Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Chuyện về những cổ phiếu “thầm lặng”
“Trắng” thanh khoản, giá cổ phiếu gần như không thay đổi và chỉ “điều chỉnh” ở những ngày chốt quyết nhận cổ tức, nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, nhưng đang “núp” dưới bóng cổ phiếu vốn hóa nhỏ (penny).
Những con gà đẻ trứng vàng “vắng” thanh khoản
Trung tuần tháng 6/2024, Công ty cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết (mã PTG) đã hoàn tất chuyển cổ tức cho các cổ đông. Với mỗi cổ phiếu sở hữu, cổ đông sẽ nhận được 5.000 đồng cổ tức, tương ứng tỷ lệ chi trả 50% - mức cổ tức đáng “ao ước” và vượt xa đa số các doanh nghiệp trên sàn.
Điều đáng nói hơn, thị giá cổ phiếu PTG chỉ là 500 đồng/cổ phiếu. Tỷ suất cổ tức (D/P) được tính bằng số tiền cổ tức so với giá cổ phiếu phản ánh tỷ suất sinh lợi có thể nhận được từ cổ tức nếu mua cổ phiếu ở mức giá hiện tại lên tới 1.000%. Theo quy định, giá cổ phiếu sau ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ bị điều chỉnh giảm tương ứng với tỷ lệ cổ tức được trả. Tuy vậy, giá cổ phiếu PTG hiện… không thể điều chỉnh thêm.
Thanh toán cổ tức đều đặn với tỷ lệ chi trả cao, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu PTG thời kỳ đầu đã sớm “hoàn vốn” chỉ nhờ khoản thu cổ tức. Trong khi đó, do “trắng” thanh khoản vì không có nhà đầu tư bán hay mua, giá cổ phiếu trượt dần vì điều chỉnh tại các ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức.
Hoạt động kinh doanh hiệu quả cùng quy mô vốn điều lệ nhỏ và không thay đổi qua thời gian giúp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngành may mặc này đến ngày 31/12/2023 lớn gấp 3,5 lần vốn điều lệ. Nhưng đây không phải trường hợp duy nhất có nghịch lý trên.
Cổ phiếu MEF của Công ty cổ phần Menifa phần lớn đều “trắng” thanh khoản vì cổ đông giữ khư khư “con gà đẻ trứng vàng”. Doanh nghiệp ngành cơ khí có trụ sở tại Thái Nguyên đã chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào ngày 6/5 và nhanh chóng trả cổ tức vào ngày 15/5. Thị giá cổ phiếu MEF khi đó là 3.000 đồng/cổ phiếu, không thể điều chỉnh giá do cổ tức chi trả lên tới 45% (tương ứng phải điều chỉnh giảm 4.500 đồng/cổ phiếu). Liên tục trong một thập kỷ vừa qua, tỷ lệ chi trả cổ tức của Menifa dao động trong khoảng 30-40%.
Cổ phiếu BCB của Công ty cổ phần 397 đang niêm yết trên sàn UPCoM cũng ở tình trạng tương tự khi neo dài ở mức giá 700 đồng/cổ phiếu. Nếu chỉ dựa trên thị giá cổ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng nhầm lẫn BCB là cổ phiếu penny do quy mô vốn hóa nhỏ. Tuy vậy, đây đều là các “viên ngọc” ẩn mình với tình hình tài chính lành mạnh.
Đều đặn hàng năm, tỷ lệ cổ tức của doanh nghiệp này trong khoảng 20-40% với ROE cao chót vót (xấp xỉ 30%). Quy mô vốn điều lệ của Công ty cổ phần 397 chỉ khoảng 57 tỷ đồng, nhưng có năm lợi nhuận đạt tới 34 tỷ đồng.
Minh bạch từ nhu cầu tự thân
Các cổ phiếu trên có nhiều điểm chung. Ngoài việc quy mô vốn điều lệ khiêm tốn, cơ cấu cổ đông cô đặc, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh quá tốt để “buông tay”, ba doanh nghiệp trên đều chỉ công bố thông tin ở mức tối thiểu. Công ty cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết, Công ty cổ phần 397 và Menifa đều chỉ công bố báo cáo tài chính hàng năm.
Tất nhiên, theo quy định, chỉ tổ chức niêm yết cổ phiếu và công ty đại chúng quy mô lớn mới phải công bố báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có). Cả ba doanh nghiệp trên đều đang giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM và có mức vốn điều lệ khiêm tốn. Do đó, việc chỉ công bố thông tin báo cáo tài chính định kỳ hàng năm đều đáp ứng quy định. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư, rào cản về khả năng tiếp cận thông tin sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định đầu tư.
Chia sẻ về quan điểm đầu tư đứng ở góc độ một công ty quản lý quỹ, một chuyên gia cũng nhấn mạnh, không phải các quỹ sẽ từ chối tất cả các cổ phiếu đang giao dịch UPCoM. Với các doanh nghiệp có thể tiếp cận đầy đủ thông tin cũng như các thông tin có thêm từ các buổi tham quan, cuộc gặp trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp, cổ phiếu cũng có thể nằm trong tầm ngắm của quỹ nếu là một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có tiềm năng cải thiện thanh khoản và giá trong tương lai.
Ngay cả trên HoSE, không ít doanh nghiệp từng có thanh khoản cổ phiếu thấp, ban lãnh đạo nhiều năm không tính đến chuyện tăng vốn, nhưng luôn tuân thủ quy định về công bố thông tin. Một số doanh nghiệp cũng tính đến việc phát hành cổ phiếu thưởng hoặc trả cổ phiếu bằng cổ tức, nhằm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, từ đó dần có thể cải thiện thanh khoản trên thị trường.
Trong một chia sẻ hồi cuối năm 2023, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REECorp nhấn mạnh, thị trường chứng khoán là nơi “tôi luyện” các công ty niêm yết để làm ăn đàng hoàng hơn, minh bạch, có trách nhiệm và nghĩa vụ với các bên liên quan như nhà đầu tư, nhà tài trợ, khách hàng, nhân viên và cả nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Trong gần 1.600 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, không phải doanh nghiệp nào cũng được biết đến. Thông tin của doanh nghiệp trên thị trường vừa giúp giới đầu tư có thêm “nguyên liệu” trong các quyết định đầu tư, vừa là kênh truyền thông để các đối tác, khách hàng hiểu thên về doanh nghiệp.
Công bố thông tin nhằm minh bạch xuất phát từ chính nhu cầu bên trong mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, xa hơn, không thể loại trừ khả năng tận dụng được cơ hội phát triển hơn nhờ nguồn vốn từ kênh huy động trên thị trường cổ phiếu.
Sếp lớn "công ty may trả cổ tức khủng" rời ghế sau 30 năm gắn bó
CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (UPCoM: PTG), doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức gấp hàng chục lần thị giá, vừa bổ nhiệm bà Đặng Thùy Mai giữ chức Tổng Giám đốc Công ty, thay cho ông Lê Thanh Hoài Vũ xin nghỉ vì lý do sức khỏe không thể tiếp tục làm việc.
Ngày 22/06, ông Lê Thanh Hoài Vũ - Tổng Giám đốc PTG có đơn từ chức và thôi việc sớm nhất có thể. Ông Vũ lấy làm tiếc vì lý do sức khỏe không thể làm việc tại Công ty và tự hào là một phần phát triển của Công ty suốt 30 năm qua.
Ngay sau đó, HĐQT PTG đã tổ chức cuộc họp và chấp thuận đơn từ chức Tổng Giám đốc với ông Lê Thanh Hoài Vũ theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, bổ nhiệm bà Đặng Thùy Mai giữ vị trí này thay ông Vũ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Ông Lê Thanh Hoài Vũ sinh năm 1971, nguyên quán Bình Thuận, trình độ chuyên môn Cử nhân Kinh tế. Ông gia nhập PTG từ năm 1994, được nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty từ năm 2017 và trúng cử vào HĐQT PTG từ năm 2012, sau đó rút lui khỏi danh sách ứng viên bầu HĐQT nhiệm kỳ 2024-2026. Ông Vũ hiện đang sở hữu trực tiếp 53,850 cp PTG, tương ứng 1.08% vốn.
Bà Đặng Thùy Mai sinh năm 1985, trình độ chuyên môn Cử nhân Kinh tế, hiện đang là Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT PTG nhiệm kỳ 2024-2026. Bà Mai đang sở hữu riêng 153,810 cp PTG (tỷ lệ 3.08%).
Công ty may này có gì đáng quan tâm?
PTG tiền thân là xí nghiệp May Phan Thiết, đơn vị trực thuộc Công ty May mặc Xuất khẩu Bình Thuận, được thành lập từ năm 1994, hoạt động dưới mô hình CTCP từ năm 2002. Lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất quần áo may sẵn; may gia công (chủ yếu xuất khẩu đi Nhật Bản); cho thuê văn phòng; dịch vụ lưu trú ngắn ngày… PTG sở hữu 1 công ty con là Công ty TNHH Dịch vụ PLG với vốn điều lệ 500 triệu đồng do PTG góp 100% vốn.
Sau 30 năm thành lập, từ xí nghiệp ban đầu chỉ 565 lao động với 14 chuyền may, đến nay PTG đã mở rộng lên 67 chuyền may với 2,900 lao động. Công ty trải qua 8 lần tăng vốn điều lệ, từ 2.5 tỷ đồng lên gần 50 tỷ đồng vào năm 2022, tức gấp gần 20 lần.
Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 5 năm gần đây (2019-2023), doanh thu PTG duy trì quanh ngưỡng 400 tỷ đồng/năm, đạt mức cao nhất 501 tỷ trong năm 2022. Lãi ròng dao động từ 20-50 tỷ đồng. Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu doanh thu hơn 506 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023. Tuy nhiên, lãi ròng dự kiến giảm 3% xuống còn 45.5 tỷ đồng.
Độc lạ cổ phiếu "trà đá" chia cổ tức cực khủng
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PTG gần như không có giao dịch, thị giá suốt nhiều tháng qua nằm ở mức 500 đồng/cp, không bằng "cốc trà đá".
Lần gần nhất, cổ phiếu PTG có thanh khoản là ngày 01/02 với 45,000 cp được giao dịch thỏa thuận, tổng giá trị giao dịch 23 triệu đồng. Nguyên do cơ cấu cổ đông của PTG khá cô đặc.
Tại cuối năm 2023, cổ đông lớn nhất của PTG là gia đình Chủ tịch HĐQT Huỳnh Văn Nghi sở hữu tới 39.44% vốn, trong đó ông Nghi sở hữu trực tiếp 13.35%. Theo sau là gia đình Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Bình nắm giữ 16.35% vốn, riêng ông Bình là 6.46%.
Tuy nhiên, PTG gây chú ý cho giới đầu tư khi là doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức khủng từ khi lên sàn UPCoM năm 2010, đỉnh điểm tỷ lệ tới 120% bằng tiền (12,000 đồng/cp) cho 3 năm 2017, 2019 và 2021, gấp hàng chục lần giá thị trường.
Cổ tức năm 2024 dự kiến là 100% bằng tiền, trong đó Công ty đã tạm ứng 50% vào giữa tháng 6. Gần nhất, mức cổ tức tiền mặt năm 2023 chỉ 2,000 đồng/cp, tương ứng chi gần 10 tỷ đồng.
CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết thông báo 13/05 tới là ngày chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/05.
Tỷ lệ thực hiện là 50%, tương ứng 1 cp được nhận 5,000 đồng. Với hơn 4.9 triệu cp đang lưu hành, ước tính PTG cần chi gần 25 tỷ đồng để thực hiện. Ngày thanh toán dự kiến là 13/06/2024.
Đáng chú ý, thị giá PTG chỉ vỏn vẹn 500 đồng/cp tại ngày 23/04, tức số cổ tức được chi trả có giá trị gấp 10 lần thị giá.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PTG gần như không có giao dịch, chỉ ghi nhận khối lượng giao dịch ở một vài phiên nhất định. Lần gần nhất, cổ phiếu PTG có thanh khoản là ngày 01/02/2024, với 45,000 cp được giao dịch thỏa thuận, tổng giá trị giao dịch là 23 triệu đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu PTG giai đoạn 2019-2024
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Công ty đã thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2024 là 100% bằng tiền, tương ứng cần chi gần 50 tỷ đồng để thực hiện. Doanh thu mục tiêu được thông qua là 506.3 tỷ đồng, tăng gần 10% so với thực hiện năm trước. Song, lãi sau thuế dự kiến giảm gần 3% về 45.5 tỷ đồng.
Trong quá khứ, PTG là doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao đều đặn qua các năm. Từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ cổ tức thấp nhất của PTG là 20% và cao nhất là 120% (các năm 2018, 2020, 2022).
Lịch sử trả cổ tức bằng tiền của PTG từ năm 2014
Nguồn: VietstockFinanceKha Nguyễn
FILI
Một công ty dệt may sắp trả cổ tức bằng tiền gấp 10 lần thị giá
CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (UPCoM: PTG) thông báo 13/05 tới là ngày chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/05.
Tỷ lệ thực hiện là 50%, tương ứng 1 cp được nhận 5,000 đồng. Với hơn 4.9 triệu cp đang lưu hành, ước tính PTG cần chi gần 25 tỷ đồng để thực hiện. Ngày thanh toán dự kiến là 13/06/2024.
Đáng chú ý, thị giá PTG chỉ vỏn vẹn 500 đồng/cp tại ngày 23/04, tức số cổ tức được chi trả có giá trị gấp 10 lần thị giá.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PTG gần như không có giao dịch, chỉ ghi nhận khối lượng giao dịch ở một vài phiên nhất định. Lần gần nhất, cổ phiếu PTG có thanh khoản là ngày 01/02/2024, với 45,000 cp được giao dịch thỏa thuận, tổng giá trị giao dịch là 23 triệu đồng.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Công ty đã thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2024 là 100% bằng tiền, tương ứng cần chi gần 50 tỷ đồng để thực hiện. Doanh thu mục tiêu được thông qua là 506.3 tỷ đồng, tăng gần 10% so với thực hiện năm trước. Song, lãi sau thuế dự kiến giảm gần 3% về 45.5 tỷ đồng.
Trong quá khứ, PTG là doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao đều đặn qua các năm. Từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ cổ tức thấp nhất của PTG là 20% và cao nhất là 120% (các năm 2018, 2020, 2022).
Lịch sử trả cổ tức bằng tiền của PTG từ năm 2014
Nguồn: VietstockFinance
Khó như 'săn' cổ tức khủng
Trong bối cảnh nhiều ngành nghề, doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, thua lỗ, không chia cổ tức, giữ lại lợi nhuận… thì trên sàn chứng khoán vẫn có những công ty trả cổ tức tiền mặt gấp hàng chục lần giá cổ phiếu. Điểm chung của những doanh nghiệp cổ tức “khủng” là cổ đông cô đặc, chủ yếu là ban lãnh đạo, hoặc có vốn Nhà nước.
Hai doanh nghiệp trả cổ tức trên 600%
Trong nhóm doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt năm 2022, PTG (CTCP May xuất khẩu Phan Thiết) dẫn đầu về tỷ suất sinh lời, lên tới 666%. Thị giá PTG là 300 đồng/cổ phiếu, và cổ tức cho năm 2022 là 2.000 đồng/cổ phiếu. Đây chưa phải mức cổ tức “khủng” nhất mà cổ đông PTG nhận được.
Năm 2021, tỷ suất cổ tức thậm chí lên đến 4.000%, từ năm 2010 đến nay, tỷ suất này luôn dao động quanh 500-4.000%. Năm 2023, PTG đã thông báo trả cổ tức đợt 1, cũng ở mức 2.000 đồng/cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/5, thời gian thực hiện là 8/6. Ngay sau khi doanh nghiệp công bố ngày đăng ký cuối để trả cổ tức tiền mặt, PTG liên tục dư mua trần lượng lớn cổ phiếu.
Sáng 26/4, ngay giờ mở cửa, 416 nghìn cổ phiếu cổ phiếu PTG được đặt mua giá trần. Hơn 13 năm kể từ ngày đầu niêm yết (4/1/2010), PTG gần như không có thanh khoản. Ngày 4/11/2022 là lần duy nhất ghi nhận giao dịch của PTG, với khối lượng 100 cổ phiếu được khớp ở mức giá 300 đồng. Giá trị giao dịch chỉ 30.000 đồng.
Vì cơ cấu cổ đông cô đặc nên các cổ phiếu trả cổ tức khủng rất khó mua ảnh: Như Ý
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từng nhiều lần áp dụng cơ chế đặc biệt không thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu cho cổ phiếu PTG khi giá trị cổ tức lớn hơn thị giá.
Doanh nghiệp khác có tỷ suất cổ tức lên tới 650% là CPH (CTCP Mai táng Hải Phòng). Ngày 21/4 vừa qua, cổ đông sở hữu mỗi cổ phiếu CPH nhận 1.960 đồng cổ tức, gấp 6 lần thị giá cổ phiếu (300 đồng). Với tỷ lệ thực hiện 19,6%, cùng 4,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính CPH đã chi khoảng 8,6 tỷ đồng trả cổ tức đợt này. Đây cũng là mức cổ tức cao nhất mà doanh nghiệp này từng chi trả kể từ khi lên sàn. Những năm qua, doanh nghiệp đều đặn trả cổ tức với tỷ lệ khoảng 15-16%
Việc mua được cổ phiếu CPH cũng gần như là không thể. Vì cơ cấu cổ đông cô đặc nên cổ phiếu CPH không có thanh khoản suốt nhiều năm, hiện đứng yên ở mức 300 đồng mỗi cổ phiếu (do điều chỉnh giá sau mỗi lần chia cổ tức). UBND TP Hải Phòng, là cổ đông lớn nhất sở hữu gần 65% vốn CPH.
CPH là doanh nghiệp mai táng duy nhất đang giao dịch trên sàn chứng khoán. Năm ngoái, công ty ghi nhận doanh thu 154 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 11 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu từ cung cấp dịch vụ hỏa táng và bán các sản phẩm phục vụ tang lễ.
Năm 2023, CPH dự kiến doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 110 tỷ đồng và 9 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức sẽ giảm xuống 16,1%, tức cổ đông sở hữu mỗi cổ phiếu nhận 1.610 đồng.
Cổ phiếu cổ tức “khủng” có khó mua?
Ngoài các doanh nghiệp có tỷ suất “khủng” nhưng gần như không thể mua được cổ phiếu, thì trên sàn vẫn có những công ty có cổ tức hấp dẫn, duy trì đều đặn, thanh khoản đều đặn.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (mã RAL) quyết định mức chia cổ tức năm 2022 đợt 2 vào ngày 26/4 tới với tỷ lệ 25%, nâng tổng tỷ lệ cổ tức năm 2022 lên 50% (bằng tiền mặt). Đây là năm thứ 5 liên tiếp Công ty duy trì mức chi trả cổ tức này. Mức cổ tức 2023 sẽ được đại hội cổ đông RAL quyết định trong tháng 5/2023, tuy nhiên theo tiết lộ của lãnh đạo công ty thì “vẫn cố gắng duy trì mức tương đương năm 2022”.
Hiện, RAL giao dịch ở mức 94.000 đồng/cổ phiếu, dù có điều chỉnh qua 1 năm sóng gió của thị trường, nhưng không giảm quá sâu như phần nhiều cổ phiếu trên sàn. Qua 1 năm, RAL “bốc hơi” 20% thị giá, phần cổ tức đã bù đắp lại cho nhà đầu tư.
Mức cổ tức 3 con số cho năm 2022 còn ghi nhận được tại PRC (CTCP Logistics Portserco), PAT (Phốt pho Apatit Việt Nam). Ngày 20/4 vừa qua, PRC vừa thực hiện chi trả cổ tức năm 2022 ở mức 350% bằng tiền mặt. Hiện, PRC có giá khoảng 23.000 đồng/cổ phiếu. Ngày 24/4, PAT vừa trả cổ tức đợt 3/2022 bằng tiền với tỷ lệ 106,55%.
Trước đó, Công ty đã thực hiện 2 đợt tạm ứng cổ tức, với tổng tỷ lệ 200% bằng tiền mặt. Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức năm 2022 cổ đông PAT được hưởng lên đến 306,5%. Trên UPCoM, PAT đang giao dịch ở mức 78.100 đồng/cổ phiếu.
Điểm mặt doanh nghiệp có cổ phiếu "trà đá" nhưng chia cổ tức với mức "trong mơ"
Trên thị trường chứng khoán hiện nay, nhiều doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu dưới 3.000 đồng, thậm chí dưới 1.000 đồng nhưng vẫn chi những khoản cổ tức rất cao cho cổ đông...
Tháng 12/2022 vừa qua, doanh nghiệp này đã chi tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 trong năm 2022 với tỉ lệ 20%, tương ứng mỗi cổ phiếu PTG nhận được 2.000 đồng tiền cổ tức.
Trong năm 2021, công ty này chia cổ tức tiền mặt tỉ lệ 120%, tức mỗi cổ phiếu nhận 12.000 đồng. Và trong quá khứ, năm 2017 và 2019, công ty này cũng từng chi mức cổ tức hậu hĩnh cho cổ đông, trên 100% và đều bằng tiền mặt.
Có những năm, tiền chi trả cổ tức còn lớn hơn cả lợi nhuận ròng của Công ty. Đơn cử như năm 2019 và 2022 khi tiền trả cổ tức của doanh nghiệp này còn vượt xa lợi nhuận ròng của Công ty.
Bên cạnh việc chi trả cổ tức hậu hĩnh, Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết còn có tình hình hoạt động kinh doanh khá ổn định trong thời gian qua. Dữ liệu trong 4 năm gần nhất cho thấy, Công ty luôn đạt lợi nhuận sau thuế hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết cho thấy, PTG ghi nhận doanh thu thuần 501 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) và lãi ròng hơn 49 tỷ đồng (tăng trưởng 29% so với cùng kỳ). Tại 31/12/2022, công ty này có 200 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 2/3 tổng tài sản. Trong khi đó, nợ phải trả ở mức 154 tỷ đồng, chủ yếu là tiền lương phải trả cho người lao động với 135 tỷ đồng và không có nợ vay ngân hàng.
Ở năm 2021, Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết có doanh thu 400 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 38 tỷ đồng, lần lượt thực hiện 92% và 103% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, PTG có vốn điều lệ gần 49 tỷ đồng, vốn hóa trên thị trường chứng khoán khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng doanh thu và lợi nhuận như trên là niềm mơ ước với nhiều cổ đông. Do đó, dù thị giá cổ phiếu PTG chưa bằng ly trà đá nhưng nhiều tháng qua luôn trắng bên bán và dư mua hàng chục triệu cổ phiếu.
Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các cổ đông nội bộ và người thân chiếm tới gần 65%.
Trong cơ cấu cổ đông của PTG, Chủ tịch Hội đồng quản trị Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 13,7% cổ phần (667.000 cổ phiếu). Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ hơn một triệu cổ phiếu PTG. Tổng số cổ phiếu gia đình ông Nghi đang sở hữu là 1,97 triệu cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 39,44%).
Tương tự, gia đình của ông Nguyễn Quốc Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PTG - cũng đang sở hữu hơn 827.000 cổ phiếu PTG (tỷ lệ sở hữu 16,55%).
Một cái tên khác là Công ty CP Phục vụ Mai táng Hải Phòng (UPCoM: CPH) cũng là một trong những cái tên chi trả cổ tức cao và bền vững đối với các cổ đông. CPH có tiền thân là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Phục vụ mai táng, là công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng.
Công ty hoạt động chính trong dịch vụ phục vụ tang lễ, vận tải hành khách bằng ô tô, di chuyển phần mộ,... Theo số liệu thống kê từ năm 2016-2022, Công ty luôn ghi nhận lãi sau thuế từ 8-9 tỷ đồng mỗi năm, riêng năm 2022 mức lợi nhuận của Công ty là trên 10 tỷ đồng. Và phần lớn phần lợi nhuận được dành để chi trả cổ tức cho cổ đông.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu CPH đang có thị giá 300 đồng/cổ phiếu, CPH gây ấn tượng khi có mức cổ tức bằng tiền cao và bền vững qua các năm. Trung bình 5 năm gần nhất, tỉ lệ chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp này là trên 16%, tương ứng với mỗi cổ phiếu sẽ nhận được hơn 1.600 đồng.
Diễn biến giá của các cổ phiếu này trên thị trường
Một trường hợp khác là Công ty CP MEINFA (UPCoM: MEF) với mức chi trả cổ tức bằng tiền lên tới 35%, (tương ứng 3.500 đồng/cổ phiếu) trong những năm qua. Trong khi đó, giá cổ phiếu MEF trên thị trường chỉ đang quanh mốc 1.600 đồng/cổ phiếu.
Mức cổ tức cao và hấp dẫn là vậy, nhưng điểm chung của các cổ phiếu này là rất khó để mua và sở hữu chúng. PTG, CPH hay MEF đều là những cổ phiếu rất cô đặc và gần như không có giao dịch trong suốt một thời gian dài.
Bên cạnh cơ cấu cổ đông cô đặc với tỉ lệ cổ đông nội bộ hoặc tổ chức nắm giữ trên 50% thì mức cổ tức hấp dẫn có thể là lý do khiến ít nhà đầu tư bán ra đối với những cổ phiếu này.
Kỳ lạ doanh nghiệp chia cổ tức cao gấp 40 lần thị giá trên sàn chứng khoán
Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết (mã chứng khoán: PTG) vừa công bố, 15/3 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông 2023.
Trả cổ tức cao
Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết (mã chứng khoán: PTG) vừa công bố, 15/3 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông thường niên năm 2023. Dự kiến, đại hội cổ đông thường niên 2023 của Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tại đại hội cổ đông lần này, cổ đông sẽ thông qua kế hoạch kinh doanh, chi trả cổ tức cùng nhiều vấn đề khác.
Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết tiền thân là Xí nghiệp May Phan Thiết, được thành lập từ tháng 1 năm 1994. Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ tháng 9/2002, ngành nghề kinh doanh gồm sản xuất quần áo may sẵn, may gia công, dịch vụ thương mại, xây dựng và đầu tư.
Doanh nghiệp này niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Upcom với mã cổ phiếu PTG, vốn điều lệ gần 49 tỷ đồng. Chốt phiên giao dịch 24/2, cổ phiếu PTG trắng bên bán, thị giá từ tháng 11/2022 đến nay nằm ở mức 300 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết lại là doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường chứng khoán về mức độ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Gần đây nhất, PTG tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận được cổ tức 2.000 đồng. Dự kiến mức cổ tức cả năm 2022 sẽ tương đương với tỷ lệ của cả năm 2021 khi kế hoạch là 9%/vốn điều lệ. Điều này đồng nghĩa cổ đông đang sở hữu cổ phiếu PTG sẽ nhận được 12.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 40 lần thị giá trên sàn Upcom.
Không chỉ năm 2022, Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết có lịch sử chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ rất cao. Cụ thể, cổ tức năm 2019 là 100%, năm 2020 là 20% và năm 2021 là 120%. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từng nhiều lần áp dụng cơ chế đặc biệt - không thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu cho cổ phiếu PTG khi giá trị cổ tức lớn hơn thị giá.
Cổ đông cô đặc
Báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết cho thấy, PTG ghi nhận doanh thu thuần 501 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) và lãi ròng hơn 49 tỷ đồng (tăng trưởng 29% so với cùng kỳ). Tại 31/12/2022, công ty này có 200 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 2/3 tổng tài sản. Trong khi đó, nợ phải trả ở mức 154 tỷ đồng, chủ yếu là tiền lương phải trả cho người lao động với 135 tỷ đồng và không có nợ vay ngân hàng.
Thị giá cổ phiếu PTG từ tháng 11/2022 đến nay nằm ở mức 300 đồng/cổ phiếu.
Ở năm 2021, Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết có doanh thu 400 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 38 tỷ đồng, lần lượt thực hiện 92% và 103% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, PTG có vốn điều lệ gần 49 tỷ đồng, vốn hóa trên thị trường chứng khoán khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng doanh thu và lợi nhuận như trên là niềm mơ ước với nhiều cổ đông. Do đó, dù thị giá cổ phiếu PTG chưa bằng ly trà đá nhưng nhiều tháng qua luôn trắng bên bán và dư mua hàng chục triệu cổ phiếu.
Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các cổ đông nội bộ và người thân chiếm tới gần 65%.
Trong cơ cấu cổ đông của PTG, Chủ tịch Hội đồng quản trị Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 13,7% cổ phần (667.000 cổ phiếu). Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ hơn một triệu cổ phiếu PTG. Tổng số cổ phiếu gia đình ông Nghi đang sở hữu là 1,97 triệu cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 39,44%).
Tương tự, gia đình của ông Nguyễn Quốc Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PTG - cũng đang sở hữu hơn 827.000 cổ phiếu PTG (tỷ lệ sở hữu 16,55%).
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.