Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Cựu Phó Chủ tịch SJE đăng ký rút hết vốn lần 2
Sau lần bán bất thành đầu tiên, ông Nguyễn Văn Sơn - Cựu Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Sông Đà 11 (HNX: SJE) tiếp tục đăng ký bán lần 2 để thoái toàn bộ vốn khỏi SJE.
Trước đó, hồi đầu tháng 9/2024, ông Nguyễn Văn Sơn đăng ký bán toàn bộ hơn 1.05 triệu cp SJE nắm giữ, tương ứng 4.36% vốn, từ ngày 10/09-09/10/2024. Mục đích giao dịch để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Tuy nhiên, hết thời gian đăng ký giao dịch, ông Sơn báo cáo không bán được cổ phiếu SJE nào do thị giá chưa đáp ứng được giá mong muốn.
Sau lần bán bất thành nói trên, ông Sơn tiếp tục đăng ký bán toàn bộ hơn 1.05 triệu cp (tỷ lệ 4.36%) với mục đích như lần đầu. Thời gian dự kiến giao dịch từ 16/10-14/11.
Chiếu theo giá SJE đóng cửa phiên 15/10 tại mức 24,000 đồng/cp - tăng 12% so với đầu năm, ước tính ông Sơn có thể thu về hơn 25 tỷ đồng nếu bán thành công.
Động thái muốn thoái sạch vốn khỏi SJE của ông Sơn diễn ra sau khi ông xin từ nhiệm chức Thành viên HĐQT SJE nhiệm kỳ 2024-2029 vì lý do cá nhân. Ngày 21/08, HĐQT Công ty đã chấp thuận đơn từ nhiệm và cho biết sẽ báo cáo tại ĐHĐCĐ gần nhất.
Vừa từ nhiệm, cựu Phó Chủ tịch SJE đăng ký bán hết cổ phiếu
HĐQT CTCP Sông Đà 11 (mã SJE-HNX) thông báo giao dịch của ông Nguyễn Văn Sơn - cựu Phó Chủ tịch HĐQT công ty.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Sơn - cựu Phó chủ tịch HĐQT SJE đăng ký bán toàn bộ hơn 1,05 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,36% nhằm thực hiện nhu cầu cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 10/09 đến ngày 09/10 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh.
Nếu tạm tính theo giá tham chiếu cổ phiếu SJE đóng cửa phiên 09/09 là 25.600 đồng/CP, ông Sơn có thể thu về hơn 27 tỷ đồng từ số cổ phiếu trên.
Trước đó, vào ngày 19/08, SJE đã nhận được đơn từ nhiệm tư cách thành viên HĐQT của ông Sơn, chức danh Phó Chủ tịch HĐQT. Ông Sơn cho biết, vì lý do cá nhân không sắp xếp được thời gian để đảm nhiệm tốt nhất nhiệm vụ được HĐQT phân công nên đã xin từ nhiệm tư cách thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Đến ngày 21/08, HĐQT SJE đã chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Sơn, đồng thời ông Sơn cũng thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT – Thành viên HĐQT SJE kể từ ngày chấp thuận đơn.
Trước đó, ông Phạm Văn Tiến, anh rể của ông Nguyễn Văn Sơn công bố đã bán hết 289.395 CP, chiếm 1,2% vốn tại SJE. Giao dịch được thực hiện trong 16/8/2024.
Được biết ngày 26/8, công ty đã công bố phương án chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Theo đó, công ty dự kiến chào bán 18.126.533 cổ phiếu, chiếm 75% lượng cổ phiếu đang lưu hành theo tỷ lệ 4:3 (cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền mua, cứ 04 quyền mua cổ phiếu sẽ được mua 3 cổ phiếu mới).
Với mức giá chào bán là 13.000 đồng/CP, thấp hơn một nửa so với giá thị trường. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Sông Đà 11 sẽ là xấp xỉ 423 tỷ đồng.
Tổng số tiền huy động được dự kiến là hơn 235,6 tỷ đồng, Công ty sẽ dùng 145 tỷ đồng đầu tư vốn mua cổ phần của CTCP Thuỷ điện Phúc Long và hơn 90,6 tỷ đồng Công ty sẽ thanh toán nợ vay ngân hàng và các khoản nợ đến hạn khác của Công ty.
Theo báo cáo tài chính bán niên 2024 đã soát xét, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.065,8 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 3,6 lần cùng kỳ năm ngoái (293,6 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt gần 105 tỷ đồng, gấp 3,9 lần cùng kỳ (26,69 tỷ đồng), EPS đạt 4.170 đồng.
Theo SJE, lợi nhuận thực hiện sau thuế trên Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2024 sau soát xét tăng 78,04 tỷ đồng tương đương tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2023 là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ tăng 772,1 tỷ đồng tương đương tăng 72,5% đã đến lợi nhuận gộp trong kỳ tăng 72,4 tỷ đồng là do trong kỳ công ty đẩy mạnh công tác thu hồi vốn các công trình mạch 3 ĐZ 500kV Quảng Trạch - Phố Nối; Thu nhập khác trong kỳ tăng 3,8 tỷ đồng tương đương tăng 95% và chi phí khác trong kỳ giảm 6,2 tỷ đồng tương đương giảm 1412%.
Do đó, lợi nhuận thực hiện sau thuế trên Báo cáo tài chính họp nhất giữa niên độ năm 2024 sau soát xét tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 26/08, HĐQT CTCP Sông Đà 11 S thông qua triển khai phương án chào bán hơn 18 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 13,000 đồng/cp, tương đương một nửa thị giá hiện tại. SJE dự kiến thu về gần 236 tỷ đồng nhằm phục vụ hoạt động đầu tư và thanh toán nợ vay.
Cụ thể, SJE dự kiến chào bán hơn 18.1 triệu cp cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 4:3), cổ phiếu quỹ không được phân bổ quyền mua. Nếu thành công, SJE sẽ nâng vốn điều lệ từ gần 242 tỷ đồng lên gần 423 tỷ đồng, tương đương gần 42.3 triệu cp.
Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 hoặc thời gian khác do HĐQT quyết định, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và đầu tư của Công ty. Việc chào bán cổ phiếu được thực hiện trong thời hạn 90 ngày và gia hạn (nếu cần) kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
Với giá chào bán 13,000 đồng/cp, SJE dự kiến thu về gần 236 tỷ đồng. Trong đó, gần 91 tỷ đồng dùng để thanh toán khoản vay BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm trong quý 3-4/2024. Còn lại hơn 145 tỷ đồng được dùng để đầu tư mua cổ phần của CTCP Thủy điện Phúc Long trong quý 3/2024, từ cổ đông hiện hữu là CTCP Năng lượng An Xuân.
CTCP Thủy điện Phúc Long là chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Phúc Long trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Ngày 19/12/2017, UBND tỉnh Lào Cai cấp chứng nhận đầu tư xây dựng dự án nhà máy thủy điện Phúc Long cho CTCP Thủy điện Phúc Long. Nhà máy thuộc địa phận 2 xã Long Phúc và xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Dự án hoàn thành và bắt đầu phát điện thương mại từ ngày 15/06/2021.
Nhà máy Thủy điện Phúc Long là mô hình thủy điện lòng sông, được xây dựng trên sông Chảy, gồm 2 tổ máy có công suất 22MW, điện lượng hàng năm là 87.81 triệu kWh, tổng giá trị đầu tư đến khi hoàn công là 708 tỷ đồng.
Nhà máy thủy điện Phúc Long, tỉnh Lào Cai
SJE cũng được biết đến là đơn vị đã đầu tư nhiều dự án nhà máy thủy điện như Thác Trắng (công suất 6MW), To Buông (công suất 10.1MW), ĐắkPru (công suất 7MW), Đăk Đoa (công suất 14MW) hay Sông Miện (công suất 6MW).
Một số nhà máy thủy điện hiện hữu của SJE
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SJE vẫn đang duy trì xu hướng tăng mạnh mẽ từ vùng 20,000 đồng/cp lên vùng 27,000 đồng/cp. Như vậy, các cổ đông SJE sẽ được thực hiện quyền mua với giá chỉ tương đương một nửa thị giá.
Giá cổ phiếu SJE trong xu hướng tăng từ tháng 5/2023
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, SJE lãi ròng gần 101 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu được thúc đẩy trong quý 2. Theo SJE, trong kỳ, Công ty đẩy mạnh công tác thu hồi vốn các công trình mạch 3 đường dây 500kV Quảng Trạch - Phố Nối. Bên cạnh đó, thu nhập khác tăng đến 95%, trong khi chi phí khác giảm 1,412%.
SJE chứng kiến kết quả kinh doanh đột biến trong quý 2/2024
Huy Khải
FILI
Quý 2/2024, nhiều doanh nghiệp xây dựng đón nhận kết quả kinh doanh tăng bằng lần, trong khi một số khác tiếp tục chìm trong thua lỗ. Trong đó, lãi của một ông lớn xây dựng chiếm tới 30% tổng lợi nhuận toàn ngành.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý 2/2024 tốt hơn quý trước với hơn 26% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn; gần 43% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và gần 31% doanh nghiệp cho rằng khó khăn hơn.
Dự báo quý 3 so với quý 2, gần 29% doanh nghiệp dự báo thuận lợi hơn; 43% giữ ổn định và 28% dự báo khó khăn hơn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới.
Thống kê từ VietstockFinance, có 96 doanh nghiệp ngành xây dựng trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 2/2024 với tổng doanh thu đạt hơn 51 ngàn tỷ đồng, lãi ròng gần 2,237 tỷ đồng, lần lượt tăng 33% và 78% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành này đã lấy lại được mốc lợi nhuận trên 2 ngàn tỷ đồng sau 2 năm. Cho thấy, ngành xây dựng tuy chưa bứt phá nhưng đã khởi sắc hơn rất nhiều. Biên lãi gộp của các doanh nghiệp mảng này dao động từ 9-17% suốt 10 quý vừa qua (từ quý 1/2022), quý 2/2024 ghi nhận 12%.
Nguồn: VietstockFinance
Doanh thu trên ngàn tỷ
Doanh thu hợp đồng xây dựng quý 4/2024 (từ 1/4-30/6) của ông lớn Coteccons tăng 83% so với cùng kỳ lên hơn 6,583 tỷ đồng. Đây là mảng đóng góp chính giúp doanh thu thuần CTD đạt hơn 6,595 tỷ đồng, tăng 82% và trở thành cái tên có doanh thu lớn nhất mảng xây dựng kỳ này. Lãi ròng gần 59 tỷ đồng, tăng 95%.
Cả năm tài chính 2024 (từ ngày 1/7/2023-30/6/2024), CTD mang về doanh thu thuần 21,045 tỷ đồng, tăng 31%; lãi ròng hơn 299 tỷ đồng, gấp 4.4 lần niên độ trước. So với kế hoạch cả năm, Coteccons đã vượt 3% chỉ tiêu doanh thu và 1% lãi sau thuế.
Còn Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trong báo cáo tự lập cho biết doanh thu thuần quý 2 gần 2.2 ngàn tỷ đồng, giảm 6%. Tuy nhiên, do được hoàn nhập chi phí quản lý và dự phòng nợ phải thu khó đòi; cùng với đó Công ty đã thanh lý, nhượng bán tài sản cố định khiến lợi nhuận ròng tăng 25%, đạt hơn 682 tỷ đồng, cũng là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất ngành xây dựng trong quý 2 và chiếm tới 30% tổng lợi nhuận toàn ngành.
Lũy kế 6 tháng đầu năm lãi ròng hơn 740 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 712 tỷ đồng. So với kế hoạch lãi sau thuế 434 tỷ đồng năm 2024, HBC không những hoàn thành mục tiêu sớm 6 tháng mà còn vượt gần 71% con số đề ra.
Ông lớn mảng xây dựng hạ tầng CIENCO4 mang về doanh thu thuần 1,027 tỷ đồng, tăng 65%, phần lớn nhờ doanh thu từ hợp đồng xây dựng gần 899 tỷ đồng (tăng 88%). Lãi ròng quý 2 hơn 60 tỷ đồng, tăng 87%, mức cao nhất kể từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2018. Sau 6 tháng, C4G lãi hơn 102 tỷ đồng, tăng 39%. So với kế hoạch 2024 doanh thu 4,500 tỷ đồng và lãi sau thuế 250 tỷ đồng, C4G thực hiện được lần lượt 35% và 41%.
Nguồn: VietstockFinance
Doanh nghiệp lãi tăng bằng lần
Trong số 96 doanh nghiệp đã BCTC quý 2/2024, có 39 doanh nghiệp tăng lãi (chiếm 41%), 21 giảm lãi, 14 tiếp tục lỗ, 15 lỗ chuyển lãi và 7 lãi chuyển lỗ. Đáng chú ý, 18 doanh nghiệp lãi ròng tăng bằng lần.
Đứng đầu danh sách là CTCP Xây dựng và Thiết kế Số 1 D với lãi ròng hơn 23 tỷ đồng, gấp 21 lần cùng kỳ, mức cao nhất của doanh nghiệp kể từ khi giao dịch trên sàn UPCoM năm 2017. DCF cho biết do giai đoạn năm 2023 và đầu 2024, Công ty đã ký kết, triển khai thi công nhiều dự án lớn, đồng thời đẩy mạnh gia tăng sản lượng rút ngắn thời gian thi công khiến doanh thu và lợi nhuận tăng.
Lũy kế 6 tháng, lãi ròng DCF hơn 26 tỷ đồng, gấp 28 lần cùng kỳ. So với kế hoạch 46 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2024, doanh nghiệp đã đi được 70%.
Nhờ quý 2 lãi ròng gần 240 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, lãi 6 tháng của CTCP Đầu tư Cầu đường CII đạt 365 tỷ đồng, gấp 4.4 lần. Qua đó, LGC thực hiện được 50% chỉ tiêu lãi sau thuế sau nửa đầu năm.
CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận trở thành công ty con của LGC từ quý 4/2023 (sở hữu 89%), do đó lợi nhuận gộp tăng chủ yếu từ doanh thu thu phí dự án Trung Lương - Mỹ Thuận. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính tăng do ghi nhận bổ sung phần lợi ích tài chính lũy kế đến thời điểm báo cáo cho dự án Trạm thu phí Cà Ná - Km 1584+100, quốc lộ 1 - Ninh Thuận thuộc Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận (LGC sở hữu 100%).
CTCP Sông Đà 11 S cũng có lãi ròng quý 2 hơn 69 tỷ đồng, cao nhất sau hơn 2 thập kỷ (từ năm 2006) và gấp 6.6 lần cùng kỳ. 6 tháng, lãi ròng SJE hơn 100 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ. So với kế hoạch năm 65 tỷ đồng lãi trước thuế, SJE thực hiện được 67%.
Nguồn: VietstockFinance
Tiếp tục khó khăn
Bên cạnh những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng, đan xen vào đó những cái tên kém may mắn. Đội sổ doanh nghiệp lỗ nặng nhất quý 2 ngành xây dựng là Tổng CTCP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam khi lỗ gần 138 tỷ đồng, đây cũng là quý thứ 7 liên tiếp doanh nghiệp này không có được lợi nhuận. Sau 6 tháng, Công ty lỗ hơn 248 tỷ đồng.
Xếp ngay sau là Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam với khoản lỗ gần 68 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 3 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, VNE lỗ ròng hơn 65 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 3 tỷ đồng. Theo VNE, một số công trình tiếp tục vướng thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng thi công, tiền thanh toán từ các chủ đầu tư về chậm, khiến việc giải ngân thanh toán vốn cho nhà thầu, nhà cung cấp vật tư, thiết bị,… chậm. Qua đó, VNE không thể đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nghiệm thu kịp thời với các chủ đầu tư, nên tổng doanh thu giảm mạnh.
Nguồn: VietstockFinance
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đánh rơi lợi nhuận như CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An D giảm gần như 100%, chỉ còn lãi hơn 50 triệu đồng, cùng kỳ gần 15 tỷ đồng.
Tập đoàn Đức Long Gia Lai D chỉ lãi ròng gần 2 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua, giảm 92%. Tuy nhiên, lãi 6 tháng DLG gần 30 tỷ đồng, tăng 7%.
Nguồn: VietstockFinance
Thanh Tú
FILI
Ngành xây dựng quý 2/2024: Sáng, tối đan xen
Quý 2/2024, nhiều doanh nghiệp xây dựng đón nhận kết quả kinh doanh tăng bằng lần, trong khi một số khác tiếp tục chìm trong thua lỗ. Trong đó, lãi của một ông lớn xây dựng chiếm tới 30% tổng lợi nhuận toàn ngành.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý 2/2024 tốt hơn quý trước với hơn 26% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn; gần 43% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và gần 31% doanh nghiệp cho rằng khó khăn hơn.
Dự báo quý 3 so với quý 2, gần 29% doanh nghiệp dự báo thuận lợi hơn; 43% giữ ổn định và 28% dự báo khó khăn hơn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới.
Thống kê từ VietstockFinance, có 96 doanh nghiệp ngành xây dựng trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 2/2024 với tổng doanh thu đạt hơn 51 ngàn tỷ đồng, lãi ròng gần 2,237 tỷ đồng, lần lượt tăng 33% và 78% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành này đã lấy lại được mốc lợi nhuận trên 2 ngàn tỷ đồng sau 2 năm. Cho thấy, ngành xây dựng tuy chưa bứt phá nhưng đã khởi sắc hơn rất nhiều. Biên lãi gộp của các doanh nghiệp mảng này dao động từ 9-17% suốt 10 quý vừa qua (từ quý 1/2022), quý 2/2024 ghi nhận 12%.
Nguồn: VietstockFinance
Doanh thu trên ngàn tỷ
Doanh thu hợp đồng xây dựng quý 4/2024 (từ 1/4-30/6) của ông lớn Coteccons (HOSE: CTD) tăng 83% so với cùng kỳ lên hơn 6,583 tỷ đồng. Đây là mảng đóng góp chính giúp doanh thu thuần CTD đạt hơn 6,595 tỷ đồng, tăng 82% và trở thành cái tên có doanh thu lớn nhất mảng xây dựng kỳ này. Lãi ròng gần 59 tỷ đồng, tăng 95%.
Cả năm tài chính 2024 (từ ngày 1/7/2023-30/6/2024), CTD mang về doanh thu thuần 21,045 tỷ đồng, tăng 31%; lãi ròng hơn 299 tỷ đồng, gấp 4.4 lần niên độ trước. So với kế hoạch cả năm, Coteccons đã vượt 3% chỉ tiêu doanh thu và 1% lãi sau thuế.
Còn Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) trong báo cáo tự lập cho biết doanh thu thuần quý 2 gần 2.2 ngàn tỷ đồng, giảm 6%. Tuy nhiên, do được hoàn nhập chi phí quản lý và dự phòng nợ phải thu khó đòi; cùng với đó Công ty đã thanh lý, nhượng bán tài sản cố định khiến lợi nhuận ròng tăng 25%, đạt hơn 682 tỷ đồng, cũng là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất ngành xây dựng trong quý 2 và chiếm tới 30% tổng lợi nhuận toàn ngành.
Lũy kế 6 tháng đầu năm lãi ròng hơn 740 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 712 tỷ đồng. So với kế hoạch lãi sau thuế 434 tỷ đồng năm 2024, HBC không những hoàn thành mục tiêu sớm 6 tháng mà còn vượt gần 71% con số đề ra.
Ông lớn mảng xây dựng hạ tầng CIENCO4 mang về doanh thu thuần 1,027 tỷ đồng, tăng 65%, phần lớn nhờ doanh thu từ hợp đồng xây dựng gần 899 tỷ đồng (tăng 88%). Lãi ròng quý 2 hơn 60 tỷ đồng, tăng 87%, mức cao nhất kể từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2018. Sau 6 tháng, C4G lãi hơn 102 tỷ đồng, tăng 39%. So với kế hoạch 2024 doanh thu 4,500 tỷ đồng và lãi sau thuế 250 tỷ đồng, C4G thực hiện được lần lượt 35% và 41%.
Nguồn: VietstockFinance
Doanh nghiệp lãi tăng bằng lần
Trong số 96 doanh nghiệp đã BCTC quý 2/2024, có 39 doanh nghiệp tăng lãi (chiếm 41%), 21 giảm lãi, 14 tiếp tục lỗ, 15 lỗ chuyển lãi và 7 lãi chuyển lỗ. Đáng chú ý, 18 doanh nghiệp lãi ròng tăng bằng lần.
Đứng đầu danh sách là CTCP Xây dựng và Thiết kế Số 1 (UPCoM: DCF) với lãi ròng hơn 23 tỷ đồng, gấp 21 lần cùng kỳ, mức cao nhất của doanh nghiệp kể từ khi giao dịch trên sàn UPCoM năm 2017. DCF cho biết do giai đoạn năm 2023 và đầu 2024, Công ty đã ký kết, triển khai thi công nhiều dự án lớn, đồng thời đẩy mạnh gia tăng sản lượng rút ngắn thời gian thi công khiến doanh thu và lợi nhuận tăng.
Lũy kế 6 tháng, lãi ròng DCF hơn 26 tỷ đồng, gấp 28 lần cùng kỳ. So với kế hoạch 46 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2024, doanh nghiệp đã đi được 70%.
Nhờ quý 2 lãi ròng gần 240 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, lãi 6 tháng của CTCP Đầu tư Cầu đường CII (HOSE: LGC) đạt 365 tỷ đồng, gấp 4.4 lần. Qua đó, LGC thực hiện được 50% chỉ tiêu lãi sau thuế sau nửa đầu năm.
CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận trở thành công ty con của LGC từ quý 4/2023 (sở hữu 89%), do đó lợi nhuận gộp tăng chủ yếu từ doanh thu thu phí dự án Trung Lương - Mỹ Thuận. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính tăng do ghi nhận bổ sung phần lợi ích tài chính lũy kế đến thời điểm báo cáo cho dự án Trạm thu phí Cà Ná - Km 1584+100, quốc lộ 1 - Ninh Thuận thuộc Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận (LGC sở hữu 100%).
CTCP Sông Đà 11 (HNX: SJE) cũng có lãi ròng quý 2 hơn 69 tỷ đồng, cao nhất sau hơn 2 thập kỷ (từ năm 2006) và gấp 6.6 lần cùng kỳ. 6 tháng, lãi ròng SJE hơn 100 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ. So với kế hoạch năm 65 tỷ đồng lãi trước thuế, SJE thực hiện được 67%.
Nguồn: VietstockFinance
Tiếp tục khó khăn
Bên cạnh những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng, đan xen vào đó những cái tên kém may mắn. Đội sổ doanh nghiệp lỗ nặng nhất quý 2 ngành xây dựng là Tổng CTCP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (UPCoM: VVN) khi lỗ gần 138 tỷ đồng, đây cũng là quý thứ 7 liên tiếp doanh nghiệp này không có được lợi nhuận. Sau 6 tháng, Công ty lỗ hơn 248 tỷ đồng.
Xếp ngay sau là Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam (HOSE: VNE) với khoản lỗ gần 68 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 3 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, VNE lỗ ròng hơn 65 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 3 tỷ đồng. Theo VNE, một số công trình tiếp tục vướng thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng thi công, tiền thanh toán từ các chủ đầu tư về chậm, khiến việc giải ngân thanh toán vốn cho nhà thầu, nhà cung cấp vật tư, thiết bị,… chậm. Qua đó, VNE không thể đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nghiệm thu kịp thời với các chủ đầu tư, nên tổng doanh thu giảm mạnh.
Nguồn: VietstockFinance
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đánh rơi lợi nhuận như CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An (HNX: DIH) giảm gần như 100%, chỉ còn lãi hơn 50 triệu đồng, cùng kỳ gần 15 tỷ đồng.
Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) chỉ lãi ròng gần 2 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua, giảm 92%. Tuy nhiên, lãi 6 tháng DLG gần 30 tỷ đồng, tăng 7%.
Nguồn: VietstockFinance
Hủy tư cách công ty đại chúng của công ty con SJE
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo hủy tư cách công ty đại chúng của CTCP Thủy điện To Buông (WTB) kể từ ngày 22/07/2024.
WTB là một doanh nghiệp thủy điện, địa chỉ ở Bản Tin Tốc, xã Bản Tin Tốc, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Doanh nghiệp hoạt động lần đầu từ 18/08/2009.
Doanh nghiệp là công ty con của CTCP Sông Đà 11 (HNX: SJE). Tính đến 30/10/2023, SJE đã đầu tư gần 57.3 tỷ đồng để nắm giữ 5.6 triệu cp của WTB, tương đương 70% vốn điều lệ. Như vậy, vốn điều lệ của WTB rơi vào khoảng 80 tỷ đồng, tương đương 8 triệu cp.
Thủy điện To Buông. Ảnh: SJE
Về SJE, tiền thân là một Đội điện nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà do Bộ Kiến trúc thành lập từ năm 1961, đến năm 1973 được nâng cấp thành Công trường Cơ điện. Năm 2006, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên HNX. SJE hoạt động chính trong các lĩnh vực Xây lắp đường dây tải điện, trạm biến áp đến cấp điện áp 500KV; Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, bưu điện; Xây lắp hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và khu công nghiệp. Công ty đã tham gia thi công nhiều gói thầu quan trọng của ngành Điện lực Việt Nam như thủy điện Lai Châu, thủy điện Xêkaman, nhà máy nhiệt điện Mông Dương.
Quý 2/2024, SJE vừa đạt kết quả kỷ lục với doanh thu 934 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ; lãi ròng hơn 69 tỷ đồng, gấp 7 lần, cũng là quý đạt lợi nhuận cao nhất của Doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu vì trong quý 2, Công ty đã đẩy mạnh công tác thu hồi vốn của các công trình mạch 3 đường dây 500kV Quảng Trạch - Phố Nối.
Kết quả quý 2 chiếm phần lớn thành quả lũy kế 6 tháng, khi SJE đạt doanh thu gần 1.1 ngàn tỷ đồng, gấp 3.7 lần cùng kỳ, với doanh thu mảng điện thương phẩm đạt 151 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 101 tỷ đồng, gấp gần 5 lần.
Không còn phù hợp, khác biệt về quan điểm quản trị hay không đáp ứng được tiêu chí Công ty, thậm chí dính líu tới pháp luật… là những nguyên do khiến nhiều CEO doanh nghiệp bất động sản xin từ nhiệm. Trong khi đó, nhiều Chủ tịch HĐQT lại xin lui về phía sau với vai trò mới sau nhiều năm gắn bó.
Bông hoa nở rồi cũng sẽ tàn, doanh nghiệp có lúc thịnh có lúc suy, không có gì là trường tồn mãi mãi được. Với ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng vậy, việc thay thế chỉ là thời gian, chuyện sớm hay muộn. Nhưng khác biệt là họ “rời bỏ” với vị thế nào.
Nhiều lãnh đạo lui lại phía sau, đảm nhận vị trí mới
Gần đây nhất, vào ngày 26/7, HĐQT Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Đào Ngọc Thanh theo nguyện vọng cá nhân vì tuổi cao, sau hơn 5.5 năm nắm quyền (từ đầu năm 2019).
Rút khỏi HĐQT ở tuổi 78, ông Thanh sẽ chuyển sang vị trí mới khi cùng ngày, Vinaconex ban hành nghị quyết thông qua việc thành lập Hội đồng chiến lược, do ông Thanh làm Chủ tịch Hội đồng.
Người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT VCG là ông Nguyễn Hữu Tới (sinh năm 1959). Ông Tới hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc VCG.
Sau hơn 30 năm gắn bó, ông Nguyễn Trọng Thông - người sáng lập, lãnh đạo Tập đoàn Hà Đô từ thập niên 1990 đến mới đây, có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT vào ngày 24/7 vì lý do tuổi tác, sức khỏe.
Ở tuổi 71, ông Thông vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ và tư vấn cho HĐQT sau khi chuyển giao với vai trò là “Chủ tịch sáng lập” để giúp đỡ Công ty.
“Tôi đã chuẩn bị chu đáo cho việc từ nhiệm, bàn giao chức vụ và rút khỏi HĐQT và tiếp tục cống hiến cho Công ty dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào”, vị lãnh đạo nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trọng Thông tại lễ kỷ niệm 33 năm Hà Đô ra đời. Ảnh: HDG
Một ông lớn địa ốc khác là Tập đoàn Đất Xanh cũng thay đổi “ghế nóng”. Theo đó, ông Lương Trí Thìn rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh để đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược kể từ ngày 3/7/2024.
Thay thế ông Thìn là ông Lương Ngọc Huy - Thành viên HĐQT vừa được bầu tại ĐHĐCĐ thường niên 2024. Ông Huy từng đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của DXG, bao gồm xúc tiến đầu tư và pháp lý đầu tư - xây dựng.
Ông Lương Trí Thìn rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh từ đầu tháng 7
Cũng trong hệ sinh thái Đất Xanh, ông Phạm Anh Khôi có đơn xin từ nhiệm chức Thành viên HĐQT kiêm Thành viên Ủy ban Kiểm toán CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh và Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) kể từ ngày 19/7 với lý do cá nhân.
Ngoài ra, vào nửa cuối tháng 4, lãnh đạo của 2 doanh nghiệp bất động sản khác cũng rời ghế Chủ tịch HĐQT.
Cụ thể, ngày 23/4, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HOSE: SCR) miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT đối với bà Huỳnh Bích Ngọc, do trước đó bà có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. 2 thành viên HĐQT khác là ông Hoàng Mạnh Tiến và bà Trần Diệp Phượng Nhi cũng được TTC Land miễn nhiệm.
Thay thế bà Ngọc là ông Nguyễn Thành Chương, còn ông Lê Quang Vũ và phạm Trung Kiên được bổ nhiệm vào Thành viên HĐQT. Chưa hết, ông Võ Thanh Lâm sẽ đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc SCR thay cho ông Võ Quốc Khánh. Tất cả có hiệu lực từ ngày 23/4.
Bà Ngọc được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT TTC Land từ ngày 25/4/2022. Bà cũng mới được thông qua chức Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa và hiện còn giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC.
Bà Huỳnh Bích Ngọc – cựu Chủ tịch HĐQT TTC Land
Ông Nguyễn Tấn Thụ nộp đơn từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT cũng như Thành viên HĐQT CTCP Victory Capital P kể từ ngày 22/4/2024 vì lý do cá nhân. Ông Thụ được bổ nhiệm làm Chủ tịch Victory Capital từ giữa năm 2021. Đến cuối năm 2023, ngoài PTL, ông Thụ đã và đang đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các công ty khác như Tổng Giám đốc CTCP Dịch vụ và Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Phương Nam, Chủ tịch HĐQT Linkgroup, Chủ tịch HĐQT Victoria Capital (quỹ đầu tư Úc) từ tháng 7/2019; Chủ tịch HĐQT Petroland từ tháng 5/2021; Ban Tài chính, Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2014-2019…
CEO, Phó Tổng rời “ghế nóng” vì không còn phù hợp
Ngày 27/6, CTCP Sông Đà 11 S công bố đơn xin từ nhiệm chức Phó Tổng giám đốc của ông Phạm Quang Tuyền. Trong đơn, ông Tuyền nêu rõ do trình độ, năng lực, khả năng không phù hợp với công việc đang được giao và định hướng phát triển của Công ty.
Đến đầu tháng 7, HĐQT Sông Đà 11 có quyết định miễn nhiệm vị trí của ông Tuyền theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Khuê thay thế, thời hạn 5 năm (2024-2029).
Vào đầu tháng 6, HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia thông qua việc miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Sơn kể từ ngày 3/6. Đáng nói, ông Sơn chỉ vừa được HĐQT AGG bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2024-2025 hồi giữa tháng 1 (tức gần 5 tháng) thay cho bà Huỳnh Thị Kim Ánh. Giống ông Sơn, bà Ánh cũng chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong vài tháng (từ tháng 5-12/2023).
Đầu tháng 5, CTCP Đầu tư Hải Phát miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc đối với ông Đoàn Hòa Thuận, do ông Thuận có đơn xin từ nhiệm. Theo đơn, ông Thuận cho biết, do có sự khác biệt về quan điểm quản trị và điều hành nên không thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động của Công ty. Qua đó, HPX bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm thêm vị trí của ông Thuận.
Tương tự, ngày 10/4, ông Đàm Mạnh Cường có thông báo gửi HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH), xin từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Trong thông báo từ nhiệm, ông Cường nêu rõ, HĐQT Thuduc House đã bổ nhiệm ông vào vị trí Tổng Giám đốc từ 30/11/2021, là khoảng thời gian rất khó khăn của TDH. Đến tháng 8/2023, TDH đã có sự thay đổi về cổ đông lớn và các thành viên HĐQT mới. Qua một khoảng thời gian hợp tác cùng, ông Cường nhận thấy bản thân không đáp ứng được những tiêu chí mà HĐQT mới yêu cầu cho những định hướng, hoạt động mới của Công ty, nên ông xin từ nhiệm chức Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2020-2025 để Công ty tìm kiếm nhân sự khác phù hợp hơn.
CTCP SJ Group (Sudico, HOSE: SJS) cũng mới bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Cường giữ chức quyền Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, thay thế cho ông Đỗ Trọng Quỳnh, hiệu lực từ ngày 15/7.
1 tháng trước (ngày 14/6), ông Cường được Sudico bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc SJS. Trước khi vào vị trí này, ông Cường được bầu làm Chủ tịch HĐQT CTCP SJ Dịch vụ (SJS sở hữu 51%) vào ngày 10/5 và Thành viên HĐQT CTCP Sudico Hòa Bình (SJS sở hữu 96.4%).
Rời bỏ ghế nóng vì không còn đường nào khác
Ngày 23/7, CTCP Quốc Cường Gia Lai Q thông báo việc ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) sẽ đảm nhiệm vai trò người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc Công ty, thay cho mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Như Loan vừa mới bị khởi tố.
Đến ngày 30/7, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2, ông Cường cũng được bầu bổ sung cho vị trí Thành viên HĐQT bị khuyết nhiệm kỳ 2022-2027; đồng thời miễn nhiệm đối với bà Nguyễn Thị Như Loan.
Bà Hà Thị Thu Thủy và ông Nguyễn Quốc Cường (hai người cầm hoa) ngồi vào ghế Thành viên HĐQT QCG nhiệm kỳ 2022 – 2027. Ảnh: Tử Kính
Động thái thay đổi nhân sự cấp cao của QCG diễn ra sau vài ngày Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an thực hiện lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Loan. Đây là diễn biến mới trong quá trình mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan đến việc quản lý, sử dụng khu đất số 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM.
Vào cuối tháng 5/2024, ông Nguyễn Khánh Toàn có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư tài sản Koji K nhiệm kỳ 2023-2028, vì lý do bận công việc cá nhân nên không thể tiếp tục tham gia các hoạt động của HĐQT.
Đến ngày 26/6, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của KPF thông qua đơn từ nhiệm của ông Toàn. Thay vào đó, ông Lê Như Phong được bầu vào vị trí trên. Việc đổi lãnh đạo là chuyện “như cơm bữa” của KPF. Chỉ tính từ đầu năm 2023, KPF đã có đến 3 đời Chủ tịch HĐQT và 3 đời Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó, còn nhiều biến động tại các vị trí lãnh đạo khác và cơ cấu cổ đông.
Theo thông tin từ báo Công an Nhân dân, ngày 2/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an quận Long Biên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Toàn về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán". Thông qua hành vi phạm tội, tính đến thời điểm này, ông Toàn cùng đồng bọn đã thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.
Thanh Tú
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.