Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Dự án nửa tỷ USD của Hóa chất Đức Giang chính thức khởi công
Theo Cổng Thông tin điện tử Thanh Hóa, sáng ngày 17/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức Lễ khởi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.
Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn với quy mô công suất 151.000 tấn hóa chất/năm, có diện tích 30 ha, tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng. Trong đó có các nhà máy gồm: Nhà máy sản xuất xút với tổng công suất 80.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất PAC (Poly aluminum chloride) công suất: 30.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất Calcium hypochlorite Ca(OCl)2 với công suất 20.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất H3PO3 với tổng công suất 10.000 tấn/năm...
Dự án dự kiến hoàn thành, đi vào hoạt động quý I năm 2026.
Dự án Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam tại Khu kinh tế Nghi Sơn do Công ty TNHH Billion Union dệt Thanh Hóa đầu tư, là dự án sản xuất vải, hoàn thiện sản phẩm dệt, in hoa trên vải dệt, sử dụng công nghệ hiện đại, với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD, diện tích đất 32 ha. Dự án sau khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp 18.000 tấn vải/năm cho thị trường trong nước và quốc tế, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và góp phần tăng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa.
Dự kiến tháng 6/2026, nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng nhà đầu tư thực hiện nghi thức khởi công Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khởi công, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương; sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp trong tỉnh và sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân địa phương.
Đồng chí đề nghị các ngành, các cấp, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, Thị ủy, UBND thị xã Nghi Sơn, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và Nhân dân địa phương trong vùng dự án cùng đồng hành, phối hợp tốt với chủ đầu tư và nhà thầu thi công để thực hiện dự án.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu tại lễ khởi công Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.
Đồng thời, đề nghị Công ty TNHH một thành viên hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Công ty TNHH Billion Union dệt Thanh Hóa cùng nhà thầu thi công tập trung tối đa nguồn lực về tài chính, huy động nhân lực, trang thiết bị, máy móc tốt nhất để triển khai thi công, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ cam kết và tuân thủ các quy định của pháp luật, tuyệt đối an toàn lao động, vệ sinh môi trường, không được để quá trình thi công xây dựng ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân khu vực dự án.
Chứng khoán biến động trước chính sách Tổng thống Trump, NĐT nên hành động ra sao?
Chứng khoán SHS mới có báo cáo chiến lược tháng 2/2025.
Theo SHS, một số cổ phiếu đầu ngành được khuyến nghị trong tháng 2 bao gồm ACV, CTR, CTG, DGC, FPT, HPG, SIP, SSI, TCB, VTP.
Điển hình, đội ngũ phân tích SHS khuyến nghị khả quan đối với tiềm năng của cổ phiếu CTR. Là nhà thầu và đơn vị vận hành hạ tầng viễn thông hàng đầu Việt Nam, CTR sở hữu lợi thế cạnh tranh về chi phí và tận dụng tối đa lợi thế kinh doanh từ Công ty mẹ - Tập đoàn Viettel. SHS tin rằng CTR sẽ khai thác hiệu quả xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ dữ liệu di động tại Việt Nam, đặc biệt với việc mở rộng vào lĩnh vực cho thuê hạ tầng (Towerco) đầy tiềm năng.
Tại nhóm ngân hàng, SHS cho biết VietinBank có nhiều triển vọng tăng trưởng tín dụng khả quan và KQKD năm 2025 tích cực sau giai đoạn 2022-2024 tăng mạnh trích lập dự phòng. Ngoài ra, TechcomBank được cho là có lợi thế vốn rẻ nhờ tỷ lệ CASA luôn duy trì trong top đầu trong nhiều năm.
DDG vượt khó, lợi nhuận vượt xa mục tiêu năm
CTCP Đầu tư Công nghiệp - Xuất nhập khẩu Đông Dương (HNX: DDG) vừa ghi nhận kỳ kinh doanh với mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất kề từ quý 1/2023.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, DDG đạt doanh thu thuần hợp nhất hơn 200 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ và cũng là quý có doanh thu cao nhất kể từ quý 1/2023.
Lợi nhuận gộp đạt gần 39 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Công ty cho biết, phần lớn lợi nhuận có được đến từ hoạt động chuyển giao công nghệ và sản xuất siro, hệ thống sấy tháp - hai lĩnh vực chiến lược được tăng cường đầu tư và đổi mới trong những năm gần đây. Ngoài ra, một phần lợi nhuận đến từ các hoạt động chính như cung cấp hơi nhiệt, hèm bia phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Lợi nhuận ròng trong kỳ đạt gần 8.5 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số chưa đầy 730 triệu đồng của cùng kỳ năm 2023.
Lũy kế cả năm, DDG đạt doanh thu 357.8 tỷ đồng, bằng 55% cùng kỳ. Doanh thu tài chính gần 53 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần năm trước đó, chủ yếu trong năm Công ty tiến hành chuyển nhượng cổ phần công ty con là CTCP CL, giảm tỷ lệ sở hữu từ 84.93% đầu năm còn 51.27% vào cuối năm. Được biết, vào tháng 06/2024, DDG công bố chủ trương thoái 63.93% vốn CL, tương ứng giá trị phần vốn góp gần 48 tỷ đồng, để giảm tỷ lệ sở hữu về 21%. CL cũng là một trong số doanh nghiệp đang bảo lãnh lô trái phiếu 300 tỷ đồng của DDG với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình xây dựng trên lô đất ở khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thơi, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.
Chí phí tài chính giảm 57% còn 101 tỷ đồng. Chí phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ còn gần 14 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 15.5 tỷ đồng, gấp gần 3.9 lần con số kế hoạch năm đề ra (4 tỷ đồng). Kết quả lãi ròng đạt hơn 15 tỷ đồng, năm trước đó lỗ gần 192 tỷ đồng.
DDG cho biết, Công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang định hình lại các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Mục tiêu Doanh nghiệp hoàn thiện, phát triển các dự án dở dang như điện rác, sản xuất CO2 hóa lỏng; bên cạnh tiếp cận các dự án mới như nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi – thủy hải sản, xây nhà máy sản xuất dầu cám - silica trong năm 2025.
Thu Minh
FILI
Quỹ đầu tư bán nhẹ sau Tết Nguyên đán
Động thái của quỹ ngoại diễn ra sau khi mùa báo cáo tài chính quý 4/2024 chính thức khép lại.
Quỹ đầu tư giao dịch trầm lắng trong tuần đầu tiên của năm Ất Tỵ (03-07/02/2025) dù thị trường biến động đáng kể với VN-Index giảm khá mạnh trong phiên đầu tuần 03/02, sau đó có 04 phiên tăng điểm liên tiếp hướng đến vùng giá 1,280 điểm.
Theo đó, ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới (phiên 03/02), nhóm quỹ ngoại Dragon Capital bán lần lượt 455,000 cp DGC (Tập đoàn Hóa chất Đức Giang) và 10,000 cp FRT (CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT).
Sau giao dịch, nhóm Dragon Capital giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại DGC và FRT lần lượt dưới ngưỡng 8% và 13%.
Chiếu theo giá cổ phiếu DGC và FRT đóng cửa phiên 3/2 là 110,400 đồng/cp và 205,000 đồng/cp, ước tính quỹ ngoại có thể thu về hơn 50 tỷ đồng và 2 tỷ đồng từ lần cơ cấu danh mục đầu tư này.
Động thái của quỹ ngoại diễn ra sau khi mùa báo cáo tài chính quý 4/2024 chính thức khép lại. Trong đó, DGC ghi nhận doanh thu thuần năm 2024 hơn 9,865 tỷ đồng, gần như đi ngang so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 9% còn 590 tỷ đồng, chi phí vận hành tăng 12% lên hơn 665 tỷ đồng và lỗ từ hoạt động khác tăng mạnh lên gần 12 tỷ đồng khiến lãi ròng đi lùi 3%, về dưới mốc 3 ngàn tỷ đồng.
Dù kết quả thực hiện giảm, DGC vẫn hoàn thành mục tiêu lãi sau thuế năm 2024 được ĐHĐCĐ thông qua.
Về phần FRT, Doanh nghiệp đạt hơn 40,104 tỷ đồng doanh thu thuần năm 2024, tăng 26% so với năm trước. Lãi ròng đạt gần 318 tỷ đồng, chuyển biến ngoạn mục so với mức lỗ ròng gần 346 tỷ đồng ở năm 2023.
So với kế hoạch năm 2024 đạt 37,300 tỷ đồng doanh thu và 125 tỷ đồng lãi trước thuế, Công ty vượt 8% chỉ tiêu doanh thu và gấp 4 lần mục tiêu lợi nhuận.
Khối ngoại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trên HSX, cổ phiếu nào bị "xả" mạnh nhất?
Lực bán của khối ngoại tập trung ở sàn HoSE với giá trị đạt 1.000 tỷ đồng
Trên HSX, khối ngoại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng
MSN là tâm điểm bán ròng với giá trị đạt 894 tỷ đồng. Những vị trí khác thuộc về MWG (95 tỷ đồng), VCB (88 tỷ đồng), DGC (40 tỷ đồng), STB (36 tỷ đồng)...
Ngược lại, khối ngoại mua nhiều các mã như CTG (10 tỷ đồng), FPT (54 tỷ đồng), VIC (20 tỷ đồng)...
Trên HNX, khối ngoại mua ròng 102 tỷ đồng
Những mã được mua nhiều gồm có SHS (120 tỷ đồng), DHT (9 tỷ đồng)...
Ngược lại, họ bán nhiều các mã như PVS, MBS, CEO...
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 17 tỷ đồng
Những mã được mua nhiều gồm có OIL, VAB, KLB, MFS...
Ngược lại, họ bán nhiều các mã như SAS, QNS, AAS, PAT...
Thép Tiến Lên vừa trải qua một năm kinh doanh bết bát nhất trong lịch sử hoạt động.
Trong báo cáo quý 4/2024, TLH với doanh thu thuần đạt 1,777 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, doanh nghiệp lỗ ròng hơn 320 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ nặng nhất trong lịch sử và là quý lỗ thứ 3 liên tiếp.
Kết quả kinh doanh quý 4 của TLH
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Theo giải trình từ công ty, kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh đến từ nhiều nguyên nhân: sản lượng tiêu thụ thép giảm, giá vốn bình quân cao hơn cùng kỳ, phải trích lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trong khi chi phí tài chính tăng 42% do nhu cầu vốn vay tăng cao.
Lũy kế cả năm 2024, dù doanh thu thuần tăng nhẹ 2.4% lên 6,305 tỷ đồng, nhưng Thép Tiến Lên ghi nhận khoản lỗ ròng gần 600 tỷ đồng. Đây cũng là khoản lỗ nặng nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh hàng năm của TLH
Danh mục chứng khoán vẫn lỗ
Bên cạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi, tình hình đầu tư tài chính của doanh nghiệp cũng không mấy khả quan.
Tại thời điểm cuối năm 2024, doanh nghiệp này sở hữu danh mục cổ phiếu trị giá hợp lý ở mức 41 tỷ đồng, nằm ở cổ phiếu DGC, VND và một số cổ phiếu khác. Tất cả đều đang trong trạng thái lỗ.
Nguồn: BCTC TLH quý 4
Thép Tiến Lên gia nhập vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn sôi động nhất của thị trường vào năm 2021-2022. Ở đỉnh điểm, Thép Tiến Lên từng sở hữu danh mục hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, hành trình này chỉ mang lại niềm đau cho doanh nghiệp vì phần lớn khoản đầu tư đều thua lỗ.
Vũ Hạo
FiLi - 17:31:38 06/02/2025
Hàng loạt doanh nghiệp chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên trong tháng 2
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên hàng năm là buổi họp nhà đầu tư mong đợi nhất trong năm. Đây là buổi họp có thể kết nối các cổ đông và ban lãnh đạo, giúp cổ đông hiểu hơn về các định hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, HĐQT quyết định gia hạn họp ĐHĐCĐ thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Vì vậy, tháng 2 và 3 là thời điểm nhiều doanh nghiệp chốt quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Vừa kết thúc Tết Nguyên đán, một số công ty trên sàn chứng khoán đã chốt ngày đăng ký cuối cùng cho cổ đông để tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2025 ngay trong tháng 2 này.
Trong tuần sau (từ ngày 10/2 - 14/2), loạt công ty chốt ngày danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên. Một số công ty lớn có thể kể đến như CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ), Haxaco (Mã: HAX), Biwase (Mã: BWE), CTCP Nước Thủ Dầu Một (Mã: TDM), Khách sạn Đông Á (Mã: DAH), Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC),...
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) thông báo ngày 11/2 là ngày đăng ký cuối cùng để tham dự sự kiện thường niên của công ty. Ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là 10/2.
ĐHĐCĐ thường niên sắp tới của PNJ dự kiến thông qua các vấn đề thuộc ĐHĐCĐ thường niên và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền. Thời gian dự kiến tổ chức trong tháng 4/2025 và sẽ được Tổ chức đăng ký chứng khoán thông báo sau.
Còn trong ngày 12/2, có ba công ty chốt ngày đăng ký cuối cùng để tham dự sự kiện thường niên:
CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco - Mã: HAX) thông báo ngày đăng ký cuối cùng để tham dự sự kiện thường niên là ngày 12/2, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/2. Công ty dự kiến tổ chức đại hội vào ngày 15/3 theo hình thức trực tiếp tại trụ sở chính của công ty như mọi năm (số 333 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP HCM).
Cùng ngày 12/2, CTCP – Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase - Mã: BWE) cũng chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/2. Thời gian dự kiến tổ chức vào tháng 3 - 4/2025 tại văn phòng công ty số 11 Ngô Văn Trị, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
CTCP Nước Thủ Dầu Một (Mã: TDM) cũng thông báo ngày 12/2 là ngày đăng ký cuối cùng cho cổ đông để tham dự được ĐHĐCĐ thường niên, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/2. Đại hội dự kiến tổ chức tại văn phòng công ty ở địa chỉ số 11B Đường Ngô Văn Trị, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương vào ngày 28/3.
Trong tuần tới, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC) chốt ngày 14/2 là ngày đăng ký cuối cùng cho cổ đông dự cuộc họp thường niên của công ty. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/2. Thời gian tổ chức đại hội vào ngày 29/3, địa điểm thực hiện sẽ được công bố tại Giấy mời họp gửi tới cổ đông.
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction - Mã: CTR) chốt ngày 18/2 là ngày chốt danh sách tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, tương ứng ngày 17/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền. Tuy nhiên công ty họ Viettel này chưa công bố thời gian và địa điểm tổ chức cuộc họp.
CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Mã: VSH) thông báo ngày 20/2 là ngày chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Thời gian tổ chức ngày 21/3. Địa điểm tổ chức chưa được thông báo.
Trong ngày cuối cùng của tháng 2, CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) sẽ chốt danh sách tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2024. Ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là 27/2.
Như thường lệ, công ty sẽ tổ chức đại hội trực tiếp tại tòa nhà e.town số 364 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM. Thời gian diễn ra vào 8h sáng ngày 1/4.
Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) cũng thông báo ngày chốt danh sách cổ đông dự họp ĐHĐCĐ thường niên vào 25/2. Ngày họp dự kiến là 27/3 qua hình thức họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử và họp trực tiếp.
Địa điểm họp của Gelex tương tự mọi năm là tại khách sạn Melia, số 44 đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhìn chung, buổi họp thường niên sẽ thảo luận một số nội dung như: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2025; Phương án phân phối lợi nhuận năm 2024; Báo cáo hoạt động của HĐQT và từng thành viên HĐQT năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo quyết toán quỹ tiền lương, thù lao năm 2024 và phương án quỹ tiền lương, thù lao năm 2025 của HĐQT, Ban kiểm soát,...
Nguồn: Tổng hợp từ VSD.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.