Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch, kết hợp với sự hồi sinh của thị trường hàng không, đã tạo động lực cho nhiều hãng hàng không và các đơn vị cung cấp dịch vụ, hạ tầng du lịch đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong quý 3 năm nay.
VIETNAM AIRLINES VÀ VIETJET BÁO LÃI LỚN
Vietnam Airlines (mã chứng khoán: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với những con số ấn tượng. Doanh thu đạt 26.600 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ đi giá vốn, hãng lãi gộp 2.744 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với quý 3/2023, với biên lãi gộp đạt 10,3%. Đây cũng là mức lãi gộp cao nhất mà Vietnam Airlines có được kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Về doanh thu hoạt động tài chính, Vietnam Airlines ghi nhận 563 tỷ đồng, tăng mạnh 3,2 lần so với năm trước, chủ yếu nhờ vào lợi thế tỷ giá. Cụ thể, công ty thu về gần 400 tỷ đồng lãi từ biến động tỷ giá. Các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm, góp phần cải thiện kết quả tài chính của hãng.
Kết quả là, Vietnam Airlines đạt lãi trước thuế 975 tỷ đồng trong quý 3/2024, trong khi cùng kỳ năm ngoái công ty ghi nhận khoản lỗ hơn 2.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 768 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp hãng bay này có lãi.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Vietnam Airlines đạt doanh thu 79.161 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng trong 9 tháng qua là gần 6.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái công ty lỗ hơn 3.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại thời điểm 30/9/2024, Vietnam Airlines vẫn đang lỗ lũy kế 35.225 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu của công ty âm hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng nợ vay tài chính của công ty hiện ở mức hơn 22.000 tỷ đồng. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Vietnam Airlines đạt 57.351 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định chiếm hơn một nửa, đạt 30.780 tỷ đồng.
Trong khi đó, Vietjet Air (mã chứng khoán: VJC) - hãng hàng không chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại Việt Nam, tiếp tục ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh vượt trội. Trong quý 3/2024, doanh thu của Vietjet đạt 18.164 tỷ đồng, với lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 570 tỷ đồng – tăng trưởng lần lượt 28% và 660% so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, hãng ghi nhận doanh thu 52.194 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.405 tỷ đồng.
Trong khoảng thời gian này, Vietjet đã phục vụ hơn 19,6 triệu hành khách trên 104 nghìn chuyến bay, tăng 6% về số hành khách và 2% về số chuyến so với năm 2023. Hơn 2,54 triệu trong số đó là hành khách quốc tế, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Đội bay 85 tàu của Vietjet hiện đạt hệ số sử dụng ghế trung bình 87% cùng với độ tin cậy kỹ thuật cao, lên tới 99,7%.
NHÓM DOANH NGHIỆP PHỤ TRỢ “HÁI RA TIỀN”
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (mã chứng khoán: ACV) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, với doanh thu đạt 5.655 tỷ đồng, tăng trưởng 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 3.631 tỷ đồng, tăng 9,2%, đưa biên lợi nhuận gộp lên mức 64,2%.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế giảm 15,7% xuống còn 2.878 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ cũng giảm 18,3%, chỉ còn 1.977 tỷ đồng. Như vậy, ACV đã chấm dứt chuỗi tăng trưởng lợi nhuận kéo dài suốt 7 quý trước đó.
Trong quý, doanh thu tài chính của ACV giảm mạnh 70% xuống còn 294 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng vọt từ 20 tỷ lên 809 tỷ đồng, do lỗ tỷ giá gần 800 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, ACV ghi nhận doanh thu 16.833 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 7.469 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 12,3% và 24,3% so với năm trước.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của ACV đạt 73.258 tỷ đồng, tăng gần 6.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, công ty đang sở hữu hơn 27.241 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, chiếm 37% tổng tài sản. Tài sản dài hạn dở dang đạt 14.880 tỷ đồng, phần lớn được đầu tư vào các dự án sân bay, bao gồm 9.500 tỷ đồng cho giai đoạn 1 sân bay Long Thành và 3.700 tỷ đồng cho nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra, khoản phải thu ngắn hạn của ACV đang ở mức 13.782 tỷ đồng, trong đó có 8.846 tỷ đồng là nợ xấu từ các hãng hàng không như Bamboo Airways, Vietjet và Vietnam Airlines.
Theo báo cáo tài chính quý 3 của Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCS), doanh thu thuần của công ty đạt 266 tỷ đồng, tăng mạnh 55% so với cùng kỳ năm trước, với biên lãi gộp đạt mức 80%, nhỉnh hơn so với quý 3/2023.
Sau khi trừ các chi phí, lãi sau thuế của SCS đạt 186 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, SCS ghi nhận doanh thu thuần 743 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 523 tỷ đồng, tương ứng tăng 47% và 41% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của SCS đạt 1.751 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Công ty có tới 1.135 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi có kỳ hạn, chiếm 65% tổng tài sản. Đáng chú ý, SCS không có nợ vay tính đến cuối quý 3 và vốn chủ sở hữu đạt 1.539 tỷ đồng, trong đó bao gồm 504 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Trong kỳ kinh doanh vừa qua, loạt doanh nghiệp phụ trợ cũng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng như Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (mã chứng khoán: NCT), Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco (mã chứng khoán: AST)…
HÀNG KHÔNG NỖ LỰC BỔ SUNG MÁY BAY
Vietnam Airlines vừa công bố kế hoạch tăng cường các chuyến bay phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025. Để đáp ứng, hãng dự kiến thuê thêm 4 tàu bay Airbus A320/A321, bao gồm 2 tàu thuê ướt (cả máy bay lẫn tổ bay).
Mỗi tàu bay sẽ được sử dụng để khai thác khoảng 180 chuyến trong giai đoạn cao điểm Tết, mang lại 64.800 chỗ nếu thuê 2 tàu và tăng lên 129.600 chỗ nếu thuê đủ 4 tàu. Vietnam Airlines đang tích cực tìm kiếm sự hợp tác từ các đối tác cung cấp dịch vụ để nhanh chóng triển khai kế hoạch này.
Bên cạnh việc thuê thêm máy bay, hãng hàng không cũng vừa gửi đề xuất tới các nhà sản xuất nhằm mua 50 máy bay thân hẹp mới trong năm tới. Dù năm ngoái đã ký thỏa thuận sơ bộ với Boeing để mua 50 chiếc 737 MAX, thương vụ này hiện vẫn chưa hoàn tất, theo nguồn tin từ Reuters.
"Tại Việt Nam, chúng tôi phải trải qua quá trình đấu thầu cho tất cả các hãng. Vì vậy, cánh cửa vẫn đang rộng mở cho các nhà sản xuất máy bay" , ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Việt Nam Airlines chia sẻ. Đồng thời, ông Hà cũng cho biết Boeing đã gửi một lời đề nghị tốt cho công ty.
Với chiến lược mở rộng đội tàu bay, Vietjet đã ký hợp đồng mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo từ Airbus vào tháng 7, với tổng giá trị ước tính lên đến 7,4 tỷ USD.
Đến tháng 10, hãng hàng không này thông báo đã tiếp nhận 3 tàu bay mới và dự kiến tiếp tục đưa vào khai thác thêm nhiều tàu bay hiện đại, thân thiện với môi trường trong quý 4 năm nay.
Tại Hội nghị sơ kết công tác vận tải hàng không 6 tháng đầu năm, Cục Hàng không Việt Nam dự báo tổng thị trường vận tải hàng không năm 2024 sẽ đạt khoảng 78,3 triệu hành khách và 1,21 triệu tấn hàng hóa, tăng lần lượt 7,7% về số lượng hành khách và 13,4% về lượng hàng hóa so với năm 2023, tương đương với các mức sản lượng năm 2019.
Tháng 10 vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ghi nhận tổng cộng gần 32 ngàn tỷ đồng (theo mệnh giá), giảm 23 ngàn tỷ đồng so với tháng 9 trước đó. So với cùng kỳ năm 2023, mức này nhỉnh hơn nhưng chưa bằng một nửa tháng 10/2021.
Giá trị phát hành TPDN chững lại sau khi tăng liên tục trong 9 tháng (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Ngân hàng không “mặn mà”, 2 tháng cuối năm đột biến?
Các ngân hàng trước đó huy động ồ ạt trái phiếu thì nay “im hơi lặng tiếng”. Như TCB và HDB chỉ có thêm lần lượt 240 tỷ đồng và 900 tỷ đồng. Còn OCB hay ACB mang về 2 ngàn tỷ đồng.
Sự sụt giảm trong tháng 10 có thể là tạm thời, bởi theo một số nghị quyết mới đây của các ngân hàng, nhiều khả năng tiền vay qua kênh này sẽ tiếp tục ở mức cao trong hai tháng cuối năm.
Nổi bật, Ngân hàng TMCP Á Châu đã thông qua phát hành riêng lẻ thêm tối đa 15 ngàn tỷ đồng. Đây là đợt thứ 3 được lãnh đạo ngân hàng chấp thuận trong năm nay, tổng cộng lên đến 45 ngàn tỷ đồng. ACB hiện đã huy động xấp xỉ 20 ngàn tỷ đồng trái phiếu sau 10 tháng và cần thêm 25 ngàn tỷ đồng trong hai tháng tới để hoàn thành kế hoạch này?
Ngân hàng TMCP Phương Đông cho biết sẽ huy động riêng lẻ thêm tối đa 13.2 ngàn tỷ đồng trong quý 4 này. OCB đang vay các trái chủ 22.8 ngàn tỷ đồng và có thể đạt 35 ngàn tỷ đồng cả năm.
Tương tự, theo nghị quyết ngày 10/11, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận chào bán thêm tối đa 10 ngàn tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ đợt 3, qua đó chạm mốc 30 ngàn tỷ đồng trong cả 3 đợt. HDB đã thu hơn 20.3 ngàn tỷ đồng trong 10 tháng. Ngân hàng thậm chí lên kế hoạch phát hành trái phiếu ra công chúng trong 3 quý đầu năm 2025 để thu về thêm 10 ngàn tỷ đồng.
Danh mục trái phiếu được ngân hàng phát hành trong tháng 10Nguồn: Người viết tổng hợp
Nhóm tài chính khác (trừ ngân hàng), ngoài Home Credit và Kinh doanh F88, Chứng khoán Thành Công (TCSC, HOSE: TCI) huy động 400 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ và cũng là khoản vay duy nhất trong năm 2024 tính đến nay. Trái phiếu kỳ hạn 1 năm, lãi suất 10.5%/năm; được bảo đảm bằng loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Đầu tư Phát triển Sài Gòn 3 Group S.
Cũng nhằm cơ cấu nợ, Chứng khoán Rồng Việt V vay thêm 900 tỷ đồng, nâng tổng tiền nợ trái chủ từ đầu năm 2024 lên con số 3 ngàn tỷ đồng.
Danh mục TPDN phát hành trong tháng 10 của nhóm tài chính phi ngân hàngNguồn: Người viết tổng hợp
Vay 8 năm với lãi suất chỉ 5.58%?
Tháng 10 ghi nhận lô trái phiếu hiếm hoi của doanh nghiệp ngành thủy sản. Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI phát hành 1 ngàn tỷ đồng dùng để đầu tư các dự án gồm: nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ (giai đoạn 2) và trung tâm giống thủy sản công nghệ cao Sao Mai. Doanh nghiệp có trụ sở tại Đồng Tháp vay 8 năm, trả lãi suất cố định ở mức thấp, chỉ 5.58% do được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCo Ltd – tổ chức có trụ sở tại “thiên đường thuế” ở châu Phi.
Vừa qua, thị trường chào đón sự trở lại của Sản xuất và Kinh doanh VinFast với 2 lô trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản trị giá 6 ngàn tỷ đồng, cùng lãi suất cố định 13.5%/năm. Dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp sản xuất xe điện hiện khoảng 20 ngàn tỷ đồng, với hơn một nửa nhận trong năm 2023 và 2024.
Nối gót VinFast, Hàng không Vietjet cũng mang về 2 ngàn tỷ đồng từ các lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất 11%/năm, qua đó đạt 5 ngàn tỷ đồng từ đầu năm. Nghị quyết cuối tháng 10 cho thấy, VJC có ý định phát hành 5 ngàn tỷ đồng trái phiếu trong quý 4 dùng để thanh toán 3 khoản nợ trái chủ từ năm 2021, sẽ đáo hạn vào các tháng 10 và 12 năm nay.
Nhóm bất động sản, ngoài 2 ngàn tỷ đồng của Vinhomes, xuất hiện vài tên mới. Flamingo Hải Tiến, đơn vị gắn với dự án Flamingo Linh Trường, tỉnh Thanh Hóa, có lô trái phiếu đầu tiên 370 tỷ đồng, lãi suất 9.8%/năm trong 3 năm và được đảm bảo bằng bất động sản thuộc sở hữu của CTCP Hồng Hạc Đại Lải.
Tương tự, Thương mại Du lịch Đầu tư Cù Lao Chàm cũng có lô trái phiếu đầu tiên trong năm, 576 tỷ đồng; là loại được tổ chức tài chính, tín dụng bảo lãnh thanh toán. Trái chủ nhận lãi suất cố định 10%/năm trong 18 tháng.
Danh mục TPDN phát hành tháng 10 (không bao gồm ngân hàng, tài chính)Nguồn: Người viết tổng hợp
Tử Kính
FILI
Toàn cảnh bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết quý 3/2024
Ước tính lợi nhuận ròng toàn thị trường của các công ty niêm yết trên ba sàn (HOSE, HNX, UPCOM) tăng 18,8% so với cùng kỳ, nhờ hiệu ứng cơ sở thấp từ quý 3/2023...
Tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2024 chủ yếu do nền thấp quý 3/2023 hơn là tăng trưởng theo quý, theo thống kê mới được thực hiện bởi VnDirect. Ước tính lợi nhuận ròng toàn thị trường của các công ty niêm yết trên ba sàn (HOSE, HNX, UPCOM) tăng 18,8% so với cùng kỳ, nhờ hiệu ứng cơ sở thấp từ quý 3/2023.
Tuy nhiên, đà tăng trưởng đã chậm lại khi lợi nhuận quý 3/2024 chỉ tăng 1,2% so với quý 2/2024 sau khi đã tăng 12,3% theo quý trong quý 1/2024. Dù vậy, đây vẫn là sự cải thiện so với Q3/23, khi lợi nhuận giảm 5,5% theo quý.
Bán lẻ, Điện và Hàng cá nhân & gia dụng là ngành có tăng trưởng hàng đầu. Bán lẻ, Điện và Hàng cá nhân & gia dụng đã ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong Q3/24. Lợi nhuận ngành Bán lẻ tăng 142% so với cùng kỳ, dẫn đầu bởi MWG, với lợi nhuận ròng tăng mạnh 1.965% so với cùng kỳ. Kết quả tích cực này được ghi nhận nhờ doanh thu cải thiện trên mỗi cửa hàng và đóng cửa các cửa hàng kém hiệu quả.
Lợi nhuận ngành Điện ghi nhận tăng trưởng 124% so với cùng kỳ nhờ nhóm cổ phiếu thủy điện hưởng lợi bởi pha La Niña và lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của POW đạt 265 tỷ đồng, dẫn đến LNR của POW tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ.
Lợi nhuận ngành Hàng cá nhân & gia dụng tăng 112% so với cùng kỳ, nhờ nền kinh tế thế giới phục hồi thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu.
Ngành Bất động sản đã kết thúc chuỗi bốn quý tăng trưởng âm liên tiếp ghi nhận doanh thu tăng 16,2% và lợi nhuận tăng 49,3% so với cùng kỳ. Sự ấm lên của thị trường bất động sản, giá đất tăng và các công ty bắt đầu ghi nhận doanh thu đã thúc đẩy kết quả tích cực, mặc dù phần lớn dự án đã bán từ quý 3 và quý 4 năm ngoái.
Ngành Dầu khí bị tác động tiêu cực bởi sự biến động của giá dầu. Lợi nhuận ngành Dầu khí giảm 119% so với cùng kỳ trong quý 3/2024. Nguyên nhân do giá dầu giảm gần 20% trong kỳ, ảnh hưởng tiêu cực tới ngành Dầu khí nói chung và cổ phiếu BSR nói riêng, khi ghi nhận lỗ hơn 1.200 tỷ đồng. Crack spread giảm và tiêu thụ yếu đi đã ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh doanh của công ty trong Q3.
Xét theo nhóm cổ phiếu, lợi nhuận của các nhóm cổ phiếu trên thị trường đều có mức tăng trưởng khả quan trong Q3/24, dẫn đầu bởi nhóm cố phiếu vốn hóa vừa khi lợi nhuận ròng tăng 30,5% so với cùng kỳ.
MWG, MSN, POW, VJC và GVR là những cổ phiếu đóng góp hàng đầu. Tổng lợi nhuận ròng trong Q3/24 của VN30 tăng 20% so với cùng kỳ. Trong Q3/2024, 22 doanh nghiệp trong VN30 ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ròng, dẫn đầu là MWG tăng 1.965% so với cùng kỳ, MSN tăng 1.349%, POW tăng 380%, VJC tăng 323% và GVR tăng 202%.
Lợi nhuận của VIC trong quý 3/24 đạt 5.300 tỷ đồng, trong khi Q3/23 ghi nhận khoản lỗ 669 tỷ đồng. Ngược lại, PLX ghi nhận lợi nhuận giảm 91% do giá dầu giảm; và không còn thu nhập tài chính bất thường trong Q3/2024 trong khi cùng kỳ ghi nhận khoản thoái vốn khỏi PGBank trị giá 645 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ trong kỳ. Ước tính biên lợi nhuận gộp toàn thị trường quý 3/2024 tăng 0,8 điểm % lên 17,2%. Sự cải thiện biên gộp được đóng góp bởi ngành Vận tải (+5,0 điểm %) và Bất động sản (+3,2 điểm %).
Chi phí lãi vay giảm dẫn tới tỷ lệ đòn bẩy tăng lên. Chi phí lãi vay giảm xuống 5,9% trong Q3/24, giảm so với Q2/24 (-0,4 điểm % sv quý trước), điều này phản ánh nỗ lực của các ngân hàng thương mại trong việc giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy nhu cầu tín dụng nhằm kích thích phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, kỳ vọng lãi suất khó có thể giảm thêm, do chỉ số DXY vẫn trên mức 103, gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Tỷ lệ nợ/vốn chủ tăng lên 73,6% trong Q3/24, tăng 1,2 điểm % so với quý trước.
Hàng không đang phục hồi
Hàng không đang trên đà phục hồi với mức tăng trưởng doanh thu cao kể từ sau dịch Covid-19, nhưng lợi nhuận vẫn chưa đạt kỳ vọng.
Ông Justin Erbacci, CEO của Airports Council International (ACI), chia sẻ điều này tại Diễn đàn Trinity Forum 2024, ngày 5/11. ACI (Airports Council International) - tổ chức quốc tế đại diện cho các sân bay trên toàn thế giới.
Theo báo cáo từ ACI, nhu cầu di chuyển đã trở lại mức trước dịch Covid-19, nhưng lạm phát tăng (20-25%) làm giá vé đắt thêm, ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại. Các yếu tố như xung đột địa chính trị và chính sách bảo hộ cũng gây khó khăn cho ngành. Lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành hàng không chưa đạt như kỳ vọng.
Dẫu vậy, ông Erbacci cho rằng đây là thời điểm nhiều cơ hội đang mở ra khi quy mô lĩnh vực này tăng trưởng. Dữ liệu từ ACI dự đoán năm nay, toàn cầu có khoảng 9,4 tỷ lượt hành khách, vượt mức trước đại dịch (9,2 tỷ lượt năm 2019).
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Ảnh: ACV
Tại Việt Nam, 8 tháng đầu năm nay, lượng khách quốc tế qua các cảng hàng không cải thiện rõ rệt, đạt 27 triệu lượt, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm trước.
Hai hãng hàng không lớn trong nước, Vietnam Airlines và Vietjet đều ghi nhận kết quả khả quan trong 9 tháng, lần lượt đạt doanh thu 52.200 tỷ và gần 80.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.405 tỷ và 6.570 tỷ đồng.
Ngoài các hãng hàng không, đơn vị cung ứng dịch vụ sân bay như Sasco cũng có lãi trước thuế 356 tỷ đồng, vượt 4% mục tiêu.
Dự báo tổng lượng hành khách qua các sân bay Việt Nam tăng mạnh, đạt 150 triệu vào 2025 và hơn 200 triệu khách tới 2030. Các dịch vụ phi hàng không tại sân bay, như thương mại và thông quan cũng phát triển, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế.
Việt Nam đang đầu tư mới, mở rộng các sân bay trong nước để đón sóng khách quốc tế. Theo đó, ACV dự kiến rót 16 tỷ USD vào các dự án sân bay Long Thành, mở rộng nhà ga tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Họ đang tìm đối tác quốc tế để ứng dụng tự động hóa và AI vào sân bay Long Thành, giúp hành khách check-in và nhận diện sinh trắc học nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Trong khi đó, Tập đoàn IPPG - doanh nghiệp đầu tư, quản lý sân bay, cửa hàng miễn thuế - cũng tăng hợp tác với đối tác ngoại, mở rộng sản phẩm bán trong hệ thống cửa hàng miễn thuế tại các sân bay. Ngày 5/11, tập đoàn này ký thỏa thuận chiến lược với Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc (CDFG), bổ sung nhiều thương hiệu độc quyền cho thị trường Việt Nam.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn dự báo năm 2025 sẽ là thời điểm bùng nổ du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, thúc đẩy hoạt động cửa hàng miễn thuế.
Vietjet phát hành trái phiếu, giá trị lưu hành đạt 24.000 tỉ
Tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành của Vietjet lên đến 24.000 tỉ đồng.
Từ đầu năm đến nay, Vietjet Air đã phát hành 4 lô trái phiếu, huy động thành công 5.000 tỉ đồng và nâng tổng giá trị trái phiếu lưu hành lên 24.000 tỉ đồng.
CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố phát hành thành công lô trái phiếu VJCH2429004, khối lượng 10.000 trái phiếu mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu với tổng giá trị phát hành 1.000 tỉ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 11%/năm, đáo hạn vào 25.10.2029.
Trước đó, vào ngày 25.10, Vietjet Air đã công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt phương án phát hành 50.000 trái phiếu riêng lẻ loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có đảm bảo. Trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tổng giá trị 5.000 tỉ đồng, thời gian dự kiến phát hành trong quý IV/2024.
Như vậy, lô trái phiếu nói trên là đợt phát hành đầu tiên trong kế hoạch huy động 5.000 tỉ đồng từ trái phiếu của Vietjet Air.
Đây cũng là lô trái phiếu thứ 4 Vietjet Air phát hành trong năm nay. Từ cuối tháng 6.2024 đến nay, Vietjet Air đã liên tiếp phát hành 4 lô trái phiếu, huy động thành công tổng cộng 5.000 tỉ đồng.
Cuối tháng 9 vừa qua, HĐQT Vietjet Air đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm với tổng giá trị 2.000 tỉ đồng. Trái phiếu sẽ được phát hành 2 đợt, mỗi đợt 1.000 tỉ đồng. Đợt 1 dự kiến trong quý III/2024 và đợt 2, dự kiến từ quý III đến quý IV/2024.
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, Vietjet Air cũng hoàn tất phát hành lô trái phiếu VJCH2429001 với giá trị 2.000 tỉ đồng. Lô trái phiếu này có lãi suất 10,5%/năm. Ngày phát hành là 28.6.2024, ngày đáo hạn là 28.6.2029.
Như vậy, Vietjet Air đã hoàn tất việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo cả hai kế hoạch này. Nếu hoàn tất cả phương án phát hành 5.000 tỉ đồng, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm nay sẽ là 9.000 tỉ đồng.
Trên thị trường, Vietjet Air đang lưu hành tổng cộng 42 lô trái phiếu với tổng giá trị 24.000 tỉ đồng. Trong đó, có 7 lô được phát hành vào năm 2021, 31 lô phát hành năm 2023 và 4 lô phát hành năm 2024. Các lô trái phiếu của doanh nghiệp này đều có kỳ hạn 5 năm.
Theo báo cáo tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu bán niên, trong nửa đầu năm 2024, Vietjet Air đã chi tổng cộng 924,5 tỉ đồng để thanh toán lãi cho 38 lô trái phiếu phát hành từ năm 2021 - 2023 với tổng giá trị 19.000 tỉ đồng.
Rổ VN30 đua nhau báo lãi bằng lần, vẫn có 5 doanh nghiệp đi lùi
Đến cuối tháng 10/2024, toàn bộ doanh nghiệp nhóm VN30, gồm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HoSE có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất, đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2024.
Quý 3/2024, tổng lợi nhuận ròng của nhóm doanh nghiệp VN30 đạt hơn 80.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận giữa các doanh nghiệp vẫn có sự biến động trái chiều.
Quý 3/2024, tổng lợi nhuận ròng của nhóm doanh nghiệp VN30 đạt hơn 80.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận giữa các doanh nghiệp vẫn có sự biến động trái chiều.
Đến cuối tháng 10/2024, toàn bộ doanh nghiệp nhóm VN30, gồm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HoSE có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất, đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2024.
Theo thống kê, tổng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) của 30 doanh nghiệp này quý 3/2024 đạt hơn 80.100 tỷ đồng. Trong đó, 20 doanh nghiệp có mức lợi nhuận ròng đạt trên 1.000 tỷ đồng quý này.
Những doanh nghiệp VN30 tăng trưởng bằng lần
Đáng chú ý, những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2024 đột biến trên 100% so với cùng kỳ gồm: Thế Giới Di Động (mã: MWG), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã: GVR), Tập đoàn Masan (mã: MSN), Vietjet Air (mã: VJC), PV Power (mã: POW), Tập đoàn Vingroup (mã: VIC).
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2024 đạt 34.147 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt gần 806 tỷ đồng, cao gấp gần 21 lần so với mức nền thấp cùng kỳ năm 2023.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong quý 3/2024 đạt hơn 800 tỷ đồng, tương ứng gấp gần 21 lần so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Khoản lợi nhuận sau thuế đạt giá trị 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với nền thấp cùng kỳ 2023. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã hoàn thành gần 80% kế hoạch doanh thu và vượt 20% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm đề ra.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2024 đạt 7.716 tỷ đồng, tăng trưởng 24,54% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp trong quý đạt 944 tỷ đồng, tăng 201,69% so với cùng kỳ. Kết quả trong 9 tháng đầu năm, GVR ghi nhận doanh thu đạt 16.953,74 tỷ đồng, tăng 17,01% so với cùng kỳ, lợi nhuận lũy kế đạt 2.240,19 tỷ đồng, tăng 57,67% so với cùng kỳ.
CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đạt doanh thu thuần 21.487 tỷ đồng, tăng 6,6% so với quý 3/2023. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số đạt 701 tỷ đồng, tăng gần 1.350% so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp vào mức lợi nhuận này ngoài tăng trưởng của các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ, còn đến từ việc chi phí lãi vay ròng giảm 277 tỷ đồng so với cùng kỳ và việc không phát sinh chi phí do biến động tỷ giá hối đoái.
Lũy kế 9 tháng, Masan đạt 1.308 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số, hoàn thành 130,8% kế hoạch lợi nhuận sau thuế kịch bản cơ sở được cổ đông phê duyệt vào đầu năm.
CTCP Hàng không Vietjet (VJC) đạt 572 tỷ đồng lợi nhuận ròng quý 3/2024, tăng 466% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2024, ghi nhận doanh thu bay đạt 51,7 và 52,2 nghìn tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng lần lượt 32% và 19% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế riêng lẻ và hợp nhất của Vietjet lần lượt đạt 1.134 tỷ đồng và 1.405 tỷ đồng, lần lượt tăng 884% và 564% so với cùng kỳ năm 2023.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - POW) ghi nhận doanh thu thuần qusy 3/2024 tăng 7% so với cùng kỳ, lên 6.061 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ghi nhận hơn 453 tỷ đồng, gấp hơn 8,7 lần so với cùng kỳ, so với mức nền thấp. Lãi ròng công ty đạt 396 tỷ đồng, gấp hơn 4,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần PV Power đạt 21.686 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.111 tỷ đồng, tăng lần lượt 1%, 26% so với cùng kỳ. Năm 2024, PV Power đặt mục tiêu doanh thu 31.736 tỷ đồng, lãi sau thuế 824 tỷ đồng. Như vậy, công ty vượt 35% kế hoạch lợi nhuận năm đặt ra sau 9 tháng.
Tập đoàn Vingroup (VIC) mang về 62.850 tỷ đồng doanh thu thuần quý 3/2024, tăng mạnh 31% so với cùng kỳ, thiết lập một mức kỷ lục mới. Khép lại quý 3/2024, Vingroup báo lãi sau thuế 2.015 tỷ đồng, tăng vọt 255% tương ứng gấp gần 3,6% cùng kỳ. Trong đó, lãi ròng của công ty mẹ là 5.295 tỷ đồng, tăng 891% so với cùng kỳ; lỗ của cổ đông không kiểm soát là 3.280 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 126.916 tỷ đồng, bằng 95% cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9 tháng gấp 2,6 lần cùng kỳ năm ngoái, lên mức 4.069 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp kinh doanh kém sắc
Trong đó có 5 đơn vị ghi nhận doanh thu thuần giảm so với cùng kỳ gồm: Vinamilk (Mã: VNM), Vincom Retail (Mã: VRE), Petrolimex (Mã: PLX) và hai ngân hàng SHB, VIB.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.537 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với cùng kỳ. Trừ đi các chi phí, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận ròng quý 3/2024 đạt 2.404 tỷ, giảm 4% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, Vinamilk đạt 46.306 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng 7.269 tỷ; tăng lần lượt 3% và 11% so với cùng kỳ. Trong đó, thị trường nội địa đem về 37.957 tỷ, tăng 1,1% so với cùng kỳ còn doanh thu thị trường nước ngoài tăng gần 16% lên 7.218 tỷ đồng.
CTCP Vincom Retail (VRE) ghi nhậndoanh thu thuần đạt 2.077 tỷ đồng và lãi ròng đạt 906 tỷ đồng qusy 3/2024, lần lượt giảm 38% và 31% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Vincom Retail đạt 6.811 tỷ đồng và lãi ròng đạt 3.010 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 10% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, hoàn thành 72% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lãi cả năm nay.
Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex - PLX) công bố báo cáo tài chính quý 3/2024và lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, ghi nhận kết quả suy giảm đáng kể. Trong quý 3/2024, doanh thu thuần của Petrolimex đạt hơn 64.300 tỷ đồng, giảm khoảng 8.100 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn giảm 81% so với cùng kỳ năm trước, còn 131 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng giảm sâu 91% so với cùng kỳ, chỉ đạt 66 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu của Petrolimex đạt 213.000 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 2.551 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Mức lợi nhuận này chủ yếu nhờ các khoản lãi trong hai quý đầu năm, giúp tập đoàn hoàn thành và vượt 13% và 10% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm mà đề ra.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) ghi nhậnthu nhập lãi thuần quý 3 đạt 3.261,81 tỷ đồng, giảm 26,23% so với cùng kỳ. Bằng việc kiểm soát chi phí hoạt động và cắt giảm chi phí dự phòng, SHB ghi nhậnlợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 1.739,93 tỷ đồng, giảm 15,48% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.
Cùng với SHB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng là ngân hàng trong nhóm VN30 có lợi nhuận giảm khá mạnh trong quý 3/2024. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này chỉ đạt khoảng 1.995 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 6.600 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ, mức giảm này được giải trình do ngân hàng tăng cường hỗ trợ lãi suất, đầu tư mở rộng và trích lập dự phòng.
3 DN nhóm VN30 báo lãi tăng trên 150%, cao nhất gần 2.000%
Tính tới sáng ngày 1/11, toàn bộ các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2024.
3 doanh nghiệp VN30 báo lãi tăng trên 100%
Trong đó có ba đơn vị có mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến trên 150% so với cùng kỳ gồm: Thế Giới Di Động, Tập đoàn Masan và Vietjet Air.
Các doanh nghiệp đạt lợi nhuận đột biến chủ yếu do nền lợi nhuận thấp của quý III/2023 và nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.