Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Là một trong những địa phương có nền kinh tế năng động nhất miền Trung, nhưng số doanh nghiệp Đà Nẵng trên sàn chứng khoán vẫn còn khiêm tốn. Họ là những doanh nghiệp nào và làm ăn ra sao trong quý 3/2023?
Đầu tháng 11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu tổng quát là xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.
Với tiềm năng lớn và là trọng tâm kinh tế của cả nước, thế nhưng chỉ một số nhỏ doanh nghiệp có trụ sở tại Đà Nẵng niêm yết trên sàn chứng khoán.
Thống kê từ VietstockFinance cho thấy, có 38 doanh nghiệp có trụ sở tại Đà Nẵng trong hơn 1,600 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX và UPCoM) công bố BCTC quý 3/2023, phần lớn là công ty có vốn hóa vừa và nhỏ.
Trong đó, 11 doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận tăng, 14 doanh nghiệp lợi nhuận giảm, 1 doanh nghiệp không biến động, 3 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi, 5 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ và 4 doanh nghiệp tiếp tục lỗ.
Kinh doanh trái chiều
Ở nhóm tăng trưởng, Kim khí Miền Trung có lợi nhuận tăng 179%, đạt gần 3 tỷ đồng trong quý 3. Kết quả này nhờ Công ty tăng tỷ lệ bán thu tiền ngay, có chính sách mua bán hợp lý nên tăng sản lượng, doanh thu, khiến lợi nhuận sau thuế tăng mạnh.
Dù doanh thu chỉ đạt 232 triệu đồng, giảm 32%, nhưng CTCP EVN Quốc tế lãi gần 41 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ; do trong kỳ EIC nhận cổ tức từ Công ty TNHH Hạ Sê San 2 với giá trị gần 2 triệu USD, cùng kỳ là 1 triệu USD.
Ông lớn trong ngành đầu tư hạ tầng giao thông, Đèo Cả (HHV) có kết quả kinh doanh ấn tượng khi lãi 101 tỷ đồng, tăng 38%. Đây cũng là quý có lãi cao nhất của HHV kể từ khi niêm yết trên HOSE vào đầu năm 2022. Sau 9 tháng, HHV lãi hơn 268 tỷ đồng, tăng 26% và hoàn thành 91% chỉ tiêu lãi sau thuế cả năm.
Doanh thu thuần và lãi ròng của HHV từ quý 1/2022 đến quý 3/2023
Cuối quý 3, quy mô tài sản và nợ phải trả của HHV xấp xỉ 36,520 tỷ đồng và 27,842 tỷ đồng, đều tăng 2% so với đầu năm. Nợ vay dài hạn tại cuối quý 3 của Công ty gần 19,716 tỷ đồng. Chia sẻ về khoản nợ dài hạn, ông Nguyễn Quang Huy - Tổng Giám đốc HHV cho biết: “Các khoản vay dài hạn nhằm tài trợ cho dự án BOT, nguồn trả nợ được lấy từ doanh thu thu phí. Đặc thù công trình dịch vụ công có vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn dự án. Trước đây các dự án này chưa có sự tham gia từ vốn ngân sách Nhà nước”.
Điểm sáng là Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng , nhờ chuyển nhượng căn hộ tại dự án Monarchy B nên ghi nhận doanh thu 56 tỷ đồng, gấp hơn 50 lần cùng kỳ; lãi ròng gần 28 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 29 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Ở chiều ngược lại, Địa ốc First Real giảm lãi tới 95%, còn gần 2 tỷ đồng trong quý 4/2023 (FIR sử dụng niên độ từ 01/10/2022 - 30/09/2023); khiến lũy kế cả năm 2023, lãi giảm 87%, đạt hơn 15 tỷ đồng. Đây cũng là năm FIR kinh doanh tệ nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE vào cuối năm 2018.
Dệt may Hòa Thọ giảm 18% lãi ròng, về mức 59 tỷ đồng. Tuy vậy, đây là kết quả khả quan nhất của Công ty trong 4 quý gần đây.
Lãi ròng của Cao su Đà Nẵng giảm 2%, đạt gần 76 tỷ đồng.
Tiếp tục khó khăn
Một doanh nghiệp xi măng chuyển từ lãi sang lỗ là Xi măng VICEM Hải Vân với khoản lỗ gần 16 tỷ đồng trong quý 3, cùng kỳ lãi gần 150 triệu đồng. Đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp trong năm 2023 của HVX. Công ty cho biết, do sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng ở mức cao; trong khi giá bán xi măng giảm khiến lợi nhuận giảm.
Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp tại Đà Nẵng vẫn tiếp tục lỗ trong quý 3 như Nhựa Đà Nẵng , Xây lắp Dầu khí Miền Trung , Xây dựng Điện VNECO 1 .
Theo Cục thống kê Đà Nẵng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý 3/2023 tăng 2.19% so với cùng kỳ năm 2022. Sau 9 tháng đầu năm, GRDP Đà Nẵng ước tăng 2.83%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng của cùng kỳ năm 2022 (GRDP 9T/2022 tăng 12.8% so với năm 2021).
Quy mô nền kinh tế 9 tháng, theo giá hiện hành, ước đạt 97,581 tỷ đồng, mở rộng gần 7,088 tỷ đồng so với năm 2022. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất, chiếm 6,412 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng thu hẹp hơn 24 tỷ đồng (do lĩnh vực công nghiệp tăng 413 tỷ đồng mà xây dựng lại giảm 437 tỷ đồng).
Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 9 tháng tiếp tục có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực so với cùng kỳ năm trước, theo xu hướng dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn - từ 68.4% cùng kỳ lên gần 70%; ngược lại khu vực công nghiệp - xây dựng từ 20.5% thu hẹp còn 18.9%.
Cục thống kê Đà Nẵng cho biết, có 371 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới được thành lập từ ngày 16/09 - 15/10/2023, với tổng vốn đạt gần 2,231 tỷ đồng; tăng 5.4% về số doanh nghiệp và tăng 2.3% về vốn so với cùng kỳ.
Từ đầu năm đến 15/10, có 3,490 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới được thành lập tại Đà Nẵng, với tổng vốn đăng ký hơn 15,366 tỷ đồng; giảm 8.7% về số doanh nghiệp và giảm 28% về vốn. Cùng với đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động giảm 26.6%. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động lên tới 3.636 đơn vị, tăng 15%.
Cũng trong 10 tháng qua, có 530 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện hoàn tất thủ tục giải thể, rút lui khỏi thị trường, giảm 6.5% so với cùng kỳ năm 2022.
Thanh Tú
FILI
Cùng điểm qua những tin tức tài chính trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Hàn Đông
FILI
Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua HHV với vị thế doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trong đầu tư dự án BOT; khả quan VHC nhờ duy trì mức biên lãi gộp ổn định so với các doanh nghiệp cùng ngành; mua TCM với kỳ vọng đơn hàng sẽ hồi phục kể từ đầu năm 2024.
Mua cổ phiếu HHV với giá trị hợp lý năm 2024 là 17,600 đồng/cp
Theo CTCK BIDV (BSC), nguồn thu từ mảng BOT mang lại dòng tiền ổn định cho CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HOSE: HHV), đóng góp trung bình 70% cơ cấu doanh thu và 88% cơ cấu lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2019-2022.
Bên cạnh đó, các khoản hỗ trợ từ Chính phủ cho các dự án BOT chưa đạt phương án tài chính, sẽ bổ sung nguồn vốn cho HHV trong giai đoạn 2024-2025 và giảm thiểu áp lực lãi vay cho doanh nghiệp.
Trong dài hạn, BSC nhận thấy rủi ro không đạt được phương án tài chính của các dự án BOT mà HHV đang đầu tư là không cao. Dự báo doanh thu mảng BOT năm 2023 đạt 1,587 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ và đạt 1,783 tỷ đồng trong 2024, tăng 12%.
HHV cũng đang thực hiện 9 gói thầu thi công với tổng giá trị backlog còn lại ước đạt 3,300 tỷ đồng. Trong đó, 3 gói thầu XL01,02,03 thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 56%.
Ngoài ra, HHV còn có kế hoạch phát triển dự án mới đầy tham vọng, với tổng mức đầu tư lên tới 138,958 tỷ đồng, gồm 4 dự án đường cao tốc và dự án đường sắt Metro 2 giai đoạn III TPHCM, đảm bảo khối lượng thi công mới cho HHV trong tương lai.
BSC kỳ vọng giá trị trúng thầu của HHV trong giai đoạn 2024-2025 sẽ đạt khoảng 2,500 tỷ đồng mỗi năm, từ các dự án kể trên cũng như các dự án đầu tư công khác.
Dự báo doanh thu xây lắp năm 2023 của HHV đạt 949 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ. Sang năm 2024, doanh thu xây lắp ước đạt 1,294 tỷ đồng, tăng 36%. Biên lãi gộp xây lắp giai đoạn 2023-2024 đạt 12%, tăng 2.9 điểm % so với mức nền thấp năm 2022.
Nhìn chung, BSC dự báo HHV ghi nhận doanh thu thuần 2,621 tỷ đồng và lãi ròng 365 tỷ đồng trong năm 2023, tăng lần lượt 25% và 38% so với cùng kỳ. Sang năm 2024, doanh thu thuần ở mức 3,161 tỷ đồng và lãi ròng 445 tỷ đồng, tăng tương ứng 21% và 22% so với cùng kỳ.
Dựa vào các tiềm năng tăng trưởng, BSC khuyến nghị mua cổ phiếu HHV với giá trị hợp lý cho năm 2024 là 17,600 đồng/cp.
Cổ phiếu VHC khả quan với giá mục tiêu 12 tháng 80,300 đồng/cp
CTCP Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu từ thị trường Mỹ trong 10 tháng năm 2023 đạt 2,546 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ và chiếm 31% tổng doanh thu.
CTCK VNDIRECT (VND) kỳ vọng thị trường Mỹ sẽ hồi phục mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2024 do tác động kép của nhu cầu tăng trong mùa nghỉ lễ và mức tồn kho giảm. Đây là yếu tố hỗ trợ trong ngắn và trung hạn cho kết quả kinh doanh của VHC.
Bên cạnh đó, VHC sẽ tiếp tục được hưởng hợi từ thuế suất chống bán phá giá 0% từ thị trường Mỹ cũng sẽ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2024.
Đối với doanh thu xuất khẩu trong 10 tháng của VHC sang thị trường Trung Quốc và EU lần lượt đạt 1,513 tỷ đồng (62 triệu USD) và 1,044 tỷ đồng (43 triệu USD).
VND kỳ vọng nhu cầu tiêu dùng và đơn hàng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc sẽ dần phục hồi trong nửa cuối năm 2024. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng 1% so với cùng kỳ trong năm 2023 và phục hồi 20% trong 2024. Còn doanh thu từ thị trường EU kỳ vọng duy trì đà tăng 8% trong 2024.
Mặt khác, VND nhận thấy VHC đang tích cực mở rộng ngành nghề kinh doanh, tiết kiệm chi phí đầu vào, và bắt đầu đặt nền móng xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm duy trì mức biên lãi gộp ổn định so với các doanh nghiệp cùng ngành. Dự phóng biên lãi gộp của VHC sẽ đạt 17.4% và 18.7% trong năm 2024-2025.
Ngoài ra, VND cho rằng VHC có định giá hấp dẫn so với các công ty thủy sản khác ở Việt Nam. Công ty cũng trả cổ tức bằng tiền mặt là 1,000-2,000/cp mỗi năm.
Từ những luận điểm trên, VND duy trì khuyến nghị khả quan cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 12 tháng là 80,300 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 17% và tỷ suất cổ tức 2.7%).
Xem thêm tại đây
Mua cổ phiếu TCM với giá hợp lý 55,300 đồng/cp
Lũy kế 10 tháng năm 2023, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công ghi nhận kết quả doanh thu thuần 2,793 tỷ đồng (khoảng 117 triệu USD) và lãi sau thuế 122 tỷ đồng, giảm lần lượt 25% và 48% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm này chủ yếu do lượng đơn hàng nhỏ, cùng với đơn giá hàng dệt may giảm 20-30%.
Trước áp lực sức mua yếu và tồn kho cao khiến cho đơn hàng sụt giảm, tổng cầu dệt may thế giới năm 2023 dự kiến giảm 8.6% so với cùng kỳ, đạt khoảng 700 tỷ USD. CTCK Phú Hưng (PHS) dự phóng doanh thu thuần của TCM năm 2023 đạt 3,501 tỷ đồng và lãi sau thuế 169 tỷ đồng, giảm lần lượt 19% và 40% so với cùng kỳ.
PHS cho rằng rủi ro giảm thị phần tại Mỹ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam như TCM là một vấn đề đáng lưu ý. Ngoài ra, quý 4 là quý trọng điểm chuẩn bị cho mùa Tết và Lễ hội, nhưng trong năm nay, nhu cầu mua sắm và đơn hàng tại Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến vẫn chậm.
Do đó, tình hình khó khăn có thể vẫn sẽ kéo dài đến đầu năm 2024, TCM sẽ ghi nhận dấu hiệu phục hồi từ quý 2/2024 trên mức nền thấp cùng kỳ và động lực gia tăng đơn hàng để bổ sung hàng tồn kho từ các thương hiệu.
Sang năm 2024, PHS dự phóng doanh thu thuần và lãi sau thuế của TCM đạt lần lượt 4,028 tỷ đồng và 221 tỷ đồng, tăng 15% và 31% so với cùng kỳ.
Kết luận, PHS đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu TCM với giá hợp lý 55,300 đồng/cp.
Xem thêm tại đây
---
Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.
Thế Mạnh
FILI
Ngành xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung từ thị trường bất động sản.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý 3 tốt hơn quý 2, với 25.5% doanh nghiệp nhận định hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, 39% doanh nghiệp nhận định hoạt động giữ mức ổn định và hơn 35% doanh nghiệp nhận định hoạt động khó khăn hơn.
Theo dữ liệu của VietstockFinance, 119 doanh nghiệp xây dựng (trên sàn HOSE, HNX và UPCoM đã công bố BCTC quý 3/2023) đạt doanh thu thuần gần 38 ngàn tỷ đồng trong quý 3/2023, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận ròng gần 1,240 tỷ đồng, giảm 35%.
Nguồn: VietstockFinance
Nhiều doanh nghiệp vượt khó
Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp vốn hóa vừa và nhỏ có mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong quý 3. Ấn tượng là Xây dựng DIC Holdings (HOSE: DC4) với lợi nhuận đạt 4 tỷ đồng, gấp 40 lần cùng kỳ.
DC4 cho biết, do trong kỳ Công ty tăng doanh thu từ việc nghiệm thu khối lượng xây lắp công trình khách sạn Hilton (Vũng Tàu) và công trình nhà xưởng PTSC. Song song đó, các chi phí bán hàng giảm nên lợi nhuận tăng.
Nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, CTCP Licogi 13 lãi hơn 6 tỷ đồng, gấp 14 lần cùng kỳ.
Nguồn: VietstockFinance
Xét về giá trị tuyệt đối, dẫn đầu lợi nhuận ngành xây dựng quý 3 năm nay thuộc về Cơ Điện Lạnh . Tuy vậy, đây là quý mà đơn vị này có lãi ròng giảm 34% so với cùng kỳ, do mảng điện gặp bất lợi.
REE cho biết, mức giảm trên chủ yếu do lợi nhuận của các thành viên thuộc nhóm thủy điện, như Thủy điện Thác Mơ (TMP), Thủy điện Thác Bà (TBC), Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm mạnh so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, mảng bất động sản cũng giảm 19% lợi nhuận, do các dự án bất động sản đang trong giai đoạn xây dựng, chưa đi vào kinh doanh và chưa thể mang lại lợi nhuận.
Xếp ngay sau là Tổng Công ty Sông Đà - CTCP với khoản lãi ròng 162 tỷ đồng trong quý 3, giảm 15%.
Quý 3 cũng là quý mà Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả có lãi ròng cao nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE vào đầu năm 2022, đạt 101 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.
Nguồn: VietstockFinance
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ghi nhận sự thay đổi tích cực trong kết quả kinh doanh so với cùng kỳ khi chuyển từ lỗ sang lãi. Đáng chú ý là ông lớn CTD (đây là quý đầu tiên mà ông lớn này thay đổi niên độ tài chính kể từ khi niêm yết trên HOSE vào năm 2010). Theo đó, năm tài chính 2024 sẽ tính đầy đủ trên 12 tháng, từ ngày 01/07/2023 đến ngày 30/06/2024. Với lợi nhuận gần 67 tỷ đồng trong niên độ mới (quý 1/2024 tính từ 01/07 - 30/09/2023), tích cực hơn con số lỗ 4 tỷ của cùng kỳ (01/07 - 30/09/2022).
CTD cho biết, do Công ty đã trích lập dự phòng đối với các dự án rủi ro từ năm trước, làm giảm nhẹ tác động của các biến động về chi phí nhân công, nguyên vật liệu xây dựng và các yếu tố vĩ mô lên chi phí giá vốn trong kỳ. Bên cạnh đó, doanh thu cũng tăng khiến lợi nhuận tăng.
Dù hoạt động kinh doanh chính đi lùi, nhưng nhờ lãi bán các khoản đầu tư, CTCP SCI (HNX: S99) lãi gần 47 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 11 tỷ đồng. CTCP SCI E&C (công ty con của S99) cũng hoàn nhập các khoản dự phòng bảo hành liên quan đến các dự án điện gió nên S99 lãi khác gần 87 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 1 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp khó khăn
Thống kê cho thấy, 36/119 doanh nghiệp xây dựng lỗ trong quý 3. Trong đó, 12 doanh nghiệp từ lãi chuyển lỗ và 24 cái tên tiếp tục thua lỗ.
Ông lớn Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là doanh nghiệp lỗ nặng nhất trong nhóm này khi lỗ ròng hơn 168 tỷ đồng. Qua đó, nâng lỗ lũy kế của HBC trong 9 tháng lên xấp xỉ 880 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 64 tỷ đồng).
Tổng CTCP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam tiếp tục quý thua lỗ thứ 3 trong năm nay, với gần 121 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu tăng 21%, đạt gần 11 tỷ đồng; tuy nhiên, do chi phí quản lý và sửa chữa trạm thu phí tăng nên CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) vẫn lỗ hơn 24 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 12 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 7 lỗ liên tiếp của BOT kể từ quý 1/2022.
Nguồn: VietstockFinance
Dù kinh doanh không thua lỗ, kết quả đi lùi cũng không mấy vui vẻ gì cho các doanh nghiệp này.
Theo dữ liệu thống kê, có 20/119 doanh nghiệp xây dựng lãi giảm trong quý 3. Trong đó, Alphanam E&C là cái tên đáng chú ý khi giảm tới 86% lãi ròng, chỉ còn gần 500 triệu đồng. Mặc dù doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 112% so với cùng kỳ, lên 511 tỷ đồng. AME cho biết, do trong kỳ các chi phí lãi vay tăng cao khiến lợi nhuận giảm.
Tập đoàn COTANA cũng sụt giảm tới 85% lãi ròng, chỉ còn gần 16 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Khoản phải thu đáng quan tâm
Phải thu ngắn hạn là các khoản nợ của khách hàng, đối tác đối với doanh nghiệp khi đã bàn giao hoặc đưa vào sử dụng dự án, hàng hóa... Khi các khoản mục này gia tăng và kéo dài nhiều năm sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Đặc thù là doanh nghiệp xây dựng sẽ không thể tránh khỏi những công nợ từ khách hàng cho khoản này. Nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản.
Nguồn: VietstockFinance
Đứng đầu là Tập đoàn Đầu tư KTT có các khoản phải thu ngắn hạn 320 tỷ đồng, chiếm 86% tổng tài sản, tính đến cuối quý 3/2023. Theo sau là Đầu tư và Xây lắp Constrexim Số 8 (HNX: CX8) với 85%.
HBC có các khoản phải thu 8,857 tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản; trong đó, phải thu của khách hàng ngắn hạn hơn 5,293 tỷ đồng, chiếm 60%.
Xét về giá trị, Tập đoàn Bamboo Capital có khoản phải thu ngắn hạn lớn nhất với 14,770 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản. VCG cũng có đến 7,853 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 26% tổng tài sản.
Chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (12%) trong tổng tài sản là REE và Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1) có tỷ lệ 15%.
Nguồn: VietstockFinance
Thanh Tú
FILI
Doanh nghiệp mang tiền đi đầu tư chứng khoán: Bên 'vỡ mộng', bên chốt lời thành công
Ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi, không ít doanh nghiệp đem nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư chứng khoán để rồi ngậm ngùi "gồng lỗ" từ quý này sang quý khác.
Trong quý III/2023, thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn điều chỉnh. VN-Index có không ít phiên giảm sốc khiến nhà đầu tư trở tay không kịp. Tính đến ngày 31/10, VN-Index lùi về sát ngưỡng 1.020 điểm, xóa bỏ thành quả hồi phục của những tháng trước.
Sự điều chỉnh của thị trường thời gian qua khiến không ít doanh nghiệp lao đao vì trót lao vào cuộc "phiêu lưu" chứng khoán.
Là một doanh nghiệp đầu ngành thủy sản nhưng kết quả kinh doanh quý III/2023 cho thấy CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) bị thiệt hại vì đầu tư chứng khoán.
Trong kỳ vừa qua, VHC ghi nhận doanh thu hợp nhất 2.698 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Khấu trừ thuế phí, lợi nhuận sau thuế đạt 201 tỷ đồng, giảm hơn 56% so với quý 3/2022 và kém xa khoản lãi 430 tỷ đồng của quý 2/2023.
Nguồn: VHC
Đáng chú ý, trong quý III, VHC đã chi 178 tỷ đồng cho chứng khoán kinh doanh nhưng phải dự phòng giảm giá hơn 45 tỷ đồng (tạm lỗ 25%). Danh mục đầu tư của VHC chủ yếu là các cổ phiếu bất động sản. Cụ thể, 95,6 tỷ đồng vào Nam Long (NLG) tạm lỗ gần 17 tỷ, khoản đầu tư vào Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS) tạm lỗ 27 tỷ đồng và khoản đầu tư cổ phiếu Đô thị Kinh Bắc (KBC) đang tạm lỗ 87 triệu đồng.
Một doanh nghiệp thủy sản khác cũng đang phải 'gồng lỗ' chứng khoán đó là 'vua tôm' Minh Phú (MPC). Tại BCTC hợp nhất quý III/2023, Minh Phú đang chi 8,8 tỷ đồng đầu tư chứng khoán nhưng phải dự phòng giảm giá tới 5,6 tỷ đồng. Trong đó, công ty đang đầu tư lớn nhất cho CTCP Đầu tư và Xây dựng số 8 với hơn 5 tỷ đồng.
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) cũng lỗ nặng khi "vung tiền" đầu tư chứng khoán. Tại thời điểm 30/9, danh mục chứng khoán kinh doanh của TDH có giá trị hơn 31 tỷ đồng song phải trích lập dự phòng giảm giá gần 27 tỷ (tạm lỗ hơn 87%).
Danh mục đầu tư của TDH chủ yếu gồm 2 cổ phiếu PPI của CTCP Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương và SC5 của CTCP Xây dựng số 5. Trong đó, TDH đã sở hữu cổ phiếu PPI trong thời gian dài, từng nhiều lần muốn bán sạch khoản đầu tư này song bất thành.
CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) không chỉ kinh doanh cốt lõi kém hiệu quả mà còn "mắc kẹt" với danh mục đầu tư chứng khoán. Đến cuối quý III/2023, công ty đang chi hơn 88 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu đồng thời trích lập giảm giá hạ xuống còn 13,5 tỷ đồng.
Nguồn: TLH
Trong đó, TLH đầu tư 12 tỷ đồng vào cổ phiếu NVL, tạm lỗ 1,73 tỷ đồng; cổ phiếu IJC được đầu tư hơn 5 tỷ đồng đang trích lập dự phòng 430 triệu đồng; cổ phiếu VIX được rót 4,5 tỷ đồng đang trích lập dự phòng 700 triệu đồng; đầu tư 66,06 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác đang tạm lỗ 10,6 tỷ đồng.
Tương tự, CTCP Đầu tư CMC (CMC) đến cuối quý III ghi nhận giá gốc đầu tư chứng khoán tăng nhẹ, đạt 31 tỷ đồng với hơn 20 mã chứng khoán. Tổng trích lập dự phòng giảm giá còn 8 tỷ (đầu năm là 11,7 tỷ đồng). Trong đó công ty đang phải dự phòng giảm giá lớn nhất cho các mã GEX, VLC, LTC, VE8, EVG... Được biết, CMC liên tục gồng lỗ chứng khoán kể từ đầu năm 2022 trở lại đây.
Ngược lại, vẫn có số ít doanh nghiệp được hưởng niềm vui vì "chốt lời" thành công. CTCP Licogi 14 (L14) liên tục thoát lỗ nhờ lãi đầu từ chứng khoán trong vài quý gần đây.
Riêng trong quý III/2023, công ty lãi 9,4 tỷ đồng lãi đầu tư chứng khoán. Tại ngày 30/9, giá trị chứng khoán kinh doanh của L14 hơn 56 tỷ đồng nhưng không thống kê chi tiết danh mục đầu tư, trích lập dự phòng giảm giá ghi nhận mức hơn 2 tỷ.
Hay như CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) trở thành "tay chơi" chứng khoán có tiếng trong khi hoạt động cốt lõi có phần suy yếu. NDN ghi nhận giá gốc chứng khoán đầu tư tại thời điểm 30/9/2023 tăng 51% so với đầu năm lên mức 469 tỷ đồng; khoản trích lập dự phòng giảm từ 86,7 tỷ về còn hơn 37 tỷ đồng.
Trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản giảm nhẹ sau 9 tháng đầu năm thì của để dành của các doanh nghiệp bất động sản không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Theo thống kê của VietstockFinance từ 103 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trên sàn HOSE, HNX và UPCoM, tổng giá trị hàng tồn kho tính đến thời điểm 30/09/2023 đạt gần 449 ngàn tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm.
Hàng tồn kho giảm, cứ ngỡ doanh nghiệp bán được hàng; tuy nhiên, tổng giá trị của để dành (người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện) của 103 doanh nghiệp trên lại giảm đến 24%, còn chỉ hơn 164 ngàn tỷ đồng.
Doanh nghiệp có mức giảm của để dành bất ngờ nhất có lẽ là CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt khi giá trị vào cuối tháng 9 chỉ xấp xỉ 7 tỷ đồng, trong khi đầu năm có gần 1,243 tỷ đồng. PDR cho biết, nguyên nhân là do không còn ghi nhận khoản trả trước từ Công ty TNHH Bất động sản Vega 938 tỷ đồng và từ dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội 298 tỷ đồng. Trước đó, vào giữa năm, PDR vẫn còn khoản trả trước tại dự án Nhơn Hội gần 193 tỷ đồng.
Với CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng , Công ty có khoản khách hàng trả trước hơn 454 tỷ đồng hồi đầu năm cho dự án khu phức hợp Monarchy - Block B. Tuy nhiên, do gần như không còn hoạt động kinh doanh BĐS trong những quý vừa qua nên NDN không ghi nhận số tiền trả trước cho dự án mới. Hệ quả là của để dành chỉ còn 113 tỷ đồng (giảm 75%) vào cuối tháng 9, chủ yếu vẫn từ dự án Monarchy - Block B.
10 doanh nghiệp có của để dành giảm nhiều nhất sau 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Ngược lại với các doanh nghiệp trên, vẫn có nhiều doanh nghiệp tăng của để dành sau 9 tháng, thậm chí tăng bằng lần. Tiêu biểu là 3 doanh nghiệp: CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương , CTCP Tập đoàn EverLand và CTCP Thế Kỷ 21 (UPCoM: C21) khi đầu năm có chưa đến 1 tỷ đồng thì vào cuối tháng 9, giá trị của để dành của BCE và C21 đã lên hàng chục tỷ đồng, EVG vượt hơn 100 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp đáng chú ý khác cũng có của để dành tăng mạnh là CTCP Tập đoàn Real Tech khi ghi nhận hơn 2.2 ngàn tỷ đồng, gấp 2.4 lần đầu năm. Khoản chênh lệch này chủ yếu từ hơn 1 ngàn tỷ đồng tiền khách hàng trả trước mua căn hộ thuộc dự án Sunshine Golden River. Ngoài ra, tiền trả trước cho dự án Sunshine City Sài Gòn cũng tăng từ 403 tỷ đồng lên 898 tỷ đồng.
10 doanh nghiệp có của để dành tăng nhiều nhất sau 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Xét về độ lớn, 2 doanh nghiệp “họ Vin” là Tập đoàn VINGROUP - CTCP và CTCP Vinhomes vẫn dẫn đầu thị trường với lần lượt hơn 55.4 ngàn tỷ đồng và xấp xỉ 40 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này giảm 32% và 37% so với đầu năm. Theo sau là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va với gần 17.9 ngàn tỷ đồng, tăng 12%.
10 doanh nghiệp có của để dành lớn nhất tại thời điểm 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
“Ông lớn” khu công nghiệp Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp ghi nhận của để dành giảm 10%, về 4 ngàn tỷ đồng, phần chênh lệch chủ yếu từ việc các khoản ứng trước của khách hàng mua BĐS giảm, trong khi lãi nội bộ đất chuyển nhượng chờ hoàn lại giữ nguyên ở mức 594 tỷ đồng.
Ngược lại, 1 thành viên trong hệ thống của BCM là CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên có của để dành tăng 4%, lên gần 3.2 ngàn tỷ đồng. Phần tăng thêm chủ yếu từ khoản trả tiền trước của 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH Gỗ Sâm Thành và CTCP Trần Đức. Trong khi đó, doanh thu chưa thực hiện từ việc cho thuê đất khu công nghiệp của NTC lại giảm gần 2%, còn gần 3,023 tỷ đồng.
Cũng không quá ngạc nhiên khi hầu hết doanh nghiệp có giá trị của để dành lớn ở thời điểm hiện tại đều là “ông lớn” trong ngành.
Của để dành của 10 doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTổng lượng tiền mặt đang nắm giữ giảm gần 25%
Không chỉ hàng tồn kho, tổng lượng tiền đang nắm giữ (tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn) của 103 doanh nghiệp BĐS giảm 25%, còn gần 72 ngàn tỷ đồng. Các doanh nghiệp có tiền nhiều nhất là những cái tên quen thuộc như bộ 3 “họ Vin” gồm VIC, VHM và CTCP Vincom Retail ; tiếp đó là 2 doanh nghiệp nhà ở CTCP Đầu tư Nam Long và NVL; còn lại phần lớn là doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp như Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp , Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP và NTC.
Top 10 doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt nhiều nhất tại 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Hà Lễ
FILI
Nhà Đà Nẵng đu đỉnh cổ phiếu MWG?
CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (Mã chứng khoán: NDN - HNX) ghi nhận doanh thu quý 3/2023 tiếp tục giảm mạnh so với 2 quý liền trước còn 56 tỷ. Tuy nhiên, doanh nghiệp bất động sản này vẫn báo lãi ròng 27,6 tỷ đồng.
Dấu ấn đáng nói trong kỳ này là khoản doanh thu tài chính của công ty tăng gấp đôi lên 27,3 tỷ đồng - chiếm gần 55% tổng thu tài chính 9 tháng của công ty.
Tính từ đầu năm, NDN thu về 17,4 tỷ đồng lãi đầu tư chứng khoán - tăng so với mức 14 tỷ YoY.
Đến cuối quý 3, giá gốc chứng khoán đầu tư của NDN tăng 51% so với đầu năm lên mức 469 tỷ; khoản trích lập dự phòng giảm từ 86,7 tỷ về còn hơn 37 tỷ đồng (cuối quý 2, giá gốc đầu tư là 368 tỷ và trích lập dự phòng giảm giá 21,3 tỷ đồng).
Trong danh mục chứng khoán kinh doanh của Nhà Đà Nẵng quý 3, một cổ phiếu đang ghi nhận mức lãi tạm tính 20,8% là cổ phiếu MWG của CTCP Thế giới Di động.
Trước đó tại thời điểm cuối quý 1, khoản đầu tư này có giá gốc 17,65 tỷ đồng và NDN phải trích lập dự phòng hơn 323 triệu đồng. Đến cuối quý 2, giá gốc đầu tư cổ phiếu MWG của Nhà Đà Nẵng là 15,46 tỷ đồng và giá hợp lý là 17,1 tỷ.
Đáng nói, kể từ nửa sau tháng 9, cổ phiếu MWG đã có nhịp điều chỉnh mạnh về còn 52.600 đồng/cp (kết phiên 29/9).
Tạm tính với mức giá hợp lý cuối quý 3, Nhà Đà Nẵng khi đó đang sở hữu 385.000 cổ phiếu MWG; giá gốc mua vào vào là 43.56x đồng/cp.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MWG giảm mạnh 40% từ nửa sau tháng 9 đến cuối tháng 10, có thời điểm giá rơi về 35.x. Với mức giá 41.x đồng/cp (phiên sáng 17/11), tạm tính Nhà Đà Nẵng đang tạm lỗ nhẹ 4,5% với khoản đầu tư này (xét trong trường hợp số lượng cổ phiếu MWG nắm giữ không đổi so với thời điểm 30/9). Tính đến 14h07' phiên 17/11, cổ phiếu MWG giảm 0,48%, xuống 41.200 đồng/cp.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.