Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Chứng khoán Mỹ nhích lên trong lúc chờ tin lạm phát, giá dầu nhảy mạnh
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ cùng giảm điểm nhẹ trong tuần trước, nhưng đã hồi lại phần lớn điểm số bị mất vào đầu tuần.
Loạt số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ dự kiến công bố trong những ngày tới được cho là sẽ chi phối diễn biến của thị trường vốn đang chút sợ hãi sau đợt biến động mạnh gần đây...
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (12/8), duy trì đà hồi phục sau đợt bán tháo vào tuần trước, trong lúc nhà đầu tư chờ số liệu lạm phát quan trọng sắp được công bố trong tuần này. Giá dầu thô tăng phiên thứ 5 liên tiếp do lo ngại xung đột vũ trang lan rộng ở khu vực Trung Đông.
Sau khi giằng co giữa giảm và tăng trong suốt phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 chốt phiên với mức tăng vỏn vẹn 0,23 điểm, đạt 5.344,39 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,21%, đạt 16.780,61 điểm, trong đó có đóng góp lớn của cổ phiếu Nvidia với mức tăng 4%. Chỉ số Dow Jones tăng 140 điểm, tương đương tăng 0,36%, đạt 39.357,01 điểm.
Loạt số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ dự kiến công bố trong những ngày tới được cho là sẽ chi phối diễn biến của thị trường vốn đang chút sợ hãi sau đợt biến động mạnh gần đây.
Vào ngày thứ Tư, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7, một chỉ báo quan trọng về sức khỏe của nền kinh tế. Dữ liệu này có thể giúp cải thiện hoặc làm trầm trọng thêm mối lo của nhà đầu tư về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ sau báo cáo việc làm tháng 7 yếu hơn dự báo - thống kê đã góp phần gây ra cuộc bán tháo vào đầu tuần trước.
“Chúng tôi lạc quan rằng một mức đáy ngắn hạn của thị trường đã được thiết lập, hoặc gần được thiết lập, trong phiên giao dịch ngày 5/8”, chiến lược gia trưởng Lori Calvasina của công ty RBC Capital Markets nhận định, nhấn mạnh rằng các mốc hỗ trợ quan trọng đã được duy trì sau phiên “đỏ lửa” đó.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ cùng giảm điểm nhẹ trong tuần trước, nhưng đã hồi lại phần lớn điểm số bị mất vào đầu tuần.
Trước báo cáo CPI vào ngày thứ Tư, thị trường sẽ đón nhận báo cáo chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) - một thước đo lạm phát quan trọng khác - của tháng 7 vào ngày thứ Ba. Tiếp đó, báo cáo doanh thu bán lẻ sẽ được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày thứ Năm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 2,64 USD/thùng, tương đương tăng 3,3%, chốt ở mức 82,3 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 3,22 USD/thùng, tương đương tăng 4,2%, chốt ở mức 80,06 USD/thùng.
Phiên tăng thứ 5 liên tiếp của giá dầu diễn ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ vào cuối tuần vừa rồi cho biết sẽ triển khai tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình tới Trung Đông, trong lúc khu vực này đang đứng trước khả năng xảy ra các cuộc tấn công của Iran và đồng minh của Tehran nhằm vào Israel.
Iran và tổ chức phiến quân Hezbollah đã thề sẽ trả đũa vụ ám sát một thủ lĩnh cấp cao và một chỉ huy lực lượng thiệt mạng trong các cuộc tấn công do Israel đứng ra nhận trách nhiệm. Nếu xảy ra trả đũa, xung đột quân sự ở Trung Đông có thể lan rộng, gây tác động tiêu cực tới nguồn cung dầu lửa toàn cầu.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể áp đặt lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu dầu lửa của Iran - quốc gia hiện cung ứng 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày.
“Thị trường đang ngày càng lo ngại về sự lan rộng của xung đột ở Trung Đông”, nhà quản lý quỹ John Kilduff của công ty Again Capital nhận định.
Tuần trước, giá dầu Brent đã tăng 3,7% và giá dầu WTI tăng 4,5%, do căng thẳng Trung Đông nóng lên và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Ngoài ra, số liệu thất nghiệp hàng tuần thấp hơn dự báo của Mỹ cũng xoa dịu mối lo của nhà đầu tư về nguy cơ suy thoái xảy ra ở Mỹ - nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới.
Các hợp đồng dầu WTI tương lai giảm gần 2% vào ngày thứ Hai (29/07), khi nhà đầu tư dường như không hề lo lắng trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến trên diện rộng giữa Israel và lực lượng phiến quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Một tên lửa được bắn từ Lebanon đã giết chết 12 trẻ em ở Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng vào ngày 27/07. Israel đổ lỗi cho Hezbollah về vụ tấn công, Lực lượng này đã phủ nhận trách nhiệm.
Nội các an ninh Israel đã uỷ quyền cho chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định cách thức và thời điểm đáp trả vụ tấn công bằng tên lửa.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/07, hợp đồng dầu WTI mất 1.35 USD (tương đương 1.75%) còn 75.81 USD/thùng. Hợp đồng dàu Brent lùi 1.35 USD (tương đương 1.66%) xuống 79.78 USD/thùng.
Căng thẳng ở Trung Đông đã đưa giá dầu tăng cao vào mùa xuân khi Israel và Iran suýt xảy ra chiến tranh, tuy nhiên, phản ứng của thị trường đối với các sự kiện trong khu vực đã khá im ắng kể từ đó do nguồn cung dầu không thực sự bị gián đoạn
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Helima Croft của RBC Capital Markets cảnh báo rằng cuộc đối đầu trực tiếp giữa Israel và Hezbollah có thể là yếu tố xúc tác đưa Iran, một thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), vào cuộc chiến do tầm quan trọng của lực lượng phiến quân này đối với lịch ích khu vực của Tehran.
“Israel thực sự có thể kiềm chế, như họ đã làm vào thàng 4, và lựa chọn một biện pháp đáp trả có chừng mực hơn, có vẻ nghiêm trọng nhưng không mở ra một cuộc chiến tranh khác”, Croft nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cảnh báo các cuộc tấn công xuyên biên giới gần như mỗi ngày và số lượng người đi di tản trong nước ở Israel dường như chỉ ra rõ ràng hơn về hướng xung đột nghiêm trọng hơn hoặc ở mức tối thiểu là nguy cơ leo thang cao.
An Trần (Theo CNBC)
FILI
Nền kinh tế toàn cầu hồi phục tốt hơn dự kiến và triển vọng các ngân hàng trung ương hạ lãi suất khiến nhiều nhà phân tích coi giá dầu giảm là một biến động ngắn hạn.
Giếng dầu ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thị trường dầu thế giới đang diễn biến khó lường trong nửa cuối năm 2024. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố như việc Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất dầu đồng minh (OPEC+) điều chỉnh kế hoạch sản lượng, các dự báo trái chiều về nhu cầu dầu hay căng thẳng tại Trung Đông.
OPEC+ điều chỉnh kế hoạch sản xuất: Dấu hiệu cho sự thay đổi thị trường
Một vài tuần trước, nhiều nhà phân tích ngành năng lượng dự đoán giá dầu toàn cầu sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024, với giá dầu Brent vượt mức 90 USD/thùng.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi OPEC+ tuyên bố bắt đầu dỡ bỏ giới hạn sản xuất hiện tại vào tháng 10/2024, sớm hơn dự đoán của nhiều người.
Quyết định này của OPEC+ khiến nguồn cung dầu dồi dào hơn, dẫn đến giá dầu giảm. Mặc dù giá dầu Brent gần đây đã vượt mức 85 USD/thùng, song thông tin này đã làm thay đổi triển vọng thị trường dầu toàn cầu trong nửa cuối năm nay.
Nhiều nhà phân tích trong đó có ông Mark Luschini, chiến lược gia đầu tư của công ty tư vấn tài chính Janney Montgomery Scott, đã dự báo giá dầu sẽ phục hồi trong nửa cuối năm. Giá dầu thô Brent từng tăng 20% từ đầu năm đến giữa tháng 4/2024, lên tới 93 USD/thùng, trước khi giảm xuống dưới 80 USD vào cuối tháng 5/2024.
Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu hồi phục tốt hơn dự kiến và triển vọng các ngân hàng trung ương hạ lãi suất khiến nhiều nhà phân tích coi giá dầu giảm là một biến động ngắn hạn.
Theo ông Luschini, hoạt động kinh tế toàn cầu đang diễn ra tích cực hơn dự kiến, trong đó các khu vực ngoài nước Mỹ tăng trưởng và nền kinh tế Trung Quốc ổn định.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ không cắt giảm lãi suất sớm như các nhà phân tích dự đoán trước đây, trong đó hầu hết các thống đốc Fed hiện chỉ dự kiến một lần cắt giảm lãi suất năm nay, trong khi nhiều nhà phân tích dự đoán sẽ có nhiều lần cắt giảm lã suất trong năm.
Dự báo trái chiều từ các nhà phân tích
Do sự thay đổi kỳ vọng về thời điểm Fed có thể cắt giảm lãi suất và khả năng OPEC+ tăng sản lượng vào quý 4, ông Luschini đã điều chỉnh dự báo giá dầu Brent trong nửa cuối năm 2024 xuống còn 80-85 USD/thùng.
Không chỉ ông Luschini, nhiều chuyên gia khác cũng dè dặt hơn về triển vọng giá dầu sáng sủa hơn trong nửa cuối năm.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đầu tháng này đã hạ dự báo giá dầu Brent trung bình trong năm nay từ mức 88 USD/thùng trước đó xuống còn 84 USD/thùng.
Ngay sau đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 khoảng 100.000 thùng/ngày xuống còn 960.000 thùng/ngày.
Những dự báo trái chiều về nhu cầu có thể ảnh hưởng đến giá dầu. OPEC dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, gấp đôi ước tính của IEA. Sự lạc quan này là một trong những lý do khiến OPEC+ tăng sản lượng.
Trong khi đó, các nhà phân tích của J.P. Morgan cho rằng một số quốc gia thành viên OPEC đã vượt quá hạn ngạch sản xuất đã nêu, và nhu cầu theo mùa có thể đẩy nhu cầu dầu thô khoảng 4 triệu thùng/ngày cho đến tháng Tám, làm giảm lượng dự trữ toàn cầu hiện tại.
Về cơ bản, kho dự trữ dầu sụt giảm vào mùa Hè có thể đủ để đưa giá dầu Brent trở lại mức cao khoảng 80-90 USD/thùng vào tháng 9/2024.
Tuy nhiên, dựa trên báo cáo thị trường năng lượng toàn cầu gần đây, ngân hàng đầu tư Jefferies lại không chắc chắn về điều này.
Dự báo giá dầu ở mức 84 USD/thùng của Jefferies phản ánh những lo ngại về tình hình địa chính trị giảm bớt, tiêu thụ dầu diesel ở châu Âu giảm và kinh tế Mỹ chậm lại.
IEA cũng dự báo rằng tổng đầu tư toàn cầu vào năng lượng sạch trong năm 2024 sẽ tăng gấp hai lần so với đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, có khả năng hạn chế đà tăng giá của dầu.
Căng thẳng chính trị có làm giá dầu tăng cao?
Căng thẳng chính trị leo thang vẫn là yếu tố “giữ nhiệt” cho thị trường dầu từ đầu năm 2024 đến nay. Thị trường phần lớn “phớt lờ” nhu cầu xăng dầu yếu tại Mỹ, thay vào đó tập trung vào khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.
Trong diễn biến mới nhất, Israel đã triển khai quân đội tới biên giới phía Bắc khi các cuộc tấn công từ Lebanon gia tăng.
Một giàn khoan dầu tại thị trấn al-Qahtaniyah, tỉnh Hasakah, Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các nhà phân tích của RBC Capital Markets cho rằng khả năng xảy ra cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Hezbollah và Israel ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Nguy cơ Iran tham gia hoặc các cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở năng lượng của Iran đặt ra mối đe dọa đáng kể đối với nguồn cung năng lượng khu vực.
Hoạt động khai thác khí đốt ngoài khơi của Israel cũng dễ bị ảnh hưởng trước các cuộc tấn công có nguy cơ xảy ra của Hezbollah.
Điều quan trọng là nếu Iran can thiệp trực tiếp, nó có thể dẫn đến một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn, có khả năng ảnh hưởng đến các tuyến vận chuyển dầu lớn như eo biển Hormuz.
Các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các nhà máy lọc dầu lớn của Nga cũng cho thấy khả năng gián đoạn nguồn cung dầu từ Moskva.
Các cuộc xung đột địa chính trị khiến các nhà giao dịch tính thêm phí rủi ro cao hơn vào giá dầu, đồng thời đẩy khả năng thị trường sẽ thắt chặt hơn lên cao trong những tháng tới do nguồn cung dầu bị gián đoạn.
Hai hợp đồng dầu chủ chốt là Brent và WTI đều tăng hơn 6% trong tháng 6/2024. Triển vọng thị trường dầu mỏ đang có xu hướng tích cực trong ngắn hạn.
Mặc dù nhu cầu xăng dầu yếu tại Mỹ và việc dự trữ tăng bất ngờ thường gây áp lực lên giá, nhưng những yếu tố này hiện đang bị lu mờ bởi khả năng gián đoạn nguồn cung do căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Các nhà giao dịch theo dõi sát sao diễn biến ở Trung Đông, vì bất kỳ leo thang nào đều có thể kích hoạt sự gia tăng mạnh về giá.
Ngoài ra, các đợt công bố dữ liệu kinh tế sắp tới của Mỹ sẽ rất quan trọng trong việc đánh giá triển vọng nhu cầu và những thay đổi tiềm năng trong chính sách của Fed./.
Minh Hằng
vietnamplus
Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng hơn 1% vào ngày thứ Tư (03/07), khi dự trữ tại Mỹ giảm mạnh báo hiệu nhu cầu tăng trước ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ 04/07.
Cụ thể, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 12.2 triệu thùng trong tuần trước, còn dự trữ xăng giảm 2.2 triệu thùng.
Matt Smith, Trưởng bộ phận phân tích dầu tại Kpler, nhận định: “Cả xăng và các sản phẩm chưng cất đều giảm mặc dù hoạt động lọc dầu tăng, với nhu cầu được cho là cao hơn đối với cả hai – đặc biệt là xăng – do các trạm xăng tăng dự trữ trước kỳ nghỉ cuối tuần lễ Quốc khánh Mỹ”.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/07, hợp đồng dầu WTI tiến 1.07 USD (tương đương 1.29%) lên 83.88 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent cộng 1.10 USD (tương đương 1.28%) lên 87.34 USD/thùng.
Theo Hiệp hội Người lái xe AAA, giá xăng trung bình ở mức 3.51 USD/gallon trước ngày lễ Quốc khánh Mỹ, tăng 2 xu so với tuần trước. Theo AAA, khoảng 60 triệu người Mỹ, một con số kỷ lục, dự kiến sẽ lên đường trong kỳ nghỉ lễ.
Dầu WTI và dầu Brent đạt mức đỉnh 2 tháng trong phiên vào ngày 02/07, do lo ngại rằng cơn bão Beryl có thể tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở Gulf Coast. Tuy nhiên, giá dầu cuối cùng cùng khép phiên ở mức thấp hơn do cơn bão được dự báo sẽ suy yếu trước khi có khả năng đổ bộ vào miền Nam Texas sớm nhất là vào ngày 07/07.
Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho biết tác động của cơn bão đối với thị trường dầu đã trở nên ít rõ ràng hơn do Mỹ không còn phụ thuộc vào sản xuất dầu ngoài khơi. Việc đóng cửa các nhà máy lọc dầu có thể là một sự kiện tiêu cực do hạn chế về nhu cầu.
An Trần (theo CNBC)
FILI
Giá dầu WTI vào ngày thứ Sáu (28/06) ghi nhận tuần tăng thứ 3 liên tiếp, do lo ngại ngày càng tăng về cuộc chiến giữa Israel và phiến quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Dầu WTI đã nhanh chóng đạt mức đỉnh trong phiên là 82.72 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 30/04/2024. Dầu Brent tăng lên mức 87.22 USD/thùng vào đầu phiên, mức cao nhất trong 2 tháng.
Dầu WTI tăng 1% trong tuần này và vọt 5.9% trong tháng 6.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/06, hợp đồng dầu WTI lùi 20 xu (tương đương 0.24%) xuống 81.54 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent nhích 2 xu lên 86.41 USD/thùng.
Từ đầu năm đến nay, hợp đồng dầu WTI và dầu Brent lần lượt tăng 13.8% và 12.1%.
Giá dầu tăng do các dấu hiệu cho thấy xung đột quân sự giữa Israel và Hezbollah, làm dấy lên lo ngại về cuộc đối đầu với Iran, thành viên OPEC, có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô.
3 quan chức quốc phòng Mỹ nói với NBC News rằng Lầu Năm Góc đã di chuyển các tài sản quân sự đến gần Lebanon để chuẩn bị cho việc sơ tán người Mỹ khi căng thẳng leo thang và khi hoả lực xuyên biên giới giữa Israel và Hezbollah ngày càng tăng..
Hezbollah có thể nhắm mục tiêu vào các hoạt động khai thác khí đốt ngoài khơi của Israel nếu chiến tranh nổ ra và Israel có thể tìm cách tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran, theo RBC Capital Markets. Cũng có nguy cơ Iran có thể tấn công các tàu chở dầu trên tuyến Hormuz hoặc từ chối mối quan hệ hoà hoãn với Ả-rập Xê-út và tấn công các cơ sở dầu mỏ của vương quốc này.
Chuyên gia phân tích của RBC nhận định: “Ngay cả khi tình trạng hoà hoãn Iran – Ả-rập Xê-út được giữ vững, chúng tôi vẫn không loại trừ rủi ro đối với nguồn cung năng lượng khu vực và các tài sản kinh tế quan trọng khác nếu chiến tranh lan ra ngoài biên giới hiện tại”.
An Trần (Theo CNBC)
FILI
Chứng khoán Mỹ và giá dầu cùng giảm sau báo cáo lạm phát
Tuần này, Nasdaq tăng 0,2%; Dow Jones và S&P 500 giảm gần 0,1% mỗi chỉ số.
Sau các báo cáo trên, thị trường đặt cược khả năng 64,1% Fed bắt đầu hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9...
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (28/6), dù số liệu thống kê mới nhất cho thấy lạm phát giảm tốc và tâm lý người tiêu dùng tốt hơn dự báo. Giá dầu thô cũng giảm nhưng hoàn tất một tháng tăng mạnh.
Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 giảm 0,41%, còn 5.460,48 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 0,71%, còn 17.732,6 điểm. Chỉ số Dow Jones mất 45,2 điểm, tương đương giảm 0,12%, còn 39.118,86 điểm.
Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy tốc độ lạm phát tháng 5 ở nước này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi - thước đo giá cả không bao gồm hai nhóm thực phẩm và năng lượng - tăng 0,1% trong tháng 5 so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Các mức tăng này phù hợp với dự báo mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow jones.
PCE toàn phần đi ngang trong tháng 5 và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng bằng với các dự báo được đưa ra trước đó.
PCE lõi là chỉ số lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ưa chuộng, nên có ảnh hưởng lớn đến các kỳ vọng của thị trường về chính sách tiền tệ của Fed.
“Từ góc độ thị trường, báo cáo PCE ngày hôm nay là gần như hoàn hảo. Đây thực sự là một báo cáo tích cực”, Giám đốc đầu tư David Donabedian của công ty CIBC Private Wealth US nhận định.
Cùng ngày thứ Sáu, báo cáo từ Đại học Michigan cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 6 cao hơn so với dự báo, tăng lên mức 68,2 điểm từ mức 65,5 điểm của lần công bố sơ bộ. Kỳ vọng lạm phát sau 1 năm nữa cũng giảm về 3%, từ mức 3,3% ghi nhận trong tháng 5.
Sau các báo cáo trên, thị trường đặt cược khả năng 64,1% Fed bắt đầu hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9 - theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn giao dịch CME - từ mức xấp xỉ 60% trong phiên giao dịch trước. Tuy nhiên, thị trường vẫn có một phiên giảm điểm nhẹ do các nhiều nhà đầu tư chốt lời vào thời điểm kết thúc quý 2.
Phiên này cũng đánh dấu khép lại nửa đầu năm 2024, với thành quả tăng của cả ba chỉ số. Trong đó, Nasdaq tăng 18,1% trong 6 tháng nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) chưa hạ nhiệt. S&P 500 tăng 14,5%, trong khi Dow Jones tăng 3,8%.
“AI là chủ đề chính của cả năm nay và đã dẫn tới sự tập trung của xu hướng tăng vào một số ít cổ phiếu. Kết quả là mức tăng trưởng thực sự mạnh”, trưởng nghiên cứu Mike Dickson của công ty Horizon Investments nhận định.
Diễn biến chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ trong nửa đầu năm 2024.
Một phần nguyên nhân khiến Dow Jones đuối so với hai chỉ số còn lại là sự giảm điểm thường xảy ra của chỉ số blue-chip này trong quý 2 hàng năm. Dow Jones đã giảm 1,7% trong quý 2, trong khi S&P 500 và Nasdaq tăng tương ứng 3,9% và 8,3% trong cùng khoảng thời gian.
Cả ba chỉ số cùng tăng tốc trong tháng 6 và đã hoàn tất tháng tăng thứ 7 liên tiếp trong 8 tháng trở lại đây. Nasdaq một lần nữa là chỉ số ghi nhận mức tăng mạnh nhất gần 6%. S&P 500 và Dow Jones tăng tương ứng 3,5% và 1,1% trong tháng.
Tuần này, Nasdaq tăng 0,2%; Dow Jones và S&P 500 giảm gần 0,1% mỗi chỉ số.
“Thị trường chứng khoán đã cho thấy sự vững vàng trong nửa đầu năm”, nhà quản lý danh mục John Luke Tyner của công ty Aptus Capital Advisors nhận định với hãng tin CNBC. Nhưng để thị trường tiếp tục lập kỷ lục trong nửa sau của năm nay, ông Tyner cho rằng xu hướng tăng cần được mở rộng sang nhiều nhóm cổ phiếu hơn, thay vì chỉ tập trung vào các cổ phiếu có liên quan đến AI.
Cũng theo ông Tyner, những sự kiện và vấn đề như bầu cử tổng thống Mỹ, rủi ro Fed tiếp tục trì hoãn hạ lãi suất, hay bất kỳ dấu hiệu nào về sự suy yếu của nhu cầu tiêu dùng đều có thể gây áp lực giảm lên thị trường.
“Nếu những rủi ro đó trở thành hiện thực, thị trường có thể biến động mạnh hơn. Ai cũng cảm thấy thỏa mãn với những gì có được từ thị trường trong 10 tháng qua, bởi mọi thứ quá dễ dàng. Nhưng sẽ đến lúc, sự thỏa mãn đó sẽ chấm dứt”, ông Tyner nói.
Giá dầu thô Brent giao tháng 8 tại London tăng 0,02 USD/thùng, chốt ở mức 86,41 USD/thùng. Giá dầu WTI giao tháng 8 giảm 0,2 USD/thùng, tương đương giảm 0,24%, còn 81,54 USD/thùng.
Năm nay, giá dầu Brent đã tăng 12,1% và giá dầu WT tăng 13,8%. Trong tháng 6, giá của hai loại dầu đều tăng hơn 6%. Tuần này, giá dầu Brent tăng 0,02%, trong khi giá dầu WTI giảm 0,2%.
Động lực cho giá dầu tăng trong tháng 6 lúc đầu là kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Mỹ sẽ tăng trong những tháng mùa hè. Gần đây, khi có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu xăng dầu ở nền kinh tế lớn nhất thế giới không mạnh như dự báo, giá dầu lại được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Israel và phiến quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Diễn biến giá dầu Brent giao sau tại thị trường London từ đầu năm đến nay. .
Theo một báo cáo của công ty RBC Capital Markets, nếu chiến tranh nổ ra, Hezbollah có thể nhắm vào các cơ sở khí đốt ngoài khơi của Israel, và Israel có thể tấn công các cơ sở dầu khí của Iran. Ngoài ra, còn có rủi ro tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz bị Iran tấn công, hoặc Iran từ tỏ thỏa thuận giảm căng thẳng với Saudi Arabia và tấn công các cơ sở dầu khí của nước này.
Ngay cả trong trường hợp Iran và Saudi Arabia duy trì được thỏa thuận giảm căng thẳng, “chúng tôi cũng không loại trừ khả năng gián đoạn nguồn cung năng lượng trong khu vực và rủi ro đối với các tài sản kinh tế quan trọng khác nếu chiến tranh lan rộng”, báo cáo của RBC nhận định.
Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng vào ngày thứ Năm (27/06), do lo ngại về cuộc chiến giữa Israel và phiến quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/06, hợp đồng dầu WTI tiến 84 xu (tương đương 1.04%) lên 81.74 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent cộng 1.14 USD (tương đương 1.34%) lên 86.39 USD/thùng.
Israel đã triển khai quân đến phía bắc trong tuần này khi các cuộc tấn công qua biên giới Lebanon gia tăng từ giữa tháng 5 đến tháng 6, RBC Capital Markets lưu ý. Theo RBC, đường xu hướng dường như đang chỉ ra một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữ Hezbollah và Israel.
Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá toàn cầu tại RBC, nhận định: “Các hoạt động khai thác khí đốt ngoài khơi của Israel cũng có thể bị Hezbollah tấn công”.
“Tuy nhiên, mối đe doạ thật sự đối với nguồn cung năng lượng trong khu vực là nếu Iran nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng quan trọng để quốc tế hoá chi phí xung đột hoặc nếu Israel nhắm mục tiêu vào các cơ sở năng lượng của Iran”, chuyên gia Croft cho biết.
Vào ngày 26/06, Mỹ bất ngờ báo cáo dự trữ dầu thô và xăng của nước này tăng trong tuần kết thúc ngày 21/06, làm thất vọng những nhà đầu cơ giá lên đang hy vọng rằng nhu cầu tăng lên sẽ thổi sức sống trở lại cho đợt leo dốc gần đây của giá dầu.
Theo JPMorgan, lũ lụt ở vùng ven biển do cơn bão Alberto đã ảnh hưởng đến nhu cầu xăng dầu của Mỹ, với mức tiêu thụ dưới 9 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong 3 tuần.
Tuy nhiên, dầu vẫn cố gắng khép phiên ngày 26/06 tăng nhẹ, khi căng thẳng leo thang ở biên giới Israel-Lebanon đã mang đến mức giá sàn.
John Evans, Chuyên gia phân tích tại PVM, cho biết: “Nếu không có rủi ro địa chính trị gia tăng và đều đặn ở Trung Đông, giá dầu có thể đã phải trải qua một ngày tiêu cực hơn nhiều”.
An Trần (Theo CNBC)
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.