Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Lợi nhuận ròng năm 2024 của CTCP Tập đoàn Hà Đô đạt hơn 576 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước, đây là mức thấp nhất sau 6 năm của Doanh nghiệp (từ năm 2018), với kết quả này, Hà Đô mới hoàn thành được 78% kế hoạch lợi nhuận năm.
Doanh thu thuần hợp nhất quý 4/2024 của HDG đạt gần 755 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ, do giá vốn giảm mạnh hơn nên sau khấu trừ, lãi gộp gần 552 tỷ đồng, giảm 7%. Biên lãi gộp tăng từ 68% lên 73%.
Tuy nhiên, tổng chi phí trong kỳ tăng 13% lên 219 tỷ đồng; đáng chú ý là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 134% lên hơn 225 tỷ đồng. Xét riêng chi phí này phát sinh trong quý 4/2024, vượt qua con số cả năm từ trước tới nay của HDG, trừ duy nhất năm 2019; qua đó 2024 cũng là năm chi phí quản lý của HDG cao kỷ lục.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của HDG qua các năm
Cùng với đó, mục lợi nhuận khác âm gần 47 tỷ đồng đã bào mòn lợi nhuận của HDG. Sau cùng, Công ty lãi ròng gần 154 tỷ đồng, giảm 37% so cùng kỳ.
Hà Đô cho biết do doanh thu bất động sản giảm, ngoài ra Công ty thực hiện trích lập dự phòng phải thu tiền điện từ EVN của dự án HP4 khiến lợi nhuận quý 4 giảm.
Cả năm 2024, Hà Đô mang về doanh thu thuần hợp nhất hơn 2,719 tỷ đồng, giảm 6%. Chiếm phần lớn tới 70% doanh thu đến từ mảng thủy điện và điện mặt trời với hơn 1,891 tỷ đồng, giảm gần 3%; trong khi doanh thu kinh doanh bất động sản gần 414 tỷ đồng, tăng 47%.
Cơ cấu doanh thu năm 2024 của HDG
Lợi nhuận ròng hơn 576 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước, đây là năm Hà Đô có lợi nhuận thấp nhất sau 6 năm (từ năm 2018). So với kế hoạch, HDG hoàn thành lần lượt 94% và 78%.
KQKD HDG từ năm 2017 - 2023
Trong năm 2025, Hà Đô lên kế hoạch kiện toàn bộ máy nhân sự, tháo gỡ vướng mắc tồn tại các dự án bất động sản trọng điểm, tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng. Nỗ lực tìm kiếm M&A các dự án. Tối ưu hóa vận hành các nhà máy năng lượng hiện có, mở rộng danh mục đầu tư dự án năng lượng mới.
Tổng tài sản HDG thời điểm cuối năm 2024 gần 14,000 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền hơn 337 tỷ đồng, tăng 37%; đầu tư tài chính ngắn hạn gần 752 tỷ đồng, tăng 91%, chiếm phần lớn là trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi gần 579 tỷ đồng.
Hàng tồn kho giảm 20% về còn hơn 873 tỷ đồng, với gần 823 tỷ đồng là bất động sản đang xây dựng. Chi phí xây dựng dở dang hơn 810 tỷ đồng, tăng 2%, tập trung lớn tại dự án khu đô thị Linh Trung hơn 490 tỷ đồng, khu nghỉ dưỡng Bảo Đại gần 206 tỷ đồng, …
Nợ phải trả còn hơn 6,252 tỷ đồng, giảm 13% chủ yếu do nợ vay tài chính giảm từ hơn 5,400 tỷ đồng đầu năm về còn hơn 4,800 tỷ đồng.
Thanh Tú
FILI - 10:22:21 03/02/2025
Những doanh nhân tuổi Tỵ có hàng nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán
Tính tài sản của các doanh nhân trên sàn chứng khoán, hiện có 3 doanh nhân tuổi Tỵ có khối tài sản trên nghìn tỷ đồng và đều là những gương mặt quen thuộc.
Người đang có tài sản lớn nhất trên sàn chứng khoán trong các doanh nhân tuổi Tỵ hiện đang là ông Nguyễn Trọng Thông - người sáng lập Tập đoàn Hà Đô (HDG).
Ông Nguyễn Trọng Thông sinh năm 1953 - Quý Tỵ, ông đã sáng lập và giữ vị trí lãnh đạo Tập đoàn Hà Đô từ thập kỷ 90 và mới chỉ rời vị trí Chủ tịch HĐQT tập đoàn bất động sản này vào hồi tháng 10/2024 vừa qua vì lý do tuổi tác, sức khỏe.
Trước khi rời khỏi ghế lãnh đạo HDG, ông Thông cho biết đã chuẩn bị chu đáo cho việc từ nhiệm và đã bồi dưỡng, xây dựng được lực lượng kế nhiệm. Hiện, con trai ông Nguyễn Trọng Thông là ông Nguyễn Trọng Minh đang giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT HDG.
Dù từ nhiệm ghế Chủ tịch HĐQT song khối lượng cổ phần HDG mà ông Thông nắm giữ vẫn đang giữ khối tài sản của doanh nhân này trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Hiện ông Thông đang là cổ đông lớn nhất của HDG với lượng nắm giữ là hơn 85,6 triệu cổ phiếu HDG, tương đương 25,46% vốn tập đoàn. Với thị giá đang ở mức 26.550 đồng/cổ phiếu, giá trị khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Nguyễn Trọng Thông lên đến hơn 2.270 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Trọng Thông, ông Trịnh Văn Tuấn và ông Đỗ Quang Vinh đang có tài sản trên sàn chứng khoán hơn nghìn tỷ đồng
Sinh năm 1965 - Ất Tỵ, ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng đang có khối tài sản trên nghìn tỷ trên sàn chứng khoán.
Hiện ông Tuấn nắm giữ trực tiếp hơn 109,3 triệu cổ phiếu OCB, tương đương giá trị thị trường khoảng 1.224 tỷ đồng. Không chỉ vậy, các thành viên khác trong gia đình vị doanh nhân tuổi Tỵ này cũng nắm giữ lượng lớn cổ phiếu OCB với tổng giá trị trên 3.000 tỷ đồng.
Ông Trịnh Văn Tuấn có con đường sự nghiệp khởi nguồn từ Đông Âu từ việc đưa những mặt hàng vải vóc, quần áo từ Việt Nam sang Ba Lan bán, dần phát triển với quy mô lớn hơn từ đường bưu điện sang đường hàng không, rồi tàu biển.
Bén duyên với ngành ngân hàng, ông Trịnh Văn Tuấn cùng với một số doanh nhân khác góp vốn thành lập Ngân hàng cổ phần Quốc tế (VIB) và bắt đầu với vị trí Chủ tịch HĐQT VIB từ năm 1996. Đến năm 2010, ông Tuấn tham gia vào OCB và gắn bó cho đến nay.
Hiện tỷ lệ nắm giữ trực tiếp của doanh nhân này tại OCB là hơn 4,4%. Tính đến 31/12/2024, tổng tài sản của OCB đạt 280.712 tỷ đồng, tăng gần 17% so với đầu năm. Báo cáo tài chính của OCB cho biết, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này trong năm qua đạt 4.006 tỷ đồng, sụt giảm nhẹ 3% so với năm trước đó.
Trong số 3 doanh nhân tuổi Tỵ đang có tài sản hơn nghìn tỷ đổng trên sàn chứng khoán thì có đến 2 người xuất thân từ ngành tài chính - ngân hàng. Bên cạnh Chủ tịch OCB, người còn lại chính là ông Đỗ Quang Vinh - con trai Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Đỗ Quang Hiển.
Sinh năm 1989 - Kỷ Tỵ, ông Đỗ Quang Vinh cũng đang là doanh nhân sinh năm Tỵ trẻ nhất có tài sản trên nghìn tỷ. Hiện ông Vinh đang là Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) kiêm Chủ tịch CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và đều nắm cổ phần tại hai tổ chức tài chính này.
Chỉ riêng tại SHB, ông Đỗ Quang Vinh sở hữu hơn 2,7% vốn khi nắm giữ hơn 101,1 triệu cổ phiếu, hiện giá trị thị trường của số cổ phiếu này trên 1.000 tỷ đồng. Còn tại SHS, ông Vinh đang có 12,5 triệu cổ phiếu với giá trị khoảng 160 tỷ đồng.
Không sở hữu lượng cổ phiếu có giá trị trên nghìn tỷ song thị trường cũng không hiếm doanh nhân lâu năm có tiếng đang điều hành những doanh nghiệp tỷ USD, tiêu biểu như bà Mai Kiều Liên - nữ tướng gắn liền với tên tuổi Vinamilk (sinh năm 1953 - Quý Tỵ), ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (sinh năm 1953 - Quý Tỵ), ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc SeABank (sinh năm 1965, Ất Tỵ),…
Thống kê dữ liệu mới đây về tuổi CEO các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) của Vietnam Report cho thấy, số lượng CEO tuổi Ngọ, Dần, Tý, Tuất chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt là 15,6%, 15,3%, 14,8% và 14,5%. Xét theo can chi, số lượng CEO sinh năm Nhâm Tý (1972) là đông nhất, chiếm 5,8%; tiếp theo là Giáp Dần (1974), Bính Thìn (1976) và Đinh Tỵ (1977), mỗi nhóm chiếm 5,3%.
Trong tổng số 12,9% doanh nhân tuổi Tỵ được thống kê trong bảng xếp hạng VNR500 năm 2024, có 2,3% CEO sinh năm Ất Tỵ. Có thể kể đến một số lãnh đạo doanh nghiệp VNR500 tiêu biểu sinh năm 1965 như: CEO Hàn Ngọc Vũ (Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam), CEO Lê Quốc Long (Ngân hàng TMCP Đông Nam Á), CEO Phạm Văn Tài (Công ty CP Tập đoàn Trường Hải), CEO Trần Túc Mã (Công ty CP Traphaco), CEO Phạm Thị Thanh Hương (Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định), CEO Phạm Thị Xuân Hương (Công ty CP Dược phẩm OPC)…
Hà Đô - Câu chuyện cho năm 2025
Trước tiên, cần khẳng định rằng thủy điện vẫn là một trong những nguồn năng lượng quan trọng của Việt Nam, chiếm 35,68% tổng sản lượng điện huy động năm 2024, chỉ đứng sau điện than với 38,6%.
HÀ ĐÔ CÂU CHUYỆN CHO NĂM 2025
I. Tầm quan trọng của thủy điện trong cơ cấu năng lượng
Theo Quy hoạch Điện VIII, chính phủ dự kiến giảm sự phụ thuộc vào điện than từ mức hiện tại xuống chỉ còn 20% vào năm 2030. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí và năng lượng mặt trời.
Trong khi đó, thủy điện có biên lợi nhuận cao và chi phí sản xuất thấp hơn so với các loại năng lượng khác. Cụ thể, giá thành sản xuất điện thủy điện chỉ vào khoảng 1.000 – 1.200 VND/kWh, trong khi điện gió và năng lượng mặt trời dao động từ 1.800 – 2.000 VND/kWh. Điều này khiến thủy điện trở thành lựa chọn ưu tiên của EVN khi gặp tình trạng lỗ nặng trong năm 2024 (ước tính lỗ 30.000 tỷ đồng).
Trong bối cảnh giá điện tăng cao, EVN sẽ ưu tiên huy động các nguồn điện có chi phí thấp để giảm thiểu lỗ. Do đó, thủy điện sẽ được đẩy mạnh huy động trong 6 tháng cuối năm 2024 khi mùa mưa đến và nguồn nước dồi dào.
II. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điện của Việt Nam
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam đã tạo đáy vào tháng 4/2024 và bắt đầu phục hồi từ tháng 6, đạt mức tăng trưởng 8-9%. Sự phục hồi này kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng lên. Trong 6 tháng cuối năm 2024, khi nền kinh tế dần ổn định hơn sau khi FED hạ lãi suất, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện vay vốn dễ dàng hơn để tái khởi động sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thụ điện, đặc biệt là điện công nghiệp, sẽ tăng mạnh.
III. Sự thay đổi kỳ vọng trong năm 2025
Với HDG anh chị em cũng biết Hiếu cũng đã khuyến nghị cho anh chị em trong cuối năm 2024 chỉ nhìn vào câu chuyện mảng năng lượng chứ thật sự mảng Bất Động Sản (The Charm Villa giai đoạn 3) được kỳ vọng sẽ mở bán vào cuối năm nay nhưng có thể kỳ vọng này sẽ dời sang H1/2025 và từ đó sẽ kỳ vọng sẽ ghi nhận doanh thu đột biến về mảng BĐS trong cuối năm 2025 (khi H2/2024 không còn ghi nhận doanh thu từ mảng BĐS nữa).
Dự án bất động sản Hà Đô Charm Villa
Một điểm sáng trong năm 2025 sẽ là dự án Hà Đô Charm Villa tại Hoài Đức, Hà Nội. Dự án này đã bán xong giai đoạn 1 và 2, và hiện đang chuẩn bị mở bán giai đoạn 3 với khoảng 100.000 m² diện tích biệt thự. Dự kiến, giá bán mỗi m² khoảng 150 triệu đồng. Ban lãnh đạo Hà Đô kỳ vọng dự án này sẽ mang lại doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 700 tỷ đồng trong giai đoạn 2024 – 2025.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2026 - 2027, hai dự án Green Lane và Minh Long dự kiến sẽ đem lại dòng tiền gối đầu cho doanh nghiệp nhờ tháo gỡ pháp lý thông qua việc triển khai Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Chúng tôi kỳ vọng hai dự án này sẽ có tỷ lệ hấp thụ cao khi nhu cầu đối với nhà ở trung cấp tại TP. HCM ngày càng tăng trong khi nguồn cung còn hạn chế
IV. Định giá HDG trong năm 2025
Với quan điểm của Hiếu, nếu HDG có ghi nhận doanh thu từ BĐS và H2/2025 và tích cực từ La Nina vào đầu năm 2025 thì theo Hiếu HDG sẽ được định giá ở mức từ 34.000 - 36.000 đồng / cổ phiếu
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/12
Những phân tích và khuyến nghị của các công ty chứng khoán chỉ mang tính chất tham khảo
Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 24/12.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HDG
Công ty Chứng khoán DSC kỳ vọng trong năm 2025 CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) sẽ tăng trưởng vượt bậc với doanh thu thuần (DTT) và lợi nhuận sau thuế (LNST) lần lượt đạt 4.325 tỷ đồng (+63% so với cùng kỳ năm trước) và 1.557 tỷ (+89% so với cùng kỳ năm trước). Độnglực cho tăng trưởng này bao gồm: Doanh thu mảng năng lượng tăng 9% nhờ các nhà máy thủy điện hoạt động tốt hơn so với cùng kỳ và Dự án Charm Villas sẽ có tỷ lệ hấp thụ cao trong năm 2025.
DSC kỳ vọng doanh thu từ mảng bất động sản sẽ đóng góp khoảng 1.800 tỷ đồng doanh thu trong năm 2025. Sử dụng song song hai phương pháp SOTP và P/B, DSC dự phóng mức giá mục tiêu của cổ phiếu HDG là 32.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức P/B dự phóng là 1,8 lần. Mức giá phù hợp nhà đầu tư có thể giải ngân là 27.000 đồng/cổ phiếu.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu REE
Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2025 của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sẽ đạt 2.738 tỷ đồng (+52,9% so với cùng kỳ năm trước), tương đương với EPS đạt 5.811 đồng/cổ phần. Với giá mục tiêu 93.000 đồng/cổ phiếu, REE sẽ giao dịch tại mức P/E 16,0 lần, thấp hơn so với mức P/E hiện tại của doanh nghiệp là 17,5 lần.
Pha thời tiết Lanina quay trở lại là động lực chính thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2025. Mảng thuỷ điện sẽ là động lực tăng trưởng chính với doanh thu kỳ vọng đạt 2.968 tỷ đồng (+30% so với cùng kỳ năm trước) do yếu tố thời tiết thuận lợi giúp doanh thu mảng năng lượng của REE đạt 4.743 tỷ đồng (+17% so với cùng kỳ năm trước), biên lợi nhuận gộp tăng từ 43% năm 2024 lên 52%, đạt 2.484 tỷ đồng (+42% so với cùng kỳ năm trước).
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/12
Bên cạnh đó, Dự án toà nhà văn phòng E-town 6 đi vào vận hành sẽ giúp nâng tổng diện tích cho thuê văn phòng của REE thêm 25%; Dự án bất động sản The Light Square đã bắt đầu bàn giao từ Quý 3/2024 dự kiến sẽ đem lại cho REE 350 tỷ đồng lợi nhuận.
Ngoài ra, khoản đầu tư vào VIB dự kiến đem lại lợi nhuận đột biến khoảng 450 tỷ đồng sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
SHS sử dụng mô hình định giá chiết khấu dòng tiền FCFF. Theo đó, giá trị hợp lý của cổ phiếu REE là 93.000 đồng/cổ phiếu, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
CTCP Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin vừa thông báo về việc có quyết định xử phạt hành chính về thuế từ Cục thuế TP. Hà Nội do các vi phạm trong quá trình kê khai thuế và lập, sử dụng hóa đơn.
Cụ thể, CLM có các hành vi vi phạm hành chính về thuế gồm kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với một số hóa đơn mua của một nhà cung cấp trong cùng một ngày có tổng giá thanh toán trên 20 triệu đồng nhưng không thanh toán qua ngân hàng; kê khai khấu trừ 1 số hóa đơn không đúng kỳ; …
Ngoài ra, Công ty đã hạch toán vào chi phí một số khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; hạch toán thiếu thu nhập khác … dẫn đến thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ. Theo đó, Công ty bị phạt hành chính gần 383 triệu đồng cho các vi phạm trên.
Bên cạnh đó, CLM còn phải nộp đủ gần 586 triệu đồng tiền thuế GTGT thiếu và hơn 1.6 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh còn thiếu. Ngoài ra, Doanh nghiệp còn phải nộp gần 333 triệu đồng tiền chậm nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.
Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết số tiền chậm nộp trên tính đến ngày 10/07/2024, CLM có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp từ ngày 10/07 đến thời điểm thực nộp số thuế truy thu và tiền phạt và ngân sách Nhà nước.
Như vậy, HDG cần nộp tổng cộng gần 3 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước để khắc phục các vi phạm về thuế kể trên.
Thanh Tú
FILI
Khuyến nghị cổ phiếu 23/12
Trích báo cáo nhận định một số cổ phiếu đáng chú ý trên thị trường chứng khoán trước phiên giao dịch ngày 23/12/2024.
CTCK Vietcombank (VCBS) khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BSR
CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR – UPCoM) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, là công trình trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày, công ty hiện chiếm khoảng 30% nhu cầu năng lượng của Việt Nam.
VCBS kỳ vọng kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2025 của BSR sẽ khả quan do sản lượng cao hơn khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động với hiệu suất ở mức 114% và crack spead cải thiện từ mức nền thấp kể từ quý 3.2024.
Ngày 12/12, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố chấp thuận đăng ký niêm yết cho hơn 3,1 tỷ cổ phiếu của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được niêm yết trên HoSE. Việc chuyển sàn giúp nâng cao tính minh bạch, nâng cao hình ảnh thương hiệu, gia tăng khả năng tiếp cận vốn và thu hút thêm các nhà đầu tư chiến lược. Đồng thời mở ra triển vọng được đưa vào rổ chỉ số VN30 trong vòng 6 tháng sau khi hoàn tất chuyển sàn sang HOSE, nếu đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ free float, thanh khoản, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch và vốn hóa trung bình 12 tháng gần nhất.
VCBS dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2024 lần lượt đạt 117.138 tỷ đồng và 1.826 tỷ đồng, giảm 21% và 78% so với năm trước; năm 2025 lần lượt đạt 125.429 tỷ đồng và 2.946 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 7% và 61%; đồng thời duy trì khuyến nghị mua và vẫn giữ giá mục tiêu BSR ở mức 25.000 đồng/cp.
CTCK DSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SSI
Kết quả kinh doanh quý III của CTCP Chứng khoán SSI (SSI – sàn HOSE) có chung diễn biến với phần lớn các CTCK khác - tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng đi lùi so với quý trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự ảm đạm của TTCK trong quý vừa qua, thanh khoản giảm thấp khiến hoạt động môi giới bị ảnh hưởng tiêu cực.
Sang năm 2025, DSC ước tính doanh thu hoạt động của SSI sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, đạt 9.240 tỷ đồng (tăng trưởng 11% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế đạt 4.235 tỷ đồng (tăng trưởng 8%).
Mức giá mục tiêu năm 2025 cho cổ phiếu SSI là 32.000 đồng/CP, tương đương mức P/B dự phóng là 1,9x lần. DSC khuyến nghị nhà đầu tư theo dõi và cân nhắc giải ngân ở vùng giá hợp lý 25.000-26.000 đồng/CP.
CTCK DSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HDG
DSC kỳ vọng trong năm 2025 CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG – sàn HOSE) sẽ tăng trưởng vượt bậc với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 4.325 tỷ đồng (tăng 63% so với năm trước) và 1.557 tỷ đồng (tăng 89%).
Động lực cho tăng trưởng trên bao gồm: (1) Doanh thu mảng năng lượng tăng 9% nhờ các nhà máy thủy điện hoạt động tốt hơn so với cùng kỳ. (2) Dự án Charm Villas sẽ có tỷ lệ hấp thụ cao trong năm 2025. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu từ mảng bất động sản sẽ đóng góp khoảng 1.800 tỷ đồng doanh thu trong năm 2025.
DSC sử dụng hai phương pháp định giá, bao gồm SOTP và P/B với tỷ trọng 50/50 với kỳ vọng dự án Charm Villas GĐ3 sẽ đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh năm 2025. Mức giá mục tiêu của cổ phiếu HDG là 32.400 đồng/CP, tương ứng với mức P/B dự phóng là 1,8 lần. Mức giá phù hợp nhà đầu tư có thể giải ngân là 27.000 đồng/CP.
Giá bán điện dự án Hồng Phong 4 của Tập đoàn Hà Đô (HDG) có thể giảm 48%?
Hiện tượng La Nina sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho mảng thuỷ điện của Tập đoàn Hà Đô.
Do các sai phạm khi xây dựng dự án trên khu vực dự trữ titanium quốc gia, giá bán điện đối với dự án điện mặt trời Hồng Phong 4 của Tập đoàn Hà Đô (mã cổ phiếu HDG) có thể sẽ giảm mạnh trong năm 2025.
Theo cập nhật mới đây từ Chứng khoán BIDV, sản lượng thuỷ điện trên toàn hệ thống điện của Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi ấn tượng trong nửa cuối năm nay khi mùa mưa đến, cùng với đó là hiệu ứng La Nina.
Cụ thể, trong tháng 6/2024, sản lượng thuỷ điện đã tăng tới 90% so với mức nền thấp của cùng kỳ năm trước và duy trì đà tăng trên 10% cho đến tháng 10/2024. Hiện Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) dự báo hiện tượng La Nina vẫn sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 4/2025, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuỷ điện.
Trong đó, Chứng khoán BIDV dự báo sản lượng thuỷ điện của Tập đoàn Hà Đô (mã cổ phiếu HDG - sàn HoSE) trong quý 4/2024 và năm 2025 sẽ lần lượt tăng trưởng 6% và 11%. Tập đoàn này hiện sở hữu 05 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất thiết kế là 314 MW. Các nhà máy này tập trung tại hai tỉnh Nghệ An và Quảng Nam với đặc điểm sản lượng tập trung vào quý 4 hàng năm. Qua đó, đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh chung của Tập đoàn Hà Đô trong nửa cuối năm.
Bên cạnh đó, Chứng khoán BIDV nhận định Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể điều chỉnh giảm tỷ lệ alpha (sản lượng hợp đồng/sản lượng thực phát) đối với các nhà máy thuỷ điện từ mức cao kỷ lục 98% như hiện nay về mức 90 - 95% trong năm 2025 nhờ tình hình tái chính của EVN đã được cải thiện và Chính phủ thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Tỷ lệ alpha giảm sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các nhà máy thuỷ điện.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu HDG của Tập đoàn Hà Đô từ đầu năm 2024 đến nay.
Tuy nhiên, mảng năng lượng tái tạo của Tập đoàn Hà Đô lại đang đối mặt rủi ro tại dự án điện mặt trời Hồng Phong 4 (48 MWp, Bình Thuận). Theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án Hồng Phong 4 được xây dựng trong khu vực dự trữ titanium quốc gia. Điều này khiến dự án Hồng Phong 4 không thỏa điều kiện được hưởng mức giá FiT (9,35 cent USD/kWh). Dự án này hiện chiếm khoảng 10% doanh thu điện hàng năm của Tập đoàn Hà Đô.
Chứng khoán BIDV đánh giá, trong kịch bản xấu nhất, giá bán điện của dự án Hồng Phong 4 có thể phải áp dụng mức giá điện chuyển tiếp (1.185 đồng/kWh), tương đương giảm 48% so với mức giá FiT.
Ngoài ra, Chứng khoán BIDV ước tính Tập đoàn Hà Đô có thể thực hiện hồi tố chênh lệch giá điện khoảng 290 tỷ đồng doanh thu trong kết quả kinh doanh từ năm 2019 - 2024. Khoản hồi tố này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2025 và khoản tiền phải trả này sẽ được khấu trừ dần từ doanh thu của dự án trong những năm tiếp theo.
Theo đó, dự án Hồng Phong 4 có thể sẽ chỉ còn đóng góp khoảng 3% tổng lợi nhuận gộp của Tập đoàn Hà Đô trong năm 2025, so với mức ước tính 9% của năm 2024.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.