Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Năm 2024, nhóm công ty chứng khoán (CTCK) tại Việt Nam lại tiếp tục sôi động với cuộc đua tăng vốn. Các thương vụ tăng vốn được kỳ vọng gia tăng đáng kể lượng tiền phục vụ kinh doanh, điển hình là cho vay margin và tự doanh. Tuy nhiên, không ít cái tên phải rời cuộc đua vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đáng chú ý là các đơn vị ngừng phương án tăng vốn chủ yếu là những CTCK quy mô vốn vừa và nhỏ.
Trong thời gian tới, giới đầu tư có thể chứng kiến làn sóng các công ty chứng khoán (CTCK) tăng vốn, giá trị đặc biệt lớn tại những CTCK hàng đầu.
Theo thống kê, trong danh sách 10 CTCK có quy mô tài sản lớn nhất dựa trên BCTC kiểm toán năm 2023, hầu hết đều có những kế hoạch tăng vốn đã được thông qua, sẽ thực hiện trong năm 2024, 2025 và thậm chí sang cả năm 2026. Qua đó, bổ sung thêm tổng cộng gần 35 ngàn tỷ đồng vốn điều lệ, nếu mọi phương án đều được triển khai thành công, phần lớn đóng góp bởi Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), Chứng khoán VNDIRECT (VND) và Chứng khoán SSI.
Ở nhóm CTCK có quy mô tài sản nhỏ hơn, cũng xuất hiện các trường hợp có kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới.
Xu hướng là thế, nhưng không phải CTCK nào cũng suôn sẻ với kế hoạch của mình, nổi bật là các CTCK quy mô vừa và nhỏ như Chứng khoán Thành Công (TCI), Chứng khoán SBS hay Chứng khoán BETA đã rời cuộc đua tăng vốn.
TCI dừng tăng vốn vì không muốn cổ đông mất vốn
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Chứng khoán Thành Công T, tổ chức ngày 17/06/2024, đã thông qua nội dung chấm dứt thực hiện phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành ESOP để huy động khoảng 560 tỷ đồng dùng phục vụ cho vay margin. Giải đáp thắc mắc của cổ đông về lý do ngừng tăng vốn, Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đông Hải cho biết, TCI ra Nghị quyết tăng vốn vào năm 2022 - thời đỉnh điểm của thị trường (1,500 điểm), nhưng sau đó dần đi xuống và chậm phục hồi. Việc tăng vốn vào thời điểm này có thể khiến cổ đông mất thêm tiền và vốn, đồng thời không tốt cho Công ty.
Cũng theo vị Phó Chủ tịch này, với phương châm“không để cổ đông mất thêm vốn”, TCI quyết định ngừng phương án và đợi thị trường thuận lợi hơn, giá cổ phiếu tốt hơn sẽ cân nhắc thực hiện lại.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TCI tổ chức sáng 17/06/2024
Theo tìm hiểu của người viết, các phương án tăng vốn đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 của TCI thông qua, sau đó sửa đổi tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, bao gồm (1) phát hành hơn 14.6 triệu cp trả cổ tức năm 2021, (2) chào bán gần 50.9 triệu cp cho cổ đông hiện hữu và (3) phát hành 5 triệu cp ESOP.
Nhưng đến thời điểm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024, TCI chỉ mới triển khai phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu.
SBS từ bỏ kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu?
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Chứng khoán SBS (UPCoM: SBS) lần 3, phương án phát hành riêng lẻ không còn nằm trong bộ tài liệu trình cổ đông, dù tờ trình này đã xuất hiện trong tài liệu công bố ở lần tổ chức thứ nhất.
Phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ không còn xuất hiện tại đại hội
Nguồn: SBS, người viết tổng hợpCụ thể, tài liệu đại hội do SBS công bố có phần tờ trình phương án phát hành riêng lẻ 30 triệu cp trong năm 2024, chậm nhất đến hết năm 2025, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận. Dự kiến thu về số tiền 300 tỷ đồng, dùng cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, bao gồm hoạt động môi giới, margin và tự doanh.
Ban đầu, SBS có kế hoạch huy động đến 500 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong năm 2023 đến năm 2025, được thông qua tại đại hội thường niên ngày 05/06/2023 và đại hội bất thường ngày 28/11/2022. Tuy nhiên, phương án đã không được thực hiện, do nhiều yếu tố khách quan, chưa tìm được nhà đầu tư phù hợp.
Chứng khoán BETA chưa định ngày quay lại tăng vốn
Lộ trình tăng vốn của CTCP Chứng khoán BETA là một trong các vấn đề cổ đông chất vấn tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.
Thắc mắc của cổ đông bắt nguồn từ việc ĐHĐCĐ thường niên 2022 có thông qua phương án phát hành 12 triệu cp (10 triệu cp cho cổ đông hiện hữu và 2 triệu cp riêng lẻ), dự kiến thực hiện trong năm 2022 và ngay sau khi UBCKNN chấp thuận.
Khi đó, BETA muốn huy động 120 tỷ đồng với mục đích bổ sung vốn kinh doanh, nhằm nâng cao năng lực cho vay giao dịch ký quỹ, năng lực đầu tư. Trong thời gian chưa sử dụng, nguồn tiền sẽ được dùng để đầu tư trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi hoặc các hình thức đầu tư khác để đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Nhưng chỉ sau đó 1 năm, ĐHĐCĐ thường niên 2023 lại thông qua việc hủy phương án phát hành này, với lý do diễn biến khó khăn của thị trường vĩ mô nói chung và thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng trong năm 2022, nên chưa phù hợp để thực hiện.
Trả lời cổ đông, Thành viên HĐQT Huỳnh Văn Tốt cho biết, cần phải có định hướng cụ thể, kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng khi tăng vốn mới mang lại hiệu quả tốt cho Công ty và cổ đông.
Trên đây là 3 trường hợp các CTCK Việt Nam buộc phải thay đổi hoặc thậm chí là tạm dừng kế hoạch tăng vốn. Đáng nói, cả 3 trường hợp đều có quy mô vừa và nhỏ.
Dù có một số tay chơi rời cuộc đua, kế hoạch tăng vốn của các CTCK trong năm 2024 vẫn rất đáng để kỳ vọng với các đợt tăng vốn của những ông lớn như ACBS, HSC, SSI, SHS, VCI…
Lộ trình tăng vốn dự kiến của một số CTCK tại Việt Nam
Nguồn: TPS Research, người viết tổng hợpTrong một báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2024, vừa được TPS công bố, bộ phân phân tích Công ty này dự báo “hầu bao” margin từ các CTCK sẽ được mở rộng trong nửa cuối năm 2024 đến hết năm 2025, nhờ hoạt động tăng vốn.
Huy Khải
FILI
Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong nửa cuối năm
Nhìn chung vùng giá 1.360 - 1.400 điểm sẽ là vùng giá mà VN-Index hướng đến trong kịch bản tích cực.
Nhận định rằng nhiều yếu tố sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm, TPS khẳng định chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn.
Chứng khoán Tiên Phong (TPS) dự kiến lượng vốn vay margin trong nửa cuối năm sẽ tăng mạnh khi trong giai đoạn cuối 2023 và nửa đầu năm, hàng loạt công ty chứng khoán đã thông qua kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ trong 2024 như ACBS, HSC, SSI, SHS, VCI. Thực tế đó cho thấy dư địa cho vay margin trong thời gian tới sẽ còn rất lớn và sẽ hỗ trợ cho đà tăng thị trường chứng khoán.
Các kênh đầu tư khác sẽ kém hấp dẫn hơn
Bên cạnh đó, hai quý cuối năm sẽ giai đoạn tiền đề cho xu hướng tăng của thị trường từ câu chuyện nâng hạng thị trường đang sáng hơn; hệ thống KRX đang gấp rút hoàn thiện, kỳ vọng được triển khai từ tháng 9/2024. Ngoài ra, các sắc luật quan trọng như Luật Đất đai, Kinh doanh Bất động sản, có hiệu lực từ quý 3 sẽ tạo động lực tăng điểm cho thị trường.
Xét về định giá, VN-Index hiện đang giao dịch tại mức P/E 14,4x. Mức định giá hiện tại vẫn còn hấp dẫn khi so với triển vọng phục hồi lợi nhuận của các doanh nghiệp trong năm nay và so với mức trung bình 10 năm là 15,2x. Định giá P/B của VN-Index hiện ở mức 1,8x và đang thấp hơn mức trung bình 10 năm là 2,2x.
Trong khi đó, các kênh đầu tư khác sẽ kém hấp dẫn hơn so với chứng khoán.
Đối với vàng, giá vàng đang chứng kiến một xu hướng giảm đáng kể tính từ tháng 5 cho tới hiện nay, và đà giảm này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. TPS đưa ra kịch bản giá vàng có thể về lại mức giá nền 2.000 USD và chấm dứt xu thế tăng của giá vàng tính từ năm 2015 cho đến nay.
Việc trái phiếu phát hành mới vẫn duy trì ở mức khá thấp do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát hành mới và cần tất toán, tái cấu trúc nợ. Thêm vào đó, nợ phải trả tính đến cuối năm ở mức khá lớn. TPS đánh giá, thị trường trái phiếu sẽ có khởi sắc hơn trong giai đoạn cuối năm, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn khiến nhà đầu tư thận trọng hơn.
3 kịch bản VN-Index nửa cuối năm 2024
Ở kịch bản tích cực, thanh khoản vẫn duy trì ở ngưỡng trung bình của 20 tuần gần nhất (trên đồ thị tuần). Việc này cho thấy thị trường chỉ cần giữ vững được vùng trên 1.270 – 1.280 điểm, tích lũy và sau đó tìm động lực bật tăng với điều kiện thanh khoản tuần bùng nổ phải cao hơn ít nhất 20% so với ngưỡng trung bình của 20 phiên trước đó.
Nếu kịch bản này xảy ra thì đà tăng của VN-Index sẽ dễ gặp rung lắc ở vùng 1.320 điểm và 1.350 điểm, nhưng cũng có khả năng có một nhịp kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.300 điểm một lần nữa trước khi chính thức tạo đáy và bắt đầu một xu thế tăng mới.
Ở kịch bản này, thanh khoản là yếu tố quan trọng nhất để khẳng định được xu thế tăng đó có bền vững hay không. Nếu thị trường tăng mạnh về giá nhưng thanh khoản không tăng tương ứng thì đà tăng khó có thể duy trì được lâu dài và dễ dẫn đến việc bên bán thực hiện chốt lời gây ra tâm lý bán mạnh trên thị trường chung.
Nhìn chung vùng giá 1.360 - 1.400 điểm sẽ là vùng giá mà VN-Index hướng đến trong kịch bản tích cực.
Ở kịch bản cơ sở, thị trường sẽ có một nhịp chỉnh trong ngắn hạn do áp lực bán tăng lên từ các nhà đầu tư đã có lợi nhuận trong tháng 4 và thị trường tiếp tục phá vỡ 1.300 điểm không thành công, điều này dấy lên những nghi ngại cho nhà đầu tư hiện hữu. Đặc điểm của giai đoạn này thường thanh khoản sẽ giảm, duy trì quanh ngưỡng trung bình của 20 phiên gần nhất trên đồ thị ngày nhưng thường là thấp hơn ngưỡng này.
Nếu chỉ số VN-Index đóng cửa dưới 1.270 điểm trên đồ thị tuần trong tháng 6, tạo thành một cặp nến tạo đỉnh khi thân nến tuần nhấn chìm cây nến đầu tuần 03/06 thì kịch bản cơ sở sẽ được kích hoạt. Vùng giá mà VN-Index có thể tìm đến nằm trên đường trendline chéo ở ngưỡng 1.210 điểm. Tại vùng này, TPS thị trường sẽ có phản ứng tích cực và tạo đáy tiếp quanh vùng giá này (+/- 20 điểm).
Ở kịch bản tiêu cực, thanh khoản trong các phiên giảm điểm càng mạnh thì nhịp điều chỉnh sẽ kết thúc nhanh. Ngược lại, nếu thanh khoản giảm nhẹ kèm giá giảm nhẹ tương ứng thì thị trường sẽ mất nhiều thời gian để hấp thụ hết lượng bán nhỏ giọt này.
TPS đánh giá kịch bản tiêu cực một không dễ xảy ra ở giai đoạn hiện tại. Kịch bản này cần phải có sự bán tháo mạnh trên diện rộng trên toàn bộ các ngành của thị trường. Làn sóng bán tháo mạnh này thường sẽ kéo theo việc call margin và tiếp tục đẩy giá xuống những vùng giá thấp hơn.
Vùng giá 1.180 điểm (+/- 20 điểm) là vùng giá TPS kỳ vọng thị trường sẽ không phá vỡ và VN-Index có thể tạo đáy được quanh vùng giá này.
Một kịch bản tích cực hơn cho thị trường chứng khoán giai đoạn cuối năm 2024
Thanh khoản là yếu tố quan trọng nhất để khẳng định được xu thế tăng của thị trường có bền vững hay không.
Thị trường chứng khoán đã có tuần giao dịch cuối cùng của tháng 6 khá tiêu cực khi chỉ số VN-Index đã có những phiên giảm sâu cùng thanh khoản kém sôi động.
VN-Index giảm mạnh 36,7 điểm (-2,86%) xuống mức 1.245,32 điểm với sự xuất hiện cây nến đỏ có thân dài cho thấy tâm lý rất lo lắng của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch đang duy trì dưới mức trung bình 20 ngày chứng tỏ dòng tiền vẫn chưa phục hồi trở lại.
Hiện tại, việc khối ngoại liên tục bán ròng mạnh sẽ càng ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của chỉ số trong thời gian tới. Tổng cộng cả tháng 6, khối ngoại đã bán ròng 436,69 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt gần 16.800 tỉ đồng, chỉ thua tháng kỷ lục vừa được thiết lập vào tháng 5 khi bán ròng hơn 19.000 tỉ đồng.
Trong báo cáo phân tích về thị trường chứng khoán giai đoạn cuối năm 2024, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán TPS vẫn đánh giá còn có nhiều yếu tố hỗ trợ cho việc quay trở lại đà tăng điểm của thị trường.
TPS dự kiến lượng vốn vay margin trong nửa cuối năm sẽ tăng lên đáng kể khi trong giai đoạn cuối 2023 và nửa đầu năm, hàng loạt công ty chứng khoán đều đã thông qua kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ trong 2024. Điều đó cho thấy dư địa cho vay margin trong thời gian tới sẽ còn rất lớn và sẽ hỗ trợ cho đà tăng thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, hai quý cuối năm sẽ là giai đoạn tiền đề cho xu hướng Uptrend của thị trường từ câu chuyện nâng hạng thị trường đang sáng hơn; hệ thống KRX đang gấp rút hoàn thiện, kỳ vọng được triển khai từ tháng 9.2024.
Công ty Chứng khoán TPS đưa ra kịch bản tích cực nhất cho thị trường đó là thanh khoản vẫn duy trì ở ngưỡng trung bình của 20 tuần gần nhất (trên đồ thị tuần). Việc này cho thấy thị trường chỉ cần giữ vững được vùng trên 1.270 - 1.280 điểm, tích lũy và sau đó tìm động lực bật tăng với điều kiện thanh khoản tuần bùng nổ phải cao hơn ít nhất 20% so với ngưỡng trung bình của 20 phiên trước đó.
Nếu kịch bản này xảy ra thì đà tăng của VN-Index sẽ dễ gặp rung lắc ở vùng 1.320 điểm và 1.350 điểm, nhưng cũng có khả năng có một nhịp kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.300 điểm một lần nữa trước khi chính thức tạo đáy và bắt đầu một xu thế tăng mới.
Ở kịch bản này, thanh khoản là yếu tố quan trọng nhất để khẳng định được xu thế tăng đó có bền vững hay không. Nếu thị trường tăng mạnh về giá nhưng thanh khoản không tăng tương ứng thì đà tăng khó có thể duy trì được lâu dài và dễ dẫn đến việc bên bán thực hiện chốt lời gây ra tâm lý bán mạnh trên thị trường chung.
Ở kịch bản tiêu cực, thanh khoản trong các phiên giảm điểm càng mạnh thì nhịp điều chỉnh sẽ kết thúc nhanh. Ngược lại, nếu thanh khoản giảm nhẹ kèm giá giảm nhẹ tương ứng thì thị trường sẽ mất nhiều thời gian để hấp thụ hết lượng bán nhỏ giọt này.
TPS đánh giá kịch bản tiêu cực một không dễ xảy ra ở giai đoạn hiện tại. Làn sóng bán tháo mạnh này thường sẽ kéo theo việc call margin và tiếp tục đẩy giá xuống những vùng giá thấp hơn. Vùng giá 1.180 điểm (+/- 20 điểm) là vùng giá TPS kỳ vọng thị trường sẽ không phá vỡ và VN-Index có thể tạo đáy được quanh vùng giá này.
Chứng khoán chịu nhiều áp lực khi dòng tiền nhà đầu tư cá nhân rút lui
Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân đang đóng vai trò giữ cân bằng trước sức bán mạnh của khối ngoại.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chứng khoán đang chuyển qua trạng thái kém tích cực.
Thị trường có tuần cuối cùng của tháng 6 khá tiêu cực khi chỉ số VN-Index đã có những phiên giảm sâu cùng thanh khoản kém sôi động. Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 36,7 điểm (-2,86%) xuống mức 1.245,32 điểm. Thanh khoản trên sàn HOSE tuần này giảm so với tuần trước đó khi khối lượng khớp lệnh giảm 8,8%, tổng giá trị giảm 5,6%, tương ứng đạt 110.203 tỉ đồng.
Đáng chú ý vào ngày 28.6 vừa qua, VN-Index đã có phiên giao dịch cuối cùng của quý II/2024 với diễn biến tiêu cực. Áp lực bán gia tăng mạnh cuối phiên đã khiến VN-Index không giữ được vùng giá hỗ trợ tâm lý quan trọng quanh 1.250 điểm. Điều này khiến xu hướng ngắn hạn của thị trường đang chuyển qua trạng thái kém tích cực.
Nhà đầu tư ngoại vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi tiếp tục bán ròng gần 4.500 tỉ đồng trong tuần cuối cùng của tháng 6. Ở tuần giao dịch từ ngày 24-28.6 trên toàn thị trường, khối ngoại đã bán ròng 118,78 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt hơn 4,4 nghìn tỉ đồng. Tổng cộng cả tháng 6, khối ngoại đã bán ròng 436,69 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt gần 16,8 nghìn tỉ đồng, chỉ thua tháng kỷ lục vừa được thiết lập vào tháng 5 khi bán ròng hơn 19 nghìn tỉ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài thường đóng góp khoảng 10% giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó việc khối ngoại bán ròng kỷ lục chắc chắn sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường. Tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán hiện ở mức 17,5%, giảm khoảng 0,75% so với thời điểm cuối năm 2023.
Tuy nhiên, thời gian qua nhờ dòng vốn dồi dào của nhà đầu tư cá nhân trong nước, đã hấp thụ hết lượng bán ra của khối ngoại. Do đó, nhiều quan điểm cho rằng cho rằng, nếu môi trường lãi suất thấp tiếp tục được duy trì sẽ là yếu tố quan trọng giúp dòng tiền nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới, hấp thụ được lượng bán ròng của khối ngoại nếu hoạt động rút vốn còn tiếp diễn.
TS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc đầu tư DG Capital kỳ vọng, áp lực rút vốn của khối ngoại sẽ giảm trong nửa sau của năm 2024 và năm 2025 khi tỉ giá hạ nhiệt theo lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed. Tích cực hơn, dòng vốn ngoại sẽ sớm quay lại nếu có những bước tiến rõ rệt hơn cho tiến trình nâng hạng thị trường mới nổi của Việt Nam.
Nhận định về thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm 2024, các chuyên gia của TPS Research vừa có báo cáo phân tích, trong đó đưa ra quan điểm sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ dòng tiền trong thời gian tới. Dự kiến lượng vốn vay margin nửa cuối 2024 sẽ tăng lên đáng kể khi hàng loạt các công ty chứng khoán đã thông qua kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ trong 2024 cho thấy, dư địa cho vay margin thời gian tới còn rất lớn và hỗ trợ cho đà tăng của thị trường chứng khoán.
Các chuyên gia của TPS Research nhận định, nửa cuối 2024 sẽ là giai đoạn tiền đề cho xu hướng tăng của thị trường từ câu chuyện nâng hạng đang sáng hơn khi trong báo cáo đánh giá của MSCI tháng 6.2024 cho thấy Việt Nam đã cải thiện được tiêu chí khả năng chuyển nhượng, hệ thống KRX đang gấp rút hoàn thiện, kỳ vọng được triển khai từ tháng 9.2024, củng cố cho khả năng nâng hạng. Đặc biệt, các bộ luật quan trọng như Luật Đất đai, Kinh doanh bất động sản,... có hiệu lực từ quý III/2024 sẽ tạo động lực tăng điểm cho thị trường chứng khoán.
Chứng khoán chịu nhiều áp lực khi dòng tiền nhà đầu tư cá nhân rút lui
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chứng khoán đang chuyển qua trạng thái kém tích cực.
Thời gian qua nhờ dòng vốn dồi dào của nhà đầu tư cá nhân trong nước, đã hấp thụ hết lượng bán ra của khối ngoại. Do đó, nhiều quan điểm cho rằng cho rằng, nếu môi trường lãi suất thấp tiếp tục được duy trì sẽ là yếu tố quan trọng giúp dòng tiền nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới, hấp thụ được lượng bán ròng của khối ngoại nếu hoạt động rút vốn còn tiếp diễn.
TS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc đầu tư DG Capital kỳ vọng, áp lực rút vốn của khối ngoại sẽ giảm trong nửa sau của năm 2024 và năm 2025 khi tỉ giá hạ nhiệt theo lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed. Tích cực hơn, dòng vốn ngoại sẽ sớm quay lại nếu có những bước tiến rõ rệt hơn cho tiến trình nâng hạng thị trường mới nổi của Việt Nam.
Nhận định về thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm 2024, các chuyên gia của TPS Research vừa có báo cáo phân tích, trong đó đưa ra quan điểm sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ dòng tiền trong thời gian tới. Dự kiến lượng vốn vay margin nửa cuối 2024 sẽ tăng lên đáng kể khi hàng loạt các công ty chứng khoán đã thông qua kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ trong 2024 cho thấy, dư địa cho vay margin thời gian tới còn rất lớn và hỗ trợ cho đà tăng của thị trường chứng khoán.
Các chuyên gia của TPS Research nhận định, nửa cuối 2024 sẽ là giai đoạn tiền đề cho xu hướng tăng của thị trường từ câu chuyện nâng hạng đang sáng hơn khi trong báo cáo đánh giá của MSCI tháng 6.2024 cho thấy Việt Nam đã cải thiện được tiêu chí khả năng chuyển nhượng, hệ thống KRX đang gấp rút hoàn thiện, kỳ vọng được triển khai từ tháng 9.2024, củng cố cho khả năng nâng hạng. Đặc biệt, các bộ luật quan trọng như Luật Đất đai, Kinh doanh bất động sản,... có hiệu lực từ quý III/2024 sẽ tạo động lực tăng điểm cho thị trường chứng khoán.
“Sức nóng” tỷ giá sẽ hạ nhiệt từ nửa đầu năm 2025
Sang nửa đầu năm 2025, áp lực về tăng trưởng kinh tế vẫn còn, nhưng không cao như nửa cuối 2025. Đồng thời, lạm phát sẽ kiểm soát tốt hơn. Nếu lạm phát đến sẽ chủ yếu là do chi phí đẩy chứ không phải do cầu kéo. Còn về yếu tố tỷ giá, nửa đầu 2025, tỷ giá không còn nhiều áp lực nữa...
Theo khảo sát ngày 28/6, tỷ giá trung tâm USD/VND được Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.260 USD/VND, giảm 4 đồng so với phiên giao dịch ngày 27/6. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại dao động trong khoảng 23.048 - 25.473 USD/VND.
Tại Vietcombank, giá USD có mức mua vào là 25.223 USD/VND và mức bán ra là 25.473 USD/VND, giảm 4 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước. Eximbank có giá mua vào là 25.210 USD/VND và bán ra 25.473 USD/VND.
Trên thị trường tự do, giá USD sáng 28/6 được giao dịch ở mức mua vào 25.940 USD/VND và bán ra ở mức 26.020 USD/VND.
Tại một tọa đàm được tổ chức mới đây, ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup đã đưa ra dự báo rằng tỷ giá sẽ tiếp tục căng thẳng trong nửa cuối 2024, tuy nhiên sang đến nửa đầu 2025 thì không còn nhiều áp lực nữa.
Theo phân tích của ông Báu, trong hai quý cuối năm, tăng trưởng kinh tế và tỷ giá sẽ là hai yếu tố tác động lớn nhất lên việc điều hành chính sách. Trước đó vào năm 2023 đã hoàn thành mục tiêu nên áp lực tăng trưởng kinh tế lên nhà điều hành trong năm nay sẽ rất lớn và có thể đè nặng lên cả chính sách về lạm phát và tỷ giá. Cụ thể, cơ quan điều hành vừa phải tăng trưởng kinh tế bằng cách duy trì lãi suất thấp, vừa phải ngăn chặn dòng vốn hút ra do lãi suất Việt Nam quá thấp so với toàn cầu.
Về yếu tố tỷ giá, ông Báu cho biết: "Tỷ giá từ giờ đến rất áp lực, nhưng đến cuối năm có thể đỡ hơn. Ngày trước đặt mục tiêu khoảng 2 - 3% nhưng đến thời điểm hiện tại có thể phải điều chỉnh lại mục tiêu. Từ nay đến cuối năm không mất giá thêm đã là thành công".
Với yếu tố lạm phát, vị chuyên gia nhận định lạm phát sẽ chỉ áp lực đến tháng 8, sau đó sẽ đi ngang và hạ nhiệt. Mục tiêu 4,5% được cho rằng rất an toàn cho nhà điều hành và sẽ kiểm soát được dưới mốc này.
Theo CEO WiGroup, sang nửa đầu năm 2025, những sức ép này sẽ dịu bớt. Trong khi đó, áp lực về tăng trưởng kinh tế vẫn còn, nhưng không cao như nửa cuối 2025. Đồng thời, lạm phát sẽ kiểm soát tốt hơn, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn yếu. Nếu lạm phát đến sẽ chủ yếu là do chi phí đẩy chứ không phải do cầu kéo. Còn về yếu tố tỷ giá, ông Báu tin rằng từ nửa đầu 2025, tỷ giá không còn nhiều áp lực nữa.
Theo bà Phan Thị Liên, Kinh tế trưởng của Trung tâm Phân tích TPS, trong nửa cuối 2024, lạm phát và tỷ giá vẫn sẽ chịu áp lực, nhưng không quá cao như những năm trước.
Cụ thể, bà Liên cho hay, lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong những tháng gần đây. Tháng 6 thì lạm phát ở mức 4,49%, nhưng kể từ tháng 7 trở đi, lạm phát có thể hạ nhiệt và cả năm ở mức 3,4%. Lạm phát lõi cả năm dự phóng khoảng 2,9%, không có nhiều áp lực.
Về yếu tố tỷ giá, theo số liệu TPS, tỷ giá đã tăng khoảng 4,3%. Trong bối cảnh hiện tại, TPS dự phóng tỷ giá có thể lên tới 5,3%, nhưng về cuối quý và cuối năm, tỷ giá sẽ thuận lợi hơn, khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới bắt đầu hạ lãi suất.
“Nhập khẩu đã đảm bảo đủ, xuất khẩu sẽ sớm vượt qua nhập khẩu giúp tỷ giá đỡ áp lực hơn. Chúng tôi kỳ vọng chính sách tiền tệ vẫn sẽ nới lỏng như hiện tại", bà Phan Thị Liên nói.
Dựa trên những yếu tố đã phân tích, ông Trần Ngọc Báu cho rằng trong nửa cuối 2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ không thể nào nới lỏng như đầu năm và phải thắt chặt ở một số khu vực. Còn từ nửa đầu 2025, chính sách sẽ được nới lỏng trở lại.
CEO WiGroup nhận xét, lãi suất chính sách nhiều khả năng sẽ giữ nguyên, hoặc chỉ tăng nhẹ từ 0,25 - 0,5 điểm phần trăm do việc tăng lãi suất chính sách không còn quan trọng vì lãi suất liên ngân hàng đã tương đương với lãi suất tại Mỹ.
"Vì vậy, câu chuyện lãi suất nằm ở thị trường 1. Nếu có đẩy lãi suất thị trường 2 lên thêm thì tác động lên tỷ giá cũng không quá lớn. Thay vào đó phải đẩy lãi suất toàn nền kinh tế lên", chuyên gia nhấn mạnh.
Theo dự phóng của WiGroup, hiện lãi suất đã nhích lên khoảng từ 0,5 - 0,75 điểm phần trăm và đến cuối năm, lãi suất kỳ hạn 1 năm có thể ở mức từ 5,5 – 6 điểm phần trăm, thay vì trung bình khoảng 5% như hiện nay. Ông Báu cho rằng cần chấp nhận lãi suất đã chạm đáy và sẽ tiếp tục đi lên.
Sang tới nửa đầu 2025, trước áp lực tỷ giá giảm, lãi suất chính sách và lãi suất huy động có thể đi ngang hoặc hạ nhiệt. Tuy vậy, chuyên gia cũng cảnh báo cần hết sức quan tâm tới áp lực tỷ giá bởi nhà điều hành vẫn đang phải "gồng" và phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài chứ không phải trong nước. Khi không gồng được tỷ giá nữa thì lãi suất sẽ phải thay đổi.
BAF bị phạt "kép" liên quan đến trái phiếu
Công bố thông tin không đúng quy định, BAF bị phạt hơn 242 triệu đồng.
Công ty CP Nông nghiệp BaF Việt Nam (HoSE: BAF) vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng do hành vi công bố thông tin không đúng quy định.
Bên cạnh đó, BAF đã không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) hàng loạt các tài liệu là các Nghị quyết của HĐQT Công ty trong năm 2022 và 2023.
Công ty cũng không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu kỳ báo cáo năm 2022 của đợt chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 1, không công bố thông tin cho HNX về Báo cáo thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành với người sở hữu trái phiếu bán niên năm 2023, Công bố thông tin không đúng thời hạn trên trang thông tin điện tử của HNX đối với Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2023 về việc điều chỉnh công thức tính giá chuyển đổi tại phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Công bố thông tin không đúng thời hạn trên trang thông tin điện tử của HNX và trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN đối với Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu kỳ báo cáo bán niên năm 2023 của đợt chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 1; Công bố thông tin không đúng thời hạn cho HNX về Báo cáo kết quả chào bán trái phiếu đối với đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ. Đối với những vi phạm này, BAF bị phạt thêm 92,5 triệu đồng.
Ngoài ra, BAF không trình bày đầy đủ thông tin tại Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2022, năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023 và năm 2023 theo mẫu quy định. Với vi phạm này, BAF bị UBCKNN phạt 65 triệu đồng.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý I/2024, doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của BAF lần lượt đạt 1.292 tỷ đồng và 120 tỷ đồng, tăng lần lượt 58% và tăng gấp 40 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do giá heo hơi tăng mạnh trong quý đầu năm nhờ dip Tết Nguyên đán và nhu cầu hồi phục đối với mặt hàng thực phẩm.
Trên thị trường, cổ phiếu BAF chốt phiên giao dịch ngày 27/6 đạt thị giá 20.300 đồng/cổ phiếu, giảm gần 13% so với hồi cuối tháng 5.
Năm 2024, BAF đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 5.544 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế đạt 306 tỷ đồng, tăng 11 lần so với năm trước. BAF đặt mục tiêu tổng quy mô đàn heo trong năm 2024 tăng gấp đôi so với cuối năm 2023, nâng tổng đàn lên 75.000 con heo nái và 800.000 con heo thịt. Trong năm 2024, BAF sẽ chú trọng mở rộng kênh phân phối sản phẩm tại các siêu thị lớn như Big C, AEON và đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển trang trại với mục tiêu đạt top 3 ngành chăn nuôi tại Việt Nam vào năm 2030.
Về kế hoạch đầu tư, trong giai đoạn 2024 – 2025, BAF lên kế hoạch đầu tư thêm 18 trang trại mới và 2 nhà máy thức ăn chăn nuôi. Riêng trong năm 2024, BAF dự kiến đưa vào hoạt động tổng cộng 7 trang trại mới và khởi công 6 trang trại cùng 1 nhà máy thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, BAF đang sở hữu hệ thống gồm 32 trang trại nuôi heo nái và heo thịt với tổng quy mô gần 430.000 con, cho sản lượng khoảng 1 triệu heo thương phẩm/năm.
Chứng khoán Tiên Phong (TPS) ước tính kết quả kinh doanh quý II/2024 với doanh thu thuần ước đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 84 tỷ đồng, gấp 5,9 lần so với cùng kỳ. Với kết quả này, BAF ước đạt 65% kế hoạch doanh thu, 66% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm 2024.
Đồng thời, Công ty Chứng khoán này cũng chỉ ra 3 yếu tố tác động đấn triển vọng kinh doanh của BAF, cụ thể: Thứ nhất, lợi nhuận đột biến nhờ quy mô chăn nuôi tăng mạnh, giá heo hơi neo cao. Trong năm 2024, nhiều trang trại mới của BAF được đi vào vận hành, nâng số lượng heo bán ra thị trường trong năm 2024, ước tính lên tới 600 ngàn con, tăng gấp đôi so với 2023. Bên cạnh đó, nguồn cung heo trên thị trường hiện nay đang thiếu hụt do người dân cắt giảm chăn nuôi trong giai đoạn dịch đầu năm 2024. Cần ít nhất 18 tháng mới có nguồn heo mới được cung ra thị trường. Như vậy, khả năng giá heo sẽ cao trong năm 2024 và duy trì ở mức 70.000 VND/kg heo hơi, tăng trên 43% so với thời điểm cuối năm 2023.
Thứ hai, cơ cấu doanh thu chuyển dịch dần sang hoạt động chăn nuôi có biên lợi nhuận cao hơn. Theo kế hoạch của BAF, kinh doanh nông sản có biên lợi nhuận gộp thấp khoảng 2% sẽ được giảm dần để dồn phần lớn nguồn lực cho hoạt động chăn nuôi có biên lợi nhuận gộp cao hơn khoảng 27,4%. Sản lượng heo thương phẩm của BAF dự kiến tăng từ 720 nghìn con năm 2023 lên 6 triệu con vào năm 2030.
Thứ ba, giá vốn thấp nhờ quy trình chăn nuôi khép kín. Nhờ quy trình sản xuất chăn nuôi khép kín (3F: Feed – Farm – Food), giá vốn chăn nuôi heo của BAF duy trì mức khá thấp, khoảng 43.000 VNĐ/kg so với 50.000 VNĐ/kg của các công ty truyền thống và 55.000 VNĐ/kg của các nông hộ.
Mặc dù vậy, đơn vị này cũng chỉ ra một số rủi ro đầu tư đối với BAF như: rủi ro về lãi suất, rủi ro dịch bệnh và rủi ro về các yếu tố đầu vào.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.