Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng đón sóng lợi nhuận lớn trong năm 2025
Với triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan hơn và nguồn cung mới dự kiến tăng cao hơn sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, SSI Research kỳ vọng ngành bất động sản nhà ở sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025...
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng cổ phiếu bất động sản, SSI Research đánh giá rằng, với mặt bằng lãi suất cho vay duy trì ổn định ở mức thấp, Luật Đất đai mới có hiệu lực, Chính phủ tích cực hỗ trợ tăng nguồn cung và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng tích cực, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025, kéo theo nguồn cung gia tăng đáng kể.
Tại Hà Nội, thị trường được dự báo sẽ diễn biến khả quan nhờ nguồn cung mới ngày càng dồi dào. Theo CBRE, số lượng căn hộ mới ra mắt tại Hà Nội trong năm 2025 có thể đạt 40.000 - 45.000 căn, vượt xa mức 30.100 căn dự kiến trong năm 2024. Trước đó, nguồn cung thực tế trong năm 2024 đã đạt 29.700 căn, gần gấp đôi so với dự báo ban đầu của CBRE (16.000 căn), nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ trong việc tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án.
Về giá bán, CBRE cho biết sau khi giá sơ cấp tăng 28% trong năm 2024, dự kiến giá sẽ duy trì ổn định trong hai năm tới với tỷ lệ hấp thụ thấp hơn, tương tự giai đoạn 2016 - 2020.
Năm 2024, sự hỗ trợ từ Chính phủ đã giúp nhiều dự án tháo gỡ rào cản pháp lý, mở đường cho các kế hoạch mở bán trong năm 2025. Một số dự án đã đạt tiến độ pháp lý tốt hơn như Wonder Park (Hà Nội) và Gems Riverside (TP.HCM), dự kiến sẽ sẵn sàng ra mắt trong năm tới.
Ngoài ra, các dự án mới như Phước Vĩnh Tây (Long An), căn hộ A3/CT2 và dự án Tháp Vàng (Hà Nội), được cấp phép đầu tư trong giai đoạn 2023-2024, cũng sẽ triển khai mở bán trong năm 2025, góp phần làm sôi động thêm nguồn cung trên thị trường.
SSI Research dự báo hoạt động bán hàng trên toàn quốc sẽ tăng mạnh trong năm 2025 từ các dự án mới và đang triển khai. VHM dự kiến sẽ mở bán một số dự án trong năm, bao gồm Phước Vĩnh Tây tại tỉnh Long An, và Dương Kinh tại thành phố Hải Phòng – cùng với các hoạt động bán hàng hiện tại từ các dự án như Royal Island và Ocean Park 2 & 3.
KDH dự kiến sẽ mở bán một dự án mới tại thành phố Thủ Đức, dự án Foresta, với 226 căn thấp tầng và 600 căn cao tầng, được kết hợp từ 2 dự án Clarita và Emeria. Sau khi nhận được giấy phép xây dựng trong quý 3/2024, DXG cũng dự kiến sẽ bán Gems Riverside tại TP.HCM vào đầu năm 2025.
Trong khi VHM đã đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ trong năm 2024 với ước tính 48%, khiến doanh số bán hàng dự kiến sẽ thấp hơn trong năm 2025 (đạt 8,1%) thì các chủ đầu tư niêm yết khác như KDH, NLG, TCH và DXG được kỳ vọng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng với 2 chữ số trong năm 2025. Tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ giúp cho lợi nhuận tăng mạnh từ năm 2025 khi các dự án được bàn giao.
Cụ thể, sang năm 2025, SSI Research ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc công ty mẹ (NPATMI) của VHM sẽ lần lượt đạt 102,5 nghìn tỷ đồng tăng 3,8% so với cùng kỳ và 34,2 nghìn tỷ đồng giảm nhẹ 0,4%. Các dự án mở bán năm 2025 sẽ chưa ghi nhận doanh thu, do đó dự báo NPATMI dự kiến sẽ đi ngang.
Do KDH không mở bán các dự án mới trong năm 2024, kỳ vọng dự án Foresta sẽ mở bán vào đầu năm 2025, với doanh thu các căn thấp tầng sẽ được ghi nhận trong năm, cùng với các căn còn lại của dự án The Privia. Do đó, doanh thu và NPATMI của KDH năm 2025 sẽ lần lượt đạt 6,28 nghìn tỷ đồng tăng 72% và 1,18 nghìn tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ.
Đối với NLG, dự báo tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025 sẽ được thúc đẩy nhờ tăng cường hoạt động bán hàng tại Long An và thành phố Cần Thơ. Với tiến độ pháp lý đang tiến triển tốt tại thành phố Biên Hòa (với dự án Izumi City), chúng tôi kỳ vọng NLG sẽ tái mở bán Izumi City trong nửa cuối năm 2025. Dựa trên những giả định này, dự báo doanh thu và NPATMI của NLG lần lượt là 5,5 nghìn tỷ đồng -4,4% và 627 tỷ đồng tăng 35%.
Dự án Gems Riverside đã nhận được giấy phép xây dựng trong quý 3/2024, giúp cho DXG có thể mở bán dự án trong nửa đầu năm 2025. Với nguồn cung căn hộ mới thấp tại TP.HCM trong những năm qua, kỳ vọng DXG sẽ mở bán thành công dự án này.
Tuy nhiên, sang năm 2025, DXG vẫn sẽ phụ thuộc vào doanh thu và lợi nhuận từ dự án Gems Skyworld, kỳ vọng dự án sẽ được tái mở bán trong nửa cuối năm 2025. Cùng với sự phục hồi của dịch vụ môi giới bất động sản, DXG được kỳ vọng sẽ đạt doanh thu và NPATMI lần lượt là 2,8 nghìn tỷ đồng giảm 29,2% và 180 tỷ đồng tăng 13,7% so với cùng kỳ.
Xét đến triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan hơn và nguồn cung mới dự kiến tăng cao hơn sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, kỳ vọng ngành bất động sản nhà ở sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025. Do đó, SSI Research khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với ngành, những cổ phiếu tiềm năng tăng giá cao như VHM, NLG, KDH.
Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản được dự báo tăng mạnh trong năm 2025
Tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ giúp cho lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh từ năm 2025 khi các dự án được bàn giao...
SSI Research trong cập nhật triển vọng cổ phiếu bất động sản mới đây nhận định với môi trường lãi suất cho vay ổn định và thấp, các luật đất đai mới có hiệu lực, Chính phủ hỗ trợ tăng nguồn cung và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốt, thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ với nguồn cung tăng trong năm 2025.
Thị trường Hà Nội dự kiến sẽ diễn biến tốt với sự gia tăng nguồn cung mới. Theo CBRE, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội có thể đạt 30.100 căn, cao hơn một chút so với năm 2024. Tuy nhiên, với nguồn cung mạnh hơn kỳ vọng trong năm 2024 (29.700 căn so với dự báo đầu năm của CBRE là 16.000) và sự hỗ trợ của Chính phủ, nguồn cung dự kiến tăng mạnh hơn vào năm 2025, có thể đạt 40.000-45.000 căn mới.
Theo ước tính của CBRE với giá sơ cấp đã tăng 28% trong năm 2024, dự báo giá sơ cấp sẽ ổn định với tỷ lệ hấp thụ thấp hơn trong hai năm tới, tương tự như giai đoạn năm 2016-2020.
Trong năm 2024, thị trường bất động sản đã nhận được nhiều sự hỗ từ Chính phủ, giúp cho nhiều dự án bị chậm pháp lý đã được phê duyệt. Một số dự án đạt tiến độ pháp lý tốt hơn, như Wonder Park tại Hà Nội và Gems Riverside tại TP.HCM, dự kiến sẽ sẵn sàng mở bán trong năm 2025.
Ngoài ra, các dự án mới như Phước Vĩnh Tây tại tỉnh Long An, căn hộ A3/CT2 và dự án Tháp Vàng tại Hà Nội, được cấp phép đầu tư vào giai đoạn
2023-2024 cũng sẽ được mở bán năm 2025.
SSI Research dự báo hoạt động bán hàng trên toàn quốc sẽ tăng mạnh trong năm 2025 từ các dự án mới và đang triển khai. VHM dự kiến sẽ mở bán một số dự án trong năm, bao gồm Phước Vĩnh Tây tại tỉnh Long An, và Dương Kinh tại thành phố Hải Phòng – cùng với các hoạt động bán hàng hiện tại từ các dự án như Royal Island và Ocean Park 2 & 3.
KDH dự kiến sẽ mở bán một dự án mới tại thành phố Thủ Đức, dự án Foresta, với 226 căn thấp tầng và 600 căn cao tầng, được kết hợp từ 2 dự án Clarita và Emeria. Sau khi nhận được giấy phép xây dựng trong Q3/2024, DXG cũng dự kiến sẽ bán Gems Riverside tại TP.HCM vào đầu năm 2025.
Trong khi VHM đã đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ trong năm 2024 với ước tính 48%, khiến doanh số bán hàng dự kiến sẽ thấp hơn trong năm 2025 (đạt 8,1%) thì các chủ đầu tư niêm yết khác như KDH, NLG, TCH và DXG được kỳ vọng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng với 2 chữ số trong năm 2025. Tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ giúp cho lợi nhuận tăng mạnh từ năm 2025 khi các dự án được bàn giao.
Cụ thể, sang năm 2025, SSI Research ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc công ty mẹ (NPATMI) của VHM sẽ lần lượt đạt 102,5 nghìn tỷ đồng tăng 3,8% so với cùng kỳ và 34,2 nghìn tỷ đồng giảm nhẹ 0,4%. Các dự án mở bán năm 2025 sẽ chưa ghi nhận doanh thu, do đó dự báo NPATMI dự kiến sẽ đi ngang.
Do KDH không mở bán các dự án mới trong năm 2024, kỳ vọng dự án Foresta sẽ mở bán vào đầu năm 2025, với doanh thu các căn thấp tầng sẽ được ghi nhận trong năm, cùng với các căn còn lại của dự án The Privia. Do đó, doanh thu và NPATMI của KDH năm 2025 sẽ lần lượt đạt 6,28 nghìn tỷ đồng tăng 72% và 1,18 nghìn tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ.
Đối với NLG, dự báo tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025 sẽ được thúc đẩy nhờ tăng cường hoạt động bán hàng tại Long An và thành phố Cần Thơ. Với tiến độ pháp lý đang tiến triển tốt tại thành phố Biên Hòa (với dự án Izumi City), chúng tôi kỳ vọng NLG sẽ tái mở bán Izumi City trong nửa cuối năm 2025. Dựa trên những giả định này, dự báo doanh thu và NPATMI của NLG lần lượt là 5,5 nghìn tỷ đồng -4,4% và 627 tỷ đồng tăng 35%.
Dự án Gems Riverside đã nhận được giấy phép xây dựng trong Q3/2024, giúp cho DXG có thể mở bán dự án trong nửa đầu năm 2025. Với nguồn cung căn hộ mới thấp tại TP.HCM trong những năm qua, kỳ vọng DXG sẽ mở bán thành công dự án này.
Tuy nhiên, sang năm 2025, DXG vẫn sẽ phụ thuộc vào doanh thu và lợi nhuận từ dự án Gems Skyworld, kỳ vọng dự án sẽ được tái mở bán trong nửa cuối năm 2025. Cùng với sự phục hồi của dịch vụ môi giới bất động sản, DXG được kỳ vọng sẽ đạt doanh thu và NPATMI lần lượt là 2,8 nghìn tỷ đồng giảm 29,2% và 180 tỷ đồng tăng 13,7% so với cùng kỳ.
Xét đến triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan hơn và nguồn cung mới dự kiến tăng cao hơn sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, kỳ vọng ngành bất động sản nhà ở sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025. Do đó, SSI Research khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với ngành, những cổ phiếu tiềm năng tăng giá cao như VHM, NLG, KDH.
Doanh nghiệp bất động sản trước bước ngoặt 2025
Nguồn cung nhà ở sẽ tăng mạnh trong năm nay.
Các chuyên gia dự báo doanh thu doanh nghiệp bất động sản năm 2025 có thể tăng 25-50%, nhờ nguồn cung dồi dào và tâm lý thị trường khởi sắc.
Khi thị trường bất động sản trở lại quỹ đạo tăng trưởng
Theo Công ty Chứng khoán MBS, tổng lợi nhuận ròng năm 2024 của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, HNX và UPCoM tăng gần 18% so với năm 2023. Đáng chú ý, nhóm bất động sản bất ngờ vươn lên dẫn đầu với mức tăng trưởng ấn tượng 1.005%, nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc trong nửa cuối năm.
Trong đó, ngoại trừ Novaland (NVL) gặp khó khăn do trích lập dự phòng dự án Lakeview City, hầu hết các doanh nghiệp lớn như Vinhomes (VHM), Phát Đạt (PDR), Khang Điền (KDH), Đất Xanh (DXG), Nam Long (NLG), Văn Phú Invest (VPI)… đều ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh. Một số doanh nghiệp khác như Fideco (FDC), Hoàng Quân (HQC), Tài chính Hoàng Huy (TCH), CEO Group (CEO), Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL)… cũng đánh dấu sự trở lại đầy tích cực.
Bà Phạm Thị Miền - Phó Trưởng Ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn xúc tiến đầu tư (VARS) nhận định, kết quả khả quan này xuất phát từ chiến lược tái cấu trúc linh hoạt của doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức, thay vì phát triển dàn trải, các doanh nghiệp tập trung hoàn thiện dự án hiện hữu để đảm bảo dòng tiền và củng cố niềm tin của người mua. Hoạt động M&A cũng giúp họ giải tỏa áp lực tài chính và tái cơ cấu danh mục sản phẩm.
Dấu hiệu hồi phục rõ rệt
Theo Dat Xanh Services, trong năm 2024, thị trường ghi nhận 29 dự án khởi công, 69 dự án ra mắt, 48 dự án mở bán chính thức với hơn 44.300 sản phẩm mới. Tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 30-45%, tăng 125% so với năm 2023, trong khi lượng giao dịch tăng 2,5 lần, lên hơn 33.000 giao dịch.
Báo cáo của đơn vị này cũng chỉ ra, sức cầu đã cải thiện rõ rệt, đặc biệt là trong những tháng cuối năm. Khách hàng xuống tiền nhanh hơn, mức độ quan tâm bất động sản năm 2024 tăng 44% so với 2023 và gấp ba lần so với 2022.
Một vấn đề nổi cộm của thị trường những năm qua là gánh nặng nợ vay và trái phiếu doanh nghiệp, nhưng trong năm 2024, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tái cơ cấu để giảm áp lực.
Đơn cử, Novaland đã giảm hoặc có phương án xử lý gần 29.700 tỷ đồng nợ vay so với cuối năm 2022. Doanh nghiệp này cũng nhận được hạn mức tín dụng 18.200 tỷ đồng từ các ngân hàng lớn để đảm bảo dòng vốn triển khai dự án. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác như An Gia, Phát Đạt đã tất toán toàn bộ nợ trái phiếu, Nam Long đảo nợ thành công khoản trái phiếu 1.000 tỷ đồng... giúp hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Nam Long, An Gia và Khang Điền lần lượt giảm về mức 0,47 lần, 0,45 lần và 0,36 lần.
2025 - năm bản lề của thị trường bất động sản
Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thị trường bất động sản đang được trợ lực mạnh mẽ từ nền kinh tế ổn định, lạm phát kiểm soát tốt, lãi suất thấp, cùng với đó là những cải cách thể chế và sự thúc đẩy đầu tư công. "Đặc biệt, áp lực tài chính đã giảm bớt, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn", ông Lực nhấn mạnh.
Tổ chức VIS Rating cũng nhận định, sau thời gian suy thoái kéo dài, bất động sản đang trên đà phục hồi, với môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thúc đẩy hoạt động phát triển dự án mới.
Ngoài ra, chính sách tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước sẽ giúp giải phóng các dự án "treo", tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp. Thống kê từ Sở Xây dựng cho thấy, riêng tháng đầu năm 2025 đã có 14 dự án với tổng 1.688 sản phẩm đủ điều kiện mở bán tại 10 tỉnh, thành phố.
Vào tháng 12/2024, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch Hà Nội và TP.HCM, hoàn tất quy hoạch cho toàn bộ địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh tiến độ pháp lý sẽ giúp tăng mạnh nguồn cung nhà ở, với hơn 43.000 sản phẩm dự kiến ra mắt trong năm 2025.
Sự gia tăng nguồn cung này sẽ kích thích nguồn cầu, thúc đẩy thị trường hồi phục nhanh chóng, đặc biệt từ nửa cuối năm 2025, qua đó cải thiện đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nền tảng tài chính vững vàng hơn
Một tín hiệu tích cực khác là lượng tiền "của để dành" của doanh nghiệp bất động sản đang gia tăng đáng kể. Theo VietstockFinance, năm 2024, giá trị người mua trả tiền trước ngắn hạn của nhóm doanh nghiệp này tăng hơn 77%, đạt gần 240.000 tỷ đồng, trong khi doanh thu chưa thực hiện duy trì mức hơn 8.000 tỷ đồng.
Vinhomes dẫn đầu với 46.383 tỷ đồng tiền khách hàng trả trước, tăng 32% so với năm 2023 và cao gấp 1,7 lần so với 5 doanh nghiệp xếp sau là Novaland, Sunshine, Nam Long, DIC Corp và Khang Điền.
Cùng với đó, lượng tiền mặt nắm giữ ngắn hạn của 115 doanh nghiệp bất động sản tại thời điểm cuối năm 2024 đã tăng hơn 40%, đạt trên 110.000 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp tăng tốc phát triển dự án trong bối cảnh thị trường hồi phục.
Tín hiệu tích cực cho năm 2025
Dù vẫn đối mặt với không ít thách thức, nhưng với nền tảng tài chính được cải thiện, khung pháp lý dần hoàn thiện và niềm tin thị trường hồi phục, bất động sản năm 2025 được kỳ vọng sẽ phát triển ổn định, bền vững hơn.
Nhiều chuyên gia nhận định, với sự hỗ trợ từ chính sách, nhu cầu thực tăng cao và tâm lý thị trường lạc quan, ngành bất động sản sẽ lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn.
Vì sao doanh thu cải thiện nhưng dòng tiền nhiều "ông lớn" bất động sản vẫn âm?
Dòng tiền hoạt động của hầu hết ông lớn địa ốc niêm yết vẫn âm.
Theo VIS Rating, mặc dù ghi nhận doanh thu cải thiện nhưng dòng tiền hoạt động của 30 chủ đầu tư bất động sản nhà ở niêm yết vẫn tiếp tục suy giảm trong năm 2024.
Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho hay, năm 2024, tổng lợi nhuận sau thuế của 30 chủ đầu tư giảm do chi phí lãi vay tăng cao và khoản lỗ hoạt động của các doanh nghiệp đối mặt với các vấn đề pháp lý.
Trong đó, quý IV/2024, các chủ đầu tư ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu đáng kể 183% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần làm tăng 8% doanh thu cho cả năm 2024.
Song, tổng lợi nhuận ròng vẫn giảm 7% do chi phí lãi vay cao hơn cũng như khoản lỗ hoạt động của các chủ đầu tư đang phải đối mặt với các vấn đề pháp lý, bao gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (NRC), Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) và Công ty Cổ phần Đầu tư (LDG).
Ngược lại, các chủ đầu tư lớn như Tập đoàn Đất Xanh (DXG) – công ty mẹ của Hà An (BBB) ổn định, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) và Vinhomes (VHM) ghi nhận biên lợi nhuận cao hơn sau khi hoàn thành các dự án quan trọng, chủ yếu ở phân khúc thấp tầng.
Đáng chú ý, dù doanh thu cải thiện nhưng dòng tiền hoạt động của các chủ đầu tư vẫn tiếp tục suy giảm trong năm 2024, trong khi tổng nợ tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Theo VIS Rating, năm 2024, tổng nợ của các chủ đầu tư đã tăng 20% so với cùng kỳ, lên 208.000 tỷ đồng, chủ yếu để tài trợ chi phí phát triển dự án (ví dụ VHM, NLG, DXG), và bổ sung vốn lưu động hoặc tái cấu trúc nợ đến hạn (như NVL, NBB). Sự gia tăng nợ này dẫn đến chi phí lãi vay tăng 41% so với cùng kỳ.
Nguồn tiền mặt của ngành đã tăng 46% so với cùng kỳ trong năm 2024, đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, nhờ vào dòng tiền mạnh mẽ từ hoạt động đầu tư và tài chính. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi việc mở rộng khả năng tiếp cận cận vốn thông qua nguồn vốn vay ngân hàng và các hoạt động tái cấu trúc dự án như mua bán và sáp nhập, hợp đồng hợp tác kinh doanh và chuyển nhượng cổ phần.
Theo đó, dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với hầu hết các chủ đầu tư trong năm 2024, khi nhiều doanh nghiệp đã gia tăng giải ngân để đẩy nhanh phát triển dự án sau khi nhận được phê duyệt pháp lý và dự kiến sẽ mở bán dự án vào năm 2025 (như VHM, KDH, PDR), trong khi những chủ đầu tư khác vẫn đang vướng tình trạng chậm trả gốc, lãi trái phiếu và các vấn đề pháp lý dự án (như NVL, NBB).
Đơn vị xếp hạng tín nhiệm kì vọng, năm 2025 sẽ là một năm có hiệu quả hoạt động tốt hơn cho các chủ đầu tư. Nguồn cung nhà ở mới nhờ hoạt động phát triển dự án gia tăng từ nửa cuối năm 2024, được củng cố bởi tâm lý tích cực của người mua nhà, sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty vào năm 2025.
Đưa ra nhận định liên quan đến dòng vốn cho ngành bất động sản, VIS Rating cũng cho biết năm 2025, trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ đạt mức mức cao nhất trong ba năm qua. Tuy nhiên, rủi ro tái cấp vốn sẽ thấp hơn so với các năm trước nhờ các chủ đầu tư dần khôi phục khả năng tiếp cận nguồn tài chính mới từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước, được hỗ trợ bởi các cải cách pháp lý và quy định mới được ban hành.
Khẩu vị tín dụng từ các ngân hàng đã cải thiện, thanh khoản của ngân hàng vẫn ở mức đủ mạnh để thúc đẩy hoạt động cho vay.
Tâm lý thị trường tích cực sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động M&A, thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, những chủ đầu tư từng chậm trả gốc, lãi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm nguồn tái cấp vốn để tránh bị chậm trả gốc, lãi trong những lần tới.
Mirae Asset "gợi ý" những "siêu cổ phiếu" đầy hứa hẹn trên thị trường
Danh sách cổ phiếu khuyến nghị tập trung vào các mã có nền tảng cơ bản vững chắc, biên lợi nhuận gộp cải thiện và có câu chuyện tăng trưởng riêng, giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn trong chiến lược đầu tư năm 2025.
Theo báo cáo của Mirae Asset, lợi nhuận sau thuế (LNST) toàn thị trường ghi nhận mức tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm phi tài chính tăng mạnh 25,7%, dẫn đầu bởi các ngành bán lẻ, viễn thông và bất động sản. Dự báo năm 2025, các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản, xây dựng, điện và thực phẩm sẽ tiếp tục duy trì triển vọng tích cực.
Báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết quý 4/2024 của Chứng khoán Mirae Asset cho thấy một bức tranh tích cực với mức tăng trưởng ổn định, dù có sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành. Lợi nhuận sau thuế toàn thị trường tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước, duy trì mức tăng trưởng ổn định như các quý trước đó. Đặc biệt, các ngành phi tài chính ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhóm tài chính, với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 25,7% và 16,7% YoY.
Trong đó, một số ngành có kết quả nổi bật như bán lẻ (+445,6%), viễn thông (+234,9%), du lịch & giải trí (+171,1%), truyền thông (+132,3%) và bất động sản (+101,3%). Tuy nhiên, một số ngành lại gặp phải sự sụt giảm lợi nhuận, như dầu khí (-48,5%), dịch vụ tài chính (-15,8%) và hóa chất (-10,8%).
Dựa trên những kết quả này, Mirae Asset cho rằng nhóm phi tài chính tiếp tục dẫn đầu thị trường, trong khi nhóm tài chính có mức tăng trưởng chậm hơn. Dự báo cả năm 2024, LNST toàn thị trường tăng 22,3%, với sự đóng góp chính từ các ngành phi tài chính (+28,7%).
Về diễn biến thị trường chứng khoán, mặc dù quý 4/2024 không quá lạc quan với sự điều chỉnh trong tháng 10 và 11, nhưng sự hồi phục mạnh mẽ trong tháng 12 giúp chỉ số chung giữ mức ổn định.
Để hỗ trợ nhà đầu tư, Mirae Asset đã tiến hành phân tích và đưa ra danh sách các cổ phiếu tiềm năng. Những cổ phiếu được chọn đều có nền tảng tài chính vững chắc, biên lợi nhuận gộp cải thiện và câu chuyện tăng trưởng riêng biệt. Nhóm cổ phiếu "Super" bao gồm các mã thuộc các ngành bán lẻ (FRT, PET), bất động sản (DXG, TDC), thực phẩm (MSN, DBC), xây dựng (VCG, NTP). Bên cạnh đó, nhóm "Good" cũng được đề xuất, với các mã như VIC, CTS, GEX, VHC, HVH.
Đặc biệt, Mirae Asset khuyến nghị các cổ phiếu từ nhóm ngành như thực phẩm, điện, bất động sản, xây dựng, vận tải sẽ có triển vọng tích cực trong năm 2025. Các yếu tố như chính sách hỗ trợ, giải ngân đầu tư công và xu hướng tiêu dùng phục hồi dự báo sẽ là động lực giúp các ngành này phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Nhìn chung, bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết quý 4/2024 duy trì đà tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề vững chắc cho một năm 2025 tích cực. Các nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và tiềm năng tăng trưởng bền vững để xây dựng chiến lược đầu tư hợp lý trong năm mới.
‘Ông lớn’ địa ốc rục rịch bung hàng, căn hộ cao cấp chiếm lĩnh thị trường TPHCM
Nhiều doanh nghiệp bất động sản bắt tay thực hiện kế hoạch chào bán dự án mới nhưng cũng có công ty chỉ đặt mục tiêu tái khởi động dự án dang dở.
Loạt dự án rục rịch bung hàng
Trên cơ sở diễn biến tình hình tại TPHCM, nhiều chuyên gia đánh giá, thị trường bất động sản nói chung trong năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Năm nay, thị trường bước sang giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các ‘ông lớn’ bất động sản phía Nam đã bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh doanh của năm. Nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch chào bán dự án mới nhưng cũng có công ty đặt mục tiêu tái khởi động dự án cũ.
Kết thúc năm qua với doanh thu thuần tăng hơn 600 tỷ đồng so với năm 2023, đạt 2.017 tỷ đồng, Phát Đạt Corporation cho biết kết quả kinh doanh ấn tượng này đến từ giai đoạn 1 của dự án Khu đô thị Bắc Hà Thanh (tên thương mại là Quy Nhơn Iconic), tỉnh Bình Định.
Toàn bộ 627 sản phẩm tại dự án trên đã được bán ra, đóng góp lớn vào doanh thu quý IV/2024 của công ty. Nửa đầu năm nay, Phát Đạt Corporation dự kiến tung ra thị trường 800 sản phẩm từ các giai đoạn tiếp theo của dự án.
Tại thị trường sát vách TPHCM, Phát Đạt Corporation cũng đã lên kế hoạch mở bán dự án Thuận An 1&2, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương trong nửa đầu năm. Hiện chủ đầu tư này đang chờ hoàn tất thủ tục đóng tiền sử dụng đất cho dự án.
Dự án Akari City tại quận Bình Tân, TPHCM của Tập đoàn Nam Long. Ảnh: Anh Phương
Dù thị trường năm qua vẫn còn nhiều khó khăn nhưng Tập đoàn Nam Long vẫn có sự bức phá. Kết thúc năm, doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần 7.196 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất gần 1.382 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Riêng quý IV/2024, Tập đoàn Nam Long đạt doanh thu thuần 6.3678 tỷ đồng. Lợi nhuận chủ yếu đến từ việc bàn giao vượt kế hoạch dự án Akari City, quận Bình Tân, TPHCM và dự án ở TP Cần Thơ.
Năm nay, Tập đoàn Nam Long cho biết sẽ tiếp tục phát triển các khu đô thị tích hợp quy mô lớn của mảng kinh doanh nhà ở và khu đô thị như Waterpoint (Long An), Nam Long - Cần Thơ, Nam Long - Đại Phước và Izumi City (Đồng Nai)… Đồng thời, công ty chuẩn bị mở rộng thị trường phía Bắc và đầu tư vào phân khúc sản phẩm cao cấp hơn.
Khá im ắng trong thời gian qua, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã có động thái trở lại trong năm nay. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp này cho biết, chỉ đặt mục tiêu tái khởi động loạt dự án chung cư dang dở tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Định.
Nguồn cung căn hộ cao cấp chiếm lĩnh thị trường TPHCM
Sau khi “cháy hàng” tại 2 toà chung cư đầu tiên của Masteri Grand View - phân khu cao tầng của Khu đô thị mới The Global City, TP Thủ Đức - với lượng khách đặt chỗ gấp 3 lần số căn chào bán, năm nay Masterise Homes sẽ tiếp tục tung ra thị trường các sản phẩm căn hộ tại dự án này. Giá bán dự kiến không dưới 100 triệu đồng/m2.
Thị trường căn hộ cao cấp tại TPHCM năm nay dự báo sẽ rất sôi động khi hàng loạt dự án hiện hữu được tiếp tục triển khai bán hàng các giai đoạn tiếp theo.
Đơn cử như Lancaster Legacy, quận 1 với giá bán 200 triệu đồng/m2 hay loạt dự án tại TP Thủ Đức như King Crown Infinity, Eaton Park, Alta Height thuộc dự án Khu đô thị The 9 Stellars… có giá bán từ 80 – 150 triệu đồng/m2.
Khu đô thị mới The Global City của Masterise Homes. Ảnh: M.H
Sau khi được khơi thông pháp lý, Tập đoàn Đất Xanh dự kiến mở bán 3.200 căn hộ tại dự án DatxanhHomes Riverside thuộc Khu dân cư Nam Rạch Chiếc, phường An Phú, TP Thủ Đức vào tháng 10 năm nay.
Ngoài dự án mới nói trên, Tập đoàn Đất Xanh sẽ tiếp tục triển khai kinh doanh các giai đoạn tiếp theo của dự án Gem Sky World tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Với Novaland, đại diện doanh nghiệp này cho biết, trong năm nay sẽ tập trung tháo gỡ xong pháp lý các dự án trọng điểm. Tại dự án Aqua City, dự kiến quý I/2025, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ hoàn tất điều chỉnh quy hoạch 1/5000 phân khu C4. Đến tháng 7/2025, dự kiến dự án Aqua City sẽ được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và giấy phép bán hàng cho các phân khu phù hợp quy hoạch mới.
Một dự án trọng điểm khác của Novaland khả năng sẽ được tháo gỡ pháp lý trong năm nay là NovaWorld Phan Thiet, tỉnh Bình Thuận. Dự kiến từ tháng 4/2025, siêu đô thị này sẽ có các quyết định đóng tiền sử dụng đất.
VN-INDEX 13/02/2025: Hôm nay Quốc hội họp bất thường quyết định cơ cấu Chính phủ
Dù nhận được sự hỗ trợ của một số cổ phiếu đầu tư công, nhưng sự thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index không giữ được sắc xanh và thanh khoản cũng xuống mức thấp nhất 3 tuần.
Trong phiên giao dịch sáng, VN-Index 2 lần tiến lên thử thách lại ngưỡng 1.270 điểm, tuy nhiên đều không thành công do lực cầu yếu khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng, lựa chọn đứng ngoài nghe ngóng quyết định thuế quan tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Sau khi tuyên bố đánh thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu của tất cả các nước vào Mỹ, nhiều chuyên gia đã phân tích được - mất với các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam. Ngay sau thông tin chính thức được đưa ra trong phiên đầu tuần mới, nhóm cổ phiếu thép trong nước đã đồng loạt giảm mạnh, trước khi hồi phục nhẹ trong phiên hôm qua (11/2) theo đà của nhóm cổ phiếu cùng ngành trên thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu thép đã nhanh chóng quay đầu giảm trở lại trong phiên hôm nay.
Không chỉ với thép, với các hàng hóa khác, sau Trung Quốc, ông Trump tới đây sẽ tiếp tục công bố áp thuế với các quốc gia khác và nhiều nhà đầu tư lo lắng với thặng dư thương mại lớn với Mỹ, Việt Nam sẽ cũng nằm trong “tầm ngắm”. Chính lo ngại này khiến nhà khối ngoại đẩy mạnh bán ròng cổ phiếu Việt Nam trong những tuần gần đây, bất chấp triển vọng nâng hạng trong nửa cuối năm nay. Không chỉ nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước cũng đang tỏ ra thận trọng trở lại sau phiên mạnh dạn bắt đáy đầu tuần.
Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường hôm nay có giao dịch kém sôi động với thanh khoản xuống mức thấp nhất 3 tuần. Động lực yếu cũng khiến VN-Index thêm một lần thất bại khi cố chinh phục ngưỡng 1.270 điểm một lần nữa trong nửa đầu phiên chiều, thậm còn bị đẩy ngược xuống dưới tham chiếu và đóng cửa trong sắc đỏ.
Chốt phiên, VN-Index giảm 1,54 điểm (-0,12%), xuống 1.266,91 điểm với 209 mã tăng và 226 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 506,2 triệu đơn vị, giá trị 11.299,9 tỷ đồng, giảm 19,5% về khối lượng và 20,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 44,6 triệu đơn vị, giá trị 1.159 tỷ đồng. Xét về giao dịch khớp lệnh, đây là phiên có thanh khoản thấp nhất kể từ phiên 22/1.
Đa số các nhóm ngành dẫn dắt, sắc đỏ đều chiếm ưu thế. Trong đó, nhóm ngân hàng chỉ còn 3 sắc xanh tại EIB (+1,32% lên 19.200 đồng), LPB (+0,95% lên 37.350 đồng) và STB (+0,39% lên 38.650 đồng); 5 mã đứng giá, còn lại đều giảm với MBB và BID là 2 mã giảm mạnh nhất khi mất lần lượt 1,3% xuống 22.700 đồng và 1,11% xuống 40.000 đồng.
Nhóm thép cũng chỉ còn 2 sắc xanh tại SMC và TNI; nhóm bất động sản sắc đỏ cũng chiếm ưu thế. Ngoại trừ nhóm chứng khoán, sắc xanh chiếm thế áp đảo với chỉ 2 mã giảm nhẹ. Tuy nhiên, các mã tăng cũng chỉ ở mức khiêm tốn khi chỉ tăng trên dưới 0,5%.
Ấn tượng nhất hôm nay là 2 mã trong nhóm đầu tư công với HHV tăng 2,36% lên 13.000 đồng, khớp 16,84 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường về thanh khoản, trong khi VCG cũng đứng thứ 2 với 15,58 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,36% lên 21.550 đồng.
Sàn HOSE hôm nay cũng có thêm 4 mã có thanh khoản trên 10 triệu đơn vị là VIX với 15,57 triệu đơn vị, HPG 13,65 triệu đơn vị, DXG 12,55 triệu đơn vị và TCB 11,52 triệu đơn vị. Trong đó, chỉ có VIX tăng nhẹ, 3 mã còn lại giảm nhẹ.
Trong khi đó, HNX gần như đi ngang trong phiên chiều nay và đóng cửa giữ được sắc xanh nhạt.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,45 điểm (+0,2%), lên 229,32 điểm với 78 mã tăng và 79 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 46,4 triệu đơn vị, giá trị 698,1 tỷ đồng, giảm 20,8% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Hôm nay nhiều mã trên HNX có mức biến động lớn như SHS, CEO, MBS khi mở cửa ở mức kịch sàn, sau đó đảo chiều tăng giá trước khi đóng cửa CEO và MBS chỉ còn giảm nhẹ, còn SHS đứng tham chiếu. Trong đó, mức biến động trong ngày của SHS là hơn 13%, của CEO là 12% và MBS là 12,4%.
Đóng cửa, SHS đứng tham chiếu 13.500 đồng, khớp 6,74 triệu đơn vị, cao nhất sàn; CEO giảm 0,78% xuống 12.800 đồng, khớp 2,13 triệu đơn vị, MBS giảm 0,72% xuống 27.500 đồng, khớp 1,91 triệu đơn vị.
Hai mã khớp thứ 2 và thứ 3 trên sàn HNX hôm nay là MST (5,85 triệu đơn vị) và PVS (2,23 triệu đơn vị) đều đóng cửa tăng trên dưới 1%.
Một số mã khác có thanh khoản thấp hơn cũng có mức biến động lớn, trong đó SVN thậm chí biến động từ mức kịch trần 6.200 đồng và đóng cửa ở mức kịch sàn 5.200 đồng.
UPCoM gặp rung lắc trong phiên chiều, có lúc xuống dưới tham chiếu, nhưng vẫn kịp có lại sắc xanh nhạt khi đóng cửa phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,05%), lên 96,8 điểm với 150 mã tăng và 139 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,8 triệu đơn vị, giá trị 697,8 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,8 triệu đơn vị, giá trị 53,4 tỷ đồng.
Hai cổ phiếu trong hệ sinh thái Bamboo hút mạnh dòng tiền trên UPCoM là BCR và BGE đều trên 5 triệu đơn vị; đóng cửa tăng 8,89% lên 4.900 đồng và 4,76% lên 6.600 đồng.
Có 2 mã có thanh khoản trên 4 triệu đơn vị là BVB và AAH, cùng đóng cửa giảm; Hai mã có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị cùng đóng cửa tăng là HNG (+2,82% lên 7.300 đồng) và MSR (+4,67% lên 15.700 đồng).
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, chỉ có hợp đồng đáo hạn tháng 9 là tăng nhẹ, trái chiều với thị trường cơ sở và các hợp đồng còn lại, còn các hợp đồng khác giảm quanh mức giảm 0,2% của VN30. Trong đó, hợp đồng đáo hạn tháng 2 giảm 4,6 điểm (-0,34%), xuống 1.329,5 điểm với 139.180 hợp đồng được giao dịch, tương đương tổng giá trị 18.623,2 tỷ đồng; khối lượng mở 33.214 hợp đồng.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.