Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Công ty liên kết của VNPT bị xử phạt do không công bố thông tin đúng quy định
Ngày 30/08/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt đối với CTCP Dịch vụ Kỹ Thuật Viễn thông (UPCoM: TST) – công ty liên kết của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) về vi phạm trong công tác công bố thông tin.
Cụ thể, TST đã không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) các tài liệu: BCTC năm 2023; Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên và năm 2023; Báo cáo thường niên năm 2023; Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên năm 2024; Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 và 2024.
Với vi phạm trên, UBCKNN xử phạt hành chính TST số tiền 92.5 triệu đồng.
Thượng Ngọc
FILI
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 01/04 ra quyết định duy trì diện hạn chế giao dịch với cổ phiếu của CTCP Dịch vụ Kỹ Thuật Viễn thông (UPCoM: TST). Nguyên nhân do BCTC kiểm toán 2022 của TST bị tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến.
Theo đó, cổ phiếu TST chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Diễn biến giá cổ phiếu TST
Chi tiết hơn về ý kiến từ chối của kiểm toán, theo BCTC kiểm toán 2022, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán TTP cho biết số liệu liên quan đến tài sản, nợ phải trả của chi nhánh TST tại TPHCM dù đã giải thể nhưng vẫn được cộng hợp, thể hiện trên BCTC. Doanh nghiệp chưa rà soát, đối chiếu các số liệu liên quan để xác định và ghi nhận giá trị phù hợp cùng các khoản tổn thất nếu có. Đơn vị kiểm toán không thể thu thập đầy đủ bằng chứng phù hợp để đánh giá sự ảnh hưởng của vấn đề trên đến BCTC hợp nhất 2022 của TST.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán không tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2022 (do chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán). Các thủ tục thay thế cũng chưa thể giúp đưa ra nhận xét đầy đủ về tính đúng đắn của các khoản mục tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho…
TTP cũng cho biết các khoản công nợ phải thu, phải trả được ghi nhận trên báo cáo, dù đã gửi thư đối chiếu tới các khách nợ và chủ nợ nhưng vẫn chưa nhận được biên bản đối chiếu các khoản này. Do vậy, tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Về phía TST, Doanh nghiệp cũng… từ chối đưa ra ý kiến với những vấn đề đơn vị kiểm toán nêu ra.
Cụ thể, theo giải trình của TST, ông Ngô Văn Hiệp - Phó Giám đốc phụ trách chi nhánh Công ty TST tại TPHCM được miễn nhiệm mọi chức vụ từ ngày 01/02/2013. Ông Hiệp có trách nhiệm bàn giao công việc trước ngày 08/02/2013, nhưng đã không thực hiện bàn giao bất kỳ thông tin nào về số liệu chi nhánh này. TST cho biết việc này đã được giải trình từ các năm trước, và Công ty hiện không thể cung cấp lại thông tin, số liệu cho đơn vị kiểm toán, do đó từ chối đưa ra ý kiến.
Các vấn đề còn lại, TST chỉ dẫn lại ý kiến từ đơn vị kiểm toán mà không nhận xét gì thêm.
Bên cạnh việc bị hạn chế giao dịch, cổ phiếu TST cũng đang nằm trong diện cảnh báo theo quyết định từ ngày 07/07/2023, do chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 trong thời gian quy định, thuộc trường hợp cổ phiếu bị cảnh báo.
TST tiền thân là Trung tâm Kasati Hà Nội, là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp Khoa học sản xuất thiết bị thông tin được thành lập năm 1990. Năm 2000, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần, hoạt động chính trong các lĩnh vực: Nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học; Tư vấn kỹ thuật, lập các dự án đầu tư, thiết kế thẩm định các dự án công trình; Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, phụ tùng, linh kiện...
Ngày 13/12/2007, TST chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Hiện tại, cổ đông lớn nhất của TST là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), với tỷ lệ sở hữu khoảng 33%.
Về kết quả kinh doanh, Doanh nghiệp chưa công bố BCTC năm 2023. Tại báo cáo gần nhất (2022), TST lỗ ròng gần 28 tỷ đồng (năm trước lỗ gần 300 triệu đồng).
Tình hình kinh doanh của TST từ 2019
Châu An
FILI
Nhận ý kiến từ chối của kiểm toán, TST cũng… từ chối đưa ý kiến
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 01/04 ra quyết định duy trì diện hạn chế giao dịch với cổ phiếu của CTCP Dịch vụ Kỹ Thuật Viễn thông (UPCoM: TST). Nguyên nhân do BCTC kiểm toán 2022 của TST bị tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến.
Theo đó, cổ phiếu TST chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Chi tiết hơn về ý kiến từ chối của kiểm toán, theo BCTC kiểm toán 2022, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán TTP cho biết số liệu liên quan đến tài sản, nợ phải trả của chi nhánh TST tại TPHCM dù đã giải thể nhưng vẫn được cộng hợp, thể hiện trên BCTC. Doanh nghiệp chưa rà soát, đối chiếu các số liệu liên quan để xác định và ghi nhận giá trị phù hợp cùng các khoản tổn thất nếu có. Đơn vị kiểm toán không thể thu thập đầy đủ bằng chứng phù hợp để đánh giá sự ảnh hưởng của vấn đề trên đến BCTC hợp nhất 2022 của TST.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán không tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2022 (do chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán). Các thủ tục thay thế cũng chưa thể giúp đưa ra nhận xét đầy đủ về tính đúng đắn của các khoản mục tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho…
TTP cũng cho biết các khoản công nợ phải thu, phải trả được ghi nhận trên báo cáo, dù đã gửi thư đối chiếu tới các khách nợ và chủ nợ nhưng vẫn chưa nhận được biên bản đối chiếu các khoản này. Do vậy, tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Về phía TST, Doanh nghiệp cũng… từ chối đưa ra ý kiến với những vấn đề đơn vị kiểm toán nêu ra.
Cụ thể, theo giải trình của TST, ông Ngô Văn Hiệp - Phó Giám đốc phụ trách chi nhánh Công ty TST tại TPHCM được miễn nhiệm mọi chức vụ từ ngày 01/02/2013. Ông Hiệp có trách nhiệm bàn giao công việc trước ngày 08/02/2013, nhưng đã không thực hiện bàn giao bất kỳ thông tin nào về số liệu chi nhánh này. TST cho biết việc này đã được giải trình từ các năm trước, và Công ty hiện không thể cung cấp lại thông tin, số liệu cho đơn vị kiểm toán, do đó từ chối đưa ra ý kiến.
Các vấn đề còn lại, TST chỉ dẫn lại ý kiến từ đơn vị kiểm toán mà không nhận xét gì thêm.
Bên cạnh việc bị hạn chế giao dịch, cổ phiếu TST cũng đang nằm trong diện cảnh báo theo quyết định từ ngày 07/07/2023, do chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 trong thời gian quy định, thuộc trường hợp cổ phiếu bị cảnh báo.
TST tiền thân là Trung tâm Kasati Hà Nội, là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp Khoa học sản xuất thiết bị thông tin được thành lập năm 1990. Năm 2000, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần, hoạt động chính trong các lĩnh vực: Nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học; Tư vấn kỹ thuật, lập các dự án đầu tư, thiết kế thẩm định các dự án công trình; Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, phụ tùng, linh kiện...
Ngày 13/12/2007, TST chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Hiện tại, cổ đông lớn nhất của TST là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), với tỷ lệ sở hữu khoảng 33%.
Về kết quả kinh doanh, Doanh nghiệp chưa công bố BCTC năm 2023. Tại báo cáo gần nhất (2022), TST lỗ ròng gần 28 tỷ đồng (năm trước lỗ gần 300 triệu đồng).
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 7 bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Ngày 30/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an thông tin, qua công tác điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chứng minh làm rõ trong quá trình lập, phê duyệt, tổ chức đấu thầu Dự án đầu tư nâng cấp và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm sản phẩm vi cơ điện tử tại Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, đủ căn cứ xác định hành vi thông đồng giữa Cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu Tư vấn đấu thầu và nhà thầu cung cấp thiết bị là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ kỹ thuật T.S.T để trúng thầu, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Đấu thầu, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản nhà nước.
Ngày 28/9/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tổ 7 bị can; ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với:
1. Ngô Võ Kế Thành, sinh năm 1980, trú tại phường 14, quận 11, TP.HCM, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao TP.HCM
2. Hoàng Minh Bá, sinh năm 1978, trú tại đường Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM, Giám đốc Công ty TST.
3. Huỳnh Trọng Nghĩa, sinh năm 1975, trú tại phường 6, quận 10, TP.HCM, Giám đốc Công ty Trường Thịnh.
Ba bị can trên bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
4. Trần Thị Bình Minh, sinh năm 1963, nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM (đang bị tạm giam trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM).
5. Phan Tất Thắng, sinh năm 1968, phường 10, quận 3, TP.HCM, Phó Phòng Kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM.
Bị can Trần Thị Bình Minh và Phan Tất Thắng bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Các bị can Trần Duy Phước (trái) và Nguyễn Đức Quỳnh.
Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Duy Phước, sinh năm 1978, trú tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM, nguyên Kế toán trưởng Công ty TST và bị can Nguyễn Đức Quỳnh, sinh năm 1980, trú tại phường 13 quận Phú Nhuận, nguyên nhân viên Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao TP.HCM về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đúng quy định của pháp luật, thu giữ nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Thế Mạnh
FILI
Dù kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trong quý 2/2023 tăng trưởng so với cùng kỳ, nhưng kết quả này lại không từ hoạt động cốt lõi xây dựng, xây lắp.
Quý 2 phục hồi mạnh
Theo biểu đồ chỉ số cân bằng chung xu hướng sản xuất kinh doanh doanh nghiệp xây dựng của Tổng cục Thống kê, ngành xây dựng trong quý 2/2023 đã phục hồi mạnh mẽ so với quý trước đó, thậm chí là vượt cùng kỳ năm trước.
Chỉ số cân bằng xu hướng sản xuất kinh doanh (%) ngành xây dựng
Nguồn: Tổng cục Thống kêTuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho biết, các doanh nghiệp xây dựng đánh giá kết quả kinh doanh của ngành trong quý 2 vẫn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi 2 yếu tố là giá nguyên vật liệu tăng cao và việc không có hợp đồng xây dựng mới.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng. Còn hợp đồng xây dựng mới, với sự quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đầu tư công quý 2, các doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất. Ngược lại, doanh nghiệp xây dựng nhà các loại và xây dựng chuyên dụng vẫn còn gặp khó khăn.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Kinh doanh tăng trưởng không nhờ hoạt động xây dựng
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, doanh thu 55 doanh nghiệp xây dựng dân dụng trên sàn chứng khoán trong quý 2/2023 giảm gần 2% so với cùng kỳ, còn 23 ngàn tỷ đồng; nhưng tổng lãi ròng lại tăng gần 4%, lên hơn 1.3 ngàn tỷ đồng.
Kết quả toàn ngành tăng trưởng song thực tế chỉ có 9 doanh nghiệp có lãi ròng tăng so với cùng kỳ. Trong đó, Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An là doanh nghiệp có mức tăng mạnh nhất với lãi xấp xỉ 15 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ hơn 63 triệu đồng. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận của DIH lại đến từ hoạt động bất động sản.
Cụ thể, doanh thu quý 2 của DIH đạt hơn 105 tỷ đồng, gấp 2.4 lần cùng kỳ, nhưng trong đó hơn 93 tỷ đồng từ bất động sản mới phát sinh. DIH cho biết, quý 2, Công ty đẩy mạnh khai thác dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư có kết hợp chỉnh trang đô thị Khối Lâm Sa - Tu Lễ - Xuân Hòa, phường Cẩm Phô và khối Bàu Đưng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An để nhanh chóng thu hồi vốn, nhờ đó lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.
Một doanh nghiệp khác cũng có lợi nhuận tăng trưởng nhưng không từ hoạt động xây dựng là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình . Hoanh thu thuần của ông lớn xây dựng giảm 45%, còn gần 2.3 ngàn tỷ đồng; nhưng lãi ròng gần 547 tỷ đồng, gấp hơn 12 lần cùng kỳ nhờ vào khoản lãi thanh lý tài sản, vật tư 653 tỷ đồng phát sinh trong kỳ.
Các doanh nghiệp xây dựng có lãi ròng tăng trưởng trong quý 2/2023 (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Trái ngược với 9 doanh nghiệp có lãi tăng trưởng, số doanh nghiệp lãi giảm áp đảo với 24 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp tiếp tục giảm lãi dù doanh thu cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Tiêu biểu trong đó là Vinaconex , doanh thu quý 2 gấp hơn hai lần cùng kỳ, đạt gần 4.6 ngàn tỷ đồng; nhưng do biên lợi nhuận giảm nên sau khi trừ giá vốn, lãi gộp chỉ tăng 38%. Thêm vào đó, doanh thu tài chính giảm, chi phí tăng, các công ty liên doanh/liên kết lỗ. Hệ quả là VCG có lãi ròng giảm 21%, còn gần 103 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp xây dựng có lãi ròng suy giảm trong quý 2/2023 (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Tuy lãi suy giảm, các doanh nghiệp kể trên vẫn may mắn chưa chịu cảnh thua lỗ như 18 doanh nghiệp sau đây.
Các doanh nghiệp xây dựng báo lỗ trong quý 2/2023 (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Doanh nghiệp báo lỗ đáng chú ý nhất là Tổng Công ty LICOGI với khoản lỗ 27 tỷ đồng dù doanh thu thuần tăng 11%. LIC cho biết, doanh thu giảm là do lượng cổ tức từ các công ty con/liên kết và nguồn thu từ việc thoái một phần vốn tại một số công ty liên kết trong quý 2/2023 ít hơn cùng kỳ khiến LIC có quý lỗ thứ ba liên tiếp.
Nhóm xây dựng còn lại được thống kê là các doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi trong quý 2 năm nay, gồm 4 doanh nghiệp: Coteccons , Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam , Dịch vụ Kỹ Thuật Viễn thông và Xây dựng số 9 - VC9 (HNX: VC9).
Trong đó, CTD lãi 30 tỷ đồng, phần lớn nhờ vào việc giảm 1/4 chi phí tài chính và gần 70% chi phí quản lý trong kỳ.
Các doanh nghiệp xây dựng có lỗ chuyển thành lãi trong quý 2/2023 (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Bên cạnh các chuyển biến về mặt kết quả kinh doanh, tình hình nhân sự tại các doanh nghiệp cũng có nhiều biến động, đa phần theo chiều giảm. Cụ thể, ông lớn CTD ghi nhận số lượng nhân sự tại thời điểm ngày 30/06/2023 là 1,985 người, giảm hơn 12% so với đầu năm. Hay với HTN, số lượng nhân sự vào cuối quý 2/2023 chỉ bằng 38% so với cuối năm 2022, còn 254 người.
Đối với quý 3/2023, Tổng cục Thống kê cho biết, đa phần doanh nghiệp xây dựng trong ngành đều cho rằng tình hình chung sẽ được cải thiện, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực sẽ dần được giải quyết, số lượng hợp đồng xây dựng mới sẽ tăng so với quý 2.
Hà Lễ
FILI
HNX duy trì hạn chế giao dịch 7 mã cổ phiếu trên UPCoM
Sở Giáo dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra các quyết định về việc duy trì hạn chế giao dịch với 8 mã cổ phiếu trên hệ thống UPCoM. Theo đó, 7 mã chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
1. Cổ phiếu PXC của CTCP Phát triển Đô thị Dầu khí do Tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2022, tổ chức đăng ký giao dịch có vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Bên cạnh đó, Tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính bán niên 2022 đã được soát xét quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo định.
Quy định áp dụng: Điểm a, b, c khoản 1 Điều 34 Quy chế Đăng ký và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-HĐTV ngày 16/11/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) Việt Nam.
2. Cổ phiếu PX1 của CTCP Xi Măng Sông Lam 2 do Tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo định; chậm nộp BCTC bán niên 2022 đã được soát xét quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định, không họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 02 năm tài chính gần nhất trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Luật Doanh nghiệp;
Quy định áp dụng: Điểm b và điểm h khoản 1 Điều 34 Quy chế Đăng ký và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ban hành kèm theo Quyết địnhsố 34/QĐ-HĐTV ngày 16/11/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoản (GDCK) Việt Nam.
3. Cổ phiếu PSG của CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn do Tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định; có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2020; tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2020; chậm nộp BCTC bán niên 2021, 2022 đã được soát xét và BCTC năm 2021 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định; không họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 02 năm tài chính gần nhất trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Luật Doanh nghiệp
Quy định áp dụng: Điểm a, b, c và điểm b khoản 1 Điều 34 Quy chế Đăngký và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 34/QĐ-HĐTV ngày 16/11/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịchChứng khoán (GDCK) Việt Nam.
4. HNX đưa cổ phiếu TST của CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 25/5/2023 do Tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định.
Quy định áp dụng: Điểm b khoản 1 Điều 34 Quy chế Đăng ký và Quản lýgiao dịch chứng khoán chưa niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-HĐTV ngày 16/11/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán(GDCK) Việt Nam,
5. Cổ phiếu PVA của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An-CTCP do Tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định; ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên; TCĐKGD có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2020; tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2020; chậm nộp BCTC bán niên 2021, 2022 đã được soát xét và BCTC năm 2021 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định;
Quy định áp dụng: Điểm a, b, c và điểm đ khoản 1 Điều 34 Quy chế Đăngký và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 34/OD-HĐTV ngày 16/11/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịchChứng khoán (GDCK) Việt Nam,
6. Cổ phiếu PID của CTCP Trang trí nội thất Dầu Khí do Tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin (CBTT) theo quy định; có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2018; tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2018; TCĐKGD chậm nộp BCTC năm 2019, 2020, 2021 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn CBTT theo quy định; không họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 02 năm tài chính gần nhất trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Luật Doanh nghiệp;
Quy định áp dụng: Điểm a, b, c và điểm b khoản 1 Điều 34 Quy chế Đăng ký và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 34/QD-HĐTV ngày 16/11/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) Việt Nam.
7. Cổ phiếu PPI của CTCP Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương do Tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định; có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2020; chậm nộp BCTC bán niên 2021, 2022 đã được soát xét và BCTC năm 2021 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định; không họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 02 năm tài chính gần nhất trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Luật Doanh nghiệp;
Quy định áp dụng; Điểm a, b và điểm b khoản 1 Điều 34 Quy chế Đăngkỷ và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 34 OD-HĐTV ngày 16/11/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịchChứng khoán (GDCK) Viên Nam./.
Lỗ nửa đầu năm, TST vẫn điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận 2020 gấp 3 lần
Lỗ ròng sau soát xét hơn 2 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020 nhưng CTCP Dịch vụ Kỹ Thuật Viễn thông (HNX: TST) lại muốn tăng kế hoạch lợi nhuận năm 2020 gần gấp 3 lần so với kế hoạch ban đầu.
Cụ thể, HĐQT TST vừa thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lãi sau thuế dự kiến hơn 4 tỷ đồng trong khi trước đó chỉ lên kế hoạch ở mức 1.6 tỷ đồng.
Ngoài ra, TST cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn 2021 - 2025 với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu 10% và lãi sau thuế 15%.
Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2021-2025 của TST
Nguồn: VietstockFinance
Đáng chú ý, sau soát xét TST ngậm ngùi báo lỗ ròng hơn 2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020 trong khi báo cáo tự lập chỉ lỗ 130 triệu đồng.
Giải trình cho việc này, TST cho rằng trong quá trình soát xét, số liệu Công ty kiểm toán đã bổ sung bút toán ghi nhận khoản phạt chậm nộp thuế hơn 1 tỷ đồng (đã được trả tháng 7/2020) vào các khoản phải trả khác của công ty mẹ và điều chỉnh giảm chỉ tiêu doanh thu tài chính của công ty con đi 712 triệu đồng, giảm lãi từ liên doanh, liên kết hợp nhất 431 triệu đồng.
Trên thị trường, giá cổ phiếu TST hiện đang giao dịch quanh mức 7,900 đồng/cp (chốt phiên 16/09/2020), tăng 4% qua 1 quý trở lại đây với khối lượng giao dịch bình quân gần 3,000 cp/phiên.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.