Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
‘Cú nhấn ga’ của cổ phiếu ‘ông lớn’ ngành hàng hải
Phiên đầu tuần 11/11, cổ phiếu MVN của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC) tiếp tục tăng kịch trần lên mức 43.200 đồng/cp, cao nhất trong vòng gần 4 tháng.
Như vậy, chỉ sau 4 phiên giao dịch, cổ phiếu MVN đã tăng tốc gần 40% giá trị, vốn hóa thị trường tương ứng có thêm gần 15.000 tỷ đồng, đạt mức 51.865 tỷ đồng (~hơn 2 tỷ USD).
Trước đó, vào cuối tháng 6/2024, cổ phiếu MVN cũng gây chú ý khi tăng vọt hơn 300% chỉ sau một tháng để leo lên mức đỉnh lịch sử 72.000 đồng/cp (phiên 21/6). Tuy nhiên, chưa neo trên đỉnh được bao lâu, thị giá MVN liên tục giảm sâu, “bốc hơi” gần 55% từ đỉnh trong một tháng sau đó.
Cổ phiếu MVN tiếp tục tăng trần lên mức 43.200 đồng/cp trong phiên 11/11.
Trở lại hiện tại, “cú nhấn ga” của cổ phiếu "ông lớn" ngành hàng hải diễn ra sau khi doanh nghiệp ký kết loạt thỏa thuận hợp tác với loạt đối tác quan trọng.
Mới đây, tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc diễn ra tại thành phố Trùng Khánh vào ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến thỏa thuận khung hợp tác chiến lược của 7 doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, trong đó có MOU giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và Công ty Sinotrans.
Trước đó, cuối tháng 10, tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – UAE, thỏa thuận hợp tác giữa VIMC và DP World cũng đã được trao đổi, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hợp tác quốc tế của ngành hàng hải Việt Nam.
Sự kiện hợp tác giữa VIMC và DP World là một bước tiến quan trọng đối với cả hai bên. Với sự hỗ trợ từ một trong những tập đoàn cảng biển và logistics hàng đầu thế giới, VIMC sẽ có thêm nguồn lực và chuyên môn để phát triển các dự án cảng biển và logistics, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng nội địa, đặc biệt là Cảng Cần Thơ – nơi được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm vận tải thủy nội địa quan trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long.
Cũng trong tháng 10, tại Geneva (Thụy Sỹ), Đoàn đại biểu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) do Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với ông Diego Aponte - Tổng giám đốc Tập đoàn MSC, hãng vận tải biển lớn nhất thế giới.
Ông Diego Aponte - Tổng giám đốc Tập đoàn MSC khẳng định tập đoàn đang xem xét nghiêm túc việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là việc đầu tư vào hệ thống cảng biển. Trong đó, Tập đoàn MSC đang tích cực hợp tác với VIMC để phát triển dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Hiện, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác để thực hiện dự án này.
Với quy mô đầu tư ước tính lên tới 4,5 tỷ USD, dự án này được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn cho Việt Nam, Tập đoàn MSC cũng như VIMC.
Đồng thời, Tập đoàn MSC và VIMC cũng đã có ký kết thành lập liên doanh để khai thác 2 bến container quốc tế số 3, 4 thuộc dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Dự án này có tổng mức đầu tư gần 300 triệu USD, đáp ứng sản lượng hàng hoá thông qua 1,1 triệu TEU/năm, và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025.
VIMC là đơn vị sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước và đóng vai trò vận tải quan trọng của nền kinh tế. Đội tàu của VIMC hiện đang chiếm tới 25% tổng dung tích đội tàu trong cả nước, trong đó có những loại tàu hàng rời cỡ lớn đến 73.000 DWT, hàng năm chuyên chở 60% hàng hóa xuất và nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần vào việc mở rộng giao thương của Việt Nam tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Công ty hiện có 34 doanh nghiệp thành viên, trong đó sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm khoảng 30% tổng số m cầu bến quốc gia). Một số cảng trọng điểm của cả nước có thể kể đến như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.
Năm 2024, VIMC ước tính sản lượng vận tải biển giảm 24% xuống 15,9 triệu tấn, song sản lượng hàng thông qua cảng dự kiến tăng 8% lên 123,6 triệu tấn. Doanh thu hợp nhất dự kiến giảm nhẹ 4% xuống 13.447 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.736 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận công ty mẹ tăng từ việc đánh giá lại tài sản góp vốn thành lập VIMC Lines khoảng 452 tỷ đồng.
Trong quý III/2024, VIMC tiếp tục báo cáo doanh thu đạt gần 4.100 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận khác trong quý này cũng tăng mạnh, đạt 437 tỷ đồng, tăng gần 85 lần cùng kỳ, đưa lợi nhuận sau thuế quý III tăng 63% lên 603 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, VIMC ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.640 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.243 tỷ đồng, tăng hơn 76% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành 96% kế hoạch lãi cả năm sau 9 tháng.
MVN tăng cao trong khi thị trường ảm đạm
Cổ phiếu MVN tăng mạnh nhờ hợp tác chiến lược quốc tế và kết quả kinh doanh ấn tượng:
Tăng trưởng cổ phiếu: Trong chưa đầy 1 tuần, cổ phiếu MVN của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tăng gần 40%, nâng vốn hóa thị trường thêm khoảng 15,000 tỷ đồng, đạt 51,865 tỷ đồng (~2 tỷ USD).
Quan hệ hợp tác quốc tế:
VIMC ký kết thỏa thuận khung với Sinotrans (Trung Quốc) tại tọa đàm Việt Nam – Trung Quốc.
Hợp tác với DP World (UAE) nhằm phát triển hệ thống cảng biển và logistics nội địa.
Đóng góp của VIMC trong ngành:
Sở hữu đội tàu lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò vận tải chính, chiếm 25% dung tích đội tàu toàn quốc và vận chuyển 60% hàng hóa xuất nhập khẩu.
Quản lý 34 doanh nghiệp thành viên và hơn 13,000 m cầu bến (chiếm khoảng 30% cầu bến quốc gia) tại các cảng trọng điểm như Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Kết quả kinh doanh nổi bật:
Q3/2024: Doanh thu gần 4,100 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 63% lên 603 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm: Lợi nhuận trước thuế đạt 2,640 tỷ đồng (tăng hơn 1,000 tỷ đồng so với cùng kỳ); hoàn thành 96% kế hoạch lãi cả năm.
Dự báo năm 2024: Sản lượng vận tải biển giảm 24% nhưng sản lượng hàng qua cảng tăng 8%. Doanh thu hợp nhất ước đạt 13,447 tỷ đồng, với lợi nhuận trước thuế 2,736 tỷ đồng (tăng 29%), nhờ đánh giá lại tài sản góp vốn vào VIMC Lines.
Hậu thanh lý hết tàu biển, hơn 33% vốn Transco sắp được Vinalines chào bán công khai
Ngày 17/10, HĐQT Vinalines (UPCoM: MVN) thông qua phương án chào bán công khai toàn bộ 33.49% vốn sở hữu tại Transco (HNX: TJC), với giá khởi điểm cao hơn 55% thị giá, giữa bối cảnh kết quả kinh doanh Transco sa sút nghiêm trọng do đã thanh lý hết tàu biển.
Theo phương án, Vinalines sẽ chào bán toàn bộ 2.88 triệu cp TJC (chiếm 33.49% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) ra công chúng theo hình thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), dự kiến thực hiện trong quý 4/2024.
Với giá khởi điểm 26,410 đồng/cp, ước tính thương vụ này giúp Vinalines thu về khoảng 76 tỷ đồng. Đáng chú ý, mức giá chào bán cao hơn 55% so với thị giá TJC bình quân gần đây khoảng 17,000 đồng/cp, mức giá này cũng đã tăng gần 50% trong 1 năm qua.
Transco tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ Vận tải hàng hóa và Hành khách trực thuộc Công ty Vận tải Biển III (thành viên của Vinalines). Công ty hiện có trụ sở chính tại khu đô thị mới ngã 5 - sân bay Cát Bi, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Tại thời điểm 30/09/2024, ngoài Vinalines sở hữu 33.49% vốn, Transco còn có cổ đông lớn khác và cũng là công ty mẹ là CTCP Transimex (HOSE: TMS), với tỷ lệ nắm giữ 57.45%.
Vào ngày 03/11/2023, Transimex đã hoàn tất nhận chuyển nhượng thêm gần 390 ngàn cp TJC (tỷ lệ 4.53% vốn), qua đó nâng tỷ lệ biểu quyết từ 49.51% lên 54.04% và chính thức trở thành công ty mẹ của Transco. Trong giai đoạn từ tháng 5-9/2024, Transimex liên tục mua vào cổ phiếu TJC để nâng sở hữu lên 4.94 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 57.45% như hiện tại.
Còn lại gì sau khi bán hết tàu biển?
Tình hình kinh doanh những năm gần đây của Transco có nhiều biến động. Công ty trải qua 2 năm liên tiếp đột biến về lợi nhuận, bắt đầu từ năm 2022, nhờ thị trường vận tải biển quốc tế tăng trưởng vượt trội, đặc biệt trong nửa đầu năm, nguồn hàng ổn định, giá cước tăng mạnh, qua đó lãi từ hoạt động kinh doanh 14.9 tỷ đồng; đồng thời, Công ty có khoản thu lớn, hơn 44 tỷ đồng, từ việc thanh lý tàu Transco Sky (đóng năm 1997); qua đó lãi ròng hơn 49 tỷ đồng.
Trong năm 2023, mảng kinh doanh cốt lõi Công ty gặp khó khăn do tình hình suy thoái toàn cầu, mặt bằng giá cước giảm mạnh, thương mại hàng hóa sụt giảm gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguồn hàng phù hợp. Công ty chỉ còn khai thác tàu Transco Glory (đóng năm 2004). Kết hợp với chi phí đầu vào neo cao, hoạt động dịch vụ duy trì khách hàng nhỏ lẻ hay căng thẳng địa chính trị, Công ty lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh gần 5.6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quý 4/2023, Công ty tiếp tục thanh lý chiếc tàu đang khai thác cuối cùng là Transco Glory và thu về gần 56 tỷ đồng, qua đó giúp Công ty lãi ròng 40 tỷ đồng.
Hai tàu biển đã được Transco thanh lý trong năm 2022 và 2023
Từ chỗ có hoạt động kinh doanh chính là vận tải biển quốc tế, sau khi bán tàu, bức tranh kinh doanh của Transco ghi nhận nhiều khác biệt.
Quý 3/2024, hoạt động kinh doanh chính của Công ty là cho thuê văn phòng, tỷ lệ lấp đầy đạt 83% tại thời điểm 30/09/2024. Hoạt động thuê tàu ngoài chưa triển khai như kế hoạch do khách hàng có hàng truyền thống là than và thạch cao đã tạm dừng kế hoạch xuất khẩu.
Sau cùng, Công ty chỉ lãi ròng gần 743 triệu đồng trong quý 3 và lãi lũy kế 9 tháng đầu năm gần 1.5 tỷ đồng.
Lợi nhuận Transco biến động lớn trong bối cảnh thanh lý toàn bộ tàu biển
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Nói về Transco, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Trasimex, Chủ tịch HĐQT Bùi Tuấn Ngọc từng chia sẻ năm 2023, Transco thua lỗ do 2 tàu hàng rời lão hóa buộc phải thanh lý vào cuối 2023 và có lãi từ thanh lý. Nhân sự tại Transo chỉ còn 11 người, kể cả lái xe.
“Hy vọng năm 2024 sẽ mua tàu container mới để hợp với tàu Transimex Sun trở thành một cặp tàu, khai thác hiệu quả trong mọi tình huống”, ông Ngọc chia sẻ.
Vinalines muốn chuyển hết 33,49% vốn tại TJC với giá cao hơn thị trường 54%
Giá khởi điểm Vinalines đưa ra để bán đấu giá cổ phiếu TJC là 26.410 đồng/CP, cao hơn 54% giá đóng cửa ngày 21/10 là 17.100 đồng/CP. Ước tính, Vinalines sẽ thu về khoảng 76 tỷ đồng từ việc thoái vốn TJC.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP - Vinalines (mã MVN-UPCoM) mới thông báo nghị quyết về việc chuyển nhượng toàn bộ vốn của Tổng công ty tại CTCP Dịch vụ vận tải và Thương mại - Transco (mã TJC-HNX).
Theo đó, Vinalines sẽ chào bán toàn bộ 2,88 triệu cổ phiếu TJC đang sở hữu, chiếm 33,49% số lượng cổ phiếu TJC đang lưu hành theo hình thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Giá khởi điểm Vinalines đưa ra để bán đấu giá cổ phiếu TJC là 26.410 đồng/CP, cao hơn 54% giá đóng cửa ngày 21/10 là 17.100 đồng/CP.
Ước tính, Vinalines sẽ thu về khoảng 76 tỷ đồng từ việc thoái vốn TJC.
Thời gian dự kiến chào bán trong quý 4/2024, ngay sau khi có chấp thuận của UBCKNN về hồ sơ chào bán cổ phiếu.
Mới đây, từ ngày 26/9 đến ngày 18/10, Công đoàn Vinalines đăng ký bán 395.300 CP trong tổng số 495.300 CP, chiếm 0,04% nhằm thu hồi tiền nhằm đảm bảo vốn đầu tư tài chính.
Kết thúc quý 3/2024, TJC ghi nhận kết quả kinh doanh với doanh thu thuần đạt gần 910 triệu đồng, giảm 95% so với cùng kỳ mức (19,2 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp đạt 742,7 triệu, giảm 27% so với cùng kỳ (1,022 tỷ đồng).
Luỹ kế 9 tháng 2024, doanh thu thuần TJC đạt gần 2,2 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ (53 tỷ); lợi nhuận sau thuế lãi 1,5 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm ngoài lỗ 3,3 tỷ đồng).
TJC cho biết, trong quý III, hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn chỉ là kinh doanh cho thuê văn phòng. Đến ngày 30/09/2024, tỷ lệ lấp đầy đạt 83% tổng diện tích cho thuê. Hoạt động thuê tàu ngoài chưa triển khai được như kế hoạch do khách hàng có hàng truyền thống là than và thạch cao đã tạm dừng kế hoạch xuất khẩu.
Do đó, doanh thu kỳ này giảm mạnh, trong khi năm trước Công ty có hoạt động kinh doanh chính là vận tải biển quốc tế và vận tải xe đầu kéo container đường bộ, là hoạt động có doanh thu lớn hơn rất nhiều so với hoạt động cho thuê văn phòng, dẫn đến lợi nhuận giảm.
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) dự kiến thanh toán hơn 46 tỷ đồng cổ tức năm 2023 trong tháng 10/2024. Với tỷ lệ sở hữu lên đến 99.469% vốn MVN, cổ đông Nhà nước dự kiến thu về gần như toàn bộ phần cổ tức này.
HĐQT MVN thông qua việc thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 0.39%, tương đương 1 cp được nhận 39 đồng, ước tính cần chi tổng cộng hơn 46.3 tỷ đồng.
Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức là 27/09, sau đó Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam nhận đủ số tiền thanh toán cho người sở hữu chứng khoán lưu ký vào ngày 07/10 và các cổ đông sẽ chính thức nhận cổ tức vào ngày 10/10.
Trong cơ cấu sở hữu tại MVN, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nắm gần như toàn bộ với tỷ lệ lên đến 99.469%, qua đó hưởng lợi lớn khi thu về gần 46.1 tỷ đồng.
Phân bổ tiền cổ tức năm 2023 của MVNĐvt: ĐồngNguồn: MVN
Hoạt động kinh doanh của Vinalines có khá nhiều điểm đáng chú ý gần đây. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường diễn ra hồi tháng 7, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, nổi bật trong đó là việc bổ sung danh mục đầu tư năm 2024 giá trị 356 tỷ đồng để tái cấu trúc tài chính tại cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT) - cảng liên doanh giữa SSA (Hoa Kỳ) và CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân (Vinalines góp 56% vốn).
Vinalines dự kiến sau khi tái cấu trúc, CICT sẽ có lãi hàng năm. Bên cạnh đó, CICT ngoài dòng tiền trả nợ còn có dòng tiền để đầu tư mới nhằm nâng cao năng suất xếp dỡ, hàng qua cảng và khả năng tiếp nhận thêm tàu. Về phần Vinalines, hiệu quả dự án dự kiến với NPV hơn 20 triệu USD, IRR 17% và thời gian thu hồi vốn 6.5 năm.
Ngoài bổ sung danh mục đầu tư, ĐHĐCĐ Vinalines còn thông qua bổ sung ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.
Về bức tranh kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, Vinalines mang về hơn 8,266 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Sau cùng, Công ty lãi ròng hơn 1,196 tỷ đồng, gấp 1.9 lần cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh MVN tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2024
Huy Khải
FILI
Vinalines chốt chi hơn 46 tỷ đồng cổ tức trong tháng 10, cổ đông Nhà nước hưởng lợi lớn
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) dự kiến thanh toán hơn 46 tỷ đồng cổ tức năm 2023 trong tháng 10/2024. Với tỷ lệ sở hữu lên đến 99.469% vốn MVN, cổ đông Nhà nước dự kiến thu về gần như toàn bộ phần cổ tức này.
HĐQT MVN thông qua việc thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 0.39%, tương đương 1 cp được nhận 39 đồng, ước tính cần chi tổng cộng hơn 46.3 tỷ đồng.
Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức là 27/09, sau đó Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam nhận đủ số tiền thanh toán cho người sở hữu chứng khoán lưu ký vào ngày 07/10 và các cổ đông sẽ chính thức nhận cổ tức vào ngày 10/10.
Trong cơ cấu sở hữu tại MVN, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nắm gần như toàn bộ với tỷ lệ lên đến 99.469%, qua đó hưởng lợi lớn khi thu về gần 46.1 tỷ đồng.
Phân bổ tiền cổ tức năm 2023 của MVN
Đvt: Đồng
Nguồn: MVN
Hoạt động kinh doanh của Vinalines có khá nhiều điểm đáng chú ý gần đây. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường diễn ra hồi tháng 7, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, nổi bật trong đó là việc bổ sung danh mục đầu tư năm 2024 giá trị 356 tỷ đồng để tái cấu trúc tài chính tại cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT) - cảng liên doanh giữa SSA (Hoa Kỳ) và CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân (Vinalines góp 56% vốn).
Vinalines dự kiến sau khi tái cấu trúc, CICT sẽ có lãi hàng năm. Bên cạnh đó, CICT ngoài dòng tiền trả nợ còn có dòng tiền để đầu tư mới nhằm nâng cao năng suất xếp dỡ, hàng qua cảng và khả năng tiếp nhận thêm tàu. Về phần Vinalines, hiệu quả dự án dự kiến với NPV hơn 20 triệu USD, IRR 17% và thời gian thu hồi vốn 6.5 năm.
Ngoài bổ sung danh mục đầu tư, ĐHĐCĐ Vinalines còn thông qua bổ sung ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.
Về bức tranh kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, Vinalines mang về hơn 8,266 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Sau cùng, Công ty lãi ròng hơn 1,196 tỷ đồng, gấp 1.9 lần cùng kỳ.
CTCP Xếp dỡ và Dịch vụ Cảng Sài Gòn (Sasteco, UPCoM: SAC) sẽ dùng 100% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 31/12/2023 (gần 28 tỷ đồng) để trả cổ tức năm 2023. Tỷ lệ thực hiện là 70.65% bằng tiền (7,065 đồng/cp), mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Doanh nghiệp.
Ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/09 và ngày thanh toán vào 15/10/2024.
Hiện, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN) đang sở hữu gián tiếp Sasteco thông qua công ty con là CTCP Cảng Sài Gòn S. Cụ thể, SGP sở hữu 51.43% vốn Sasteco, dự thu 14.4 tỷ đồng cổ tức trong đợt chia tới. Theo sau, CTCP Vật tư Nông sản sở hữu 5% vốn, nhận về gần 1.4 tỷ đồng.
Chủ tịch Công ty Vật tư Nông sản là ông Nguyễn Tiến Dũng - Thành viên HĐQT Sasteco. Ngoài ra, ông Dũng còn đang giữ nhiều vị trí lãnh đạo của các doanh nghiệp như Chủ tịch Công ty TNHH Tiếp vận SITC - Đình Vũ và Phó Chủ tịch tại CTCP Đầu tư Phát triển Cảng Đình Vũ D; CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Cảng Hải Phòng.
Ông Nguyễn Tiến Dũng. Ảnh DVP
Về lịch sử chia cổ tức, Sasteco bắt đầu trả cổ tức cho cổ đông từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2016 với tỷ lệ 12% bằng tiền, sau đó năm 2017 không chia. Giai đoạn 2018-2019, Công ty duy trì cổ tức mức 1,000 đồng/cp và giảm xuống 800 đồng/cp cho 3 năm 2020-2022.
Về tình hình kinh doanh, trong 4 năm gần nhất (2020-2023), lãi ròng bình quân hàng năm của Sasteco vỏn vẹn 3.5 tỷ đồng, kém xa mức lãi kỷ lục năm 2017 là 21 tỷ đồng. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua các khu vực khai thác của Công ty không tăng như kỳ vọng do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Tuy nhiên, Sasteco quyết định dốc toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 31/12/2023 để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương số tiền gần 28 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện là 70.65% bằng tiền, mức cao nhất từ trước đến nay.
Lợi nhuận ròng trong 10 năm qua của Sasteco
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SAC có đà tăng phi mã từ giữa tháng 5/2024, đưa thị giá từ vùng 11,000 đồng/cp lên đỉnh lịch sử 31,700 đồng/cp (phiên 21/06), tương đương hơn 2.8 lần. Sau đó, thị giá SAC điều chỉnh và đang giao dịch quanh mức 29,400 đồng (phiên sáng 16/09), giảm hơn 7% từ đỉnh nhưng cao hơn 3.2 lần so với đầu năm.
Diễn biến giá cổ phiếu SAC từ đầu năm 2024 tới nay
Sasteco tiền thân là Xí nghiệp Xếp dỡ và Dịch vụ Cảng Sài Gòn, một đơn vị hạch toán phụ thuộc CTCP Cảng Sài Gòn, được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 40.5 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là bốc xếp đóng gói hàng hóa, dịch vụ giao nhận kho bãi, cho thuê phương tiện thiết bị cơ giới, dịch vụ cung ứng tàu biển, vận tải biển. Người đại diện pháp luật là ông Phan Lê Dũng - Tổng Giám đốc Sasteco.
Thế Mạnh
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.