Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Doanh nghiệp bất động sản vẫn loay hoay trong vòng xoáy thua lỗ, nợ nần
Mặc dù thị trường bất động sản năm nay có nhiều tiến triển rõ nét về các quy định luật nhưng một vài doanh nghiệp vẫn rơi vào tình cảnh nợ nần, kinh doanh chưa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp cũng đối mặt với áp lực về nguồn vốn, khả năng triển khai dự án trong nửa đầu năm.
Nhận diện thua lỗ qua “lăng kính” soát xét
Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên của các doanh nghiệp bất động sản sau khi được soát xét bởi đơn vị kiểm toán đã lộ ra nhiều điểm đáng lo ngại. Trong đó, một số doanh nghiệp đã lỗ càng thêm lỗ, thậm chí chuyển từ lãi trên báo cáo tự lập thành khoản lỗ lớn sau khi soát xét.
Đầu tiên phải kể đến Công ty cổ phần Đầu tư LDG lỗ thêm 100 tỉ đồng sau soát xét. Từ lỗ hơn 296 tỉ đồng trên báo cáo tự lập, công ty chuyển thành lỗ hơn 396 tỉ đồng. Lý do được công ty đưa ra là đơn vị kiểm toán thực hiện điều chỉnh trích lập bổ sung thêm dự phòng khoản phải thu khó đòi so với báo cáo đã công bố trước đó.
Tổng công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn cũng chuyển từ lãi 2,4 tỉ đồng trên báo cáo tự lập sang lỗ 23 tỉ đồng sau soát xét. Sự chênh lệch lớn này đến từ việc kiểm toán điều chỉnh giảm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản sang kỳ báo cáo sau, khi đủ điều kiện ghi nhận. Chi phí quản lý doanh nghiệp sau kiểm toán cũng tăng lên do thực hiện trích lập dự phòng phải thu theo đề nghị của kiểm toán.
Công ty cổ phần Tập đoàn Danh Khôi cũng chung tình cảnh tương tự. Sau soát xét, doanh nghiệp lỗ hơn 10 tỉ đồng, chênh lệch lớn so với phần lãi hơn 7 tỉ đồng so với báo cáo tự lập trước đó. Công ty cho biết sự chênh lệch đến từ việc điều chỉnh giảm doanh thu từ các khoản doanh thu của hợp đồng tư vấn và tăng chi phí quản lý.
Hay Công ty cổ phần Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn cũng giảm 28% lợi nhuận sau thuế sau soát xét, còn 13,4 tỉ đồng. Nguyên nhân doanh nghiệp giải trình là do bổ sung trích lập dự phòng đầu tư theo quy định nên làm tăng chi phí tài chính thêm 12% so với trước soát xét.
Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp bất động sản nhà ở có vẻ chưa khởi sắc trở lại, trong bối cảnh thị trường được kỳ vọng phục hồi. Nhiều doanh nghiệp đã báo cáo thua lỗ ngay từ khi tự lập con số tài chính chứ chưa cần tới sự “soi chiếu” của đơn vị kiểm toán. Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai báo lỗ ngay 16,6 tỉ đồng nửa đầu năm, tiếp tục đà thua lỗ của cùng kỳ năm trước (13,7 tỉ đồng). Trong cơ cấu doanh thu, mảng bất động sản giảm mạnh.
Ngay cả Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, với kì vọng triển khai và bán ra thị trường nhiều dự án trong năm nay, lợi nhuận nửa đầu năm cũng giảm 66% so với cùng kỳ năm trước. Song, lợi nhuận không hoàn toàn đến từ doanh thu cốt lõi mà nhờ hoạt động tài chính.
Tập đoàn Danh Khôi nhìn nhận 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản đang dần khôi phục nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, trái phiếu doanh nghiệp chưa ổn định, lãi suất tín dụng trên đà tăng trở lại…. Thanh khoản thị trường chủ yếu khôi phục ở phân khúc chung cư; đất nền vẫn còn ảm đạm dẫn đến các doanh nghiệp vẫn phải hoạt động cầm chừng, luân phiên để duy trì hoạt động.
Khả năng hoạt động liên tục bị nghi ngờ
Trong bối cảnh nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn về kinh doanh, đơn vị kiểm toán còn bày tỏ nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục về dòng tiền hoạt động, năng lực chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Đối với Tập đoàn Danh Khôi, kiểm toán cho biết giả định hoạt động liên tục của tập đoàn phụ thuộc vào khả năng có thể thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ quá hạn, nợ sắp đến hạn; tạo ra đủ dòng tiền trong ngắn hạn từ việc thu hồi nguồn tiền của các hoạt động hợp tác kinh doanh; nguồn thu từ phát hành cổ phiếu, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.
Tại ngày 30-6, Danh Khôi vay nợ tài chính ngắn hạn hơn 342 tỉ đồng và nợ tài chính dài hạn hơn 46 tỉ đồng. Trong đó, công ty có hơn 256 tỉ đồng nợ vay trái phiếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa thanh toán 139,5 tỉ đồng trái phiếu quá hạn kèm tiền lãi gần 24 tỉ đồng.
Có không ít doanh nghiệp bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. Ảnh: DNCC
Ngoài ra, Danh Khôi cũng còn nợ thuế 102,2 tỉ đồng; chi phí lãi chậm nộp các khoản thuế là 25,6 tỉ đồng. Công ty đã nhận quyết định của Cục thuế TPHCM về việc ngừng sử dụng hóa đơn từ ngày 13-11-2023 đến ngày 12-11-2024 và chưa thanh toán hết nợ thuế. Doanh nghiệp này cũng có khoản phải trả người lao động hơn 6,8 tỉ đồng tại ngày 30-6.
Đơn vị kiểm toán cũng đưa ra nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty Đầu tư LDG. Giả định hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào khả năng có thể thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ ngắn hạn, sắp đến hạn, tạo dòng tiền hoạt động để duy trì hoạt động kinh doanh.
Để thoát khỏi vòng vây dòng tiền, ban điều hành Danh Khôi cho biết đã có những xem xét thận trọng trong việc đánh giá tính khả thi, cam kết thực hiện kế hoạch hoạt động trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là có thể thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ quá hạn, nợ sắp đến hạn cũng như tạo đủ dòng tiền duy trì hoạt động bình thường.
Danh Khôi cam kết tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thu hồi tiền từ các khoản cho vay, ký quỹ hợp đồng môi giới độc quyền, khoản gốc và lợi nhuận phân chia từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tập đoàn cũng đang gấp rút hoàn thiện kế hoạch để trình Ủy ban chứng khoán Nhà nước thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu, dự thu 1.000 tỉ đồng.
Đối với khoản nợ gốc và lãi trái phiếu đã quá hạn thanh toán, doanh nghiệp cho biết đã và đang nỗ lực đàm phán, thương lượng với trái chủ. Nguồn thu từ ký quỹ môi giới dự án, thu hồi vốn và lợi nhuận hợp tác kinh doanh, thu từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu cho trái chủ.
Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nửa đầu năm nay cũng lỗ hơn 29 tỉ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Trên báo cáo, đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến nhấn mạnh tại thời điểm 30-6, doanh nghiệp có lỗ lũy kế là 172,8 tỉ đồng, nợ phải trả ngắn hạn là 584,14 tỉ đồng, vượt quá tài sản ngắn hạn là 81,29 tỉ đồng. Tài sản ngắn hạn có các khoản phải thu tồn đọng gồm: phải thu khác 2,31 tỉ đồng; phải thu khách hàng 12,08 tỉ đồng và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tồn đọng lớn 66,7 tỉ đồng. Nợ phải trả và các khoản vay quá hạn chưa thanh toán 231,8 tỉ đồng.
Những sự kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu, dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Giải trình về nghi ngờ hoạt động liên tục của kiểm toán, công ty cho biết hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm đã bắt đầu khởi sắc. Công ty đã ký thêm nhiều hợp đồng mới, qua đó doanh thu đã được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Một số chuyên gia cho rằng quá trình phục hồi của thị trường bất động sản sẽ tiến triển rõ nét vào cuối năm nay, tuy nhiên mức độ phục hồi không đồng đều ở từng phân khúc và khu vực. Các luật mới liên quan thị trường bất động sản sẽ mang đến những tác động tích cực, nhưng đồng thời loại bỏ những chủ thể không đủ năng lực ra khỏi cuộc chơi. Do đó, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải đối mặt với áp lực và kiên quyết tìm ra con đường nâng cao năng lực tài chính.
Lãi ròng giảm 25% sau soát xét, SGT nói gì?
Sau soát xét, CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (HOSE: SGT) ghi nhận lãi ròng bán niên gần 15.5 tỷ đồng, giảm 25% so với báo cáo trước soát xét. Theo Công ty lý giải, tác nhân chính đến từ tăng trích lập dự phòng đầu tư theo quy định.
Kết quả kinh doanh SGT trước và sau soát xét bán niên 2024
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Tăng trích lập dự phòng đầu tư là nguyên nhân chính
So sánh giữa báo cáo trước và sau soát xét, biến động đáng chú ý đến từ chi phí tài chính tăng thêm 13% lên hơn 44.8 tỷ đồng, được SGT lý giải do phải bổ sung trích lập dự phòng đầu tư theo quy định. Thực tế, SGT đã ghi nhận hơn 5 tỷ đồng trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và tổn thất đầu tư.
Nguồn: BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2024 của SGT
Trên bảng cân đối kế toán sau soát xét, khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tăng thêm hơn 5 tỷ đồng, gần tương đồng với những thay đổi nêu trên. Phần dự phòng tăng thêm này dành cho khoản đầu tư góp vốn vào CTCP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), từ gần 14.7 tỷ đồng lên hơn 19.7 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC hợp nhất trước và sau soát xét bán niên 2024 của SGT
Theo Công ty thuyết minh, việc trích lập dự phòng tổn thất khoản đầu tư vào SPT với giá trị đầu tư tương đương 13.29% vốn điều lệ SPT, căn cứ theo BCTC kiểm toán của SPT cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2022. Cơ sở giá trị vốn chủ sở hữu của SPT được Công ty sử dụng để ước tính dự phòng, bao gồm ảnh hưởng có thể có từ các ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên cho BCTC SPT.
Còn nhiều việc phải làm trong nửa cuối năm
Hành động tăng trích lập dự phòng khiến lãi ròng SGT giảm 2% so với cùng kỳ thành giảm 27%.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động thương mại - dịch vụ vẫn đóng góp lợi nhuận hoạt động chính cho SGT, còn lại là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản, cho thuê đất, văn phòng và nhà xưởng. Xét theo khu vực địa lý, tỉnh Bắc Ninh là địa phương mang lại đóng góp lớn nhất, sếp xau là TPHCM, TP Hà Nội, các tỉnh Long An và Thái Nguyên, TP Đà Nẵng.
Năm 2024, SGT đặt kế hoạch doanh thu 4,000 tỷ đồng và lãi trước thuế 450 tỷ đồng, lần lượt gấp 3 và 6 lần so với thực hiện 2023. Trọng tâm của SGT vẫn là các hoạt động về bất động sản KCN, bất động sản đô thị và dịch vụ viễn thông, xăng dầu. Nếu hoàn thành, SGT sẽ có kết quả kinh doanh cao kỷ lục trong lịch sử, theo dữ liệu thống kê từ năm 2005.
Như vậy, SGT mới thực hiện được 9% kế hoạch doanh thu và 5% kế hoạch lợi nhuận dù đã qua nửa chặng đường. Dễ thấy, phần việc còn lại cho nửa cuối năm là vô cùng lớn đối với SGT.
Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức hồi tháng 4/2024, Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm từng chia sẻ: "Saigontel đặt phương án thiết thực chứ không đề ra cao rồi không làm được".
Nhiều doanh nghiệp 'bốc hơi' lợi nhuận sau soát xét
Sau soát xét, nhiều doanh nghiệp trên sàn ghi nhận lợi nhuận trồi sụt so với báo cáo tự lập. Thậm chí, đơn vị kiểm toán còn từ chối cho ý kiến hay đưa ra một số lưu ý về hoạt động kinh doanh, dự án của các doanh nghiệp.
Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp (mã DIG) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 có nhiều chênh lệch so với với báo cáo tự lập trước đó.
Sau kiểm toán, doanh thu bán hàng giảm 186,5 tỷ đồng, xuống còn 833 tỷ đồng, chủ yếu do chênh lệch ở mảng bất động sản và xây dựng. Theo đó, lợi nhuận gộp của DIC Corp cũng giảm 43,9 tỷ đồng, xuống còn 108,9 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí và khấu trừ thuế, DIC Corp ghi nhận 21,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm nay, giảm hơn 55% so với báo cáo tự lập.
Trước kỳ nghỉ lễ, cổ phiếu DIG vừa trải qua những ngày giao dịch “sóng gió”, giảm giá cả 5 phiên vừa qua, áp lực bán mạnh lên sau khi thị trường đón nhận kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DIC Corp. Sau 1 tuần, thị giá DIG giảm hơn 7%.
Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (mã SGT) “bốc hơi” gần 28% lợi nhuận sau soát xét. Lợi nhuận sau kiểm toán bán niên năm 2024 giảm về 13,41 tỷ đồng, theo đó doanh nghiệp mới hoàn thành 4,9% kế hoạch năm.
Saigontel “bốc hơi” gần 28% lợi nhuận sau soát xét.
Thay đổi đáng chú ý nằm ở khoản chi phí tài chính tăng 12,6%, theo Saigontel, sự thay đổi nằm ở việc bổ sung trích lập dự phòng đầu tư theo quy định. Saigontel là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc.
Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã TAR) bị kiểm toán từ chối kết luận về báo cáo tài chính. Lỗ sau thuế tăng mạnh từ 772 triệu đồng lên hơn hơn 8,2 tỷ đồng.
Công ty Trung An cho biết, chênh lệch trước và sau soát xét chủ yếu do kiểm toán điều chỉnh lãi dự thu của các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, và điều chỉnh chênh lệch tỷ giá đánh giá do đánh giá lại tỷ giá của khoản vay ngân hàng có gốc ngoại tệ.
Đáng chú ý, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) đã từ chối đưa ra kết luận. AASCS cho biết, TAR đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng về các vấn đề được nêu trong kết luận thanh tra của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ngày 13/9/2023, gồm chủ sở hữu của 15 triệu cổ phiếu TAR trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty; việc lập hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ năm 2021; thông tin liên quan đến số liệu hàng tồn kho công bố trên báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán với giá trị hơn 1,255 tỷ đồng.
Đơn vị kiểm toán cũng lưu ý, TAR không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho tại ngày 31/12/2023 và cũng không thể hỗ trợ việc kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm kiểm toán. Đơn vị kiểm toán không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán truy hồi số liệu hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2023 là 965 tỷ đồng.
Khác với các trường hợp trên, báo cáo tài chính 6 tháng sau soát xét của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM (mã VEA) vẫn ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ, nhưng lại bị đơn vị kiểm toán ngoại trừ và lưu ý nhiều vấn đề về các khoản đầu tư.
Biến động kết quả kinh doanh của VEAM so với cùng kỳ năm trước.
Nửa đầu năm nay, VEAM lãi sau thuế 3.218 tỷ đồng. Nguồn lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết vẫn giúp VEAM sống khỏe, bất chấp hoạt động kinh doanh cốt lõi là sản xuất máy móc nông nghiệp kém hiệu quả trong nhiều năm liền.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY lưu ý một loại vấn đề về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Cụ thể, tại ngày 30/6, VEAM chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với giá trị gần 46 tỷ đồng (đầu năm là hơn 44 tỷ đồng).
Cũng theo đơn vị kiểm toán, VEAM chưa đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho tồn đọng, chậm luân chuyển tại tổng công ty là gần 72 tỷ đồng.
Một số khoản chi phí treo lại chờ xử lý với giá trị 466 tỷ đồng (bao gồm chi phí lãi vay, khấu hao, tiền thuê đất của nhà máy xốp ngừng hoạt động từ năm 2015 và chi nhánh Bắc Kạn của CTCP Vật tư Thiết Bị Toàn bộ (Matexim) đang được phản ánh trên khoản mục chi phí trả trước và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Đơn vị kiểm toán cũng nhấn mạnh người đọc về dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung đang tồn đọng, giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang có thể phụ thuộc vào phán quyết của cơ quan có thẩm quyền trong tương lai.
Ngoài ra, VEAM chưa hoàn tất các thủ tục gia hạn dự án di chuyển và xây mới nhà máy sản xuất máy kéo nhỏ được hội đồng quản trị phê duyệt ngày 31/7 trong khi thời gian thực hiện từ quý IV/2016 đến quý I/2023.
Đơn vị kiểm toán lưu ý, đến ngày lập báo cáo tài chính, các cơ quan có thẩm quyền chưa phê duyệt chính thức quyết toán cổ phần hóa công ty mẹ VEAM.
Đầu tư bất động sản: "Trong chán, ngoài thèm"!
Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ dần hồi phục
Bất động sản có vị trí tốt, giá giảm, hoặc mang lại dòng tiền ổn định đang là mục tiêu đầu tư của một số doanh nghiệp sản xuất.
Kế hoạch đầu tư của Hoa Sen và Gỗ Đức Thành
Trong bối cảnh thanh khoản thị trường bất động sản vẫn còn thấp, không ít chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên giảm giá bán, điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, trong đó có một số doanh nghiệp ngoài ngành.
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành (Gỗ Đức Thành, mã chứng khoán GDT) cho biết, Công ty có kế hoạch lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, tiêu chí đầu tư là bất động sản đã có sẵn nhà máy và hợp đồng cho thuê.
“Nhiều doanh nghiệp và chủ đầu tư đang ‘mệt’ về tài chính, tại sao chúng ta không tận dụng lãi suất thấp của giai đoạn này để mua tài sản nào người ta đang rất cần bán? Tình hình tài chính của Gỗ Đức Thành rất tốt nên cũng dễ dàng vay”, bà Lê Hải Liễu nói và cho rằng, việc mua bất động sản lúc này không chỉ mang lại nguồn thu cho thuê ổn định, mà còn có khả năng sinh lời rất lớn nếu chuyển nhượng trong tương lai.
“Chúng tôi đã tìm được một nhà máy ở phường Tân Hiệp, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, gần nhà máy số 3 của Công ty. Nhà máy này đã có sẵn một hợp đồng thuê với tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê ổn định khoảng 10%/năm và sau mỗi năm có thể tăng giá thuê”, bà Lê Hải Liễu chia sẻ.
Tương tự, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen, mã chứng khoán HSG), Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Phước Vũ cho hay: “Trong lúc Nhà nước cương quyết làm lành mạnh (thị trường bất động sản), đây là cơ hội của Hoa Sen, Công ty không trừ lĩnh vực nào, Công ty sẽ lựa chọn, đánh giá kỹ từng lĩnh vực để tham gia đầu tư”.
Theo ông Lê Phước Vũ, Hoa Sen đang có hạn mức tín dụng 17.000 - 18.000 tỷ đồng, mới sử dụng 5.000 tỷ đồng, với chi phí vay trung bình chỉ 2,1%/năm, thấp nhất thị trường. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Công ty có lãi liên tục, dòng tiền niên độ tài chính 2023 - 2024 dương 1.500 tỷ đồng.
Cuối năm 2023, Hoa Sen đã thông qua kế hoạch góp vốn với tỷ lệ 40% để thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen Sài Gòn, đơn vị sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm bất động sản có giá trị từ 1.000 - 3.000 tỷ đồng nhằm phát triển các dự án văn phòng, trung tâm thương mại, nhà ở; bố trí văn phòng làm việc cho Hoa Sen; cho thuê hoặc chuyển nhượng.
Doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn vì thủ tục pháp lý
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã chứng khoán CII) có hoạt động chính là xây dựng các dự án hạ tầng và vận hành các dự án thu phí đường bộ, nhưng sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp không ít bất động sản thông qua các công ty con.
Tại TP.HCM, CII có các dự án ở Thủ Thiêm như dự án Lakeview 4 có quy mô 9.474 m2, dự án D’Vernal có quy mô 9.474 m2, dự án Riverfront Residence có quy mô 5.823 m2, dự án The River 2 có quy mô 19.882 m2, dự án công trình thương mại văn phòng Lô 1-18 có quy mô 6.054 m2; bên cạnh đó là dự án Khu căn hộ cao tầng NBB Garden III có quy mô 5,27 ha ở Quận 8, dự án Khu căn hộ cao tầng NBB II ở huyện Bình Chánh…
Tuy nhiên, trước câu hỏi về khả năng triển khai dự án bất động sản và dự báo kết quả kinh doanh lĩnh vực này trong thời gian tới, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII thừa nhận, hiện tại, Công ty chưa nói được câu chuyện nào về các dự án bất động sản tại Thủ Thiêm, hay các dự án bất động sản do công ty con là Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán NBB) triển khai, vì chưa tháo gỡ được vướng mắc thủ tục pháp lý.
“Công ty không thể dự phóng được thời điểm triển khai, cách hạch toán lợi nhuận các dự án tại Thủ Thiêm và dự án do Năm Bảy Bảy sở hữu”, ông Lê Quốc Bình nói.
Với Công ty cổ phần Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel, mã chứng khoán SGT), Tổng giám đốc Nguyễn Cẩm Phương chia sẻ, dự án tại 300 A-B Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhưng chậm triển khai do tình trạng chung về thủ tục pháp lý. Saigontel lên kế hoạch tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý để thi công vào năm 2025.
Công ty của ông Đặng Thành Tâm hủy kế hoạch đầu tư dự án nghĩa trang
SaigonTel đã quyết định hủy kế hoạch đầu tư dự án nghĩa trang ở Thái Nguyên.
Do các nhà đầu tư không thống nhất được nội dung hợp tác chi tiết, SaigonTel đã quyết định hủy kế hoạch đầu tư dự án nghĩa trang ở Thái Nguyên.
HĐQT CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (HoSE: SGT) - mới đây đã ban hành quyết định thống nhất hủy phương án góp vốn để thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển Phú Bình Xanh.
Lãnh đạo doanh nghiệp lý giải nguyên nhân hủy phương án góp vốn kể trên do các nhà đầu tư không thống nhất được nội dung hợp tác chi tiết để tiến hành thành lập công ty.
Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra ngay sau khi SaigonTel công bố thành lập Công ty Đầu tư và Phát triển Phú Bình Xanh cách đây vài ngày.
Cụ thể, ngày 27/5, Saigontel ban hành quyết định sẽ cùng Công ty TNHH MTV Công nghiệp SaigonTel - Thái Nguyên và CTCP Green Holdings Việt Nam thành lập pháp nhân mới là CTCP Đầu tư và Phát triển Phú Bình Xanh có địa chỉ trụ sở tại xóm Trung 2, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Doanh nghiệp mới có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản và hoạt động dịch vụ phục vụ tang lễ. Sau khi thành lập, đây sẽ là công ty liên kết của SaigonTel.
Trong đó, Công ty Phú Bình Xanh được thành lập để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Ngân Hà Viên Tân Thành. Dự án có diện tích hơn 40 ha, tổng mức đầu tư hơn 403 tỷ đồng.
Trong đó, vốn chủ sở hữu là 65 tỷ đồng, còn lại sẽ được huy động từ nguồn khác. SaigonTel cho biết sẽ góp 26 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 40%, SaigonTel - Thái Nguyên góp 6,5 tỷ đồng (10% vốn) và Green Holdings góp 32,5 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 50%.
SaigonTel được biết tới là công ty liên kết, thuộc hệ sinh thái của Tổng công ty Đô thị Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC). Tính tới cuối tháng 5, cơ cấu cổ đông của SaigonTel ghi nhận KBC nắm 21,48% vốn và ông Đặng Thành Tâm nắm 6,79% vốn.
Hoạt động chính của SaigonTel là lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp và khu đô thị. Năm 2024, công ty lên kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng và lãi trước thuế 450 tỷ đồng, tăng lần lượt gấp 3 và 6 lần so với thực hiện 2023. Đồng thời, đây cũng là mức cao kỷ lục của doanh nghiệp từ năm 2005.
Kết thúc quý I/2024, SaigonTel ghi nhận doanh thu thuần 110 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 12 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 tháng kinh doanh, doanh nghiệp này hoàn thành chưa đến 3% mục tiêu cả năm.
Saigontel huỷ kế hoạch thành lập pháp nhân đầu tư dự án tâm linh ở tỉnh Thái Nguyên
Thông qua kế hoạch đầu tư dự án tâm linh được 8 ngày, CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HoSE) huỷ tham gia lĩnh vực công viên nghĩa trang tại tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 3/6, Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm bất ngờ thông qua việc huỷ toàn bộ phương án góp vốn để thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Bình Xanh, lý do được đưa ra do các nhà đầu tư không thống nhất được nội dung hợp tác chi tiết để tiến hành thành lập công ty.
Trước đó, ngày 27/5, Saigontel thông qua thành lập với tên gọi là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Bình Xanh (địa chỉ tại xóm Trung 2, xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, vốn điều lệ 65 tỷ đồng), Saigontel sẽ nắm giữ 40% vốn và hạch toán là khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Bình Xanh là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Ngân Hà Viên Tân Thành tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Theo tìm hiểu, dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Ngân Hà Viên Tân Thành có diện tích 40,34 ha; nằm tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh thái Nguyên; tổng vốn đầu tư 403,47 tỷ đồng. Trong đó, dự án dự kiến cung cấp dịch vụ gồm hoạt động dịch vụ phục vụ tang lễ; xây dựng khu nghĩa trang phục vụ nhu cầu cát táng, lưu tro với công nghệ táng hiện tại; dịch vụ địa táng, hoả táng, điện táng các dịch vụ có liên quan khác; trông coi nghĩa trang …
Tiếp tục kế hoạch tham vọng năm 2024
Về kế hoạch tài chính, trong năm 2024, Saigontel tiếp tục lên kế hoạch tham vọng với doanh thu 4.000 tỷ đồng, tăng 205,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 450 tỷ đồng, tăng 490,5% so với thực hiện trong năm 2023.
Trước đó, trong năm 2023, Saigontel cũng lên kế hoạch tham vọng, nhưng kết thúc năm tài chính, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 1.390 tỷ đồng, giảm 9,92% so với cùng kỳ và hoàn thành 47,6% so với kế hoạch; và lợi nhuận trước thuế đạt 76,2 tỷ đồng, giảm 29,19% so với cùng kỳ và hoàn thành 18,5% so với kế hoạch.
Trước lo ngại về lên kế hoạch tham vọng mà không hoàn thành, Chủ tịch Đặng Thành Tâm đã chia sẻ với cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vào ngày 19/4: “Năm 2024 sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, doanh thu cao hơn và lợi nhuận cao hơn, đây là một phương án khiêm tốn. Công ty có 350 ha đất khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê, ngoài ra, Công ty cùng với chính quyền TP.HCM tham gia phát triển thành phố sáng tạo để thu hút các doanh nghiệp nghiên cứu”.
Thêm nữa, cũng tại Đại hội vào ngày 19/4 vừa qua, bà Nguyễn Cẩm Phương, Tổng giám đốc Saigontel cũng chia sẻ định hướng kinh doanh chi tiết, đối với lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, Saigontel cho biết đang sở hữu và đầu tư hơn 7 khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Bao gồm dự án Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn - Giai đoạn 2 với diện tích 95,8ha; Cụm Công nghiệp Tân Phú 1 và Tân Phú 2 với diện tích 131 ha; dự án Cụm công nghiệp Lương Sơn với diện tích 34,53 ha; dự án Khu công nghiệp Nam Tân Tập với diện tích 244,74 ha; dự án nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng quy mô 14,9 ha, tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng …
Đối với các dự án bất động sản đô thị, Saigontel triển khai nhiều dự án ở các thành phố khác nhau như triển khai dự án chung cư Saigontel Central Park với diện tích 19.095 m2, vốn đầu tư 210 tỷ đồng; dự án nhà ở xã hội Bàu Tràm hợp tác với CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng triển khai trên diện tích 265.738 m2, vốn đầu tư 2.273 tỷ đồng cho hai giai đoạn; dự án trung tâm thương mại, dịch vụ và nhà ở cao cấp tại 300A-B Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, dự án hợp tác với CTCP Dệt may Viễn Thông Sài Gòn Vi Na trên diện tích 46.710 m2, tổng vốn đầu tư 2.100 tỷ đồng; và dự án Khu đô thị thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hoà với diện tích 123.620m2, tổng vốn đầu tư 983,8 tỷ đồng.
Đẩy mạnh huy động vốn trong năm 2024
Để đáp ứng việc triển khai đồng bộ nhiều dự án, trong năm 2024, Saigontel tiếp tục thu xếp nguồn vốn từ 3.000 tỷ đồng đến 3.500 tỷ đồng qua qua việc tăng vốn từ đối tác chiến lược, vay vốn ngân hàng, các định chế tài chính.
Cũng tại Đại hội ngày 19/4, Saigontel thông qua kế hoạch chào bán 75 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tỷ lệ 50,7% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành), giá chào bán ủy quyền cho HĐQT quyết định và dự kiến triển khai trong năm 2024. Trong đó, cổ phiếu phát hành riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng 36 tháng đối với cổ đông chiến lược và hạn chế 12 tháng đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Toàn bộ số tiền huy động, Saigontel dự kiến bổ sung vốn lưu động; tái cơ cấu lại các khoản nợ vay; tăng quy mô hoạt động, đầu tư góp vốn vào công ty con, liên kết.
Năm 2023, Saigontel cũng thông qua kế hoạch chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tỷ lệ 67,6% tổng số cổ phiếu lưu hành), dự kiến triển khai trong năm 2023 với mục đích bổ sung vốn lưu động, tái cơ cấu lại nợ vay, tăng quy mô hoạt động, đầu tư góp vốn vào công con, công ty liên kết, liên doanh.
Tuy nhiên, thực tế, Saigontel chưa triển khai chào bán cổ phiếu và năm 2024 đã hạ lượng cổ phiếu chào bán từ 100 triệu về 75 triệu cổ phiếu riêng lẻ.
Xét về kết quả kinh doanh, trong quý I/2024, Saigontel ghi nhận doanh thu đạt 109,64 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 5,26 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ và hoàn thành 2,6% so với kế hoạch lãi tham vọng 450 tỷ đồng.
Nhiều thương vụ sang tay thành công của lãnh đạo và người thân trong tuần giao dịch từ ngày 27-31/5/2024. Còn chiều đăng ký, cổ đông muốn bán ra với số lượng lớn cổ phiếu.
CII chính thức sở hữu trực tiếp trên 50% vốn của NBB
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã hoàn tất nhận chuyển nhượng hơn 7.8 triệu cp của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy N từ CTCP Xây dựng Hạ Tầng CII (CEE).
Giao dịch diễn ra từ ngày 07-27/5/2024. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của CII tại NBB tăng từ 42.51% lên 50.31%, tương ứng gần 50.4 triệu cp NBB, đồng thời trực tiếp trở thành công ty mẹ của NBB.
Chiều ngược lại, tỷ lệ sở hữu của CEE tại NBB giảm từ 12.02% xuống còn 4.22%, tương ứng hơn 4.4 triệu cp.
Trong thời gian diễn ra giao dịch, cổ phiếu CII ghi nhận 2 phiên (22/05 và 24/05) có tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận đúng bằng số cổ phiếu 2 đơn vị đã sang tay, giá giao dịch đúng bằng giá đóng cửa tại các phiên đó, lần lượt 26,000 đồng/cp và 25,700 đồng/cp. Tổng cộng, hơn 7.8 triệu cp đã được giao dịch với giá trị gần 203 tỷ đồng.
Lãnh đạo SBD tăng sở hữu thành công
Trong ngày 22/05, ông Nguyễn Đức Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghệ Sao Bắc Đẩu (UPCoM: SBD) đã mua thành công 1 triệu cp SBD, nâng tỷ lệ sở hữu lên 22.19% (tương đương gần 3 triệu cp).
Cùng ngày, ông Đỗ Văn Hào - Phó Chủ tịch HĐQT cũng mua 413,401 cp, nâng tỷ lệ sở hữu từ 4.75% lên 7.81% (gần 1.1 triệu cp), qua đó chính thức trở thành cổ đông lớn của SBD.
Điều đáng chú ý là số tiền 2 lãnh đạo mua cổ phiếu. Trong ngày 22/5, thị trường giao dịch thỏa thuận với khối lượng bằng đúng lượng cổ phiếu ông Quang và ông Hào mua, nên nhiều khả năng đây là giao dịch của 2 lãnh đạo Doanh nghiệp. Tổng giá trị giao dịch gần 10.3 tỷ đồng, tương đương khoảng 7,280 đồng/cp, thấp hơn 20% so với thị giá kết phiên 22/05 (9,100 đồng/cp).
Nội bộ SBD còn có một số lãnh đạo đang góp vốn vào Công ty như Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Việt Thắng (4.86%), Thành viên HĐQT không điều hành Lê Hồng Phong (4.14%), Trưởng Ban Kiểm soát Mai Thị Thúy Mai (7.51%), Phó Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng sáng lập và cố vấn Trần Tuyên Đức (3.44%). Vợ ông Đức là bà Trần Phương Lan cũng giữ 2.56%.
Ông Đặng Thành Tâm và doanh nghiệp liên quan hoàn tất hoán đổi 25 triệu cp SGT
Trong thời gian từ 08-31/05/2024, ông Đặng Thành Tâm hoàn tất thoái 25 triệu cp CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn S, giảm sở hữu từ hơn 35 triệu cp (tỷ lệ 23.7%) xuống còn hơn 10 triệu cp (tỷ lệ 6.8%).
Bên mua là CTCP Đầu tư và Phát triển DTT, qua đó, từ vị thế không nắm cổ phiếu nào, tổ chức này đã nâng sở hữu lên 25 triệu cp (tỷ lệ 16.9%), chính thức trở thành cổ đông lớn tại SGT.
Trong thời gian giao dịch của ông Tâm và DTT diễn ra, cổ phiếu SGT phát sinh lượng lớn hơn 25.9 triệu cp được thỏa thuận, giá trị gần 366.3 tỷ đồng (trung bình 14,125 đồng/cp).
Đáng nói, ông Tâm hiện đang là người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển DTT. Ngoài ra, ông Tâm còn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP , tổ chức cũng đang là cổ đông lớn tại SGT với gần 31.8 triệu cp nắm giữ (tỷ lệ 21.5%).
Như vậy, tổng sở hữu của 3 bên có mối quan hệ mật thiết này đã chiếm gần 45.2% vốn của SGT.
Cổ phiếu tăng hơn 90%, DRG muốn thoái bớt vốn tại DRI
CTCP Cao su Đắk Lắk (Dakruco, UPCoM: DRG) - công ty mẹ của DRI - đăng ký bán gần 22.4 triệu cp DRI, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh, với mục đích thực hiện chủ trương chuyển nhượng vốn của Dakruco tại DRI. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 03/06-02/07/2024.
Nếu thành công, Dakruco sẽ giảm sở hữu tại DRI từ 48.75 triệu cp, tỷ lệ 66.6%, xuống còn 36%, tương ứng 26.35 triệu cp.
Trước đó, theo nghị quyết ngày 22/05, HĐQT Dakruco đã thống nhất chủ trương thoái 30.6% vốn DRI, với mức giá khởi điểm để chuyển nhượng là 14,100 đồng/cp, gần bằng thị giá cổ phiếu DRI tại phiên sáng 31/05, giao dịch quanh 14,700 đồng/cp, tăng 93% so với đầu năm. Tạm tính theo mức giá khởi điểm, Dakruco có thể thu về khoảng 316 tỷ đồng.
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân giao dịch từ ngày 27-31/05/2024
Nguồn: VietstockFinanceDanh sách lãnh đạo công ty và người thân đăng ký giao dịch từ ngày 27-31/05/2024
Nguồn: VietstockFinanceThanh Tú
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.