xanh như CTG (+2.23%), TCB (2%), MBB (+1.47%), LPB (+1.91%). Các mã còn lại cũng ghi nhận khá tích cực VPB (+0.78%), ACB (+0.92%), VIB (+0.87%), SSB (+0.68%) và MSB (+0.7%).
Nhóm vận tải kho bãi ghi nhận đóng góp rất tốt khi đạt mức tăng 1.03%. Ở nhóm cổ phiếu này có sự phân hóa khá mạnh khi các mã cổ phiếu như VJC (1.68%), GMD (+2.9%), SCS (+1.4%), STG (+2.3%), HAH (+1.46%), SGN (+1.26%), VOS (+1.77%), VSC (+1.86%),… đều tăng điểm tốt. Còn lại các mã như HVN, TMS, PDN, NCT, VNT, ILB đang dừng ở mức tham chiếu. Thậm chí các mã như VTP, AST, ASG, TCL, SKG, VIP còn nhuộm sắc đỏ nhẹ trong phiên sáng nay.
10h40: Nhóm bất động sản tích cực
Tiếp tục mắc kẹt trong trạng thái giằng co khi tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng. Tính đến 10h30, VN-Index tăng nhẹ 2.23 điểm, giao dịch quanh mức 1,260 điểm. HNX-Index tăng 0.3 điểm, giao dịch quanh mức 239 điểm.
Phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều bật tăng mạnh. Trong đó nổi bật với STB, TCB, VJC và VHM với mức đóng góp lần lượt là 0.75 điểm, 0.44 điểm, 0.37 điểm và 0.33 điểm vào chỉ số VN30. Ở chiều ngược lại, MWG, HDB, FPT và ACB là những cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán khi lấy đi hơn 1 điểm từ chỉ số.
Nguồn: VietstockFinance
Nhóm cổ phiếu ngành bất động sản nhuộm sắc xanh nổi bật ngay từ đầu phiên. Cụ thể, DIG tăng 1.97%, PDR tăng 1.11%, DXG tăng 1.3% và VHM tăng 0.79%... Phần còn lại các mã ở trạng thái đứng giá và một số mã vẫn còn chịu áp lực bán nhẹ như BCM, KHG và KOS.
Riêng đối với mã DIG theo góc nhìn phân tích kỹ thuật hiện giá tiếp tục vận động trong kênh giá tăng (Bullish Price Channel) dài hạn và đang được hỗ trợ khá tốt bởi ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% (31,000-32,400). Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn đang duy trì dưới mức trung bình 20 phiên, nên yếu tố này nếu được cải thiện trong các phiên tới thì triển vọng lạc quan trong dài hạn sẽ bền vững hơn.
Theo sau đó là nhóm ngành ngân hàng cũng góp một phần vào đà tăng chung của thị trường với phần lớn các mã cổ phiếu như VCB tăng 0.11%, CTG tăng 0.45%, TCB tăng 0.44% và VPB tăng 0.52%...
So với đầu phiên, bên mua vẫn có phần chiếm ưu thế hơn. Số mã tăng 336 mã (22 mã tăng trần) và số mã giảm hơn 251 mã (15 mã giảm sàn).
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: Phiên tích cực với cổ phiếu chăm sóc sức khỏe
Đầu phiên 12/04, tính tới 9h30, VN-Index tăng điểm khá tích cực, lên mức 1,262 điểm. HNX-Index tăng nhẹ.
Hôm qua Thị trường Mỹ đã có một phiên tăng điểm khởi sắc. Chỉ số S&P 500 khởi sắc và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào ngày thứ Năm (11/04), khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi từ đợt sụt giảm trước đó do lo ngại lạm phát kéo dài. Chỉ số S&P 500 tiến 0.74% lên 5,199.06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.68% lên 16,442.20 điểm, mức cao kỷ lục. Trong khi, chỉ số Dow Jones lùi 2.43 điểm (tương đương 0.01%) xuống 38,459.08 điểm.
Trong phiên hôm nay (12/04), chỉ số VN-Index cũng ghi nhận tích cực ngay từ đầu phiên. Nhóm ngành chăm sóc sức khỏe nằm trong top ngành có sự tăng trưởng tốt với các cổ phiếu đầu ngành nổi trội như DHG tăng mạnh 4.1%, IMP tăng 0.89%, DCL tăng 4.74%, DHT tăng 1.13%…
Thủy sản cũng đóng góp không nhỏ khi các ông lớn trong nhóm đều mang sắc xanh như VHC (+0.82%), ASM (+0.79%), ANV (+1.26%), IDI (+0.83%),…
Bên cạnh hai nhóm kể trên, nhiều Large Cap cũng đang có diễn biến tích cực. VRE, STB, SHB, VJC, VHM, VPB cũng góp phần gia tăng chỉ số.
Lý Hỏa
FILI
Ngành hàng không tiếp tục phân hoá theo từng mảng trong quý 4/2023, với điểm sáng nằm ở nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở sân bay, trong khi các hãng bay vẫn còn đối mặt với vô vàn khó khăn.
Trong quý 4/2023, các hãng bay của Việt Nam ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh trong bối cảnh thị trường hàng không trong nước đã hồi phục và hành khách quốc tế cũng dần trở lại.
Dù doanh thu tăng mạnh, nhưng cả Vietnam Airlines và Vietjet
vẫn lỗ gộp. Điều này cho thấy hoạt động cốt lõi của các hãng bay vẫn còn nhiều khó khăn trong bối cảnh giá nhiên liệu quá cao.
Kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines
Trong quý 4/2023, Vietnam Airlines lỗ ròng 2,065 tỷ đồng, đánh dấu 16 quý lỗ liên tiếp. Trong khi đó, tình cảnh của Vietjet lại ổn hơn nhiều, với lãi ròng 126 tỷ đồng. Tuy vậy, khoản lãi đến từ các hoạt động khác.
Dịch vụ hàng không tiếp tục khả quan
Khác với các hãng bay, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại sân bay tiếp tục là đểm sáng của ngành.
Đáng chú ý nhất là ông trùm cảng hàng không ACV ghi nhận lãi ròng tăng trưởng 22%. Trong quý 4/2023, ACV ghi nhận doanh thu thuần gần 5,050 tỷ đồng và lãi ròng hơn 1,560 tỷ đồng, tăng tương ứng 24% và 25% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp cũng tăng lên mức 53%, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Bước bứt phá về lợi nhuận của ông trùm cảng hàng không phần lớn đều đến từ hoạt động cốt lõi và diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không nội địa đã hồi phục và du khách quốc tế dần trở lại.
Kết quả kinh doanh quý 4/2023 của ngành hàng không
Đvt: Tỷ đồng
Điểm sáng kế tiếp thuộc về CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco A. Trong quý 4/2023, công ty chuyên bán hàng và kinh doanh nhà hàng ở sân bay ghi nhận doanh thu thuần gần 290 tỷ đồng và lãi ròng 29 tỷ đồng, tăng tương ứng 34% và 64% so với cùng kỳ. Một điểm cũng đáng chú ý là biên lãi gộp cực kỳ cao 59%.
Trong khi đó, một công ty kinh doanh cùng ngành với AST là SASCO S lại ghi nhận lãi ròng đi lùi, chủ yếu do sự gia tăng đáng kể của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong 3 tháng cuối năm, Công ty dưới sự dẫn dắt của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn ghi nhận doanh thu thuần 694 tỷ đồng, tăng tương ứng 24%, nhưng lãi ròng lại giảm 41% xuống 53 tỷ đồng.
Lãi ròng giảm mạnh do sự gia tăng đáng kể của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong kỳ này, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 50% lên 144 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập nợ xấu, còn chi phí bán hàng tăng 55% lên 256 tỷ đồng, do phần tăng của chi phí hợp tác kinh doanh với ACV.
Ở một diễn biến tích cực hơn, công ty kinh doanh suất ăn hàng không NCS lãi đậm trong quý 4/2023. Trong 3 tháng cuối năm 2023, NCS ghi nhận doanh thu thuần 167 tỷ đồng và lãi ròng 16 tỷ đồng, tăng tương ứng 28% và 90% so với cùng kỳ. Kết quả này đến từ sự hồi phục của thị trường hàng không và việc tiết giảm các khoản chi phí.
Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không như SGN, CIA, và MAS ghi nhận kết quả kinh doanh giảm mạnh trong quý 4/2023. Trong đó, CIA và MAS ghi nhận lãi ròng giảm tương ứng 97% và 86% trong quý 4. Còn SGN giảm 17% lãi ròng.
Cũng đi lùi về lợi nhuận là các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không. Trong quý 4/2023, cả hai doanh nghiệp trong ngành này là NCT và SCS ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhẹ, nhưng lãi ròng đều giảm gần 20% trong bối cảnh cơn sốt hàng hóa đã hạ nhiệt trên toàn cầu.
Tiếp đà hồi phục trong năm 2024?
Nhìn về phía trước, thị trường hàng không Việt Nam được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024 song vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Theo SSI Research, năm nay sẽ là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phục hồi của ngành. Theo kịch bản cơ sở, các chuyên viên phân tích tại CTCK SSI kỳ vọng lượng hành khách quốc tế sẽ tăng trở lại mức của năm 2019 vào quý 4/2024, trong khi lượng hành khách nội địa dự kiến sẽ đi ngang.
SSI Research cho rằng, khách du lịch Trung Quốc sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại khi có nhiều khách đến hơn và phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024. Các chuyên viên phân tích kỳ vọng các tour du lịch theo nhóm của Trung Quốc tăng mạnh và sự phục hồi kinh tế sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
“Mặc dù vậy, thu nhập từ du lịch nội địa dự kiến sẽ vẫn ở mức hiện tại, khi mức tăng trưởng sản lượng hành khách tự nhiên là 5% mỗi năm sẽ bù đắp cho hoạt động kinh tế yếu đi hơn khiến thu nhập thấp hơn. Ngoài ra, du lịch nội địa khá nhạy cảm với yếu tố giá, do đó giá vé máy bay cao hơn có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lưu lượng đi lại của hành khách”, SSI Research nhận định.
Theo đó, các chuyên viên phân tích nâng giả định tổng lượng hành khách trong ngành năm 2024 lên 131 triệu hành khách (tương đương 90% mức trước COVID-19) trong đó, 82 triệu hành khách nội địa (đi ngang so với cùng kỳ) và 38 triệu hành khách quốc tế (tăng 15% so với cùng kỳ).
Theo SSI Research, lợi nhuận năm 2024 của tất cả các công ty trong ngành sẽ được cải thiện nhờ số lượng hành khách quốc tế tăng lên, chi phí nhiên liệu thấp hơn và tình trạng dư cung giảm. Như đã thảo luận, sự phục hồi quốc tế năm 2023 rất mạnh nhưng vẫn thấp hơn mức trước COVID-19. Điều này khiến ngành hàng không khu vực rơi vào tình trạng dư cung và sẽ khiến khó khăn khi giá vé máy bay thấp trong khi chi phí nhiên liệu vẫn ở mức cao, ảnh hưởng kém tích cực đến lợi nhuận của các hãng hàng không.
Trong năm 2024, SSI Research kỳ vọng rằng tình trạng này sẽ giảm dần vì năng lực quốc tế sẽ dần được tăng cường cho đến năm 2024. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Chỉ số khách luân chuyển (RPK) quốc tế ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đạt mức 83% so với mức trước COVID-19 vào cuối năm 2023 và các chuyên viên phân tích kỳ vọng được nâng lên 100% vào cuối năm 2024 chủ yếu nhờ sự phục hồi khách quốc tế của Trung Quốc.
“Điều này sẽ đưa thị trường hàng không khu vực trở về trạng thái cân bằng cung cầu hơn, cải thiện giá vé máy bay, biên lợi nhuận và lợi nhuận cho các hãng hàng không (như HVN, VJC) lên mức bình thường hơn nhưng vẫn còn xa so với mức trước COVID-19”, các chuyên viên phân tích nhận định.
Đối với HVN và Bamboo, SSI Research cho rằng, những khó khăn do COVID-19 còn để lại (chi phí lãi vay cao, âm vốn chủ lũy kế…) sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của các công ty này, nhường chỗ cho các doanh nghiệp mạnh hơn mở rộng thị phần như VJC. Đối với doanh nghiệp vận hành sân bay và dịch vụ bay (như ACV, AST), hành khách quốc tế có thể sẽ là nguồn sinh lời chính do doanh thu trung bình từ khách quốc tế cao hơn nhiều so với khách nội địa. Lợi nhuận của những doanh nghiệp này được dự báo sẽ quay trở lại mức trước COVID-19 vào cuối năm 2024.
Vũ Hạo
FILI
Tháng 3 hằng năm được ghi nhận là khoảng thời gian nhiều cổ phiếu diễn biến tích cực. Dù vậy ở chiều ngược lại cũng chứng kiến một số ông lớn xuất hiện trong nhóm thường giảm.
Theo thống kê của VietstockFinance, trong tháng 3 giai đoạn 3 năm liên tiếp 2021-2023, sàn HOSE ghi nhận đến 62 cổ phiếu luôn tăng, ngược lại có 11 cổ phiếu luôn giảm.
Đa phần các cổ phiếu thường tăng trong khoảng thời gian này là các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, trừ “ông lớn” ngành bất động sản như VIC, NVL, PDR, DXG.
Ngược lại, các doanh nghiệp đầu ngành khác như VCB, BMP, SAB đều lần lượt góp mặt trong nhóm thường giảm.
Cổ phiếu trên sàn HOSE tăng giá trong tất cả tháng 3 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Cổ phiếu trên sàn HOSE giảm giá trong tất cả tháng 3 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Tại HNX, số lượng cổ phiếu thường tăng cũng chiếm áp đảo so với số cổ phiếu thường giảm. Trong khi chỉ có 3 cổ phiếu thường giảm là AMV, PVB và CIA thì có đến 22 cổ phiếu thường tăng. Một số cổ phiếu nằm trong nhóm thường tăng quen thuộc đối với nhà đầu tư có thể kể đến PLC, HUT, OCH,…
Cổ phiếu trên sàn HNX tăng/giảm giá trong tất cả tháng 3 giai đoạn từ 2021-2023Nguồn: VietstockFinance
Không chỉ có số lượng cổ phiếu thường tăng áp đảo, VN-Index đa phần đều có biểu hiện tích cực trong tháng 3. Số liệu một thập niên qua (2014-2023) cho thấy, VN-Index chỉ giảm điểm trong 2 năm là 2015 và 2020 và đi ngang vào năm 2016, còn lại đều tăng điểm trong tháng này.
Nguồn: VietstockFinance
Tại Webinar với chủ đề "Thị trường 2024: Dòng tiền dẫn sóng và góc nhìn chuyên gia" diễn ra chiều 22/02/2024, ông Nguyễn Văn Quý – Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư, Khối KHCN của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá dư địa dòng tiền sang năm 2024 vẫn còn, qua phân tích chỉ báo tâm lý thị trường, đặc biệt là xem xét số lượng nhóm cổ phiếu vượt qua đường trung bình động 50 đến 200 ngày. Chỉ báo thể hiện sự tương quan giữa sức mạnh của dòng tiền và độ rộng của thị trường, để thấy kỳ vọng của nhà đầu tư trong trung và dài hạn.
Mặt khác, khi dòng tiền có dấu hiệu khởi động sóng lớn thường có xuất hiện của nhóm ngành ngân hàng, sau đó bắt đầu luân chuyển dần sang nhóm Mid Cap.
Hà Lễ
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.