Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Chậm công bố thông tin nhiều lần, ATG bị phạt 65 triệu đồng
Theo quyết định của Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), CTCP An Trường An (UPCoM: ATG) bị phạt tiền vì loạt vi phạm hành chính liên quan đến công bố thông tin.
Cụ thể, ATG đã công bố thông tin không đúng thời hạn lên hệ thống của UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các tài liệu: BCTC kiểm toán 2023; văn bản giải trình việc tổ chức kiểm toán “từ chối đưa ra ý kiến” với BCTC kiểm toán 2023; báo cáo thường niên 2023; BCTC quý 2/2024.
Đồng thời, còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng vì đã vi phạm hành chính nhiều lần. Do vậy, ATG bị phạt 65 triệu đồng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 09/10/2024, được giao cho ông Đào Quang Trung – Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật của ATG thực hiện.
Năm 2023, BCTC của ATG nhận ý kiến kiểm toán từ chối từ Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC, do chưa thu thập được hồ sơ, chứng từ về các khoản nợ phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán…; các bằng chứng kiểm toán về việc bút toán xóa nợ phải thu, trả trước; các khoản ký quỹ, ký cược, dự phòng nợ phải thu khó đòi tương ứng và hồ sơ bù trừ công nợ của người bán.
Thực tế, không chỉ báo cáo năm 2023, BCTC soát xét bán niên 2024 của ATG cũng nhận về ý kiến kiểm toán từ chối, dù đã đổi đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Quốc tế (IAV). Nguyên nhân nằm ở khoản mục nợ khó đòi đã xử lý. Cụ thể trong năm 2022, ATG thực hiện xóa toàn bộ nợ phải thu được đánh giá là không có khả năng thu hồi với tổng giá gốc hơn 130 tỷ đồng – tương ứng số đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi là hơn 50 tỷ đồng và xử lý công nợ được đánh giá là không phải trả là gần 12 tỷ đồng.
Nợ phải thu được xử lý khi chưa có nghị quyết của ĐHĐCĐ thông qua. Do vậy, IAV cho rằng không thể thu thập đủ bằng chứng đáng tin cậy để đưa ra kết luận về vấn đề này.
Giải trình, ATG cho biết vốn chủ tại BCTC bán niên 2024 không âm, lãi sau thuế tăng trên 151% so với cùng kỳ, đạt hơn 1 tỷ đồng nhờ lãi từ hoạt động kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng – mảng Công ty đang đẩy mạnh.
Về BCTC năm 2023, ATG cho biết đã nỗ lực thực hiện thu hồi nợ quá hạn nhiều lần, gửi thư xác nhận công nợ và liên hệ làm việc với đội tượng nợ quá hạn, nhưng đều không liên lạc được. Năm 2023, ATG nhiều lần gửi thư xác nhận công nợ nhưng phần lớn đã thay đổi thông tin liên hệ, và trong tình trang công ty không còn hoạt động, đang làm thủ tục giải thể.
Bởi vậy, ĐHĐCĐ công ty đã thông qua phương án xử lý tài chính với các khoản nợ phải thu quá hạn, và đang trong quá trình triển khai phương án xử lý nợ trên cơ sở từ chối ý kiến từ đơn vị kiểm toán. ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua phê duyệt phương án xóa sổ các khoản phải thu khó đòi tồn đọng nhiều năm, không có khả năng thu hồi và bán nợ. Đến ngày 26/06/2024, HĐQT thông qua việc thành lập ban xử lý nợ để thực hiện xử lý tài chính với các khoản nợ này, nhằm khắc phục ý kiến từ chối của kiểm toán.
Việc nhận ý kiến kiểm toán từ chối cũng khiến cổ phiếu ATG bị rơi vào diện hạn chế giao dịch. Công ty cho biết đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng cường tìm khách hàng, cơ hội đầu tư mới, đồng thời đang triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để lấy tiền bổ sung nguồn vốn lưu động cho Công ty.
ATG tiền thân là Công ty TNHH An Trường An được thành lập vào năm 2005 với. Hoạt động chính trong ngành khai thác khoáng sản, đặc biệt là quặng titan, Công ty hiện đang hoạt động khai thác tại mỏ quặng ở Bình Thuận với trữ lượng sản xuất đạt 800 nghìn tấn mỗi năm. Bên cạnh khai thác và chế biến sâu quặng kim loại, Công ty còn khai thác mỏ cát ở Tuy Phước có trữ lượng 700 nghìn tấn/năm. Công ty cũng tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn tỉnh.
Hải Âu
FILI
Bà Nguyễn Thị Hoa chính thức ngồi vào ghế cổ đông lớn của CTCP GKM Holdings từ ngày 02/02, sau khi mua vào 178.5 ngàn cp, nâng tỷ lệ sở hữu lên 5.04% Gần đây cũng xuất hiện 1 cá nhân cùng tên, gắn liền với nhiều thương vụ của các nhóm công ty liên quan.
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Hoa đã mua thêm 178.5 ngàn cp GKM, phương thức giao dịch và ngày thực hiện không được nêu chi tiết. Sau thương vụ, bà Hoa nâng sở hữu từ hơn 1.4 triệu cp (tương ứng tỷ lệ 4.47%) lên gần 1.6 triệu cp (tương ứng tỷ lệ 5.04%), qua đó chính thức ngồi vào ghế cổ đông lớn.
Động thái mua vào của cổ đông trên diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu GKM đang trong xu hướng giảm. Kết phiên 15/02, GKM có giá 31,200 đồng/cp, thấp hơn 13% so với đầu năm 2024 và thấp hơn 28% so với đỉnh lịch sử lập vào ngày 03/07/2023.
Cổ phiếu GKM trong xu hướng giảm
Gần đây, một cá nhân khác cũng có tên Nguyễn Thị Hoa là 1 trong 4 nhà đầu tư cá nhân tham gia đợt chào bán gần 6.5 triệu cp riêng lẻ của CTCP Đầu tư TDG GLOBAL , dự kiến diễn ra trong hai quý đầu năm 2024.
Trong 3 nhà đầu tư còn lại, ông Nguyễn Hồ Phương và bà Nguyễn Thị Lợi lần lượt là bố ruột và mẹ ruột của ông Nguyễn Hồ Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG . Chứng khoán APG cũng đang là cổ đông lớn nhất sở hữu trực tiếp 19.12% vốn tại GKM.
Danh sách nhà đầu tư tham gia đợt chào bán cổ phiêu riêng lẻ của TDG
Nguồn: TDGVới giá chào bán 10,000 đồng/cp, số tiền dự kiến thu về là 64.6 tỷ đồng, nhằm đầu tư dự án cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 tại thôn Hồng Vi, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Đợt phát hành được cho là có liên quan đến việc huy động vốn để thành lập CTCP Power Trade, hoạt động kinh doanh bất động sản và cũng có địa chỉ đặt tại thôn Hồng Vi, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Bởi trước đó không lâu, vào tháng 12/2023, HĐQT TDG đã duyệt chi 60 tỷ đồng - gần tương đương số vốn thu về từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ nêu trên - để góp vốn thành lập CTCP Power Trade.
Đáng chú ý, GKM - nơi bà Hoa vừa trở thành cổ đông lớn - cũng có tên trong danh sách cổ đông góp vốn thành lập Power Trade, bên cạnh TDG và 3 cổ đông khác gồm CTCP An Trường An và hai cá nhân là ông Võ Quí Lâm và bà Trần Thanh Hằng - cá nhân cũng tham gia mua cổ phiếu riêng lẻ của TDG nêu trên.
Bà Nguyễn Thị Hoa cũng là 1 cá nhân trong nhóm nhà đầu tư APG Capital - nhóm cổ đông lớn sở hữu 20.02% vốn tại CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang , đã thực hiện đề cử thành viên HĐQT AGM nhiệm kỳ 2021-2025 vào ngày 04/11/2023. Nhóm cổ đông này do ông Nguyễn Hồ Hưng làm đại diện.
Nguồn: AGM
Huy Khải
FILI
CTCP Đầu tư TDG GLOBAL , chủ thương hiệu gas Thái Dương, lùi thời gian chào bán 65 tỷ đồng cổ phiêu riêng lẻ từ năm 2023 sang 2024. Số tiền này dùng để thực hiện dự án cụm công nghiệp Bắc Sơn 2.
Ngày 04/01/2024, HĐQT CTCP Đầu tư TDG GLOBAL quyết định dời thời gian tổ chức đợt chào bán gần 6.46 triệu cp riêng lẻ từ hai quý cuối năm 2023 sang hai quý đầu năm 2024.
Thông tin về điều kiện hạn chế chuyển nhượng cũng được thay đổi từ “01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán” thành “01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán”.
Ngoài ra, danh sách 4 nhà đầu tư tham gia cổ phiếu được chào bán cũng được bổ sung. Cụ thể, ông Nguyễn Hồ Phương mua 2 triệu cp, bà Nguyễn Thị Lợi mua hơn 2.3 triệu cp, bà Trần Thanh Hằng mua 1.2 triệu cp, còn lại bà Nguyễn Thị Hoa mua gần 1 triệu cp.
Ông Nguyễn Hồ Phương và bà Nguyễn Thị Lợi lần lượt là bố ruột và mẹ ruột của ông Nguyễn Hồ Hưng – Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG – đơn vị tư vấn niêm yết cho TDG năm 2017, hay gần đây là đóng vai trò tư vấn, đại lý phát hành, đăng ký, lưu ký, đại diện người sở hữu cho đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của TDG trị giá 40 tỷ đồng trong quý 1/2023. APG cũng tham gia mua gần như toàn bộ lượng trái phiếu này (38 tỷ đồng). Ngoài ra, một nhà đầu tư khác là bà Trần Thanh Hằng cũng có liên quan đến nhóm APG.
Danh sách nhà đầu tư tham gia đợt chào bán cổ phiêu riêng lẻ của TDG
Nguồn: TDGQuay lại với đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của TDG, với giá chào bán 10,000 đồng/cp, số tiền thu về sẽ là 64.6 tỷ đồng, nhằm đầu tư dự án cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 tại thôn Hồng Vi, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 là dự án quan trọng nằm trong kế hoạch phát triển của TDG. Quy mô 25 ha với tổng mức đầu tư dự kiến gần 286 tỷ đồng, bao gồm 100 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và gần 186 tỷ đồng vốn vay. Đây là dự án chuyên kinh doanh, cho thuê hạ tầng kỹ thuật, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tạo quỹ đất hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ khác đi kèm như cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải…
TDG lần lượt nhận quyết định thành lập cụm công nghiệp của UBND tỉnh Lạng Sơn trong tháng 3/2022; chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 06/2023; phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vào tháng 07/2023 và phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường vào tháng 11/2023.
Phối cảnh cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 tại tỉnh Lạng Sơn
Cách đây không lâu trong tháng 12/2023, HĐQT TDG đã duyệt chi 60 tỷ đồng - số tiền gần tương tự so với số vốn thu về từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ nêu trên - để góp vốn thành lập CTCP Power Trade hoạt động kinh doanh bất động sản và cũng có địa chỉ đặt tại thôn Hồng Vi, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Như vậy, nhiều khả năng việc thành lập Power Trade có liên quan đến đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ để triển khai dự án cụm công nghiệp Bắc Sơn 2.
Theo tìm hiểu, CTCP Power Trade thành lập ngày 21/12/2023, vốn điều lệ 300 tỷ đồng với 5 cổ đông sáng lập cùng góp 60 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%), gồm CTCP GKM Holdings , CTCP An Trường An , TDG Global và hai cá nhân là ông Võ Quí Lâm và bà Trần Thanh Hằng – cá nhân cũng tham gia mua cổ phiếu riêng lẻ của TDG nêu trên.
Các cổ đông này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, ông Võ Quí Lâm đang là Thành viên HĐQT và Thành viên Ủy ban kiểm toán của Chứng khoán APG, trong khi Chứng khoán APG lại đang là cổ đông lớn nhất nắm 19.12% vốn GKM Holdings. Trước đó, trong tháng 09/2023, ông Võ Quí Lâm đã nộp đơn xin từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc An Trường An.
Phương án huy động vốn ban đầu là phát hành ra công chúng 16.77 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1:1), dự kiến thu về 167.7 tỷ đồng. Tuy nhiên TDG đã hủy và lựa chọn thành phát hành riêng lẻ. TDG lý giải do điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi để phát hành và giá cổ phiếu TDG ở mức thấp, không khả thi để phát hành theo giá đã được ĐHĐCĐ thông qua. Thực tế, thời gian qua, cổ phiếu TDG thường xuyên giao dịch dưới mệnh giá.
Diễn biến giá cổ phiếu TDG từ đầu năm 2023 đến hiện tại
Huy Khải
FILI
2 nữ cổ đông lớn bị phạt vì giao dịch cổ phiếu 'chui'
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quyết định xử phạt 2 cá nhân vì giao dịch cổ phiếu "chui". Hai cá nhân này từng là cổ đông lớn của CTCP An Trường An (mã: ATG) và CTCP Đầu tư MST (mã: MST).
Cụ thể, Bà Lê Phương Mai bị xử phạt 70 triệu đồng do đã có hành vi vi phạm không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn.
Ngày 20/8/2021, bà Lê Phương Mai đã thực hiện mua 798.200 cổ phiếu ATG, dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch tăng từ 0% lên 5,24% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của ATG; đồng nghĩa trở thành cổ đông lớn tại ATG.
Đến ngày 11/3/2022, bà Lê Phương Mai đã bán ra 698.200 cổ phiếu ATG dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch giảm từ 5,57% xuống 0,98% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của ATG.
Tuy nhiên đến ngày 7/4/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vẫn chưa nhận được báo cáo thay đổi sở hữu cổ đông lớn của bà Mai đối với cổ phiếu ATG.
Hiện, ATG chốt phiên 2/12 ở mức 2.650 đồng/cổ phiếu. Trước đó, từ tháng 2-4/2022, cổ phiếu này từng xây hình cây thông, được kéo giá từ vùng 3.000 đồng lên đỉnh 8.500 đồng/cổ phiếu.
Riêng trong quãng thời gian bà Mai mua vào rồi bán ra nhưng không báo cáo, ATG đã tăng gấp gần 3 lần, từ 1.800 đồng lên mức 5.000 đồng/ cổ phiếu.
Một cá nhân khác là bà Tạ Thị Dinh bị phạt 70 triệu đồng vì không báo cáo khi không còn là cổ đông lớn, sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng. Người này còn bị phạt tiền 30 triệu đồng do không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.
Cụ thể, ngày 27/7/2021, bà Tạ Thị Dinh đang là cổ đông lớn của MST đã bán 366.700 cổ phiếu dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch giảm từ 5,13% xuống 4,57%.
Sau đó, bà Dinh đã mua 888.600 cổ phiếu MST trong phiên 20/12/2021, tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,57% lên 5,88%; rồi tiếp tục mua 111.400 cổ phiếu MST trong phiên 21/12/2021, dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch tăng từ 5,88% lên 6,04% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của MST.
Tuy nhiên, đến ngày 7/4/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chưa nhận được báo cáo thay đổi sở hữu cổ đông lớn của bà Tạ Thị Dinh đối với cổ phiếu MST. Như vậy, tổng số tiền xử phạt đối với bà Dinh là 100 triệu đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu MST từ cuối tháng 7/2021 đến hết năm 2021 đã tăng gần 23% giá trị, từ 14.900 đồng lên 19.300 đồng/cổ phiếu. Kết phiên 2/12, thị giá MST còn 5.500 đồng/cổ phiếu.
Lướt sóng cổ phiếu ATG không báo cáo, một cá nhân bị phạt
Ngày 30/11/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Phương Mai.
Cụ thể, bà Mai bị phạt tiền 70 triệu đồng do có hành vi vi phạm hành chính không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn.
Ngày 20/08/2021, bà Mai - cổ đông lớn của CTCP An Trường An (UPCoM: ATG) đã mua 798,200 cp ATG dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch tăng từ 0% lên 5.24% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của ATG.
Ngày 11/03/2022, bà đã bán 698,200 cp ATG dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch giảm từ 5.57% xuống 0.98% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của ATG. Tuy nhiên đến ngày 07/04/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chưa nhận được báo cáo thay đổi sở hữu cổ đông lớn của bà đối với cổ phiếu ATG.
Chứng khoán APG trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp khoáng sản trắng doanh thu ở Bình Thuận
CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) vừa mua vào 2.3 triệu cp của CTCP An Trường An (UPCoM: ATG), tương đương 15% vốn, vào ngày 25/03/2022.
Ông Võ Quí Lâm - Thành viên HĐQT APG cũng đang nắm 1.4 triệu cp tương đương 9.12% vốn ATG sau khi mua thêm 690,000 cp vào ngày 18/03/2022.
Trong ngày 25/03, ATG phát sinh giao dịch thỏa thuận khối lượng bằng với lượng giao dịch 2.3 triệu cp có giá trị hơn 13 tỷ đồng, tương ứng bình quân 6,700 đồng/cp. Nhiều khả năng đây là giao dịch của APG.
Tổng sở hữu của APG và người liên quan hiện chiếm 24.12% vốn tại ATG.
Trên thị trường, APG heo hút thanh khoản khi chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần. Điều này do kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2020, Công ty không công bố thông tin về họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và không có biện pháp khắc phục.
Đến phiên 31/03, ATG vẫn đang đứng ở 6,500 đồng/cp. Thú vị là thị giá có mức tăng đến 67% qua 1 tháng gần đây. Thậm chí nhìn rộng ra, ATG đã tăng giá gấp 11 lần sau 1 năm.
ATG hoạt động chính trong ngành khai thác khoáng sản, đặc biệt là quặng titan, Công ty hiện đang hoạt động khai thác tại mỏ quặng ở Bình Thuận với trữ lượng sản xuất đạt 800 ngàn tấn mỗi năm. Bên cạnh khai thác và chế biến sâu quặng kim loại, Công ty còn khai thác mỏ cát ở Tuy Phước có trữ lượng 700 ngàn tấn/năm. ATG cũng tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn tỉnh.
Tình hình kinh doanh của ATG đáng chú ý khi doanh nghiệp không có bất kỳ đồng doanh thu nào trong cả 2 năm 2020 và 2021. Tuy nhiên khác với năm 2020 thua lỗ 13 tỷ đồng, ATG lại có lãi 7 tỷ đồng trong 2021 nhờ việc hoàn nhập chi phí tài chính.
15,2 triệu cổ phiếu ATG bị huỷ niêm yết trên HOSE từ ngày 29/4
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa có quyết định về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu của Công ty Cổ phần An Trường An (mã ATG-HOSE).
Theo đó, 15,2 triệu cổ phiếu ATG chính thức bị huỷ niêm yết trên HOSE từ ngày 29/4, do công ty có kết quả kinh doanh lỗ 3 năm liên tiếp (năm 2018, 2019 và 2020) và tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất là năm 2020, thuộc trường hợp chứng khoán bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và Khoản 1.5 và Khoản 1. Điều 26 Quy chế niêm yết chứng khoán tại HOSE ban hành kèm theo quyết định số 85/QĐ-SGDHCM ngày 19/3/2018.
Được biết, có 04 nguyên nhân làm cho bên kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến cho BCTC riêng và hợp nhất năm 2020. Cụ thể:
1. Chưa nhận được đầy đủ thư xác nhận công nợ phải thu và phải trả, chủ yếu là các khoản công nợ khó đòi đã được trích lập dự phòng;
2. Không đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ và vay ngắn hạn tới hạn thanh toán;
3. Không ước tính được giá trị tổn thất và khả nưng thu hồi của 02 dự án chận tiến độ là dự án Thuỷ sơn Trang và Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1;
4. Năm 2020 không phát sinh doanh thu, kết quả kinh doanh năm 2020 tiếp tục thua lỗ, dòng tiền năm 2020 bị âm, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn tại ngày 31/12/2020.
Từ những nguyên nhân trên cho thấy tình hình tài chính của công ty đang gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, công ty vẫn đang tiến hành thu hồi nợ xấu và thu hồi các khoản đầu tư kém hiệu quả có thời gian kéo dài để đảm bảo dòng tiền hoạt động trong tương lai. Trong các tháng đầu năm 2021, công ty đã thu xếp được nguồn tài chính thanh toán nợ vay và nợ thuế.
Mới đây, công ty vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2021 với việc không phát sinh doanh thu trong quý 1, chi phí trong quý 1/2021 là gần 333,4 triệu đồng - cùng kỳ là gần 440 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế là âm hơn 333 triệu đồng. Nguyên nhân là do công ty con đang trong giai đoạn đầu tư nên chưa phát sinh lãi/lỗ, các chỉ tiêu trên là số liệu công ty mẹ, đồng thời cũng là báo cáo tài chính hợp nhất.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.