Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
CTCP Dệt may Huế (Huegatex, UPCoM: HDM) tỏ ra thận trọng với nhận định ngành Sợi chưa có tín hiệu hồi phục, ngành May kỳ vọng cải thiện vào 6 tháng cuối năm 2024. Do đó, dự phóng lãi trước thuế cả năm giảm 9% về 110 tỷ đồng.
Ảnh: HDM
ĐHĐCĐ thường niên 2024 dự kiến tổ chức ngày 20/04 tại trụ sở Công ty - số 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, theo danh sách cổ đông chốt ngày 21/03/2024.
Nhìn về năm 2024, HDM đặt mục tiêu tổng doanh thu 1,920 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với thực hiện 2023, nhưng lãi trước thuế dự kiến giảm 9% xuống 110 tỷ đồng. Trong đó, mảng May dự phóng đóng góp tới 63% tổng doanh thu và 84% lãi trước thuế, tương ứng 1,202 tỷ đồng và 92 tỷ đồng. Mảng Sợi dự kiến đạt 680 tỷ đồng doanh thu nhưng lãi chỉ 8 tỷ đồng.
Về sản lượng sản xuất 2024, sợi toàn bộ ước đạt 10,100 tấn; vải dệt kim 1,030 tấn và sản phẩm may dệt kim 25.1 triệu sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu tính đủ 114.6 triệu USD.
Công ty cho biết cơ sở dự báo dựa trên ước tính tổng cầu dệt may thế giới khoảng 715 tỷ USD, ngành Sợi chưa có tín hiệu hồi phục, ngành May kỳ vọng cải thiện vào 6 tháng cuối năm và chi phí đầu vào (điện, lương, vận chuyển, thuế EPR..) tăng.
Đề xuất tiếp tục trả cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền
Nhìn lại năm 2023, HDM đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tiêu cực như đơn hàng ngành Sợi khó khăn, thường xuyên bán dưới giá thành phẩm; ngành Dệt Nhuộm - May đơn hàng nhỏ, lẻ, giao hàng nhanh, yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và tuân thủ trên nền giá giảm sâu so với trước đây (có nhiều đơn hàng giá giảm đến 40%).
Kết quả, tổng doanh thu của Công ty giảm 9% so với cùng kỳ xuống 1,813 tỷ đồng, thực hiện được 96% kế hoạch năm. Lãi trước thuế hơn 121 tỷ đồng, giảm 33% và đạt 87% mục tiêu lợi nhuận năm.
Với kết quả đạt được, HĐQT HDM đề xuất chia cổ tức tiền mặt năm 2023 cho cổ đông tỷ lệ 30% (3,000 đồng/cp). Vào ngày 22/01/2024, Công ty đã hoàn tất tạm ứng đợt chi trả này, tương ứng chi hơn 60 tỷ đồng. Như vậy, HDM dự kiến không còn chia thêm đợt cổ tức nào cho năm 2023.
Năm 2024, Công ty dự kiến giữ nguyên mức cổ tức 30% bằng tiền. Trong đó, phần lớn cổ tức sẽ "chảy về túi" của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) - cổ đông chi phối sở hữu hơn 60% vốn của HDM.
Lần gần nhất, HDM trả cổ tức năm 2022 tổng tỷ lệ tới 72%, bao gồm 40% bằng tiền và 32% bằng cổ phiếu. Trước đó, năm 2021, tổng tỷ lệ cổ tức là 60%, trong đó 15% bằng tiền và 45% bằng cổ phiếu.
Giá cổ phiếu HDM đã tăng hơn 30% trong 4 tháng qua và đang giao dịch quanh vùng đỉnh lịch sử 30,000 đồng/cp. Thanh khoản bình quân từ đầu năm 2024 đạt hơn 12,000 cp/ngày.
Giá cổ phiếu HDM từ đầu năm
Thế Mạnh
FILI
Dự báo 2024 còn khó, "ông lớn" Dệt may miền Trung chuẩn bị tâm thế ra sao?
CTCP Dệt may Huế (Huegatex, UPCoM: HDM) tỏ ra thận trọng với nhận định ngành Sợi chưa có tín hiệu hồi phục, ngành May kỳ vọng cải thiện vào 6 tháng cuối năm 2024. Do đó, dự phóng lãi trước thuế cả năm giảm 9% về 110 tỷ đồng.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 dự kiến tổ chức ngày 20/04 tại trụ sở Công ty - số 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, theo danh sách cổ đông chốt ngày 21/03/2024.
Nhìn về năm 2024, HDM đặt mục tiêu tổng doanh thu 1,920 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với thực hiện 2023, nhưng lãi trước thuế dự kiến giảm 9% xuống 110 tỷ đồng. Trong đó, mảng May dự phóng đóng góp tới 63% tổng doanh thu và 84% lãi trước thuế, tương ứng 1,202 tỷ đồng và 92 tỷ đồng. Mảng Sợi dự kiến đạt 680 tỷ đồng doanh thu nhưng lãi chỉ 8 tỷ đồng.
Về sản lượng sản xuất 2024, sợi toàn bộ ước đạt 10,100 tấn; vải dệt kim 1,030 tấn và sản phẩm may dệt kim 25.1 triệu sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu tính đủ 114.6 triệu USD.
Công ty cho biết cơ sở dự báo dựa trên ước tính tổng cầu dệt may thế giới khoảng 715 tỷ USD, ngành Sợi chưa có tín hiệu hồi phục, ngành May kỳ vọng cải thiện vào 6 tháng cuối năm và chi phí đầu vào (điện, lương, vận chuyển, thuế EPR..) tăng.
Đề xuất tiếp tục trả cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền
Nhìn lại năm 2023, HDM đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tiêu cực như đơn hàng ngành Sợi khó khăn, thường xuyên bán dưới giá thành phẩm; ngành Dệt Nhuộm - May đơn hàng nhỏ, lẻ, giao hàng nhanh, yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và tuân thủ trên nền giá giảm sâu so với trước đây (có nhiều đơn hàng giá giảm đến 40%).
Kết quả, tổng doanh thu của Công ty giảm 9% so với cùng kỳ xuống 1,813 tỷ đồng, thực hiện được 96% kế hoạch năm. Lãi trước thuế hơn 121 tỷ đồng, giảm 33% và đạt 87% mục tiêu lợi nhuận năm.
Với kết quả đạt được, HĐQT HDM đề xuất chia cổ tức tiền mặt năm 2023 cho cổ đông tỷ lệ 30% (3,000 đồng/cp). Vào ngày 22/01/2024, Công ty đã hoàn tất tạm ứng đợt chi trả này, tương ứng chi hơn 60 tỷ đồng. Như vậy, HDM dự kiến không còn chia thêm đợt cổ tức nào cho năm 2023.
Năm 2024, Công ty dự kiến giữ nguyên mức cổ tức 30% bằng tiền. Trong đó, phần lớn cổ tức sẽ "chảy về túi" của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) - cổ đông chi phối sở hữu hơn 60% vốn của HDM.
Lần gần nhất, HDM trả cổ tức năm 2022 tổng tỷ lệ tới 72%, bao gồm 40% bằng tiền và 32% bằng cổ phiếu. Trước đó, năm 2021, tổng tỷ lệ cổ tức là 60%, trong đó 15% bằng tiền và 45% bằng cổ phiếu.
Giá cổ phiếu HDM đã tăng hơn 30% trong 4 tháng qua và đang giao dịch quanh vùng đỉnh lịch sử 30,000 đồng/cp. Thanh khoản bình quân từ đầu năm 2024 đạt hơn 12,000 cp/ngày.
Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ đã tạm ứng cổ tức 2023 bằng tiền với tỷ lệ 25% (2,500 đồng/cp), được trả vào ngày 26/01/2024. Dự kiến, HTG còn thêm đợt cổ tức tiền mặt 10%.
Ảnh minh họa
HTG vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, dự kiến tổ chức ngày 12/04 tại trụ sở Công ty - số 36 Ông Ích Đường, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, theo danh sách chốt ngày 15/03/2024.
Nổi bật nhất là tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2023. Theo kế hoạch Nghị quyết ĐHĐCĐ 2023 giao, tỷ lệ chi trả cổ tức 2023 cho cổ đông là 25%/vốn điều lệ.
Căn cứ ước tính kết quả kinh doanh 2023 dự kiến hoàn thành kế hoạch đề ra, để tăng hiệu quả đầu tư cho cổ đông, ngày 04/12, HĐQT HTG đã thống nhất tạm ứng cổ tức 2023 bằng tiền là 25%, được trả vào ngày 26/01/2024.
Dựa trên thực tế kết quả kinh doanh 2023, HĐQT HTG trình ĐHĐCĐ xem xét phê duyệt chi trả thêm cổ tức bằng tiền 10%, qua đó nâng tổng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 35%, tăng 40% so với kế hoạch được giao.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh năm qua của HTG thực tế khá ảm đạm, với lãi trước thuế giảm đến 41% so với cùng kỳ xuống 211 tỷ đồng, chủ yếu do nhu cầu mua sắm hàng may mặc của khách hàng giảm, phản ánh vào sự sụt giảm của doanh thu; nhu cầu và giá bán của ngành sợi vẫn còn biến động và chưa được cải thiện.
Nhìn vào lịch sử trả cổ tức 10 năm qua (từ 2013), HTG chưa năm nào "quên" chia cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ khá cao và ổn định từ 20-30%. Đây cũng là "con gà đẻ trứng vàng" cho công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) suốt những năm qua.
Gần nhất, vào tháng 6/2023, Công ty chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 60% - cao nhất lịch sử hoạt động, trong đó 40% bằng tiền và 20% bằng cổ phiếu.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, dựa trên dự báo tình hình thị trường và định hướng của công ty mẹ - Vinatex, HTG đặt mục tiêu doanh thu 4,500 tỷ đồng, giảm 4% so với thực hiện năm 2023; nhưng lãi trước thuế dự kiến tăng 4% lên 220 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến từ 20-40%/vốn điều lệ.
Thế Mạnh
FILI
Nhà băng thà ôm tiền hơn “quỳ thu nợ”
Hàng trăm ngàn tỷ đồng đang nằm trong các ngân hàng, trong khi doanh nghiệp thiếu vốn. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, phải có tài sản thế chấp với tỷ lệ lên tới 100% thì mới được ngân hàng cho vay.
Không tài sản thế chấp, khó mơ vay vốn
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay, cũng giống như các doanh nghiệp ngành sợi trên thế giới, doanh nghiệp sợi ở Việt Nam vừa trải qua năm 2023 đầy khó khăn. Từ đầu năm 2024, hầu hết ngân hàng thương mại cắt giảm hạn mức cho vay với doanh nghiệp sợi hoặc yêu cầu phải có tài sản đảm bảo 100% với khoản vay ngắn hạn.
“Năm 2023, doanh nghiệp chỉ cần khoảng 20% tài sản đảm bảo cho khoản vay là được giải ngân, song năm nay, ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo phải có giá trị 100% khoản vay hoặc áp dụng chính sách trả nợ cũ 10 thì sẽ được vay lại ở mức 8-9”, ông Trường cho biết.
Không riêng doanh nghiệp sợi, hầu hết doanh nghiệp phản ánh, ngân hàng dường như thận trọng hơn trong cho vay, yêu cầu khắt khe về tài sản đảm bảo. Nếu như trước đây, ngân hàng chấp nhận một phần tài sản đảm bảo là nhà xưởng, cổ phần…, thì hiện nay, hầu như chỉ còn chấp nhận tài sản đảm bảo là bất động sản. Việc vay vốn tín chấp càng trở nên xa vời.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tín dụng tính đến cuối tháng 2/2024 giảm 0,72%, trong khi tiền gửi vào hệ thống ngân hàng ngày càng tăng. Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, tín dụng giảm chủ yếu do sức hấp thụ của nền kinh tế yếu, song một phần do một số ngân hàng thận trọng trong thực hiện cấp tín dụng vì nợ xấu tăng.
“Quy trình thủ tục cho vay của một số ngân hàng vẫn chậm được cải tiến, nhất là thời gian xét duyệt cho vay còn dài, định giá và quyết định tài sản thế chấp còn quá thận trọng. Việc thực hiện cơ chế tài sản bảo đảm còn thiếu linh hoạt, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, thiếu sự kết nối, tương tác, chia sẻ, hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng trong việc trực tiếp trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn”, Phó thống đốc nhận định.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia ngân hàng cho rằng, nhu cầu vay vốn vẫn có, song do khả năng trả nợ sút giảm, lòng tin của ngân hàng với doanh nghiệp yếu đi, nên ngân hàng có tiền cũng không dám cho vay. Khi niềm tin bị đứt gãy, ngân hàng buộc phải “ôm” tài sản thế chấp mới dám cho vay. Nhưng sau 2 năm kiệt quệ vì Covid-19, nhiều doanh nghiệp cũng không còn tài sản để thế chấp, đồng nghĩa với việc không thể tiếp cận vốn.
Thừa tiền là phí phạm, song cho vay bằng cách nào?
Vì sao ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp lại kêu thiếu vốn, vì sao tiền gửi ùn ùn chảy vào ngân hàng, mà tín dụng lại giảm? Đâu là nút thắt, tháo gỡ ra sao? Đó là những câu hỏi mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngân hàng và doanh nghiệp cùng ngồi với nhau để tìm giải pháp.
Ngành ngân hàng đối diện với áp lực nợ xấu gia tăng trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực, thị trường bất động sản trầm lắng, dẫn đến xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Cần rà soát Bộ luật Dân sự 2015 để sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao trách nhiệm dân sự đối với người đi vay, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi Luật Phá sản theo hướng cho phá sản đối với doanh nghiệp yếu kém, không còn khả năng phục hồi để giảm gánh nặng cho nền kinh tế - Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Nhìn từ góc độ ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank thừa nhận, ngân hàng đang phải đối phó với tình trạng thừa tiền.
“Tiền trong ngân hàng thừa hàng chục ngàn tỷ đồng là phí phạm. Nhưng nói rằng, ngân hàng không muốn cho vay là không đúng. Ngân hàng rất muốn cho vay, nhưng điều kiện nào để cho vay mới là vấn đề. VPBank có hơn 40.000 khách hàng doanh nghiệp với hạn mức tín dụng cấp cho họ là 240.000 tỷ đồng, nhưng đến nay, mới giải ngân được hơn 60.000 tỷ đồng, còn lại không giải ngân được, do doanh nghiệp không có đầu ra, không có phương án kinh doanh”, CEO VPBank cho biết.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại khác cũng thừa nhận, hiện có tình trạng ngân hàng thà “ôm tiền” còn hơn cho vay nếu sức khỏe doanh nghiệp quá bấp bênh, khó đòi nợ. Tình trạng này xuất phát từ việc quyền chủ nợ của ngân hàng chưa được bảo vệ đầy đủ.
“Các ngân hàng thương mại vẫn e sợ khi không có được sự bảo đảm nào từ cơ quan bảo vệ pháp luật nếu không thu được nợ mà lại thiếu tài sản bảo đảm hay giải ngân cho doanh nghiệp đang lỗ. Vấn đề này, các ngân hàng thương mại cũng đã trải nghiệm trên thực tế, dẫn tới tâm lý “cho vay có thiếu sót, nhưng thu hồi được nợ còn hơn cho vay đúng mà không thu hồi đủ nợ”, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank lý giải.
Việc Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực, nhưng lại không được luật hóa đầy đủ vào Luật Các tổ chức tín dụng 2024, khiến “đoạn trường” đòi nợ của doanh nghiệp từ năm 2024 thêm khó khăn.
Ông Nguyễn Đức Vinh cho hay, nếu như trước đây, cho vay tín chấp mới có nguy cơ mất vốn, thì hiện nay, cho vay có tài sản thế chấp cũng không dễ xử lý nợ.
“Càng ngày, ngân hàng càng khó khăn trong xử lý nợ, khiến không dám cho vay. Hiện nay, tất cả ngân hàng đang lâm vào tình trạng không ai hỗ trợ thu giữ tài sản đảm bảo. Trước đây, chỉ những khoản vay tín chấp mới có nguy cơ mất vốn, hiện nay thì cả có tài sản thế chấp cũng mất ít nhất 2-3 năm mới thu hồi được nợ”, ông Vinh cho biết.
Nhiều ngân hàng thương mại đề nghị, để ngân hàng yên tâm cho vay, giải pháp dài hơi là phải có một bộ luật riêng về xử lý nợ xấu. Trước mắt, cần sớm sửa Bộ luật Dân sự để đảm bảo công bằng quyền lợi của cả bên vay lẫn bên cho vay.
Dự báo diễn biến thị trường tuần 18-22/03
VN-Index có một tuần giao dịch tương đối thành công về mặt điểm số khi trở về lại vùng nền giá trên 1.260 điểm, mặc dù có trạng thái rất tiêu cực cuối tuần trước khi NHNN công bố hút tiền qua kênh tín phiếu lần đầu tiên sau 4 tháng.
Góc nhìn tuần 11-15/3/2024: Tuy vậy, sự rung lắc và giằng co vẫn diễn ra rất mạnh mẽ chứ không hề dễ dàng, với áp lực bán thay nhau xuất hiện trên các nhóm ngành, và thanh khoản ở những phiên, những lúc giảm điểm luôn lớn hơn nhiều so với những phiên tăng điểm, thể hiện cung ra vẫn áp đảo cầu mua vào. Kết tuần, VN-Index đóng nến doji, xác nhận thêm 1 lần nữa chưa thể qua khỏi kháng cự 1.280 điểm. Khối ngoại trở lại động thái bán ròng cực mạnh khi tỷ giá vẫn tăng bất chấp NHNN hút tiền về, với giá trị bán ròng hơn 2.600 tỷ trong tuần vừa qua.
Nhận định tuần 18-22/3/2024: Với những diễn biến trong tuần vừa qua, khả năng cao VN-Index tiếp tục giao dịch giằng co trong biên độ 1.260-1.280 điểm, đồng thời sẽ có sự luân chuyển dòng tiền giữa các nhóm ngành tương tự những phiên trước để tìm kiếm cơ hội ngắn hạn.
Các rủi ro vĩ mô tiềm ẩn như áp lực tỷ giá vẫn là điểm cần chú ý đối với nhà đầu tư, để phân bổ tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt hợp lí. Sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 3 trong ngày 21/3 tới cũng sẽ là điểm khiến cho VN-Index có những biến động khó lường. Điểm mua mới cho cả vị thế trading và holding đều nên canh về sát MA20 của VN-Index là quanh vùng 1.240 điểm. Ưu tiên các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và câu chuyện tiềm năng rõ ràng trong năm 2024 thay vì những cổ phiếu có định giá rẻ.
XU HƯỚNG TUẦN: RUNG LẮC TẠO NỀN TRONG XU HƯỚNG TĂNG
CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG:
•Vị thế trading (Ngắn hạn): sau khi đã chốt lãi các cổ phiếu tăng mạnh 20-40% từ nền giá nhưng chưa có nhịp tích lũy hoặc điều chỉnh tương ứng, ưu tiên giữ tỷ trọng tiền mặt cao từ 30-50% để canh mua vào khi thị trường có trạng thái cân bằng, đặc biệt tại các hỗ trợ 1.240-1.260 điểm. Nắm giữ/canh mua thêm với các cổ phiếu chỉ mới bật tăng từ nền giá hoặc đang trong mẫu hình sideway-up (vừa tăng vừa tích lũy).
•Vị thế holding (Trung & Dài hạn): tiếp tục nắm giữ các siêu cổ phiếu có tiềm năng lớn, có câu chuyện riêng trong năm 2024, chưa có lí do để bán lúc này. Canh mua gom thêm khi cổ phiếu có trạng thái cân bằng hoặc giao dịch đi ngang chán nản, gom mạnh khi cả thị trường chung tiếp tục điều chỉnh hoảng loạn, đặc biệt sát hỗ trợ 1.240-1.260 điểm.
Gợi ý cổ phiếu lướt sóng ngắn hạn:
(Có tín hiệu kỹ thuật & dòng tiền. Vì giới hạn nội dung nên những cổ phiếu Đầu tư trung hạn sẽ có những bài viết riêng. Cần kết nối với Châu, vui lòng liên hệ theo thông tin ở phần tiểu sử)
PVS: Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX)
HPG: CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE)
VND: CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE)
VGT: Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UPCOM)
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Tùng Phong
FILI
14/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?
14/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?
Đó là lời khẳng định của ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) khi tham luận về ngành sợi. Ông kiến nghị ngân hàng cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sợi trong năm 2024, không giảm hạn mức tín dụng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm cố định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP
Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô sáng 14/03, Chủ tịch Vinatex cho biết tất cả các doanh nghiệp dệt may không khó tiếp cận tín dụng khi có đơn hàng vì bản chất có đơn hàng là có lời. Tuy nhiên, trong suốt 18 tháng qua ngành khó khăn là ngành sản xuất nguyên liệu.
Trong đó, ngành sợi toàn thế giới lỗ, không chỉ riêng ở Việt Nam. Năm 2022 tiếp cận vốn dễ, năm 2023 thì khó hơn và đặc biệt vào cuối năm 2023 - đầu năm 2024, khi xem xét hạn mức tín dụng 2024 đối với các doanh nghiệp ngành sợi rất khó khăn.
Theo ông Trường, hiện nay, tất cả ngân hàng đều cắt giảm hạn mức cho vay với công ty sợi, hoặc yêu cầu có tài sản đảm bảo 100% với khoản vay ngắn hạn năm 2024. Năm 2023, tính chung giá trị tài sản đảm bảo này các khoản vay chỉ khoảng 20%, còn năm nay yêu cầu phải 100% hoặc áp dụng chính sách trả được 10 thì chỉ được vay lại 8 hoặc 9.
Đối với nhóm sợi, hiện nay, nhiều đơn vị đối với ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thì vay khoảng 7%, ngân hàng thương mại cổ phần ngoài nhà nước thì khoảng 9%. Đây là về chính sách lãi suất và tín dụng.
"Do đó, nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành thì chúng ta có thể mất đi ngành sợi", ông Trường nhận định. Theo đó, ngành sợi của Việt Nam đang có 10 triệu cọc sợi; giá trị tài sản như đầu tư mới khoảng 6 tỷ đô, giá trị còn lại khoảng 3 tỷ đô và hiện mỗi năm đang trả ngân hàng khoảng 300 triệu đô.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Chủ tịch Vinatex cho rằng nếu giảm hạn mức thì có thể an toàn về phương diện ngắn hạn, nhưng thực ra mất an toàn về vốn dài hạn vì không sản xuất thì không có tiền trả vay dài hạn trước đây. Hiện nay, mức trả hàng năm 300 triệu. Ngắn hạn ảnh hưởng đến dài hạn thì chưa chắc là cái nợ.
Bên cạnh đó, ngành sợi cũng đang duy trì 150,000 lao động, tiền lương trả cho công nhân khoảng 1 tỷ đô, đặc biệt ngành sợi dùng điện nhiều, 1 năm đang trả khoảng 500 triệu đô tiền điện.
Có nhiều huyện như huyện Định Quán, Đồng Nai, 60% doanh thu ngành điện Định Quán đến từ nhà máy sợi. Nếu tiếp tục huy động công suất với tỷ lệ thấp thì sẽ rất khó khăn.
Ông Trường đánh giá đây là câu chuyện của chu kỳ kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sợi đều bị như vậy nên cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sợi trong năm 2024, không giảm hạn mức tín dụng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm cố định, để duy trì được sản xuất quay trở lại tỷ lệ huy động của họ.
Theo lãnh đạo Vinatex, hiện nay lãi suất giảm nhưng tiếp cận giải ngân rất khó. Mặt khác, thực tế thị trường năm 2023 khó khăn hơn nhiều so với năm 2021, 2022 do Trung Quốc mở cửa và họ là quốc gia canh tranh lớn nhất của thế giới. Đến tháng 12/2023, báo cáo của Trung Quốc cũng mới chỉ huy động được 60% công suất ngành dệt may nên họ tiếp tục chính sách hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ huy động này.
"Câu chuyện về có chính sách hỗ trợ như thời kỳ COVID-19 đối với giai đoạn phục hồi này cũng hết sức quan trọng cho các ngành xuất khẩu. Và chính sách cuối cùng liên quan đến tỷ giá, với mức 2 năm vừa rồi chỉ giảm 5% thì các ngành xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn so với các quốc gia khác. Chúng tôi cũng không dám nói nên giảm đi bao nhiêu, nhưng có lẽ 5% thì ít và khó cho các ngành xuất khẩu phục hồi", ông Trường cho hay.
Thế Mạnh
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.