Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Trong quý 3/2024, các ông lớn bất động sản khu công nghiệp đều có lãi tăng trưởng, điều này giúp lợi nhuận toàn ngành tăng 55% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lợi nhuận một doanh nghiệp chiếm tới 1/4 toàn ngành.
Bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với hơn 1.4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Sức hút trong dài hạn của Việt Nam đối với vốn FDI vẫn tốt, bởi một phần do các nhà sản xuất toàn cầu có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam; chi phí lao động cạnh tranh, nhiều hiệp định thương mại tự do và đà chuyển đổi sang sản xuất tiên tiến thông qua chuyển giao công nghệ và nâng cao kỹ năng, đặc biệt trong các ngành như chất bán dẫn.
Bên cạnh đó, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các dự án cao tốc, sân bay, đường vành đai… nhằm giúp tăng cường sự kết nối và thuận tiện cho các KCN.
Trong quý 3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi Luật Quy hoạch. Điểm thay đổi chính chủ yếu làm giảm sự chồng chéo về hệ thống quy hoạch, phân quyền cho UBND cấp tỉnh được triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch. Điều này giúp rút ngắn thời gian triển khai các dự án KCN.
Các thông tin tích cực trên cũng phần nào nói lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mảng này trong quý 3. Theo thống kê từ 27 doanh nghiệp BĐS KCN trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 3/2024 với tổng doanh thu 9,415 tỷ đồng, lãi ròng 2,097 tỷ đồng, tăng lần lượt 29% và 55% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với quý liền trước (quý 2/2024), cả doanh thu và lãi ròng đều giảm 2% và 11%. Biên lãi gộp kỳ này ở mức 36%, tương đương cùng kỳ.
Nguồn: VietstockFinance
Lợi nhuận một doanh nghiệp chiếm tới 1/4 toàn ngành
Quý 3, có 14/27 doanh nghiệp lãi tăng trưởng, 11 doanh nghiệp giảm lãi, 1 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi và 1 tiếp tục thua lỗ.
Hầu hết ông lớn KCN đều có lợi nhuận tăng trong kỳ. Đô thị Kinh Bắc lãi ròng quý 3 có mức tăng cao nhất gấp 41.7 lần cùng kỳ, đạt hơn 196 tỷ đồng. Tuy nhiên, do quý đầu năm thua lỗ nên lãi 9 tháng giảm 82% còn hơn 352 tỷ đồng.
Xét về giá trị, Tổng Công ty IDICO - CTCP lãi ròng cao nhất đạt 511 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ và chiếm hơn 24% tổng lợi nhuận toàn ngành, đây cũng là công ty có doanh thu cao nhất. IDICO cho biết, do tăng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê hạ tầng KCN đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần khiến lợi nhuận tăng.
Nhờ bán các khoản đầu tư khiến lợi nhuận ròng của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG S tăng 56% lên gần 302 tỷ đồng. Hay Becamex IDC có lãi hơn 344 tỷ đồng, tăng 58%.
Trái ngược, lợi nhuận ròng quý 3 của Sonadezi S đi lùi 8% về 209 tỷ đồng.
Nguồn: VietStockFinance
Sau khi có lãi tăng bằng lần trong quý 2, CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: VRG) quay lại thua lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý 3, cùng kỳ lỗ 4.5 tỷ đồng, dù doanh thu gần 7 tỷ đồng, tăng 27%, đây cũng là doanh nghiệp duy nhất lỗ của ngành.
VRG cho biết, do trong kỳ công ty chưa ký được hợp đồng mới về thuê lại đất gắn với cơ sở hạ tầng khiến kết quả kinh doanh thua lỗ. Tuy vậy, nửa đầu năm kinh doanh có hiệu quả, VRG vẫn lãi 9 tháng hơn 30 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 3 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Nhìn chung về kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2024, gần 60% doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng. Trong đó, IDC vẫn là cái tên có lợi nhuận lớn nhất ngành đạt gần 1,639 tỷ đồng, tăng 95% so cùng kỳ; theo sau là BCM lãi ròng 736 tỷ đồng, tăng 89%.
Nguồn: VietstockFinance
Giá cổ phiếu nhóm BĐS KCN có tăng theo?
Thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay có sự hồi phục nhưng chưa rõ nét, bằng chứng cho thấy chỉ số ngành bất động sản giảm hơn 2% so với đầu năm, trong khi VN-Index tăng hơn 7%.
Tuy nhiên, trên nền kết quả kinh doanh tăng trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu BĐS KCN được xem là ngành có triển vọng tích cực và luôn là điểm sáng khi chỉ số của nhóm này tăng 8% so đầu năm.
Có mức tăng trưởng mạnh nhất là SIP, giá cổ phiếu chủ KCN lớn nhất Tây Ninh đã tăng 43% so với đầu năm, hiện ở mức 77,900 kết phiên ngày 18/11. Còn giá cổ phiếu SNZ và IDC cũng tăng lần lượt gần 28% và 12%. Ông trùm KCN Bình Dương BCM tăng khiêm tốn với gần 7%.
Riêng cổ phiếu của KBC lại đi ngược dòng khi giá giảm gần 13%, đóng cửa phiên 18/11 ở 27,600 đồng/cp. Mặc dù vậy, KBC có thể được hưởng lợi khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, do ông lớn KCN miền Bắc này đã ký thoả thuận với Trump Organization về một dự án xây dựng tổ hợp khu đô thị sân golf với vốn đầu tư 1.5 tỷ USD tại Hưng Yên, có thể được đẩy nhanh tiến độ.
Nguồn: VietstockFinance
Giá thuê đất khu công nghiệp tăng trong khi nguồn cung hạn chế
Theo JLL Việt Nam, quý 3 không ghi nhận nguồn cung đất KCN mới do các vướng mắc có thể kể đến như đền bù đất không có sổ đỏ, khác biệt giữa mục đích sử dụng đất thực tế và theo cấp phép, không đồng thuận về mức đền bù… những vấn đề này làm chậm quá trình giải phóng mặt bằng và gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Tuy nhiên, dòng vốn FDI liên tục đổ vào đã tạo ra sự lạc quan về nhu cầu đất công nghiệp trong tương lai, đặc biệt là ở miền Bắc. Các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển đến hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư ở miền Bắc chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn, điện tử, linh kiện và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực này.
Còn ở miền Nam, các dự án sản xuất FDI mới đăng ký chủ yếu được ghi nhận ở các nhà xưởng xây sẵn như một phương pháp thay thế cho những doanh nghiệp muốn đặt cơ sở ở miền Nam.
Về giá thuê đất KCN bình quân tại miền Nam trong quý 3 đạt 163.7 USD/m2/kỳ hạn thuê và miền Bắc là 132.1 USD/m2/kỳ hạn thuê đều tăng 2% so với cùng kỳ.
JLL Việt Nam cho rằng triển vọng thị trường BĐS KCN vẫn lạc quan bởi xu hướng sản xuất toàn cầu và sức cạnh tranh của Việt Nam, cũng như nỗ lực và kết hợp chặt chẽ của chính quyền và chủ đầu tư hạ tầng KCN. Sự kết hợp này có khả năng thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng và sức hấp dẫn mảng này đối với các nhà đầu tư và khách thuê tiềm năng.
Dự kiến các địa phương có lợi thế về quỹ đất dồi dào cho phát triển công nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc đơn giản hóa thủ tục giải phóng mặt bằng, sẽ có những tiến triển đáng kể trong phát triển đất công nghiệp thời gian tới.
Thanh Tú
FILI
[VIDEO] VN-Index về 1204: Đừng hỏi "đáy chưa?"
Thị trường đã tạo được 1 đáy tại 1204 hôm nay, nhưng nhóm ngành đủ khỏe để dẫn dắt xu hướng tăng thì chưa xuất hiện, sẽ còn có rung lắc test đáy thêm vài nhịp nữa để có thời gian cơ cấu lại danh mục, ở vùng này nếu mua sai thì chỉ là không có lãi thôi chứ khó mà lỗ nặng được.
Xin mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết trong video nhận định thị trường hôm nay:
Khốc liệt đua tranh 'miếng bánh' mặt bằng trung tâm thương mại
Thị trường mặt bằng trung tâm thương mại vô cùng hấp dẫn song cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Cuộc đua tranh “miếng bánh” thị phần mặt bằng trung tâm thương mại đang ngày càng khốc liệt với sự hiện diện của hàng loạt “tay chơi” mới có tiềm lực tài chính hùng mạnh, cạnh tranh sòng phẳng với những tên tuổi lớn đã hiện diện nhiều năm.
Ông Phan Anh Tuấn, quản lý một sàn bất động sản đang vận hành hơn 12.000m2 mặt sàn trung tâm thương mại trên địa bàn quận 1 (TP.HCM), cho hay kể từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình kinh doanh của công ty ông khởi sắc đáng kể, tỷ lệ lấp đầy các mặt bằng luôn đạt 93-98%.
Tỷ lệ lấp đầy tăng, giá leo thang
"Vào cuối năm 2022, chúng tôi đã phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn khi chấp nhận giảm giá từ 15 - 20%, nhưng đối tác vẫn chọn trả mặt bằng. Tuy nhiên, gần 1 năm qua, khi sức mua tăng, các thương hiệu lớn bắt đầu mở rộng, tỷ lệ lấp đầy và giá thuê đã dần phục hồi trở lại", ông Tuấn chia sẻ.
Đáng chú ý, theo ông Tuấn, công ty ông vừa từ chối hợp đồng “béo bở” với một thương hiệu vali, túi xách cao cấp đang có nhu cầu mở rộng cửa hàng. “Họ chấp nhận chi tiền để giành được vị trí đắc địa đã có chủ, nhưng chúng tôi nói không để giữ chữ tín với khách hàng cũ”, ông Tuấn tiết lộ.
Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy thị trường trung tâm thương mại đang có cú bứt tốc mạnh mẽ kể từ đầu năm 2024. Hầu hết mặt sàn tại các trung tâm thương mại tên tuổi trên địa bàn quận 1 như Saigon Center, Parkson Lê Thánh Tôn, Vincom... hiện trong trạng thái lấp đầy trên dưới 95%.
Báo cáo mới nhất của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường cũng cho thấy những con số đầy lạc quan. Đơn cử, theo Avison Young Việt Nam, khối đế bán lẻ tại các khách sạn lớn ở quận 1 như Rex Arcade, MPlaza Saigon, Times Square, Terra Royal... đang có tỷ lệ lấp đầy là 100%
Tỷ lệ lấp đầy cao cũng đang diễn ra tại các trung tâm thương mại cao cấp như Diamond Plaza, Saigon Center, Vincom Center Đồng Khởi... Những diện tích trống thường là các vị trí không thuận lợi, nằm khuất, hoặc diện tích quá nhỏ.
Có một thực tế dễ thấy là trong thời gian qua, nguồn cung mặt bằng trung tâm thương mại tại khu vực trung tâm TP.HCM, đặc biệt là quận 1, gần như không có sự cải thiện. Cung không theo kịp cầu khiến giới chủ phân khúc này càng tự tin neo giá cho thuê cao.
Cụ thể, theo Avison Young, quý vừa qua, giá thuê mặt bằng bán lẻ trung tâm quận 1 vào khoảng 275-300 USD/m2/tháng (tương đương 7 triệu đồng mỗi m2). Trong khi số liệu của Savills chỉ ra giá chào thuê trung bình tại tầng trệt của trung tâm thương mại trọng điểm khu quận 1, quận 3 đang ở mức 230 USD/m2/tháng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Những con số ấn tượng về tỷ lệ lấp đầy và giá thuê cho thấy sức hút của phân khúc mặt bằng trung tâm thương mại. Đây cũng là lý do những tên tuổi với tiềm lực tài chính hùng mạnh ở cả trong và ngoài nước đang đẩy nhanh cuộc đua tranh giành “miếng bánh” béo bở này.
Mới đây, dự án WTC Gateway của chủ đầu tư Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP - Becamex IDC dự kiến triển khai tại thành phố mới Bình Dương đang thu hút sự chú ý đặc biệt khi được giới thiệu sẽ là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam.
Với tổng diện tích công bố ban đầu lên tới 168.000 m2, bao gồm tổ hợp trung tâm mua sắm cao 6 tầng, quảng trường lớn sâu 5m, khu vui chơi thể thao trong nhà, phố bán lẻ… WTC Gateway được xem như dự án mở đường để Becamex IDC tiến vào phân khúc trung tâm thương mại.
Trước Becamex IDC, THACO được đánh giá là một trong những “ông lớn” tích cực nhất trong cuộc đua tranh giành thị phần mặt bằng bán lẻ, khi liên tiếp đưa vào vận hành các trung tâm thương mại và đại siêu thị tầm cỡ. Sau khi tung “bom tấn” Emart thứ 3 tại TP.HCM, ông lớn này dự kiến tiến ra Hà Nội.
Bên cạnh Becamex IDC và THACO, kết quả thăm dò cho thấy, thị trường trung tâm thương mại đang có sự hiện diện của hàng loạt tên tuổi lớn. Đơn cử, dự án có tổng diện tích sàn lớn bậc nhất hiện nay là Vincom Mega Mall Royal City (Hà Nội) với tổng cộng 230.000 m2 sàn cho thuê. Kế đến là Vincom Mega Mall Times City (Hà Nội) có tổng diện tích hơn 200.000 m2.
Cũng không thể không nhắc đến AEON, ông lớn được mệnh danh như “kẻ đi săn” trên thị trường trung tâm thương mại Việt Nam khi liên tục “vươn vòi” ra khắp các tỉnh thành cả trong Nam, ngoài Bắc cùng tham vọng rất lớn.
Bà Trang Đỗ, chuyên gia cao cấp của Colliers (Việt Nam), nhận định “miếng bánh” thị phần mặt bằng bán lẻ vô cùng hấp dẫn nhưng cũng ngày càng khốc liệt hơn khi một số thương hiệu bán lẻ đến từ Nga, Mỹ, châu Âu có tiềm lực mạnh đang nôn nóng nhảy vào thị trường Việt Nam.
Chính sự cạnh tranh khốc liệt khiến giới chủ trung tâm thương mại ngày càng chuộng xu hướng mở rộng ra khu vực vùng ven thay vì cố gắng “đốt tiền” để ở lại khu vực trung tâm. Ngay cả các ông lớn như Central Group và Aeon Mall đang mở rộng mô hình mới tại vùng ven TP.HCM và Hà Nội.
Bên cạnh xu hướng “dạt vùng ven”, giới chủ phát triển mặt bằng trung tâm thương mại liên tục phải đưa ra chiến lược cải tổ trong thời gian qua. Điển hình, tại TP.HCM, trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza, mới đây đã khai thác trở lại sau thời gian dài đóng cửa sửa chữa và đổi chủ.
Dự báo về thị trường mặt bằng trung tâm thương mại thời gian tới, bà Võ Thị Phương Mai, Trưởng phòng dịch vụ mặt bằng bán lẻ CBRE Việt Nam, cho rằng trong ngắn hạn giá thuê sẽ khó giảm vì nguồn cung không có sự cải thiện trong khi các thương hiệu lớn có kế hoạch tham gia vào thị trường Việt Nam vẫn muốn giữ chỗ ở những nơi đắc địa.
Ở tầm nhìn trung và dài hạn, theo giới chuyên gia, khi các dự án lớn hoàn thiện, nguồn cung mặt bằng được cải thiện, mức độ cạnh tranh tăng, giới chủ cần có chiến lược kinh doanh tốt hơn để giành lợi thế, trong đó chất lượng mặt bằng và tiện ích kèm theo là yếu tố cốt lõi để duy trì sức hút.
Cổ phiếu khu công nghiệp đón "tương lai sáng"
Kỳ vọng Việt Nam có thể là điểm sáng thu hút vốn FDI sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, nhà đầu tư đã đẩy mạnh mua vào cổ phiếu bất động sản công nghiệp.
Điểm sáng trong giai đoạn thị trường điều chỉnh
Trong nhiệm kỳ trước của ông Trump (2017 - 2021), cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy làn sóng dịch chuyển nhà máy ra ngoài Trung Quốc; đồng thời, các tập đoàn đa quốc phải tìm cách đa dạng hoá nơi sản xuất để tránh gián đoạn trong kinh doanh.
Với kinh nghiệm trong quá khứ và quan sát những đề xuất chính sách mà ông Donald Trump đưa ra trong quá trình vận động tranh cử, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đẩy mạnh mua vào các cổ phiếu bất động sản công nghiệp khi kết quả bầu cử Tổng thống tại Mỹ ngã ngũ, với kỳ vọng Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến được các tập đoàn toàn cầu lựa chọn trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Thống kê thị trường chứng khoán trong nước từ ngày 1/11 - 15/11/2024 cho thấy, hàng loạt cổ phiếu trong nhóm bất động sản công nghiệp ghi nhận đà tăng tích cực. Đơn cử, trong thời gian này, thị giá cổ phiếu SIP (CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG) đã tăng 11,13%; thị giá cổ phiếu KBC (của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP) đã tăng 11,39%; thị giá cổ phiếu SZC (của CTCP Sonadezi Châu Đức) đã tăng 10,46%; thị giá cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera – CTCP) tăng 8,42%...
Bà Phạm Thái Thanh Trúc, Giám đốc Phân tích ngành bất động sản và xây dựng, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định, ngành bất động sản công nghiệp dự báo tiếp tục hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, đặc biệt là từ Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Hoa Đại lục. Những lợi thế về địa chính trị, chi phí sản xuất và các hợp tác thương mại được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực cho tăng trưởng giá thuê và sự ổn định trong tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, dẫn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định. Lợi thế sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn như Viglacera, Đầu tư Sài Gòn VRG, Tổng công ty IDCO (mã IDC), Becamex IDC (mã BCM) hay các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư các tập đoàn quốc tế lớn như KBC, VGC. Ngược lại, những doanh nghiệp có quỹ đất hạn chế hoặc gặp khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ ít hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển này.
Diễn biến của nhóm cổ phiếu bất động công nghiệp có thể nói là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh thị trường chung đang rất ảm đạm, khi chỉ số VN30 giảm 4,1%, còn chỉ số VN-Index mất 2,89% trong tuần qua.
Lợi thế của doanh nghiệp có quỹ đất chưa cho thuê lớn
Được biết, khi đánh giá tiềm năng của một cổ phiếu bất động sản công nghiệp, nhà đầu tư thường quan tâm tới hai yếu tố chính: Thứ nhất, doanh thu dài hạn chưa ghi nhận - số tiền mà các đơn vị thuê đất trả tiền một lần và chờ ghi nhận, đây là “của để dành”, đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp; thứ hai, quỹ đất sẵn sàng cho thuê, từ đó dự phóng doanh thu có thể ghi nhận trong những năm sắp tới.
Thực tế cho thấy, các cổ phiếu ghi nhận đà tăng tích cực vừa qua tập trung vào nhóm doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn sẵn sàng cho thuê, có thể tận dụng được cơ hội nếu làn sóng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc diễn ra.
Chẳng hạn, tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, Khu công nghiệp Phước Đông còn khoảng 799,6 ha đất thương phẩm, giá cho thuê khoảng 80 - 100 USD/m2/chu kỳ thuê; Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn còn lại khoảng 131,25 ha đất thương phẩm, giá cho thuê 210 - 230 USD/m2/chu kỳ thuê; Khu công nghiệp Đông Nam còn lại khoảng 24,78 ha, giá cho thuê khoảng 260 USD/m2/chu kỳ thuê; Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 còn lại khoảng 105,44 ha, giá cho thuê khoảng 290 USD/m2/chu kỳ thuê.
“Với quỹ đất còn lại khoảng 1.200 ha, Đầu tư Sài Gòn VRG sẽ đảm bảo phát triển bền vững trong vòng 3 - 5 năm tới”, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nhấn mạnh.
Được biết, không chỉ sở hữu quỹ đất còn lại lớn, Đầu tư Sài Gòn VRG có lượng tiền mặt lên tới 4.822,1 tỷ đồng; đồng thời, giá trị người mua trả tiền trước dài hạn liên quan tới hợp đồng thuê đất lên tới 11.590,6 tỷ đồng, bằng 47,6% tổng nguồn vốn, thuộc top đầu nhóm bất động sản công nghiệp.
Tương tự, tại IDICO, theo ước tính của Công ty Chứng khoán ACB, diện tích đất thương phẩm còn lại tới 961 ha. Trong đó, Khu công nghiệp Hựu Thạnh có diện tích 251 ha, tỷ lệ lấp đầy 37%; Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 mở rộng có diện tích 96 ha, tỷ lệ lấp đầy 65%; Khu công nghiệp Cầu Nghìn có diện tích 61 ha, tỷ lệ lấp đầy 41%; Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 có diện tích 58 ha, tỷ lệ lấp đầy 87%; Khu công nghiệp Quế Võ 2 có diện tích 50 ha, tỷ lệ lấp đầy 72%.
Tại CTCP Sonadezi Châu Đức, theo ước tính của SSI Research, quỹ đất chưa cho thuê còn hơn 400 ha đất (tại Khu công nghiệp Châu Đức); trong đó, 250 ha đã được giải phóng mặt bằng sẵn sàng thuê. Trong quý III vừa qua, Sonadezi Châu Đức đã ký bản ghi nhớ về việc cho thuê 38 ha đất công nghiệp, các hợp đồng đáng lưu ý như hợp đồng thuê với Electronic Tripod Vietnam (diện tích 18 ha, với giá 95 USD/m2/chu kỳ thuê), ký với Steel Builder (diện tích 7,6 ha), ký với Hoà Phát Container (diện tích 6 ha) và các đơn vị thuê khác.
Ngược lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp có quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê không còn nhiều, đang trong giai đoạn phát triển và xây dựng, cũng như dự án hiện hữu tỷ lệ lấp đầy cao không thu hút được nhà đầu tư. Đơn cử trường hợp cổ phiếu D2D (của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2), LHG (của CTCP Long Hậu), NTC (của CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên). Với việc quỹ đất cho thuê tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 đã cạn, CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 đã báo cáo kết quả kinh doanh lao dốc, thậm chí lỗ 2,71 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024.
Tương tự, tại Nam Tân Uyên, dù người mua trả tiền trước dài hạn lên tới 2.857,4 tỷ đồng, chiếm 63,1% tổng nguồn vốn, nhưng liên quan tới các dự án đã triển khai. Trong khi đó, dự án trọng điểm là Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2, với quy mô 345,86 ha vẫn đang trong giai đoạn đầu tư (tính tới cuối quý III/2024, dự án vẫn đang xin giấy phép xây dựng), nên doanh nghiệp đang thiếu động lực tăng trưởng mới.
Định giá cổ phiếu SZC 2025: Tiềm năng vượt đỉnh lịch sử
Series Dự báo 15 mã cổ phiếu bùng nổ 2025: Cổ phiếu SZC
I. Triển vọng ngành Khu công nghiệp 2025
Kết thúc 9T/2024, thu hút vốn FDI đăng ký tăng trưởng 10,9% yoy và giải ngân tăng trưởng 8,4% yoy. Đây là 1 kỷ lục tuy nhiên nó sẽ còn bùng nổ hơn từ 2025 do: Việt Nam và Mỹ nâng quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện từ cuối 2023.
Tuy nhiên do từ 2023 đến nay, Mỹ vẫn đang ưu tiên kiểm soát lạm phát nên dòng vốn rút ra đi đầu tư còn hạn chế. Mọi chuyện có thể sẽ khác từ 2025 khi chính sách chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng Mỹ sẽ đầu tư nhiều vào Việt Nam hơn trong các năm tới.
II. Định giá cổ phiếu SZC 2025: Tiềm năng vượt đỉnh lịch sử
Quỹ đất thương phẩm của SZC thuộc top lớn của ngành. Mặc dù không lớn hơn KBC nhưng pháp lý rõ ràng nên hoàn toàn có thể cho thuê trong các năm tới
Vậy SZC có điểm gì hấp dẫn? Hãy cùng Thi TK tìm hiểu chi tiết qua video này nhé:
Cảm ơn anh/chị đã đọc bài viết, chúc anh/chị đầu tư thành công!
Vốn FDI vẫn sẽ vào mạnh, cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp hưởng lợi
SSI Research cho rằng việc triển khai các bảng giá đất mới tại nhiều địa phương từ cuối năm 2024 đã dẫn đến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp mới tăng đáng kể. Chi phí gia tăng sẽ làm biên lợi nhuận của dự án Khu công nghiệp mới giảm xuống mức 30-35%, so với hơn 50% ở các dự án Khu công nghiệp hiện hữu...
Trong 10 năm qua, tăng trưởng vốn FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng nhờ xu hướng chuyển đổi sản xuất. Singapore, Đài Loan và Trung Quốc đóng góp chính vào sự tăng trưởng này vì Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chính sách đầu tư thuận lợi, chi phí lao động thấp và nền kinh tế ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2024, tăng trưởng vốn FDI vào Việt Nam tăng chậm dần. Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI đăng ký đạt 27,26 tỷ USD, chỉ tăng 1,9% so với cùng kỳ. Sự chậm chạp này có thể được phân tích là ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến hiệu quả dự án, dẫn đến sự khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong việc đầu tư mới.
Để thu hút vốn nước ngoài vào các ngành mục tiêu, cần phải có các cải cách về chính sách FDI. Việt Nam đang phải cạnh tranh thu hút FDI với các nước láng giềng như Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam đang mắc phải hạn chế về cơ sở hạ tầng ở miền Nam, dẫn đến chi phí logistics cao và các vùng công nghiệp còn ít diện tích đất sẵn sàng cho thuê.
Trong chien dịch tranh cử tổng thống năm 2024, ông Trump đã tập trung vào các biện pháp thương mại bảo vệ nền kinh tế Mỹ, làm gia tăng sự không rõ ràng về chính sách nhập khẩu. Việt Nam đã trở thành điểm đến cho các doanh nghiệp FDI vì chính sách thương mại của Mỹ đã tạo ra sự chuyển đổi các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam cũng đã có các hành động để thu hút vốn FDI, bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng để kết nối các trung tâm công nghiệp. Do đó, dự báo rằng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng, ngay cả khi các luật thuế mới của Mỹ được áp dụng.
Do đó, SSI Research cho rằng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng, ngay cả khi các luật thuế mới của Mỹ được áp dụng.
Việc triển khai các bảng giá đất mới tại nhiều địa phương từ cuối năm 2024 đã dẫn đến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp mới tăng đáng kể. Chi phí gia tăng sẽ làm biên lợi nhuận của dự án Khu công nghiệp mới giảm xuống mức 30-35%, so với hơn 50% ở các dự án Khu công nghiệp hiện hữu. Do đó, chúng tôi tiếp tục yêu thích các công ty có diện tích sẵn sàng cho thuê lớn như SIP, IDC, VGC, SZC, KBC, NTC...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1.22 điểm (0.1%), lên mức 1,246.04 điểm; HNX-Index giảm 0.48 điểm (0.21%), về mức 226.21 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán có 358 mã giảm và bên mua có 311 mã tăng. Sắc xanh có phần lấn lướt trong rổ VN30 với 15 mã tăng, 11 mã giảm và 4 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 587 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 13.7 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 41.3 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 860 tỷ đồng.
Mở đầu phiên chiều VN-Index phục hồi nhanh chóng với sự quay lại của bên mua, thành công giúp chỉ số bảo toàn sắc xanh tích cực vào cuối phiên. Về mức độ ảnh hưởng, VCB, VPB, HVN và MWG là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 2.1 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, HPG, GVR, BID và CTG là những mã có tác động tiêu cực nhất và lấy đi 1.4 điểm từ chỉ số chung.
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 13/11/2024
Trái lại, HNX-Index lại có diễn biến khá tiêu cực, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã PVS (-1.35%), IDC (-0.87%), MBS (-1.05%), CDN (5.03%)…
Nguồn: VietstockFinance
Ngành viễn thông là nhóm có đà tăng mạnh nhất với 0.96% chủ yếu đến từ các mã VGI (+0.82%), FOX (+1.47%), CTR (+5.34%) và ELC (+2.48%). Theo sau là ngành công nghệ thông tin và ngành bất động sản với mức tăng lần lượt là 0.72% và 0.32%. Ở chiều ngược lại, ngành năng lượng có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.97% chủ yếu đến từ mã BSR (-2.9%), PVS (-1.35%), PVD (-1.65%) và PVC (-2.61%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 193 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã SSI (56.7 tỷ), HPG (45.81 tỷ), MWG (42.75 tỷ) và HDB (41.62 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 30 tỷ đồng, tập trung vào mã IDC (27.55 tỷ), PVS (7.56 tỷ), SHS (2.4 tỷ) và CEO (2.27 tỷ).
Diễn biến khối ngoại mua - bán ròng
Phiên sáng: Đánh rơi ngưỡng hỗ trợ 1,240 điểm, VN-Index tiếp tục chìm sâu
Chưa xuất hiện nỗ lực phục hồi nào đáng ghi nhận trong cuối phiên sáng, thị trường đánh rơi ngưỡng hỗ trợ 1,240 điểm và tiếp tục chìm sâu. Tạm nghỉ giữa phiên, VN-Index giảm 0.68%, dừng ở mức 1,236.33 điểm; HNX-Index giảm 0.79%, xuống còn 224.89 điểm. Phe bán liên tục gia tăng khoảng cách áp đảo, ghi nhận 429 mã giảm và 188 mã tăng khi kết thúc phiên sáng.
Khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 282 triệu đơn vị trong phiên sáng, tương đương giá trị hơn 6.4 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 17 triệu đơn vị với giá trị hơn 387 tỷ đồng.
Loạt cổ phiếu trụ đang đè nặng áp lực lên chỉ số chung, dẫn đầu là HPG, CTG, VPB và BID lấy đi hơn 2.5 điểm của VN-Index. Trong khi đó, ở phía tăng, VCB, VIC, VHM và CTR nỗ lực kìm hãm đà giảm nhưng mức độ đóng góp vẫn chưa quá đáng kể.
Phần lớn các nhóm ngành đều bị sắc đỏ bao trùm. Trong đó, nhóm năng lượng lao dốc hơn 3%, “đội sổ” thị trường trong phiên sáng. 3 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong ngành là BSR (-2.9%), PVS (-4.05%) và PVD (-4.13%) đều đang bị bán mạnh. Theo sau là nhóm nguyên vật liệu với hàng loạt cổ phiếu giảm hơn 1%, đặc biệt là các cổ phiếu thép diễn biến tiêu cực sau thông tin Bộ Công Thương quyết định chấm dứt và không gia hạn biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, HPG (-2%), HSG (-1.49%), NKG (-2.59%), TVN (-1.3%), VGS (-2.05%),…
Ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất là nhóm tài chính tiếp tục diễn biến không mấy khả quan khiến thị trường khó cửa phục hồi. Sắc đỏ bao phủ trên diện rộng, tiêu biểu là các cổ phiếu CTG (-1.3%), TCB (-1.3%), STB (-2.98%), MSB (-1.71%), VPB (-1.57%), TPB (-1.55%), EIB (-1.62%), SSI (-1.56%), HCM (-2.28%), MBS (-2.1%), FTS (-1.98%),…
Ở phía ngược lại, nhóm viễn thông và chăm sóc sức khỏe đi ngược xu hướng chung với sắc xanh nổi bật của CTR (+3.89%), VGI (+0.47%), FOX (+0.63%); DHG (+1.17%), PMC (+9.09%), DAN (+3.74%),…
Khối ngoại vẫn chưa dừng đà bán ròng nhưng mức độ bán đã giảm đi đáng kể so với những phiên gần đây, giá trị bán ròng trên sàn HOSE sáng nay đạt hơn 154 tỷ đồng. Không có cổ phiếu nào bị bán quá mạnh, 2 mã đang bị bán ròng đáng kể nhất là SSI và VIX với giá trị khoảng gần 30 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 22 tỷ đồng, tập trung bán nhiều nhất ở cổ phiếu PVS.
10h40: Nhóm cổ phiếu tài chính tiếp tục gây áp lực cho VN-Index
Bên bán dần chiếm ưu thế khiến tâm lý thị trường dần chuyển sang trạng thái bi quan nên các chỉ số chính liên tục suy yếu. Tính đến 10h30, VN-Index giảm nhẹ 0.63 điểm, giao dịch quanh mức 1,244 điểm. HNX-Index giảm 0.91 điểm, giao dịch quanh mức 225 điểm.
Các cổ phiếu trong rổ VN30 đang diễn biến với sắc đỏ có phần lấn lướt hơn, chỉ còn lại một số mã giữ được sắc xanh tích cực. Cụ thể, HPG, TCB, VPB và ACB lần lượt lấy đi 1.03 điểm, 0.67 điểm, 0.65 điểm và 0.59 điểm từ chỉ số chung. Trái lại, FPT, VHM, VIC và MWG đang được mua mạnh và đóng góp hơn 1.3 điểm vào VN30-Index.
Nguồn: VietstockFinance
Nhóm năng lượng đang chịu áp lực bán mạnh cùng với mức sụt giảm mạnh nhất thị trường 1.95%. Trong đó, bên bán đang gây áp lực chủ yếu ở các ông lớn ngành dầu khí như BSR giảm 1.93%, PVS giảm 2.16%, PVD giảm 3.1%, PVC giảm 0.87%, PVB giảm 1.09%.
Theo sau là nhóm cổ phiếu tài chính đang do bên bán chi phối khá mạnh khi sắc đỏ bao phủ hầu hết ở các mã. Cụ thể, nhóm chứng khoán có VIX giảm 3.37%, SSI giảm 0.39%, VND giảm 0.35%... và nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng có STB giảm 0.75%, TCB giảm 0.65%, VPB giảm 0.52%... Chỉ còn lại một số ít cổ phiếu níu giữ được sắc xanh như VCB tăng 0.44% và các mã tham chiếu như LPB, HDB, SHB...
Ở chiều ngược lại, viễn thông là nhóm ngành có đà tăng mạnh mẽ đang hỗ trợ đà tăng của thị trường chung với sự đóng góp của VGI tăng 1.52%, YEG tăng 1.81%, ELC tăng 0.76%.
Riêng đối với mã CTR theo góc nhìn kỹ thuật, trong phiên sáng 13/11/2024 giá cổ phiếu này tiếp tục bật tăng đồng thời hình thành mẫu hình nến gần giống Marubozu kèm theo khối lượng có sự gia tăng đột biến và vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư đã giao dịch sôi động hơn. Hiện tại, giá của CTR đang hướng về gần cạnh trên của kênh giá tăng (Bullish Price Channel) trung hạn, đây đồng thời là ngưỡng Fibonacci Projection 23.6% trong bối cảnh MACD đã cho tín hiệu mua trở lại và đang nằm trên mức 0 càng củng cố thêm cho đà tăng phục hồi hiện tại.
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
So với đầu phiên, bên mua và bên bán giằng co khá quyết liệt với hơn 1,000 mã đứng giá và bên bán có phần lấn lướt hơn khi số mã giảm là 365 mã (8 mã giảm sàn) trong khi số mã tăng là 176 mã (19 mã tăng trần).
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: Thận trọng đầu phiên
Đầu phiên 13/11, tính tới 9h30, VN-Index dao động quanh mức tham chiếu, đạt 1,243.55 điểm. HNX-Index cũng giảm nhẹ, quanh mức 226.15 điểm.
Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88.52%).
Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Sắc đỏ tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 20 mã giảm, 4 mã tăng và 6 mã đứng giá. Trong đó, HPG, VJC, BCM là những cổ phiếu giảm điểm tiêu cực nhất. Ở chiều ngược lại, VCB, BID, FPT là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.
Nhóm cổ phiếu ngành năng lượng đang tác động tiêu cực nhất thị trường sáng nay khi các mã cổ phiếu dầu khí tiếp tục chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên như PVD giảm 1.45%, BSR giảm 0.48%, PVS giảm 0.54%, PVC giảm 0.87%…
Trái lại, nhóm dịch vụ viễn thông tiếp đà tăng trưởng với những gương mặt khá quen thuộc trong các phiên gần đây như VGI tăng gần 2%, CTR tăng 3.13%, YEG tăng 1.81%, TVK tăng 3.09%,…
Lý Hỏa
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.